Hiện nay người Mỹ tiêu thụ hàng ngày từ 35 đến 38 phần trăm calories năng luợng cung cấp
bởi thịt động vật. Trong khi tiêu chuẩn ăn uống được chính thức ấn định bởi Cơ Quan Sức Khỏe
và Dinh Dưỡng chỉ có 30 phần trăm mà thôi. Ngược lại tại Trung Quốc, nguồn năng lượng cung
cấp bởi thịt động vật cho cơ thể của con người hàng ngày là 15 phần trăm hoặc ít hơn. Chính nhờ
phương pháp này mà người Trung hoa đã ngừa được từ 80 đến 90 phần trăm các trường hợp bị
bệnh ung thư, bệnh tim và bịnh tiểu đường xảy ra trong dân chúng trước tuổi 65. Đây là kết quả
nghiên cứu của ông Campbell nhằm tái xác nhận sự chính xác của tập tài liệu "Phòng bệnh nan y
bằng phương pháp ăn uống" do Học Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ phát hành vào năm 1982.
Các chuyên gia y tế thường bảo các chứng bệnh nan y thường xảy ra tại Hoa Kỳ và các nước
Tây Phương là "bệnh Tây Phương" (Western Diseases). Ý thức phương pháp phòng bệnh là một
việc, nhưng có đem ra áp dụng hay không lại là việc khác. Bà Banoo Parpia, một trong những
thành viên cao cấp của phái đoàn đã phát biểu: "Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là người Mỹ và
người Tây phương khó mà thay đổi được thói quen ăn uống bằng cách dùng rau trái để thay thế
thịt động vật. Chúng tôi khẳng định rằng phương pháp này chẳng những phòng chống được bệnh
tật mà còn tiết kiệm được khoảng 120 tỷ đô la hàng năm trong ngân sách y tế của chính phủ".
Đồng thời ông Campbell bảo nó cũng giảm thiểu được sự ảnh hưởng tai hại vào môi sinh vì bớt
được sự lạm dụng tài nguyên thiên nhiên vào việc chăn nuôi gia súc.
75 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Ăn chay và sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sociation) thiết lập.
Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực BlueMountain.
Theo đề nghị của một số độc giả, trong kỳ tái bản lần này, chúng tôi xin đăng địa chỉ của hai
trung tâm điều dưỡng bằng phương pháp tự nhiên đó như sau:
The Gawler Foundation, P.O.BOX 77G, Yarra Junction, Vic 3797, điện thoại (059)
671730. Riêng về những vấn đề liên quan đến bịnh ung thư nhũ hoa, xin gọi bà Grace
Gawler, điện thoại số (059) 681977.
Hopewood Health Centre, 103 Greendale Road, Wallacia, NSW 2745. Điện thoại (047)
738401.
Bài X
CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO :
ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỆNH UNG THƯ
Sau 3 năm sưu tầm và nghiên cứu, toán chuyên gia khoa học đặc trách tìm hiểu về sự dinh dưỡng
và bệnh tật do Bộ Y Tế Anh Quốc thành lập đã chánh thức tuyên bố và báo động với công chúng
rằng ăn thịt động vật là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư nhiều nhất trên thế giới. Toán
chuyên gia này bảo hàng ngày mỗi người ăn trung bình từ 140g thịt trở lên đã có rất nhiều nguy cơ
mắc bệnh ung thư các loại. Những người ăn ít thịt từ 90g hoặc ít hơn mỗi ngày thì sẽ ít có nguy cơ
mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo này hơn.
Mặc dầu bị nhiều áp lực bởi các nghiệp đoàn sản xuất thịt, nhưng sau nhiều cuộc bàn thảo,
nhà cầm quyền Anh Quốc, vì sự an nguy đối với sức khỏe của dân chúng, đành phải loan báo kết
quả cuộc nghiên cứu này một cách công khai.
Tuy nhiên tại Úc Châu, theo thống kê cho biết trong năm 1993-1994, trung bình mỗi người
dân, hàng ngày tiêu thụ từ 218g thịt trở lên, vượt hơn mức báo động nguy hiểm đến 80g mỗi ngày
cho mỗi đầu người. Trong khi chánh phủ Úc còn chậm chạp chưa loan báo rùm beng việc này ra
cho công chúng biết, thì một số chuyên gia nghiên cứu, vì lương tâm chức nghiệp, đã có lời cảnh
cáo.
Bà Kerin O'Dea, giáo sư về khoa Dinh Dưỡng tại trường Đại học Deakin bảo bà rất tán thành
kết quả nghiên cứu của Bộ Y Tế Anh Quốc. Trong khi đó, giáo sư Bruce Amstrong thuộc hội
đồng nghiên cứu bệnh ung thư của trường Đại học New South Wales khuyến cáo rằng chỉ có cách
duy nhất để ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh ung thư là phải ăn nhiều rau cải và trái cây trong
khẩu phần hàng ngày. Ông còn bảo nước Úc hiện nay là một quốc gia có tỷ số dân chúng mắc
bệnh ung thư trực tràng đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới. Tuy nhiên theo tin cập nhật của nhà
chức trách Y Tế (Health Authority) Úc Đại Lợi do công ty Dược Phẩm Norgine phổ biến, cứ 22
người dân Úc thì hiện nay đã có một người mắc phải bịnh ung thư đường ruột trước tuổi 75 và
trung bình hàng năm có đến 4600 người dân Úc đã chết vì chứng bịnh nan y này. Đây là tỷ lệ cao
nhất trên thế giới.
Một báo cáo khác của Cơ quan Nghiên Cứu bệnh Ung thư trên thế giới và Học viện Nghiên
Cứu Bệnh Ung Thư Quốc gia Hoa Kỳ đã dựa vào 4500 kết quả sưu tầm và nghiên cứu của các
khoa học gia và chuyên gia y dược đã loan báo rằng sự ăn uống không đúng cách là nguyên nhân
gây ra 1/3 tỷ số của những bệnh nhân đã chết vì bệnh ung thư. Sự kiện nghiêm trọng này có thể
ngăn ngừa được bằng cách phải thay đổi thói quen ăn uống của dân chúng và có thể giảm thiểu
được từ 3 đến 4 triệu người có nguy cơ mắc bệnh ung thư trên thế giới.
Các khoa học gia bảo mỗi người trong chúng ta cần phải tự chọn lựa cho mình phương cách
ăn uống thích hợp gồm có thành phần các loại rau, đậu, trái cây và các loại ngũ cốc. Họ còn chủ
trương kêu gọi chánh quyền khắp nơi trên thế giới hãy chánh thức loan báo cho công chúng biết
để có ý thức phòng ngừa hầu bảo vệ sức khỏe an toàn cho họ. Hiện nay sự gia tăng tỷ số dân
chúng mắc bệnh ung thư khắp nơi trên thế giới là một lo ngại lớn nhất cho tất cả mọi quốc gia.
Theo thống kê của cơ quan Y Tế Quốc Tế, hàng năm có thêm 10 triệu trường hợp những bệnh
nhân ung thư mới được phát giác. Con số này sẽ gia tăng thêm mỗi năm và tính đến năm 2020 sẽ
có tới 14 triệu rưởi người mắc phải chứng bệnh nan y này.
Tiến sĩ Phillip James, giám đốc học viện Sưu Tầm và Nghiên Cứu Rowett ở Aberdeen Tô
Cách Lan bảo phần đông người ta cho rằng vấn đề phương pháp ăn uống để phòng ngừa bệnh ung
thư là chuyện cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên đó không phải là một việc đơn giản như vậy.
Chánh quyền và cơ quan y tế của các quốc gia khắp nơi trên thế giới phải đóng góp một cách tích
cực bởi vì tính chất của sự cải thiện phương pháp ăn uống sẽ bị ảnh hưởng các chính sách về
nông nghiệp thuế khóa, kỹ nghệ thực phẩm và liên hệ đến nhiều vấn đề trọng đại khác. Bà Marion
Nestle, chủ tịch phân khoa Nghiên Cứu về Thực Phẩm và Dinh Dưỡng của trường Đại học New
York bảo rằng phần lớn chánh quyền các quốc gia không muốn bảo dân chúng của họ ăn ít thịt lại.
Bà tiếp: "Mỗi khi chánh phủ Hoa Kỳ muốn đề nghị dân chúng ăn ít thịt lại hoặc từ bỏ việc ăn thịt
thì các chính trị gia phản đối ầm ĩ. Rốt cuộc rồi nhà nước đành phải rút lại lời tuyên bố đó mà
thôi. Mặc dầu từ cuộc nghiên cứu này đến hết cuộc nghiên cứu khác, các khoa học gia đều khuyến
cáo dân chúng nên ăn ít thịt lại".
Tuy nhiên một khi đã biết được ăn thịt có liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc bệnh ung thư mà
người ta vẫn cứ lao đầu vào sự nguy hiểm thì đó là quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Rất tiếc
là thói quen ăn uống "bất cần đời" đó đã gây ra rất nhiều phiền toái và gánh nặng cho gia đình
cũng như xã hội.
Bài XI
ĂN CHAY ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁCH
Bây giờ, chúng ta đã biết ăn chay là phương pháp dưỡng sinh tự nhiên nhằm để giữ gìn sức khỏe
và phòng ngừa được một số bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào để chọn lựa các thức ăn cho có đầy
đủ chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của con người mới là một điều quan trọng. Theo sách
Go Vegeterian của chuyên gia dinh dưỡng Chris Lehmann và Amanda Benham thì các thức ăn
chay được chia ra làm bốn nhóm căn bản như sau :
• Nhóm rau củ : Nhóm rau củ cung cấp cho chúng ta rất nhiều dưỡng chất cần thiết
như sinh tố C, Beta-carotene, Riboflavin (Sinh tố B2), chất sắt, chất calcium, chất xơ
(fibre) và nhiều loại chất bổ dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng này thường tìm thấy trong các
loại rau cải có lá màu xanh đậm như cải bông xanh (broccoli), cải bẹ dầy (spinach)...Đặc biệt
những lọai rau củ có sắc vàng sậm và vàng cam như củ cà rốt, trái squach, khoai lang, và bí rợ
cung cấp cho chúng ta một số lượng dồi dào về chất beta-carotene.
• Nhóm cốc loại: Nhóm này gồm có bánh mì, gạo, bắp, hạt kê (millet), lúa mạch
(barley) và lúa kiều mạch (oats). Thường thì cốc loại không nên chà trắng để còn giữ được trọn
vẹn chất bổ dưỡng thiên nhiên. Đối với gạo thì đã có gạo lứt và bánh mì thì có bánh mì lứt tức
whole meal bread bày bán đầy đủ trên thị trường. Cốc loại chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa sự
tiêu hóa, tránh táo bón và ngừa được chứng ung thư ruột già, ruột cùng và bao tử.
• Nhóm trái cây : Nhóm này phần lớn chứa nhiều sinh tố C, beta-carotene, chất
xơ...Mỗi ngày ít nhất chúng ta phải ăn một lần trái cây. Đặc biệt cam, chanh, quít và bưởi chứa
nhiều sinh tố C, một loại sinh tố giúp cơ thể chống lại nhiều lọai bệnh tật như bệnh cảm cúm. Sinh
tố C cũng còn được các nhà khoa học Pháp gọi là sinh tố của sức mạnh hay sinh tố của sự cố gắng
(vitamines de lỖeffort).
• Nhóm đậu : Nhóm này gồm các loại đậu có màu xanh mà chúng ta thường dùng như
đậu Hòa Lan, đậu đũa, đậu que.... Đậu nành cũng thuộc nhóm này và thường được chế biến
dưới dạng đậu hủ, tương, chao và sữa vân vân. Ngày nay sữa đậu nành được bày bán trong các
siêu thị có nhiều loại rất tốt và bổ dưỡng vì nó đã được pha chế thêm sinh tố và các chất dinh
dưỡng khác theo đúng nhu cầu của cơ thể.
Ngoài bốn nhóm thức ăn chay được phân loại một cách đại khái như trên, chúng ta cũng còn
nhiều loại thức ăn khác nhưng cũng không ngoài các nhóm được phân loại vừa kể. Hàng ngày
chúng ta nên ăn uống cách nào cho đầy đủ các loại rau quả phối hợp gồm cả 4 nhóm thì cơ thể sẽ
không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nào.
Ngoài ra chúng ta cũng còn cần phải dùng thêm các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt rẻ
(chestnut), hạt walnuts... Các loại hạt này thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhất là chất
béo. Tuy nhiên nếu lạm dụng các loại hạt này cũng có thể gây ra chứng thừa chất béo trong cơ thể
hay gọi là bệnh cao mỡ.
Dầu ăn thảo mộc rất tốt nếu so sánh với mỡ động vật. Nhưng nếu chúng ta dùng dầu thảo mộc
để chiên thức ăn xong rồi tiết kiệm để dành lại chiên thêm lần nữa thì dầu ăn này không còn thuần
khiết. Nó lại trở thành một loại dầu khó tiêu trong cơ thể như mỡ động vật vậy. Tốt hơn hết chúng
ta nên dùng dầu chiên qua thức ăn một lần rồi bỏ. Dầu thảo mộc tốt nhất theo thứ tự là dầu mè,
dầu ô-liu, dầu bông quỳ, dầu đậu nành và các loại đầu thảo mộc thông thường khác.
Người ăn chay trường nên ăn các loại thực phẩm thiên nhiên còn tươi tốt. Những loại rau quả
để lâu hay đóng hộp hoặc được chế biến bằng các phương pháp hóa học để có mùi vị thơm ngon
hạp với khẩu vị, có thể coi là thực phẩm chay chớ không phải là thức ăn dinh dưỡng.
Bài XII
TÂM SỰ CỦA MỘT NỮ MINH TINH ĐIỆN ẢNH
ĂN CHAY TRƯỜNG
Cô Alicia Silverstone, nữ minh tinh xinh đẹp và duyên dáng của thủ đô điện ảnh
Hollywood. Cô có vóc hình thon gầy trong vai Batgirl (cô gái người dơi) trong phim Batman,
rất được nhiều khán giả hăm mộ. Tuy nhiên sau khi đóng xong cuốn phim đó rồi, cô chẳng
may lên cân vùn vụt và bị thiên hạ chế giễu đặt cho cái biệt danh là Fatgirl (cô gái mập).
Hiện nay nữ tài tử Silverstone chẳng những đã lấy lại được thân hình xinh đẹp mà còn khỏe
mạnh hơn xưa. Sau đây là tâm sự của cô đã kể trong tuần san New Idea số ra ngày 11 tháng 3
năm 2000 về bí quyết mà cô đã hồi phục lại sắc đẹp như sau.
Khi tôi bị người ta gọi là Fatgirl, phải nói tôi không lấy đó làm điều hổ thẹn mà còn được
hãnh diện coi như là một động lực giúp tôi phấn đấu, rèn luyện bản thân để cương quyết lấy lại
cho mình một sự quân bình.
Theo tôi, nhan sắc, địa vị, áo quần xinh đẹp và xe cộ đắt tiền chẳng phải là những thứ quan
trọng. Vấn đề là mình có tốt với chính bản thân mình, với mọi người và những liên hệ ràng buộc
chung quanh không.
Bạn trai của tôi, Chris Jarecki, là một người ăn chay trường. Chúng tôi đã quen nhau từ mấy
năm nay rồi. Tôi nghĩ con đường duy nhất để tìm hiểu người khác là tự mình phải xét coi mình có
tốt hay không, tâm hồn mình có cởi mở hay không rồi mới xem người ta phản ứng lại như thế nào.
Hiện giờ tôi cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, vui tươi và yêu đời hơn bao giờ hết. Lý do là vì
hai năm trước đây tôi đã quyết định trở thành một người trường chay thuần túy (vegan). Chuyện
này hồi đó đối với tôi thật là khó khăn nhưng bây giờ đã là sự thật. Ban đầu hai động lực mạnh
nhất thúc đẩy tôi trở thành một người ăn chay trường là luân lý và đạo đức. Sau đó tôi mới biết
thêm sự ăn chay sẽ tạo cho mình có được một kho tàng sức khỏe.
Từ nay về sau, tôi sẽ không còn lo lắng về chuyện lên cân nữa. Thú thật tôi không biết mình
đã mất được bao nhiêu kí lô vì không bao giờ tôi dám đếm số kí của tôi. Điều tôi muốn nói ở đây
là tôi không còn bận tâm về chuyện sức khỏe, vì các thức ăn của tôi hiện giờ đều là những thực
phẩm lành mạnh.
Một chuyện đáng nói khác là ngay từ lúc tôi bắt đầu ăn chay, thì thường đêm đều có một giấc
ngủ êm đềm và không mộng mị bởi vì những thức ăn chay được tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.
Năng lực của tôi cũng được phát triển. Tóc của tôi cũng biến thành óng mướt. Da dẻ mịn màng và
tôi có cảm giác nhẹ nhàng hơn trong khi đi đứng.
Tôi bắt đầu ăn chay trường từ năm 21 tuổi. Nghĩa là tôi đã từ bỏ thịt, cá, đồ biển, sữa và các
sản phẩm của sữa. Điều đó đối với tôi khó khăn vô cùng nhưng tôi cứ cương quyết. Sở dĩ tôi lãnh
hội được ý nghĩ để trường chay là vì tôi đã đọc được các tài liệu nói về sự tàn bạo bất công mà
loài người chúng ta đã đối xử với các loài cầm thú trong các trại chăn nuôi nên tôi cương quyết
bỏ tất cả thịt động vật ra khỏi thực đơn của mình.
Gần đây hầu hết các quán ăn nhỏ, các nhà hàng lớn đều có những món ăn đặc biệt cho người
ăn chay trường. Nó được chế biến có hương vị giống như các thức ăn mặn, nhưng thành phần
nguyên liệu đều là rau cải, đậu nành hay mì căn.
Vì thấy tôi càng ngày càng khỏe và đẹp hơn nên hầu hết bạn bè của tôi giờ đây cũng đã chuyển
hướng ăn chay. Cha và mẹ của tôi cũng đang cố gắng để trở thành những người trường chay hoàn
hảo. Tôi hết sức vui mừng vì gần đây cha tôi điện thoại bảo ông đã hoàn toàn từ bỏ các loại thịt
thú vật. Chỉ còn đồ biển như tôm, cua, cá, tép thì ông tập từ bỏ dần dần để không còn vương vấn.
Tôi quá sung sướng vì đây là một biến đổi lớn lao trong cuộc đời của cha tôi, một người đã ăn
thịt gần suốt cả cuộc đời mình.
Sự ăn chay trường đã đưa tôi tới một cương vị tốt. Thánh Ghandi và khoa học gia Albert
Einstein lúc sinh tiền đều là những vị ăn chay trường nổi tiếng trên thế giới. Linda McCartney, vợ
quá cố của nhạc sĩ Paul McCartney của ban nhạc lừng danh The Beatles, hồi còn sống cũng là
một người trường chay. Nhưng rất tiếc tôi chưa hề diện kiến được bà. Cũng đồng quan điểm với
Linda, tôi nghĩ dân chúng cần nên được giáo hóa về sự đau khổ và khiếp đảm của súc vật trong
khi được loài người nuôi nấng cũng như khi được đưa vào lò sát sinh. Mọi người cần phải được
hiểu loài vật cũng cảm nhận được sự đau đớn về thể xác, cũng kinh hoàng la hét trước khi bị hành
quyết như con người vậy. Tôi nghĩ sát hại súc vật để làm thức ăn cho loài người là một điều
không cần thiết.
Nhưng bất kể vì lý do gì, một khi bạn đã chọn con đường trường chay để tránh sát sinh thì sự
ích lợi thiết thực đầu tiên là có sức khỏe và trở thành một con người có đạo đức.
PHẦN BA
ĐẶC TÍNH DINH DƯỠNG
CỦA VÀI LOẠI THỰC VẬT
ĐẬU NÀNH VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỊNH TẬT
CHUỐI CÓ KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ DA CỦA TRÁI CÂY VÀ RAU CẢI
SINH TỐ C TRONG CAM, CHANH, QUÍT VÀ BƯỞI CHỐNG ĐƯỢC BỆNH CẢM CÚM MÙA ĐÔNG
DẦU MÈ TRONG ĂN UỐNG VÀ DINH DƯỠNG
SỰ ÍCH LỢI CỦA DẦU Ô-LIU TRONG ĂN UỐNG VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT
NHA ĐAM HAY LÔ HỘI, CÂY KIỂNG VÀ DƯỢC THẢO
Bài I
ĐẬU NÀNH VÀ KHẢ NĂNG
PHÒNG CHỐNG BỊNH TẬT
Đậu nành là một loại thực vật quen thuộc đối với người Việt Nam mình. Nó là một thứ nguyên
liệu dùng để chế biến các loại tương, chao, đậu hủ và một số thực phẩm chay lạt khác. Hiện nay
trên thế giới người ta sản xuất rất nhiều đậu nành để làm thực phẩm cho người và cho gia súc.
Đối với các loại rau quả, ngũ cốc và thịt động vật, đậu nành chứa một trữ lượng chất Protein dồi
dào hơn cả. Theo tự điển bách khoa World Book, đậu nành chứa đến 40 phần trăm chất Protein
so với cùng trọng lượng thịt bò và cá chỉ chứa có 18 phần trăm protein mà thôi. Theo sách Một
trăm Cây Thuốc Vạn Linh Bá chứng của Linh mục Vũ Đình Trác, đậu nành có đặc tính giải nhiệt,
lợi khí và tăng lực. Chủ trị điều hòa ngũ tạng, bổ nguyên khí và thông lợi 12 kinh mạch. Đặc biệt
đậu nành chống được tà khí, trợ ruột, giúp làm ấm tỳ vị, nhất là bồi bổ tim, thận và trị bệnh của
thận. Lá đậu nành có đặc tính an thần và giúp dễ ngủ.
Hiện nay trước tình trạng bệnh nan y đang lan tràn trên thế giới, các khoa học gia đã nghiên
cứu đủ mọi phương pháp để phòng chống kể cả áp dụng phương pháp dưỡng sinh, y thuật Đông
Phương và dược thảo. Trong quá trình nghiên cứu, các khoa học gia đã để ý tới hai nước Trung
Hoa và Nhật Bản. Phần đông dân chúng trong hai quốc gia này có thói quen tiêu thụ đậu nành và
những sản phẩm của đậu nành trong các bữa ăn thường nhật. Nên tỷ số những người mắc bệnh nan
y rất thấp so với các nước Tây Phương và Hoa Kỳ. Vì thế họ đổ xô nhau đi nghiên cứu về đặc
tính của đậu nành để xem có thể ứng dụng vào y dược để điều trị một số bệnh tật hay không.
Tháng 9 năm 1996, hội nghị quốc tế lần thứ hai nhằm tổng kết các thành quả nghiên cứu của
khoa học gia về công dụng của đậu nành trong lãnh vực y học đã được diễn ra trong 5 ngày liền
tại Brussels. Hơn 80 khoa học gia đến từ khắp nơi trên thế giới đã lần lượt thuyết trình về những
kết quả sưu tầm mới nhất mà họ đã thu đạt được trong lãnh vực y khoa trị liệu. Sau đây chúng tôi
xin tóm tắt những thành quả đó và coi như là những tin vui để cống hiến quý vị độc giả.
• Đậu nành có khả năng chữa được bệnh tim mạch:
Hiện nay nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của
những người bị bệnh cao mỡ. Những bệnh nhân này nếu để lâu sẽ dẫn đến bệnh tim trầm trọng và
có nguy cơ bị chết bất đắc kỳ tử vì mạch máu bị nghẽn hay tim bị kích ngất. Thực ra chất Protein
trong đậu nành có khả năng làm hạ mức độ hai độc tố LDL Cholesterol và Triglyceride, tác nhân
gây ra bệnh cao mỡ. Kết quả này rất khả quan và công hiệu hơn hẳn việc trị liệu bằng phương
pháp ăn uống theo qui thức do các chuyên gia y tế ấn định, kể cả việc chữa được các chứng bệnh
cao mỡ trầm trọng và bệnh cao mỡ ở trẻ con.
Thêm vào đó, đậu nành còn có khả năng làm tăng lượng HDL cholesterol, một chất hữu ích
trong cơ thể có tác dụng đề kháng lại hai chất LDL Cholesterol và Triglyceride độc hại kể trên.
Ngoài ra đậu nành cũng còn có công hiệu ngăn chận sự oxýt hóa của chất LDL Cholesterol, không
cho chúng có cơ hội chuyển hóa thành những nguyên tố độc hại khác, và phòng ngừa được chứng
nghẽn các mao huyết quản.
Isoflavones là một hợp chất thiên nhiên hàm chứa trong đậu nành có cấu trúc hóa học tương
tợ như kích thích tố nữ oestrogen. Hiện thời người ta chưa chứng minh được chính protein trong
đậu nành hay chỉ riêng chất Isoflavones trong protein của đậu nành là có công hiệu chữa các
chứng bệnh trên. Tuy nhiên các khoa học gia đều đồng quan điểm rằng đậu nành nói chung có khả
năng trị được bệnh tim mạch, đặc biệt là chứng cao Cholesterol trong máu.
• Đậu nành chữa được bệnh của xương:
Xưa nay các chuyên gia y tế đều công nhận calcium có khả năng phòng ngừa được bệnh xương
xốp (osteoporosis), thường xảy ra trong giới phụ nữ trọng tuổi. Bệnh này cũng có xảy ra cho nam
giới nhưng với một tỷ lệ thấp hơn. Ngoài ra sự ăn uống theo quy thức cũng có khả năng làm cho
xương được rắn chắc. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường ăn đậu
nành như dân chúng Nhật Bản cũng ít khi mắc phải bệnh xương xốp.
Người ta thí nghiệm trên loài chuột bằng cách cho chúng ăn toàn đậu nành không những ngăn
chận được chứng thoái hóa calcium của xương mà còn làm cho xương được rắn chắc. Isoflavones
trong đậu nành là một chất có tính năng động có tác dụng giống như oestrogen ngăn ngừa được
chất men tyrosin kinase làm cho xương bị xốp và dễ gãy. Nó cũng còn trợ giúp cho tế bào xương
hình thành vững vàng. Một cuộc thí nghiệm khác được thực hiện bằng cách cắt bỏ noãn sào
(buồng trứng) của chuột cái để cho nó không sản xuất ra kích thích tố oestrogen nữa, rồi cho
chúng ăn toàn bằng đậu nành. Chất Isoflavones trong đậu nành vẫn ngăn chận được sự thoái hóa
của xương và làm cho xương luôn luôn khỏe mạnh.
Những nghiên cứu gần đây cho biết những phụ nữ sau thời kỳ tắt kinh, mỗi ngày dùng bột hay
sữa đậu nành thường xuyên thì mật độ khoáng chất trong xương vẫn duy trì ở mức độ bình thường.
Hiện nay tại Úc Châu xưởng bào chế dược phẩm đã sản xuất ra thuốc bằng đậu nành để cho
người phụ nữ trong tuổi tắt kinh sử dụng hằng ngày rất tiện lợi.
• Đậu nành có thể phòng chống được bệnh ung thư:
Qua những nghiên cứu gần đây, các khoa học gia ghi nhận những người thường dùng đậu nành
hoặc các sản phẩm của đậu nành trong khẩu phần ăn uống hằng ngày ít có nguy cơ bị bệnh ung thư
nhũ hoa, tử cung, ruột già và nhiếp hộ tuyến. Các nghiên cứu khác được thực hiện trên cơ thể súc
vật bằng cách gây cho chúng bị nhiễm bệnh ung thư rồi dùng chất genistein hàm chứa trong đậu
nành để chữa trị thì thấy nó ngăn chận được sự phát triển của bịnh ung thư ruột già, gan và vú.
Người ta còn nghiên cứu bằng cách giả tạo một sự sống như thể trạng thật của một con người đang
bị nhiễm bệnh ung thư và đặt trong ống nghiệm. Sau đó họ trích các hợp chất từ đậu nành để chữa
trị và đạt được kết quả hữu hiệu. Những hợp chất này còn có khả năng ngăn chận sự cung cấp máu
để nuôi dưỡng một loại tế bào đặc biệt có khuynh hướng hình thành các bướu ung thư.
Hiện nay các thí nghiệm được thực hiện trên cơ thể của loài thú về khả năng chống bệnh ung
thư của đậu nành đã thành công một cách tốt đẹp. Tuy nhiên đối với con người cần phải thực hiện
thêm nhiều cuộc thí nghiệm khác nữa để xác dịnh mức độ hữu hiệu và an toàn rồi mới công bố để
sử dụng. Gần đây khoa học gia Yehudith Birk của trường Đại học Hebrew ở Jerusalem đã thực
hiện được một vài phương pháp đáng khích lệ, có thể chữa được bệnh ung thư ở nhiều cấp độ
trầm trọng và trong nhiều bộ phận cơ thể khác nhau mà không cần biết bệnh đã phát sinh vì
nguyên do gì. Hiện nay Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đang cho phép áp
dụng phương pháp này để điều trị một số bệnh nhân tình nguyện trong bệnh viện để thí nghiệm và
kiểm chứng. Saponin và những hợp chất khác của đậu nành cũng đang được nghiên cứu và áp
dụng. Mong rằng cuộc thí nghiệm này được sớm thành công và sẽ mang lại một tin vui cho nhân
loại trên toàn thế giới.
• Đậu nành và bệnh thận:
Trong lãnh vực này, người ta nghiên cứu một cách lẻ tẻ và hiện chưa có một kết quả thỏa đáng
nào. Song vài thí nghiệm cho thấy đậu nành cũng có ích lợi trong việc chữa trị bệnh thận. Các
khoa học gia của Ấn Độ đã chứng minh quy thức ăn uống bằng cách tiêu thụ rất ít chất béo và chất
protein rồi phối hợp thêm đậu nành trong khẩu phần hằng ngày có công hiệu giảm được chất
cholesterol trong máu. Các cuộc thí nghiệm khác trên loài chuột chứng minh được chất Genistein
trong đậu nành có thể làm cho mạch máu được thư dãn và giảm chế được tốc độ lọc máu của hận,
nên tránh được bệnh tiểu đường. Người ta đã trích hợp chất trong đậu nành để tiêm cho những
con bò đã bị gây bệnh tiểu đường thì thấy tốc độ lọc máu của chúng trở lại mức độ bình thường.
• Đậu nành và ảnh hưởng sinh lý của phụ nữ:
Aedin Cassidy và các khoa học gia của Anh Quốc đã ngiên cứu biết được đậu nành điều hòa chu
kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và kềm chế được sự phát triển quá mức kích thích tố oestrogen của phụ
nữ trẻ tuổi. Vì khi kích thích tố này phát triển quá nhiều, người phụ nữ sẽ có sát suất dễ bị bệnh
ung thư nhũ hoa hơn.
Đối với những phụ nữ sau thời kỳ tắt kinh, dùng đến 40% đậu nành trong khẩu phần ăn uống
hàng ngày sẽ không cần phải uống thuốc hồi phục kích thích tố mà vẫn có thể phòng ngừa được
bệnh xương xốp. Nếu cảm thấy ăn uống bất tiện thì có thể dùng oestrogen thiên nhiên được bào
chế thành thuốc viên từ đậu nành hiện có bày bán hợp pháp tại các tiệm dược phẩm.
• Đậu nành và sức khỏe của trẻ con:
Tại New Zealand, người ta thí nghiệm bằng cách nuôi những con vẹt bằng bột đậu nành theo công
thức sữa nuôi trẻ con và báo cáo rằng không có ảnh hưởng gì xấu đối với sự sinh sản và cơ quan
sinh thực của chúng. Tuy nhiên thí nghiệm ở loài vật có kết quả chưa hẳn sẽ trùng hợp với thí
nghiệm ở loài người. Trong thập niên qua, ông Kenneth Setchel, chuyên gia nghiên cứu về đậu
nành đã báo cáo rằng trẻ con được nuôi dưỡng với sữa đậu nành có công thức Isoflavones cao
vẫn được an toàn. Trong nhiều năm nuôi dưỡng như vậy cũng không có ảnh hưởng gì xấu cho đứa
bé cả. Khoa học gia Alercreutz bảo rằng người Á Châu thường ăn uống nhiều đậu nành hơn không
có ảnh gì bất lợi cho việc sinh sản của họ cả. Chất Isoflavones tập trung trong thủy dịch bao bọc
chung quanh bào thai tương đồng với mức độ Isoflavones trong máu của một người mẹ bình
thường. Ở Nhật Bản, trẻ con khoảng 4 tháng tuổi là đã cho dứt sữa mẹ và được thay thế bằng sữa
đậu nành, được bảo đảm rằng nó sẽ có đầy đủ sức khỏe trong tương lai vào thời kỳ khôn lớn.
Lamartinière đã thí nghiệm bằng cách cho chuột ăn chất Genistein của đậu nành sẽ tránh được
bệnh ung thư vú về sau. Hiện thời người ta vẫn còn nghiên cứu để xác định rõ ràng vai trò của
đậu nành trong việc nuôi dưỡng trẻ con quan trọng như thế nào.
Tóm lại, qua sự trình bày trên đây, chúng ta thấy quả thật đậu nành đã có công hiệu đối với
việc phòng ngừa và chữa trị một số bệnh tật. Tuy nhiên vì bản thân nó xuất xứ từ một loại thảo
mộc tầm thường nên trong dân gian ít ai để ý tới. Tại Hoa Kỳ, người ta đang nghiên cứu dể nắm
vững các chứng minh cụ thể về công dụng của đậu nành rồi mới chính thức đưa vào y khoa trị
liệu. Tại Úc Châu tầm mức của đậu nành có khả năng y dược chưa được đặt thành đề tài nghiên
cứu quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây người ta đã bắt đầu sử dụng đậu nành để sản
xuất chất oestrogen nhân tạo và được bày bán trong các nhà thuốc tây một cách hợp pháp để cho
các phụ nữ trong tuổi tắt kinh sử dụng hàng ngày rất tiện lợi. Mong rằng trong tương lai, những
công dụng khác của đậu nành trong lãnh vực y dược sẽ còn được quảng bá rộng rãi hơn nữa và sẽ
mang lại nhiều hữu ích thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
Người Á Châu mình đã biết dùng đậu nành để chế biến nhiều loại thức ăn. Tuy không nghiên
cứu rõ ràng, nhưng may mắn ngẫu nhiên trùng hợp về giá trị dinh dưỡng đặc biệt của nó.
Bài II
CHUỐI CÓ KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Bệnh cao máu là một chứng bệnh thường xảy ra trong giới những vị trọng tuổi. Nguyên do phần
lớn vì sự di truyền của huyết thống hoặc vì sự ăn uống kém cẩn trọng trong xã hội văn minh hiện
nay. Người ta có thể chữa bệnh cao máu bằng thuốc kết hợp với sự ăn uống có phương pháp do
bác sĩ y khoa hướng dẫn.
Theo tạp chí New Vegetarian and Natural Health chuyên phổ biến các nghiên cứu về ăn chay
và dinh dưỡng, xuất bản gần đây tại Úc Châu cho biết: Hàng ngày, mỗi người trung bình chỉ cần
ăn một trái chuối là có đủ khả năng phòng ngừa được bệnh cao máu. Đối với bệnh nhân đang mắc
phải chứng bệnh này, chuối cũng có thể chữa trị hoặc làm giảm thiểu được tầm mức nguy hiểm
của bệnh.
Bác sĩ y khoa Frank M. Sack, thuộc viện Đại học Harvard ở Boston Hoa kỳ cho biết chuối là
một thứ trái cây chứa nhiều hàm lượng chất potassium, một loại khoáng chất thiên nhiên rất hữu
ích cho sự hoạt động của tim mạch. Ông đã thực hiện cuộc khảo sát bằng cách chia 300 y tá của
nhà trường, trong tình trạng bình thường về huyết áp, ra thành 3 nhóm. Rồi cho họ ăn uống bằng
những thực phẩm có chứa đựng các loại dưỡng chất khác nhau trong một thời hạn ấn định. Kết
quả cuộc thí nghiệm cho thấy thành phần máu của những người trong nhóm ăn nhiều dưỡng chất
calcium và magnesium không hề hấn gì. Ngược lại nhóm người đã dùng thực phẩm có chứa nhiều
chất Potassium thì áp suất máu của họ đã giảm xuống 2 điểm.
Những nghiên cứu khác cũng còn cho thấy potassium cũng có khả năng làm cho huyết áp của
những người đang bị bệnh cao máu trở lại tình trạng bình thường. Cuộc khảo sát cũng còn cho
biết một người lớn chỉ cần mỗi ngày từ 3500 đến 4000mg chất potassium thiên nhiên là đủ. Một
trái chuối trung bình chứa 450mg potassium và một củ khoai tây nướng trung bình chứa 850mg
potassium. Ngoài ra chất potassium cũng còn tìm thấy trong các loại trái cây và rau cải tươi khác.
Bài III
KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ DA
CỦA TRÁI CÂY VÀ RAU CẢI
Theo thống kê của các cơ quan y tế, Úc Châu là một trong những nước có tỷ số dân chúng mắc
bệnh ung thư da cao nhất trên thế giới. Cho nên họ thường khuyến cáo mọi người nên sử dụng kem
chống nắng mỗi khi sinh hoạt ở ngoài trời.
Tuy nhiên theo nhật báo The Sydney Morning Herald xuất bản ngày 19-2-1998 đã tiết lộ:
Kem chống nắng không có khả năng toàn diện trong việc phòng ngừa các bệnh ung thư da mà chỉ
có rau cải và trái cây tươi mới thực sự có công hiệu dề kháng lại chứng bệnh nguy hiểm này mà
thôi.
Phần lớn các loại rau cải và trái cây đều chứa các sinh tố A, C và E gọi chung là chất
Antioxidant. Chất này có tác dụng ngăn chận các tia quang tuyến tử ngoại loại A của ánh nắng mặt
trời, không cho chúng có cơ hội tổng hợp các chất melanoma thành những vết thâm trên da rồi dần
dần chuyển biến thành các vết ung thư nguy hiểm.
Nhà quang tuyến học Richard Setlow thuộc viện nghiên cứu Brookhaven ở New York đã phát
biểu trong một buổi họp các khoa học gia rằng kem chống nắng không có công hiệu ngăn ngừa sự
tạo thành chất melanoma gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Ông bảo 90 phần trăm chất melanoma tai
hại được hình thành bắt nguồn từ tia cực tím UV-A và chỉ 10 phần trăm là do tia UV-B mà thôi.
Bác sĩ chuyên khoa về da là ông Frank Gasparro thuộc viện Đại học Thomas Jefferson ở tiểu
bang Philladelphia bảo kem chống nắng thông thường chỉ có công dụng ngăn ngừa sự cháy nắng
và phỏng da. Tuy nhiên những loại kem chống nắng được bào chế với kỹ thuật cao, có công thức
phối hợp với các chất antioxidant mới có công hiệu ngăn chận các tia tử ngoại, nhưng khả năng
rất hạn hẹp. Cách tốt nhất là chúng ta nên ăn nhiều loại rau trái hàng ngày để củng cố sức đề
kháng của cơ thể rồi bôi thêm kem chống nắng là phương pháp tốt và hữu hiệu nhất trong việc đề
phòng bệnh ung thư da mà thôi.
Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho biết chất antioxidant trong diệp lục tố của trà xanh cũng có
công hiệu chống lại bệnh ung thư da và một vài loại ung thư khác.
Tóm lại sự ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con
người. Biết cách ăn uống thích hợp cũng là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các loại bệnh nan
y hiện nay đang lan tràn trên thế giới.
Bài IV
SINH TỐ C TRONG CAM, CHANH, QUÍT
VÀ BƯỞI CHỐNG ĐƯỢC BỆNH CẢM CÚM MÙA ĐÔNG
Tại Úc Châu, hàng năm khi đến mùa đông, dân chúng thường hay mắc phải bệnh cảm cúm. Tuy
cảm cúm không phải là chứng bệnh khó trị, nhưng nếu khinh thường hoặc không chạy chữa kịp
thời và đúng cách, nó có thể làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và rất dễ bị vi khuẩn của
các bệnh tật khác tấn công. Vi thế các cơ quan y tế của chính phủ thường hay khuyến cáo dân
chúng, nhất là những người già cả, bệnh hoạn hay yếu đuối nên chích ngừa để đề phòng bệnh cảm
cúm mỗi khi mùa đông sắp đến.
Tuy nhiên người ta cũng có thể đề phòng bị cảm cúm bằng cách giữ gìn cho cơ thể luôn luôn
được khỏe mạnh mà sự ăn uống với đầy đủ chất bổ dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng cần
thiết.
Theo thống kê, hàng năm mỗi người trong chúng ta trung bình mắc phải bệnh cảm cúm nặng
hay nhẹ tổng cộng là 6 lần. Các chứng bệnh cảm cúm này cùng với vi khuẩn của những bệnh tật
khác sẽ đồng lõa với nhau tàn phá sức khỏe của chúng ta và làm cho sức miễn nhiễm bị suy yếu.
Vì thế chúng ta sẽ bị cảm cúm trầm trọng hay biến chứng sang các bệnh tật khác. Các chuyên gia
y tế thường khuyến cáo chúng ta nên giữ gìn sức khoẻ để phòng bệnh tốt hơn là để bị bệnh rồi mới
chạy chữa. Nhưng giữ gìn sức khỏe không phải chỉ chú trọng tới thường xuyên hoạt động về thể
lực mà phải biết cách ăn uống sao cho cơ thể có khả năng đề kháng lại bệnh tật một cách hữu
hiệu.
Ông Peter Sevcek, một chuyên gia y tế cho biết, sinh tố C trong rau quả mà đặc biệt trong
cam, chanh, quít và bưởi có khả năng dinh dưỡng đáng kể làm gia tăng sức mạnh và số lượng
bạch huyết cầu nên đề kháng được một số bệnh tật mà trước mắt là bệnh cảm cúm mùa đông.
Những người thường dùng sinh tố C hàng ngày ít khi bị bệnh hoặc nếu đã bị bệnh rồi thì số
ngày nghỉ dưỡng bệnh cũng giảm thiểu được 30 phần trăm. Trong số 100 người dùng sinh tố C
hàng ngày thì có 40 người hoàn toàn không mắc phải chứng bệnh nào hết kể cả bệnh cảm cúm
mùa đông. Sinh tố C cũng là một thành phần trong hợp chất antioxidant có khả năng phòng chống
lại với sự suy thoái tế bào gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các loài động vật khác có
khả năng tự sản sinh ra lượng sinh tố C đủ để cung ứng cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên con
người thì không có cái khả năng bẩm sinh đó nên phải hấp thụ từ bên ngoài như thuốc men và sự
ăn uống. Nhưng có điều cơ thể của chúng ta có thể sản sinh ra một chất xúc tác gọi là Calcium L-
Threonate có nhiệm vụ kích thích sự hấp thụ sinh tố C. Song không phải ai cũng có khả năng tiếp
nhận đồng đều. Những người ít có khả năng tiêp thụ sinh tố C lại thường là những người dễ bị thất
thoát sinh tố C qua đường bài tiết.
Hiện nay sinh tố C được các hãng dược phẩm bào chế từ hóa chất hay các hợp chất thiên
nhiên với nhiều nhãn hiệu thương mại khác nhau. Tuy nhiên sinh tố C hàm chứa trong các loại rau
quả mà nhất là trong cam, chanh, quít và bưởi là dồi dào và tốt nhất vì nó còn giữ được đặc tính
thiên nhiên vì chưa thông qua giai đoạn bào chế bằng phương pháp khoa học nên rất thích hợp
cho sự dinh dưỡng của con người.
Bài V
DẦU MÈ TRONG ĂN UỐNG VÀ DINH DƯỠNG
Mè là một loại thực vật thường được trồng rất nhiều tại các nước nhiệt đới và ôn đới thuộc vùng
Á Châu. Hạt của nó rất nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều dầu. Có hai loại mè: Mè hạt đen thường
được gọi là mè đen và mè hạt trắng thì thường được gọi là mè trắng. Tuy nhiên khi đã ép thành
dầu rồi thì người ta chỉ gọi một tên duy nhất là Dầu Mè chớ không có phân biệt đen hay trắng. Mè
không được thông dụng tại các quốc gia Âu Mỹ cho lắm, mặc dầu một phần lãnh thổ của Âu Châu
và Bắc Mỹ đã có trồng mè. Dầu mè chứa rất nhiều khoáng chất và protein có phẩm chất cao, rất
thích hợp cho sự ăn uống và dinh dưỡng của con người.
Dầu mè là một loại dầu thực vật chứa rất nhiều chất béo dễ tan nên được hấp thụ trực tiếp
vào tế bào và được cơ thể tiêu dùng ngay. Lọai chất béo này cũng cung cấp khí oxy cho cơ thể để
đốt các thức ăn thành ra năng lượng góp phần hữu hiệu trong sự thanh lọc để loại trừ các chất cặn
bã. Dầu mè cũng còn phòng ngừa và chữa trị được bệnh táo bón, bệnh ung mủ, da chốc lở và một
số bướu độc nữa. Nó cũng công hiệu để làm cho an thần, chữa chứng mất ngủ, kích thích sự hoạt
động và gia tăng sức mạnh của cơ tim vì nó chứa nhiều thành phần sinh tố E và đặc biệt rất hữu
ích cho người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Hạt mè và dầu mè là một thứ thức ăn rất tốt cho
những bệnh nhân đau gan và mật vì nó là một loại dầu rất dễ tiêu hóa.
Mè hữu ích cho sức khỏe của con người trong nhiều phương diện. Nên chúng ta cần khuyến
khích trẻ con ăn nhiều thực phẩm bằng mè để thay thế cho bánh kẹo bình thường vì trong lãnh vực
dưỡng sinh mè chứa nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên và hoàn hảo nhất cần thiết cho sự tăng
trưởng của cơ thể con người.
Trong xã hội văn minh và hoạt động không ngừng nghỉ, con người lúc nào cũng căng thẳng từ
thần kinh não bộ cho đến các cơ quan ngũ tạng. Người ta thường hay ăn uống vội vàng và không
chú trọng đến phẩm chất của thức ăn. Cho nên ngoài bao tử ra, gan cũng là cơ quan chịu rất nhiều
ảnh hưởng. Tuy nhiên muốn cho gan được khoẻ mạnh và luôn hoạt động điều hòa không gì tốt hơn
là phải ngó ngàng và chăm sóc nó. Mè và dầu mè là loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi gia
đình. Hàng ngày chúng ta có thể ăn mè rang rắc vào cơm gạo lứt, ăn bánh mì mè hoặc có thể dùng
dầu mè để trộn xà lách rất thơm ngon và rất tốt cho gan và mật. Mè chứa rất nhiều protein gồm 8
loại amino acids căn bản cho nhu cầu dinh dưỡng. Khi gan và mật khỏe mạnh, sức dề kháng của
cơ thể chúng ta cũng mạnh theo, nên có khả năng chống lại được các vi khuẩn viêm gan độc hại
xâm nhập vào cơ thể. Khi ăn mè chúng ta phải nhai cho thật kỹ để cho hạt mè nát hẳn hoàn toàn
rồi mới nuốt vào thì khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể mới có công hiệu hơn.
Mè thường được trồng ở vùng ôn đới có nhiều nắng ấm nên tiếp nhận rất nhiều năng lượng từ ánh
nắng mặt trời. Bản thân nó đã là một thứ thảo mộc khỏe mạnh rồi. Nguồn năng lượng khỏe mạnh
đó sẽ du nhập vào cơ thể chúng ta bằng đường ăn uống.
Mè cũng còn có khả năng làm giảm cơn đau nhức và bắp thịt mệt mỏi. Chúng ta chỉ cần dùng
dầu mè để xoa bóp vào những chỗ đau thì chốc lát sau sẽ thấy thoải mái. Nó cũng là một thứ
thuốc nhuận trường rất hay và sử dụng lâu dài chỉ tốt chớ không hề gây ra những phản ứng bất lợi.
Mè là một loại thực phẩm hoàn hảo. Nhưng tiếc thay không mấy ai trên thế giới này để ý đến nó.
Vậy khi chúng ta sử dụng mè và thấy nó thật sự là một thức ăn tốt thì cũng cần nên phổ biến cho
bạn bè và đồng hương. Một khi thân thể khỏe mạnh cường tráng thì bệnh tật khó xâm nhập được.
Tại vùng Cận Đông như ở Palestine, mè được dân chúng coi như là một loại thực phẩm
dưỡng sinh và thuốc gia truyền đã được sử dụng từ ngàn xưa. Riêng tại Á Đông, dân Nhật là một
sắc dân đã biết tận dụng sự ích lợi của mè để điều trị nhiều loại bệnh tật. Phương pháp Oshawa
của Nhật Bản ăn bằng gạo lứt muối mè để chữa bệnh nan y cũng được nhiều người biết và áp
dụng có hiệu quả.
Bài VI
SỰ ÍCH LỢI CỦA DẦU Ô-LIU TRONG
ĂN UỐNG VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT
Dầu ô-liu là một loại dầu ăn thảo mộc ngày nay được sử dụng một cách phổ biến trên thế giới. So
với mỡ động vật và các loại dầu ăn thảo mộc khác thì dầu ô-liu rất tốt và rất bổ ích cho sức khỏe
của con người. Chất béo của trái ô-liu có khả năng kích thích sự tiêu hóa và điều hòa hệ thống
tiêu hóa. Đặc biệt hơn cả là lá của cây ô-liu cũng có công dụng như một loại dược thảo. Nó có
đặc tính như thuốc trụ sinh có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn của một số bệnh tật.
Sự khám phá trên đây không phải là mới mẻ. Từ ngàn xưa loài người đã biết dùng lá ô-liu sắc
thành nước uống để chữa trị bệnh nóng lạnh và các bệnh cảm cúm thông thường.
Theo nghiên cứu của các khoa học gia gần đây cho biết, lá ô-liu có chứa một loại dược chất là
oleuropein vừa có khả năng như thuốc trụ sinh rất mạnh. Ngoài ra nó cũng chứa hợp chất
antioxidant có công hiệu đề kháng lại sự suy thoái tế bào (nguyên nhân gây bệnh ung thư) và còn
làm hạ giảm được huyết áp... Hơn nữa nó cũng còn có khả năng tăng gia sức mạnh của hệ thống
miễn nhiễm của cơ thể, chống đỡ tiến trình lão hóa của con người và tiêu diệt được nhiều loại vi
khuẩn khác nhau.
Ngày nay người ta đã áp dụng phương pháp khoa học tối tân để trích tinh chất của lá ô-liu một
cách thuần khiết để chữa trị bệnh cảm hàn, diệt trùng và chữa được một số bệnh nấm độc ở ngoài
da. Riêng việc người ta sử dụng lá ô-liu để chữa bệnh cao huyết áp đã được ghi chép trong các
sách dược thảo học tự ngàn xưa. Nó cũng còn làm cho bắp thịt được thư dãn, điều hòa sự tuần
hoàn huyết và chữa trị được một số bệnh tim thông thường. Nó cũng giúp máu huyết lưu thông đến
tận các mao huyết quản, ngăn ngừa được sự đông máu nên có khả năng phòng ngừa được chứng
tai biến mạch máu não.
Qua sự trình bày trên đây, chúng ta thấy dầu ô-liu là một loại dầu thực vật rất tốt cho sức
khỏe của con người. Vì vậy chúng ta nên sử dụng dầu ô-liu để thay thế cho các loại dầu mỡ khác
để vừa xào nấu thức ăn một cách ngon miệng mà lại vừa có khả năng phòng ngừa được một số
bệnh tật có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Bài VII
NHA ĐAM HAY LÔ HỘI,
CÂY KIỂNG VÀ DƯỢC THẢO
Nha đam hay lô hội thường thấy được trồng khá nhiều tại những nhà yêu thích cây kiểng ở Việt
Nam. Một số bà con mình ở thôn quê cũng coi cây nha đam như một loại thuốc dân gian cổ truyền
bằng cách lấy chất keo của nó đắp lên mắt nhặm để chữa bệnh đau mắt hay đắp lên vết thương
nhẹ để cầm máu. Trước đây đồng bào ta chưa có kinh nghiệm nhiều về công dụng của nha đam vì
không có phương tiện nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sau khi khoa học
đã khám phá ra công hiệu của nha đam trong lãnh vực y dược, các nhà thương mại chụp lấy cơ
hội, thần thánh hóa và quảng cáo rầm rộ để đưa lên thị trường như một loại thuốc tiên và đã giúp
cho một số nhà đầu tư trên thế giới làm giàu một cách nhanh chóng. Hiện nay một số tư gia trong
cộng đồng người Việt tại Úc Châu cũng trồng nha đam, vừa để làm kiểng và vừa để làm thuốc
như một phong trào.
Theo sử sách, nha đam đã được loài người biết dùng từ hơn 4 ngàn năm nay như một loại
dược thảo. Năm 1862, khoa học gia George Elbers là người Ai Cập đầu tiên đã khám phá ra
công dụng của nha đam được biên chép trong sách cổ đã có từ 3500 năm trước Thiên Chúa giáng
sinh. Những khám phá khoa học khác cũng xác nhận chính người Trung Hoa và người Ấn Độ cũng
biết dùng loại dược thảo này từ ngàn xưa và đã được ghi chép trong một số sách sử. Các y sĩ của
Hy lạp và La Mã thời cổ như Dioscorides và Pliny The Elder đã nhận thấy công hiệu rộng lớn
của nha đam và theo truyền thuyết thì Aristotle đã thuyết phục Alexander Đại Đế xâm lăng hòn
đảo Socotra ở Ấn Độ Dương để chiếm hữu loại thần dược này hầu trị thương cho binh sĩ của họ
bị chiến thương ngoài mặt trận. Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti và Cleopatra cũng đã xếp hạng nha
đam là một loại mỹ phẩm tốt nhất để dưỡng da thời bấy giờ.
Theo thống kê của các nhà thực vật học, hiện có hơn 200 loại nha đam được tìm thấy trên thế
giới gồm cả những loại mọc hoang dã hoặc được người ta trồng tỉa và chăm bón. Nhưng tựu trung
chỉ có ba hay bốn loại là có đặc tính dược chất cao và phù hợp theo tiêu chuẩn dược thảo.
Người ta đã dùng chất keo của nha đam để uống hầu điều trị một số bệnh tật hoặc phối hợp
với vài loại thuốc khác để làm kem dưỡng da và hiện được bày bán hợp pháp ngoài thị trường
với nhiều nhãn hiệu thương mại khác nhau.
Nha đam gồm có 75 hợp chất khác nhau đã được các khoa học gia phân tích và tập trung vào các
nhóm chính sau đây:
1.-Nhóm Sinh Tố: Nha đam gồm rất nhiều sinh tố đáng kể như sinh tố A, C và E nên là một
loại antioxidant quan trọng có khả năng đề kháng lại sự tự phân hủy và suy thoái tế bào nên
ngăn ngừa được sự nguy hiểm của một số bịnh ung thư. Đặc biệt nha đam là một loại thực vật
có chứa sinh tố B12 nên rất thích hợp để làm thuốc bổ thiên nhiên cho người trường chay.
2.-Nhóm Chất khoáng: Nha đam hàm chứa các loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể như
magnesium, manganese, kẽm, đồng, chromium, calcium, sodium, potassium và đặc biệt nhất là
chất antioxidant selenium.
3.-Nhóm Amino Acids: Có 22 loại Amino acids cần thiết cho cơ thể của con người để tạo
thành protein theo nhu cầu nhưng nha đam đã chứa đến 20 loại. Điều quan trọng hơn cả là có
7 loại amino acids mà cơ thể của con người không thể tự biến chế được mà chỉ hấp thụ trực tiếp
từ thức ăn bên ngoài thì nha đam đã chứa đến 7 loại trong số 8 loại này.
4.-Nhóm Đường: Nha đam có chứa chất đường quan trọng là Polysaccharides có tác dụng
củng cố hệ miễn nhiễm và trung hòa được một số chất độc trong cơ thể.
5.-Nhóm Enzymes: Hai chất enzymes quan trọng trong nha đam là lypases và proteases có
khả năng tiêu thực và làm mạnh bộ máy tiêu hóa nên rất hữu ích cho những bệnh nhân bị
bệnh bao tử và đường ruột.
6.-Nhóm Lygnin: Đây là một nguyên tố có khả năng thâm nhập sâu vào da để bảo vệ da
một cách rất công hiệu.
7.-Nhóm Saponins: là một nguyên tố có hình thức như bọt xà bông, có công hiệu chống lại
các loại vi khuẩn, nấm hoặc men độc làm cho da bị chốc lở hoặc mụn nhọt.
8.-Nhóm Anthraquinones: Có khả năng như thuốc chỉ thống, chống lại sự đau nhức, diệt
trừ được một số vi khuẩn và đặc biệt là một loại thuốc nhuận trường rất tốt, êm dịu và dùng
lâu không bị quen lờn hay phản ứng bất lợi.
Cây nha đam hiệu dụng trong những trường hợp sau đây:
Chữa lành các vết thương, cầm máu, nhuận gan, giúp ích cho sự tiêu hóa, chống lại sự phân
hủy tế bào của cơ thể nên phòng ngừa được sự phát sinh của một số bịnh ung thư độc hại. Nó
cũng có khả năng làm chậm lại tiến trình lão hóa và đặc biệt chữa được bịnh ngoài da và làm cho
da được tươi nhuận hồng hào. Hiện nay, các loại xà bông kể cả thuốc gội đầu và kem dưỡng da
có phối hợp thành phần nha đam thiên nhiên được bày bán khắp nơi trên thị trường nước Úc và
đã được khá đông khách hàng chiếu cố.
Tóm lại nha đam hay lô hội là một loại được thảo có công hiệu trong nhiều lãnh vực chữa trị
một số bịnh tật. Tuy nhiên một số nhà sản xuất đã cố ý thổi phồng hiệu nghiệm của nó một cách
quá đáng hầu quảng cáo để thu đạt được lợi nhuận lớn lao trên thị trường thương mại. Dù vậy,
nha đam vẫn là một thứ thảo mộc thiên nhiên thật sự hữu ích và dễ trồng nên chúng ta cũng có thể
dùng nó để vừa làm cây kiểng trang trí ngoại thất và vừa làm dược thảo để sử dụng mỗi khi cần
thiết.
Phần bốn
PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU NÔNG TRẠI HỮU CƠ CỦA
MỘT ĐỔNG HƯƠNG VIỆT NAM TẠI TÂY ÚC
Anh Lâm ngọc Sương, trước năm 1975 là một giáo chức tại Việt Nam. Anh đã tốt nghiệp Cử nhân
Điện tử Ứng dụng tại Đại học Cần Thơ và đang tiếp tục theo đuổi Cao học tại Đại học Khoa Học
Sàigòn. Hiền thê của anh là chị Quách Huỳnh Hoa cũng là một giáo chức, tốt nghiệp Cử nhân Vạn
Vật Học. Sau biến cố lịch sử 30-4-1975, anh chị Sương đã mang theo hai con vượt biên và được
định cư tại Tiểu bang Tây Úc (Western Australia).
Khi mới đặt chân lên quê hương thứ hai vào năm 1980, anh chị vẫn nuôi ý định tiếp tục nghề
cũ vì cả hai đều là những giáo chức rất yêu nghề. Tuy nhiên khi sống tại vùng đất mới, cảnh trí
thiên nhiên và thơ mộng ở ngoại ô thành phố viễn tây này như quyến rủ và thôi thúc anh chị can
đảm bước qua một ngã rẽ mới của cuộc đời với một thái độ hăm hở và thích thú. Anh chị cảm
thấy yêu mến thiên nhiên hơn vì nơi chốn này đã làm cho anh chị hồi tưởng lại cảnh trí êm đềm
của vùng đồng bằng sông Cửu mà cả hai đã cùng bất hạnh sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nhiễu
nhương của đất nước. Anh chị bèn nghiên cứu khoa nông học với phương pháp ứng dụng phân
hữu cơ để trồng tỉa hoa màu hầu tung ra thị trường một sản phẩm tự nhiên thuần khiết thích hợp
với sự dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể của con người. Tuy đây không phải là một công việc nhẹ và
dễ dàng, nhưng vì lòng cương quyết dốc tâm cống hiến cho xã hội nên dù thành công hay thất bại
cả hai vẫn vui lòng chấp nhận. Anh bảo: “Mặc dầu tôi không biết tôi có kiếm được một cuộc sống
khả dĩ tạm đủ cho gia đình tôi ở nơi xứ lạ quê người này không vì đây là một nghề hoàn toàn mới
mẻ mà chúng tôi chưa hề từng trải. Nhưng với một niềm tin vững mạnh, bằng những sản phẩm
được chăm bón một cách tự nhiên, chúng tôi có thể giúp cho một số bệnh nhân chẳng may
mang phải các chứng bịnh nan y hiểm nghèo sẽ được bình phục sau khi đã dùng nông phẩm
hữu cơ của chúng tôi để tự chữa bằng phương pháp dưỡng sinh. Nếu càng nhiều bịnh nhân
lành bịnh chừng nào thì chúng tôi càng cảm thấy được an ủi lớn lao về phần tâm linh chừng
nấy”.
Sau bao năm làm việc vất vả, anh Lâm ngọc Sương đã sở hữu được một thửa đất rộng khoảng
40,000m2 (4 mẫu Tây), tọa lạc về phía Nam của thành phố Perth khoảng 20 phút lái xe. Mùa vụ
đầu tiên đã làm cho anh chị Sương vô cùng phấn khởi. Anh đã trồng thử 10 ngàn cây dâu Tây
bằng phân hữu cơ để cung cấp cho thị trường Tây Úc. Rất may là năm ấy anh đã trúng mùa. Hơn
nữa dâu tây của anh lại có mùi vị thơm và ngọt hơn những sản phẩm tương tợ khác trồng bằng
phân hóa học. Do đó khách hàng chiếu cố rất đông và thị trường nông phẩm hữu cơ của anh càng
ngày càng lớn mạnh. Sau một thời gian, qua sự học hỏi từ tài liệu nông học và kinh nghiệm thực
tiễn, anh chị đã dần dần làm quen với những mùa vụ khác nhau và đã giúp cho bản thân có được
những kiến thức chuyên môn vững vàng mà trước đây trong hành trang vào đời anh chị đã hoàn
toàn không có.
Như chúng ta đã biết, khoa học ngày nay càng ngày càng tân tiến. Các công việc trồng tỉa cũng
được sử dụng bằng phương tiện khoa học và cơ giới. Người ta đã dùng phân bón hóa học và xịt
kích thích tố tăng trưởng để cho rau quả được mau lớn, tốt tươi. Họ cũng xịt thuốc diệt trừ sâu rầy
để hoa màu khỏi bị hư hại. Vì lẽ đó mà rau quả dầu nhiều hay ít cũng đều bị nhiễm các chất độc
hại và phản tự nhiên. Cho nên, những nông phẩm bình thường phần nhiều cũng không phải là
những thức ăn dinh dưỡng có phẩm chất tốt như những nông phẩm trồng bằng phân hữu cơ. Các
chuyên gia dinh dưỡng cũng thường hay khuyên mình nên ăn nhiều loại rau quả khác nhau để
phòng ngừa bệnh tật, nhưng cũng bảo nên dùng các sản phẩm của nông trại hữu cơ là tốt nhất.
Kể từ ngày nông trại hữu cơ của anh chị Sương được thành lập đến nay, khách hàng càng lúc
càng đông nên được nhiều người biết tiếng. Những người đến mua sản phẩm của anh phần đông là
do các chuyên gia dinh dưỡng và một số bác sĩ tin dùng phương pháp dưỡng sinh kết hợp trị liệu
giới thiệu tới. Sau khi điều trị bằng cách ăn chay trường với nông phẩm hữu cơ độ chừng 4 tới 6
tháng, phần đông những người bị bịnh nan y mà đa số là bịnh ung thư đều được bình phục. Tuy
nhiên những bịnh nhân đã tới thời kỳ kiệt sức hoặc không còn ăn uống được nữa thì điều trị bằng
phương pháp dưỡng sinh hoàn toàn vô hiệu quả. Hiện nay có khoảng 10 người đang chữa bịnh
ung thư bằng phương pháp ăn chay trường, thường xuyên đến trực tiếp tại nông trại của anh để
được tuyển lựa những nông phẩm còn tươi tốt. Theo anh cho biết trong số này gồm có những
thành phần trí thức như viên chức chánh quyền, giáo sư địa chất học và giảng sư của trường đại
học mà anh không được phép tiết lộ danh tánh.
Hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm của anh cũng khá phổ biến. Tại Tây Úc, các siêu thị
Coles và Woolworth đều có bán. Ở các tiểu bang xa thì thường được mua theo lối đặt hàng. Có
những người không bị bịnh, nhưng cẩn trọng trong việc ăn uống cũng đặt mua các sản phẩm của
anh. Ngoài việc phân phối các sản phẩm hữu cơ trong nội địa Úc Châu, anh cũng có khách hàng
tại các quốc gia láng giềng như Tân Gia Ba, Mã Lai và Indonesia, và hàng hóa được chuyển vận
bằng đường hàng không.
Nhân dịp gặp gỡ anh hồi cuối năm 1999 vừa qua, anh đã tâm tình: "Tôi có thiếu gì cách để
làm giàu, nhưng không màng. Vì sự giàu có chưa chắc đã làm cho tôi được mãn nguyện và sung
sướng bằng mỗi lần nhìn thấy các bịnh nhân nan y nhờ dùng sản phẩm của tôi mà được lành
bịnh".
Được biết anh chị Sương đã ăn chay trường từ nhiều năm nay và có một cuộc sống bình dị
theo phong cách thuần hậu của một con người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
By all mean be a Vegetarian, băng video giảng pháp của ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư
The Higher Tastes, sách ấn tống của Giáo Hội Hare Krishna Úc Châu
The New English Bible, The Old Testament (Oxford University Press & Cambridge
University Press, 1970)
Diet For A New America của John Robbins do Stillpoint xuất bản năm 1983.
Go Vegetarian (Vegetarian Society, Australia)
New Vegetarian and Natural Health Magazines (Natural Health Association and Vegetarian
society, Australia)
The Nature Doctor của Bác sĩ H.C.A Vogel do Bookmans Press, Victoria, tái bản lần thứ
50 năm 1995.
Nhật báo The Sydney Morning Herald
100 Cây Thuốc Vạn Linh Bá Chứng của Linh mục Vũ Đình Trác
Kinh Lăng Nghiêm, bản dịch của Giáo sư Tuệ Quang và Thượng Tọa Trí Độ, do Nhóm Phật
tử New South Wales ấn tống năm 2535 Phật Lịch.
Lời Phật Dạy (Kinh Pháp Cú), bản dịch của Luật sư Đinh Sĩ Trang, ấn tống năm 1998.
Kinh Pháp Bảo Đàn, Bản dịch của Luật sư Đinh Sĩ Trang, ấn tống năm 1999.
Food For Life của Bác sĩ Neal Barnard, Three Rivers Press/New York xuất bản năm 1993.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anchayvasuckhoe_5034.pdf