Mục đích của bài này là phân tích được các quyết định phi giá, trước tiên là phân tích các thành
phần của “cơ cấu marketing” tiếp theo là xem xét từng thành phần của cơ cấu. Cụ thể là vận
dụng được các mô hình về mức chi tiêu cho quảng cáo và khuếch trương; các quyết định về sản
phẩm và sự lựa chọn các kênh phân phối để xác định: mức chi tiêu tối ưu cho quảng cáo (tối đa
hoá lợi nhuận, độ co giãn của cầu theo quảng cáo. cường độ quảng cáo và sự tập trung, Lựa chọn
phương tiện quảng cáo tối ưu, Sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất và đường đồng doanh
thu để lựa chọn hỗn hợp sản phẩm tối ưu. Yêu cầu của chương này còn đòi hỏi người học phải
nắm chắc những những vấn đề liên quan đến vị trí sản xuất và vai trò của việc chi tiêu cho
nghiên cứu và phát triển là các phương diện của chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm
vận dụng vào hoạt động quản lý trên thực tế
9 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệ môn Kinh tế quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Tên môn học Kinh tế quản lý
Mã số
Tổng số đơn vị học trình 3, trong đó giảng lý thuyết 2 ĐVHT và
thực hành 1 ĐVHT
I. MÔ TẢ MÔN HỌC
Kinh tế quản lý là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế (kinh tế vi mô và kinh tế
vĩ mô) và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định (toán kinh tế, kinh tế lượng).để xem
xét cách thức một tổ chức đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Kinh tế quản lý giúp các nhà
kinh doanh có thể phân tích và đưa ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời và có hiệu quả
trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.Trong môn học này chúng tôi
giới thiệu những lý thuyết, mô hình chủ yếu trong Kinh tế học nói chung và Kinh tế quản lý nói
riêng. Nôi dung của môn học này được xây dựng trực tiếp trên nền tảng của Kinh tế vi mô cơ
bản và các môn khoa học thuộc các lĩnh vực chức năng của QTKD đã được được trang bị ở bậc
học trước.
Để thuận tiện cho người học, các bài giảng được xây dựng theo kết cấu truyền thống của
các môn kinh tế học cơ bản. Tuy nhiên, trong nội dung của mỗi bài học đều cập nhật những lý
thuyết và công cụ phân tích kinh tế tiên tiến hơn, đặc biệt tập trung vào các phân tích định lượng
về kinh tế, trong đó lý thuyết doanh nghiệp đóng vai trò trọng tâm. Ngoài ra, môn học cũng đề
cập đến phạm vi quốc tế của Kinh tế quản lý nhằm giúp cho người học có thể nắm bắt được các
kiến thức trong Kinh tế quản lý một cách đầy đủ và có hệ thống hơn.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Kinh tế quản lý được trình bày với mục tiêu giúp người học, nghiên cứu nắm bắt được
những nguyên lý kinh tế hết sức cơ bản, từ đó làm nền tảng cho các môn học khác trong các lĩnh
vực quản trị kinh doanh, kinh tế, phân tích chính sách v.v đồng thời hiểu rõ cơ sở các quyết định
của các nhà hoạch định chính sách và các nhà QTKD
Một điểm rất quan trọng yêu cầu người học cần đạt được là việc vận dụng các nguyên lý
kinh tế quản lý trong hoàn cảnh kinh tê mới, có sự tác động của công nghệ thông tin, các cuộc
khủng hoảng kinh tế, tài chính, sự tác động của các biến phi kinh tế v.v.
III. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC
Máy tính + Máy chiếu (nếu số học viên > 10)
Bảng, bút dạ hoặc phấn viết
IV. KẾ HOẠCH TƯ VẤN, GIÚP ĐỠ HỌC VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC
Giảng viên giảng dạy trực tiếp thực hiện
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Kết quả môn học dựa trên điểm thi hết môn (60%) và điểm tra (40%)
PHẦN II: KẾT CẤU MÔN HỌC
STT Tên bài Số giờ lý
thuyết
Số giờ thực
hành
Tổng
số
1 Tổng quan về Kinh tế quản lý 3 2 5
2 Các phương pháp tối ưu hóa 2 2 4
3 Phân tích cầu 4 2 6
4 Sản xuất và xác định chi phí 3 2 5
5 Cấu trúc thị trường và định giá 5 4 9
6 Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư 4 2 6
7 Cạnh tranh phi giá và cơ cấu marketing 3 2 5
8 Công ty Đa quốc gia 3 2 5
PHẦN III: NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1. Tổng quan về Kinh tế quản lý.
Mục đích:
Bài này chủ yếu nhằm giới thiệu khái quát về môn học, bản chất, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu trong Kinh tế học quản lý, mối quan hệ của Kinh tế quản lý với các môn học
khác. Đồng thời cung cấp một lý thuyết cơ sở trong phân tích Kinh tế quản lý -Lý thuyết doanh
nghiệp.
Nội dung:
1. Bản chất và phạm vi của Kinh tế quản lý: Khái niệm, đối tượng, phạm vi và mục đích
nghiên cứu của Kinh tế quản lý; mối quan hệ giữa Kinh tế quản lý với lý thuyết kinh tế (Kinh tế
vĩ mô và Kinh tế vi mô), khoa học ra quyết định (Toán kinh tế và Kinh tế lượng) và các môn
khoa học theo lĩnh vực chức năng của QTKD (tài chính, kế toán, Marketing, thống kê)
2. Lý thuyết doanh nghiệp:
2.1. Các hình thức doanh nghiệp (Doanh nghiệp một chủ sở hữu, Doanh nghiệp đồng sở hữu,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần)
2.2. Tranh luận về vấn đề sở hữu và quản lý doanh nghiệp (Quan điểm của Bernle và Means -
1932)
2.3. Mục tiêu của doanh nghiệp: Mô hình Tân cổ điển, Mô hình tối đa hoá doanh thu, Mô hình
tối đa hoá ích lợi quản lý, Mô hình hành vi thoả mãn)
3. Phạm vi quốc tế của Kinh tế quản lý
Câu hỏi ôn tập:
1. Kinh tế quản lý là gì? Mối quan hệ của nó với các lý thuyết kinh tế, khoa học ra quyết định và
các môn khoa học khác như kế toán, tài chính, marketing, thống kê...?
2. Tại sao phải sử dụng phương pháp mô hình hoá trong phân tích kinh tế? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Trình bầy các hình thức doanh nghiệp. Tại sao Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp tiên
tiến nhất?
4. Hãy trình bầy lý thuyết cổ điển về doanh nghiệp. Tại sao mô hình này có tính phổ biến trong
phân tích kinh tế?
5. Hãy trình bầy lý thuyết tối đa hoá doanh thu của doanh nghiệp. Mô hình này phù hợp nhất với
loại hình doanh nghiệp nào?
6. Hãy trình bầy lý thuyết tối đa hoá lợi ích quản lý.
7. Hãy trình bầy lý thuyết hành vi thoả mãn.
8. Giá trị của doanh nghiệp là gì? Công thức tính?
9. Tại sao trong lý thuyết kinh tế quản lý phải lưu ý tới khía cạnh quốc tế hoá?
Tài liệu tham khảo
1. Carlton và Perloff, “Industrial Organization”, Second Edition, Harper Collins. Tr 1-45
2. Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 1-64
3. S.Charles Maurice – Charles W.Smithson, “Kinh tế quản lý”, Trung tâm Tư liệu – Thông
tin, Đại học Kinh tế quốc dân, 1990. Tr 5-9
Bài 2. Kỹ thuật tối ưu hoá
Mục đích:
Bài này sẽ đề cập đến những nguyên tắc tối ưu hóa, các kỹ thuật tính toán thường được
sử dụng trong phân tích kinh tế để giúp các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các quyết định định
lượng trong điều kiện có các ràng buộc nhất định.
Nội dung:
1. Phương pháp biểu diễn các mối quan hệ kinh tế bằng phương trình, biểu thức toán học và
các sơ đồ, đồ thị.
2. Các quan hệ tổng, trung bình và cận biên
2.1. Tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí cận biên.
2.2. Sự hình thành về mặt hình học của các đường chi phí trung bình và chi phí cận biên.
3. Phân tích tối ưu hoá
3.1 Tối đa hoá lợi nhuận tiếp cận tổng doanh thu và tổng chi phí.
3.2 Tối đa hoá lợi nhuận bằng phương pháp cận biên
4. Các kỹ thuật tính toán thường được sử dụng trong phân tích kinh tế
4.1 Pháp tính vi phân
4.2 Tối ưu hoá bằng tính toán (cực đại và cực tiểu)
4.3 Tối ưu hoá nhiều biến (đạo hàm riêng)
4.4 Tối ưu hoá có ràng buộc hay cực trị vướng (phương pháp thế và phương pháp nhân tử
Lagrange)
Câu hỏi ôn tập:
1. Khái niệm đạo hàm có ý nghĩa kinh tế gì ? Tại sao khái niệm đạo hàm và ứng dụng phép vi
phân lại quan trọng trong phân tích cận biên ?
2. Đạo hàm bậc hai có ý nghĩa gì về mặt kinh tế ? Đạo hàm bậc hai được sử dụng như thế nào
trong việc phân biệt giữa điểm cực đại và điểm cực tiểu.
3. Tại sao khái niệm đạo hàm riêng lại quan trọng trong kinh tế quản lý? Chúng ta sử dụng đạo
hàm riêng để tối ưu hoá một hàm nhiều biến như thế nào? Tại sao?
4. Tối ưu hoá có ràng buộc là gì? Nó quan trọng như thế nào trong kinh tế quản lý ? Giải một
bài toán tối ưu hoá có ràng buộc như thế nào ?
5. Phương pháp nhân tử Lagrange là gì? Hình thành hàm Lagrange như thế nào? Giải bài toán
tối ưu hoá có ràng buộc bằng phương pháp nhân tử Lagrange như thế nào?
6. Ý nghĩa kinh tế của nhân tử Lagrange là gì ?
Tài liệu tham khảo
1. Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 27-64
2. S.Charles Maurice – Charles W.Smithson, “Kinh tế quản lý”, Trung tâm Tư liệu – Thông
tin, Đại học Kinh tế quốc dân, 1990. Tr 51-75
Bài 3. Phân tích cầu
Mục đích: Bài này trình bầy các mô hình lý thuyết hành vi của người tiêu dùng trên cở sở những
phân tích đó đi đến xây dựng cầu đối với hàng hoá, dịch vụ. Vận dụng co giãn của cầu trong việc
raquyết định của doanh nghiệp và đồng thời cung cấp các phương pháp ước lượng và dự đoán
cầu.
Nội dung:
1. Các lý thuyết kinh tế về hành vi người tiêu dùng (Cơ sở khoa học cho giả định đường cầu dốc
xuống)
1.1 Lý thuyết lợi ích (Utility)
1.2 Phân tích Bàng quan- Ngân sách
1.3 Lý thuyết Sở thích bộc lộ (Revaled Preference)
1.4 Cầu theo đặc tính sản phẩm (Demand for Variety)
2. Cầu và co giãn.
2.1 Co giãn của cầu theo giá (EP)
2.2 Co giãn của cầu theo thu nhập (EI)
2.3 Co giãn chéo (EX,Y)
3. Ước lượng và dự đoán cầu.
3.1 Các phương pháp khác nhau để ước lượng cầu (ước lượng đơn giản bằng co giãn đọan;
ước lượng kinh tế lượng; các phương pháp Marketing...)
3.2 Dự đoán cầu (phân tích dẫy số thời gian - time series; dự đoán định tính- các kỹ thuật điều
tra...)
Câu hỏi ôn tập:
1. Sử dụng các lý thuyết lợi ích, bàng quan - ngân sách, sở thích bộc lộ để xây dựng đường cầu
đối với hàng hoá, dịch vụ bằng phương pháp đồ thị.
2. Việc sử dụng co dãn của cầu theo giá có lợi thế gì so với việc sử dụng dộ dốc của đường cầu
khi đo lường phản ứng của lượng cầu của một hàng hoá đối với sự thay đổi giá của nó? Vì
sao công thức co dãn của cầu theo giá tính theo khoảng (đoạn đường cầu) khác với công thức
co dãn của cầu theo giá tại một điểm, và chúng khác nhau như thế nào?
3. Nông sản là những hàng hoá thiết yếu và ít co dãn theo giá. Dựa vào thông tin đó, hãy giải
thích tại sao thu nhập của người nông dân lại giảm khi được mùa.
4. Nêu ưu điểm, nhược điểm, lợi ích đối với nhà quản trị và các nhà kinh tế trong việc ước
lượng cầu dựa vào các phương pháp.
a. Điều tra người tiêu dùng
b. Thử nghiệm thị trường
c. Nghiên cứu marketing
5. Trình bày các bước ước lượng bằng phương pháp phân tích hồi quy. Ước lượng cầu bằng
phân tích hồi quy có lợi thế gì so với ước lượng cầu bằng các phương pháp nghiên cứu
Marketing? Phương pháp san bằng (Smoothing) nghĩa là gì?
6. Dự đoán nghĩa là gì? Tại sao dự đoán lại quan trọng đối với quản trị kinh doanh của doanh
nghiệp? Có những loại dự đoán nào?Làm thế nào để hãng xác định được phương pháp dự
đoán thích hợp nhất cho hãng?
Tài liệu tham khảo
1. Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 68-214
2. S.Charles Maurice – Charles W.Smithson, “Kinh tế quản lý”, Trung tâm Tư liệu – Thông tin,
Đại học Kinh tế quốc dân, 1990. Tr 222-279
Bài 4. Sản xuất và xác định chi phí
Mục đích:
Bài này nhằm đưa ra những nội dung cốt yếu trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
hàng hoá, dịch vụ, lựa chọn yếu tố sản xuất để tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá sản lượng có
ràng buộc bằng phương pháp nhân tử Lagrange Một số dạng hàm sản xuất cơ bản cũng được
đề cập đến trong bài này. Tính chất của các đường chi phí trong ngắn hạn và dài hạn được xem
xét cụ thể để đưa ra các phương pháp ước lượng tính kinh tế của qui mô. Sau cùng, chúng ta xem
xét những điều kiện để doanh nghiệp đạt được dụng lượng hoà vốn, đóng góp cận biên.
Nội dung
1. Hàm sản xuất và các đường đồng sản lượng
Hàm sản xuất ngắn hạn (Sản xuất với một đầu vào biến đổi) và dài hạn (Sản xuất với hai đầu
vào biến đổi);
Đường đồng sản lượng (isoquant);
Hiệu suất kinh tế tăng, giảm hay không đổi theo qui mô.
Sử dụng đầu vào tối ưu trong ngắn hạn.
2. Các đường chi phí trong ngắn hạn (SR) và dài hạn (LR).
3. Tình kinh tế và tính phi kinh tế của qui mô, các phương pháp ước lượng tính kinh tế của qui
mô
3.1 Ước lượng thống kê.
3.2 Phương pháp kỹ thuật hay công nghệ.
3.3 Phương pháp điều tra các doanh nghiệp còn sống sót
4. Các hàm chi phí tuyến tính và phân tích hòa vốn.
Câu hỏi ôn tập:
1. Phân biệt giữa sản xuất ngắn hạn và sản xuất dài hạn.
2. Mô tả ràng buộc công nghệ sản xuất, các dạng hàm sản xuất? Trình bày rõ các khái niệm sản
phẩm cận biên, quy luật năng suất cận biên giảm dần, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên. Áp
dụng khái niệm hệ số co dãn trong phân tích sản xuất.
3. Bản chất và ý nghĩa của các loại chi phí ngắn hạn và dài hạn. Các phương pháp biểu diễn
hàm chi phí. Các đường chi phí tuyến tính và ứng dụng của chúng
4. Quan hệ giữa hiệu suất theo quy mô, tính kinh tế của qui mô và tối thiểu hoá chi phí, tối đa
hóa lợi nhuận là gì?
5. Nguồn gốc tính kinh tế và tính phi kinh tế của qui mô; các phương pháp ước lượng tính kinh
tế của qui mô.
Tài liệu tham khảo
1. Carlton và Perloff, “Industrial Organization”, Second Edition, Harper Collins. Tr 50-74
2. Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 218-360
3. S.Charles Maurice – Charles W.Smithson, “Kinh tế quản lý”, Trung tâm Tư liệu – Thông tin,
Đại học Kinh tế quốc dân, 1990. Tr 77-177
Bài 5. Các cấu trúc thị trường và việc định giá.
Mục đích:
Mục đích chủ yếu của bài này là nhằm đưa ra một cách đầy đủ những phân tích về các
cấu trúc thị trường cơ bản là cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc
quyền tập đoàn, đặc biệt là cơ cấu cạnh tranh ngành với mô hình 5 lực lượng ca Michael Porter.
Những nội dung về hành vi độc quyền như đặt giá, phân biệt giá, chỉ đạo giá, định giá giới hạn,
định giá chuyển giao, việc định giá trong thực tế của các doanh nghiệp; định cho khu vực công
cộng... cũng được đề cập. cũng được xem xét trong bài này.
Nội dung:
1. Các mô hình giáo khoa về cấu trúc thị trường
1.1 Cạnh tranh hoàn hảo
1.2 Độc quyền
1.3 Cạnh tranh độc quyền
1.4 Độc quyền tập đoàn (cartel)
2 Phương pháp 5 lực lượng về cơ cấu cạnh tranh ngành (Mô hình của Michael Porter)
3. Các quyết định đặt giá
3.1 Các qui tắc cơ bản về định giá.
3.2 Định giá trong các cấu trúc thị trường (Phương pháp của Dean-1960)
3.3 Các điều kiện gia nhập và việc định giá ngăn chặn gia nhập.
3.4 Chính sách phân biệt giá của các hãng có sức mạnh trị trường
3.5 Định giá theo chu kỳ sống của sản phẩm, định giá cho sản phẩm mới.
4. Thực tế định giá, định giá chuyển giao và định giá trong các xí nghiệp công cộng.
Câu hỏi ôn tập:
1. Có 4 loại cấu trúc thị trường nào
a. Tại sao chúng ta lại xác định 4 loại cấu trúc thị trường đó
b. Tại sao chúng ta lại nghiên cứu hai cấu trúc thái cực trước (cạnh tranh hoàn hảo và độc
quyền)
2. Xây dựng đường cung ngắn hạn, dài hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo và của ngành. Trong
điều kiện nào một doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất trong ngắn hạn mặc dù bị lỗ. Chi phí cố
định tác động đến đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh như thế nào. Tại sao?
3. Phân tích tính phi hiệu quả của độc quyền. Độc quyền có lợi ích gì đối với xã hội không?
Chính phủ cần phải điều tiết thế nào đối với trường hợp độc quyền tự nhiên?
4. Tại sao một nhà độc quyền luôn sản xuất ở phần co giãn của đường cầu? Liệu chúng ta có thể
xác định đường cung của hãng độc quyền từ đường chi phí biên (MC) của hãng như trong
trường hợp cạnh tranh hoàn hảo được không?
5. Trong điều kiện nào thì thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ sử dụng hiệu quả các nguồn lực của
xã hội hơn là thị trường độc quyền? Các điều kiện đó có thể có thực trong đời sống hàng ngày
không?
6. Trình bày các hình thức phân biệt giá của độc quyền? Cho biết các giả định cần thiết? Nêu ví
dụ minh hoạ.
7. Trong dài hạn, quyết định của hãng cạnh tranh mang tính độc quyền có đặc điểm gì? Phân biệt
với trường hợp độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo.
8. Hành vi của các hãng thành viên sẽ như thế nào khi Cartel được hình thành. Sử dụng mô hình
này để phân tích hành vi của OPEC. Tại sao nói Cartel luôn có những nguy cơ đổ vỡ.
Tài liệu tham khảo
1. Carlton và Perloff, “Industrial Organization”, Second Edition, Harper Collins. Tr 85-540
2. Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 364-496
3. S.Charles Maurice – Charles W.Smithson, “Kinh tế quản lý”, Trung tâm Tư liệu – Thông tin,
Đại học Kinh tế quốc dân, 1990. Tr 292-421
Bài 6. Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư
Mục đích:
Các quyết định kinh doanh thường được rat trong các đIều kiện thông tin không hoàn hảo
tức là không có sự chắc chắn và rủi ro. Bài này nhằm đưa ra các kỹ năng để giúp người ra quyết
định tối thiểu hoá được rủi ro trong kinh doanh và trong trường hợp không chắc chắn. Ngoài ra
bài này cũng xem xét quyết định đầu tư của mỗi hãng và phân tích chi phí vốn bao gồm vốn vay,
vốn cổ phần và chi phí trung bình của vốn.
Nội dung:
1. Các trạng thái khác nhau của thông tin (chắc chắn, rủi ro và không chắc chắn)
2. Kỹ thuật đối phó với rủi ro:
2.1 Sử dụng Giá trị bằng tiền kỳ vọng (EMV)
2.2 Sử dụng ích lợi kỳ vọng (EU)
2.3 Cây ra quyết định
3. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn
3.1 Sử dụng tiêu thức Maximin
3.2 Sử dụng tiêu thức Maximax
3.3 Sử dụng tiêu thức điều đáng tiếc Minimax
4. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư
5. Chi phí vốn (chi phí vốn vay, chi phí vốn cổ phần, chi phí trung bình của vốn WACC)
Câu hỏi ôn tập:
1 Phân biệt 3 trạng thái của thông tin; các phương pháp đối phó với rủi ro hoặc không chắc chắn
2. Phân tích các thái độ khác nhau đối với rủi ro: Bàng quan với rủi ro, Thích rủi ro, Ghét rủi ro
(tránh rủi ro)
3. Chiến lược nào cho việc ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn sẽ được chọn đối với
người ra quyết định lạc quan.
a) Tiêu thức maximin
b) Tiêu thức maximax
c) Tiêu thức điều đáng tiếc maximax
4. Hãy chỉ ra ba nguyên nhân giải thích tại sao nên dùng giá trị hiện tại ròng để tính tỷ suất thu
hồi vốn nội tại trong quá trình đánh giá dự án.
5. Các quan điểm khác nhau về chi phí trung bình của vốn (quan điểm truyền thống và quan
điểm của Modigniali - Miller
6. Viết phương trình tính chi phí vốn theo
a) Phương pháp đánh giá giá trị cổ tức
b) Phương pháp định giá tài sản vốn.
c) Phương pháp lãi suất không có rủi ro cộng với phần đền bù rủi ro
Tài liệu tham khảo
1. Carlton và Perloff, “Industrial Organization”, Second Edition, Harper Collins. Tr 544-586
2. Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 500-617
3. S.Charles Maurice – Charles W.Smithson, “Kinh tế quản lý”, Trung tâm Tư liệu – Thông tin,
Đại học Kinh tế quốc dân, 1990. Tr 424-454
Bài 7. Cạnh tranh phi giá và cơ cấu marketing
Mục đích:
Mục đích của bài này là phân tích được các quyết định phi giá, trước tiên là phân tích các thành
phần của “cơ cấu marketing” tiếp theo là xem xét từng thành phần của cơ cấu. Cụ thể là vận
dụng được các mô hình về mức chi tiêu cho quảng cáo và khuếch trương; các quyết định về sản
phẩm và sự lựa chọn các kênh phân phối để xác định: mức chi tiêu tối ưu cho quảng cáo (tối đa
hoá lợi nhuận, độ co giãn của cầu theo quảng cáo. cường độ quảng cáo và sự tập trung, Lựa chọn
phương tiện quảng cáo tối ưu, Sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất và đường đồng doanh
thu để lựa chọn hỗn hợp sản phẩm tối ưu. Yêu cầu của chương này còn đòi hỏi người học phải
nắm chắc những những vấn đề liên quan đến vị trí sản xuất và vai trò của việc chi tiêu cho
nghiên cứu và phát triển là các phương diện của chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm
vận dụng vào hoạt động quản lý trên thực tế.
Nội dung:
1. Các thành phần của “cơ cấu marketing” với 4 P- Price, Product, Promotion, Place.
2. Các mô hình về quảng cáo, khuếch trương và bán hàng:
2.1 Chi tiêu cho quảng cáo và khuếch trương (điều kiện Dorfman Steiner)
2.2 Độ co giãn của cầu theo quảng cáo và các yếu tố ảnh hảnh
2.3 Quảng cáo với những ảnh hưởng trễ (Mô hình Nerlove và arrow)
2.4 Quảng cáo và cơ cấu thị trường
2.5 Các phương pháp lập ngân sách cho quảng cáo trên thực tế.
- Cơ cấu khuếch trương
- Các chính sách về sản phẩm
3. Phạm vi chính sách về sản phẩm
3.1 Các quyết định về cơ cấu sản phẩm
3.2 Các thuộc tính của sản phẩm và vấn đề phân biệt sản phẩm (dị biệt hoá sản phẩm)
4. Các kênh Marketinh
5. Chiến lược phát triển công nghệ và chiến lược chung của doanh nghiệp
Câu hỏi ôn tập:
1. Kể tên bốn P và xác định thành phần của từng P.
2. Trình bầy về độ co dãn của cầu theo quảng cáo
3. Trình bầy về sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Trình bầy hệ thống kênh phân phối.
5. Địa điểm ảnh hưởng thế nào đến chi phí của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Dominick Salvatore, “Managerial Economics in a global Economy”, Second Edition,
McGraw Hill, 1993. Tr 451-496
Bài 8. Công ty Đa quốc gia
Mục đích:
Bài này giúp người học hiểu được khái niệm, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Công ty Đa
quốc gia với nguyên tắc lợi thế so sánh. Kinh tế học quản lý sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra
các quyết định về phân bổ sản xuất theo địa lý sao cho có hiệu quả nhất.
Nội dung:
1. Bản chất, phạm vi, tầm quan trọng và lịch sử phát triển của Công ty Đa quốc gia (The
Multinational Enterprice)
2. Lý thuyết kinh tế và Công ty Đa quốc gia
2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế
2.2 Lý thuyết về cơ cấu và hành vi của ngành.
2.3 Vấn đề “quốc tế hoá” hay “thị trường và thứ bậc”
2.4 Phạm vi quốc tế hoá và lý thuyết về chi phí giao dịch
3. Phân tích ảnh hưởng của Công ty Đa quốc gia đến các nền kinh tế sở tại
3.1 Chuyển giao tài nguyên và công nghệ
3.2 Các ảnh hưởng thương mại và cán cân thanh toán
3.3 Ảnh hưởng cạnh tranh và cơ cấu Công ty Đa quốc gia
3.4 Ảnh hưởng đến chủ quyền và tự chủ địa phương.
4. Phân tích ảnh hưởng của Công ty Đa quốc gia đến các nền kinh tế chính quốc
4.1 Các ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
4.2 Ảnh hưởng đến việc làm
4.3 Mất sự dẫn đầu công nghệ
4.4 Tránh thuế và mất chủ quyền
5. Cạnh tranh toàn cầu và chiến lược Công ty
5.1 “Toàn cầu hoá”và sự phát triển chiến lược kinh doanh của Công ty
5.2 Phương pháp khái niệm của Michael Porter
Câu hỏi ôn tập:
1. Công ty đa quốc gia là gì? Tầm quan trọng của công ty đa quốc gia?
2. Trình bày lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh?
3. Trình bày các ảnh hưởng của công ty đa quốc gia tới nền kinh tế của một nước?
4. Tại sao khi tham gia vào thương mại quốc tế sẽ làm mức giá thu được từ hàng xuất khẩu tăng
lên và giá trả cho hàng nhập khẩu giảm xuống?
5. Phân tích các tác động của thuế và hạn ngạch?
6. Hãy phân tích cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt nam trong thời gian qua?
Tài liệu tham khảo
Carlton và Perloff, “Industrial Organization”, Second Edition, Harper Collins. Tr 793-907
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_quan_ly_543.pdf