Tài chính quốc tế - Chương 15: Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Ứng dụng lý thuyết định giá các quyền chọn Các quyền chọn gặp và ứng dụng trọng thực tế rất nhiếu và thường rất phức tạp. Các doanh nghiệp thường lấy lý do giá trị chiến lược khi chấp nhận thực hiện các dự án có NPV âm. Khi xem xét kỹ các dự án ta sẽ thấy có các quyền chọn mua đối với các dự án kế tiếp, ngoài các dòng tiền của dự án hiện thời này. Các đầu tư hôm nay sẽ phát sinh cơ hội cho ngày mai

pdf32 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính quốc tế - Chương 15: Giải pháp phòng ngừa rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TS,NGUYỄN TRUNG TRỰC CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  15.1 Nhận diện rủi ro tài chính:  Những rủi ro phát sinh từ bên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được.  Rủi ro về tài chính, hay chính là rủi ro không hệ thống phát sinh từ bên trong doanh nghiệp nên có thể tính toán cách phòng ngừa, để chuẩn bị cho mình các giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những thiệt hại cho doanh nghiệp. CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  Rủi ro tài chính thường bao gồm các lọai sau:  15.1.1 Rủi ro tín dụng  15.1.2 Rủi ro lãi suất:  15.1.3 Rủi ro ngoại hối  15.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  15.2.1 Nguyên nhân phát sinh rủi ro lãi suất:  Ví dụ: Công ty A có một dự án đầu tư với tỷ suất sinh lời kỳ vọng cố định là 13%. Để đầu tư vào dự án này công ty A phải huy động vốn của Ngân hàng B với lãi suất thả nổi bằng lãi suất LIBOR+0,5%. Để có đủ vốn cho công ty A vay, Ngân hàng B huy động vốn bằng một khỏan vay Ngân Hàng Trung Ương với lãi suất chiết khấu 11%. Vây công ty A và Ngân hàng B gặp rủi ro lãi suất trong trường hợp nào?.  Trường hợp công ty A  Khoản lãi thu được từ dự án: 13%  Khoản lãi chi đầu tư cho dự án: LIBOR+0,5%  Nếu lãi suất: LIBOR+0,5% > 13% hay LIBOR > 12,5%   công ty A lỗ  Nếu lãi suất: LIBOR < 12,5%  công ty A lãi  Nếu lãi suất: LIBOR = 12,5%  công ty A hòa vốn  Trường hợp Ngân hàng B  Khoản lãi thu được từ dự án: LIBOR+0,5%  Khoản lãi chi đầu tư cho dự án: 11%  Nếu lãi suất: LIBOR+0,5% < 11% hay LIBOR < 10,5%   Ngân Hàng B lỗ  Nếu lãi suất: LIBOR > 10,5%  Ngân hàng B lãi  Nếu lãi suất: LIBOR = 10,5% Ngân hàng B hòa vốn • 11%NHTW LIBOR + 0,50% CTY B • LÃI ĐT 13% CTY A CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  15.2.2 Nguồn gốc phát sinh rủi ro ngoại hối:  Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ. Những họat động thường bị ành hưởng bởi rủi ro ngoại hối là họat động xuất nhập khẩu, họat động đầu tư đa quốc gia, họat động tín dụng bằng ngoại tệ.  a. Họat động xuất nhập khẩu:  b. Họat động đầu tư:  Những công ty đa quốc gia thường gặp rủi ro ngọai hối. Do đó rủi ro ngọai hồi trong họat động đầu tư là do tỷ giá hối đoái khi thu hồi khỏan đầu tư thấp hơn tỷ giá hối đóai tại thời điểm đầu tư. CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  c. Họat động tín dụng:  Nguyên nhân của rủi ro ngoại hối trong họat động tín dụng bằng ngoại tệ cũng do sự biến đống tỷ giá hối đoái đối với những doanh nghiệp hoạt động tín dụng bằng ngọai tệ. CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  15.3 Giải pháp phòng ngừa các rủi ro tài chính  15.3.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất  Hoán đổi lãi suất là 1 hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định, bên kia trả lãi suất thả nổi trong suốt thời gian ký hợp đồng.  Ngày thanh tóan của hợp đồng hóan đổi phải trùng với ngày thnh tóan của khòan tín dung có lãi suất thả nổi đến hạn. CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  Ví dụ: Công ty A có một dự án đầu tư với tỷ suất sinh lời kỳ vọng cố định là 13,25 % . Để đầu tư vào dự án này công ty A phải huy động vốn 100 triệu đô la của Ngân hàng B (tổ chức cho vay với lãi suất thả nổi) với lãi suất thả nổi bằng lãi suất LIBOR+0,5%. Để có đủ vốn cho công ty A vay, Ngân hàng B huy động vốn bằng một khỏan vay Ngân Hàng Trung Ương với lãi suất chiết khấu 11%. Vây công ty A và Ngân hàng B gặp rủi ro lãi suất, phải tìm cáh cắt giảm rủi ro lãi suất như thế nào?  Để giảm rủi ro lãi suất cả A, B đều phải cắt giảm rủi ro bằng cách thực hiện một hợp đồng hóan đổi với Ngân hàng C (tổ chức trung gian tài chính).  a. Đối với Công ty A:  Nếu lãi suất: LIBOR+0,5% > 13,25% hay LIBOR > 12,75%  công ty A lỗ  Công ty A có thể thực hiện hợp đồng hóan đổi lãi suất với Ngân hàng C: Vay 100 triệu đô la với lãi suất trả cho ngân hàng C là 11,35%, ngược lại Ngân hàng C đồng ý vay và trả cho công ty với lãi suất LIBOR 6 tháng trong vòng 5 năm và ngày thanh tóan trùng với ngày có lãi suất tín dụng thả nổi đến hạn. Lãi suất thu được từ dự án : 13,25%  Lãi suất chi đầu tư cho dự án : LIBOR+0,5%  Lãi suất trả cho Ngân hàng C : 11,35%  + Lãi suất thu từ ngân hàng C : LIBOR   Khóa chặt lãi suất sinh lời thu được : 1,4%  b. Đối với Ngân hàngB:  Nếu lãi suất: LIBOR+0,5% < 11% hay LIBOR < 10,5%   Ngân Hàng B lỗ  Ngân hàng B có thể thực hiện hợp đồng hóan đổi lãi suất với Ngân hàng C: Vay 100 triệu đô la với lãi suất trả cho ngân hàng C là lãi suất LIBOR 6 tháng trong vòng 5 năm, ngược lại cho Ngân hàng C vay 100 triệu đô la và trả cho công ty với lãi suất là 11,25% và ngày thanh tóan trùng với ngày có lãi suất tín dụng thả nổi đến hạn.  Lãi suất thu được từ dự án : LIBOR+0,5%  Lãi suất chi đầu tư cho dự án : 11%  Lãi suất trả cho Ngân hàng C : LIBOR  + Lãi suất thu từ ngân hàng C : 11,25   Khóa chặt lãi suất sinh lời thu được : 0,75% CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  c. Đối với Ngân hàngC:  Lãi suất thu được từ A : 11,35%  Lãi suất chi cho A : LIBOR Lãi suất thu được từ B : LIBOR  Lãi suất chi cho B : 11,25%   Khóa chặt lãi suất sinh lời thu được : 0,1% CT A 13,25% NH BNH C  15.3.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối   Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành  Hai họat động xuất khẩu và nhập khẩu chịu tác động của sự biến động tỷ giá ngược chiều nhau. Do đó nếu doanh nghiệp tiến hành một lúc cả hai hợp đồng xuất và nhập khẩu có giá trị và thời hạn như nhau. Bằng phương pháp này nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi nhuận thu được do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu.. CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO   Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá   Sử dụng hợp đồng kỳ hạn  Là phương pháp mà doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng mua hoặc bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn và theo một tỷ giá đã được xác định trước với thời hạn trùng với thời hạn của hợp đồng xuất nhập khẩu CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO   Sử dụng hợp đồng hoán đổi (Swap)  Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng kết hợp giữa hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn, giữa hai thời điểm thoả thuận và đáo hạn. Cách thức vận dụng giữa hai hợp đồng cũng t CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO   Sử dụng hợp đồng tương lai  Công ty có thể tránh rủi ro bằng cách bán hợp đồng giao sau trước khi đến hạn. Nếu tỷ giá trên thị trường giao sau và tỷ giá trên thị trường giao ngay có mối tương quan cùng chiều thì đến thời hạn thanh toán giá USD giảm so với VND, công ty sẽ có lợi từ việc bán hợp đồng giao sau để tránh thiệt hại từ khoản phải thu của hợp đồng xuất khẩu giao ngay và ngược lại. Bằng cách lấy lợi của hợp đồng này bù đắp cho thiệt hại của hợp đồng kia, công ty có thể tự bảo hiểm được rủi ro tỷ giá.   Sử dụng hợp đồng quyền chọn  Quyền chọn là sự thỏa thuận mua bán chứng từ có giá hoặc tài sản với một giá qui định trong thời hạn tương lai. Có hai dang quyền chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán.  Quyền chọn mua là cho phép người sỡ hữu quyền chọn mua có quyền mua một số chứng khoán nhất định theo một giá ấn định trong một thời hạn qui định trong trong tương lai. Người mua quyền chọn mua phải một khoản phí.  Quyền chọn mua ở nước Mỹ là quyền chọn để mua một tài sản với giá thực hiện đã được ấn định vào ngày hay trước ngày thực hiện đã được ấn định.  Quyền chọn mua ở các nước Châu Âu cũng giống như quyền chọn mua ở Mỹ, ngoại trừ việc quyền này không thể thực hiện trước ngày thực hiện đã ấn định.  Quyền chọn bán cho phép người sỡ hữu quyền chọn bán có quyền bán một số chứng từ có giá hoặc tài sản nhất định theo một giá ấn định trong một thời hạn qui định trong tương lai. Người mua quyền chọn bán phải trả một khoản phí .  Quyền chọn bán ở nước Mỹ là quyền chọn để bán một tài sản với giá thực hiện đã được ấn định vào ngày hay trước ngày thực hiện đã được ấn định. Quyền chọn bán ở các nước Châu Âu cũng giống như quyền chọn bán ở nước Mỹ, ngoại trừ việc quyền này không thể thực hiện trước ngày thực hiện đã ấn định.  Quyền chọn được sử dụng với hy vọng giá chứng từ có giá hoặc tài sản tăng lên sẽ thực hiện quyền mua chứng từ có giá hoặc tài sản hoặc hy vọng giá chứng từ có giá hoặc giảm xuống thì thực hiện quyền bán để kiếm lời, hoặc thực hiện hợp đồng để mua bán chứng khoán thực sự, hoặc chuyển nhượng lại quyền mua bán đó cho người khác.  Để phòng ngừa sự biến động của tỷ giá, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn mua hoặc hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ. Nếu tỷ giá trên thị trường hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể thực hiện quyền chọn mua hoặc chọn bán ngoại tệ. Nếu ảnh hưởng không bất lợi, doanh nghiệp có thể không thực hiện quyền chọn này, và xem chi phí mua quyền chọn này như chi phí bảo hiểm rủi ro.  Ví dụ :  Một doanh nghiệp xuất khẩu dự kiến có một khoản thu ngoại tệ 1,000,000$ trong 3 tháng tới. Doanh nghiệp có thể bán số ngoại tệ đó theo các cách sau:  - Chờ 3 tháng nữa rồi bán giao ngay 1,000,000 USD với giá bán tại thời điểm sau 3 tháng  Khách hàng sẽ chịu rủi ro rất lớn nếu giá tại thời điểm sau 3 tháng xuống thấp hơn dự tính (Khách hàng bị lỗ)  - Bán kỳ hạn 1,000,000 USD 3 tháng với giá bán kỳ hạn hiện tại 16,000 VNĐ/USD  Rủi ro nếu giá cao hơn 16,000, ví dụ 16,100 thì “Lãi bị bỏ qua” là: (16,100-16,000)*1,000,000=100 triệu đồng  - Mua quyền chọn bán 1,000,000 USD 3 tháng tại giá thực hiện 16,000 và trả phí quyền chọn là 5 VNĐ/USD  Sau 3 tháng:  Nếu giá thị trường dưới 16.000 doanh nghiệp thực hiện quyền chọn tại mức giá 16.000đ Bảo hiểm được tỷ giá  Nếu giá thị trường cao hơn 16.000 (chẳng hạn 16.100), doanh nghiệp từ bỏ quyền và bán ra thị trường với giá 16.100  Lợi nhuận thu thêm: (16,100-16,000-5)*1,000,000=95 triệu đồng CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  Định giá các quyền chọn  Để định giá một quyền chọn Black và Scholes đã giả định là có một chuỗi liên tục giá cổ phần và do đó để tái tạo quyền chọn nhà đầu tư phải liên tục điều chỉnh cổ phần mà họ nắm giữ. Ông đã đưa ra công thức có khả năng ứng dụng đáng kể trong thực tế và được áp dụng trong việc định giá các quyền chọn trong nhiều lọai tài sản khác nhau.  Công thức định giá được đưa ra như sau: Giá trị của quyền chọn mua= [delta x giá cổ phần] – [ khoản vay ngân hàng] [N(d1) x S ] [N(d2) x PV(EX)] Trong đó: 2 )( 1 t t EXPV SLn d σ σ +     = tdd σ−= 12 N(d): hàm mật độ xác xuất chuẩn tích lũy EX: giá thực hiện quyền chọn PV(EX): hiện giá giá thực hiện quyền chọn với lãi suất phi rủi ro i t: số kỳ cho đến ngày thực hiện S: giá cổ phần hiện nay σ : độ lệch chuẩn mỗi kỳ của tỷ suất lợi nhuận mỗi cổ phần CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO  Giả sử một nhà đầu tư mua quyền chọn mua 6 tháng đối với cổ phần Intel với giá thực hiện là 85$. Giá cổ phần Intel lúc đó cũng là 85$, lãi suất 2,5% cho 6 tháng. Hãy định giá quyền chọn.  Ta có các dữ liệu sau: EX: 85$ i: 2,5% cho 6 tháng t: 0.5 năm S: 85$  : 0,32  PV(EX) = 85/(1+0.025)σ Áp dụng công thức trên ta tính được 2223.0 2 5.032.0 5.032.0 )025.1/85(85 1 =+     = Ln d 004.05.032.02223.02 −=−=d Dùng hàm excel NORMSDIST tính được N(d1) và N(d2) N(d1) = NORMSDIST (0.2223) = 0.5879 N(d2) = NORMSDIST (-0.004) = 0.4984 Thay tất cả số liệu vừa tính được vào công thức của Black và Scholes ta tính được giá trị hiện tại của quyền chọn mua cổ phần Intel là: Giá trị quyền chọn mua = [N (d1) x S ] - [N(d2) x PV(EX)] = [0.5879 x 85] - [0.4984 x (85/1.025)] = 8.64S Ứng dụng lý thuyết định giá các quyền chọn Các quyền chọn gặp và ứng dụng trọng thực tế rất nhiếu và thường rất phức tạp. Các doanh nghiệp thường lấy lý do giá trị chiến lược khi chấp nhận thực hiện các dự án có NPV âm. Khi xem xét kỹ các dự án ta sẽ thấy có các quyền chọn mua đối với các dự án kế tiếp, ngoài các dòng tiền của dự án hiện thời này. Các đầu tư hôm nay sẽ phát sinh cơ hội cho ngày mai. Giả sử tại doanh nghiệp Blitzen Computer có các dòng tiền về dự dán đầu tư của máy vi tính Mark I như sau (ĐVT: triệu đô la): 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Dòng tiền lợi nhuận sau thuế Vốn đầu tư ban đầu Gia tăng vốn luân chuyển Dòng tiền thuần -200 250 0 -450 110 0 50 60 159 0 100 59 295 0 100 195 185 0 -125 310 0 0 -125 125 NPV (20%) = -46,45 tương đương -46 triệu đôla  Nhìn vào dòng tiền này, ta thấy dự án Mark I không khả thi vì hiện giá ròng của dòng tiền là một NPV âm 46 triệu đôla. Với dòng tiền này các nhà quản lý của Blitzen Computer phân vân, họ muốn từ bỏ dự án này. Nhưng nếu họ từ bỏ dự án này thì trong tương lai sẽ rất khó thâm nhập vào thị trường máy vi tính khi các công ty khác đã đi vào ổn định. Nếu họ chấp nhận dự án này, thì họ còn có thể có cơ hội thực hiện dự án kế tiếp đó là dự án Mark II. Nếu họ thực hiện Mark I thì họ có quyền chọn mua để tiếp tục với Mark II. Như vậy việc chấp nhận đầu tư một dự án này để có cơ hội đầu tư kế tiếp với một dự án khác, đó được xem như là một quyền chọn mua cho để thực hiện dự án mới trong tương lai. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải tính giá trị của quyền chọn mua Mark II.  Giả sử dự án Mark II có dữ liệu như sau:  Được thực hiện sau 3 năm, năm 1995  Tổng mức đầu tư là 900triệu đola  Các dòng tiền kỳ vọng của Mark II tăng gấp đôi Mark I, với hiện giá là 463 triệu đola vào năm 1992  Giá trị tương lai của các dòng tiền Mark II có độ không chắc chắn cao. Giá trị này biến động khi giá cổ phần biến động với một độ lệch chuẩn là 35%/ năm  Lãi suất hàng năm là 10%  Ta thấy dự án Mark II giống như là một quyền chọn mua ba năm đối với một tài sản trị giá 463 triệu đola với một giá thực hiện là 900 triệu đôla. Quyền này được định giá bằng 53,59 triệu đôla . Như vậy dự án Mark II có giá trị là 54 triệu đô la ,nó có thể bù đắp được dòng tiền âm 46 triệu đô la tư dự án Mark I  Dòng tiền chiết khấu giả định ngầm doanh nghiệp nắm giữ các tài sản thực một cách thụ động, không làm tăng giá trị các tài sản đó. Nhà quản lý doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội hay giảm thiểu thua lỗ bằng cách chấp nhận dự án đó và nhận ra được các quyền chọn từ các tài sản thực. Do đó giá trị thực của dự án là dòng tiền chiết khấu cộng với giá trị quyền chọn. CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO   Sử dụng thị trường tiền tệ  Là phương thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.  Ví dụ: Ngày 15/01/2007, công ty A đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 100.000USD. Hợp đồng sẽ hết hạn vào ngày 15/07/2007 (Sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng). Ở thời điểm thương lượng hợp đồng tỷ giá USD/VND là 16.000 – 16.100, trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán là 15/07/2007 là chưa biết, do đó hợp đồng xuất khẩu này chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Để tránh rủi ro tỷ giá công ty A quyết định sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Để đạt được mục đích công ty tìm hiểu thêm lãi suất trên thị trường và được biết lãi suất kỳ hạn 6 tháng của USD là 3 – 3.5 và VND là 0.6 – 0.75 tại thị trường tiền tệ Tp.HCM. Công ty A sợ rằng sáu tháng sau USD xuống giá nên quyết định bán USD ngay bây giờ, nhưng USD mắc ở hợp đồng xuất khẩu chưa đến hạn thanh toán. Công ty A tiến hành vay USD rồi đem bán ra thị trường.  Các giao dịch có thể tóm tắt như sau:  Ngày 15/01/2007:  Số tiền vay USD trong thời hạn 6 tháng là:  100.000 / (1 + 0.035 x 6/12) = 98.280 USD  Bán 98.280 USD vừa vay được:  98.280 x 16.000 = 1.572.480.000 đ  Đây chính là doanh thu xuất khẩu quy ra VND của công ty. Công ty có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh sinh lợi hoặc ít nhất gửi ngân hàng lấy lãi suất tối thiểu 0.60%/tháng.  Ngày đáo hạn 15/07/2007: Thu nợ từ hợp đồng xuất khẩu 100.000USD (người nhập mở  L/C qua ngân hàng)  Sử dụng số USD này thanh toán nợ vay cả gốc và lãi vào lúc đáo hạn:  98.280 x (1 + 0.035 x 6/12) = 100.000 USD  Thu nợ số VND từ hoạt động đầu tư hoặc gửi ngân hàng cả gốc và lãi là:  1.572.480.000 x (1+0.006 x 6) = 1.566.063.888 VND

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfts_nguyen_trung_truc_chuong_15_pnrr_m_copy_6891.pdf