Tài chính ngân hàng - Chương 4: Chính sách cổ tức

Nếu cho rằng vốn là giá trị mệnh giá của cổ phần thường, công ty có thể chi ra 600.000$ cho cổ tức (1.100.000$ -500.000$ giá trị mệnh giá). Nếu như giới hạn chi trả cổ tức chỉ từ lợi nhuận giữ lại, công ty chỉ có thể chi trả 200.000$ cho cổ tức. Cổ tức được chi trả từ tài khoản tiền mặtcủa doanh nghiệp với một bút toán đối ứng cho tài khoản lợi nhuận giữ lại.

pdf83 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính ngân hàng - Chương 4: Chính sách cổ tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHƯƠNG 4 NỘI DUNG CHÍNH Phần 1. Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp.  Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.  Các phương thức chi trả cổ tức.  Quá trình chi trả cổ tức Chính sách chi trả cổ tức có tác động đến việc tăng giá trị doanh nghiệp hay không. Phần 2. Những ảnh hưởng của luật thuế thu nhập cá nhân 2009 đến cổ tức và lãi vốn. NỘI DUNG CHÍNH  Chính sách thuế 2009 ảnh hưởng như thế nào đến cổ tức và lãi vốn.  Công ty có nên chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm mức thuế mà cổ đông chịu hay không? I.1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC  Các hạn chế pháp lý  Các điều khoản hạn chế  Các ảnh hưởng của thuế  Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản  Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn  Ổn định thu nhập  Triển vọng tăng trưởng  Lạm phát  Các ưu tiên của cổ đông  Bảo vệ chống lại loãng giá 1.1. Các hạn chế pháp lý  Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức.  Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua.  Không thể chi trả khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán 1.1.1. Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức (hạn chế suy yếu vốn) VD: Xem các tài khoản vốn sau đây trên bảng cân đối kế toán của Johnson Tooland Die Company: Cổ phần thường $500.000 (mệnh giá 5$, 100.000 cổ phần) Vốn góp cao hơn mệnh giá $400.000 Lợi nhuận giữ lại $200.000 Tổng vốn cổ phần thường $1.100.000  Nếu cho rằng vốn là giá trị mệnh giá của cổ phần thường, công ty có thể chi ra 600.000$ cho cổ tức (1.100.000$ - 500.000$ giá trị mệnh giá).  Nếu như giới hạn chi trả cổ tức chỉ từ lợi nhuận giữ lại, công ty chỉ có thể chi trả 200.000$ cho cổ tức. Cổ tức được chi trả từ tài khoản tiền mặt của doanh nghiệp với một bút toán đối ứng cho tài khoản lợi nhuận giữ lại. 1.1.1. Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức (hạn chế suy yếu vốn) 1.1.2. Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua (hạn chế lợi nhuận ròng)  Đòi hỏi doanh nghiệp phải có phát sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt  Ngăn cản chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu của họ và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp 1.1.3. Không thể chi trả khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.  Một công ty mất khả năng thanh toán có thể không chi trả cổ tức tiền mặt  Khi một công ty mất khả năng thanh toán, nợ nhiều hơn tài sản  Chi trả cổ tức sẽ cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp và vì vậy bị ngăn cấm. 1.2. Các điều khoản hạn chế  Tác động nhiều đến chính sách cổ tức hơn các hạn chế pháp lý và nằm trong giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thoả thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản và các thoả thuận cổ phần ưu đãi.  Giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả. Đôi khi, quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi nào lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một mức ấn định nào đó.  Các yêu cầu về quỹ dự trữ (để thanh toán nợ) quy định rằng một phần dòng tiền của doanh nghiệp phải được dành để trả nợ, cũng hạn chế việc chi trả cổ tức.  Việc chi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu vốn luân chuyển ròng của doanh nghiệp không cao hơn một mức định sẵn nào đó. 1.2. Các điều khoản hạn chế 1.3. Các ảnh hưởng của thuế  Thu nhập cổ tức và thu nhập lãi vốn dài hạn đều phải chịu thuế  Tuỳ theo mỗi quốc gia mà có sự khác biệt hay không giữa thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức và thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn. Thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay, còn thu nhập lãi vốn có thể được hoàn đến các năm sau. Ví dụ: Luật thuế ở Mỹ, trước 1986 thuế suất biên tế cá nhân (đến 50%) đánh trên thu nhập cổ tức cao hơn thuế suất biên tế (đến 20%) đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn. Đạo luật điều chỉnh thuế năm 1986 đã bãi bỏ chênh lệch bằng cách đánh thuế cả thu nhập cổ tức và thu nhập lãi vốn theo cùng một thuế suất biên tế. 1.3. Các ảnh hưởng của thuế Đối với hầu hết các nhà đầu tư, hiện giá của thuế đánh trên thu nhập lãi vốn ít hơn thuế đánh trên một số lượng tương đương thu nhập cổ tức. 1.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản  Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức.  Khả năng thanh khoản thường trở thành một vấn đề trong kinh doanh suy yếu dài hạn, khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều sụt giảm.  Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi cũng thường thấy khó khi phải vừa duy trì đủ thanh khoản vừa chi trả cổ tức cùng một lúc. 1.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn  Các doanh nghiệp lớn có uy tín có thể vay tiền với thời hạn báo trước ngắn hoặc có thể dễ dàng phát hành trái phiếu hay bán thương phiếu thì càng thuận lợi tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài, càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức.  Khả năng thanh khoản rất cần cho DN, nó bảo vệ hữu hiệu cho DN trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính và cung cấp một khả năng linh hoạt cần thiết để tận dụng các cơ hội đầu tư và tài chính bất thường. 1.6. Ổn định thu nhập  Một doanh nghiệp có một lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định 1.7. Triển vọng tăng trưởng  Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất và ngược lại. B1- Các TL chi trả cổ tức và TL tăng trưởng gần đây của các cty được chọn Công ty TL chi trả cổ tức 2002 (%) TL tăng trưởng EPS 10năm(%) Idaho Power Boston Edison KansasPowerand Light Sears Exxon K-Mart TNT Hershey Foods Merck Coca-Cola McDonald’s Hewlett-Packard Wal-Mart Stores 97,4 96,3 80,0 76,1 62,4 48,6 46,1 45,6 41,9 39,2 15,4 13,7 12,2 0,0 3,0 3,0 4,5 4,5 4,5 7,5 6,0 12,0 15,5 11,0 15,5 14,0 37,0 39,0 1.8. Lạm phát Trong môi trường lạm phát, doanh nghiệp có thể buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để:  Duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình  Để duy trì vị thế vốn luân chuyển giống như trước khi lạm phát. 1.9. Các ưu tiên của cổ đông  Trong một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông, ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông.  Đối với một doanh nghiệp lớn có cổ phần được nắm giữ rộng rãi, giám đốc tài chính hầu như không thể tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chính sách cổ tức. 1.10.Bảo vệ chống lại loãng giá  Nếu doanh nghiệp chấp nhận chi trả cổ tức với tỷ lệ lớn, thì khi cần huy động vốn cổ phần để đầu tư vào các dự án có tiềm năng sinh lời, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán cổ phần mới.  Nếu các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp không mua hay không thể mua một tỷ lệ cân xứng cổ phần mới phát hành, quyền lợi chủ sở hữu theo phần trăm của họ trong doanh nghiệp bị loãng. I.2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC  Tỷ lệ chi trả tùy thuộc tình hình lợi nhuận của Công ty. 2.1. Chi trả cổ tức bằng tiền mặt  Công ty sẽ chi trả cho cổ đông một số tiền theo tỷ lệ chi trả % trên mệnh giá cổ phiếu.  Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán, tức giảm nguồn vốn chủ sở hữu. 2.2. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu I.2.CÁC PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC Trả cổ tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống. Trong khi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và lợi nhuận chưa phân phối giảm xuống, trong khi đó tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần. 2.2. Chi trả cổ tức bằng tài sản I.2.CÁC PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn. 2.3. Chi trả cổ tức kết hợp giữa tiền mặt và cổ phiếu phát hành thêm. I.2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC Nhận xét Các cổ đông thường ưa thích phương thức chi trả cổ tức nào hơn ? Nhà đầu tư tổ chức Nhà đầu tư cá nhân  Đối với nhà đầu tư tổ chức : I.2.CÁC PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC  Đối với nhà đầu tư cá nhân : tùy thuộc vào sở thích tâm lý của từng người và tình hình thị trường. + Khi thị trường tăng trưởng nóng thì đa số các nhà đầu tư cá nhân muốn được trả cổ tức bằng cổ phiếu hơn. + Khi thị trường sụt giảm ảm đạm thì đa số các nhà đầu tư lại thích được chi trả cổ tức bằng tiền mặt vì được cầm tiền mặt họ thấy yên tâm hơn. Cổ tức được trả dưới hình thức nào không quan trọng bằng việc công ty mà họ đầu tư có tăng trưởng được như họ kỳ vọng hay không. I.3. QUÁ TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC  Ngày công bố cổ tức (dividend declaration date): là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, công ty thông tin đến cho cổ đông là mức cổ tức là tăng, giảm, hay vẫn ổn định. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà thường trên thị trường phản ứng sẽ xuất hiện rất rõ. Các công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý. Trong khi các công ty tại quốc gia khác thì thường trả cổ tức 2 lần/năm hay 1 lần/năm. Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản trị và sau đó được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. Có vài mốc thời gian chính sau: I.3. QUÁ TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC  Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền (ex-dividend date): là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức. Sau ngày này, nhà đầu tư mua cổ phiếu thì sẽ không được hưởng cổ tức. Giá tham chiếu của cổ phiếu sau ngày này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính bằng giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức. Ptc = Pt-1 – Div (1.3) trong đó: Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền; Pt-1 : giá chứng khoán của phiên giao dịch trước; Div: giá trị cổ tức I.3. QUÁ TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC I.3. QUÁ TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC  Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng (holder-of-record date): là ngày công ty khóa sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền.  Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông). I.4.CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CÓ LÀM TĂNG GIÁ TRỊ DN HAY KHÔNG  Chúng ta từng thấy rằng: tăng lên trong cổ tức thể hiện sự lạc quan của nhà quản trị về lợi nhận và do đó tác động đến giá cổ phần.  Như vậy, quyết định cổ tức có làm thay đổi giá trị cổ phần hay không? Hay chỉ cung cấp tín hiệu cho giá trị cổ phần. 4.1. Các tranh luận về chính sách cổ tức  Trường phái hữu khuynh bảo thủ: cho rằng một sự gia tăng trong chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.  Trường phái tả khuynh cấp tiến: thì lại cho rằng một gia tăng trong chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp.  Trường phái trung dung: cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Với giả định sau. 4.1. Các tranh luận về chính sách cổ tức Thị trường hoàn hảo:  Không có thuế; không có chi phí giao dịch.  Không có chi phí phát hành; Không có chi phí môi giới.  Nội dung hàm chứa thông tin; Sự hiện hữu của một chính sách đầu tư cố định.  Các tác động phát tín hiệu; Hiệu ứng khách hàng. 4.1. Các tranh luận về chính sách cổ tức Lý thuyết MM  Cố định quyết định đầu tư và quyết định tài trợ (100%VCP)  DN thừa tiền thì mua lại cổ phần.  DN thiếu tiền thì phát hành cổ phần  Đối với nhà đầu tư không đánh giá cao việc DN chi trả cổ tức cao hơn vì nếu DN không chi trả cổ tức thì nhà đầu tư vẫn làm được bằng cách bán bớt cổ phần để thu tiền mặt 4.1. Chính sách cổ tức ko tác động đến giá trị doanh nghiệp Trước khi chia cổ tức Sau khi chia cổ tức Tổng số cổ phần Tổng số cổ phần Doanh nghiệp này chi trả cổ tức bằng một phần ba giá trị của nó và huy động tiền bằng cách bán cổ phần mới trước và… Giá trị mỗi cp …sau khi chia cổ tức Cổ đông mới Cổ đông cũ  Có “sự dịch chuyển giá trị” từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.  Trị giá của cổ phần mới ít hơn so với trước khi có thông báo thay đổi cổ tức.  Cổ đông cũ sẽ chịu một khoản lỗ vốn trên cổ phần của mình.  Phần lỗ vốn này được bù trừ bằng cổ tức tiền mặt mà họ nhận được 3.1. Các tranh luận về chính sách cổ tức 4.1. Chính sách cổ tức ko tác động đến giá trị doanh nghiệp 3.1. Các tranh luận về chính sách cổ tức Chúng ta xem xét bảng cân đối của DNA theo giá thị trường ________________________________________________ Tiền mặt (cho đầu tư) 1.000 Nợ 0 Tài sản cố định 9.000 Vốn cổ phần 10.000+NPV Cơ hội đầu tư NPV (yêu cầu vốn đầu tư 1.000) Tổng tài sản 10.000+NPV Giá trị của DN 10.000+NPV ________________________________________________ 4.1. Chính sách cổ tức ko tác động đến giá trị doanh nghiệp 3.1. Các tranh luận về chính sách cổ tức Giá trị CP của cổ đông cũ = giá trị DN – giá trị CP mới = 10.000 + NPV - 1.000 = 9.000 + NPV Như vậy, các cổ đông cũ sẽ nhận 1.000 cổ tức tiền mặt và chịu một khoản lỗ vốn 1.000 hay chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Sau khi chi trả cổ tức 4.1. Chính sách cổ tức ko tác động đến giá trị doanh nghiệp 4.2.Tính toán giá cổ phần Chúng ta giả định các cổ phần mới của DNA sẽ được bán với giá hợp lý, nhưng giá đó sẽ là bao nhiêu và có bao nhiêu cổ phần được phát hành? Ví dụ: Trước khi chi trả cổ tức Sau khi chi trả cổ tức Số cổ phần: 1.000 Dự án có NPV: 2.000 Giá trị của số cp cũ: 10.000+NPV=12.000 9.000+NPV=11.000 Giá trị mỗi cổ phần: 12.000/1.000=12 11.000/1.000=11 Sau khi chia cổ tức giá cổ phần cũ giảm 1. Còn đối với cổ phần mới thì cũng phải bán với giá tương tự như cổ phần cũ, tức là cổ phần mới phải được định giá 11. Số lượng cổ phần mà DNA phát hành để huy động 1.000 tiền mặt là 1.000/11=91cp. 4.3. Mua lại cổ phần  TH1: DNA không đầu tư dự án mới và 1.000 dành cho đầu tư sẽ được chi trả cổ tức. Giá cổ phần trước khi chi trả cổ tức: 10.000/1.000=10 và sau khi chi trả cổ tức: 9.000/1.000=9  TH2: DNA sử dụng 1.000 để mua lại cổ phần thì sẽ mua được 100cp(1.000/10). Khi đó mỗi cổ phần của DNA vẫn 10(9.000/900).  Như vậy, với hành động chuyển dịch từ cổ tức tiền mặt sang mua lại cổ phần không ảnh hưởng đến sự giàu có của các cổ đông. 4.4. Mua lại cổ phần và định giá  Cty X có 100cp đang lưu hành, lợi nhuận 1.000/1năm, tất cả được chi trả cổ tức. Như vậy cổ tức cho mỗi cổ phần 10(1.000/100). Giả sử tỷ suất sinh lợi là 10%. Giá trị mỗi cổ phần: 10/10%=100. Tổng giá thị trường của cổ phần là 10.000.  Giả sử DN không chi trả cổ tức tiền mặt năm thứ nhất mà doanh nghiệp sẽ chi ra số tiền tương tự để mua lại cổ phần của chính mình trên thị trường mở. Tổng dòng tiền dự kiến cho các cổ đông (cổ tức và tiền mặt từ mua lại cổ phần) không thay đổi ở mức 1.000. Vì thế tổng giá trị của cổ phần cũng duy trì ở mức 1.000/0.1=10.000. 4.4. Mua lại cổ phần và định giá  Nếu các cổ đông bán cổ phần của họ cho DN, họ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi 10% trên đầu tư của mình. Giả sử 110, khi đó DN sẽ mua được 1.000/110=9.09cp. DN khởi sự với 100cp, mua lại 9.09cp, do đó còn lại 90.91cp được lưu hành. Mỗi cổ phần nhận được cổ tức là 1.000/90.91=11. giá trị của mỗi cổ phần 11/(1+0.1)x0.1=100. Như vậy trong số cổ phần đang lưu hành ngày hôm nay nhà đầu tư không nhận được cổ tức năm thứ nhất nhưng bù lại họ sẽ nhận được 11 cổ tức 1 năm sau đó. Như vậy,  Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì giá trị DN không chịu tác động bởi quyết định mua lại cổ phần.  Khi định giá vốn cổ phần, bạn cần phải đưa vào 2 yếu tố: tiền mặt chi trả với tư cách là cổ tức, tiền mặt được sử dụng để mua lại cổ phần.  Khi tính toán dòng tiền mỗi cổ phần, chúng ta cân nhắc cả hai yếu tố: cổ tức dự kiến mỗi cổ phần và tiền mặt nhận được từ việc mua lại cổ phần (nếu bạn bán cổ phần của bạn thì sẽ không nhận được cổ tức)  Một DN mua lại cổ phần thay vì chia cổ tức sẽ làm giảm số lượng cổ phần lưu hành nhưng lại tạo ra hiệu ứng bù trừ bằng một sự tăng lên trong lợi nhuận và cổ tức mỗi cổ phần. 4.4. Mua lại cổ phần và định giá 4.5.Thuế và trường phái cấp tiến cách tả  Nếu cổ tức bị đánh thuế cao hơn lãi vốn, DN sẽ chi trả tiền mặt thấp nhất. Tiền mặt có sẵn sẽ được giữ lại hoặc để mua cổ phần.  Bằng cách dịch chuyển các chính sách phân phối này, các DN có thể chuyển hóa cổ tức thành lãi vốn. Cho ra kết quả thuế thấp hơn thì DN sẽ được hoan nghênh bởi các nhà đầu tư trả thuế. 4.5. Thuế và trường phái cấp tiến cách tả Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B _________________________________________________________________ Giá cổ phần của năm tới 112.50 102.50 Cổ tức 0 10 Tổng thành quả trước thuế 112.50 112.50 Giá cổ phần hôm nay 100 96.67 Lãi vốn 12.50 5.83 Tỷ suất sinh lợi trước thuế 12.5 16.4(15.83/96.67) Thuế đánh trên cổ tức (50%) 0 10*0.5=5 Thuế đánh trên lãi vốn (20%) 2.5 5.83*0.2=1.17 Tổng thu nhập sau thuế 10 9.66 Tỷ suất sinh lợi sau thuế 10% 9.66/96.67=10%  Cổ phần B bán với giá thấp hơn cổ phần A và do đó tạo tỷ suất sinh lợi trước thuế cao hơn.  Các nhà đầu tư thích A bởi vì tỷ suất sinh lợi đến dưới hình thức lãi vốn.  Sự khác biệt giá cổ phần A và B chính là hiện giá của thuế tăng thêm mà nhà đầu tư phải trả nếu mua B 4.5. Thuế và trường phái cấp tiến cách tả Nếu cổ tức chịu thuế cao hơn lãi vốn thì tại sao các DN luôn chi trả cổ tức bằng tiền mặt?  Trường phái cánh tả yêu cầu chi trả cổ tức thấp hoặc thậm chí không chi trả cổ tức. Tuy nhiên, nếu không chi trả cổ tức thường xuyên sẽ bị cơ quan thuế phát hiện.  Họ khẳng định nếu DN chi trả cổ tức thì sau đó sẽ phát hành cổ phần. Nếu phát hành cổ phần thì DN phải cắt giảm cổ tức đến điểm mà ít nhất tại đó việc phát hành cổ phần là không cần thiết.  Chính sách này không những tiết kiệm thuế cho các cổ đông mà còn tránh được các chi phí giao dịch khi phát hành cổ phần. 4.5. Thuế và trường phái cấp tiến cách tả 4.5. Thuế và trường phái cấp tiến cách tả Bằng chứng thực nghiệm về cổ tức và thuế  Khó có thể phủ định rằng thuế rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Ví như thị trường trái phiếu.  Nếu sự gia tăng không dự kiến trước trong lợi nhuận là nguyên nhân làm gia tăng giá cổ phần thì chúng ta nhận thấy rằng “tỷ suất cổ tức” thực đi kèm với “tỷ suất sinh lợi” cao.  Nếu các cổ đông có thể chuyển đổi cổ phần tự do lẫn nhau vào lúc chi trả cổ tức thì rất khó trong việc đánh giá mối quan hệ giữa tỷ suất cổ tức và tỷ suất sinh lợi mong đợi . Như vậy, để đánh giá hiệu quả của chính sách cổ tức, chúng ta cần đánh giá cổ tức mà các nhà đầu tư kỳ vọng  Đạo luật cải cách thuế năm 1986 đã cân bằng thuế suất trên cổ tức và lãi vốn.  Thuế đánh trên cổ tức phải nộp ngay lập tức nhưng thuế đánh trên lãi vốn có thể được hoãn cho đến khi bán cổ phần và nhận được lãi vốn. Cổ đông có quyền lựa chọn khi nào nên bán cổ phần. Thời gian chờ đợi càng dài thì hiện giá của nghĩa vụ thuế đánh trên lãi vốn càng thấp  Mặc dù cổ tức tác động đến nghĩa vụ thuế của các cổ đông nhưng chúng không làm thay đổi các khoản thuế mà chính doanh nghiệp phải trả.  Lãi vốn có ưu thế đối với nhiều nhà đầu tư nhưng vẫn ít hơn so với trước khi có đạo luật cải cách thuế 1986. Vì thế làm giảm giá trị nghiên cứu của trường phái cánh tả 4.5 Thuế và trường phái cấp tiến cách tả Bằng chứng thực nghiệm về cổ tức và thuế 4.6. Lập luận của trường phái trung dung  Nếu tất cả khách hàng đều thỏa mãn với yêu cầu của họ về chi trả cổ tức thì sẽ không tác động đến giá và tỷ suất sinh lợi.  Nếu trường phái trung dung đúng, chúng ta không nên kỳ vọng quan sát bất kỳ quan hệ tổng quát giữa chính sách cổ tức và giá thị trường.  Họ nhấn mạnh rằng các DN không nên chi trả cổ tức hào phóng trừ phi họ tin rằng các nhà đầu tư muốn như thế.  Họ cho rằng có nhiều kẻ hở trong hệ thống thuế đẻ các cổ đông có thể sử dụng tránh chi trả thuế trên cổ tức  Chúng ta có thể nhận được một số chứng cứ từ các quốc gia thay đổi thuế suất đánh trên cổ tức và lãi vốn. 4.6. Lập luận của trường phái trung dung Tại Mỹ: Tỷ suất sinh lợi các cổ đông ở Mỹ chịu thuế gấp đôi, họ sẽ chịu thuế ở cấp DN (thuế TNDN) và thuế đánh trên lãi vốn các cổ đông. Ví dụ: ___________________________________________________ Thuế suất thuế thu nhập 0% 39,6% ___________________________________________________ Thu nhập họat động 100 100 Thuế TNDN (Tc=35%) 35 35 TN sau thuế (chi trả cổ tức) 65 65 Thuế thu nhập 0 25.7 Thu nhập cổ đông 65 39.3 4.6. Lập luận của trường phái trung dung Tại Úc: cổ đông bị đánh thuế trên cổ tức và được khấu trừ vào hóa đơn tính thuế cổ tức phần thuế thu nhập DN của họ mà doanh nghiệp đã đóng. Minh họa: ______________________________________________________________ Thuế suất thuế thu nhập 15% 33% 47% _____________________________________________________________ Thu nhập hoạt động 100 100 100 Thuế TNDN (Tc=33%) 33 33 33 Thu nhập sau thuế 67 67 67 Cổ tức gộp 100 100 100 Thuế thu nhập 15 33 47 Khấu trừ thuế đối với chi trả của dn -33 -33 -33 Nghĩa vụ thuế của các cổ đông -18 0 14 Thu nhập cho cổ đông 85 67 53 ____________________________________________________________ 4.7.Tranh luận của MM và các phản biện MM cho rằng giá trị một doanh nghiệp chỉ do các quyết định đầu tư ấn định và tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ là một chi tiết. Tuy nhiên phải dựa trên một số giả định như sau:  Không có thuế  Không có chi phí giao dịch  Không có chi phí phát hành  Sự hiện hữu của một chính sách đầu tư cố định 4.7.1. Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp  Nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá cả cổ phần, chứ không phải mô hình chi trả cổ tức.  Các thay đổi trong cổ tức được coi như cung cấp các tín hiệu rõ ràng về triển vọng trong tương lai của công ty  Hiệu ứng khách hàng. MM cho rằng sự hiện diện của các khách hàng, các nhà đầu tư ưu thích chính sách cổ tức của một doanh nghiệp nào đó sẽ không có tác động trên giá trị cổ phần 4.7.2.Các lập luận chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp  Các cổ đông không thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai.  Nếu bỏ qua giả định không có chi phí giao dịch, các nhà đầu tư sẽ phải bận tâm họ sẽ nhận được cổ tức tiền mặt hay lãi vốn.  Việc bỏ giả định không thuế cũng sẽ có tác động đến cổ đông, vì lãi vốn không chịu thuế cho đến khi bán cổ phần.  Sự hiện diện của chi phí phát hành cũng có khuynh hướng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn  Việc chi trả cổ tức có thể làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban điều hành II.GIỚI THIỆU THUẾ TNCN ĐÁNH TRÊN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.  Cá nhân cư trú là người đáp ứng một số điều kiện sau đây:  Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.  Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.  Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện nêu trên. II.1.Quy định chung về đối tượng nộp thuế: II.2.Thuế suất, cách tính thuế trên cổ tức và lãi vốn Đối với thu nhập từ đầu tư vốn (cổ tức) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (5%) (Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú) Đối với lãi vốn Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%) (Chỉ đối với cá nhân là cư trú) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất (0.1%) (Đối với cá nhân cư trú và không cư trú) III.CÁCH XÁC ĐỊNH LÃI VỐN III.1.Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.  Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.  Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng III.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp 1.1.Giá chuyển nhượng Giá mua của phần vốn góp được xác định đối với từng trường hợp như sau:  Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.  Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp III.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp 1.2.Giá mua Được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn: là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định. Cụ thể như sau:  Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;  Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng;  Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. III.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp 1.3. Các chi phí liên quan  Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật 1.4. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế III.2. Đối với chuyển nhượng chứng khoán Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. 2.1.Giá bán chứng khoán được xác định như sau  Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố.  Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.  Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán. 2.2.Giá mua chứng khoán được xác định như sau  Đối với chứng khoán niêm yết: giá mua CK là giá thực mua tại Sở giao dịch CK, Trung tâm giao dịch CK  Đối với CK của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch CK thì giá mua CK là giá thực tế mua tại Trung tâm giao dịch CK.  Đối với CK mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá.  Đối với CK không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá mua CK là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có CK tại thời điểm mua. 2.3.Các chi phí hợp lệ Là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:  Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;  Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng;  Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán;  Phí uỷ thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác;  Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh 2.4. Đăng ký phương pháp nộp thuế Theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau:  Năm 2009: cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009.  Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước.  Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế.  Thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định.  Việc áp dụng thuế suất 20% phải tính trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch. 3. Những bất cập trong việc xác định lãi vốn  Trên sàn giao dịch CK, nhiều CP có giá thấp hơn mệnh giá, ngoài OTC cũng vậy. Lấy giá sổ sách kế toán để làm căn cứ là không hiện thực, bởi giá này cũng xê dịch, phụ thuộc vào hiệu quả làm ăn của công ty (có DN lỗ, mất hết cả vốn,…) thì việc xác định được giá trị sổ sách là hết sức khó khăn. VD Cổ phiếu ngân hàng X đang được mua bán OTC với giá 9.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá trị sổ sách là 12.000 đồng. Nhà đầu tư ghi giá mua bán trên hợp đồng là 9.000 đồng/cổ phiếu, sẽ không được cơ quan hành thu chấp nhận. Giá áp để tính thuế sẽ là 12.000 đồng/CP, hoàn toàn không thực tế.  Việc cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng phần vốn góp trong hợp đồng không phù hợp, sẽ dễ làm phát sinh tiêu cực. Ai dám đảm bảo cán bộ thu thuế 100% liêm khiết và không xảy ra trường hợp cán bộ thuế thông đồng với nhà đầu tư để đưa ra một mức giá chuyển nhượng có lợi cho cả đôi bên, mà chỉ ngân sách nhà nước thiệt?  Đối với chi phí môi giới CK, nếu mua bán CK niêm yết còn có chứng từ pháp lý, nhưng nếu mua bán trên thị trường phi tập trung thì không thể có. Các khoản chi phí mua thông tin, chi phí đào tạo, chi phí vay vốn, đi lại ăn ở trong quá trình đầu tư,... đều là những khoản không thể xác định bằng chứng từ. 3. Những bất cập trong việc xác định lãi vốn IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN Theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì các khoản chi trả cổ tức bằng tiền hay chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đều là đối tượng chịu thuế TNCN, do vậy việc xây dựng cơ chế tổ chức hợp lý là nội dung mà các doanh nghiệp (DN) phải nghiên cứu. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cố tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Bên cạnh đó các khoản thu nhập giữ lại không bị tính thuế sẽ là cơ hội cho các DN sử dụng khoản thu nhập này để tái đầu tư  Chi trả cổ tức bằng tiền mặt  Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu  Chi trả cổ tức vừa bằng tiền mặt vừa bằng cổ phiếu DN có thể thực hiện các hình thức chi trả cổ tức như:  Với thuế suất đánh trên cổ tức là 5%, đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuế suất là 0,1% trên giá bán, thuế suất trên lãi vốn là 20% và thuế suất thuế thu nhập DN là 25%. Đây là những vấn đề mà các DN cần quan tâm trong thời gian tới khi thực hiện chính sách cổ tức của mình, làm sao để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp đồng thời làm gia tăng lợi ích của cổ đông. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN Ta xét thu nhập hoạt động DN 1$ (USD) DN có vay nợ DN ko vay nợ EBIT Lãi vay EBT Thuế TNDN EAT Thuế TNCN 1 R 1 – R Tc (EBIT–R)(1–Tc) Tp và Tpe 1 0 1 Tc EBIT ( 1- Tc) Tpe TN:CĐ + TC R(1-Tp)+EBIT(1-R)(1-Tc)(1-Tpe) EBIT(1-Tc)(1-Tpe) IV.ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC & LÃI VỐN IV.1. TH tất cả lợi nhuận từ vốn cổ phần đều là cổ tức nghĩa là DN sẽ dùng tất cả lợi nhuận chia cho cổ đông. Khi đó Tp = Tpe = 5%. DN có vay nợ DN ko vay nợ EBIT Lãi vay (10%) EBT Thuế TNDN(25%) EAT Thuế TNCN (Tp = Tpe = 5%) 1500 5000*0.1 = 500 1000 1000*0.25 = 250 750 (500 + 750)*0.05 = 62.5 1500 0 1500 1500*0.25 = 375 1125 1125*0.25 = 56.25 TN:CĐ + TC (500 + 750) – 62.5 = 1187.5 1125 – 56.25 = 1068.75 Ta xét ví dụ 1: DN A có số cổ phần là 1.000, giá 1 cổ phiếu là 10 $, giá trị thị trường là 10.000 $. Giả sử DN A có vay từ chứng khoán nợ:5.000$ $.  Theo VD 1 thì cấu trúc DN vay nợ sẽ có lợi hơn cho trái chủ và cổ đông. Và đây là chính sách DN chia cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức này chuyển giao giá trị kinh tế từ DN cho các cổ đông thay vì DN sử dụng số tiền đó cho hoạt động tái đầu tư của mình.  Tuy nhiên, điều này gây ra một sự giảm mạnh trong giá cổ phần của DN một lượng đúng bằng cổ tức được chia. Nhưng ưu điểm của chi trả cổ tức bằng tiền mặt là tính thanh khoản cao và khi nhận được tiền mặt thì cổ đông có thể dùng nó để tái đầu tư vào công ty thông qua các dự án tái đầu tư từ cổ tức. IV.ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN DN có vay nợ DN ko vay nợ EBIT Lãi vay (10%) EBT Thuế TNDN(25%) EAT Thuế TNCN (Tp=5%,Tpe = 20%) 1500 500 1000 1000*0.25 = 250 750 500*0.05 +750*0.2 = 175 1500 0 1500 1500*0.25 = 375 1125 1125*0.2 = 225 TN:CĐ + TC (500 + 750) – 175 = 1075 1125 – 225 = 900 Sử dụng số liệu ở ví dụ 1,TH này LN là lãi vốn và Tpe = 20%; Tp = 5% ; Tc = 25% IV.2. Đối với chính sách DN không chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư hoặc mua lại cổ phần.  Ở đây giả dụ là LN của DN nếu không chia cổ tức thì LN DN giữ lại chính là lãi vốn mà cổ đông sẽ nhận được.  Với chính sách DN không chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại thì DN có sử dụng vay nợ vẫn tốt hơn DN không vay nợ, nhưng so với chính sách chia cổ tức bằng tiền từ ví dụ 1 ta thấy chính sách này nhà nhà đầu tư thu được lợi nhuận ít hơn vì thuế suất đánh trên lãi vốn cao hơn so với thuế suất đánh trên cổ tức. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN  Cũng giống như chi cổ tức bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phần không làm tăng giá trị của DN. Mà cổ tức bằng cổ phần là một sự gia tăng một lượng cổ phần của DN với các cổ phần mới được chia cho các cổ đông. Ví dụ 2: một DN quyết định chính sách chi trả cổ tức 5% nó sẽ gia tăng số lượng cổ phần lên 5%. Nếu DN có 1 triệu cổ phần có nghĩa là DN sẽ có thêm 50.000 cổ phần nữa. Nếu giá của một cổ phần lúc đầu là 10 $ thì giá trị DN sẽ là: 10 triệu $. Sau khi cổ tức bằng cổ phần được chia thì giá trị DN vẫn như cũ, nhưng giá trị mỗi cổ phần giảm xuống còn 9,524 $ (10 triệu $/1.050.000cp) để điều chỉnh cho khoản cổ tức mới được chia. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN IV.3. DN sử dụng chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu  Theo quy định tại khoản 2 điều 6, Luật thuế TNCN thì cổ tức nhận được bằng CP phải quy đổi ra tiền theo giá trị thị trường của CP tại thời điểm cổ đông nhận chi trả.  Giả định nếu cổ đông không thực hiện bán CP mà giữ lại thì việc chi trả cổ tức bằng CP sẽ làm giảm lợi ích của cổ đông, cụ thể là sẽ chịu 5% thuế suất trên cổ tức đó và sau này khi bán số cổ tức đó vẫn phải đóng thêm thuế suất 20% trên lãi vốn đó hoặc 0,1% trên giá chuyển nhượng IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TNCN ĐẾN CỔ TỨC VÀ LÃI VỐN 1. LỢI ÍCH MANG LẠI Chi trả cổ tức bằng tiền mặt đang diễn ra “rầm rộ” và được các nhà đầu tư hưởng ứng để tránh thuế  Trường hợp tỷ lệ chi trả cổ tức được công bố ở mức rất cao như 30% của NHC, 20% của ACL (tính cả lần tạm ứng cổ tức trước đó thì tổng mức trả cổ tức lên tới 35%), 25% của ACB, GIL 25%,...  Nhìn vào tỷ lệ cổ tức được chia trên LN sau thuế, tại một số DN tỷ lệ cổ tức công bố chiếm tới 68% lợi nhuận sau thuế của 3 quý đầu năm 2008. V. Công ty có nên trả cổ tức cao để giảm mức thuế cho cổ đông không? Chia cổ tức bằng cổ phiếu để tránh thuế 1. LỢI ÍCH MANG LẠI  Để tránh thuế thu nhập, cổ đông có thể tự tạo cổ tức tiền mặt bằng bán cổ phiếu được chia trước ngày 1/1/2009. Mục tiêu của DN là hỗ trợ cổ đông tránh thuế thu nhập trong khi vẫn giữ lại được nguồn lợi nhuận để tái đầu tư SXKD. 2. CÁC BẤT LỢI  Việc chia cổ tức cao như vậy có phải là DN đang hoạt động tốt và muốn chia sẻ kết quả kinh doanh với cổ đông hay chỉ là để chạy thuế?  Có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động SXKD của DN trong tương lai khi chia cổ tức cao?  Tăng tỷ lệ cổ tức là tín hiệu xấu cho biết DN không thấy được bất kỳ dự án tiềm năng nào trong tương lai 2. CÁC BẤT LỢI  Chi trả cổ tức cao không đồng nghĩa với việc làm cho DN phát triển lớn mạnh và tăng giá trị cổ phiếu trong tương lai  Trả cổ tức cao chỉ để chạy thuế  ảnh hưởng đến nguồn vốn KD trong tương lai.Nhiều DN hiện nay có chỉ số nơ/vốn chủ sở hữu cao trên 150% nhưng vẫn tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao  Tăng rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính của doanh nghiệp 2. CÁC BẤT LỢI Tuy nhiên có thể gây ra hiện tượng “pha loãng” và tác động không tốt tới giá cổ phiếu.  Như vậy, việc chia cổ tức cao của các DN phải xuất phát từ kết quả hoạt động KD hiệu quả cũng như bản chất ngành nghề của DN đó. Công ty có nên trả cổ tức cao để giảm mức thuế cho cổ đông không?  Một DN có lợi nhuận trong năm cao, đòn bẩy tài chính ở mức an toàn, dòng tiền tự do ổn định hoàn toàn có quyền và nên chia sẻ thành công đó với cổ đông qua việc trả cổ tức. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_13_chinhsachcotuc_ltmm_2014.pdf