Tài chính doanh nghiệp - Chương 5: Lý thuyết và chính sách tiền tệ
Độ trễ nhận biết là khoảng trễ giữa thời điểm phát
sinh vấn đề và thời điểm nó được phát hiện
Độ trễ thực thi là khoảng trễ giữa thời điểm một vấn
đề nghiệm trọng được ghi nhận và thời điểm
NHTW thực thi chính sách để giải quyết nó
Độ trễ tác động là khoảng trễ giữa thời điểm chính
sách được thực thi và thời điểm chính sách có tác
động toàn diện lên nền kinh tế
28 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 5: Lý thuyết và chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
Lý thuyết và Chính sách Tiền tệ
[2]
Các lý thuyết tiền tệ
Những đánh đổi của NHTW
Các chỉ số kinh tế được NHTW theo dõi
Độ trễ trong chính sách tiền tệ
Đánh giá tác động của CSTT
Phối hợp CSTT và CSTK
Cấu trúc chương
[3]
Lý thuyết Keynesian thuần túy
Được phát triển bởi John Maynard Keynes
Theo đó NHTW có thể tác động vào mối tương quan giữ
cầu tiền và cung tiền để thay đổi:
Lãi suất
Tổng chi tiêu
Tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tiền tệ
[4]
Lý thuyết Keynesian thuần túy (cont’d)
Có thể giải thích qua lý thuyết quỹ khả dụng
Cung cầu quỹ khả dụng quyết định lãi suất cân bằng (Chương 2)
Đường đầu tư của doanh nghiệp thể hiện quan hệ ngược chiều
giữa lãi suất của quỹ khả dụng và mức độ đầu tư của DN.
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[5]
Lý thuyết Keynesian thuần túy (cont’d)
Điều chỉnh nền kinh tế yếu
NHTW sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để tăng cung tiền
Mức cung tiền tăng làm giảm lãi suất
Lãi suất giảm kích thích vay và tiêu dùng
Lý thuyết Keynesian cổ vũ vai trò tích cực của chính phủ trong
việc điều chỉnh các vấn đề của nền kinh tế
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[6]
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
S2
Correcting a Weak Economy
D1
i2
i1
S1
Demand and Supply of Loanable Funds Business Investment Schedule
i1
i2
B1 B2
[7]
Lý thuyết Keynesian thuần túy (cont’d)
Điều chỉnh mức lạm phát cao
NHTW bán các chứng khoán Chính phủ (giảm cung tiền)
Mức cung tiền thấp hơn làm giảm mức chi tiêu
Mức chi tiêu thấp hơn làm tăng trưởng kinh tế chậm lại và làm
giảm áp lực lạm phát (cầu kéo)
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[8]
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
S1
Correcting High Inflation
D1
i1
i2
S2
Demand and Supply of Loanable Funds Business Investment Schedule
i2
i1
B2 B1
[9]
Lý thuyết Keynesian thuần túy (cont’d)
Tác động của suy thoái tín dụng (credit crunch) lên chính
sách kích thích kinh tế
Tác động kinh tế của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào mong
muốn cho vay quỹ của các ngân hàng
Nếu mặc dù các chính sách kích thích đã được tung ra mà các
ngân hàng vẫn không mở rộng tín dụng, khi đó kết quả là một
đợt suy thoái tín dụng.
Suy thoái tín dụng làm cho người đi vay không tiếp cận được
vốn vay, khiến chính sách kích thích kinh tế kém hiệu quả.
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[10]
Lý thuyết Lượng tiền (Quantity Theory) và cách tiếp
cận của trường phái Tiền tệ (Monetarist)
Lý thuyết lượng tiền nêu mối quan hệ giữa lượng cung tiền và
mức độ các hoạt động kinh tế trong phương trình:
Tốc độ (Velocity) là số lần trung bình mỗi đô la được chuyển tay
trong một năm
Vế phải của phương trình là tổng giá trị sản phẩm dịch vụ của một
năm
Nếu V là hằng số, một sự thay đổi trong cung tiền sẽ tạo ra sự thay
đổi có thể đoán được trong tổng giá trị hàng hóa dịch vụ
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
QPMV G
[11]
Lý thuyết Lượng tiền (Quantity Theory) và cách tiếp
cận của trường phái Tiền tệ (Monetarist) (cont’d)
Dạng thức ban đầu giả định Q là hằng số
Do đó kết luận có mối quan hệ trực tiếp giữa cung tiền và giá cả
Trong lý thuyết lượng tiền hiện đại, giả định Q là hằng số
đã được bỏ đi
Mối quan hệ trực tiếp lúc này chỉ là giữa cung tiền và giá trị sản
phẩm dịch vụ
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[12]
Lý thuyết Lượng tiền (Quantity Theory) và cách tiếp
cận của trường phái Tiền tệ (Monetarist) (cont’d)
Tốc độ đại biểu cho tỷ lệ tiền so với giá trị sản lượng danh
nghĩa
Tốc độ bị tác động bởi bất cứ nhân tố nào ảnh hưởng tới
tỷ lệ này:
Mô hình thu nhập
Những nhân tố làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ tiền so với thu nhập
của các hộ gia đình
Thẻ tín dụng
Kỳ vọng về lạm phát
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[13]
So sánh trường phái Tiền tệ và Keynesian
Trường phái Tiền tệ chủ trương tăng trưởng cung tiền
một cách chậm rãi, ổn định
Cho phép các vấn đề kinh tế có thể tự điều chỉnh
Trường phái Keynesian chủ trương nới lỏng chính sách
tiền tệ để xử lý suy thoái
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[14]
So sánh trường phái Tiền tệ và Keynesian (cont’d)
Trường phái tiền tệ chú trọng vào việc duy trì lạm phát
thấp và sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Trường phái Keynesian chú trọng vào việc duy trì thất
nghiệp thấp và sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ lạm phát do
chính sách kích thích kinh tế tạo ra
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[15]
Lý thuyết Kỳ vọng hợp lý (Rational Expectations)
Công chúng cân nhắc tất cả các thông tin hiện hữu khi
thiết đặt các kỳ vọng cho mình
Theo đó hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ sử dụng tác
động quá khứ của chính sách tiền tệ để dự đoán tác động
của chính sách hiện hữu, và dựa vào đó để ra quyết định
Để tránh lạm phát, hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn khi có chính
sách tiền tệ nới lỏng
Khi chính sách tiền tệ nới lỏng doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều
hơn để tránh chi phí gia tăng
Các thành viên thị trường lao động sẽ thỏa thuận mức lương
cao hơn
Ủng hộ quan điểm của trường phái Tiền tệ, cho rằng các
thay đổi trong chính sách tiền tệ không có tác dụng lâu
dài đối với nền kinh tế
Lý thuyết tiền tệ (cont’d)
[16]
Về mặt lý tưởng, NHTW muốn có đồng thời
Lạm phát thấp
Tăng trưởng GDP ổn định
Thất nghiệp thấp
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là ngược
chiều
Đường cong Phillips
Một chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm lạm phát
nhưng làm tăng thất nghiệp và ngược lại
Những đánh đổi của NHTW
[17]
Tác động khác lên sự đánh đổi
Những yếu tố chi phí như chi phí năng lượng và chi phí
bảo hiểm có thể tác động tới sự đánh đổi
Khi cả lạm phát và thất nghiệp đều ở mức cao, NHTW có
thể không đạt được sự đồng thuận nên lựa chọn loại
chính sách tiền tệ nào
Những đánh đổi của NHTW (cont’d)
[18]
Những chỉ số tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Đo lường tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ được tạo ra
Được đo lường hàng tháng
Là chỉ số trực tiếp nhất phản ánh tăng trưởng kinh tế
Mức sản xuất
Mức sản xuất cao thể hiện một nền kinh tế tăng trưởng tốt và
có nhu cầu lao động cao
Các chỉ số kinh tế được NHTW theo dõi
[19]
Những chỉ số tăng trưởng kinh tế (cont’d)
Thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập các doanh nghiệp và cá nhân tạo ra
Cầu cao đối với hàng hóa dịch vụ tạo ra lượng thu nhập lớn
Tỷ lệ thất nghiệp
Không phản ánh chính xác mức độ tăng trưởng kinh tế
Có thể suy giảm trong điều kiện kinh tế tăng trưởng kém nếu
vẫn có việc làm mới được tạo ra
Các chỉ số kinh tế được NHTW theo dõi
(cont’d)
[20]
Những chỉ số tăng trưởng kinh tế (cont’d)
Chỉ số sản xuất công nghiệp
Chỉ số doanh thu bán lẻ
Chỉ số doanh thu bán nhà
Chỉ số tổng hợp (Composite)
Điều tra mức độ tin tưởng của người tiêu dùng
Các chỉ số kinh tế được NHTW theo dõi
(cont’d)
[21]
Các chỉ báo lạm phát
Chỉ số giá sản xuất và giá tiêu dùng
Chỉ số PPI đo lường giá cả bán buôn
Chỉ số CPI đo lường giá cả bán lẻ
Cả hai chỉ số đều dùng để dự báo lạm phát
Ngoài ra còn chỉ số giá nông nghiệp và giá nhà đất
Các chỉ số khác
Lương, giá dầu, chi phí vận tải, giá vàng, chỉ số tăng trưởng kinh
tế đều có thể phản ánh lạm phát
Các chỉ số kinh tế được NHTW theo dõi (cont’d)
[22]
NHTW sử dụng các chỉ báo thế nào
NHTW sử dụng các chỉ báo để dự đoán các điều kiện kinh
tế sẽ thay đổi thế nào và quyết định áp dụng chính sách
tiền tệ gì là phù hợp
Kinh tế yếu cần có chính sách nới lỏng (expansionary)
Sản xuất mạnh và việc làm cao cần chính sách thắt chặt
(restrictive)
Các chỉ số kinh tế được NHTW theo dõi
(cont’d)
[23]
Độ trễ nhận biết là khoảng trễ giữa thời điểm phát
sinh vấn đề và thời điểm nó được phát hiện
Độ trễ thực thi là khoảng trễ giữa thời điểm một vấn
đề nghiệm trọng được ghi nhận và thời điểm
NHTW thực thi chính sách để giải quyết nó
Độ trễ tác động là khoảng trễ giữa thời điểm chính
sách được thực thi và thời điểm chính sách có tác
động toàn diện lên nền kinh tế
Độ trễ trong CSTT
[24]
Độ trễ làm suy giảm hiệu quả của CSTT
Vào thời điểm chính sách được thực thi, điều kiện kinh tế
có thể đã thay đổi
Nếu không có độ trễ CSTT, các chính sách tiền tệ sẽ có
hiệu quả cao hơn
Độ trễ trong CSTT (cont’d)
[25]
Các thành viên thị trường tài chính sẽ không phản
ứng giống nhau đối với CSTT
Các chứng khoán khác nhau sẽ bị ảnh hưởng khác nhau
Các thành viên giao dịch cùng một loại chứng khoán
cũng có thể bị ảnh hưởng khác nhau
Kỳ vọng về tác động của CSTT lên nền kinh tế cũng có thể
khác nhau
Đánh giá tác động của CSTT
[26]
CSTT của NHTW thường bị ảnh hưởng bởi CSTK của
Chính phủ
NHTW và Chính phủ thường sử dụng các chính sách
hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các vấn đề kinh tế
Chính sách tài khóa thường ảnh hưởng tới cầu quỹ
khả dụng, trong khi chính sách tiền tệ thường có
tác động mạnh hơn lên phía cung
Kết hợp CSTT và CSTK
[27]
Tiền tệ hóa các khoản nợ
NHTW có nên giúp tài trợ các khoản nợ quốc gia mà
chính sách tài khóa tạo ra?
Nới lỏng cung tiền nhằm phản ứng với khoản thâm hụt ngân
sách cao hơn được gọi là tiền tệ hóa khoản nợ (Monetizing)
Nếu NHTW không tiền tệ hóa khoản nợ, có thể sẽ tạo ra một
nền kinh tế yếu kém
Nếu NHTW tiền tệ hóa khoản nợ, cần có tăng trưởng cao hơn
trong cung tiền
Kết hợp CSTT và CSTK (cont’d)
[28]
Đánh giá của thị trường về các chính sách kết hợp
Các thành viên thị trường phải cân nhắc cả các chính sách
tài khóa và tiền tệ khi đánh giá về tương lai nền kinh tế
Cung quỹ khả dụng có thể bị tác động bởi việc tăng cung tiền
của NHTW hoặc sự thay đổi trong chính sách thuế
Cầu quỹ khả dụng có thể bị tác động do sự thay đổi của cung
tiền hoặc do chi tiêu chính phủ, thay đổi thuế
Một khi có thể dự báo cung, cầu quỹ khả dụng, có thể dự báo lãi
suất
Kết hợp CSTT và CSTK (cont’d)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fmi_ch05_72.pdf