Tài chính doanh nghiệp - Chương 19: Quản trị ngân hàng

Một số hợp đồng vay quốc tế có bao gồm điều khoản được phép trả nợ bằng ngoại tệ, cho phép người vay tránh được các rủi ro về tỷ giá. Thông thường, ngân hàng quy đổi các khoản quỹ có sẵn thành bất cứ loại tiền tệ nào mà các tổ chức có nhu cầu vay Tạo một tài sản có dưới một đồng tiền nước ngoài và tạo một tài sản nợ dưới một đồng tiền khác Giới hạn lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm nếu như đồng tiền của tài sản nợ bị mất giá so với đồng tiền của tài sản có. Các ngân hàng thường phòng ngừa rủi ro tỷ giá

pdf48 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 19: Quản trị ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lược dịch từ slide của sách “Financial Markets and Institutions” – Jeff Madura Phục vụ cho môn học “Thị trường tài chính và các Định chế Tài chính” – Đại học Ngoại thương - 2013 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Quản trị Ngân hàng Quản trị thanh khoản Quản trị rủi ro lãi suất Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro thị trường Rủi ro hoạt động Quản trị rủi ro trong các hoạt động quốc tế Quản trị nguồn vốn của Ngân hàng Quản trị dựa trên dự báo Tái cấu trúc Ngân hàng để quản trị rủi ro Quản trị Ngân hàng hợp nhất Mục tiêu ẩn chứa sau các chính sách quản trị của mỗi ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận của những người nắm giữ cổ phiếu (cổ đông) của Ngân hàng đó. Xuất phát từ hiện tượng xung đột lợi ích, hững nhà quản lý có xu hướng đưa ra những quyết định nhằm phục vụ lợi ích của riêng mình họ. Các ngân hàng có thể phát sinh chi phí đại diện (agency cost) Các ngân hàng có thể áp dụng cổ phiếu thưởng cho các nhà quản lý nhằm tối đa giá cổ phiếu của Ngân hàng đó. Các ngân hàng với mức giá cổ phiếu thấp cũng có nguy cơ trở thành mục tiêu của các thương vụ mua lại. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị kiểm soát tổng thể hoạt động của ngân hàng và đảm bảo rằng các quyết định về quản lý phục vụ tốt nhất lợi ích của cổ đông. Hội đồng quản trị của ngân hàng thường bao gồm nhiều các thành viên bên ngoài hơn các loại hình công ty khác. Chức năng của các thành viên trong hội đồng quản trị: Quyết định hệ thống lương thưởng cho các thành viên của ngân hàng, Đảm bảo sự chính xác về tình hình tài chính và hoạt động của Ngân hàng, Giám sát các chính sách về tăng trưởng, Kiểm soát các chính sách về thay đổi cấu trúc vốn, Đánh giá tình hình hoạt động và xử lý ngay khi có biểu hiện của sự suy yếu Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản nếu như những nguồn tiền ra vượt quá những nguồn tiền vào Có thể xử lý bằng cách tăng thêm các khoản nợ hoặc bán bớt tài sản. Các ngân hàng cần duy trì một lượng tài sản có tính lỏng nhằm đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản khi cần thiết và sử dụng lượng quỹ còn lại để đáp ứng các mục đích khác. Thực tế cho thấy các ngân hàng mạnh có khả năng duy trì tính thanh khoản thấp Sử dụng chứng khoán hoá để tăng thanh khoản Chứng khoán hoá là việc bán các tài sản của ngân hàng cho một bên uỷ thác phát hành chứng khoán được thế chấp bởi các tài sản đó. Chứng khoán hoá giúp chuyển đổi các dòng tiền thu được trong tương lai về hiện tại Hoạt động của Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi thu nhập từ lãi suất thu được so sánh với lãi suất phải trả: Trong thời kỳ lãi suất tăng, lãi biên ròng của ngân hàng có xu hướng giảm nếu như các tài sản có của ngân hàng này nhạy cảm với lãi suất hơn các tài sản nợ Trong thời kỳ lãi suất giảm, lãi biên ròng của một ngân hàng có xu hướng tăng nếu như các tài sản có của ngân hàng này nhạy cảm với lãi suất hơn các tài sản nợ Assets expenses Interest - revenues Interest margin interest Net  7% % Thời gian Thời gian Lãi suất cho vay Chi phí quỹ sp re ad Lãi suất tăng Lãi suất giảm Chi phí quỹ Lãi suất cho vay Để đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng thường xác định rủi ro và sử dụng các biện pháp đánh giá lãi suất tương lai để xác định có cần thiết phòng vệ rủi ro lãi suất và phòng vệ như thế nào Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất: Phân tích khe hở (GAP) Phân tích kỳ hạn trung bình Phân tích hồi quy Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất: Phân tích khe hở Khe hở được định nghĩa là: GAP = Các tài sản có nhạy cảm với lãi suất – Các tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất Tỷ suất GAP là tỷ lệ được tính bằng cách lấy các tài sản có nhạy cảm với lãi suất chia cho các tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất 10 Philly Bank generated interest revenues of $100 million last year and $45 million in interest expenses. Philly bank has $2 billion in assets, of which $800 million are rate-sensitive. Philly also has $700 million in rate-sensitive liabilities. What are Philly Bank’s gap and gap ratio? %29.114 000,000,700$ 00$800,000,0 ratio Gap 000,000,100$ 000,000,700$000,000,800$ sliabilitie sensitive Rate - assets sensitive RateGap     Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất (tiếp): Phân tích khe hở (tiếp) Các ngân hàng thường phân chia các tài sản có và tài sản nợ thành các khoản mục dựa vào thời điểm tái định giá và tính toán khe hở cho mỗi danh mục. Các ngân hàng phải quyết định cách phân chia tài sản có và tài sản nợ dựa trên mức độ nhạy cảm và không nhạy cảm đối với lãi suất. Mỗi ngân hàng có thể có hệ thống đánh giá riêng bởi trên thực tế không có một biện pháp đo lường khe hở nào là hoàn hảo. Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất (tiếp): Biện pháp kỳ hạn trung bình Kỳ hạn giúp xác định được mức độ khác biệt trong độ nhạy cảm đối với lãi suất: Kỳ hạn trung bình của danh mục các tài sản có của ngân hàng là bình quân gia quyền của DUR các tài sản có trong danh mục.        n t t t n t t t k C k tC 1 1 )1( )1( )( DUR Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất (tiếp): Biện pháp kỳ hạn trung bình Ngân hàng cũng có thể ước lượng kỳ hạn của danh mục các tài sản nợ và từ đó ước lượng khe hở kỳ hạn trung bình: Khe hở kỳ hạn trung bình bằng 0 có nghĩa là Ngân hàng đó không gặp phải vấn đề về rủi ro lãi suất Một ngân hàng có khe hở kỳ hạn trung bình dương có nghĩa là ngân hàng này đang bị tác động xấu bởi lãi suất tăng và ngược lại khi lãi suất giảm DURGAP = DURAS- DURLIAB´ LIAB/AS( )éë ùû Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất (tiếp): Biện pháp kỳ hạn trung bình (tiếp) Các tài sản thời gian đáo hạn ngắn có kỳ hạn trung bình ngắn hơn Các tài sản có tần suất coupon cao hơn có kỳ hạn trung bình ngắn hơn Khả năng áp dụng DUR bị hạn chế đối với các tài sản đáo hạn trong khoảng thời gian rất ngắn. Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất (tiếp): Biện pháp hồi quy Một ngân hàng có thể đánh giá rủi ro lãi suất bằng cách nghiên cứu và đánh giá mức độ tác động của các biến đổi của lãi suất trong quá khứ đến các kết quả hoạt động của ngân hàng đó. Phải chọn một biến đại diện cho kết quả hoạt động của ngân hàng và lãi suất hiện hành và áp dụng biện pháp phân tích hồi quy: uiBRBBR m  210 Các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất (tiếp): Biện pháp hồi quy (tiếp) Một hệ số tương quan dương (âm) cho thấy lãi suất tăng có ảnh hưởng tích cực (tiêu cực) đến hoạt động của ngân hàng. Nếu như hệ số tương quan bằng không, các biến đổi của lãi suất không có ảnh hưởng gì đến thu nhập từ cổ phiếu của ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy giá cổ phiếu ngân hàng có quan hệ ngược với biến động lãi suất. Phân tích hồi quy có thể được áp dụng kết hợp với biện pháp value-at-risk (VAR) để đánh giá mức độ tác động của thay đổi lãi suất đến giá trị thị trường của ngân hàng. Quyết định về phòng vệ rủi ro lãi suất Các Ngân hàng phải cân nhắc sử dụng các biện pháp đánh giá rủi ro lãi suất cùng với các dự báo về biến động của lãi suất nhằm đưa ra quyết định có nên phòng vệ rủi ro lãi suất hay không. Do không có một biện pháp nào là hoàn hảo cho các tổ chức, một số Ngân hàng sử dụng cả ba phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng. Nhìn chung, cả ba phương pháp nêu trên đều đưa tới cùng một kết luận 18 Gap Analysis If the bank’s gap is: Negative Positive Increase Increase Decrease Decrease and interest rates are expected to: the bank should: Consider hedging Remain unhedged Remain unhedged Consider hedging 19 Duration Gap Analysis If the bank’s duration gap is: Negative Positive Increase Increase Decrease Decrease and interest rates are expected to: the bank should: Remain unhedged Consider hedging Consider hedging Remain unhedged 20 Regression Analysis If the bank’s Interest rate coefficient is: Negative Positive Increase Increase Decrease Decrease and interest rates are expected to: the bank should: Consider hedging Remain unhedged Remain unhedged Consider hedging Các biện pháp được sử dụng để giảm rủi ro lãi suất Khớp kỳ hạn Ngân hàng có thể khớp thời gian đáo hạn của một khoản tiền gửi với một tài sản có cùng hạn thanh toán. Phương pháp này rất khó thực hiện bởi các khoản tiền gửi thường dưới hình thức ngắn hạn. Sử dụng các khoản cho vay lãi suất thả nổi Các khoản cho vay lãi suất thả nổi cho phép các ngân hàng sử dụng các khoản tiền gửi ngắn hạn để bù đắp cho các tài sản dài hạn Nếu chi phí vốn thay đổi thường xuyên hơn mức độ thay đổi của tài sản thì vẫn có rủi ro lãi suất Có thể dẫn tới rủi ro tín dụng Các biện pháp được sử dụng để giảm rủi ro lãi suất (tiếp) Sử dụng hợp đồng tương lai lãi suất Việc bán các hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc ngay trước đợt tăng lãi suất sẽ mang lại lợi nhuận. Kích cỡ mở vị thế tương lai của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô danh mục các tài sản có của ngân hàng, mức lộ rủi ro lãi suất và dự báo của ngân hàng về biến động lãi suất trong tương lai. Các biện pháp được sử dụng để giảm rủi ro lãi suất (tiếp) Sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất Nếu như một ngân hàng có các tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất hơn các tài sản có, ngân hàng đó có thể hoán đổi các khoản thanh toán với lãi suất cố định với các khoản thanh toán với lãi suất biến đổi trong một khoảng thời gian xác định. Nếu lãi suất tăng, ngân hàng sẽ được lợi từ việc này bởi các khoản thanh toán thu được từ việc hoán đổi sẽ tăng trong khi các khoản thanh toán phải chi trả được tính với lãi suất cố định. Nếu như một ngân hàng có các tài sản có nhạy cảm với lãi suất hơn các tài sản nợ, Ngân hàng đó có thể hoán đổi các khoản thanh toán với lãi suất biến đổi với các khoản thanh toán với lãi suất cố định. Các biện pháp được sử dụng để giảm rủi ro lãi suất (tiếp) Sử dụng hợp đồng quyền chọn trần lãi suất (interest rate caps) Là thoả thuận về việc nhận các khoản thanh toán khi lãi suất của một chứng khoán nhất định hay của một danh mục tăng vượt quá một mức độ nhất định trong một khoảng thời gian xác định, có thể được sử dụng để phòng vệ rủi ro lãi suất. Trong suốt thời gian lãi suất tăng, hợp đồng trần lãi suất giúp ngân hàng có nguồn thu bù đắp khi xảy ra sự sụt giảm của spread. Tỷ trọng quỹ lớn của ngân hàng được sử dụng vào việc cho vay hoặc mua các chứng khoán nợ, làm ngân hàng lộ rủi ro tín dụng. Sự đánh đổi giữa rủi ro tín dụng và thu nhập kỳ vọng Bởi vì một ngân hàng không thể đồng thời tối ưu hoá thu nhập và tối thiểu hoá rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thoả hiệp: Lựa chọn một số tài sản mang lại thu nhập cao nhưng có mức độ rủi ro tín dụng cao. Lựa chọn những tài sản an toàn hơn nhưng mang lại thu nhập thấp hơn. Ngân hàng cố gắng có thu nhập cao hợp lý và duy trì rủi ro tín dụng ở mức độ có thể chấp nhận được. Sự đánh đổi giữa rủi ro tín dụng và thu nhập kỳ vọng (cont’d) Tác động của việc phân bổ các khoản vay tới thu nhập và rủi ro Thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu dùng của khách hàng mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao nhất cho nhấn hàng so với chi phí vốn của ngân hàng. Thẻ tín dụng và vay tiêu dùng có tỷ lệ vỡ nợ cao hơn so với các loại khoản vay khác Nhiều ngân hàng đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng dễ dàng để thúc đẩy kinh doanh thẻ tín dụng Đối với những ngân hàng cấp tín dụng quá dễ dàng, thu nhập từ thẻ tín dụng bị sụt giảm bởi những chi phí do tỷ lệ nợ xấu cao mang lại. Sự đánh đổi giữa rủi ro tín dụng và thu nhập kỳ vọng (cont’d) Những thay đổi trong lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro Các ngân hàng thường điều chỉnh danh mục tài sản dựa trên những thay đổi của điều kiện nền kinh tế Các ngân hàng thường giảm các khoản cho vay và tăng cường mua các chứng khoán có tỷ lệ rủi ro thấp khi nền kinh tế gặp khó khăn. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào năm 2003, các ngân hàng đã cung cấp nhiều hơn các khoản vay có tỷ lệ rủi ro cao hơn Đo lường rủi ro tín dụng Các ngân hàng thường thuê các chuyên gia về tín dụng để rà soát lại các thông tin tài chính của các tổ chức có nhu cầu vay vốn và đánh giá về mức độ tín nhiệm của họ. Xác định yêu cầu tài sản thế chấp Ngân hàng phải xác định có cần yêu cầu thế chấp cho khoản vay Xác định tỷ lệ cho vay Các chỉ số xếp hạng được sử dụng để xác định mức phí ngoài tỷ lệ lãi suất cơ bản tuỳ theo mức độ rủi ro tín dụng Một số khoản vay dành cho các khách hàng cao cấp thường được hưởng mức lãi suất thấp hơn mức lãi cơ bản. Đa dạng hoá rủi ro tín dụng Các ngân hàng phải đa dạng hoá các khoản cho vay của họ để đám bảo rằng các khách hàng của họ không có cùng một nguồn thu nhập. Áp dụng lý thuyết về quản lý danh mục vào quản lý danh mục các khoản cho vay Phương sai của thu nhập từ một danh mục tài sản là: Hiệp phương sai đo lường mức độ dịch chuyển của thu nhập từ tài sản trước những dịch chuyển của danh mục tài sản.     n i n j jijip RRCOVww 1 1 2 ),( Đa dạng hoá rủi ro tín dụng (tiếp) Hiệp phương sai tương đương với hệ số tương quan giữa thu nhập từ tài sản nhân với độ lệch chuẩn của thu nhập từ mỗi tài sản: Phương sai của danh mục tương quan thuận với hệ số tương quan giữa các thu nhập từ tài sản Nếu như các khoản vay của một ngân hàng chỉ dựa trên một yếu tố kinh tế cụ thể, thu nhập sẽ có mức độ tương quan rất cao.     n i n j jiijjip ww 1 1 2  Đa dạng hoá rủi ro tín dụng (tiếp) Đa dạng hoá rủi ro tín dụng theo ngành Nếu một ngành trong nền kinh tế gặp phải những khó khăn, các khoản vay tới các ngành khác sẽ bị cô lập. Đa dạng hoá các khoản vay theo ngành sẽ ít có tác dụng khi nền kinh tế gặp khó khăn. Đa dạng hoá rủi ro tín dụng theo địa lý Đa dạng các khoản vay theo vùng, miền sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong danh mục cho vay do có hệ số tương quan thấp. Đa dạng hoá rủi ro tín dụng (tiếp) Đa dạng hoá quốc tế các khoản vay Đa dạng hoá các khoản vay theo các quốc gia sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đối với từng quốc gia riêng lẻ. Các ngân hàng nên đánh giá mức độ rủi ro của mỗi quốc gia và nên tập trung vào các quốc gia có xếp hạng rủi ro cao. Cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu trong những năm 1980 và khủng hoảng Châu Á năm 1997 đã làm giảm mong muốn đa dạng hoá các khoản tín dụng ra nước ngoài của các ngân hàng. Đa dạng hoá rủi ro tín dụng (tiếp) Bán lại các khoản vay Các ngân hàng có thể loại trừ các khoản vay có rủi ro cao trong danh mục của họ bằng cách bán lại các khoản vay này trên thị trường thứ cấp Việc bán lại các khoản vay cho phép những ngân hàng khởi nguồn của khoản vay có điều kiện để tiếp tục cung cấp dịch vụ cho vay Điều chỉnh lại danh mục các khoản vay dựa theo các điều kiện của nền kinh tế Khi các điều kiện kinh tế xấu đi, danh mục các khoản vay của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các điều kiện của nền kinh tế cho dù ngân hàng có mua thêm các trái phiếu kho bạc Rủi ro thị trường hình thành do những thay đổi trong giá trị chứng khoán tạo ra từ những biến đổi trong thị trường, ví dụ như sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, lãi suất hay giá cả tài sản cầm cố. Khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ mới liên quan đến giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng của rủi ro thị trường cũng tăng lên Ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro thị trường hơn vì sự gia tăng giao dịch các công cụ phái sinh. Đo lường rủi ro thị trường Các Ngân hàng thường sử dụng cách tính giá trị chịu rủi ro VaR - value at risk để tính toán mức độ ảnh hưởng của rủi ro thị trường đến ngân hàng Là việc tính toán tổn thất lớn nhất có thể xảy ra do thay đổi trong giá cả thị trường dựa trên một mức độ tin cậy nhất định. Ngân hàng ước tính các tác động có thể xảy ra khi có một biến cố bất lợi ảnh hưởng đến vị thế của ngân hàng dựa trên độ nhạy cảm của các giá trị vị thế của ngân hàng đó với biến cố xảy ra. Sử dụng phương pháp VaR, các ngân hàng có thể đảm bảo rằng họ có đủ vốn để giảm bớt các ảnh hưởng bất lợi từ các biến cố gây ra. Đo lường rủi ro thị trường Ngân hàng xem xét lại các phương pháp đo lường rủi ro thị trường Các Ngân hàng thường xuyên rà soát lại ước tính của mình về rủi ro thị trường có thể xảy ra khi có những biến đổi trong vị trí đầu tư và tín dụng của mình cũng như các biến đổi về điều kiện thị trường. Đo lường rủi ro thị trường (tiếp) Mối quan hệ giữa rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất của một ngân hàng Rủi ro thị trường của một ngân hàng phụ thuộc một phần vào mức độ bị tác động của ngân hàng đó đối với rủi ro lãi suất. Các ngân hàng cần chú ý đặc biệt tới rủi ro lãi suất vì nó là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên rủi ro thị trường. Các biện pháp được sử dụng để giảm thiểu rủi ro thị trường Một ngân hàng có thể giảm các hoạt động liên quan làm tăng mức độ tác động của rủi ro: Ví dụ, giảm bớt các giao dịch trong đó ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng hay giảm đầu tư vào các chứng khoán nợ của nước ngoài. Rủi ro hoạt động là rủi ro phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh nói chung của một ngân hàng liên quan tới: Thông tin Thực hiện các giao dịch Sự đổ vỡ trong quan hệ với khách hàng Các vấn đề pháp lý Các vấn đề quy định Rủi ro ngoại hối Một số hợp đồng vay quốc tế có bao gồm điều khoản được phép trả nợ bằng ngoại tệ, cho phép người vay tránh được các rủi ro về tỷ giá. Thông thường, ngân hàng quy đổi các khoản quỹ có sẵn thành bất cứ loại tiền tệ nào mà các tổ chức có nhu cầu vay Tạo một tài sản có dưới một đồng tiền nước ngoài và tạo một tài sản nợ dưới một đồng tiền khác Giới hạn lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm nếu như đồng tiền của tài sản nợ bị mất giá so với đồng tiền của tài sản có. Các ngân hàng thường phòng ngừa rủi ro tỷ giá Rủi ro thanh toán Là rủi ro tổn thất trong thực hiện các giao dịch của ngân hàng. Ví dụ, một ngân hàng có thể gửi tiền của mình cho một ngân hàng khác, tuy nhiên ngân hàng được gửi đó có thể không chuyển lại. Có thể tạo ra rủi ro hệ thống – rủi ro mà rất nhiều đơn vị tham gia không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình bởi vì họ không nhận được các khoản thanh toán từ những đơn vị có nghĩa vụ thanh toán cho họ. Hoạt động Ngân hàng khác với các loại hình doanh nghiệp khác bởi vì phần lớn tài sản của họ tạo ra các dòng tiền có thể dự báo trước. Các ngân hàng có thể sử dụng đòn bẩy tài chính ở cấp độ cao hơn nhiều so với các loại hình doanh nghiệp khác. Các ngân hàng cần phải đáp ứng được tỷ lệ vốn tối thiểu được quy định theo luật pháp. Nếu như một ngân hàng có quá nhiều vốn, mỗi cổ đông sẽ được hưởng một phần nhỏ hơn trong lợi nhuận phân phối. Một cách đo lường lợi nhuận của các cổ đông là tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu return on equity (ROE) Đòn bẩy tài chính càng lớn thì khối lượng tài sản trên mỗi đồng đô la vốn chủ sở hữu càng lớn. ROE = Equity = Return on assets (ROA)´ Leverage measure = Net profit after taxes Assets ´ Assets Equity Hai Ngân hàng Hidebt và Lodebt đều có tỷ lệ ROA là 2%. Hệ số đòn bẩy tài chính của Hidebt là 13 còn của Lodebt là 9. Tính ROE của mỗi Ngân hàng? ROE Hidebt = Return on assets (ROA) x Leverage measure = 2% x 13 = 26% ROE Lodebt = Return on assets (ROA) x Leverage measure = 2% x 9 = 18% Các Ngân hàng có thể giảm tỷ lệ vốn quy định bằng cách bán bớt một vài khoản vay trên thị trường thứ cấp Tỷ lệ vốn quy định của Ngân hàng về mặt lý thuyết là một phần của các khoản vay. Các Ngân hàng có thể giảm bớt lượng vốn quá lớn bằng cách phân bổ phần lớn lợi nhuận cho cổ đông Quản trị vốn do vậy liên quan đến chính sách cổ tức. 45 Economi c Forecast Adjustment to Liability Structure Adjustment to Asset Structure Assessment of Bank’s Adjusted Structure Strong economy Concentrate more heavily on loans; reduce holdings of low-risk securities Increased potential for stronger earnings; increased exposure of bank earnings to credit risk Weak economy Concentrate more heavily on risk-free low- risk loans; reduce holdings of risky loans Reduced credit risk; reduced potential for stronger earnings if the economy does not weaken Increasing interest rates Attempt to attract CDs with long-term maturities Apply floating interest rates to loans whenever possible; avoid long- term securities Reduced interest rate risk; reduced potential for stronger earnings if interest rates decrease Decreasing interest rates Attempt to attract CDs with short-term maturities Apply fixed interest rates to loans whenever possible; concentrate on long-term securities or loans Increased potential for stronger earnings; increased interest rate risk Hoạt động của Ngân hàng thay đổi dựa trên những thay đổi về thể chế cũng như các điều kiện của nền kinh tế và các chính sách quản lý nhằm phòng ngừa rủi ro Các quyết sách về tái cấu trúc phức tạp bởi vì các tác động cuar chúng lên khách hàng, cổ đông và nhân viên. Một chính sách chiến lược nhằm thoả mãn khách hàng và cổ đông có thể không làm hài lòng các nhân viên Ví dụ: nhiều ngân hàng thu nhỏ quy mô hoạt động vào những năm đầu 1990. Mua lại ngân hàng Ngân hàng có thể tái cấu trúc dựa vào sự phát triển nhờ mua lại của các ngân hàng khác Lợi ích của việc mua lại Lợi thế kinh tế theo quy mô Đa dạng hoá các khoản vay Bất lợi của việc mua lại Những dự đoán lạc quan về hiệu qủa chi phí Vấn đề về tinh thần nhân viên và luân chuyển nhân viên cao Việc quản trị Ngân hàng đối với tài sản, nợ phải trả và vốn cần được hợp nhất Tăng trưởng tài sản có thể đạt được nếu một ngân hàng có được kinh phí cần thiết Tăng trưởng có thể yêu cầu đầu tư vào tài sản cố định mà sẽ đòi hỏi sự tích lũy vốn của ngân hàng Một cách tiếp cận quản lý tổng hợp là cần thiết để quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, và rủi ro tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffmi_ch19_0826.pdf
Tài liệu liên quan