Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Thông thường,
người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Perry
(1992) thì mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể thuận chiều hoặc ngược
chiều. Nếu tỷ lệ lạm phát có thể dự đoán trước được thì các ngân hàng có thể điều
chỉnh lãi suất để tăng doanh thu hơn chi phí. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát không
thể dự đoán được các ngân hàng điều chỉnh lãi suất không hợp lý có thể làm cho chi
phí tăng nhanh hơn doanh thu. Theo nghiên cứu của Davydenko (2011) thì tỷ lệ làm
phát tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Nhưng theo nghiên
cứu của Ponce (2012); Sufian (2011); Sufian (2010) cho thấy mối quan hệ tích cực
giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ suất sinh lợi. Tác giả dự đoán tác động hai chiều đến tỷ
suất sinh lợi của ngân hàng
63 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn. Theo phụ lục 7 thì
năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn 5,7% GDP kéo theo ROA và ROE trung
bình của các ngân hàng niêm yết giảm xuống còn 1,59% và 16,72%. Cũng tương tự
năm 2012 và 2013 tốc độ tăng trưởng GDP khá thấp chỉ đạt 5,2% và 5,42%, khi đó
tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng cũng giảm, ROE trung bình năm 2012 và 2013
chỉ đạt 14,97% và 10,88%, ROA chỉ đạt 1,14% và 0,91%. Khi nền kinh tế lâm vào
tình trạng suy thoái tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp, thu nhập thực tế của người lao động
giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự
ổn định của đồng tiền, hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong toàn
nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống Ngân hàng
còn có nguy sơ bị rút ra. Khi đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động
vốn, quản lý dự trữ và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng.
Ngoài ra khi nền kinh tế gặp khó khăn sẽ làm giảm giá trị của các tài sản thế chấp
và cũng giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Trong trường hợp của Việt Nam, nền
kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và có tốc độ
tăng trưởng tương đối cao, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ có mối quan hệ tích
cực đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết.
2.3.3.2 Tỷ lệ lạm phát
Theo phụ lục 7 tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 8,3% nằm trong vòng kiểm soát
của chính phủ thì tỷ suất sinh lợi trung bình của các ngân hàng niêm yết cũng cao
36
nhất, đến năm 2008 tỷ lệ lạm phát cao nhất lên đến 23,1% nằm ngoài tầm kiêm soát
và đương nhiên là tỷ suất sinh lợi trung bình của các ngân hàng niêm yết cũng giảm
xuống. Tỷ lệ lạm phát cao cho thấy dấu hiệu nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng,
lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế dư thừa, đồng tiền mất giá, người dân không
có xu hướng nắm dữ tiền mặt cũng như gửi tiền vào các ngân hàng này, làm giảm
sức mua, chi phí lãi vay, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn từ
đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp và ngân hàng
này cũng không phải ngoại lệ.
Trong giai đoạn 2007 đến 2010 thì tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược
chiều với ROA và ROE trung bình của các ngân hàng niêm yết, giai đoạn 2011 đến
2013 thì thì tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với ROA và ROE trung bình
của các ngân hàng niêm yết, năm 2011, 2012, 2013 tỷ lệ lạm phát là 18,7%, 9,1%,
6,04% trong giai đoạn này chỉ có năm 2013 là chính phủ kiểm soát tốt lạm phát còn
trong năm 2011 và 2012 tỷ lệ lạm phát cao và tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định.
Tuy nhiên một tỷ lệ lạm phát quá thấp sẽ khiến cho nền kinh tế tăng trưởng thấp.
Một tỷ lệ lạm phát vừa phải đối với nền kinh tế Việt Nam theo các chuyên gia kinh
tế thì khoảng 5% - 7% được xem là giúp tăng trưởng kinh tế thông qua khuyến
khích huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá. Tỷ lệ lạm phát vừa phải có thể
giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương đối đối với
giá cả thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh, đưa ra thị
trường nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn, làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với
ngoại tệ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho
nền kinh tế, khuyến khích sản xuất. Vì vậy tỷ lệ làm phát sẽ tác động nhiều đến lợi
nhuận và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết.
2.3.3.3 Lãi suất cho vay
Theo phụ lục 7 thì lãi suất cho vay trung bình của nền kinh tế trong giai đoạn
2007 đến 2013 chỉ có năm 2007 khi lãi suất cho vay là 11,2%/năm là có tác động
tích cực đến tỷ suất sinh lợi trung bình của các ngân hàng niêm yết. Sau khi khủng
37
hoảng kinh tế thì hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn, tuy những năm gần đây mặt
bằng lãi suất cho vay trung bình năm 2011 là 17% đã giảm xuống còn 10,88% vào
năm 2013 nhưng cũng không giúp được các ngân hàng niêm yết nâng cao tỷ suất
sinh lợi trung bình của mình, khi mà hàng loạt doanh nghiệp đã mất khả năng tài
chính nghiêm trọng và việc lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện cho vay
rất khó khăn. Nguồn thu về từ lãi suất cho vay là nguồn thu nhập nuôi sống hoạt
động của ngân hàng và theo bản năng, ngân hàng nào cũng muốn cho vay lãi suất
cao. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế thì lãi suất tiền vay có lại nguồn gốc từ lợi
nhuận hoạt động của doanh nghiệp, do đó các NHTM chỉ có thể sống được khi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và phát triển. Việc lãi suất
cho vay tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng
vỡ nợ của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân
hàng.
Đánh giá chung thực trạng các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng niêm yết trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2013 thì chúng ta nhận
thấy rằng rủi ro tín dụng là yếu tố tác động mạnh nhất đến tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng niêm yết, tiếp đến là tỷ lệ lạm phát, dư nợ tín dụng, tiền gửi khách hàng,
quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP.
2.4 Đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm
yết
2.4.1 Dữ liệu nghiên cứu
2.4.1.1 Cơ sở chọn lọc dữ liệu
Từ cở sở lý thuyết của chương 1 tác giả thu thập dữ liệu cho các biến ROA,
ROE, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, dư nợ cho vay, dự phòng
rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay.
38
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009
của 7 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam là: Vietinbank, Vietcombank, ACB,
Eximbank, Sacombank, MBBank, SHB.
2.4.1.2 Nguồn dữ liệu thu thập
Hệ số ROA, ROE, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, dư nợ
cho vay, dự phòng rủi ro tín dụng được thu thập trên báo cáo tài chính hàng năm
trên các website của từng ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng GDP được thu thập từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
Tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay hàng năm được thu thập trên wesite của
Worldbank
Như vậy dữ liệu là 49 biến quan sát của 7 ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2013.
2.4.2 Các biến nghiên cứu và nhóm các giả thiết nghiên cứu
2.4.2.1 Biến phụ thuộc
Để đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng niêm yết luận văn sử dụng biến
lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets)
Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng /Tổng tài sản bình quân
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp
cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản. Chỉ số này
cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản.
Thông thường để đánh giá, ta thường so sánh với chỉ số này của năm trước đó hoặc
với các công ty có cùng quy mô trên thị trường
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity)
39
Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng /Vốn cổ chủ sở hữu bình quân
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo chính xác để
đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi. Hệ số này
thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên
thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
2.4.2.2 Biến Độc Lập
2.4.2.1.1 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua tổng tài sản của ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Rajan và Zingale (1995) cho rằng với lợi thế về quy mô, nổi
tiếng nên các doanh nghiệp quy mô lớn dễ tiếp cận và huy động vốn dễ hơn, dễ phát
hành các chứng khoán vì thế doanh nghiệp quy mô lớn sẽ có lợi thế hơn. Theo
Smirlock (1985); Pasiouras và Kosmidou (2007); Riaz (2011) thì sự gia tăng quy
mô ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Hơn nữa các
ngân hàng lớn thường có uy tín trên thị trường nên thương hiệu sẽ ảnh hưởng nhiều
đến khách hàng hơn. Các ngân hàng lớn có thể có nhiều sản phẩm hơn các khoản
cho vay cũng sẽ lớn hơn, tính an toàn cao hơn so với ngân hàng có quy mô nhỏ.
Tuy nhiên quy mô lớn cũng kéo theo chi phí vận hành và các chi phí khác cao hơn.
Theo bài nghiên cứu của Staikouras và Wood (2004); Athanasoglou và các cộng sự
(2005) họ cho rằng có mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận có thể cùng chiều và
ngược chiều. Chúng ta sẽ sử dụng tổng tài sản để đo lường thay cho biến quy mô
trong bài này.
Đo lường: Logarit của giá trị tổng tài sản (Bank size)
Giả thiết H01: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng
2.4.2.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu
40
Đại diện cho vốn của ngân hàng, tác giả sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng
tài sản. Chỉ số này phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn chủ sở hữu của
ngân hàng, tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Các
ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao được coi là tương đối an
toàn hơn so với các ngân hàng vốn chủ sở hữu thấp. Mối quan hệ cùng chiều được
tìm thấy bởi các nghiên cứu: Athanasoglou và các cộng sự. (2005); Davydenko
(2010); Olweny và Shipho (2011); Ani và các cộng sự (2012); Sufian (2010). Trong
khi đó mối quan hệ ngược chiều được tìm thấy ở các nghiên cứu: Saona (2011); Qin
và Pastory, (2012).
Đo lường: Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản (Equity over total assets)
Giả thiết H02: Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động hai chiều đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng
2.4.2.1.3 Tiền gửi khách hàng
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng có ý nghĩa quyết định đến hoạt
động của ngân hàng, nó góp phần giải quyết nguồn vốn đầu vào cho ngân hàng. Sự
gia tăng trong tỷ số tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản tức nguồn vốn sẵn có gia
tăng, ngân hàng sẽ sử dụng chúng để tạo ra các khoản lợi nhuận khác nhau như cho
vay, đầu tư. Sự gia tăng trong tiền gửi khách hàng sẽ làm gia tăng dư nợ cho vay,
gia tăng lãi suất biên và lợi nhuận theo Riaz (2011); Deger và Adem (2011); Ponce
(2012). Nên theo dự đoán của tác giả tiền gửi khách hàng tác động cùng chiều đến
lợi nhuận cũng như tỷ suất sinh lợi.
Đo lường: Tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản (Total deposits over total assets)
Giả thiết H03: Tiền gửi khách hàng có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng
2.4.2.1.4 Dƣ nợ tín dụng
Tỷ số dư nợ trên tổng tài sản cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay hiện tại là bao
nhiêu phần trăm của tài sản. Theo Bourke (1989) thì có mối quan hệ cùng chiều
41
giữa tỷ số dư nợ trên tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên việc gia
tăng dư nợ không đi đôi với việc gia tăng chất lượng tín dụng sẽ làm cho lợi nhuận
ngân hàng giảm đi. Theo Eichengreen và Gibson (2001) các ngân hàng có thể thu
về lợi nhuận cao hơn bằng cách đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản thay vì
gia tăng dư nợ có rủi ro hơn. Vì thế tác giả dự đoán tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác
động hai chiều đến tỷ suất sinh lợi.
Đo lường: Dư nợ tín dụng/ tổng tài sản (Total loans over total assets)
Giả thiết H04: Dư nợ tín dụng có tác động hai chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng
2.4.2.1.5 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được xác định bằng dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ
tín dụng là thước đo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng cho biết
chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, khi danh mục cho vay
của các ngân hàng có nhiều rủi ro thì các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro
nhiều hơn từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tỷ lệ nợ
xấu cao cho thấy chất lượng tín dụng kém và đi kèm theo đó là lợi nhuận giảm.
Theo Athanasoglou và các cộng sự (2005); Davydenko (2011); Riaz (2011) rủi ro
tín dụng có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng; Nên tác giả dự đoán
có mối quan hệ ngược chiều của rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Đo lường: Dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ tín dụng (Loan loss provisions
over total loans)
Giả thiết H05: Dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng
2.4.2.1.6 Tỷ lệ tăng trƣởng GDP hàng năm
Là thước đo tăng trưởng của một nền kinh tế sau khi điều chỉnh tỷ lệ lạm
phát. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhiều yếu tố từ đó làm ảnh hưởng
đến cung cầu của ngân hàng như tiền gửi, dư nợ cho vay Theo nghiên cứu của
Alper và Anbar (2011), Andreas và Gabrielle (2010) thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có
42
quan hệ cùng chiều đối với lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy tác giả dự đoán tốc độ tăng
trưởng GDP ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Đo lường: Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm (GDP growth rate)
Giả thiết H06: Tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng
2.4.2.1.7 Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Thông thường,
người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Perry
(1992) thì mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể thuận chiều hoặc ngược
chiều. Nếu tỷ lệ lạm phát có thể dự đoán trước được thì các ngân hàng có thể điều
chỉnh lãi suất để tăng doanh thu hơn chi phí. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát không
thể dự đoán được các ngân hàng điều chỉnh lãi suất không hợp lý có thể làm cho chi
phí tăng nhanh hơn doanh thu. Theo nghiên cứu của Davydenko (2011) thì tỷ lệ làm
phát tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Nhưng theo nghiên
cứu của Ponce (2012); Sufian (2011); Sufian (2010) cho thấy mối quan hệ tích cực
giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ suất sinh lợi. Tác giả dự đoán tác động hai chiều đến tỷ
suất sinh lợi của ngân hàng.
Đo lường: Tỷ lệ lạm phát theo năm (Inflation rate)
Giả thiết H07: Tỷ lệ lạm phát có tác động hai chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng
2.4.2.1.8 Lãi suất cho vay
Tác giả sử dụng lãi suất cho vay bình quân của ngành ngân hàng và kỳ vọng
nó tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi bởi vì lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Obamuyi (2013) thì lãi suất cho
vay tác động tích cực đến lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Đo lường: Lãi suất cho vay bình quân (average lending interest rate)
43
Giả thiết H08: Lãi suất cho vay bình quân có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng
Bảng 2.2 Tóm tắt các biến và mối tƣơng quan kỳ vọng giữa các biến độc lập và
các biến phụ thuộc
CÁC BIẾN CÁCH TÍNH KÝ HIỆU
Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết
ROA
Lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản bình quân
ROA
ROE
Lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu bình quân
ROE
Biến Độc Lập Mối quan hệ
tƣơng quan
kỳ vọng Các biến độc lập vi mô
Quy mô ngân hàng Logarit của tổng tài sản SIZE +
Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản
CA +/-
Tiền gửi khách hàng
Tiền gửi khách hàng trên
tổng tài sản
DE +
Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng trên tổng
tài sản
LO +/-
Rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng
trên dư nợ tín dụng
PL -
Các biến độc lập vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng
GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP
thực hàng năm
GDP +
Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm INF +/-
Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay bình quân LI +
Nguồn: tổng hợp theo thiết kế nghiên cứu của tác giả
44
2.4.3 Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm
Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài lên tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu
sau:
TSSLit = α + β1SIZEit + β2CAit + β3DEit + β4LOit + β5PLit + β6GDPit + β7INFit +
β8LIit + ε it
Trong đó:
- TSSLit: là tỷ suất sinh lợi của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa
bởi hai tỷ số là ROA và ROE.
- SIZEit: là quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t.
- CAit: là quy mô vốn điều lệ của ngân hàng i tại thời điểm t.
- DEit: là chỉ số tiền gửi khách hàng của ngân hàng i tại thời điểm t.
- LOit: là chỉ số dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.
- PLit: là chỉ số rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.
- GDPit: là tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm t
- INFit: là tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t
- LIit: là lãi suất cho vay tại thời điểm t
- α: là tung độ gốc
- β: là hệ số tương quan
- ε it: là sai số hồi quy
2.4.5 Kết Quả Nghiên Cứu
2.4.5.1 Thống Kê Mô Tả Các Biến
45
Bảng 2.3 Thống kê mô tả các biến
Bình quân
(mean)
Nhỏ nhất
(minimum)
Lớn nhất
(maximum)
Độ lệch chuẩn
(st. dev)
Mẫu quan sát
(observations)
ROA 0,0147 0,0034 0,0313 0,0054 49
ROE 0,1758 0,0432 0,4280 0,0769 49
SIZE 5,1160 4,0920 5,7600 0,3796 49
CA 0,0919 0,0426 0,2662 0,0418 49
DE 0,6052 0,2267 0,8290 0,1158 49
LO 0,5132 0,3308 0,8058 0,1105 49
PL 0,0118 0,0244 0,0019 0,0013 49
GDP 0,0592 0,0520 0,0710 0,0064 49
INF 0,1161 0,0604 0,2310 0,0614 49
LI 0,1317 0,1010 0,1700 0,0235 49
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Theo kết quả của bảng 3.2 thống kê mô tả thì biến ROA có giá trị trung
bình là 1,4%. Hơn nữa độ lệch chuẩn của ROA là rất nhỏ đạt 0,54% cho thấy mức
độ tương đồng cao trong tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giữa các ngân hàng thương
mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Biến ROE có giá trị trung bình là 17,58%, độ lệch chuẩn của ROE là 7,6%
cho thấy cũng không có sự khác nhau lớn trong hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
giữa các ngân hàng thương mại niêm yết.
Biến SIZE quy mô ngân hàng có giá trị trung bình là 5,1160 (đã lấy log cơ số
10 của tổng tài sản) độ lệch chuẩn là 37,96% cho thấy sự không tương đồng cao về
quy mô giữa các ngân hàng thương mại niêm yết.
Biến CA quy mô vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình 9,19%, độ lệch chuẩn
4,18% cho thấy mức độ tương đồng trong quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
của các ngân hàng niêm yết.
Biến DE tiền gửi khách hàng có giá trị trung bình là 60,52%, độ lệch chuẩn
11,58% cho thấy không có sự khác nhau lớn giữa tiền gửi khách hàng trên tổng tài
sản của các ngân hàng niêm yết.
46
Biến LO dư nợ cho vay có giá trị trung bình 51,32% và độ lệch chuẩn là
11,05% cho thấy không có sự khác nhau lớn giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản
của các ngân hàng niêm yết
Biến PL rủi ro tín dụng có giá trị trung bình là 1,18%, độ lệch chuẩn 0,13%
cho thấy mức độ tương đồng cao giữa dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ giữa các
ngân hàng niêm yết.
Các biến vĩ mô GDP tốc độ tăng trưởng kinh tế, INF tỷ lệ lạm phát, LI lãi
suất cho vay có giá trị trung bình lần lượt là 5,92%; 11,61%; 13,7%.
2.4.5.2 Kết Quả Nghiên Cứu
Bảng 2.4 Kết quả phân tích tƣơng quan giữa các biến độc lập
SIZE CA DE LO PL GDP INF LI
SIZE 1
CA -0,6273 1
DE 0,2306 -0,0890 1
LO 0,5739 -0,1334 0,4156 1
PL 0,2877 -0,1848 0,3896 0,1212 1
GDP 0,0299 -0,1248 0,0680 -0,0187 0,0577 1
INF -0,2236 0,0664 -0,2324 -0,2068 -0,0414 0,0443 1
LI -0,0258 -0,0671 -0,3242 -0,1088 0,0502 0,0321 0,8746 1
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Theo kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập của bảng 3.3 ta thấy
hệ số tương quan giữa biến INF và LI khá cao là 0,8746 > 0,8. Hệ số tương quan
cao cho thấy đã có hiện tượng đa cộng tuyến tính tồn tại trong dữ liệu nghiên cứu
mà cụ thể là giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay trung bình của thị trường ngân
hàng. Nguyên nhân có thể là do lãi suất cho vay được các ngân hàng điều chỉnh
theo tỷ lệ lạm phát để đảm bảo mức sinh lợi trên đồng vốn cho vay. Xét về đặc điểm
hoạt động của các ngân hàng niêm yết của Việt Nam thì lãi suất cho vay sẽ ảnh
47
hưởng rất nhiều đến tỷ suất sinh lợi so với tỷ lệ lạm phát. Vì thế để xử lý hiện tượng
đa cộng tuyến tính trên tác giả tiến hành loại bỏ biến INF tỷ lệ lạm phát ra khỏi mô
hình. Hệ số tương quan của các cặp biến còn lại không có trường hợp nào vượt quá
0,8.
Mô hình hồi quy mới
TSSLit = α + β1SIZEit + β2CAit + β3DEit + β4LOit + β5PLit + β6GDPit + β7LIit + ε it
Bảng 2.5 Kết quả hồi quy mô hình 1- ROA và các nhân tố ảnh hƣởng
Dependent Variable: ROA
Method: Least Squares
Date: 01/14/15 Time: 21:48
Sample: 1 49
Included observations: 49
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.006101 0.017151 0.355695 0.7239
SIZE 0.000903 0.002954 0.305866 0.7613
CA 0.033066 0.021675 1.525557 0.1548
DE 0.013534 0.007246 1.867845 0.0689
LO -0.024446 0.008422 -2.902540 0.0059
PL -0.372822 0.146294 -2.548448 0.0147
GDP -0.003816 0.103325 -0.036932 0.9707
LI 0.075224 0.030100 2.499118 0.0165
R-squared 0.416378 Mean dependent var 0.014674
Adjusted R-squared 0.316736 S.D. dependent var 0.005446
S.E. of regression 0.004502 Akaike info criterion -7.820430
Sum squared resid 0.000831 Schwarz criterion -7.511561
Log likelihood 199.6005 Hannan-Quinn criter. -7.703245
F-statistic 4.178716 Durbin-Watson stat 1.708238
Prob(F-statistic) 0.001486
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Hệ số Durbin-Watson của mô hình 1 là 1,708238 theo bảng 2.5 nằm trong
khoảng 1 đến 3 nên không có có hiện tượng tự tương quan trong Mô hình 1.
48
Theo bảng 2.5 hệ số R2 = 0,3167 cho thấy các biến độc lập giải thích 31,67%
sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Tiến hành kiểm định Glejser để kiểm định phương sai thay đổi với giả thiết sau:
H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Glejser của mô hình hồi quy 1
Heteroskedasticity Test: Glejser
F-statistic 0.509567 Prob. F(8,40) 0.8219
Obs*R-squared 3.921775 Prob. Chi-Square(8) 0.7887
Scaled explained SS 3.607859 Prob. Chi-Square(8) 0.8237
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Từ bảng 2.6 kiểm định Glejser , ta có P_value 0,7887 > α = 0,05 (ở mức ý nghĩa
5%) cho nên chấp nhận H0. Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay
đổi.
Bảng 2.7 Kết quả hồi quy mô hình 2 - ROE và các nhân tố ảnh hƣởng
Dependent Variable: ROE
Method: Least Squares
Date: 01/14/15 Time: 21:49
Sample: 1 49
Included observations: 49
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.102261 0.229448 -0.445684 0.6582
SIZE 0.069279 0.039517 1.753145 0.0871
CA -0.595099 0.289963 -2.052326 0.0466
DE 0.230429 0.096937 2.377100 0.0222
LO -0.426953 0.112676 -3.789229 0.0005
PL -5.478162 1.957123 -2.799090 0.0078
GDP 0.234224 1.382288 0.169446 0.8663
LI 0.827863 0.402680 2.055884 0.0462
49
R-squared 0.476385 Mean dependent var 0.175835
Adjusted R-squared 0.386987 S.D. dependent var 0.076920
S.E. of regression 0.060224 Akaike info criterion -2.633201
Sum squared resid 0.148705 Schwarz criterion -2.324332
Log likelihood 72.51341 Hannan-Quinn criter. -2.516016
F-statistic 5.328819 Durbin-Watson stat 1.629529
Prob(F-statistic) 0.000217
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Hệ số Durbin-Watson của mô hình 1 là 1,629529 theo bảng 2.7 nằm trong
khoảng 1 đến 3 nên không có có hiện tượng tự tương quan trong mô hình 1.
Theo bảng 2.7 hệ số R2 = 0,3869 cho thấy các biến độc lập giải thích 38,69%
sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Tiếp tục tiến hành kiểm định Glejser để kiểm định mô hình phương sai có
thay đổi hay không với giả thiết sau:
H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Glejser của mô hình hồi quy 2
Heteroskedasticity Test: Glejser
F-statistic 0.216790 Prob. F(7,41) 0.9794
Obs*R-squared 1.748898 Prob. Chi-Square(7) 0.9724
Scaled explained SS 1.539224 Prob. Chi-Square(7) 0.9809
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Từ bảng 2.8 kiểm định Glejser, ta có P_value 0,9724 > α = 0,05 (ở mức ý
nghĩa 5%) cho nên chấp nhận H0. Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai
thay đổi.
Kết quả hồi quy của hai bảng 2.5 và 2.7 chi tiết nhƣ sau:
50
SIZE: Biến quy mô ngân hàng mang giá trị dương đối với cả hai biến phụ
thuộc ROA và ROE, tuy nhiên nó không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 15%
đối với ROA (P_value = 76,13% > 15%) mà chỉ có ý nghĩa thống kê đối với ROE
(P_value = 0,08% < 10%). Khi các yếu tố khác không đổi, nếu quy mô ngân hàng
tăng 1% thì giá trị bình quân của ROE sẽ tăng 6,9%. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Riaz (2011), Sufian (2010), Alper và Anbar (2011), Pasiouras và
Kosmidou (2007) điều này chứng tỏ các ngân hàng niêm yết có thể đạt được lợi thế
về quy mô để gia tăng tỷ suất sinh lợi trong quá trình kinh doanh.
CA: Biến quy mô vốn chủ sở hữu mang giá trị dương và không có ý nghĩa
thống kê đối với ROA nhưng lại có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê đối với ROE ở
mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi quy mô vốn
chủ sở hữu tăng 1% thì giá trị bình quân của ROE sẽ giảm 59,5%. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Saona (2011); Ali và các cộng sự (2011), tuy nhiên lại
không phù hợp với hầu hết các nghiên cứu khác như Athanasoglou và các cộng sự
(2005), Sufian (2010), Davydenko (2010). Việc quy mô vốn chủ sở hữu có quan hệ
ngược chiều với ROA tại các ngân hàng niêm yết của Việt Nam có thể là do trước
sức ép bắt buộc tăng vốn nhanh của ngân hàng nhà nước nhưng việc tăng vốn quá
nhanh đã không mang lại hiệu quả thậm chí lợi nhuận còn giảm đi so với các năm
trước đó. Một số ngân hàng đã tăng vốn bằng mọi giá và không bằng chính thực lực
của mình, thực hiện luân chuyển vốn lòng vòng để có thể tăng được vốn làm gia
tăng tình trạng sở hữu chéo cũng như lợi ích nhóm gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho
ngân hàng.
DE: Biến tiền gửi khách hàng có hệ số hồi quy dương đối với cả hai biến phụ
thuộc ROA và ROE có ý nghĩa thống kê đối với ROA ở mức ý nghĩa 10%, có ý
nghĩa thống kê đối với ROE ở mức ý nghĩa5%. Cụ thể là khi các yếu tố khác không
đổi nếu biến tiền gửi khách hàng tăng 1% thì giá trị bình quân ROA sẽ tăng 1,3% và
giá trị bình quân của ROE sẽ tăng 23,04%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu
của Riaz (2011); Deger và Adem (2011); Phan Thị Hằng Nga (2011).
51
LO: Biến dư nợ tín dụng có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 5% đối với cả hai biến phụ thuộc ROE và ROA. Qua kết quả này thì chúng ta
thấy dự nợ tín dụng có mối quan hệ tương quan nghịch đối với tỷ suất sinh lợi của
các ngân hàng niêm yết. Nếu các yếu tố khác không đổi thì khi dư nợ tín dụng tăng
1% thì giá trị bình quân của ROA và ROE giảm lần lượt là 2,44% và 42,69%. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Alper và Anbar (2011); Phan Thị Hằng Nga
(2011). Điều này cho thấy việc gia tăng dư nợ của các ngân hàng niêm yết chưa đi
cùng với chất lượng tín dụng.
PL: Biến rủi ro tín dụng có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 5% đối với cả hai biến phụ thuộc ROE và ROA. Cụ thể nếu các yếu tố khác
không đổi thì khi dư nợ tín dụng tăng 1% thì giá trị bình quân của ROA và ROE
giảm lần lượt là 37,28% và 547%. Điều này cho thấy biến rủi ro tín dụng tác động
rất mạnh đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết. Kết quả nghiên cứu này
phù hợp với nghiên cứu của Athanasoglou và các cộng sự (2005), Davydenko
(2010), Riaz (2011), Ramlall (2009), Sufian (2011).
GDP: Biến tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm mang giá trị âm đối với ROA
và dương đối với ROE tuy nhiên cả hai đều không có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 15% tuy nhiên, như đã phân tích ở phần thực trạng của chương 2 thì tốc độ
tăng trưởng kinh tế có tác động khá nhiều đến hoạt động của ngân hàng với tỷ suất
sinh lợi, đây là một biến khá quan trọng tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng niêm yết tại Việt Nam. Nguyên nhân có thể là do cách tính chỉ số GDP của
Việt Nam mang tính đặc thù và các công cụ thống kê của Việt Nam chưa thực sự
hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây của
Alper và Anbar (2011), Andreas và Gabrielle (2010).
LI: Biến lãi suất cho vay bình quân có hệ số hồi quy mang giá trị dương có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đối với cả hai biến phụ thuộc ROE và ROA. Cụ
thể nếu các yếu tố khác không đổi thì khi lãi suất cho vay tăng 1% thì giá trị bình
52
quân của ROA và ROE tăng lần lượt là 7,52% và 82,78%. Kết quả nghiên cứu phù
hợp với các kết quả nghiên cứu của Ponce (2012), Sufian (2011), Sufian (2010).
Bảng 2.9: Tổng hợp các kết quả kiểm định.
Biến
độc lập
Giả thiết H0
Kết quả
ROA ROE
SIZE
Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều
đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+)
Không có ý
nghĩa thống kê
+
CA
Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động hai
chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+/-)
+ -
DE
Tiền gửi khách hàng có tác động cùng chiều
đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+)
+ +
LO
Dư nợ tín dụng có tác động hai chiều đến tỷ
suất sinh lợi của ngân hàng (+/-)
- -
PL
Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (-)
- -
GDP
Tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng
chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+)
Không có ý
nghĩa thống kê
Không có ý
nghĩa thống kê
LI
Lãi suất cho vay bình quân có tác động cùng
chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+)
+ +
Nguồn: tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Phương trình hồi quy của hai mô hình hồi quy ROA, ROE và các nhân tố
ảnh hưởng:
ROA = 0,0009SIZE + 0,033CA + 0,0135DE - 0,0232LO – 0,3728PL -
0.0038GDP + 0,0752LI
ROE = 0,0692SIZE – 0,595CA + 0,2304DE – 0,4269LO – 5,4781PL +
0,2342GDP+ 0,3658LI
Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng niêm yết thông qua phân tích thực trạng và qua kết quả nghiên cứu, thì rủi ro
tín dụng là nhân tố tác động nhiều nhất và ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi cả ROA
53
và ROE. Tiếp đến là biến quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng, lãi suất cho vay,
tiền gửi khách hàng, tố độ tăng trưởng GDP và quy mô ngân hàng cũng có tác động
đến tỷ suất sinh lợi nhưng ít hơn nhiều so với biến rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã tập trung vào phân tích thực trạng và đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết được lượng hóa bằng hai
biến là ROA và ROE. Sau khi kiểm định mối quan hệ tương quan, phương sai thay
đổi, kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy tác giả nhận thấy đối với biến phụ thuộc
ROA thì có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê đó là quy mô vốn chủ sở hữu (CA),
tiền gửi khách hàng (DE), dư nợ tín dụng (LO), rủi ro tín dụng (PL), lãi suất cho
vay (LI); biến phụ thuộc ROE thì có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê đó là quy
mô ngân hàng (SIZE), quy mô vốn chủ sở hữu (CA), tiền gửi khách hàng (DE), dư
nợ tín dụng (LO), rủi ro tín dụng (PL), lãi suất cho vay (LI). Tổng hợp lại kết quả
nghiên cứu kết hợp với phân tích ý nghĩa có 7 biến độc lập tác động đến biến phụ
thuộc tỷ suất sinh lợi bao gồm: quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, tiền gửi
khách hàng, dư nợ tín dụng, rủi ro tín dụng, lãi suất cho vay và tốc độ tăng trưởng
GDP.
54
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VẬN DỤNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NHẰM NÂNG CAO
TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
NIÊM YẾT
3.1 Định hƣớng nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết trong thời
gian tới.
VietinBank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường
về cả tín dụng, huy động và dịch vụ. Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân
hàng theo hướng hiện đại. Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi
mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với
thông lệ và chuẩn mực quốc tế; đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trưởng
an toàn, hiệu quả, bền vững, tối đa hóa lợi nhuận.
Vietcombank phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn ngân
hàng tài chính đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục khẳng
định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động
ngân hàng thương mại dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực
chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục củng cố phát triển bán
buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và
mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài. An
toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu. Ngân hàng đạt hiệu suất
sinh lời cao nhất và đạt ROE tối thiểu 15%.
ACB tập trung nguồn lực xử lý nợ xấu và quản lý rủi ro, nâng cao năng suất
và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận. Ưu tiên tập trung phát triển
hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các phân đoạn khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân, đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an
toàn, hiệu quả của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.
55
Eximbank đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân và
tổ chức kinh tế nhằm tăng thị phần của Eximbank. Tăng cường công tác quản lý rủi
ro, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng nhằm đảm
bảo Eximbank phát triển an toàn và bền vững. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật
chất và phát triển mạng lưới phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng cường sư hiện
diện của Eximbank tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, thành có tiềm lực
kinh tế, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Sacombank xác định mô hình kinh doanh theo hướng ngày càng giảm sự phụ
thuộc vào hoạt động tín dụng và nâng cao hơn nữa tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi. Tín
dụng vẫn là hoạt động trọng yếu tuy nhiên sẽ được san sẻ cho các mục đích khác để
đa dạng khả năng sử dụng vốn nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, kiểm soát rủi
ro tốt và sinh lời tối đa. Tăng cường huy động vốn từ dân cư, tập trung khai thác
nguồn vốn trung dài hạn trong và ngoài nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh
hiệu quả.
MBbank đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ
tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng, là ngân hàng có quản trị rủi ro hàng
đầu thông qua xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội: xây dựng các công cụ, hạ
tầng kiểm soát rủi ro chặt chẽ theo Basel II, quản trị rủi ro hoạt động, cơ chế quản
trị rủi ro nhiều lớp phòng ngừa. Phát triển mạng lưới với mục tiêu trở thành ngân
hàng thuận tiện, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân,
MBbank luôn chú trọng phát triển mạng lưới, kênh phân phối.
SHB tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu tiến tới việc kiểm soát nợ xấu dưới
2%. Phát triển ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, hướng tới mở rộng thị trường và
khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, hiện đại nhằm đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo hướng trọn gói, cao cấp và chuyên biệt. Đồng
thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản trị điều
hành, phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro ở mức tốt nhất.
56
3.2 Giải pháp vận dụng tác động của các yếu tố nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi
của các ngân hàng niêm yết.
3.2.1 Giải pháp về rủi ro tín dụng
Theo kết quả phân tích ở chương 2 thì rủi ro tín dụng là yếu tố tác động
mạnh nhất và có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
niêm yết. Vì thế để nâng cao tỷ suất sinh lợi các ngân hàng niêm yết cần phải giảm
rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể. Để giảm rủi ro tín dụng các ngân hàng niêm
yết cần phải tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu gia tăng như
siết chặt và kiểm soát hoạt động cho vay đặc biệt là quy trình thẩm định khách hàng
vay vốn. Các ngân hàng niêm yết có thể xử lý nợ xấu thông qua quỹ dự phòng rủi
ro, bán nợ cho VAMC, xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật. Đối với tình hình diễn biến phức tạp của nợ xấu hiện nay xử lý nợ
xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các ngân hàng niêm yết mà
còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã
làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ
với các tổ chức tín dụng mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu,
các tổ chức tín dụng không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho
hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ
mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Các ngân
hàng niêm yết cần quyết liệt trong việc quản lý rủi ro tín dụng, tiến hành phân loại
nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó có căn cứ đưa ra các giải pháp phù hợp với từng
ngân hàng niêm yết. Để giải quyết nợ xấu triệt để thì bản thân các ngân hàng niêm
yết không thể tự mình xử lý hết được mà cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và NHNN,
cụ thể các bên cần phối hợp để thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Nhanh chóng triển khai Basel II: Việc triển khai áp dụng Basel II cũng như
xu hướng nâng cao các chuẩn mực trong hoạt động của các ngân hàng là yêu
cầu tất yếu. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và TCTD
57
- Vận hành Công ty Quản lý tài sản Việt Nam VAMC phải có hiệu quả.
- Phát triển thị trường mua bán nợ.
- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để các
TCTD tuân thủ đúng các quy tắc về hoạt động ngân hàng đặc biệt là quy
định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro và
quy định về an toàn tín dụng.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các định chế tài chính và tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu.
- Tăng cường giám sát hoạt động của DNNN, bên cạnh đó, cần phải nâng cao
hiệu quả đầu tư công và đầu tư công cần phải có tác động lan tỏa để hỗ trợ
đầu tư tư nhân.
- Phục hồi thị trường bất động sản và chứng khoán. .
3.2.2 Giải pháp về vốn chủ sở hữu
Qua mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi
của các ngân hàng niêm yết thì ta thấy được việc gia tăng vốn chủ sở hữu chưa hiệu
quả điển hình nhất là ngân hàng ACB. Tuy nhiên, như đã phân tích thực trạng về
vốn chủ sở hữu thì đối với tình hình của Việt Nam từ chương 2 các ngân hàng niêm
yết của chúng ta thì vốn chủ sở hữu vẫn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng nước
ngoài thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng niêm yết là cần thiết cũng
như nó sẽ giúp cho các ngân hàng niêm yết nâng cao lá chắn của mình khi nền kinh
tế gặp cú sốc, không chỉ hỗ trợ ứng phó rủi ro mà còn là đòn bẩy tài chính để các
ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm
an toàn hoạt động của hệ thống. Nhưng việc tăng vốn cần phải từng bước một kết
hợp với hệ thống quản trị vốn tốt mới có thể nâng cao tỷ suất sinh lợi. Việc tăng vốn
chủ sở hữu hay chọn một cơ cấu nguồn vốn tối ưu tùy thuộc vào điều kiện, tình hình
cũng như khả năng của từng ngân hàng ngân hàng niêm yết, tuy nhiên cần chú ý
đến tính hiệu quả của đồng vốn tăng thêm. Trong một nền kinh tế khi hệ thống ngân
hàng và thị trường chứng khoán chưa phát triển như Việt Nam thì việc các ngân
58
hàng niêm yết cần có tầm nhìn dài hạn bằng cách xây dựng cho mình một cơ cấu
vốn mục tiêu, nhưng phải linh hoạt trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để huy
động nguồn vốn giá rẻ. Xét theo tình hình thực tế hiện nay của các ngân hàng niêm
yết của Việt Nam thì quản trị vốn chủ sở hữu cần chú ý vốn chủ sở hữu và quản trị
vốn phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động bảo vệ mỗi ngân hàng niêm yết và
cả hệ thống ngân hàng tránh khỏi và vượt qua được các cuộc khủng hoảng tài chính,
tránh gây đổ vỡ toàn hệ thống. Do vậy, quản trị vốn ngân hàng theo những quy tắc
và thông lệ tốt nhất, mỗi một ngân hàng niêm yết cần đặt ưu tiên hàng đầu để phát
triển ổn định, bền vững. Điều này còn quan trọng hơn nữa khi ngành ngân hàng
Việt Nam đang trong các giai đoạn đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu ngành theo đề
án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” được ban hành
theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2011. Để có thể tồn tại và phát triển, ngay
lúc này, các ngân hàng phải ngồi lại với nhau để bàn đến việc hợp nhất, sáp nhập.
Đây cũng là mục tiêu của đề án tái cơ cấu của ngành đang được ngân hàng Nhà
Nước đẩy mạnh.
3.2.3 Giải pháp dƣ nợ tín dụng
Theo kết quả kiểm định thực nghiệm dư nợ tín dụng và rủi ro tín dụng có
mối quan hệ tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết.
Điều này cho thấy ở thời điểm hiện tại các ngân hàng niêm yết gia tăng dư nợ
nhưng không hiệu quả, không đi đôi với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tốt. Và một
điều hiển nhiên đối với các ngân hàng niêm yết là phải kiểm soát rủi ro tín dụng,
giải quyết nợ xấu đi đôi với gia tăng dư nợ là điều vô cùng quan trọng mà các ngân
hàng này bắt buộc phải thực hiện.
Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất đối với các ngân hàng và trong bối
cảnh các ngân hàng niêm yết đang khó khăn trong việc tìm dòng vốn đầu ra thì việc
gia tăng dư nợ tín dụng là cần thiết và là thực tế trong lúc này, dư nợ tín dụng tăng
cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các ngân hàng niêm yết nếu đi kèm là chất
lượng tín dụng được nâng cao, nhưng nó sẽ là rủi ro cực kỳ nguy hiểm gia tăng dư
59
nợ không đi kèm với chất lượng tín dụng, ngân hàng có thể mất toàn bộ số vốn cho
vay. Để gia tăng dư nợ trước hết các ngân hàng niêm yết cần điều chỉnh cơ cấu dư
nợ các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phụ hợp theo nguồn vốn của mình,
đa dạng hóa danh mục tín dụng, tìm kiếm các nguồn vốn đầu vào giá rẻ, đưa ra các
chương trình khuyến mãi vay vốn, tuy nhiên cần chú ý giảm dư nợ tín dụng có rủi
ro nhiều trong thời điểm hiện nay như kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
3.2.4 Giải pháp về tiền gửi khách hàng
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian huy động tiền nhàn rỗi trong
nền kinh tế và sử dụng vốn cho vay để hưởng chênh lệch. Nguồn vốn huy động từ
tiền gửi khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng quyết định đến lợi nhuận cũng như tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng niêm yết. Theo kết quả kiểm định thực nghiệm thì tiền gửi khách hàng có
tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết. Để có thể gia
tăng huy động vốn các ngân hàng niêm yết của Việt Nam cần đa dạng các sản phẩm
dịch vụ và chương trình khuyến mãi, phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao
dịch một cách phù hợp, đẩy mạnh việc quãng bá thương hiệu. Với lợi thế về thương
hiệu, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng Vietinbank và Vietcombank là
hai trong các ngân hàng niêm yết có lượng tiền gửi khách hàng lớn và tăng trưởng
nhanh qua các năm, Vietinbank và Vietcombank cần tận dụng lợi thế này để gia
tăng lượng tiền gửi của khách hàng từ đó sẽ tác động làm gia tăng tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng mình. Ngoài ra các ngân hàng niêm yết của Việt Nam cần đa dạng
hóa các hình thức và kênh huy động vốn thậm chí là nên tính trước phương án là
phát hành trái phiếu ra nước ngoài để huy động vốn giá rẻ phục vụ cho mục tiêu
kinh doanh của ngân hàng.
3.2.5 Giải pháp về quy mô ngân hàng
Biến quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết có
mối quan hệ tương quan thuận, mặt khác biến số này được đo lường thông qua giá
60
trị tổng tài sản. Do đó theo lý thuyết thì các ngân hàng niêm yết cần gia tăng quy
mô tức là tổng tài sản để có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi của mình. Tuy nhiên, như
đã đề cập ở chương 2 thì việc tăng quy mô chỉ làm tăng tỷ suất sinh lợi trong một
giới hạn nhất định, nếu vượt quá quy mô này thì việc tăng quy mô có thể làm giảm
tỷ suất sinh lợi vì lúc đó các ngân hàng không còn hưởng lợi ích kinh tế theo quy
mô mà trái lại sự cồng kềnh của bộ máy tổ chức sẽ làm phát sinh ra nhiều chi phí
làm giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Đối với các ngân hàng niêm yết của Việt
Nam thì quy mô tổng tài sản so với các ngân hàng trong khu vực cũng như thế giới
thì còn quá bé như đã phân tích trong phần thực trạng về quy mô của các ngân hàng
này, không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế vì thế các ngân hàng của
Việt Nam cần phải có lộ trình tăng quy mô đi kèm với chất lượng về tài sản để nâng
cao tính cạnh tranh và vươn ra ngoài thế giới. Với lợi thế trước mắt về quy mô,
mạng lưới rộng, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tỷ lệ nợ xấu thấp và hệ thống quản
trị tốt của Vietinbank và Vietcombank cũng như định hướng nhằm nâng cao tỷ suất
sinh lợi trong thời gian tới của hai ngân hàng này so với các ngân hàng niêm yết còn
lại, thì việc mở rộng thị trường trong nước, nước ngoài và việc gia tăng tổng tài sản
sẽ phù hợp và hiệu quả hơn. Đối với ngân hàng SHB, ACB và Eximbank trước mắt
chưa nên mở rộng quy mô mà nên tập trung vào xử lý nợ xấu cho hiệu quả tạo tiền
đề cho việc tăng tổng tài sản đi đôi với chất lượng hơn trong tương lai. Đối với ngân
hàng MBbank với lợi thế có sẵn lâu nay từ việc xuất thân từ ngân hàng của quân đội
nhân dân Việt Nam, việc mở rộng quy mô của ngân hàng này cũng sẽ thuận lợi hơn,
có thể tìm kiếm một ngân hàng khác tương đồng để mua lại. Đối với ngân hàng
Sacombank theo định hướng sắp tới thì ngân hàng Phương Nam sẽ sáp nhập vào
nên tổng tài sản của Sacombank cũng sẽ tăng đáng kể trong năm 2015, nhưng kéo
theo đó là việc xử lý khoản nợ xấu cao của ngân hàng Phương Nam nên trước mắt
Sacombank cũng không nên vội vàng tăng tổng tài sản mà nên chú trọng vào việc
xử lý nợ xấu của chính mình và của cả ngân hàng Phương Nam sau khi sáp nhập.
3.2.6 Kiến nghị về các yếu tố vĩ mô
61
Lãi suất cho vay phải được kiểm soát ở mức hợp lý vừa đủ đảm bảo tốt cho
hoạt động của các ngân hàng vừa kích thích sự phát triển của nền kinh tế, thúc đầy
dòng tiền lưu chuyển vào các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ nên được điều hành độc lập bởi Ngân hàng Nhà Nước.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới việc cải cách nhằm tăng cường
quyền tự chủ của các NHNN của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc
kiềm chế lạm phát, tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN trong việc xây dựng
chính sách tiền tệ.
Chính phủ cần tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường,
bảo đảm phục hồi và nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tăng trưởng ở
mức hợp lý. Thực hiện chính sách tiền tệ đảm bảo cung ứng vốn một cách có hiệu
quả cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ
mô. Tiếp tục phát triển đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần nợ
xấu thông qua việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Triển khai có hiệu quả hoạt
động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bổ sung giải
pháp mới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm tập trung
đầu tư cho các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi và bệnh viện. Đẩy
mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quốc
phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại và hội nhập quốc tế. Chính phủ cũng xác định tiếp tục thực hiện chính sách
tài khóa phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô
khác nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng
cường quản lý ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh
nghiệp nhà nước. Đồng thời, kiểm soát nhập siêu ở mức hợp lý. Thực hiện có hiệu
quả các biện pháp khuyến khích xuất khẩu
62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng và phân tích kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết từ chương 2, kết hợp với định hướng nâng
cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết trong tương lai, chương 3 đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.
63
KẾT LUẬN
Mục tiêu của luận văn là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của
các ngân hàng niên yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2007 đến năm 2013. Thông qua việc ước lượng mô hình hồi quy theo
phương pháp OLS với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết
được lượng hóa thông qua tỷ suất sinh lợi tính trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh
lợi tính trên cốn chủ sở hữu ROE, các biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng,
quy mô vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, dư nợ tín dụng, rủi ro tín dụng, tốc độ
tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay. Kết quả ước lượng cho thấy
biến ROA có mối quan hệ tương quan nghịch với dư nợ tín dụng và rủi ro tín dụng,
có mối quan hệ tương quan thuận với biến tỷ lệ lạm phát. Đối với ROE thì có mối
quan hệ tương quan thuận với quy mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, tỷ lệ lạm
phát và có mối quan hệ tương quan nghịch với quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ cho
vay, rủi ro tín dụng.
Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Số biến quan sát còn ít 49 biến quan sát, nghiên cứu chỉ dựa vào số liệu của 7
ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam giai đoạn
2007 đến 2013 nên các kết luận bài nghiên cứu chỉ có giá trị cho cổ phiếu của các
ngân hàng niêm yết trong giai đoạn trên.
Như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
các biến độc lập là quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng,
dư nợ tín dụng, rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và lãi suất
cho vay. Nhưng trên thực tế có còn có rất nhiều các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng như: tính thanh khoản, số năm thành lập ngân hàng, mức độ
cạnh tranh ngành, tỷ giá, thuế suất, tốc độ tăng trưởng dân số Các yếu tố này
chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu vì vậy nếu có điều kiện tác giả sẽ đưa thêm
các yếu tố khác vào các bài nghiên cứu tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tn_cao_hoc_nguyen_ngoc_han_yeu_to_anh_huong_den_ty_suat_sinh_loi_cua_ngan_hang_niem_yet_sau.pdf