Phương pháp thử và xử lý sai số: Theo phương pháp này trước tiên người ta
phải tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá
trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng
với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng
cách nâng mức lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu
NPV < 0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá
trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng không hoặc xấp xỉ bằng không thì lãi
suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án.
o Phương pháp nội suy: Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi
nội bộ của dự án được thực hiên theo các bước sau:
Bước 1: Chọn một mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính giá trị hiện tại thuần của
dự án (NPV1) theo lãi suất r1
34 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, trường
hợp này doanh nghiệp bị lỗ vốn do nhượng bán thanh lý tài sản, khoản lỗ này xét
về nguyên lý sẽ làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.
Thu hồi vốn lưu động thường xuyên đã ứng ra
Khi dự án đưa vào hoạt động, doanh nghiệp đã đầu tư vốn lưu động thường xuyên
cần thiết (đầu tư ban đầu khi dự án bắt đầu hoạt động và đầu tư bổ sung thêm trong
quá trình hoạt động). Toàn bộ số vốn lưu động đã ứng ra sẽ được thu hồi lại đầy đủ
theo nguyên tắc số vốn lưu động đã đươc ứng ra bao nhiêu phải thu hồi hết bấy
nhiêu. Thời điểm thu hồi có thể thu hồi dần hoặc có thể thu hồi toàn bộ một lần khi
kết thúc dự án.
o Xác định dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư và
dòng tiền thuần của dự án.
Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư: Được
xác định là số chênh lệch của dòng tiền thu vào
và dòng tiền chi ra phát sinh hàng năm do đầu
tư đưa lại.
Dòng tiền thuần của DAĐT: Là dòng tiền tăng
thêm do DAĐT đưa lại, góp phần làm tăng
thêm dòng tiền và là cơ sở để gia tăng giá trị
của doanh nghiệp so với trước khi có dự án.
Dòng tiền thuần của DAĐT có thể được xác
định bằng cách lấy tổng giá trị dòng tiền vào do dự án tạo ra trừ đi tổng giá
trị dòng tiền ra của dự án hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Dòng tiền thuần của
dự án đầu tư =
Tổng dòng tiền thuần
hàng năm của đầu tư –
Vốn đầu tư
ban đầu
o Để thuận tiện cho việc hoạch định dòng tiền của đầu tư, thông thường người ta
sử dụng quy ước sau:
Số vốn đầu tư ban đầu được quy ước phát sinh ra ở thời điểm t = 0.
Dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra của dự án có thể phát sinh ra ở các thời điểm
khác nhau trong một năm đều được tính về thời điểm cuối năm để tính toán.
6.2.3. Ảnh hưởng của khấu hao đến dòng tiền của DAĐT
Về mặt lý thuyết, có 3 phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu nhanh và phương pháp khấu
hao theo sản lượng. Khấu hao là một khoản chi phí, được tính vào chi phí hoạt động
hàng năm của doanh nghiệp và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Vì vậy, nếu
thay đổi phương pháp khấu hao tính thuế sẽ ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến dòng tiền
sau thuế của DAĐT.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 123
Công thức xác định dòng tiền thuần hoạt động của dự án:
CFht = CFKt (1 – t%) + KHt t%
Trong đó:
CFht: Dòng tiền thuần hoạt động của dự án năm t.
CFKt: Dòng tiền trước thuế chưa kể khấu hao ở năm t.
KHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t.
t%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
KHt t%: Mức tiết kiệm thuế do khấu hao ở năm t.
Dòng tiền thuần trước thuế chưa
kể khấu hao (CFKt) =
Doanh thu
thuần –
Chi phí hoạt động bằng tiền
(không kể khấu hao)
Từ công thức trên cho thấy, phần chi phí khấu hao càng cao thì dòng tiền thuần hàng
năm của dự án sẽ càng cao. Như vậy, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu
hao nhanh thì trong những năm đầu sử dụng tài sản, do khấu hao cao dòng tiền mặt
thu về hàng năm sẽ cao; càng những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản cố định
nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi thì dòng tiền thuần hàng năm của doanh
nghiệp sẽ càng giảm đi.
6.3. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn
Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu
tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu
tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Khi xem xét một dự án đầu tư phải
xem xét vấn đề cơ bản là những lợi ích trong tương lai thu được có tương xứng với
vốn đầu tư đã bỏ ra hay không? Để đánh giá được lợi ích của đầu tư phải xuất phát từ
mục tiêu của đầu tư.
Để lựa chọn dự án cần phải cân nhắc xem xét nhiều mặt. Trên góc độ tài chính, các tiêu
chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thường được sử dụng là:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Thời gian hoàn vốn đầu tư.
Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.
Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.
Chỉ số sinh lời của dư án đầu tư.
Trong việc lựa chọn dự án đầu tư không nhất thiết phải sử dụng tất cả các chỉ tiêu trên
vào việc so sánh các dự án. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xác định chỉ tiêu chủ
yếu làm căn cứ chọn lựa dự án. Điểm cơ bản là căn cứ vào yêu cầu kinh doanh của
doanh nghiệp đặt ra hay nói cách khác là tuỳ vào quyết sách kinh doanh của doanh
nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp đề ra phải sản xuất kinh doanh có lãi nhưng phải thu
hồi vốn nhanh để đổi mới trang thiết bị, trong trường hợp này, chỉ tiêu chủ yếu để
chọn dự án là chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
124 v1.0
6.3.1. Các phương pháp chủ yếu đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư
Để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trước hết cần phải tiến hành phân loại các dự án.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các dự án, có thể phân chia các dự án đầu tư thành hai
loại: Loại dự án đầu tư độc lập và loại dự án đầu tư loại trừ nhau.
Dự án đầu tư độc lập là dự án mà khi được chấp thuận hay bị loại bỏ không ảnh
hưởng gì đến các dự án khác.
Dự án loại trừ nhau hay dự án xung khắc là loại dự án mà khi một dự án này được
thực hiện thì những dự án khác còn lại sẽ bị loại bỏ.
Chẳng hạn một công ty vận tải biển cần một tàu chở
hàng đang xem xét hai khả năng là nên mua hay thuê
chiếc tàu đó. Đây là hai dự án loại trừ nhau.
Có nhiều phương pháp lựa chọn dự án đầu tư, trên
góc độ tài chính để xem xét người ta thường sử
dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
o Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn
đầu tư.
o Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) và thời gian hoàn vốn đầu tư có
chiết khấu (DPP).
o Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV).
o Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR).
o Phương pháp chỉ số sinh lời (PI).
6.3.2. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được
do dự án đầu tư mang lại là lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) và tiền vốn bỏ ra đầu tư.
Theo phương pháp này, trước hết cần xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
của từng dự án đầu tư, sau đó tiến hành đánh giá lựa chọn dự án.
Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư
r
SV
PT
V
ñ
Trong đó:
TSV: Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của DAĐT.
rP : Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự kiến do DAĐT mang lại trong suốt
thời gian đầu tư.
đV : Vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án.
o Số lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm do DAĐT mang lại trong suốt thời
gian đầu tư được tính theo phương pháp bình quân số học kể từ lúc bắt đầu bỏ
vốn đầu tư cho đến khi kết thúc DAĐT.
Prt: Lợi nhuận sau thuế dự kiến do DAĐT đưa lại ở năm thứ t.
n: Thời gian đầu tư (vòng đời của dự án).
n
rt
t 1
r
P
P
n
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 125
Vòng đời của DAĐT được tính từ thời điểm bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc
dự án (bao gồm cả thời gian thi công thực hiện dự án nếu có). Như vậy, ở
những năm thi công thì lợi nhuận sau thuế được coi là bằng không (0), điều đó
nghĩa là mặc dù đã bỏ vốn đầu tư nhưng dự án đang trong giai đoạn thi công
chưa đi vào vận hành nên chưa có doanh thu và lợi nhuận. Nếu thời gian thi
công càng dài thì sẽ làm cho hiệu quả chung của vốn đầu tư càng thấp.
o Số vốn đầu tư bình quân hàng năm được tính theo phương pháp bình quân số
học trên cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm và số năm đầu tư.
Trong đó:
Vđt: Số vốn đầu tư ở năm thứ t.
n: Vòng đời của DAĐT.
Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm
cuối mỗi năm trừ đi số khấu hao TSCĐ lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm.
Số tiền đầu tư cho một doanh nghiệp hay một phân xưởng bao gồm toàn bộ số
tiền đầu tư về tài sản cố định và số tiền đầu tư về tài sản lưu động.
Đánh giá và lựa chọn dự án
o Đối với các dự án độc lập nếu có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn
hơn không (0) đều có thể được lựa chọn.
o Đối với các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân
vốn đầu tư cao hơn sẽ là dự án tốt hơn.
Ví dụ: Có hai dự án đầu tư (A và B) thuộc loại dự án loại trừ nhau. Số vốn đầu tư
cho cả hai dự án đều là 120 triệu đồng, trong đó 100 triệu đồng đầu tư vào tài sản
cố định, 20 triệu đồng đầu tư vào tài sản lưu động. Thời gian bỏ vốn, số khấu hao
và lợi nhuận sau thuế của hai dự án thể hiện ở bảng số liệu sau:
Đơn vị: triệu đồng
Dự án A Dự án B
Thời gian Vốn
đầu tư
Lợi nhuận
sau thuế
Số
khấu hao
Vốn
đầu tư
Lợi nhuận
sau thuế
Số
khấu hao
Năm thứ 1 20 50
Năm thứ 2 50 70
Năm thứ 3 50 12 20
Năm thứ 4 11 20 13 20
Năm thứ 5 14 20 16 20
Năm thứ 6 17 20 11 20
Năm thứ 7 11 20 8 20
Năm thứ 8 9 20
Cộng 120 62 100 120 60 100
Bảng số 9.1: Dự án đầu tư
n
đt
t 1
đ
V
V
n
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
126 v1.0
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A?
o Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư dự án A:
Số lợi nhuận bình quân do đầu tư mang lại trong thời gian đầu tư:
r A
0 0 0 11 14 17 11 9P 7,75
8
(Triệu đồng)
Số vốn bình quân hàng năm:
Căn cứ vào tài liệu có thể xác định số vốn đầu tư ở từng năm:
Năm thứ 1 thi công: 20 triệu đồng
Năm thứ 2 thi công: 50 + 20 = 70 triệu đồng
Năm thứ 3 thi công: 70 + 50 = 120 triệu đồng
Năm thứ 1 sản xuất: 120 triệu đồng
Năm thứ 2 sản xuất: 120 – 20 = 100 triệu đồng
Năm thứ 8 sản xuất: 120 – 80 = 40 triệu đồng
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm:
dA
20 70 120 120 (120 20) (120 40) (120 60) (120 80)V
8
= 76,25 (triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A:
SV(A)
7,75T 0,101
76,25
(hoặc = 10,1%)
o Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân dự đầu tư án B:
Tương tự như vậy cũng xác định được tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
của dự án B.
Số lợi nhuận bình quân thu được hàng năm của dự án B:
r B
0 0 12 13 16 11 8P 8,57
7
(triệu đồng)
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án B:
dB
50 120 120 (120 20) (120 40) (120 60) (120 80)V 81,42
7
(triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của
dự án B:
SV(B)
8,57T 0,105
81,42
(hoặc = 10,5%)
So sánh hai dự án cho thấy dự án A có tỷ suất lợi
nhuận bình quân vốn đầu tư thấp hơn dự án B, mặc
dù dự án A có tổng số lợi nhuận sau thuế cao hơn
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 127
dự án B nhưng dự án A lại có thời gian thi công kéo dài hơn nên dự án B sẽ là dự
án được chọn.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên có hạn chế là
chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai của
mỗi dự án.
6.3.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)
6.3.3.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư thông thường
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn dự án.
Thời gian hoàn vốn đầu tư (thời gian thu hồi vốn đầu tư): là khoảng thời gian
cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực
hiện dự án.
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2 trường hợp:
o Trường hợp 1: Nếu DAĐT tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm thì
thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức:
Vốn đầu tư ban đầu Thời gian thu hồi
Vốn đầu tư (năm) = Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư
o Trường hợp 2: DAĐT tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo cách sau:
Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải thu
hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự:
Vốn đầu tư còn phải thu
hồi ở cuối năm t =
Số vốn đầu tư chưa thu
hồi ở cuối năm (t –1) –
Dòng tiền thuần của đầu
tư năm t
Khi số VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của đầu tư
năm kế tiếp thì cần xác định thời gian (số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp.
Số vốn đầu tư chưa thu hồi cuối năm (t – 1) Số tháng thu hồi vốn đầu tư
trong năm t =
Dòng tiền thuần của năm t 12
Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn
đầu tư của dự án.
Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B có số vốn đầu tư là 150 triệu đồng (bỏ vốn một
lần). Khoản thu nhập dự kiến (bao gồm khấu hao và lợi nhuận sau thuế) ở các năm
trong tương lai như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Dự án A 60 50 50 40 30
Dự án B 30 50 70 80 80
Bảng số 9.2: Dòng tiền thuần của dự án
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
128 v1.0
Từ số liệu trên có thể xác định thời gian thu hồi vốn của dự án A như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dòng tiền của
dự án
Vốn đầu tư còn phải
thu hồi cuối năm Thời gian thu hồi lũy kế (năm)
0 (150) (150)
1 60 (90)
2 50 (40)
2
3 50
4 40
40 40
50/12
=
50
12 = 9,6
5 30
Thời gian thu hồi vốn đầu tư cuả dự án A: 2 năm và 9,6 tháng
Tương tự, thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án B là: 3 năm
Nội dung phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư trong việc đánh giá, lựa chọn
dự án:
o Để đơn giản việc tính toán trước hết hãy loại bỏ các dự án đầu tư có thời gian
thi công kéo dài không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Xếp các dự án
có thời gian thi công giống nhau vào một loại
o Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của từng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó,
doanh nghiệp sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời
gian thu hồi vốn mà doanh nghiệp dự định.
Thông thường khi thực hiện kinh doanh, các doanh nghiệp thường xác định thời
gian chuẩn thu hồi vốn đầu tư tối đa có thể chấp nhận được. Theo đó, dự án có
thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Nếu
các dự án thuộc loại loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có
thời gian thu hồi vốn ngắn nhất.
Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư:
o Ưu điểm cơ bản của phương pháp: Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này
thường phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ hoặc với
chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
o Những hạn chế của phương pháp:
Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn,
nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Do
đó, kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự chỉ dẫn chính xác để lựa chọn dự
án này hơn dự án kia, đặc biệt là đối với các dự án có mức sinh lời chậm
như dự án sản suất sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới thì sử
dụng phương pháp lựa chọn này sẽ không thật thích hợp.
Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư cũng không chú trọng tới yếu tố giá
trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác nó không chú ý tới thời điểm phát sinh
của các khoản thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau được
đánh giá như nhau. Để khắc phục hạn chế này, người ta có thể áp dụng
phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các
khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 129
6.3.3.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết
khấu (DPP)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời
gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản
tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn
đầu tư bỏ ra ban đầu.
Ví dụ: ví dụ về hai dự án A và B như ở trên phần
6.3.3.1, giả định chi phí sử dụng vốn cho cả 2 dự án
đều là 10%.
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A
được xác định như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dòng tiền
của dự án
Dòng tiền chiết
khấu
Vốn đầu tư còn phải
thu hồi cuối năm
Thời gian thu hồi
lũy kế (năm)
0 (150) (150) (150)
1 60 54,54 (95,46)
2 50 41,13 (54,33)
3 50 37,55 (16,78)
3
4 40 27,32
16,78
27,32
x 12 ≈ 5,1
5 30 18,63
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A là: 3 năm và 5,1 tháng. Tương tự,
thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án B là: 3 năm và 6,3 tháng.
Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu đã khắc phục được hạn chế của phương
pháp thời gian hoàn vốn đơn giản là xem xét dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền
tệ. Nói cách khác, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho thấy rằng khi đầu tư
vốn vào một dự án bất kỳ nào đó và sẽ kiếm lại được số tiền này bao lâu sau khi đã trừ đi
chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một nhược điểm
giống phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản là ít chú trọng đến dòng tiền sau thời gian
hoàn vốn đầu tư.
6.3.3.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (Phương pháp NPV)
Nội dung phương pháp
Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần (NPV)
của dự án. Theo phương pháp này, tất cả các khoản tiền thu nhập do đầu tư đưa lại
trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại
theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó, so sánh giá trị hiện tại của thu nhập
và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Công thức xác định như sau:
n
t
0t
t 1
CFNPV CF
(1 r)
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
130 v1.0
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) của dự án đầu tư.
CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
CF0: Vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu của dự án.
n: Vòng đời của dự án.
r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa.
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu
tư là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà người đầu tư đòi hỏi.
Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính
đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Các bước tiến hành đánh giá lựa chọn dự án
Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án được
thực hiện như sau:
o Xác định giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án đầu tư
o Đánh giá và lựa chọn dự án: Cần phân biệt 3 trường hợp:
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (NPV < 0) thì dự án bị loại bỏ.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không (NPV = 0) thì tùy thuộc
vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết
định chấp thuận hoặc loại bỏ dự án.
Giá trị hiện tại thuần của dự án là một số dương (NPV > 0): Nếu các dự án
là độc lập thì đều có thể được chấp thuận. Nếu các dự án thuộc loại loại trừ
nhau và vòng đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị hiện
tại thuần dương cao nhất (trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng
huy động vốn đầu tư).
Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B cùng đòi hỏi vốn
đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng và dự kiến sẽ kéo
dài trong 3 năm. Theo các tính toán ban đầu dự án
A sẽ mang lại các khoản thu nhập ròng lần lượt
trong các năm từ năm thứ nhất đến năm thứ ba là
10 triệu đồng, 60 triệu đồng và 80 triệu đồng.
Tương tự dòng tiền của dự án B là 70 triệu đồng,
50 triệu đồng và 20 triệu đồng. Chi phí sử dụng
vốn bình quân mà nhà đầu tư phải chịu khi huy động vốn là WACC = 10%.
Hãy cho biết:
a/ Nếu hai dự án độc lập với nhau, chọn dự án nào?
b/ Nếu hai dự án loại trừ lẫn nhau, chọn dự án nào?
A 2 3
10 60 80NPV 100 18,73
(1 10%) (1 10%) (1 10%)
(triệu đồng)
Tương tự: NPVB = 19,95 (triệu đồng)
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 131
Kết luận:
a/ Nếu hai dự án độc lập với nhau, chọn cả 2 dự án.
b/ Nếu hai dự án loại trừ lẫn nhau, chọn dự án B vì NPVB > NPVA
Ưu nhược điểm của phương pháp
o Ưu điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần:
Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá
trị thời gian của tiền.
Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó
giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng
giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau, trong khi các phương pháp
khác không có tính chất này, nghĩa là:
NPV(A + B) = NPVA+ NPVB
o Những hạn chế của phương pháp giá trị hiện tại thuần:
Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của
vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.
Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt
thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư
khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
6.3.3.4. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (Phương pháp IRR)
Nội dung phương pháp
Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất
mà nếu sử dụng làm lãi suất chiết khấu sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền
thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu.
Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi
suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không (=0).
Ta có:
n
t
0t
t 1
CF CF
(1 IRR)
Hoặc
n
t
0t
t 1
CFNPV CF 0
(1 IRR)
Trong đó: NPV, CFt , CF0 như đã nêu ở trên
IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của DAĐT
Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời
của khoản đầu tư
Phương pháp xác định
Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, người ta thường sử dụng 2
phương pháp: Phương pháp thử và xử lý sai số và phương pháp nội suy.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
132 v1.0
o Phương pháp thử và xử lý sai số: Theo phương pháp này trước tiên người ta
phải tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá
trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng
với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng
cách nâng mức lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu
NPV < 0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá
trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng không hoặc xấp xỉ bằng không thì lãi
suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án.
o Phương pháp nội suy: Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi
nội bộ của dự án được thực hiên theo các bước sau:
Bước 1: Chọn một mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính giá trị hiện tại thuần của
dự án (NPV1) theo lãi suất r1.
Bước 2: Chọn tiếp một mức lãi suất r2 thoả mãn điều kiện:
Nếu giá trị hiện tại thuần NPV1 là một số dương (NPV1 > 0) thì chọn lãi
suất r2 > r1 sao cho với r2 sẽ làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án là một
số âm (NPV2 < 0 ) và ngược lại.
Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong
khoảng 5%.
Bước 3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án: Tỷ suất doanh lợi nội bộ
(IRR) của dự án sẽ nằm trong khoảng r1 và r2 và được xác định theo công thức:
/NPV1/
IRR = r1 + (r2 – r1)
/NPV1/ + / NPV2 /
Ví dụ: Một dự án đầu tư, dự kiến số vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần là 150 triệu
đồng, thời gian hoạt động của dự án kéo dài trong 3 năm. Dự kiến thu nhập do
dự án mang lại trong các năm lần lượt là: 40 triệu đồng, 60 triệu đồng và 90
triệu đồng. Hãy tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án trên.
Có thể tìm IRR gần đúng bằng phương pháp nội suy như sau:
Ta có: 2 3
40 60 90NPV 150 0
(1 IRR) (1 IRR) (1 IRR)
Chọn r1 = 12% NPV1 = –2,38
Chọn r2 = 10% NPV2 = 3,51
2,38IRR 12% (10% 12%) 12% 0,8% 11,2%
2,38 3,15
Có thể biểu diễn tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án trên đồ thị sau:
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 133
Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án
Qua đồ thị trên cho thấy: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án là giao điểm của
đường giá trị hiện tại thuần với trục hoành của đồ thị, tại điểm này giá trị hiện
tại thuần của dự án bằng 0.
Ngoài 2 phương pháp đã nêu, người ta còn có thể xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ
bằng phương pháp vẽ đồ thị.
IRR còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (tỷ lệ hoàn vốn từ những khoản thu nhập của
một dự án). Điều đó có nghĩa là nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn (IRR) bằng chi phí
sử dụng vốn, thì các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn gốc đã
đầu tư vào dự án và trả lãi.
Trình tự xác định IRR: Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp
tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) được thực hiện theo trình tự sau:
o Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.
o Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu
chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thuờng người ta dựa trên cơ
sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r) và cần
phân biệt 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng
vốn (IRR < r) thì loại bỏ dự án.
Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn
(IRR = r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh
nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án lớn hơn chi phí sử dụng
vốn (IRR > r):
Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận.
Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội
bộ cao nhất.
Ưu, nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ:
o Ưu điểm của phương pháp
40
10 11,2 12
3,51
-2,38
0
NPV (triệu đồng)
Tỷ suất chiết khấu (%)
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
134 v1.0
Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính
đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn,
thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn
trong việc thực hiện dự án đầu tư.
Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so
với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp NPV không cung cấp cho ban
lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin như vậy). Chẳng hạn, nếu dự án có
IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi,
nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc chọn các
dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của doanh
nghiệp. Mặt khác, nếu chọn dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ
dẫn tới tình trạng thâm hụt vốn làm giảm tài sản của doanh nghiệp.
o Hạn chế của phương pháp:
Trong phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, thu
nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi
suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án.
Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là
đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức
cao.
Phương pháp này không chú trọng đến quy mô
vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết
luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, bởi lẽ,
những dự án có quy mô nhỏ thông thường có tỷ
suất doanh lợi nội bộ khá cao so với những dự
án có quy mô lớn.
Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ để đánh giá, lựa chọn dự án sẽ gặp
khó khăn trong trường hợp 1 dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ. Một dự án sẽ
có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều
lần (trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư).
Ví dụ: Giả sử 2 dự án A và B loại trừ nhau có dòng tiền ở các năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 0 1 2 3
A -600 320 280 240
B -100 430 -591,25 262,5
Dòng tiền của dự án
Với NPVA = 0 IRRA = 20%
Với NPVB = 0 có 3 giá trị IRR khác nhau: 5%, 25% và 100%.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 135
6.3.3.5. Phương pháp chỉ số sinh lời (Phương pháp PI)
Chỉ số sinh lời (PI) cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư có
tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ
dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án.
n
t
t
t 1
0
CF
1 r
PI
CF
Trong đó:
PI: Chỉ số sinh lời của dự án.
CFt , CF0 như đã nêu trên.
r: Tỷ lệ chiết khấu, thường sử dụng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án.
Ví dụ: Dự án đầu tư A với chi phí sử dụng vốn của dự án là 10% và dòng tiền của dự
án như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
0 1 2
NPV
(r = 10%)
IRR
Dòng tiền -1.000 600 600 41 13,06%
Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được
thực hiện như sau:
Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư.
Đánh giá và lựa chọn dự án: Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét ba trường
hợp sau:
o Trường hợp 1: Chỉ số sinh lời của dự án nhỏ hơn 1 (PI < 1) sẽ loại bỏ dự án.
o Trường hợp 2: Chỉ số sinh lời của dự án bằng 1 (PI = 1), tùy điều kiện có thể
chấp thuận hay loại bỏ dự án.
o Trường hợp 3: Chỉ số sinh lời của dự án lớn hơn 1 (PI > 1):
Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp thuận.
Nếu là các dự án xung khắc (loại trừ nhau) thì thông thuờng dự án có chỉ số
sinh lời (PI) cao nhất là sẽ dự án được chọn.
Ưu nhược điểm của phương pháp
o Ưu điểm của phương pháp chỉ số sinh lời:
Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có
tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản tiền thu nhập do dự án đưa lại với số
vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư
khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
136 v1.0
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số
dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu
hiệu hơn.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp có 3 dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn bằng
10% và dòng tiền của các dự án như sau:
Dòng tiền các năm (triệu đồng)
Dự án
0 1 2
NPV
10%
PI
A -1.000 600 800 206,6 1,21
B -2.000 1.200 1.500 330,6 1,17
C -1.000 400 1.000 190,6 1,19
Khả năng tài trợ vốn của doanh nghiệp hạn chế ở mức 2.000 triệu đồng.
Dựa vào tiêu chuẩn NPV sẽ chọn dự án B, loại A, C; vì NPVB = 330,6 triệu đồng.
Nếu chọn dự án A và C ta thu được 206,6 + 190,1 = 396,7 triệu đồng với số
tiền vốn đầu tư bằng dự án B.
Như vậy, nếu dựa theo chỉ số sinh lời sẽ cho phép chọn dự án A và C loại
dự án B.
Phương pháp này cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với chi phí sử dụng
vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần,
nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.
o Nhược điểm của phương pháp chỉ số sinh lời: cũng giống như phương pháp tỷ
suất doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số sinh lời cũng không phản ánh trực
tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng phương pháp chỉ số
sinh lời không thận trọng có thể dẫn đến quyết định sai lầm.
6.3.4. Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và
lựa chọn dự án đầu tư
6.3.4.1. Trường hợp có mâu thuẫn khi sử dụng 2
phương pháp: Giá trị hiện tại thuần (NPV) và
tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) trong đánh giá
và lựa chọn dự án
Cả 2 phương pháp đều dựa trên cơ sở xem xét mức
sinh lời của DAĐT có tính đến yếu tố giá trị thời
gian của tiền để đánh giá và lựa chọn dự án. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các
trường hợp sử dụng 2 phương pháp này vào việc đánh giá và lựa chọn DAĐT đều
cùng dẫn đến kết luận giống nhau.
Trường hợp đánh giá và lựa chọn DAĐT độc lập: Cả 2 phương pháp giá trị hiện tại
thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) đều đưa đến kết luận giống nhau
trong việc chấp thuận hay loại bỏ dự án.
Trường hợp đánh giá lựa chọn các dự án loại trừ nhau: Trong một số trường hợp
nếu sử dụng cả 2 tiêu chuẩn này để đánh giá và lựa chọn dự án có thể dẫn đến
những kết luận trái ngược nhau. Chẳng hạn, có 2 dự án A và B loại trừ nhau, Có:
NPVA > NPVB
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 137
IRRA < IRRB
Như vậy, theo phương pháp NPV sẽ chọn dự án A, loại dự án B. Nếu theo phương
pháp IRR sẽ chọn dự án B, loại dự án A. Trong trường hợp này để chọn dự án
người ta phải tìm tỷ suất chiết khấu cân bằng rc, sao cho với rc làm cho giá trị hiện
tại thuần của 2 dự án bằng nhau (tại rc làm cho NPVA = NPVB). Căn cứ vào chi phí
sử dụng vốn mà doanh nghiệp sử dụng và tỷ suất chiết khấu cân bằng để chọn dự
án nào có giá trị hiện tại thuần (NPV) cao nhất.
Giá trị hiện tại thuần của dự án
o Xem xét chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Nếu 0 NPVB dự án A
tốt hơn chọn dự án A.
Nếu rc NPVA
dự án B tốt hơn Chọn dự án B.
Nếu r > IRRB loại bỏ cả 2 dự án.
o Các nguyên nhân chính dẫn đến sự mâu thuẫn trên là:
Sự khác nhau về quy mô đầu tư của các dự án: Phương pháp NPV có tính
đến quy mô vốn đầu tư của dự án, trong khi đó phương pháp tỷ suất doanh
lợi nội bộ không đề cập đến quy mô vốn đầu tư. Mặt khác, IRR được tính
bằng tỷ lệ phần trăm, do đó nó không thể phản ánh trực tiếp giá trị tăng
thêm do vốn đầu tư tạo ra nghĩa là nó không thể giải thích trực tiếp được
vấn đề nếu xét theo ý nghĩa của sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền của dự án:
Các dự án khác nhau thường có sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền. Chẳng
hạn một dự án có thể tạo ra dòng tiền vào đều đặn, hoặc một kiểu dòng tiền
vào tăng dần trong tương lai hoặc một kiểu dòng tiền vào giảm ở những
năm cuối. Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền giữa các dự án làm gia tăng
0 rc IRRA IRRB Tỷ suất chiết khấu
NPV
NPVB B
NPVA B
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
138 v1.0
khả năng mâu thuẫn về kết quả giá trị hiện tại thuần và tỷ suất doanh lợi nội
bộ của các dự án.
Ví dụ: Xem xét 2 dự án C và D loại trừ nhau:
Dòng tiền các năm (triệu đồng)
Dự án
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
NPV
(r=10%)
IRR
C (1.200) 1.000 500 100 197,1 22,8%
D (1.200) 130 600 1.080 224,85 17,94%
Khác nhau về giả định tỷ lệ tái đầu tư:
Phương pháp giá trị hiện tại thuần giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chi phí sử
dụng vốn (tỷ lệ chiết khấu của dự án). Trong khi đó, phương pháp tỷ suất
doanh lợi nội bộ giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chính với tỷ suất doanh lợi
nội bộ của dự án. Đây chính là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường
hợp có kết quả trái ngược nhau giữa NPV và IRR giữa các dự án.
Như vậy, hai phương pháp NPV và IRR đều đánh giá các dự án đầu tư dựa trên cơ
sở hiện tại hóa giá trị của dự án. Nhưng phương pháp NPV có sự ưu việt hơn so
với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ vì nó đề cập đến quy mô vốn đầu tư của
dự án và đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư đưa lại. Mặt khác, giả
định về tỷ lệ tái đầu tư của phương pháp này được xác thực hơn. Vì vậy, khi kết
hợp các phương pháp để đánh giá, lựa chọn các dự án loại trừ nhau nếu xẩy ra mâu
thuẫn giữa kết quả các phương pháp đánh giá thì phương pháp NPV sẽ thích hợp
hơn, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
6.3.4.2. Trường hợp các dự án đầu tư thuộc loại loại trừ nhau có tuổi thọ không
bằng nhau
Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá và so sánh các dự án thuộc loại loại
trừ nhau là yếu tố tuổi thọ của dự án (hoặc vòng đời hay nói khác đi là thời gian hoạt
động của dự án kể từ lúc bắt đầu đưa dự án vào hoạt động cho đến lúc thanh lý dự án).
Thông thường, đối với các dự án loại trừ nhau thì đòi hỏi các dự án đó phải có tuổi thọ
bằng nhau. Đối với các dự án loại trừ nhau có tuổi thọ không bằng nhau, việc sử dụng
tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần có phần bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này có
thể sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp thay thế
Theo phương pháp này trước hết cần đưa các dự án về cùng một mặt bằng so sánh
cùng độ dài thời gian hoạt động. Để thực hiện điều này, người ta thường điều
chỉnh thời gian hay vòng đời của các dự án về cùng một độ dài thời gian là bội số
chung nhỏ nhất của vòng đời các dự án, với giả định các dự án được tái đầu tư một
hoặc nhiều lần như lúc ban đầu hoặc có thể đưa ra các giả định cụ thể hợp lý về
các cơ hội đầu tư trong tương lai. Tiếp theo, tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của
các dự án trên cơ sở dòng tiền và thời gian đã được điều chỉnh. Sau đó, căn cứ vào
tiêu chuẩn NPV, chọn dự án có giá trị hiện tại thuần cao nhất.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 139
Ví dụ: Công ty X đang xem xét 2 dự án đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
Công ty dự định đầu tư 1 chiếc xe nâng (dự án A) hoặc 1 băng dây truyền tự động
(dự án B) để vận chuyển nguyên liệu và bán thành phẩm. Các thông tin về 2 dự án
như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Máy
0 1 2 3 4
A (100) 80 80
B (100) 50 50 50 50
Dòng tiền của dự án
Chi phí sử dụng vốn của cả 2 dự án đều là 10%
o Nếu xem xét riêng từng dự án có thể xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự
án như sau:
2
A
1 (1 10%)NPV 80 100 138,8 100 38,8
10%
(triệu đồng)
4
B
1 (1 10%)NPV 50 100 158,5 100 58,5
10%
(triệu đồng)
So sánh 2 dự án cho thấy: NPNB > NPVA và dường như việc chọn dự án B sẽ
khả quan hơn. Tuy nhiên đây là 2 dự án có tuổi thọ không bằng nhau nên việc
xem xét như vậy có thể sẽ dẫn đến sai lầm. Để giải quyết vấn đề này, trước hết
cần phải đưa các dự án về cùng thời gian hoạt động.
o Xem xét 2 dự án trong cùng thời gian hoạt động là 4 năm (Bội số chung nhỏ
nhất của thời gian hoạt động của 2 dự án là 4), với giả định nếu doanh nghiệp
sử dụng chiếc xe nâng (dự án A) thì sau 2 năm dự án A được lặp lại lần thứ 2
với mọi điều kiện như dự án A ban đầu.
Ta có dự án A sau khi đã điều chỉnh thời gian hoạt động là dự án (A + A) và
dòng tiền của dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Máy
0 1 2 3 4
A
A
(100)
80 80
(100)
80
80
A + A (100) 80 (20) 80 80
o Tính giá trị hiện tại thuần của 2 dự án với cùng thời gian hoạt động là 4 năm.
Với chi phí sử dụng vốn r = 10% ta có:
4
(A A ) 2
1 (1 10%) 100NPV 80 100 71
10% (1 10%)
(triệu đồng)
NPVB = 58,5 (triệu đồng)
So sánh 2 dự án với cùng thời gian hoạt động là 4 năm cho thấy dự án A có giá
trị hiện tại thuần cao hơn dự án B nên chọn dự án A, loại dự án B.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
140 v1.0
Ngoài việc xem xét và so sánh các dự án trong cùng thời gian hoạt động là bội số
chung nhỏ nhất của vòng đời các dự án, người ta
có thể điều chỉnh các dự án về cùng khoảng thời
gian của dự án có tuổi thọ dài nhất hoặc về cùng
khoảng thời gian của dự án có tuổi thọ ngắn
nhất với các giả thiết phù hợp. Trên cơ sở đó sử
dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh
giá và lựa chọn dự án.
Phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng
năm
Khi những khoản thu nhập liên tục của một
chuỗi tiền tệ thay thế kỳ vọng giống hệt nhau – nghĩa là những dự án thay thế
trong tương lai là dự án có cùng cấu trúc chi phí, thu nhập hoặc dòng tiền giống
như dự án đầu tư ban đầu thì có thể sử dụng phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay
thế hàng năm.
Thay vì xem xét giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án sau khi đã được điều
chỉnh về cùng thời gian hoạt động, có thể áp dụng phương pháp đơn giản hơn bằng
cách: Dàn đều giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án thành thu nhập đều hàng năm
trong suốt vòng đời của dự án. So sánh các dự án với nhau, chọn dự án có thu nhập
đều hàng năm lớn nhất. Trình tự các bước tiến hành như sau:
o Xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự án theo phương án gốc.
o Dàn đều giá trị hiện tại thuần của từng dự án ra các năm tồn tại của nó theo
công thức:
nn
t
t 1
EA 1 (1 r)NPV EA
(1 r) r
n
NPVEA
1 (1 r)
r
Trong đó:
NPV: Là giá trị hiện tại thuần của dự án.
EA: Là những khoản thu nhập đều hàng năm trong suốt tuổi thọ của dự án.
n: Vòng đời (tuổi thọ) của dự án.
Căn cứ vào EA của các dự án, chọn dự án EA cao nhất.
Ví dụ: Tiếp tục dùng ví dụ phần 6.4.3.2, tính EA của 2 dự án.
A
A 2 2
NPV 38,8 38,8EA 22,30,1741 (1 10%) 1 (1 10%)
0,110% 10%
B
B 4 4
NPV 38,8 58,5EA 18,450,3171 (1 10%) 1 (1 10%)
0,110% 10%
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 141
So sánh EA của 2 dự án, chọn dự án mua máy A vì EAA = 22,3, vì EAA > EAB.
EAA cho biết: Nếu mỗi năm nhận được khoản tiền 23,3 triệu đồng trong thời
gian 2 năm thì giá trị hiện tại của khoản tiền đó là 38,8 triệu đồng bằng với giá
trị hiện tại thuần của dự án A. Ta có: 8,381,1
3,22
1,1
3,22
2 (triệu đồng)
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Việc xếp hạng dự án theo EA không giống với việc
xếp hạng theo NPV (khi chưa điều chỉnh thời gian hoạt động).
Việc xếp hạng dự án theo EA hoàn toàn giống với việc xếp hạng theo NPV sau khi
đã điều chỉnh các dự án về cùng độ dài thời gian hoạt động.
(A A )
A 4
NPV 71EA 22,30,3181 (1 10%)
0,110%
6.3.4.3. Lựa chọn dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới
Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp cần thiết phải thay thế thiết bị cũ bằng việc
mua sắm thiết bị mới. Trong trường hợp này sẽ liên quan đến việc nhượng bán thiết bị
cũ và thay bằng một thiết bị mới. Để đưa ra kết luận có nên thay thế thiết bị cũ bằng
thiết bị mới hay không, trước hết cần xác định dòng tiền của dự án, sau đó xác định
giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án, các bước tiến hành như sau:
Bước1: Xác định khoản tiền đầu tư thuần của dự án khi thay thế thiết bị cũ bằng
thiết bị mới:
Khoản
đầu tư
thuần của
dự án
=
Số tiền
đầu tư
mua thiết
bị mới
+
Số vốn lưu động
thường xuyên tăng
thêm do đầu tư
thiết bị mới (nếu có)
–
Thu nhập
do nhượng
bán thiết bị
cũ
+
Thuế TNDN
phải nộp do
nhượng bán
thiết bị cũ
Bước 2: Xác định dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm do đầu tư thiết bị mới đưa lại:
t rt t hCF P KH T
Trong đó:
tCF : Dòng tiền thuần tăng thêm ở năm thứ t;
r tP : Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t;
tKH : Thay đổi trong khấu hao ở năm thứ t;
Th: Dòng tiền thu hồi khi kết thúc dự án.
o Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t:
r t 2 1 2 1 2 1P (T T ) (c c ) (KH KH ) (1 t%)
Trong đó:
T2: Doanh thu do thiết bị mới đưa lại ở năm thứ t;
T1: Doanh thu do thiết bị cũ đưa lại nếu không thay thế thiết bị mới ở năm thứ t;
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
142 v1.0
c2: Chi phí hoạt động không kể khấu hao hàng năm khi mua thiết bị mới ở năm
thứ t;
c1: Chi phí hoạt động không kể khấu hao hàng năm khi sử dụng thiết bị cũ ở
năm thứ t;
KH2: Khấu hao thiết bị mới năm thứ t;
KH1: Khấu hao thiết bị cũ năm thứ t;
t%: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
o Thay đổi khấu hao ở năm thứ t:
t 2 1KH KH KH
Dòng tiền khi kết thúc dự án: Khi kết thúc dự án có thể phát sinh dòng tiền bổ
sung gồm:
Tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
Thuế thu nhập liên qua đến việc thanh lý TSCĐ;
Tiền thu hồi số vốn lưu động thường xuyên tăng lên (nếu có) theo nguyên
tắc ứng ra bao nhiêu sẽ thu về bấy nhiêu.
Bước 3: Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án thay thế thiết bị và lựa
chọn dự án.
o Nếu NPV > 0 Việc thay thế là có thể chấp nhận được.
o NPV < 0 Việc thay thế không thể chấp nhận được.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 143
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi học xong bài học này, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa
của đầu tư.
Xác định dòng tiền của dự án đầu tư: nguyên tắc và cách thức xác định dòng tiền ra (chi),
dòng tiền vào (thu) và dòng tiền thuần.
Các phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư: 5 phương pháp, 4 chỉ tiêu để đo
lường hiệu quả dự án đầu tư.
Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:
o Trường hợp có sự mâu thuẫn khi sử dụng phương pháp NPV và IRR.
o Trường hợp dự án đầu tư xung khắc có tuổi thọ không bằng nhau.
o Thẩm định dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
144 v1.0
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy giải thích vì sao nói quyết định đầu tư dài hạn là một trong quyết định tài chính
chiến lược?
2. Để đi đến quyết định đầu tư dài hạn cần cân nhắc nhữug yếu tố chủ yếu nào?
3. Tại sao ngoài sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư thông thường, người ta còn sử dụng
chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu?
4. Dòng tiền vào của dự án đầu tư bao hàm những dòng tiền nào? Trong đó, dòng tiền nào là
dòng tiền vào chủ yếu của dự án đầu tư?
5. Tại sao khấu hao tài sản cố định trong kỳ là khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ nhưng khi thay đổi phương pháp khầu
hao tài sản cố định (khấu hao tính thuế) mà Chính phủ cho phép lại làm thay đổi giá trị hiện
tại của dòng tiền thuần của dự án đầu tư?
6. Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp giá trị hiện tại thuần (phương
pháp NPV) và phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (phương pháp IRR) trong việc đánh giá,
lựa chọn dự án đầu tư?
BÀI TẬP
Bài tập 1
Công ty cổ phần An Khang đang cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 dự án loại trừ lẫn nhau. Vốn đầu tư
cho mỗi dự án đều là 1.000 triệu đồng và bỏ vốn 1 lần ngay từ ban đầu, thời gian hoạt động của 2
dự án đều là 5 năm. Công ty xác định thời gian hoàn vốn tối đa là 4 năm. Dòng tiền sau thuế của
2 dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dòng tiền vào TT
năm
Dự án A Dự án B
1 100 400
2 200 300
3 300 200
4 400 100
5 200 200
Yêu cầu:
1. Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư của mỗi dự án?
2. Nếu hai dự án này là dự án độc lập có thể lựa chọn cả 2 dự án này hay không?
3. Nếu hai dự án này là dự án loại trừ nhau nên chọn dự án nào là tốt hơn và giải thích vì sao?
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
v1.0 145
Bài tập 2
Công ty TNHH Đà Giang có 3 dự án đầu tư. Vốn đầu tư cho mỗi dự án đều là 400 triệu đồng và
bỏ vốn ngay trong 1 lần; chi phí sử dụng vốn thực hiện dự án của cả 3 dự án đều là 16%; thời
gian hoạt động của dự án đều là 5 năm. Dòng tiền vào của các dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dòng tiền vào
TT năm
Dự án A Dự án B Dự án C
1 130 70 190
2 130 100 160
3 130 130 130
4 130 160 100
5 130 190 70
Yêu cầu:
1. Hãy tính thời gian hoàn vốn của 3 dự án ? Nếu dựa vào thời gian hoàn vốn để xem xét thì dự
án nào tốt hơn?
4. Hãy tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án?
5. Kết hợp cả 2 tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn và giá trị hiện tại thuần (NPV) để lựa chợn thì
dự án nào là tốt nhất?
Bài tập 3
Một doanh nghiệp hiện có tài liệu về 2 dự án như sau:
Vốn đầu tư của dự án X là 500 triệu đồng; của dự án Y là 325 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn
của 2 dự án đều là 15%.
Dòng tiền vào của dự án:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự án A Dự án B
1 100 140
2 120 120
3 150 95
4 190 70
5 250 50
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của hai dự án?
2. Dựa vào thước đo IRR cho biết, nếu hai dự án này là dự án độc lập thì có chấp nhận lựa chọn
được không? Nếu hai dự án thưộc loại loại bỏ nhau thì chọn dự án nào?
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
146 v1.0
Bài tập 4
Doanh nghiệp A có một dự án đầu tư xây dựng thêm 1 phân xưởng và có tài liệu như sau:
Dự toán vốn đầu tư:
o Đầu tư vào TSCĐ là 200 triệu đồng.
o Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết dự tính bằng 15% doanh thu thuần. Toàn
bộ vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần.
Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm.
Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại dự kiến hàng năm là 400 triệu đồng.
Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng:
o Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần;
o Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 60 triệu đồng/năm.
Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 4 năm và được khấu hao theo phương
pháp đường thẳng. Giá trị thanh lý là không đáng kể.
Số vốn lưu động ứng ra dự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4
Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.
Yêu cầu:
1. Xác định giá trị hiện tại thuần của dự án?
2. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án? Dựa trên tiêu chuẩn này cho biết có nên lựa
chọn dự án không?
Biết rằng: chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm.
Bài tập 5
Doanh nghiệp Toàn Thắng có một thiết bị đã mua và đưa vào sử dụng cách đây 3 năm với
nguyên giá là 210 triệu đồng, thời gian sử dụng được xác định là 7 năm.
Doanh nghiệp đang dự kiến mua một thiết bị mới thay thế cho thiết bị cũ với giá dự tính là 300
triệu đồng, thời gian sử dụng thiết bị này là 6 năm. Nhưng nếu mua thiết bị này doanh nghiệp dự
tính cũng chỉ sử dụng 4 năm sau đó bán đi và vẫn có thể thu được số tiền là 100 triệu đồng (chi
phí nhượng bán là không đáng kể). Với việc thay thế thiết bị cũ, dự tính hàng năm sẽ làm tăng
thêm doanh thu thuần là 10 triệu đồng, đồng thời có thể tiết kiệm được các chi phí về nguyên vật
liệu là 50 triệu đồng. Tuy vậy, phải bổ sung tăng thêm vốn lưu động thường xuyên là 10 triệu
đồng, số vốn lưu động này được thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4 khi bán thiết bị mới.
Nếu thực hiện việc thay thế, dự tính có thể bán thiết bị cũ với giá bán chưa có thuế giá trị gia
tăng là 150 triệu đồng (chi phí nhượng bán là không đáng kể). Doanh nghiệp phải nộp thuế thu
nhập với thuế suất 25% và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chi phí sử dụng vốn cho
dự án thay thế thiết bị này là 10%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định số vốn đầu tư thuần nếu thực hiện thay thế thiết bị?
1. Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm tăng thêm do thay thế thiết bị đưa lại?
2. Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần (phương pháp NPV) hãy đánh giá có nên thay thế
thiết bị cũ hay không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_fin102_bai_6_dau_tu_dai_han_cua_doanh_nghiep_3354.pdf