Chương I: Tiến trình hội nhập quốc tế của kinh tế Việt nam và những
cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng 8
1. Định hướng mục tiêu tiến trình hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước 8
2. Tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt nam trong thời gian qua 10
2.1. Vài nét về quá trình hội nhập của Việt nam . 10
2.2. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết gia nhập WTO, cam kết
theo AFTA và những cam kết cụ thể của Việt nam liên quan
đến lĩnh vực tài chính ngân hàng 12
2.2.1. Hiệp định thương mại Việt Mỹ . 12
2.2.2. Các cam kết cơ bản khi gia nhập WTO . 16
2.2.3. Các cam kết theo AFTA 18
3. Mục tiêu và phương châm của các ngân hàng trong quá trình hội nhập 18
3.1. Mục tiêu . 18
3.2. Phương châm . 19
4. Cơ hội và thách thức của ngân hàng trong quá trình hội nhập 19
4.1. Cơ hội . 19
4.2. Thách thức . 22
4.2.1. Thị trường tài chính Việt Nam còn lạc hậu so với các nước
trong khu vực 22
4.2.2. Việt Nam vẫn còn tụt hậu về thể chế thị trường, hệ thống pháp luật
kém minh bạch và tính thực thi kém . 23
4.2.3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém . 25
4.2.4. Hệ thống tài chính Việt Nam với các ngân hàng thương mại
quốc doanh là chủ đạo . 28
Chương II: Thực trạng những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua . 30
1. Vài nét về hệ thống ngân hàng Việt Nam và đánh giá chung về hoạt động
trong tiến trình hội nhập quốc tế 30
1.1. Ngân hàng
94 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề việc huy động vốn, tính yếu kém trong lĩnh vực thanh khoản và tính rủi ro trong việc tập trung vào một dịch vụ cho nên các ngân hàng cũng đã chuyển sang các hoạt động thu phí. Thực tế cho thấy tỉ lệ phí trên tiền lãi ngày càng được các ngân hàng quan tâm và xem đây là con số phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với mô hình tài chính nới lỏng. Tuy mở rộng vào các nghiệp vụ làm tăng mức thu phí nhưng các ngân hàng cũng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thêm các loại hình dịch vụ. Trước hết là hoạt động tín dụng. Trong thời gian qua các ngân hàng đã đổi mới hoạt động tín dụng như sau:
Hiệu quả và chất lượng tín dụng dựa trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của người vay vốn;
Mở rộng khối lượng tín dụng phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng, quyết định cho vay phải trên cơ sở xác định và hiểu rõ người vay;
Việc cho vay do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về chính quyết định đó;
Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thông qua việc phân tán dư nợ và đồng tài trợ;
Trong hai năm 2000 và năm 2001 số lượng dịch vụ mới ngân hàng giới thiệu cho khách hàng tăng 60%. Các NHTM cổ phần đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích, các NHTM quốc doanh cũng đang nhanh chóng đuổi kịp. Trong năm 2002 hàng loạt các sản phẩm mới đang được triển khai như: NHTM cổ phần á Châu với sản phẩm cho vay du học, Sài Gòn Thương Tín với sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, NHTM cổ phần nông nghiệp Sài Gòn với sản phẩm tiết kiệm bậc thang. ngân hàng kỹ thương cũng từng bước đưa các tiện ích đến với khách hàng thông qua các dịch vụ: ngân hàng tại gia, tài trợ mua ô tô, dịch vụ thu chi hộ...
Phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng không những giúp ngân hàng tăng thu nhập, giảm rủi ro do có thể chuyển hướng nhanh khi có những tác động bên ngoài mà còn giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu và những đòi hỏi ngày càng cao của cá nhân và doanh nghiệp, chẳng hạn một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ du học trọn gói. Dịch vụ này không chỉ đơn thuần cấp tín dụng mà ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng chọn các trường học uy tín, cung cấp các chứng từ tài chính để chứng minh năng lực tài chính của người đi học, thay khách hàng xin phép NHNN chuyển ngoại tệ cho khách hàng và thực hiện việc bán và chuyển ngoại tệ.
Các ngân hàng về cơ bản cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực hiện đồng bộ các chiến lược kinh doanh của mình.
Thứ nhất là chiến lược phát triển công nghệ. Đầu tư công nghệ thông tin cần được ưu tiên hàng đầu vì theo thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại thì lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm dần về mặt tỉ trọng, hơn nữa hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hoạt động cần nhanh chóng và tiện ích do đó sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có tính quyết định, nhất là việc ứng dụng và vận hành hệ thống thanh toán điện tử. Nhận thức rõ điều này cho nên các ngân hàng đã chú trọng nhiều đến chiến lược phát triển công nghệ.
Thứ hai là chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM. Các ngân hàng đã có chiến lược huy động vốn khá đa dạng như nhận tiền gửi của dân cư, của tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước, TCTD và các tổ chức khác; phát hành các giấy tờ có giá; vay vốn NHNN và các tổ chức khác. Chính sách sử dụng vốn cũng rất đa dạng, các ngân hàng cho mọi thành phần kinh tế vay vốn, cho vay bằng VND, USD... Mặt khác để hạn chế rủi ro trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng đã đa dạng hoá các hoạt động đầu tư theo phương châm “không để chung tất cả trứng vào một rổ” đồng thời tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực. Tầm nhìn chiến lược và nghệ thuật điều hành của các nhà quản trị ngân hàng đang dần được nâng cao để chiến lược huy động vốn được thực hiện một cách có hiệu quả.
Thứ ba là chiến lược khách hàng. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM là tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả các khách hàng bởi đây là yếu tố quyết định sự sống còn của NHTM. Đối với doanh nghiệp, khi bán được sản phẩm trên thị trường thu được tiền thì coi như kết thúc chu kì kinh doanh. Ngược lại khi ngân hàng cung cấp sản phẩm cho khách hàng thì đó mới chỉ là khởi đầu. Nhận thức rõ đặc trưng này trong hoạt động ngân hàng nên các ngân hàng đã chú ý xây dựng chiến lược khách hàng. Các ngân hàng chủ động tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh của khách hàng, cung cấp thông tin tư vấn cho khách hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp cho khách hàng có phương án kinh doanh hữu hiệu nhất. ngân hàng đề ra mục tiêu “phục vụ khách hàng với thái độ ân cần, niềm nở, lịch sự, nhã nhặn”.
Thứ tư là chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hết sức nhạy cảm xét trên nhiều giác độ, vì vậy nó không những đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kiến thức kinh tế tổng hợp mà còn đòi hỏi gắt gao về đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy việc kiện toàn bộ máy trong toàn hệ thống từ cấp quản trị cao nhất cho đến nhân viên thừa hành là công việc thường xuyên để loại ra khỏi hệ thống những cán bộ ở bất kì cấp nào yếu kém về năng lực chuyên môn, sa sút về phẩm chất đạo đức.
3.4. Tác động tới công nghệ ngân hàng.
Công nghệ tiên tiến, hiện đại là thế mạnh nổi bật của các NH nước ngoài và chắc chắn họ sẽ tận dụng triệt để khi vào thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam nơi mà trình độ kỹ thuật công nghệ vẫn còn ở mức rất thấp.
Thấy rõ được khoảng cách về công nghệ ngân hàng giữa phía Việt Nam và thế giới nên các ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi nhất định trong việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Từ ngày 1/5/2002 hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (HTTTĐTLNH) giai đoạn I do WB tài trợ đã đi vào hoạt động theo quyết định 309/QĐ - NHNN ngày 9/4/2002. Đây là hệ thống thanh toán liên ngân hàng đầu tiên thực hiện theo phương thức thanh toán tổng tức thời dựa trên công nghệ hiện đại được áp dụng tại Việt nam mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Theo thiết kế, hệ thống có những chức năng cơ bản sau: Thực hiện thanh toán giá trị cao, giá trị thấp khẩn; xử lý quyết toán tổng tức thời và quyết toán bù trừ ròng. Nhưng trong giai đoạn đầu, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới thực hiện luồng thanh toán giá trị cao, giá trị thấp khẩn và xử lý quyết toán tổng tức thời. Sau một năm thực hiện thanh toán qua HTTTĐTLNH tại các tổ chức tín dụng và các ngân hàng cho thấy:
Hệ thống TTĐTLNH hoạt động ổn định thông suốt, không xảy ra những trục trặc, vướng mắc lớn. Tại các sở giao dịch, các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố và các thành viên, đơn vị thành viên tổ chức luân chuyển, kiểm soát chứng từ, hạch toán, thanh quyết toán đảm bảo chính xác, kịp thời và an toàn vốn, thời gian thực hiện một món chuyển tiền không quá 10 giây. Đến nay đã có 36 NHTM tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng rút ngắn được thời gian thanh toán và tăng sự luân chuyển vốn. Khi bắt đầu khai trương hệ thống này thì chỉ mới có khoảng 20% số lượng NHTM tham gia, khối lượng giao dịch đạt hơn 1.000 tỉ đồng mỗi ngày. Đến tháng 3/2003 đã có 159 đơn vị thành viên của 38 ngân hàng đầu mối tham gia với doanh số thanh toán đạt bình quân 3.000 tỉ đồng mỗi ngày, có ngày lên tới 5.400 tỉ đồng và đang tiếp tục tăng lên. Bình quân mỗi ngày có tới 7.000 giao dịch thanh toán, có ngày tăng lên 12.000 giao dịch. ở một số ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể về công nghệ ngân hàng.
Có thể coi Vietcombank (VCB) là ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại trong thời gian qua. Năm 2002 VCB phát hành hơn 36.000 thẻ thanh toán, tăng tới 33.000 thẻ so với năm 2001, chủ yếu là thẻ connect 24 (29.000 thẻ). Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đạt 107 triệu USD, tăng 21 triệu USD so với năm 2001. Doanh số thanh toán thẻ Connect 24 đã lên tới 400 tỉ USD. VCB cũng đã triển khai xong đề án VCB-version 2010 thực hiện nối mạng toàn hệ thống, triển khai thực hiện hệ thống thanh toán điện tử liên hàng trực tuyến VCB online, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch tự động ATM, công bố Website. Ngày 18/3 /2003 tại Hà Nội VCB đã khai trương thẻ Vietcombank American Express loại vàng và xanh, lần đầu tiên sử dụng đồng nội tệ được phát hành ở Việt Nam. Khách hàng sử dụng thẻ sẽ được hưởng hàng loạt các tiện ích như được chấp nhận thanh toán tên toàn thế giới, được hưởng ưu đãi giảm giá các dịch vụ và giải trí, được lựa chọn cung cấp dịch vụ thay thế thẻ khẩn cấp trong vòng 48 giờ, được cung cấp dịch vụ trợ giúp khẩn cấp và bảo hiểm tai nạn khi đi du lịch, được phục vụ tại hơn 1.700 văn phòng dịch vụ du lịch của American Express trên toàn thế giới, có thể rút tiền tại hơn 500.000 máy rút tiền tự động trên toàn thế giới.
Techcombank trong năm 2002 tiếp tục triển khai phần mềm ứng dụng ngân hàng Globus. Đây là một trong những phần mềm ứng dụng ngân hàng hàng đầu thế giới hiện nay, được phát triển bởi hãng Temerous của Thụy Sĩ, tích hợp trong nó các công cụ vận hành và quản trị ngân hàng hiện đại phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển của Techcombank trong 10-15 năm tới.
Hiện nay cùng với việc lắp ráp máy ATM, thực hiện những dịch vụ ngân hàng hiện đại như Homebanking thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bắt đầu thử nghiệm và đưa vào thực hiện cung cấp một số dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử sẽ tiết kiệm được chi phí và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên với trình độ công nghệ, pháp lí như hiện nay thì mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng điện tử và việc giữ bí mật thông tin cho khách hàng đang được xem xét để đảm bảo thông tin trên mạng và bảo mật thông tin tiền gửi trong hoạt động ngân hàng điện tử.
3.5. Tác động tới vấn đề quản lý nhân sự của ngân hàng
Con người vẫn luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi chiến lược chính sách, việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng lúc đúng chỗ, đúng năng lực sở trường và đào tạo cán bộ bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, kế hoạch, khoa học hợp lý sẽ góp phần đảm bảo thắng lợi cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta. Đây cũng là một nội dung lớn đòi hỏi ngành ngân hàng Việt nam cần phải quan tâm, chú ý đến. Hiện tại cơ cấu trình độ được đào tạo của cán bộ ở một số ngân hàng Việt Nam như sau:
Bảng 3: Cơ cấu trình độ của cán bộ ở một số ngân hàng:
HTNH
Trên đại học (%)
Đại học (%)
Trung, sơ cấp (%)
NHCT
0,73
30,10
69,17
NH ĐT&PT
0,75
34,10
65,15
NHNT
1,57
46,00
52,43
NH No&PTNT
0,35
28,65
71,00
Nguồn: Đề tài khoa học xây dựng hệ thống thông tin quản lí nguồn nhân lực trong hệ thống NHTM Việt Nam, Bùi Khắc Sơn, trang 23.
Trong khi đó cơ cấu này ở các nước trên thế giới như sau:
Hệ thống NH
Tỉ lệ đại học và trên đại học (%)
Anh
78
Nhật
75
Đức
77
Thái Lan
65
Malaysia
62
Nguồn: Đề tài khảo sát nguồn nhân lực ngành ngân hàng Việt Nam, trang 81, Phạm Thanh Bình.
ở Việt Nam năm 1990 toàn ngành ngân hàng mới chỉ có khoảng 50 người qua đào tạo trên đại học. Như vậy so với hiện nay trình độ của cán bộ ngân hàng đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để thực sự canh tranh được với các ngân hàng nước ngoài, với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, thì hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đề ra một chiến lược nhằm phát triển nhân sự, đặc biệt quan tâm chú ý đến trình độ chuyên môn, năng lực vận hành khả năng ứng phó linh hoạt, hiệu qủa trước sự phát triển rất nhạy cảm của kinh tế thị trường. Để thực hiện được điều đó, các tiêu chuẩn đối với cán bộ, nhất là những người trực tiếp hoạt động trong những lĩnh vực liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phải được lượng hoá một cách cụ thể.
3.6. Tác động tới vấn đề cơ cấu lại NHTM
Việc cơ cấu lại hệ thống NHTM trong thời gian qua được đặc biệt quan tâm.
Trước tiên là việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh và mở rộng hoạt động vốn điều lệ của các ngân hàng đều được tăng lên. Năm 2002, Bộ tài chính cấp 4.900 tỉ đồng từ trái phiếu đặc biệt để bổ sung cho bốn NHTM quốc doanh, trong đó NHNN&PTNT được cấp 1.500 tỉ đồng, NHCT và NHNT mỗi ngân hàng được cấp 1.000 tỉ đồng, NHĐT&PT được cấp 1.200 tỉ đồng. Sau khi cấp bổ sung vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn của NHTNM quốc doanh đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa đạt hệ số an toàn vốn theo thông lệ quốc tế là 8%. Năm 2002, 36/43 NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ, nhưng chưa đạt như mong muốn. Chỉ có NHTM cổ phần đô thị có vốn điều lệ 450 tỉ đồng là cao nhất; số NHTM cổ phần đô thị còn lại vốn điều lệ ở mức từ 70 đến 100 tỉ đồng; 14 NHTM cổ phần nông thôn có vốn điều lệ rất thấp, từ 5 tỉ đồng đến 7 tỉ đồng, chỉ có một NHTM cổ phần nông thôn có mức vốn điều lệ là 10 tỉ đồng.
Cuối năm 2002, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD vào khoảng 290 nghìn tỉ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2001; tổng dư nợ cho vay vào khoảng 270 nghìn tỉ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2001, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn gần 110 tỉ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2001, chiếm tỉ trọng 40,7% tổng dư nợ; tổng số nợ tồn đọng của các NHTM lên đến 17 nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 6,3% tổng dư nợ.
Năm 2002, các NHTM xử lí khoảng 7.000 tỉ đồng nợ tồn đọng bằng hai cách: Một là bán tài sản thế chấp để thu nợ; hai là dùng quỹ dự phòng rủi ro của mình để tự xoá nợ. NHNT là NHTM quốc doanh tự xoá nhiều những món nợ không còn khả năng thu hồi, khoảng 1.500 tỉ đồng. Số nợ tự xoá NHTM chuyển sang theo dõi ở tài khoản kế toán ngoại bảng. Việc này làm trong sạch bảng cân đối tài sản của NHTM. Hiện nay, còn khoảng 1.900 tỉ đồng NHTM quốc doanh vay theo sự chỉ định của Chính phủ, đến nay không thu được nợ. Thực hiện chủ trương 1 triệu tấn đường của Chính phủ vào năm 2002, NHTM quốc doanh, chủ yếu là NHNo&PTNT Việt Nam cho vay bằng USD, quy đổi thành 4.300 tỉ đồng để nhập thiết bị toàn bộ các nhà máy đường, chủ yếu là nhà máy mía đường do địa phương quản lí. Đến nay nhiều nhà máy đường có nguy cơ phá sản, không có khả năng trả nợ NHTM. Với tình hình đó từ năm 2003 trở đi, nợ quá hạn của các NHTM quốc doanh sẽ có thể tăng lên.
Ngày 25/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 85/CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các TCTD. Đây là điều kiện để NHTM tăng dư nợ cho vay.
NHNN Việt Nam ban hành quyết định cho phép các TCTD được làm đại lí cho nhau về chi trả kiều hối, tạo thuận lợi cho người thụ hưởng kiều hối, khiến lượng giá trị kiều hối năm 2002 vào khoảng hơn 2 tỉ USD, tăng so với năm trước khoảng 500 triệu USD.
NHNN Việt Nam 2 lần hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ từ 15% xuống 5% vào tháng 12/2002. Trạng thái ngoại hối của NHTM được nới rộng. Không những thế, từ tháng 12/2002, NHNN còn nâng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của NHTM tại NHNN từ 1,25%/năm lên 1,35%năm, cao hơn lãi suất cơ bản của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ.
Dịch vụ thanh toán vẫn được coi là mặt yếu nhất. Tới nay, séc chưa đi vào cuộc sống. NHNN Việt Nam chưa dự thảo xong nghị định về phát hành và sử dụng séc trình Chính phủ thay thế Nghị định 30/CP đã lỗi thời. Tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm tỉ trọng 70% tổng phương tiện thanh toán.
Sau một thời gian cơ cấu lại, các NHTM đã làm được một số việc, nhưng các mặt chủ yếu làm vẫn chưa đạt yêu cầu như tăng vốn điều lệ, nhất là NHTM cổ phần, hoặc chưa làm như cơ chế cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, pháp nhân và thể nhân chưa sử dụng phương tiện thanh toán bằng séc ...
Chương III
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượngnhững tác động của hội nhập kinh tế quốc tếđến hệ thống ngân hàng Việt Nam
Giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước
1.1. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mới.
Chính sách tiền tệ mới cần đảm bảo vững chắc mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở xóa bỏ các công cụ quản lý hành chính, xây dựng và hoàn thiện các công cụ mới của các chính sách tiền tệ đưa toàn bộ hệ thống từng bước tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, cụ thể:
Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hoá có sự điều tiết gián tiếp của Nhà nước thông qua lãi suất định hướng của ngân hàng Nhà nước (lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản).
Hoàn thiện cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái theo hướng vừa linh hoạt trong ngắn hạn, vừa ổn định trong dài hạn, khuyến khích xuất khẩu, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và đặc biệt là thị trường vốn.
Hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ, các giao dịch giúp hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái Forward, Future, Option.
Xây dựng và phát triển thị trường mở, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ giúp ngân hàng Nhà nước điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung ứng phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ.
Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soát nợ nước ngoài. Kiểm soát tiến tới xoá bỏ việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán nội địa, tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ thanh toán và tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
Kiểm soát, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đôla hoá trên cơ sở nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, đa dạng hoá các công cụ tài chính, các hình thức đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với các biện pháp quản lí ngoại tệ nói trên.
1.2. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bù trừ.
Hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Hệ thống thanh toán bù trừ sẽ nối mạng các trung tâm giao dịch lớn ở các vùng với ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng và phi ngân hàng trên từng vùng. Hệ thống thanh toán của ngân hàng Nhà nước cũng cung cấp dịch vụ thanh toán có hiệu quả chi hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường tiền tệ và các giao dịch khác.
Các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, cung ứng, thu hồi và điều hoà tiền mặt phải được cải tiến đảm bảo an toàn, thuận tiện và phù hợp với điều kiện của từng vùng.
1.3. Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng.
Việc Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế để cam kết mở cửa thị trường tài chính (từ 2006 đối với ASEAN, từ 2008 đối với Mỹ và tiếp đó đối với WTO) sẽ khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường tài chính nội địa trở nên gay gắt hơn. Rủi ro của các ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính trên thị trường nội địa và quốc tế cũng tăng lên rõ rệt. Vì vậy, công tác thanh tra cần được cải tiến cả về nội dung và mô hình tổ chức đảm bảo hạn chế rủi ro nói trên. Hướng cơ cấu lại và cải tiến cơ bản công tác thanh tra là tiến hành giám sát và thanh tra, phân tích các hoạt động tài chính tín dụng theo phương pháp CAMEL mà các tổ chức tài chính quốc tế đang áp dụng. Việc xây dựng và thực hiện quy trình thanh tra theo Camel, với tính chất là quy trình giám sát từ xa và cảnh báo sớm, sẽ góp phần không nhỏ giúp các nhà quản trị ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác giám sát, điều hành, quản lý, đánh giá ngân hàng mình.
Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế bắt buộc nói trên vào thanh tra ngân hàng Việt Nam đòi hỏi phải đào tạo một đội ngũ thanh tra viên có trình độ cao, xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước không thanh tra chi nhánh các ngân hàng Thương mại mà chỉ tập trung thanh tra tại các hội sở chính nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực của cơ quan thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ của các NHTM cũng như trách nhiệm quản lý của Hội đồng quản trị và ban giám đốc các ngân hàng này.
1.4. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN.
Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN để phù hợp với vai trò độc lập tự chủ của NHNN, phân định lại chức năng nhiệm vụ của HĐTW với thống đốc NHNN, chức năng nhiệm vụ của các cục vụ nên được điều chỉnh lại bằng việc giảm bớt cách điều hành tập trung sự vụ chuyển qua việc đi sâu nghiên cứu, tư vấn về hoạch định các chính sách, cơ chế, tác nghiệp liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, hối đoái gắn với tổ chức hoạt động các thị trường tài chính- tiền tệ- hối đoái. Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần bố trí lại cơ sở hoạt động theo khu vực. Các cơ sở này có nhiệm vụ: quản lý tài khoản của các ngân hàng và tổ chức tài chính trên địa bàn; giao dịch thanh toán tiền mặt và không tiền mặt; giám sát thường xuyên việc tuân thủ nghĩa vụ dự trữ bắt buộc các tổ chức tín dụng trên địa bàn; thanh tra các TCTD ở khu vực.
Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại
2.1. Nhóm giải pháp thị trường
2.1.1. Về sản phẩm ngân hàng.
a. Thực hiện các giải pháp khơi tăng nguồn vốn.
Các giải pháp chung
Khuyến khích dân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng dưới nhiều hình thức như: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có hạn chế số lần rút trong tháng, khống chế số dư tối thiểu được trả lãi, tiền gửi sổ tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm dùng cho mục đích cụ thể, tiền gửi với dịch vụ tự động chuyển thẳng vào tài khoản, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hoá đơn tự động, tiền gửi có số dư nhất định được trả lãi theo lãi suất thị trường tiền tệ, phát hành kì phiếu gửi tiền với lãi suất cố định được trả lãi định kì. áp dụng các biện pháp kích thích gồm cấp séc miễn phí, sử dụng ATM, gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, quay xổ số có thưởng...
Thu hút các doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi không kì hạn có các dịch vụ tiện ích như thanh toán trong hệ thống ngân hàng miễn phí, trang bị hệ thống nối mạng trực tiếp với ngân hàng để quản lí điều hành vốn chủ động, nhanh chóng, được vay với lãi suất ưu đãi, cấp séc thanh toán miễn phí, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán séc nhanh, tư vấn doanh nghiệp miễn phí về các dịch vụ và các biện pháp chống rủi ro, tư vấn nghiệp vụ tài sản có sinh lời cho doanh nghiệp...
Các giải pháp cụ thể
Tăng vốn tự có: Đối với các NHTM quốc doanh thì Nhà nước cấp vốn đều đặn hằng năm. Ngoài vốn pháp định đã được duyệt và cấp đủ, hàng năm các NHTM quốc doanh cũng cần tự nâng cao vốn điều lệ cho ngân hàng mình. Để nâng cao vốn điều lệ cho các nhân hàng nói chung thì các ngân hàng phải mở rộng kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận để bổ sung vốn tự có cho ngân hàng mình.
Tăng vốn huy động: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta giảm, môi trường đầu tư bất lợi hơn. Tuy nhiên, theo mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đến năm 2020, hoạt động kinh tế của nước ta nhộn nhịp trở lại từ năm 2000. Ngoài ra dự kiến đến năm 2006 vốn vay nước ngoài giảm dần để thay thế bằng vốn huy động trong nước. Vì vậy từ nay đến năm 2010 vốn huy động trong nước vẫn là chính. Do đó các ngân hàng cần có giải pháp để tăng nguồn vốn huy động theo các kênh như sau:
Huy động vốn từ các thành phần kinh tế, gồm:
+ Huy động vốn từ dân cư:
áp dụng các biện pháp hấp dẫn để tăng tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tài khoản cá nhân.
Chấn chỉnh nơi giao dịch tiền gửi của dân cư thuận tiện, lịch sự, khang trang, sạch đẹp.
Trang bị công nghệ tiên tiến tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi.
Tổ chức làm việc ngoài giờ để tiếp nhận tiền gửi của khách hàng.
Tổ chức rút tiền bằng điện thoại cho khách hàng.
Linh hoạt và đa dạng hoá cách tính và trả lãi cho khách hàng, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Khuyến khích bằng vật chất, quà tặng mang tính động viên để thu hút khách hàng.
Tăng cường quảng cáo những uy tín và ưu thế của ngân hàng với khách hàng.
Nguồn vốn huy động từ dân cư có giá cao nhưng có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn. Vì vậy, các ngân hàng phải chú trọng khai thác nguồn vốn này.
+ Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế.
Nguồn vốn này có giá rẻ, khối lượng lớn. Trong thời gian tới, khi hoạt động kinh tế sôi nổi trở lại, nguồn vốn này sẽ tăng với tốc độ cao. Do đó các ngân hàng cũng không thể không quan tâm đến nguồn vốn này.
Huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng
Nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng có đặc điểm là tốc độ tăng trưởng hàng năm không cao. Tuy nhiên các ngân hàng vẫn phải quan tâm đến nguồn vốn này để có thể tăng một cách đồng bộ, toàn diện nguồn vốn huy động cho ngân hàng mình.
b. Đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn.
Các giải pháp chung
Ngoài các nghiệp vụ tín dụng truyền thống, các ngân hàng nên mở rộng các nghiệp vụ mới:
Đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, mua cổ phần công ty, hùn vốn liên doanh, lập quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư.
Liên kết với bảo hiểm, bưu điện để mở rộng bán sản phẩm.
Cho vay tư nhân dùng cho mục đích tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng để trả tiền mua hàng hoặc bằng việc ghi nợ tài khoản tiền gửi, cho vay trả góp ...
áp dụng các sản phẩm và dịch vụ thương mại như: cho vay chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay bù đắp vốn lưu động, cho vay ngắn hạn bù đắp vốn tạm thời do nguồn phải thu chưa về kịp, cho vay thu mua hàng xuất khẩu hoặc làm hàng xuất khẩu, cho vay xây dựng nhà cửa, trụ sở bán hoặc cho thuê, dịch vụ Factoring ...
Các giải pháp cụ thể:
Chính sách đầu tư tín dụng trong thời gian tới của các ngân hàng là chủ động tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, hiệu quả để đầu tư tín dụng, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án lớn có vai trò chủ đạo, quan trọng của nền kinh tế, các ngành chế biến hàng hoá xuất khẩu (thuỷ sản, cây công nghiệp xuất khẩu, lương thực ...).
Có chính sách lãi suất, phí dịch vụ linh hoạt hấp dẫn để cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau tạo điều kiện cho người đi vay, cải tiến quy trình nghiệp vụ, thủ tục, đẩy mạnh các nghiệp vụ tư vấn nghiệp vụ, thông tin thị trường cho khách hàng.
Mở rộng tín dụng đi liền với củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng. Kiến nghị với NHNN và Bộ Tài chính về các giải pháp khoanh nợ, xử lý nợ khó đòi thông qua quỹ rủi ro tín dụng.
Các ngân hàng dành một lượng vốn thoả đáng đầu tư chung, dài hạn cho các dự án có công nghệ tiên tiến, có vai trò quan trọng trong nền kinh té quốc dân (điện lực, hàng không, bưu điện dầu khí ...)
Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Bên cạnh loại hình cho vay truyền thống nên mở rộng các nghiệp vụ thuê mua tài chính, bao thanh toán, liên doanh, liên kết, mua cổ phần, đấu thầu trái phiếu kho bạc, đầu tư chứng khoán, tài trợ xuất nhập khẩu, thẻ tín dụng, cho vay trả góp...
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư gắn liền với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, quản lý vốn vay, thẩm định dự án, đánh giá rủi ro tín dụng ...
Mở rộng tín dụng đi liền với việc củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi xuống tỷ lệ cho phép. Có các giải pháp về khai thác tài sản xiết nợ, xử lý nợ khó đòi, kể cả các giải pháp khoanh nợ, xin cấp bù ... nhằm thu hút dần vốn về cho ngân hàng. Tăng cường cơ chế thông tin tín dụng, nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, tình hình biến động của thị trường, dự đoán kịp thời chính xác những nhân tố tác động đến sản xuất, kinh doanh, tình hình thị trường tài chính trong nước để chủ động tư vấn cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.
Xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định dự án có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, ngoại ngữ giỏi đáp ứng yêu cầu phát triển nghiệp vụ tín dụng trong nước và hoạt động tín dụng trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế.
c. Mở thêm các dịch vụ và sản phẩm đầu tư phục vụ khách hàng như: dịch vụ quản lý tiền, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging, chiết khấu các giấy tờ có giá, dịch vụ trả và chuyển tiền tận nhà, dịch vụ cung cấp thông tin ngân hàng bằng điện thoại ...
d. Mở ngân hàng phục vụ khách hàng cá nhân, ngân hàng tại nhà, ngân hàng đầu tư và môi giới chứng khoán ...
2.1.2. Giải pháp về giá cả và dịch vụ.
Quá trình cạnh tranh buộc các ngân hàng phải tính toán rất kỹ chính sách giá cả và phí dịch vụ để vừa có lợi nhuận, vừa thu hút khách hàng. Xu thế chung là vừa giảm chênh lệch lãi suất, vừa cung cấp dịch vụ miễn phí đi kèm. Mặt khác việc định giá phải sát giá thị trường. Tất cả những đòi hỏi đó buộc ngân hàng phải bố trí nhân lực, sắp xếp tổ chức khoa học sao cho giảm chi phí giá thành ở mức thấp nhất để có thể tăng thêm lợi nhuận. Việc định giá phải đạt được ý nghĩa then chốt của vấn đề là làm cho khách hàng thấy được giá trị mà ngân hàng đem lại cho họ. Thước đo hiệu quả của chính sách trên là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Việc định giá sẽ thay đổi tuỳ theo mục tiêu từng ngân hàng là: tăng trưởng nguồn vốn hoặc tín dụng, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, tăng vốn khả dụng hay ổn định giá trị tài sản có hay nợ trong thời kỳ có biến động, giữ chân khách hàng truyền thống hay thu hút khách hàng mới. Mặt khác cần xác định mục tiêu của ngân hàng là cung cấp dịch vụ đa dạng với giá trị tầm trung bình hay cung cấp dịch vụ cao cấp giá trị cao để định giá phù hợp, đồng thời tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ phục vụ thực hiện mục tiêu đó.
Cần xem xét giá cả của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chính sách của Chính phủ ưu tiên trong từng thời kỳ.
Nghiên cứu ban hành và áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau đối với từng loại khách hàng trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và phân loại khách hàng. Điều hành tỷ giá và lãi suất linh hoạt, kịp thời, đạt hai mục tiêu: An toàn - lợi nhuận. Cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích miễn phí hoặc phí thấp đối với các đối tượng có nguồn gửi tiền lớn và ổn định. Nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu riêng biệt, đặc thù của từng loại khách hàng hay các sản phẩm chất lượng cao để tăng thu phí.
2.1.3. Các giải pháp xúc tiến.
Thực hiện quảng cáo bán sản phẩm, quảng cáo báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xây dựng danh tiếng, hình ảnh của ngân hàng trong giới doanh nghiệp cũng như trong quảng đại quần chúng.
Mở thêm giờ giao dịch hàng ngày đối với các quầy bán lẻ.
Thực hiện các biện pháp khác dể phục vụ khách hàng tốt hơn.
2.1.4. Giải pháp cho hệ thống phân phối.
Mở rộng mạng lưới các chi nhánh. Chú trọng việc mở thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ nhằm tăng nhanh nguồn vốn và phục vụ rộng rãi khách hàng.
Trang bị hệ thống ATM, tổ chức mạng lưới ngân hàng đại lý phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, thuận tiện, an toàn, chi phí thấp.
Liên kết với các hệ thống ATM khác, áp dụng Telemarketing, liên kết với các siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu để họ chấp nhận thanh toán thẻ của các ngân hàng phát hành thẻ.
2.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh.
2.2.1. Xây dựng tôn chỉ hay quy ước chung của từng ngân hàng.
Mục đích của việc này như sau:
+ Pháp quy hoá nhằm tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật và các chế độ, thể chế của ngành ngân hàng.
+ Giữ gìn và xây dựng từng bản sắc riêng của từng ngân hàng để phát huy uy tín và danh tiếng.
+ Tôn chỉ của các ngân hàng là cung cấp các dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng, quán triệt sâu sắc phương châm “thành công cho khách hàng là thành quả của ngân hàng”.
+ Xây dựng đạo đức nghề nghiệp, kinh doanh trung thực. Cán bộ ngân hàng đặt trách nhiệm đối với công việc của cơ quan lên trên hết, tận tuỵ, liêm chính, chí công vô tư.
+ Kinh doanh đạt hiệu quả cao nhằm đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
+ Động viên cán bộ công nhân viên bằng nhiều chế độ phúc lợi: thưởng vật chất, cho đi đào tạo, dự các lớp tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài nước, nâng lương trước hạn, đề bạt cất nhắc... nhằm nuôi dưỡng nhân tài giữ được cán bộ cốt cán và các chuyên gia giỏi, gắn bó và tiến thân cùng với sự nghiệp phát triển của ngân hàng.
+ Mở rộng dân chủ trong cơ quan để phát huy sáng kiến, động viên sức lực, trí tuệ và khả năng của cán bộ trong kinh doanh và quản lý, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả ngân hàng.
+ Tổ chức học tập tôn chỉ trong toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng để mọi người hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Mỗi người vào cơ quan đều tuân thủ mục tiêu của cơ quan, vì cơ quan mà đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của ngân hàng.
2.2.2. Ban hành và áp dụng các phương thức tiên tiến phù hợp về quản trị và điều hành.
Ban hành các quy chế quản lý nghiệp vụ vừa nghiêm túc, an toàn, vừa tạo điều kiện cho phát huy được trí sáng tạo năng động.
Có cơ chế khuyến khích tính tự giác phát huy năng lực, sở trường.
Xoá bỏ tư tưởng trung bình chủ nghĩa, xây dựng nếp làm việc mới, lấy hiệu quả công tác làm thước đo để nâng lương, thưởng.
Phân cấp, phân quyền đối với từng cấp để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng người.
Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, dễ kiểm tra, kiểm soát ở mọi cấp, từ Trung ương và ban lãnh đạo, đến các thành phần nghiệp vụ, nhưng lại thông thoáng và tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy mọi khả năng làm lợi cho cơ quan, giải quyết được mọi khó khăn mà không vi phạm pháp luật, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân.
Xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính hàng năm hợp lý cho từng bộ phận trên cơ sở tổng hoà kế hoạch của cả ngân hàng là một động lực thiết yếu để đạt được kế hoạch chung của cả cơ quan.
2.2.3. Thay đổi mô hình tổ chức của ngân hàng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Củng cố vai trò đầu não của các trụ sở chính. Tăng cường quản lý và kiểm soát của Trung ương để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống, đồng thời nắm chắc mọi biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Các phòng, ban Trung ương phải hỗ trợ cho ban lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh sắc bén, nhanh nhạy và chính xác, đồng thời đôn đốc, hỗ trợ các chi nhánh bằng các hướng dẫn, chỉ thị cụ thể để thực thi có hiệu quả các quyết định kinh doanh của ban lãnh đạo.
Xây dựng mô hình chuẩn, thống nhất cho các chi nhánh, các phòng giao dịch.
Tách hoạt động ngân hàng bán lẻ phục vụ dân cư (như gửi tiết kiệm, thanh toán séc, chuyển tiền cá nhân, sử dụng thẻ ...) thành bộ phận riêng gọi là ngân hàng phục vụ khách hàng cá nhân. Khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán các nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng ở các cửa hàng, cửa hiệu. Thực nghiệm cho vay mua nhà trả góp, cho vay mua đồ dùng gia đình...
Củng cố và xây dựng ngân hàng phục vụ doanh nghiệp: Đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thiết kế các biện pháp khuyến khích trọn gói để hấp dẫn và giữ khách hàng gắn bó với ngân hàng.
Tăng cường bộ phận phục vụ các tổ chức tài chính, tín dụng với các chính sách ưu đãi để phát triển nghiệp vụ bán buôn.
Phát triển bộ phận hoạt động nghiệp vụ đầu tư; tách hoạt động kinh doanh cho khách hàng với kinh doanh cho ngân hàng, tích cực tham gia vào thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế.
Từng bước hình thành các công ty con hoạt động chuyên doanh trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính để bắt kịp nhu cầu phát triển của thị trường.
Sớm có một số chi nhánh ở nước ngoài để tham gia thực sự vào hoạt động của thị trường vốn quốc tế.
2.2.4. Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh.
+ Hàng năm xây dựng kế hoạch kinh doanh chung cho toàn hệ thống. Trên cơ sở kế hoạch chung, phân bổ chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu lợi nhuận cho từng chi nhánh ngân hàng.
+ Phấn đấu tăng mức dư nợ hàng năm, tăng tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn, đặc biệt tập trung vốn cho các ngành, các tập đoàn kinh tế, các dự án có công nghệ tiên tiến, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2.3. Giải pháp chung về công nghệ.
Giải pháp này nhằm xây dựng cơ sở công nghệ hiện đại, phục vụ khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng Việt Nam ngang tầm với các ngân hàng hiện đại trong khu vực tiến tới hội nhập quốc tế.
2.3.1. Các giải pháp
a. Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng.
Điều này đảm bảo khả năng hoà nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực như cung cấp và tiếp nhận xử lý thông tin ngân hàng, thông tin thương mại và thông tin kinh tế. Đồng thời tham gia vào tất cả các thị trường tài chính lớn trong khu vực.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, có các giải pháp như sau:
Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng bao gồm nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, hình thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho việc khai thác với các mục đích khác nhau.
Về hệ thống mạng thông tin:
Mạng diện rộng: hoàn chỉnh mạng diện rộng, kết nối trực tuyến các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng đối với các vùng có điều kiện viễn thông cho phép.
Mạng nội bộ: được tiêu chuẩn hoá và thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo giao diện tốt với hệ thống thanh toán quốc gia.
Mạng Intenet, Intranet: Sử dụng và khai thác hệ thống các mạng này nhằm thu thập thông tin phục vụ quản trị, kinh doanh và điều hành. Tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh thông qua Internet.
Mạng Swift, mạng thanh toán thẻ: Nâng cấp và đảm bảo vận hành chính xác, kịp thời và an toàn, phục vụ nhu cầu thanh toán với dung lượng lớn.
b. Đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ.
Việc này phải được thực hiện theo nguyên tắc tiện lợi cho khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin. Để thực hiện được yêu cầu trên, có các giải pháp sau:
Về hệ thống chương trình tác nghiệp:
+ Hệ thống ngân hàng bán lẻ (Retail Banking System): Đảm bảo tiêu chuẩn hoá và đồng bộ chương trình xử lý các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại tất cả các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Tổ chức xử lý nghiệp vụ theo mô hình Front-end và Back-end nhằm hướng sự thuận lợi cho khách hàng.
+ Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Interbank/ Intrabank Payment System): Hoàn thành hệ thống thanh toán nội bộ ngân hàng tương thích với hệ thống thanh toán liên ngân hàng do WB tài trợ. Đảm bảo tự động hoá cao trong lĩnh vực thanh toán.
+ Hệ thống thẻ thanh toán (Card System): Phát triển hệ thống phát hành và thanh toán thẻ các loại, đa dạng hoá các loại thẻ phát hành như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ liên kết. Đẩy mạnh phát hành thẻ nội địa. Chuyên môn hoá nghiệp vụ thẻ, tiến tới hình thành công ty thẻ hoạt động độc lập trên cơ sở được trang bị đầu tư mới, nâng cấp thường xuyên để hoà nhập về trình độ với các ngân hàng trên thế giới.
Về hệ thống các ứng dụng cung cấp cho khách hàng:
+ Các dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking, Phone Banking, Voice Banking, Kios Banking): Phát triển các dịch vụ trên nhằm giảm tối thiểu việc khách hàng phải đến ngân hàng giao dịch trực tiếp.
+ Hệ thống ngân hàng tự động(Auto Branch): ATM, Cash Deposit machine, cheque: Hình thành hệ thống ngân hàng tự động do khách trực tiếp giao dịch với máy móc, trang thiết bị như máy rút tiền tự động, máy gửi tiền tự động, máy gửi thanh toán séc tự động ...
+ Mạng lưới ATM (ATM Network) phát triển ra khỏi phạm vi trụ sở ngân hàng và vận hành 24/24 giờ trong ngày tại các vị trí an toàn và có điều kiện như các trung tâm bưu điện, các toà nhà lớn có mức độ an toàn cao ...
c. Tăng cường và hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc và các bộ phận chức năng phân tích và quản lý:
+ Tự động hoá tối đa khả năng kiểm tra, kiểm soát bằng hệ thống máy tính.
+ Xây dựng hệ thống có khả năng phân tích và đánh giá mối quan hệ khách hàng nhằm lựa chọn các đối tượng phù hợp trong việc đưa ra các chính sách huy động vốn cũng như đầu tư tín dụng hợp lý trong từng thời kỳ. Xây dựng hệ thống Marketing ngân hàng.
+ Xây dựng các hệ thống có khả năng phân tích và đưa ra các dự báo về khả năng phát triển của tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng.
+ Xâydựng các hệ thống phân tích và quản lý rủi ro ngân hàng bao gồm rủi ro trong các lĩnh vực tín dụng, thanh toán - thanh khoản, huy động vốn, công nghệ ...
+ Việc đưa ra các quyết định chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo các cấp sẽ được thực hiện trên cơ sở có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy tính về số liệu lịch sử và chương trình dự đoán.
d. Đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh của các ngân hàng.
Xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt quy chế bảo mật hệ thống và an toàn dữ liệu theo tiêu chuẩu và quy định của pháp luật.
2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện.
Về mô hình tổ chức và quản lý phát triển công nghệ.
Ban lãnh đạo ngân hàng phải trực tiếp chỉ đạo định hướng về sự phát triển của công nghệ, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ thông tin lẫn công nghệ nghiệp vụ ngân hàng. Xây dựng mô hình trung tâm công nghệ ngân hàng có khả năng nghiên cứu, cải tiến, phát triển và đưa vào áp dụng các dịch vụ sản phẩm ngân hàng mới phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội mới, cũng như khả năng của công nghệ thông tin - tin học trong từng thời kỳ, đồng thời có khả năng liên kết với các đối tượng trong và ngoài nước trong việc tư vấn, hỗ trợ và phát triển các sản phẩm về công nghệ ngân hàng.
Xây dựng và phát triển trung tâm đào tạo nhằm trang bị kiến thức nghiệp vụ thông tin cho cán bộ mới tuyển dụng và đào tạo cho cán bộ ngân hàng, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ ở mức độ cao.
Phổ cập tin học ở mức tương đối cao đối với cán bộ ngân hàng.
Về trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ tin học.
Tăng cường về số lượng, bồi dưỡng và nâng cao trình độ; đảm bảo cho lực lượng này có đủ khả năng tiếp quản, vận hành, bảo dưỡng và phát triển mới các chương trình trong phạm vi giới hạn.
Thực hiện đào tạo chéo giữa kỹ thuật và nghiệp vụ. Đặc biệt có một số chuyên gia công nghệ thông tin vừa có kinh nghiệm giỏi về công nghệ thông tin, vừa am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng.
Về việc đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị tin học:
Đầu tư cho phát triển công nghệ ngân hàng là đầu tư theo chiều sâu, không thể thiếu được. Ngân hàng cần phải đầu tư cho công nghệ trên cơ sở xác định tính cấp bách và hiệu quả lâu dài, có tính đến hiệu quả xã hội. Nguồn vốn đầu tư cho công nghệ có thể từ nguồn vốn phát triển nghiệp vụ, nguồn vốn vay hoặc tín dụng thu mua.
Đối với các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống cần nghiên cứu để đầu tư công nghệ xử lý theo hướng chuyển giao trọn gói và đồng bộ các chương trình tiên tiến của thế giới.
2.4. Giải pháp chung về con người.
Chiến lược chung về con người của ngành ngân hàng là xây dựng một đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong cơ chế thị trường và trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng phải chú ý đến việc tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Số lượng nhân viên phải đảm bảo đủ để thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng thì công tác đào tạo có ý nghĩa quan trọng. Một mặt các ngân hàng phải xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ. Mặt khác, nhanh chóng đào tạo lại đội ngũ cán bộ thâm niên ở Trung ương cũng như ở chi nhánh để thích ứng với cơ chế mới. Đồng thời tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho những cán bộ trong quy hoạch, những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, có khả năng tiếp thu kỹ thuật kinh doanh để tạo lập một đội ngũ cán bộ kế cận. Có chính sách khuyến khích những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn mà ngân hàng đang thiếu vắng như ngoại ngữ, tin học, quản trị kinh doanh, phân tích kinh tế ...
Một số giải pháp chính cho công tác đào tạo cán bộ là:
Nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tổ chức đào tạo một cách hệ thống các lĩnh vực sau:
+ Đào tạo nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
+ Đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, ...).
+ Đào tạo về quản lý theo thông lệ quốc tế.
+ Đào tạo kiến thức về chính trị, xã hội, văn hoá cộng đồng để trở thành nhà quản lý và kinh doanh giỏi.
+ Đào tạo về công nghệ thông tin.
+ Đào tạo nâng cao hiểu biết về pháp luật.
Đào tạo các chuyên gia chuyên sâu có tính chiến lược, có tầm hiểu biết tổng hợp về hoạt động ngân hàng đối nội và đối ngoại.
Quy hoạch và đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn cho ngân hàng.
Mở rộng các hình thức đào tạo chuyên đề khác.
2.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại.
Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại sẽ giúp các ngân hàng mở rộng quan hệ đại lý để tranh thủ vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài. Xác lập điều kiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Các giải pháp cụ thể như sau:
+ Củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại vốn có với các ngân hàng đại lý, góp phần vào chiến lược huy động vốn từ nước ngoài. Rà soát lại quan hệ đại lý, đặc biệt đối với các ngân hàng có quan hệ tiền gửi.
Lựa chọn các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài phù hợp trong từng lĩnh vực đối ngoại của từng khu vực để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ vói các ngân hàng nước ngoài có uy tín cao.
Tăng cường nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt nhanh nhạy các diễn biến về tài chính tiền tệ trên thế giới nhằm cập nhật thông tin, nắm bắt các xu thế mới về thị trường vốn để có đối sách kịp thời khi có biến động.
+ Mở rộng các quan hệ quốc tế song phương và đa phương (quan hệ tín dụng, đại lý, thanh toán ...).
+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng các nước ASEAN, ngân hàng các nước láng giềng,
+ Phát triển và nâng cao mạng thanh toán quốc tế Swift để kết nối vững chắc với mạng quốc tế. Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế.
Phấn đấu đưa các ngân hàng Việt Nam phát triển ngang tầm trình độ của một ngân hàng tiên tiến trong khu vực, tiến tới hội nhập cộng đồng tài chính, ngân hàng quốc tế.
2.6. Đổi mới hoạt động kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giúp cho hoạt động của ngân hàng đi đúng hành lang pháp lý, thực hiện tốt các nghị quyết, quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng, bảo vệ được cán bộ, tài sản của ngân hàng. Xây dựng và thực hiện quy trình giám sát từ xa theo CAMELS
Các giải pháp cụ thể như sau:
+ Tổ chức ban kiểm soát đủ mạnh nhằm:
. Nắm bắt ngay từ đầu các quy chế, quy định, thể lệ nghiệp vụ, phát hiện những bất hợp lý, những sơ hở ngay từ khi ban hành cho đến quá trình thực thi.
. Đảm bảo mọi hoạt động của hệ thống phải được rà soát cả trước và sau khi thực hiện nhằm đưa ra các hoạt động của ngân hàng đúng các quy định của pháp luật, của Nhà nước và của ngành.
+ Bộ máy kiểm tra nội bộ tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên từ trung ương đến các chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để chỉnh sửa hoặc có biện pháp khắc phục.
+ Có sự phối hợp, kết hợp tốt giữa ban kiểm soát và bộ máy kiểm tra nội bộ ngân hàng, phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra Nhà nước và thanh tra NHNN để xử lý tốt các vấn đề nổi cộm.
Kết luận
Việc thực hiện thành công chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước nói chung và các cam kết cụ thể của ngành tài chính ngân hàng nói riêng trong hiệp định thương mại Việt Mỹ, cam kết AFTA và WTO đòi hỏi sự quyết tâm cao và sự phối hợp giữa các cấp từ trung ương đến địa phương, các bộ phận, phòng ban một cách triệt để trong lĩnh vực ngân hàng, giữa các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng Việt Nam, mặt khác cần có sự nỗ lực từ ngay bản thân các ngân hàng trong việc đổi mới cải cách cơ cấu hệ thống của mình ngày càng phù hợp hơn nhằm đẩy nhanh và luôn giữ thế chủ động trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Dưới sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã thực sự có những bước chuyển mình to lớn trong tất cả các lĩnh vực: bổ sung sửa đổi các văn bản chính sách pháp luật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng, tiến hành quá trình tái cơ cấu một cách triệt để, quá trình cải cách toàn diện hệ thống Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước... Tất cả nhằm tạo một môi trường thuận lợi nhất cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua ba chương, khoá luận đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các cam kết cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, cụ thể hoá chủ trương chủ động hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước bằng việc dẫn ra các nghị quyết, đưa ra những cơ hội và thách thức của ngành ngân hàng Việt Nam trong hội nhập, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Khoá luận đã luận giải và phân tích một cách có hệ thống thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành ngân hàng trong những năm qua, từ đó có những nhận định và đánh giá khách quan về những điều còn tồn tại và khắc phục.
Khoá luận đã đề xuất đến hai hệ thống giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước và đối với các ngân hàng thương mại từ đó nhấn mạnh việc cần phải nỗ lực hơn nữa các hoạt động ngân hàng phục vụ cho tiến trình hội nhập.
Vì thời gian và kiến thức có hạn, khoá luận chắc chắn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia và các bạn có tâm huyết trong lĩnh vực này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế số 07-NQ/TW.
Quyết định của Thống đốc NHNN số 300/QĐ- NH5.
Nghị định số 63/1998/NĐ-CP và thông tư 01/1999/TT- NHNN7.
Nghị định số 178/ 1999/NĐ - CP.
Quyết định số 283 /2000/QĐ - NHNN14.
Nghị định số 13/1999/NĐ- CP và thông tư số 08/2000/TT- NHNN5.
Tài liệu hội thảo : Hội thảo về chủ động hội nhập tài chính của Việt Nam, hội nghị toàn quốc quán triệt sâu sắc nghị quyết TW 07 về hội nhập kinh tế quốc tế, hội thảo khoa học năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
Thời báo tài chính doanh nghiệp tháng 6/2003.
Tạp chí chứng khoán.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
Tạp chí ngoại thương.
Tạp chí Nhà nước và pháp luật .
Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.
Tạp chí tài chính.
Tạp chí kinh tế và thương mại.
Thời báo ngân hàng.
Hiệp định giữa CHXHCN Việt nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại.
Tóm tắt nhiệm vụ chiến lược chủ yếu của ngành ngân hàng từ 2000 - 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc