BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu đó là:
giảm diện tích đất nông nghiệp do xâm nhập mặn, cát lấn; thay đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp và phân bố cây trồng; ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và
thời vụ gieo trồng; gia tăng ảnh hưởng của sâu bệnh hại cây trồng; giảm hiệu quả ngành
chăn nuôi gia súc, gia cầm; tác động tiêu cực đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản như:
gây suy giảm nguồn lợi thủy sản; tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản do nhiệt
độ tăng và hạn hán; gia tăng thiệt hại của ngành đánh bắt, giảm giá trị sản xuất của
ngành thủy sản Những tác động của BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
cư dân nông thôn, gia tăng tình trạng nghèo đói, làm phá vỡ hệ sinh thái ven biển và cạn
kiệt tài nguyên.
Trên cơ sở phân tích các biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông
nghiệp, bài báo đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc phòng tránh, giảm thiểu
thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất nông nghiệp đảm bảo các
yêu cầu về tính khả thi, phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của địa phương ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 107-116
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Phú Vang là huyện đồng bằng thấp ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp của huyện chịu tác động và ảnh
hưởng của nhiều đợt thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn
diễn ra khá phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đời sống và hoạt động sản xuất
của người địa phương. Trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động tới mọi
mặt của ngành nông nghiệp, tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,
thời vụ gieo trồng gây nguy cơ thu hẹp đất nông nghiệp, làm tăng nguy cơ
lan rộng sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng đến sinh sản sinh trưởng của gia
súc và gia cầm. Bài viết này góp phần nghiên cứu đánh giá bước đầu về tác
động BĐKH tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp thích ứng
trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp, huyện Phú Vang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú Vang là một trong những huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường
xuyên chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, biến đổi khí hậu
đã tác động đến mọi mặt đời sống của người dân trong vùng; đặc biệt là hoạt động sản
xuất nông nghiệp; làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; tác động xấu đến trồng trọt, chăn nuôi;
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trên cây
trồng, vật nuôi Đây cũng chính là những tác động của biến đổi khí hậu đối với các
hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương trong thời gian qua và những năm
tiếp theo. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy,
việc tổ chức sản xuất nông nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí
các loại hình sử dụng thích ứng với biến đổi khí hậu theo mục tiêu phát triển lâu bền là
vấn đề mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc trong
vấn đề ứng xử với biến đổi khí hậu; chưa có các giải pháp và các mô hình thích ứng
giúp người dân ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đời sống của người dân còn
gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần phải có các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất
nông nghiệp và các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nhằm góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
huyện Phú Vang.
2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
Là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, khí hậu huyện Phú Vang vừa mang
đặc trưng chung của khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa có đặc trưng riêng của tiểu khí
108 PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM
hậu ven biển. Vì vậy, nội dung này chỉ đề cập đến các biểu hiện của BĐKH tại vùng
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có lãnh thổ huyện Phú Vang.
2.1. Biến đổi về nhiệt độ
Ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I không
biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931 - 1940 đến nay, nhiệt độ trung bình tháng I lần lượt
tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1 - 0,30C; riêng thập kỷ 1941 - 1950 tăng mạnh nhất so
với thời kỳ 1931 - 1940 là 1,00C (20,80C so với 19,80C). Từ thập kỷ 1961 - 1970, nhiệt
độ trung bình tháng VII giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ giảm từ 0,1 - 0,40C cho đến thập kỷ
2001 - 2010 đã giảm 0,90C so với thập kỷ 1961 – 1970 [7].
So với các thập kỷ trước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế giảm
từ 0,1 - 0,20C. Đây là xu thế ngược lại với xu thế chung của cả nước và toàn cầu [7].
Bảng 1. Nhiệt độ TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế
trong các thập kỷ gần đây (0C)
Thập Kỷ Nhiệt độ TB tháng I Nhiệt độ TB tháng VII Nhiệt độ TB năm
1931-1940 19,8 29,0 25,1
1941-1950 20,8 29,3 25,3
1951-1960 20,1 29,3 25,2
1961-1970 19,9 29,8 25,3
1971-1980 20,0 29,4 25,3
1981-1990 19,8 29,3 25,1
1991-2000 20,2 29,1 25,0
2001-2010 19,9 28,9 25,0
Nguồn: [7]
2.2. Biến đổi về lượng mưa
Mùa mưa ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế từ tháng IX đến tháng XII.
Những năm có Lanina thì mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ra lũ lớn, lũ lịch sử, như
1978, 1988, 1990, 1993, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, 2004, 2009, 2010. Cụ thể, ngày
4 và 5/11/1999 lượng mưa tại Huế lên đến 2.800mm/ngày đêm gây lũ lịch sử năm 1999
và từ ngày 01-04/10/2010 mưa lớn với lượng mưa từ 500-700 mm có nơi đến 1.000mm-
1.300 mm (trong 04 ngày) gây lũ lớn TP Huế [7].
Bảng 2. Lượng mưa TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên
Huế trong các thập kỷ gần đây (mm)
Thập kỷ Lượng mưa TB tháng I
Lượng mưa TB
tháng VII
Lượng mưa TB năm
1971-1980 89,5 155,3 2.666
1981-1990 95,7 106,5 2.575
1991-2000 131,1 50,0 3.093
2001-2013 124,1 81,8 3.273
Nguồn: [7]
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP... 109
Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy điểm chung là lượng mưa trung bình năm trong
những năm gần đây có xu hướng tăng và thập kỷ 1991 - 2000 có lượng mưa trung bình
lớn nhất.
Lượng mưa trung bình tháng I vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong thập kỷ
2001 - 2013 so với lượng mưa trong thời kỳ chuẩn khí hậu 1961 - 1990 không thay đổi
đáng kể, chỉ tăng 1%.
So với lượng mưa thời kỳ chuẩn 1961 - 1990 thì lượng mưa tháng VII ở Huế giảm 23%,
lượng mưa tháng 10 tăng 27% và lượng mưa trung bình năm tăng 22%.
Đặc biệt có sự chênh lệnh lượng mưa giữa tháng I và tháng VII, tăng lượng mưa vào
tháng 1 trong giai đoạn 1991-2000 và 2001-2013 so với trước đó. Đây là một điểm bất
thường trong biến đổi về lượng mưa ở khu vực nghiên cứu.
2.3. Nước biển dâng
Trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng cho miền Trung Việt
Nam, khi nước biển dâng 71 cm vào năm 2100, vùng ven biển Thừa Thiên Huế sẽ phải
hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi mất đi một diện tích lớn đất trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản [1]. Theo dự báo diện tích ngập do nước biển dâng, tình trạng diện tích đất
nông nghiệp bị ngập nhiều nhất là các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Hiện
tượng nước biển ngày càng dâng cao sẽ gây tác động tiêu cực đối với các vùng đất thấp
tỉnh Thừa Thiên Huế bởi hiện tượng biển lấn, xói lở, nhiễm mặn và ngập lụt gia tăng.
2.4. Thiên tai
- Lũ lụt: Trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ
trước. Từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên
Huế gây mưa lớn và lũ lụt [8]. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn
cao hơn lần trước. Năm 1999, trận lụt lịch sử đã có độ sâu ngập là 5,81 m. Trong năm
2007, các trận lũ lớn khác diễn ra trong vòng 1 tháng gây thiệt hại nặng nề về người và
nhà cửa cho những người dân ở miền Trung. Mưa lớn liên tiếp kéo dài trong nhiều ngày
đã gây lũ lớn, lụt lội, ngập úng tại nhiều nơi, phá hủy hàng ngàn công trình giao thông,
nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà trong mực nước dâng cao, người dân không còn nơi cư
trú, sinh hoạt, phá hủy hoa màu và cây ăn quả thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng
- Bão: Nhìn chung, xu hướng những năm gần đây bão càng ngày càng gia tăng về số
lượng và cường độ, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường, gia tăng tàn phá nhà
cửa hoa màu, tàu thuyền đánh cá trên biển
- Hạn hán và xâm nhập mặn: Khi nhiệt độ ngày càng tăng cộng thêm gió Tây Nam khô
nóng, lượng mưa lại phân bố thất thường và tập trung cao trong mùa mưa; bên cạnh đó,
mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ
tháng IV đến tháng VII (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng III -
IV và VII - VIII), lượng mưa chỉ đạt 20% lượng mưa so với trong năm nên tình hình
hạn hán trên địa bàn tỉnh liên tục gay gắt và kéo dài. Hạn hán thường xảy ra hàng năm,
nhất là trong những năm có hiện tượng El - Nino. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng
110 PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM
như vào năm 1977 (nắng hạn 43 ngày từ 23/05 đến 04/07), 1993 - 1994, 1997 - 1998,
2003. Đợt hạn năm 1993 - 1994 có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 trong
lịch sử, lượng mưa đo được từ tháng I đến tháng VIII năm 1993 chỉ bằng 59% lượng
mưa trung bình năm cùng thời kỳ, năm 1994 chỉ bằng 47%; nhiệt độ cao nhất trong hai
năm 1993 - 1994 là 39 đến 40°C [9].
Độ mặn bình quân vùng cửa sông từ năm 2001 - 2013 trên 20‰, độ mặn lớn nhất xuất
hiện từ đầu tháng VI đến tháng VIII trên 33‰; biên độ dao động độ mặn giữa các năm
là 18,1‰ - 29,3‰. Độ mặn lớn nhất có sự thay đổi rất lớn, tăng từ 32,7‰ - 33,9‰.
Theo kịch bản phát thải trung bình B2, đến năm 2020 mực nước biển có thể dâng đến 9
cm, tăng lên 25 cm vào năm 2050 và 71 cm vào năm 2100[9], khi đó diện tích đất các
xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai bị ngập tăng nhanh, đồng nghĩa với sự xâm nhập
mặn tăng nhanh.
3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NHIỆP Ở
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Thay đổi diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và phân bố cây trồng
Trong những năm gần đây, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang chịu sự
tác động của BĐKH. Những đợt lũ về bất thường, gia tăng mức độ, quy mô ảnh hưởng,
sự xuất hiện các hiện tượng giá rét đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích gieo trồng của
người dân địa phương, những đợt mưa tiểu mãn tương đối lớn đã gây ngập úng trên một
diện tích rộng của huyện.
ha
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2006 2007 2008 2009 2010 2011
ha
Hình 1. Biểu đồ diện tích trồng lúa không được canh tác sau vụ Đông Xuân
ở huyện Phú Vang giai đoạn 2006 – 2011[3]
Từ biểu đồ cho thấy diện tích trồng lúa sau vụ Đông Xuân không được sử dụng để trồng
lúa tiếp trong vụ Hè Thu đến tăng nhanh qua các năm (từ năm 2006 đến 2008 và từ
2009 đến 2010) và chỉ giảm ít từ năm 2008 đến 2009, 2010 đến 2011. Nguyên nhân là
do tác động của biến đổi khí hậu: sự thay đổi của thời tiết, gia tăng hạn hán và xâm nhập
mặn trong mùa khô.
Từ 6 – 10/12/2005 và từ 12 – 19/12/2005, 2 đợt mưa to kết hợp triều cường đã làm ngập
úng 20 ha mạ, ở Phú An, Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thái, gây thiệt hại 30 – 40% mạ.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP... 111
Từ 16 đến 17/2/2006 mưa to đã gây ngập úng hơn 1000 ha lúa, trong đó nặng nhất là
Phú Đa 2, Phú Đa 1, Vinh Thái, Phú Hồ [8] Do ảnh hưởng của đợt mưa to từ 30/4 đến
1/5/2007 đã làm ngập úng trên 600 ha lúa Hè Thu làm chết lúa. Tháng 10 – 11/2007 lũ
lụt liên tục gây thiệt hại: lúa giống bị ướt trên 300 tấn, lúa ăn 675 tấn, mạ chết 4,1 ha,
ruộng lúa bị bồi lấp phải san ủi 85 ha [8]. Ở một số khu vực gần cửa sông, đầm phá xảy
ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vùi lấp do cát bay, cát chảy làm người dân mất đất
sản xuất, di dời nơi ở; sự vùi lấp của cát đã lấy đi diện tích đất sản xuất của người dân,
thay đổi cơ cấu sử dụng từ đất trồng trọt thành đất bỏ hoang. Mặt khác nước biển dâng
sẽ làm xâm nhập mặn gia tăng, ranh mặn ngọt cũng sẽ thay đổi, hạn hán kéo dài gây
thiếu hụt nguồn nước cấp tại các hồ chứa, dẫn đến sự thay đổi phân bố cây trồng, cây
trồng có khả năng thích nghi với độ mặn sẽ gia tăng; nhiều nơi có nguy cơ sẽ chuyển
mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi thủy sản.
3.2. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và thời vụ gieo trồng
Trong những năm gần đây, tình hình hạn hán xuất hiện bất thường và diễn ra ngày càng
gây gắt kéo theo quá trình xâm nhập mặn sâu vào đất liền, gây thiếu nguồn nước ngọt
phục vụ sản xuất nông nghiệp đã làm giảm năng suất canh tác của người dân tỉnh. Hạn
hán làm tăng lượng bốc hơi, lượng mưa đầu nguồn ít làm mực nước các hồ chứa xuống
rất thấp, những năm hạn nặng hầu hết ở các hồ chứa, nước để phục vụ tưới tiêu thiếu
trầm trọng, hầu hết các hồ chứa loại vừa bị cạn kiệt không đủ nước cung cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp. Nhất là thời gian từ trổ bông đến chín rộ của lúa ngắn hơn, lá cờ
chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít hơn và chuyển đến hạt ít hơn, vì vậy hạt
gạo sẽ lép hơn và trọng lượng hạt nhỏ hơn, cây cho rơm rạ nhiều hơn hạt. Thời tiết rét
kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất cây trồng như: năm 2011,
hai đợt rét liên tiếp kéo dài hơn một tháng khiến vụ lúa đông xuân ở Phú Vang gặp
nhiều khó khăn. Nhiều diện tích lúa của nông dân các huyện Phú Vang trổ muộn so với
khung lịch thời vụ, trong đó có nhiều ha lúa sắp đến mùa thu hoạch nhưng bị lép hạt và
mất trắng vì chất lượng không bảo đảm. Vụ hè thu 2013, tình hình thời tiết phức tạp
khiến nhiều diện tích lúa ở Phú Vang và nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị sâu bệnh,
lép hạt làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm; năng suất chỉ đạt khoảng 53 tạ/ha.
Sự nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng
như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển
kém, sự tăng trưởng và nở bụi bị đình trệ, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình
khoáng hóa đạm trong đất.
Rét đậm, rét hại kéo dài đã làm cho nhiều diện tích lúa, lạc, đậu đỗ không gieo được
theo khung lịch thời vụ. Khu vực nghiên cứu vào năm 2007-2008 có 743 ha lúa, 277 ha
lạc đã gieo bị chết phải gieo trồng lại dẫn đến trễ so với thời vụ hơn 1 tháng, diện tích
lúa gieo trước rét kéo dài thời gian sinh trưởng từ 7 - 10 ngày nên khó khăn trong việc
thực hiện lịch thời vụ. [9]
112 PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM
3.3. Gia tăng ảnh hưởng của sâu bệnh hại cây trồng
Các loại sâu bệnh gia tăng như: sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ trĩ... hoành hành và ngày càng
lan rộng. Năm 2007, thời tiết nắng ấm kéo dài, các đối tượng sâu bệnh xuất hiện trên
địa bàn huyện Phú Vang: bệnh đạo ôn với diện tích bị nhiễm 445 ha; khô vằn cuối vụ
nhiễm 625 ha; bệnh thối thân, thối bẹ bị nhiễm 215 ha. Đặc biệt có 2 đối tượng xuất
hiện và gây hại nhiều hơn các năm trước là bệnh lép hạt, nhiễm 1.100 ha (tăng 220 ha
so với năm 2006).
Năm 2012, khu vực thuộc huyện Phú Vang, bệnh đạo ôn lá làm nhiễm ha giảm 193 ha
so với vụ Đông Xuân năm trước, trong đó diện tích nhiễm nặng 8,9 ha cục bộ gây cháy
chòm trên giống X21, Xi23, BC15 tập trung ở Phú Đa, Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Mỹ;
Bệnh đạo ôn cổ bông làm nhiễm 107 ha (chủ yếu giống Khang Dân), trong đó diện tích
nhiễm nặng 1 ha tập trung chủ yếu ở Phú Xuân, Phú Đa. Bệnh khô vằn gây nhiễm 670
ha, tăng 90 ha so với vụ Đông Xuân năm trước, bệnh cấp 1-3, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 -
15%. Các loại nhiễm rầy 456 ha, tăng 400 ha so với Đông Xuân năm trước, trong đó
diện tích nhiễm nặng 42 ha, diện tích mất > 70% năng suất: 6 ha tập trung chủ yếu ở
Phú Lương, Phú Hồ, Phú Đa,... vào giai đoạn lúa vào chắc - chín, chuẩn bị thu hoạch.
Bệnh lem lép hạt nhiễm 188 ha, giảm 42 ha so vụ Đông Xuân 2011 - 2012 diện tích
nhiễm bệnh rơi vào trà 3 khi lúa đang trổ gặp đợt không khí lạnh - gió nằm rải rác ở các
xã [4].
3.4. Giảm hiệu quả ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm
BĐKH là nguyên nhân gây ra các thiên tai, ảnh hưởng đến con người, cây trồng, vật
nuôi; làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời
tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết
khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, các dịch bệnh gia tăng
làm giảm đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác, nước biển dâng hay lũ lụt cũng sẽ làm hạn
chế diện tích sinh sống, lương thực cần thiết nuôi sống các loại gia cầm gia súc như lúa,
cỏ, khoai gián tiếp gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài gia súc gia cầm.
Bảng 3. Số lượng gia súc thời kỳ 2005 – 2013 ở huyện Phú Vang
Đơn vị tính: Con
2005 2010 2011 2012 2013
Đàn trâu 3.968 3.073 3.187 3.073 2.389
Đàn bò 1.659 2.646 2.910 2.689 2.855
Đàn lợn 45.526 48.665 49.599 47.513 45.838
Nguồn: [3]
Từ số liệu thống kê cũng cho thấy sự giảm sút về số lượng đàn trâu trong năm 2010,
2012 và đàn lợn 2012,2013.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP... 113
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Phú Vang
cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
4.1. Nhóm các giải pháp chung
- BĐKH có tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực [2]. Vì thế
để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do tác động của BĐKH trên địa bàn nghiên cứu thì
các chiến lược, chính sách cần được nghiên cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, ngành, địa
phương trên các lĩnh vực.
- Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, cần chú trọng đến các khu vực đất nông
nghiệp thấp, trũng có khả năng ngập lụt cao, nhất là vùng ven biển; tiến tới chuyển đổi
một số vùng đất ngập nước sang nuôi trồng thủy sản; tăng cường một số cây trồng có
khả năng thích ứng với sự thay đổi do BĐKH như các giống lúa chịu hạn, các loài cây
chịu mặn...
- Đổi mới, nâng cao năng lực thích ứng, giáo dục và tuyên truyền; nâng cao nhận thức
cộng đồng về tác động của BĐKH nhằm thích ứng và phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại.
4.2. Nhóm giải pháp cụ thể
4.2.1 Đối với trồng trọt
- Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp thích ứng với điều kiện BĐKH
Tăng cường đào, nạo vét, đẩy mạnh bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương, đồng thời
củng cố hệ thống đê điều, đặc biệt là những khu vực thiếu nước tưới, hạn hán thường
xuyên xảy ra. Củng cố và xây dựng bờ bao, đê bao, nâng cấp quy mô và hiệu quả các
đập ngăn mặn nhằm kiểm soát tốt nồng độ mặn, hạn chế tình trạng xâm nhập mặn.
- Xây dựng và phát triển kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp với BĐKH
Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh và canh tác cây trồng
theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình sản xuất sạch, sử dụng chế phẩm sinh học
trong nông nghiệp cần được nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng
thông qua các câu lạc bộ về nghề nông tại địa phương.
- Sử dụng giống cây trồng có tính chống chịu cao
Phổ biến cho người dân sử dụng các giống chống chịu, giống bản địa hiệu quả, các kỹ
thuật chăm sóc thích ứng với các biểu hiện BĐKH của địa phương. Cần nghiên cứu các
giống cây trồng có khả năng thích ứng được với điều kiện canh tác mới và có khả năng
chống chịu dịch bệnh cao, thử nghiệm giống ngắn, dài ngày để né tránh thiên tai, nhất là
hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn ở những vùng có nguy cơ chịu tác động mạnh phù hợp
với từng địa phương như: giống lúa DTL2 và PD211; giống lúa SRI, TH3-3, PD211.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
114 PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình cụ thể. Chú ý chuyển đổi cơ cấu
sản xuất từ độc canh sang luân canh, xen canh nhằm mục đích thích ứng với các hiện
tượng thời tiết cực đoan, cải thiện độ phì nhiêu của đất, phòng tránh dịch bệnh và nâng
cao hiệu quả kinh tế, cần chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu
để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang trồng rau, củ,
quả có chất lượng cao với một số loại rau: măng tây, hành tây, hành lá hoặc trồng lạc,
đậu, khoai, sắn, ngô. Đây là những loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày hơn,
cần lượng nước ít hơn.
- Thay đổi lịch thời vụ
Lịch thời vụ sản xuất cần được các ban ngành nông nghiệp địa phương xây dựng trên cơ
sở điều kiện khí hậu, thời tiết, cơ cấy cây trồng, vật nuôi hàng năm và những kiến thức
bản địa trong dự đoán thời tiết của người dân, để từ đó điều chỉnh lịch thời vụ luồn lách
hoặc hạn chế được tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
4.2.2. Đối với chăn nuôi
- Tăng cường việc sản xuất, chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi
Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho gia súc, gia cầm, giúp vật
nuôi có sức đề kháng với các loại bệnh dịch.
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bịnh cho vật nuôi
Cần các con giống gia súc, gia cầm từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch. Giữ
chuồng trại và khu chăn thả luôn khô sạch, thoáng mát và phải phun thuốc sát trùng
định kỳ 2 tuần/lần để tiêu diệt mầm bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho các loại vật
nuôi như các bệnh về dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn
- Chọn giống vật nuôi có tính chống chịu cao
Đẩy mạnh công tác chọn giống; cần chọn lựa được tập đoàn giống, nhóm giống có năng
suất sinh học cao vừa thích nghi với điều kiện từng vùng sinh thái, vừa có tính kháng
bệnh cao, có tính chống chịu với sự thay đổi của môi trường.
4.2.3. Đối với đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
Qui hoạch nuôi trồng thủy sản hợp lý
+ Nuôi thủy sản trong các ao hồ: Nuôi trồng thủy sản tại các ao hồ với các hệ thống
nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Cần củng cố hệ thống ao hồ bằng cách kiên
cố hóa bờ ao (kè gạch hay bê tông) và củng cố hệ thống xử lý nước (cung cấp và thải)..
+ Nuôi thủy sản nước ngọt kết hợp trồng lúa: Các khu vực ruộng trũng vùng ven đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai sẽ được bao bọc bởi các bờ hoặc hệ thống bờ đủ cao. Thay
thế diện tích lúa 2 vụ thường bị ngập lụt. Nuôi thủy sản nước mặn, lợ sử dụng từ vùng
đất bãi triều, vùng đất ruộng 1 vụ năng suất thấp, vùng bị nhiễm mặn, vùng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai. Hoàn nguyên các vùng nuôi đầm phá, vùng nuôi kém hiệu quả.
Tập trung cho vùng nuôi cao triều, nuôi trên cát.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP... 115
Đẩy mạnh quá trình nghiên cứu công nghệ, giải pháp cải thiện giống
Đa dạng sản xuất, chọn giống, cải tiến kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng thủy sản phù
hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt độ và mưa lũ của các loài thủy sản, phát triển nhanh, khả
năng kháng bệnh tốt.
5. KẾT LUẬN
BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu đó là:
giảm diện tích đất nông nghiệp do xâm nhập mặn, cát lấn; thay đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp và phân bố cây trồng; ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và
thời vụ gieo trồng; gia tăng ảnh hưởng của sâu bệnh hại cây trồng; giảm hiệu quả ngành
chăn nuôi gia súc, gia cầm; tác động tiêu cực đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản như:
gây suy giảm nguồn lợi thủy sản; tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản do nhiệt
độ tăng và hạn hán; gia tăng thiệt hại của ngành đánh bắt, giảm giá trị sản xuất của
ngành thủy sản Những tác động của BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
cư dân nông thôn, gia tăng tình trạng nghèo đói, làm phá vỡ hệ sinh thái ven biển và cạn
kiệt tài nguyên.
Trên cơ sở phân tích các biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông
nghiệp, bài báo đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc phòng tránh, giảm thiểu
thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất nông nghiệp đảm bảo các
yêu cầu về tính khả thi, phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của địa phương ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam, Hà Nội.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương (Kèm theo Công
văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Hà Nội.
[3] Chi cục Thống kê huyện Phú Vang (2000-2013). Niên giám thống kê huyện Phú Vang
năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2008,2009, 2010, 2011, 2012, Thừa Thiên Huế.
[4] Đào Xuân Học (2002). Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các
tỉnh duyên hải Miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận), Đề tài NCKH cấp Nhà
nước, Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội.
[5] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Văn Thắng, Trần Thục (2008). Biến đổi khí hậu ở Việt
Nam và giải pháp ứng phó, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, Hà
Nội.
[6] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2020, Thừa Thiên Huế.
[7] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2020, Thừa Thiên Huế.
116 PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM
[8] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Thừa Thiên Huế.
[9] Lê Nguyên Tường và nnk (2010). Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu biến đổi
khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa
học KTTV&MT, Hà Nội.
Title: IMPACT OF CLIMATE CHANGE FOR AGRICULTURAL PRODUCTION PHU
VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: Phu Vang district is low coastal plain of Thua Thien Hue province. In recent years,
the agricultural sector of the district is affected and influenced by many of disaster such as
storms, floods, sea level rise, salinization is complex, ... greatly influenced the lives and
activities the local people. In that climate change affects of the agricultural sector such as the
growth, yield, the planting season, narrowing agricultural land, increase the risk of plant pests
plant reproduction affect the growth of cattle and avian. The paper has assessed the impact of
climate change on agricultural production in the study area. On that basis, proposed a number
of solutions to help Phu Vang district, Thua Thien Hue province agriculture more resilient to
climate change, contributing to the development of sustainable agriculture.
Keywords: climate change, agricultural production, Phu Vang district
PHAN THỊ CẨM HẰNG
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 0974 673 851, Email: phancamhang@gmail.com
TS. LÊ NĂM
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 0914 242 928, Email: lenamdhsphue@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_den_san_xuat_nong_nghiep_huyen.pdf