Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam

Hạn chế phát thải Trong việc ứng phó với BĐKH nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là cần có giải pháp giảm nhẹ BĐKH, cụ thể là giải pháp hạn chế phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu này cần có sự đồng thuận và phối hợp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia vào việc giảm nhẹ BĐKH như đã tham gia ký Nghị định thư Kioto vào tháng 12/1998 cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; đưa ra Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào tháng 12/2008… Việt Nam có thể tham khảo một số chính sách để tạo ra động lực hạn chế phát thải khí nhà kính như: - Lồng ghép các chính sách về khí hậu vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - Đưa ra tiêu chuẩn phát thải cho các ngành kinh tế. - Đưa ra mức thuế phát thải - Hỗ trợ tài chính (trợ cấp hoặc giảm thuế) - Các thỏa ước tự nguyện giữa Chính phủ và doanh nghiệp. - Phát triển công cụ thông tin - Chính sách về áp dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. - Hợp tác quốc tế - Tăng cường nghiên cứu khoa học. Thích nghi Xuất phát từ thực tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cần có giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH. Đối với ngành nông nghiệp, để thích ứng với BĐKH nước ta cần có những giải pháp như: - Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH, phát triển các giống cây có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt như tìm ra các giống lúa thích nghi với điều kiện úng ngập, chịu phèn, chịu hạn, chịu mặn… - Tăng cường sử dụng có hiệu quả và quy hoạch nguồn nước tưới như đẩy mạnh triển khai xây dựng, nâng cấp hồ chứa, các công trình tiêu úng. - Các biện pháp chống xâm nhập mặn như xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông; phát triển rừng ngập mặn. - Phát triển khoa học công nghệ phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai. - Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với biến đổi khí hậu. - Tăng cường công tác tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về thích ứng với BĐKH

pdf4 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 51 - 54 51 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Lê Thị Nguyệt* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn đối với nhân loại bởi sự tác động không dừng lại ở một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội của con người.Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Trong số các hoạt động kinh tế, lĩnh vực chịu tác động sớm nhất và mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là sản xuất nông nghiệp. Bài viết này đưa ra một số tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam và một số vùng dễ bị tổn thương, đồng thời đưa ra một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu (hạn chế phát thải) và giải pháp thích nghi. Từ khoá: biến đổi, khí hậu, ngành nông nghiệp Việt Nam, ứng phó, thích ứng ĐẶT VẤN ĐỀ* Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một vấn đề thời sự mang tính toàn cầu đang ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con người và thiên nhiên. Do sự tác động của BĐKH, thiên tai trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ cũng mạnh hơn rất nhiều. Theo sự đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu trên thế giới, với vị trí địa lí của mình, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH. Do sự tác động của BĐKH, thiên tai sẽ ngày càng gia tăng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, các hoạt động sản xuất, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chịu sự tác động sớm nhất và mạnh mẽ nhất của BĐKH chính là ngành nông nghiệp, các vùng đồng bằng ven biển do mực nước biển dâng cao. Từ thực tế trên, đòi hỏi nước ta cần phải khẩn trương đưa ra chương trình hành động, giải pháp cụ thể nhằm ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường của khí hậu. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiêp và ngư nghiệp. Đây là ngành sản xuất chịu tác động sớm nhất và mạnh mẽ nhất của BĐKH toàn cầu. * Tel: 097 880523; Email: minhnguyet2104@gmail.com Nông nghiệp Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam với đường bờ biển kéo dài 3260 km, khi nước biển dâng cao 1 mét, khoảng 10 triệu người ở các đồng bằng ven biển sẽ chịu tác động, ảnh hưởng đến 10% tổng sản phẩm thu nhập quốc nội GDP, 29% diện tích đất ngập nước, 7% diện tích đất nông nghiệp . Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha trồng lúa hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia (bảng 1). BĐKH đã khiến khí hậu, thời tiết ở nước ta diễn biến phức tạp. Lượng mưa hàng năm biến đổi thất thường, số cơn bão có cường độ mạnh trong những năm gần đây tăng lên, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau bão thường là mưa lớn, gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. BĐKH cũng gây nên tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài.Tình trạng khí hậu, thời tiết đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của cây trồng và vật nuôi. Một số loài cây trồng, vật nuôi bị giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm. Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết còn làm nảy sinh những dịch bệnh mới, thậm chí trở thành đại dịch. Ở nước ta trong thời gian gần đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, sâu quấn lá trong trồng trọt hay dịch H5N1, H1N1trong chăn nuôi đã gây thiệt hại rất lớn đến năng suất nông nghiệp, làm gia tăng chi phí sản xuất. Lê Thị Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 51 - 54 52 Bảng 1. Dự báo tác động của việc dâng mực nước biển 1 mét ở Việt Nam Tổng số Chịu tác động (Giá trị tuyệt đối) Diện tích (Km2) 328.535 16.977 Dân số (Triệu người) 78.137 9.637 GDP (Tỉ USD) 154.787 15.805 Diện tích nông nghiệp(Km2) 192.816 13.773 Đất ngập nước (Km2) 46.179 13.241 Nguồn: WB [5] BĐKH làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên đất - tư liệu sản xuất thiết yếu của ngành nông nghiệp. Đất nông nghiệp của nước ta vốn đã bị thoái hoá do sự lạm dụng phân hoá học và mất lớp thực vật che phủ, cùng với sự tác động của BĐKH khiến cho hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng lên, dẫn đến tình trạng thoái hoá đất ngày càng trầm trọng hơn. Những nghiên cứu gần đây về chất lượng đất ở đồng bằng sông Hồng cho thấy: hàm lượng lân, hàm lượng mùn trong đất bị suy giảm, đất nghèo dần K dễ tiêu, độ chua đất tăng lên. Quá trình xói mòn rửa trôi đất ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ nhiều nơi lên tới hàng trăm tấn/ha/năm; quá trình hình thành kết von và đá ong hóa cũng diễn ra mạnh mẽ với diện tích hàng chục ngàn ha và đặc biệt là quá trình sa mạc hoá cục bộ đã diễn ra ở nhiều nơi trong khu vực[1][4], Đồng bằng sông Cửu Long - nơi phải gánh chịu những tác động mạnh mẽ của BĐKH, tình trạng mặn hoá, phèn hoá cũng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nông nghiệp của cả nước. BĐKH còn làm mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp do mực nước biển dâng lên. BBĐKH cũng tác động mạnh mẽ đến nguồn nước phục vụ nông nghiệp. Thực tế ở nước ta trong những năm qua, hạn hán đã xảy ra nhiều hơn; nước lũ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu GiangLưu lượng nước sông Mê Công giảm từ 2 - 24% trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% trong mùa lũ gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp [7]. Lâm nghiệp Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học khá cao, có sự phong phú, đa dạng về thành phần loài và các hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự tác động của BĐKH, đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng. Qua nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [2][6], nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển đã tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay đổi điều kiện sống và sự phân bố của các loài sinh vật. Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên vùng vĩ độ cao hơn và các loài cây cận nhiệt đới sẽ mất dần. Nhiệt độ và hạn hán tăng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng BĐKH. BĐKH làm thay đổi số lượng, chất lượng hệ sinh thái rừng. Chức năng điều hoà sinh thái của rừng như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đấtbị suy giảm. Nước biển dâng và hạn hán làm giảm diện tích và năng suất cây trồng, dẫn tới nhu cầu chuyển đổi diện tích rừng sang diện tích sản xuất nông nghiệp tăng, cũng như nhu cầu di cư lên vùng cao, làm gia tăng nạn chặt phá rừng. Ngư nghiệp BĐKH khiến cho mực nước biển dâng cao đã tác động mạnh mẽ đến ngành ngư nghiệp của Việt Nam. Nước biển dâng cao làm cho diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thuỷ sản. Đồng thời, do sự xâm nhập của nước mặn dẫn đến mất nơi sinh sống của thuỷ sản nước ngọt. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuỷ hải sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm và có nguy cơ mất hẳn. Theo các nhà khoa học, cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nhuyễn thể như nghêu, ngao, sò, sẽ bị chết hàng loạt do không chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Lê Thị Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 51 - 54 53 MỘT SỐ VÙNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha (2008), với đường bờ biển dài 740 km kéo dài từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây vịnh Thái Lan. Đây là vùng có tiềm năng kinh tế và có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng hiện nay đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của BĐKH [3] Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, Trong 10 năm qua, đồng bằng sông Cửu Long đã có: - Liên tiếp các năm 2000, 2001, 2002 có lũ lớn, trong đó năm 2002 là lũ lớn lịch sử. 4 năm liền đồng bằng sông Cửu Long gặp hạn, đặc biệt hạn kết hợp dòng chảy kiệt trên sông Mê Công vào năm 2004. - 02 lần có bão lớn đổ bộ và ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long (bão Linda năm 1997 và bão Durian vào năm 2006) - Tố lốc xuất hiện nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng. - Cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là đợt cháy rừng ở U Minh Thượng vào năm 2002. - Diện tích bị xâm nhập mặn hiện nay khoảng 1,3 triệu ha và sẽ tăng lên khoảng 1,64 triệu ha với kịch bản mực nước biển dâng 1 mét. Quá trình xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang. Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên khoảng 2 triệu ha (2008), trong đó diện tích trong đê khoảng 1,15 triệu ha được bảo vệ bởi hệ thống đê sông và đê biển. Đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước nhưng hiện nay cũng đang đối mặt với sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của nước biển dâng cao kết hợp với lượng mưa lớn, diện tích úng của đồng bằng sông Hồng có thể đạt tới 650.000 ha nếu mực nước biển dâng cao 1 mét. Mực nước của các con sông sẽ tăng cao so với bình thường khoảng từ 0,5 - 1,0 m. Tình trạng xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền ở đồng bằng sông Hồng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của cả nước. Đồng bằng duyên hải miền Trung Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn về phía Bắc, vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ về phía Nam, và Biển Đông. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển nên diện tích đồng bằng ở miền Trung khá hạn hẹp. Bờ biển vùng duyên hải miền Trung dài 1200 km, gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Trong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của BĐKH, những cơn bão và những trận mưa xảy ra ở vùng duyên hải miền Trung ngày càng mạnh và phức tạp, như các cơn bão lớn vào năm 1999, 2006, 2007 Do các sông ở miền Trung hầu hết chưa có hệ thống đê bao, nên khi nước biển dâng cao sẽ kéo theo xâm nhập mặn lấn sâu vào nội địa. Với kịch bản mực nước biển dâng 1 mét sẽ có khoảng 400.000 ha diện tích bị ngập hoàn toàn và bán ngập.[6] CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Các giải pháp ứng phó với BĐKH hiện nay bao gồm hạn chế phát thải (mitigation) và thích nghi (adaptation) Hạn chế phát thải Trong việc ứng phó với BĐKH nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là cần có giải pháp giảm nhẹ BĐKH, cụ thể là giải pháp hạn chế phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu này cần có sự đồng thuận và phối hợp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia vào việc giảm nhẹ BĐKH như đã tham gia ký Nghị định thư Kioto vào tháng 12/1998 cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; đưa ra Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào tháng 12/2008 Việt Nam có thể tham khảo một số chính sách để tạo ra động lực hạn chế phát thải khí nhà kính như: - Lồng ghép các chính sách về khí hậu vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - Đưa ra tiêu chuẩn phát thải cho các ngành kinh tế. - Đưa ra mức thuế phát thải Lê Thị Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 51 - 54 54 - Hỗ trợ tài chính (trợ cấp hoặc giảm thuế) - Các thỏa ước tự nguyện giữa Chính phủ và doanh nghiệp. - Phát triển công cụ thông tin - Chính sách về áp dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. - Hợp tác quốc tế - Tăng cường nghiên cứu khoa học. Thích nghi Xuất phát từ thực tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cần có giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH. Đối với ngành nông nghiệp, để thích ứng với BĐKH nước ta cần có những giải pháp như: - Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH, phát triển các giống cây có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt như tìm ra các giống lúa thích nghi với điều kiện úng ngập, chịu phèn, chịu hạn, chịu mặn - Tăng cường sử dụng có hiệu quả và quy hoạch nguồn nước tưới như đẩy mạnh triển khai xây dựng, nâng cấp hồ chứa, các công trình tiêu úng. - Các biện pháp chống xâm nhập mặn như xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông; phát triển rừng ngập mặn. - Phát triển khoa học công nghệ phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai. - Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với biến đổi khí hậu. - Tăng cường công tác tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về thích ứng với BĐKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2003), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường đất vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội. [2]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu. [3]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. [4]. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Lập Dân (1998), Quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu hoang mạc hoá và lũ lụt Nam Trung Bộ, Báo cáo Hội nghị NCKH và MT vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. [5]. Dasgupta, S.Laplante, B.Meisner, Wheeler, D.Yan (2007), The impact of Sea Level Rise on Developing Countries: a comparative analysis, World Bank Policy Research Working. [6]. Đào Xuân Học (2009), Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội thảo Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu. [7]. Nguyễn Ngọc Trân (2010), Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của biến đổi khí hậu, Tài liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long. [8]. Viện Quy hoạch thuỷ lợi (2008), Báo cáo về ảnh hưởng của nước biển dâng đến ngập lụt và xâm nhập mặn đối với đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển miền Trung. SUMMARY THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE TO THE INDUSTRY VIETNAM'S AGRICULTURE Le Thi Nguyet* College of Education - TNU Climate change poses great challenges for humanity by the impact does not stop at one nation but on a global scale, it impacts significantly on the nature and the social and economic development human. Vietnam is one of five countries seriously affected by climate change. Among the economic activities, regions affected earliest and most powerful of climate change is agriculture. This article gives some effects of climate change to agriculture of Vietnam and a number of vulnerable regions, and offers some solutions to cope with climate change, including mitigation measures climate change (emissions limits) and adapted solutions. Keywords: Change, Climate, Vietnam's agricultural industry, to cope with, adaptation * Tel: 0973 880 523; Email: minhnguyet2104@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33213_37039_308201215510tap80so04_nam2011_split_10_246_2052414.pdf