Một trong những thế mạnh của McDonald’s so với các đối thủ khác chính là kế hoạch giành chiến thắng của McDonald’s tập trung vào yếu tố 5P trong marketing đó là nguồn lực, sản phẩm, địa điểm, giá và chiêu thị. Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống. Mục đích ban đầu của McDonald’s là hướng tới một thực đơn các món ăn nhanh được tiêu chuẩn hoá, có chất lượng, mùi vị như nhau, không phân biệt địa điểm. Nhưng McDonald’s nhận ra rằng việc điều chỉnh đôi chút mùi vị, thành phần chế biến ở từng địa phương sẽ giúp hãng thành công hơn nhiều. Chẳng hạn như tại Israel, một vài loại bánh Big Mac không được phết bơ, nhằm phân tách các sản phẩm thịt và sản phẩm bơ sữa theo đúng chế độ ăn kiêng của nhiều khách hàng.
4 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu SWOT của McDonald, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SWOT McDonald’s
S-O Strategies
1 – Focus on plan to win to attract customers and expansion in other countries (S5, O2, O6)
Một trong những thế mạnh của McDonald’s so với các đối thủ khác chính là kế hoạch giành chiến thắng của McDonald’s tập trung vào yếu tố 5P trong marketing đó là nguồn lực, sản phẩm, địa điểm, giá và chiêu thị. Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống. Mục đích ban đầu của McDonald’s là hướng tới một thực đơn các món ăn nhanh được tiêu chuẩn hoá, có chất lượng, mùi vị như nhau, không phân biệt địa điểm. Nhưng McDonald’s nhận ra rằng việc điều chỉnh đôi chút mùi vị, thành phần chế biến ở từng địa phương sẽ giúp hãng thành công hơn nhiều. Chẳng hạn như tại Israel, một vài loại bánh Big Mac không được phết bơ, nhằm phân tách các sản phẩm thịt và sản phẩm bơ sữa theo đúng chế độ ăn kiêng của nhiều khách hàng.
Về mặt giá cả là yếu tố khó có thể được chuẩn hoá trên toàn cầu, bởi thu nhập của người tiêu dùng ở từng quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Do đó, McDonald’s đặt ra những mức giá khác nhau cho các loại thức ăn nhanh của họ dựa trên việc phân tích, nghiên cứu tại từng quốc gia. Bên cạnh đó, McDonald’s nỗ lực địa phương hoá tối đa các chương trình tiếp thị, bởi hãng nhận ra rằng sẽ không thể lôi kéo khách hàng tại tất cả mọi nơi chỉ với một phương pháp chung. McDonald’s thấy rõ sự cần thiết phải “xây dựng nhãn hiệu toàn cầu, hành động tiếp thị địa phương”. Ví dụ, tại Trung Quốc, McDonald’s nhận ra rằng quảng cáo trên truyền hình sẽ rất lãng phí tiền bạc, vì các tiết mục này thường bị bỏ qua. Thay vào đó, McDonald’s sử dụng báo chí để quảng bá hình ảnh. Tương tự như vậy, tại Đông Á, McDonald’s hướng tới đối tượng là trẻ em để có được những kế quả tối ưu nhất. Đương nhiên, nhãn hiệu/thông điệp cuối cùng đều như nhau, chúng chỉ khác nhau ở cách thức tiến hành đã được điều chỉnh một cách khôn khéo.
Mối liên kết chặt chẽ với lực lượng lao động địa phương giúp các chiến lược kinh doanh toàn cầu của McDonald’s dường như thành công hơn các đối thủ khác nhờ có sự am hiểu thị trường nội địa. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của hai thị trường khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ, McDonald’s đã không bỏ qua cơ hội xâm nhập và bành trướng tại hai thị trường fastfood đầy tiềm năng này.
Với chiến lược tập trung vào kế hoạch chiến thắng để thu hút khách hàng và mở rộng thị trường ra nhiều nước. McDonald’s đã tận dụng tốt lợi thế của mình để phát huy những cơ hội mà thị trường mang lại.
2 - Expansion in market share by more investments in Asia (S2,O2).
Tận dụng sức mạnh về thị phần của mình cộng thêm cơ hội về mối quan hệ giữa tập đoàn McDonald’s và các nhà nhượng quyền thương mại (franchisees). McDonald’s đưa ra chiến lược mở rộng thêm thị phần bằng cách gia tăng đầu tư vào thị trường Châu Á.
Chúng ta biết Châu Á với dân số chiếm hơn 1/3 dân số thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia.. Theo số liệu khảo sát 14134 người tiêu dùng ở 28 quốc gia của AC Nielsen vào cuối năm 2004 cho thấy châu Á là thị trường tiêu thụ thức ăn nhanh tăng trưởng nóng nhất trên thế giới. Chỉ riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương, có 30% người tiêu dùng ăn ở ngoài ít nhất 1 lần/tuần. Cụ thể tỷ lệ phần trăm dân số ăn ở ngoài gia đình ít nhất 1 tuần/lần là Hồng Kông 61%, Malaysia 59%, Philippines 54%, Singapore 50%…Đây đang là mảnh đất màu mỡ thu hút rất nhiều nhà đầu tư đặc biệt là nghành công nghiệp fastfood.
Mặt khác hình thức nhượng quyền thương mại còn khá mới ở khu vực này. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính, nhiều nền văn hóa với các phong tục khác nhau, thị hiếu khác nhau. Nhờ có mối quan hệ với các nhà nhận quyền được nâng lên mà McDonald’s có thể khai thác thị trường này tốt hơn nhờ vào sự am hiểu thị trường nội địa của các đối tác franchisees để phát triển thêm thế mạnh về thị phần của mình.
W-O Strategies
1 - Minimize customers losses by provide low cost menu and discounts (W3, O6, O7)
Trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu xấu, nhiều công ty fastfood lâm vào phá sản thì McDonald’s vẫn phát triển.Tập đoàn kinh doanh đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới vẫn làm ăn thịnh vượng trong thời kinh tế toàn cầu suy thoái: Lợi nhuận tăng, cổ phiếu lên giá, hệ thống cửa hàng phân phối được mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm mới… Bởi thực đơn các món ăn fastfood của McDonald’s tương đối phong phú phù hợp với thời kỳ suy thoái kinh tế với trên 70 loại thực đơn đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng về giá cả, cũng như sản phẩm. Mặt khác tập đoàn luôn có những chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút khách hàng. Đây có thể xem là cơ hội lớn vì là tập đoàn đa quốc gia nên chi phí sẽ giảm do tận dụng tối đa nguồn lực của các nước nên có thể đưa ra các chiến lược khuyến mãi,giảm giá. Tận dụng cơ hội khắc phục yếu điểm của mình để cạnh tranh lại với các đối thủ lớn khác.
S-T Strategies
1 – More control on franchise dealers to maintain McDonald’s reputation and quanlity (S1, T2)
Như đã biết nhượng quyền thương mại là một xu hướng kinh doanh tiến bộ, hiệu quả. Đây có thể nói là cách nhanh chóng nhất để bắt đầu một công việc kinh doanh do nó cho phép bên nhận nhượng quyền được quyền kinh doanh trên hình ảnh, thương hiệu của bên nhượng quyền (thường là những thương hiệu nổi tiếng, tồn tại từ lâu đời).
Thông qua hình thức này mà McDonald’s hiện nay đã có mặt tại 120 nước và hoạt động với trên 29.000 cửa hàng trên toàn cầu. Hệ thống nhượng quyền của McDonald là hệ thống có tốc độ phát triển nhanh nhất và đang ngày càng mở rộng hơn nữa.
Tuy nhiên hình thức này cũng hàm chứa nhiều rủi ro đặc biệt là cho bên nhượng quyền. Rủi ro lớn nhất là bên nhận nhượng quyền kinh doanh gian dối, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ… làm tổn hại đến danh tiếng, hình ảnh và thương hiệu của bên nhượng quyền.
Việc kiểm soát hoạt động của các cửa hàng nhượng quyền này là một việc không dễ dàng. Do đó chiến lược tăng mức độ kiểm soát đối với các cửa hàng nhượng quyền là một chiến lược rất đúng đắn nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu của McDonlad’s.
2 – provide new product and keep innovation (S7, T3)
McDonald’s không ngừng đổi mới và cải tiến không chỉ ở sản phẩm mà trên toàn diện các mặt, khiến cho hình ảnh của McDo luôn mới mẻ và cuốn hút.
Tại mỗi thị trường đặc biệt là những quốc gia mang đặc thù văn hóa-tôn giáo, McDonald’s không chỉ dừng lại ở việc thay đổi thực đơn cho phù hợp mà đến cả phong cách phục vụ, cách bài trí, cách quảng cáo để liên tục các cửa hàng với biểu tượng chữ M không ngừng mọc lên.
Chẳng hạn như, McDonald’s Ấn Độ đã tung những sản phẩm dành riêng cho người Ấn, đặc biêt là những người ăn chay. Họ được phục vụ thịt cừu, gà, cá cùng những món chay khác thay vì thịt bò, thịt heo và những thực phẩm đi kèm chúng. Big Mac ở Ấn Độ cũng được gọi thành Maharaja Mac.
Với các nước đạo Hồi thì McDonald’s bổ sung thêm món bánh mì với thịt cừu rán mang cái tên rất Ảrập là “McMaharadscha”, hay “McFalafel”. Với người Ấn Độ không ăn thịt bò thì lại có món Hamburger cải biên được thay bằng thịt gà rán.
Ở Nhật là món súp bắp và Teriyaki burgers,mỳ salad ở Ý và ở Pháp là rượu, nhạc piano cùng với McNuggets.
Khi McDonald’s lần đầu tiên khai trương tại Matxcơva, họ đã phải vượt qua những chướng ngại vật to lớn để đáp ứng được tiêu chuẩn khá cao trong việc làm hài lòng khách hàng tại thị trường hoàn toàn mới lạ này.
Thế giới còn biết đến McDonald’s qua những chiến lược kinh doanh độc đáo của tập đoàn này như: thưởng thức âm nhạc khi dùng hambuger McDonald đã trang bị các loại máy nghe nhạc MP3, hệ thống tải nhạc từ Internet tại các cửa hàng fastfood của mình trên toàn nước Mỹ; hay chính sách chiêu mộ các nhà thiết kế thời trang hàng đầu để tạo ra cho các nhân viên của gần 300.000 cửa hàng của hãng trên toàn nước Mỹ một phong cách thời trang mới mẻ và lôi cuốn hơn.
Kết quả của các chiến lược kinh doanh độc đáo này chính là việc McDonald đang thu hút ngày một đông khách hàng đến với các cửa hàng thức ăn nhanh của mình trên toàn cầu. Tất cả vô hình trung tạo ra một vũ khí lợi hại của tập đoàn này trước mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh trong cũng như ngoài nước Mỹ. Có thể nói với những ý tưởng táo bạo và tư duy đổi mới không ngừng (keep innovation) là chìa khóa vàng giúp McDonald’s phát triển trên thị trường toàn cầu.
W-T Strategies
1 – Applying 0 grams Trans fat in all worldwide McDonald’s (W1, W4, O1)
Với điểm yếu là sự mất cân đối về dinh dưỡng và có thể có một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là vấn đề có thể gây cho người tiêu dùng ác cảm với sản phẩm, doanh nghiệp suy giảm doanh số bán hàng, trong dài hạn có thể bị phá sản. Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng “lạm dụng” chúng là rất cao và có nhiều loại thức ăn nhanh còn là nguyên nhân làm tăng chỉ số đường huyết. Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận, làm tăng huyết áp động mạch và có một loại axit béo no sinh ra trong quá trình chế biến tạo vị giòn, ngon đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chính những nguyên nhân như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm trong hiện tại cũng như trong tương lai trước khi người tiêu dùng có phản ứng xấu về sản phẩm. Mặt khác, những hành động pháp lý liên quan đến vấn đề y tế, sử dụng chất béo no và dầu mỡ động vật đặt ra cho McDonald’s thách thức không nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp đã đưa ra chiến lược là sử dụng loại chất béo tốt cho sức khỏe trong tất cả cửa hàng McDonald's trên toàn thế giới. Tạo được sự tin tưởng hơn cho người tiêu dùng về sản phẩm. Với chiến lược này McDonald’s giảm thiểu mức độ đe dọa từ thị trường bên ngoài và chớp được cơ hội khi xu hướng tiêu dùng đang trở nên kén chọn hơn.
2 – Transfer from HCFC-22 to HFC (hydrofiucarbon)-free (W5, T6)
Ban đầu một phần sản xuất polystyrene, thành phần chính cho các vỏ hộp được hỗ trợ bởi việc sử dụng chlorofluorocarbons (CFCs), các hóa chất phân hủy Ozone trong tầng đối lưu. Sau đó, một số polystyrene đang được sản xuất với HCFC-22. Dù ít độc hại hơn so với người anh em họ của nó là CFC-11 và CFC-12 nhưng nó vẫn là khí gây ra hiệu ứng nhà kính và gây hại cho tầng Ozone. Trong khi đó HFC là chất không gây hại đến tầng Ozone.
Như vậy một khi MacDonald’s thực hiện việc loại bỏ HCFC-22 ra khỏi các chuỗi của hàng cuả nó thay bằng HFC sẽ có mang một thông điệp tích cực về thương hiệu McDonald’s đến với khách hàng của nó. Môi trường và sức khỏe hiện là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc McDonald’s đưa ra chiến lược thân thiện với môi trường sẽ tạo cho nó có hình ảnh tốt trong mắt người dân. Mặt khác đứng trước thách thức chi phí cho một vài hàng hóa khá cao như đường, nguyên liệu dùng để sản xuất hộp đựng. Vì HFC là sản phẩm không có hại cho tầng Ozone nên giá thành của nó rẻ hơn do được chính phủ trợ cấp khuyến khích sử dụng. Với chiến lược này McDonald’s khắc phục được yếu điểm của mình cũng như tránh được nguy cơ từ thị trường và xây dựng một hình ảnh tốt cho mình trong lòng khách hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SWOT của McDonald.doc