Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam

Khi Việt Nam đã bước vào thời đại công nghiệp là lúc phong phú về đa dạng sinh học(tổng số gen, loài và các hệ sinh thái trên trái đất) đạt mức cao nhất, song do chưa nhận thức được sự giới hạn của tài nguyên sinh học nên chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn cho phép, do đó đã và đang làm giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối quan hệ giữa con người và tài nguyên sinh học mà con người phụ thuộc vào. Bảo tồn - phát triển bền vững đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường là một nghĩa vụ, đồng thời cũng là quyền lợi của mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam giàu đẹp của chúng ta. Nói chung về sự suy thoái mạnh về đa dạng sinh học diễn ra như hiện nay thì chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ chuyện này được. Nó đang từng ngày hủy hoại môi trường của chúng ta phá hủy thiên nhiên một cách tồi tệ.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 19871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Suy thoái đa dạng sinh học hiện nay là một vấn đề vô cùng quan trọng. Và đặt ra trước mắt chúng ta một câu hỏi lớn là phải làm gì để đảm bảo cho đa dạng sinh học được vững bền. ĐDSH, nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới bị thu hẹp một cách báo động. Tốc độ tuyệt chủng của các loài ngày một tăng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Và hệ quả cuối cùng là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Là một nước đang trong thời kỳ đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Việt nam đang từng bước vô tình gây ra suy thoái đa dạng sinh học một cách nhanh chóng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như hiện nay. Nó cũng là một vấn đề rất nan giải cho môi trường sống, cho môi trường sinh thái hiện nay. Các vấn nạn làm đe dọa tính đa dạng sinh học của nước ta như: chiến tranh, cháy rừng, đô thị hóa, di dân, gia tăng dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu…rất nhiều nguyên nhân khác đang từng ngày ăn sâu và hủy hoại hành tinh xanh của chúng ta. Để rõ về nguyên nhân sâu xa đang từng ngày đe dọa cuộc sống của các sinh vật trên thế giới hay cũng như chính là hiểm họa lớn nhất của nhân loại chúng ta cùng nhau đi sâu tìm hiểu vấn đề này để tìm ra phương hướng giúp bảo tồn được thiên nhiên được trong sạch, vững mạnh, phát triển một cách bền vững hơn bao giờ hết…... NỘI DUNG I. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ GÌ? Đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học( ĐDSH) là một chuỗi tuần hoàn khép kín, giữa các hệ sinh thái có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại, tương hỗ với nhau, nếu một trong những khâu nào đó bị ảnh hưởng sẽ tác động đến những khâu còn lại. Suy thoái đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng nằm trong tình trạng suy thoái rất nghiêm trọng. Rừng Việt Nam đang bị chặt phá với mức độ đáng báo động nhưng cái nguy hại hơn của mất rừng chính là việc xé nhỏ các khu rừng thành các mảng rừng có diện tích nhỏ dẫn đến mất môi trường sống của các loài, đặc biệt là các loài thú có phạm vi hoạt động. Các loại động vật, thực vật quý hiếm liên tục bị đe dọa và giảm rất nhanh về số lượng do săn bắn, khai thác, thậm chí do chết đói hoặc chết vì môi trường sống không còn phù hợp, các loài vi sinh vật đất cũng bị đe dọa nghiêm trọng do bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở và feralit hóa. Sách đỏ Việt Nam năm 1996 đã thống kê 356 loài thực vật đang bị đe dọa ở mức độ khác nhau, bao gồm: thực vật có mạch bậc cao: 337 loài; thực vật bậc thấp: 19 loài. Về động vật cũng có 365 loài đang bị đe dọa( sách đỏ Việt Nam 1992): Phân hạng động vật theo sách đỏ ở Việt Nam Phân hạng Lớp Nguy cơ tuyệt chủng Dễ tổn thương Bị đe dọa Hiếm Chưa xác định Thú 30 23 1 24 - Chim 14 6 32 31 - Bò sát 8 19 16 11 - Cá 6 24 13 29 3 Không xương sống 10 24 9 29 3 Tổng số 68 97 71 124 6 II. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM. Nguyên nhân trực tiếp Chiến tranh Trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã hứng chịu 72 triệu lít chất dioxine, khoảng 13 triệu tấn bom đạn( tạo ra 23 triệu hố bom lớn nhỏ), bom cháy và xe ủi đất, kết quả là thêm 2 triệu ha rừng đã tiêu hủy, bên cạnh đó việc khai hoang, phá rừng làm ruộng để phục vụ kháng chiến và đời sống nhân dân cũng đã phá bỏ một diện tích rừng khá lớn. Cháy rừng Hàng triệu năm qua, quy luật tự nhiên đã đưa các cánh rừng già trải qua vô vàn cơn hoả hoạn. Vài trăm năm trở lại đây, lực lượng cứu hoả ở các vạt rừng rậm rạp được huấn luyện để dập lửa càng nhanh càng tốt. Song có ý kiến quả quyếtrằng, thành công ngày càng cao trong chữa cháy chưa hẳn đã là một tín hiệu đáng mừng. Khi người ta đang cố sức ngăn cản lửa thực hiện nhiệm vụ điều hoà hệ sinh thái tự nhiên thì thảm hoạ với những cánh rừng, với những con người sống xung quanh nó ngày càng lớn. Lửa đóng vai trò thiết yếu trong việc quét sạch các tàn tích cũ và tạo nên diện mạo mới cho khu rừng. Nếu không có lửa thì những cành cây khô và lá rụng sẽ không được làm sạch thường xuyên; qua thời gian, lớp thực vật này bị mục dần và biến thành tầng tầng lớp lớp nhiên liệu gây cháy ngay dưới nền của khu rừng. Để rồi một ngày kia, chỉ cần một mồi lửa nhỏ, chúng sẽ bùng lên ngùn ngụt, thiêu rụi với tốc độ và mức độ kinh hoàng hơn bất kỳ đám cháy thông thường nào. Khi điều đó xảy ra, hiểm hoạ đến với khu vực dân cư lân cận là điều không phải bàn cãi. Bên cạnh đó, lửa còn có vai trò tái tạo. Một số cây như gỗ thông chỉ có thể sinh sôi nhờ một tác nhân là lửa; loài cây này khép chặt các bó hạt giống trong lớp nhựa cây và chỉ dưới sức nóng của lửa, lớp nhựa cây này mới tan chảy và giải phóng các bó hạt. Suy thoái cũng giống như một trận cháy rừng - nó sẵn sàng thiêu rụi mọi vật cản trên đường đi. Từ hàng trăm năm qua, các quốc gia và các tập đoàn đã ra sức chống chọi trước từng đợt khủng hoảng tàn khốc bằng những chính sách tài khoá và tiền tệ ở quy mô quốc gia lẫn quy mô đơn lẻ của từng tổ chức. Nhưng rồi, kết cục, cho tới tận ngày hôm nay, con người vẫn tiếp tục vật lộn. Khai thác quá mức Tài nguyên rừng được coi là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học trên hành tinh. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Rừng thường được người dân địa phương dùng làm nơi chăn thả gia súc và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, rừng cũng là nguồn cung cấp cho người dân nhiều sản vật như củi đun, gỗ, động thực vật hoang dã làm thức ăn và làm thuốc. Khai thác và buôn bán bất hợp pháp các loài động, thực vật hoang dã quí hiếm là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên toàn cầu. Vì vậy, cộng đồng quốc tế, trong đó có Chính phủ Việt Nam, đã ký cam kết về kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng (Công uớc CITES). Quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã tạo điều kiện cho thương mại phát triển mạnh mẽ, trong đó có buôn bán các loài động, thực vật hoang dã và Việt Nam cũng là một điểm nóng về buôn bán loại hàng hóa này. Tuy nhiên, rất khó xác định các sản phẩm và tiêu bản như da, lông, sừng, xương ... có xuất xứ từ động thực vật hoang dã, gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan chức năng. Gần đây, chỉ thị phân tử ADN đã được sử dụng để giám định chính xác nguồn gốc của các loại tiêu bản này, vì ADN có cấu trúc đặc trưng cho loài và quần thể địa lý, tạo cơ sở pháp lý để ngăn chặn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã. Việc buôn bán, xuất nhập khẩu động thực vật hoang dã cũng tạo thuận lợi cho sự hình thành các quần thể lai, làm mất đi giá trị của sự đa dạng di truyền. Vì mỗi loài và quần thể đều đã có sự tiến hóa thích nghi với các môi trường sống khác nhau trong phạm vi phân bố của loài. Cấu trúc ADN cũng đặc trưng cho quần thể, nên đã được sử dụng làm chỉ thị về sự lai tạp giữa các quần thể hoặc loài có quan hệ gần gũi. Việc lưu giữ số liệu ADN nguyên gốc của các loài và quần thể địa phương sẽ tạo cơ sở quan trọng để đánh giá và bảo tồn sự toàn vẹn của loài và quần thể. Động vật hoang dã quí hiếm là tài sản quí giá của quốc gia, nên việc bảo vệ và phát triển chúng luôn là một nhiệm vụ cấp bách. Việc bảo tồn đa dạng sinh đòi hỏi những hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng lĩnh vực sinh học và di truyền bảo tồn đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững. Xây dựng cơ sở hạ tầng Xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, cầu phà… đến tiến trình phát triển đất nước. Thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Ví dụ: Xây dưng đường Trường Sơn, các tuyến đường đi bộ… dẫn đến làm mất tính liên tục của vùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy thoái đa môi trường tự nhiên. Ô nhiễm môi trường nước Do sự phát triển chậm, nước ta đã phải sử dụng những máy móc lạc hậu, nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, trong khi đó việc sử lý nước thải, rác thải nhà máy chưa được thực hiện nghiêm túc, rác thải, nước thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt cũng chưa được sử lý tốt, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng… các hành động trên đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nhất là ở các thành phố lớn. nước biển cũng bị ô nhiễm nặng, nhất là vùng ven bờ, do các phương tiện vận tải biển thải ra và do các vụ đắm tàu, nhất là tàu chở dầu. Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ Đa dạng sinh học của nước ta đã và đang bị nguy hại bởi các loài ngoại lai như: bèo nhật bản, hoa trinh nữ, ốc bươu vàng, sáo nâu, chào mào đỏ đít, sáo đá xanh…trong đó nghiêm trọng nhất là sáo đá xanh và trinh nữ đầm lầy. Nguyên nhân gián tiếp Mất và phá hủy nơi cư trú Ở Việt Nam mất nơi sống có nhiều nguyên nhân như: do phá rừng trồng cao su, cà phê, do chất độc hóa học, bom đạn đã sử dụng trong chiến tranh, do phá rừng để trồng cây nông nghiệp, do xâm lấm biển để nuôi trồng thủy sản, do di dân để phát triển vùng kinh tế mới, do cháy rừng... Sự gia tăng dân số và di cư Do nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của con người: mở rộng đất nông nghiệp, xâm lấn vào đất rừng. Chúng ta thấy sự đông dân khiến người ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học mạnh hơn. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cách sống, chưa ngừng hủy hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sự phát triển của chúng ta còn nhiều nguy cơ. Di dân là nguồn nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: như phát triển các vùng kinh tế mới, thay đổi cơ cấu dân số và tập quán canh tác của miền núi. Sự đói nghèo cũng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: người nghèo không có ruộng, đất bị bạc màu dẫn đến phá rừng lấy đất canh tác. Chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc ở qui mô lớn đến đa dạng sinh học nhất là trong thời kì đổi mới. Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu ĐDSH, nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới bị thu hẹp một cách báo động. Tốc độ tuyệt chủng của các loài ngày một tăng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Và hệ quả cuối cùng là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Theo Báo cáo triển vọng Môi trường toàn cầu của Liên Hợp Quốc 2007, thì BĐKH đang gây ra tình trạng suy thoái môi trường trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi thế giới phải hành động nhanh chóng hơn bao giờ hết. Đối với Việt Nam - một trong những nước được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH thì có lẽ vấn đề bảo vệ ĐDSH cần phải được quan tâm triệt để. Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý Những chính sách nhà nước, những chương trình hiện tại để bảo vệ rừng và rừng đầu nguồn chưa đáp ứng được nhu cầu để sự tác động đến rừng và sự phát triển cộng đồng một cách lâu bền và thống nhất. Ngoài ra, sự kết hợp đáng tiếc những mảng sinh cảnh và những áp lực của nhu cầu con người đối với tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đòi hỏi phải có công tác bảo tồn sáng tạo và những chiến lược quản lý. Nhìn chung, những công tác tổ chức không hiệu quả, trách nhiệm quản lý bị phân tán, hỗ trợ tài chính không đủ, tham gia của cộng đồng hạn chế, và tư vấn kỹ thuật kém hiệu quả trong phát triển kinh tế là những hạn chế cơ bản đối với công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học ở Việt Nam. một số ví dụ cụ thể Trong nhiều năm qua, thị trấn Tam Đảo đã bị lợi dụng bíến thành một trong những trung tâm tiêu thụ động vật hoang dã của miền Bắc. Kết quả điều tra không chính thức của một tổ chức phi chính phủ khoảng 2 năm trước đây cho thấy đa số các nhà hàng, khách sạn ở Tam Đảo đều phục vụ “đặc sản thú rừng”, tuy nhiên thường là “bí mật” để tránh sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm và các tổ chức bảo tồn. Động vật bị bắt về được chia nhỏ thành nhiều phần và ướp lạnh, do những người thu gom mua lại từ thợ săn và mang đến các nhà hàng khi được yêu cầu. Trong báo cáo của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ) phối hợp với cán bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) thực hiện năm 2001 cho thấy một số địa điểm thường xuyên diễn ra hoạt động mua bán động vật hoang dã như: thôn Thai Bạ (xã Thiện Kế), thôn Đồng Phai (xã Hợp Hòa), thôn Khuân Nanh, Đầm Làng (xã Yên Lãng), thôn Chiểm 1 và Hòa Bình 2 (xã Quân Chu), xóm Chuối (xã Ký Phú) thuộc vùng đệm VQG. Ngoài mục đích phục vụ cho các nhà hàng đặc sản, động thực vật ở đây còn bị khai thác để ngâm rượu (rắn, tắc kè, kỳ đà, bìm bịp, ong) và làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch (rùa đất xpeng-lơ, rùa sa nhân và cá cóc – loài lưỡng cư quý hiếm chỉ có ở Tam Đảo và một số ít vùng lân cận). Tình trạng này chỉ mấy năm trước đây vẫn còn diễn ra khá công khai. Bên cạnh đó, Tam Đảo được coi là nơi buôn bán cũng như trung chuyển côn trùng. Sự săn bắt quá mức đã làm suy giảm đáng kể lượng côn trùng ở đây, đặc biệt là các loài rất quý hiếm như bướm Phượng Teinopalpus spp. và cặp kìm Odontolabis cuvera. Việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trên địa bàn thị trấn Tam Đảo gây ra những tác động mạnh đến “an toàn sinh học” tại VQG Tam Đảo. Thống kê cho thấy trong tổng số 64 loài bị săn bắt và buôn bán tại Tam Đảo có tới 31 loài quý hiếm. Nhiều loài động thực vật, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế đã bị khai thác cạn kiệt hoặc không còn tồn tại. Điều này xảy ra đối với các nhóm: Linh trưởng, Thú họ Mèo, nhóm Gấu, Thú gặm nhấm, nhóm chim và nhóm rùa. Các nhà khoa học nhận định tình trạng khai thác và buôn bán lâm sản, đặc biệt là động vật hoang dã (ĐVHD) ở VQG Tam Đảo là một trong các tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học của khu vực Tam Đảo. Dòng suối Bạc chảy qua thị trấn Tam Đảo. Đây cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt của trên 300 hộ dân và các nhà hàng, khách sạn kinh doanh tại thị trấn và đổ xuống xã Hồ Sơn, nơi có hàng nghìn người dân sinh sống và sử dụng nguồn nước này cho tưới tiêu và sinh hoạt. Mức độ ô nhiễm nước suối Bạc tập trung vào mùa du lịch bởi trong khoảng thời gian này trung bình mỗi tuần thị trấn Tam Đảo đón khoảng 1.400 du khách đến tham quan, nghỉ mát. Nhìn những gì đang diễn ra ở Tam Đảo 1 mà liên tưởng tới những gì sẽ đến nếu nay mai hình thành thêm khu du lịch Tam Đảo 2. Liệu những người dân vùng đệm VQG Tam Đảo, những người sống “tựa lưng vào rừng” có được đổi đời nhờ chủ trương này của tỉnh hay không và rồi tương lai của VQG Tam Đảo sẽ đi tới đâu? III. HẬU QUẢ Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này, có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển, cũng như đã đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, nhân dân Việt Nam dưới danh nghĩa Phát triển kinh tế đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều loài hiện đã trở nên hiếm một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong. Nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt nguồn tài nguyên sinh học của Việt nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị thế nhưng nguồn tài nguyên này đang suy thoái nhanh chóng. IV. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Nhằm khắc phục tình trạng mất môi trường của động vật cũng như bảo vệ các nguồn gen thực vật, từ lâu Nhà nước đã phê chuẩn xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia. Trong quá trình xây dựng và phát triển đã nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục. Trong hệ thống các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã đề nghị nâng từ 87 khu với tổng diện tích gần 1 triệu ha (996.000 ha) lên 95 khu với tổng diện tích dự kiến 2.200.000 ha, chiếm 6% tổng diện tích lãnh thổ. 184 loài động vật (chiếm 85,19% thuộc diện quý hiếm đặc hữu). Ở Việt Nam từ trước đến nay, các loài thực vật, động vật bị suy giảm nhiều là do nạn khai thác một số cây gỗ trong rừng thì lại chặt hạ biết bao nhiêu các loài thực vật xung quanh, gây thiệt hại cả một vùng đa dạng sinh học rộng lớn. Đồng thời với nạ phá rừng, nạn săn bắn bừa bãi thiếu ý thức cũng gây nên tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Săn bắn, đuổi bắt là mối đe doạ lớn đối với động vật, đặc biệt đối với các loài quý hiếm. Các loài có giá trị kinh tế cao, các loài có chức năng trong đấu tranh sinh học, giữ cân bằng sinh thái tự nhiên mất dần. Hiện nay nhiều vùng nông thôn vắng hẳn bóng các loài chim là do nạn săn bắn bằng đủ các loại vũ khí. Theo nguồn tư liệu điều tra thì cho đến năm 2001 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súc các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu (Đỗ Tước - Viện điều tra quy hoạch rừng – 1999) trong đó các loại súng tự chế vẫn được sử dụng phổ biến ở các làng xã miền núi đó là chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới..., do vậy số loài bị săn bắt khá cao. Với tình trạng săn bắt quá mức các loài động vật rừng cũng như khai thác cạn kiệt nguồn lợi cá, hải sản gần bờ - dẫn tới nghèo kiệt các nguồn đa dạng sinh học. Ví dụ, loài voọc đầu trắng – loài thú đặc hữu ở Vườn quốc gia Cát Bà cách đây 5 năm (1995) với số lượng khoảng 200 cá thể - nhưng nay chỉ còn 150 cá thể. Loài chà vá chân nâu chỉ còn khoảng 200 cá thể. Tại Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hoá) cách đây 4 năm vẫn thấy có voi, bò tót, nhưng nay không còn tìm thấy. Voi ở Tây Nguyên trước năm 1978 ước tính có khoảng 800 – 900 con sống trong rừng, có những đàn đông cá thể 20 – 30 con/đàn, nay không còn những đàn đông như vậy, số lượng voi của cả nước hiện nay chỉ còn khoảng 250 – 300 con. Với tình trạng săn bắt, bẫy bắt các loài động vật như hiện nay thì ước tính mỗi năm có khoảng 700.000 cá thể động vật rừng bị khai thác, trong số này khoảng 30% số loài đã được ghi trong Sách đỏ thế giới và Việt Nam cũng như trong Nghị định 18/CP của Hội đồng Chính phủ. Đây là tình trạng đáng báo động vì lẽ hiện trạng này sẽ nhanh chóng làm nghèo kiệt các hệ sinh thái, các loài động vật rừng sẽ bị huỷ diệt nhanh chóng. Tuy vậy, tập trung vào bảo tồn các loài cũng không thể bỏ qua. Trên thực tế, phải thừa nhận rằng thường những giá trị của các loài đặc biệt về mặt kinh tế hoặc khoa học đáng được chúng ta quan tâm như các loài hoang dại có họ hàng với cây trồng và vật nuôi, các loài ở rừng hoặc cây dược liệu. Vì vậy chúng ta cần theo quan điểm bảo tồn tổng hợp: Trong mỗi trường hợp, nếu thích hợp có thể chấp nhận tất cả các phương pháp tại chỗ (in situ), ngoại vị (ex situ), trung gian (inter situ). Cũng cần có ý thức về động học trong các hệ sinh thái: sự phong phú tương đối của các loài biến động liên tục, song không một quần xã của loài nào đạt được hoặc vẫn ở trong sự cân bằng tĩnh. Sự diệt vong cục bộ và hiện tượng di cư trên thực tế là chung. Một trong những biện minh chính của bảo tồn tại chỗ là cho phép sự tiến hóa tiếp tục ảnh hưởng đến các loài và quần thể. Động lực tự nhiên có thể làm thay đổi đáng kể thành phần và cấu trúc của một hệ sinh thái, dù trong một thời gian ngắn. Tại các vùng không có sự can thiệp của con người, động lực này dễ kéo theo nhiều sự di chuyển của các quần thể trong nội bộ loài, thậm chí đôi khi là những tổn thất cục bộ, đặc biệt trong các loài hiếm mà sự có mặt có thể là lý do của chiến lược bảo vệ! Đạo đức về điều "cứ mặc kệ" đã từng chiếm ưu thế trong triết lý bảo tồn trong những thập kỷ trước dần dần nhường chỗ cho một cách tiếp cận có tính can thiệp nhiều hơn và chấp nhận rộng rãi hơn các phương án. Vậy có thể bảo tồn giai đoạn nào của chu kỳ sinh dưỡng? Trong từng trường hợp ta phải xét một nơi sống nào đó đã bị biến đổi đến mức nào: một trạng thái nguyên gốc hay một trạng thái hồi phục, dù tỏ ra "nguyên vẹn" cũng khó phân biệt. Hiện nay phần lớn thiên nhiên mà chúng ta coi là "hoang dại" không phải là một thảm thực vật nguyên gốc, mà là một sản phẩm của sự tái sinh tương đối gần đây. Về mặt này vùng Địa Trung Hải là một ví dụ: quan hệ giữa rừng và các lùm cây nhỡ ở đây gắn liền với một thời điểm phát triển phức tạp giữa các quần xã khác nhau, được điều chỉnh bởi trạng thái suy thoái hoặc tái sinh của chúng, bởi hỏa hoạn hoặc các nhân tố khí hậu hoặc sinh học. Ai có thể nói trạng thái nào là "điển hình" hoặc trạng thái nào là hoạt động nhất? 1. Các hình thức bảo tồn a. Bảo tồn tại chỗ Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hóa và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình. b. Bảo tồn chuyển vị Bảo tồn chuyển vị là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng tồn tại. Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, hoặc cũng có thể cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu... Với hình thức bảo tồn chuyển vị, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân hàng gien, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm phù hợp hơn. Nhược điểm của hình thức bảo tồn này là chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao. Tuy nhiên, ưu điểm là khắc phục được những nhược điểm của hình thức bảo tồn nguyên vị như: bảo tồn được nguyên trạng đối tượng như lúc thu thập và bảo quản có thể đến bất kỳ thời gian nào trong tương lai, tránh được những rủi ro do thiên nhiên gây ra. Bên cạnh đó, phương pháp này không chỉ làm tăng số lượng các quần thể, cá thể mà còn tránh được các nguy cơ như suy thoái trong các giống, loài bản địa. Đối với hình thức bảo tồn chuyển vị, bước đầu có thể xây dựng một vườn thực vật trên đảo. Tại đó có thể di chuyển và trồng bổ sung các loài thực vật tiêu biểu của Hạ Long như: Tuế Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng, khổ cử đại tím, cọ Hạ Long v.v... nhằm mục đích bảo tồn tối đa nguồn gien các loài thực vật có trong khu di sản. Cũng có thể lựa chọn một số địa điểm thích hợp để xây dựng hệ sinh thái nhân tạo và đưa một số loài thủy hải sản nuôi trồng, bảo vệ. Bên cạnh đó, có thể tiến hành thu thập mẫu vật, lập hồ sơ khoa học của một số loài động thực vật nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và thế giới, những loài nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, có nguy cơ bị tuyệt chủng để lưu giữ, bảo quản, bảo vệ trong ngân hàng gien v.v... Một hình thức bảo tồn đơn giản hơn là có thể nhân giống một số loài đặc hữu, quý hiếm để hạn chế nguy cơ tuyệt chủng. 2. Mục tiêu của việc bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam được thế giới công nhận là 1 trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao xét cả ở 3 mức độ: Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng về di truyền (gen)... với 13763 loài thực vật, trong đó có 2393 loài thực vật bậc thấp, 11273 loài thực vật bậc cao. Về hệ động vật, đã xác định thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 146 loài ve giáp, 144 loài chân khớp, 5165 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 828 loài chim và 275 loài thú, 540 loài cá nước ngọt, 2038 biển và hàng ngàn loài thuỷ sinh vật và động vật không xương sống. Việt Nam có các trung tâm mang tính đa dạng sinh học cao là Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hiện nay đa dạng sinh học tập trung trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia (95 khu) đã có diện tích lên tới hơn 2.000.000 ha. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn nhiều điều bất cập đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Bảo tồn các hệ sinh thái là một phương pháp hấp dẫn vì nó chỉ cần chỉ định một nơi sống nào đó, dù số loài ở đấy ra sao. Nó dựa vào tiên đề được hiểu ngầm là nếu hệ sinh thái được bảo vệ thì tất cả các loài sẽ được bảo tồn. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, điều này chưa được xác minh. Dù thế nào đi nữa, Công ước Rio vẫn ưu tiên rõ ràng cho cách tiếp cận hệ sinh thái, tức "một chiến lược để quản lý tổng hợp các tài nguyên đất, nước và các loài sinh vật tạo thuận lợi cho bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên này một cách chính đáng". Mục đích cuối cùng là đảm bảo tính đa dạng của các hệ sinh thái sẽ được duy trì, và về mặt sinh học, các hệ này sẽ vẫn nguyên vẹn và hoạt động tới mức có thể cho các thế hệ tương lai. Như vậy, cách tiếp cận này bao hàm đánh giá việc con người sử dụng hệ sinh thái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động và sức sản xuất của nó. Đối với các nhà bảo tồn, điều đó có ý nghĩa là có một cái nhìn mới về các biện pháp kết hợp hoạt động của con người với mục tiêu bảo tồn. Đối với nông nghiệp, lý do chính của bảo tồn di truyền vẫn là lưu giữ giống có giá trị trong các ngân hàng gen, nghĩa là bảo tồn ngoại vị. Do đó không có gì lạ khi biết rằng các ngân hàng này chỉ chứa khoảng 2% loài hoang dại. Trên thực tế, các cơ quan có liên quan được ủy nhiệm tập trung vào một số ít thực vật cơ bản và họ không có các nguồn lực đủ để thực hiện các nỗ lực có ý nghĩa đối với bảo tồn tại chỗ. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu và bảo tồn các loài hoang dại họ hàng rất khác các phương pháp được áp dụng cho các giống nông nghiệp. Nếu chỉ tập trung bảo vệ các hệ sinh thái thì các cơ quan bảo tồn dễ không quan tâm đến bảo tồn di truyền hoặc bảo tồn các loài đã định hướng trong các vùng đượcbảovệ. Sau Công ước Rio, đã có sự tập trung mối quan tâm vào cả tài nguyên di truyền nông nghiệp và tính đa dạng sinh học: một là chú ý đến tính đa dạng di truyền trong các hệ sinh thái tự nhiên, và hai là các vấn đề đa dạng sinh học nông nghiệp. Cộng đồng sinh học bảo tồn đã thay đổi thái độ khi các dạng nông nghiệp bền vững phát triển làm giảm ảnh hưởng có hại của nông nghiệp đến đa dạng sinh học và coi các hệ sinh thái nông nghiệp như một mảnh đất nghiên cứu hợp lý và đặt ra những vấn đề tương tự như được áp dụng cho các hệ sinh thái tự nhiên. Bảo tồn thích ứng với tình hình mới: Trên thực tế, ai cũng biết "sự thay đổi toàn cầu", nghĩa là sự tăng dân số của người, sự thay đổi trong cách tiêu thụ của họ, thay đổi khí hậu v.v. Khí hậu nóng lên sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với việc lập kế hoạch bảo tồn. Mạng lưới các vùng được bảo vệ sẽ chịu nhiều sức ép. Các loài sẽ phản ứng với các điều kiện khí hậu mới bằng cách chấp nhận các phương thức di cư phân hóa, nhưng có lẽ tốc độ thay đổi sẽ vượt quá khả năng của phần lớn trong số chúng đi theo nhịp độ bắt buộc. Vì vậy, một hệ thống cứng nhắc các vùng có lẽ hoàn toàn không thích hợp. Trên thực tế, phải nghĩ tới quản lý toàn bộ cảnh quan, và để tạo thuận lợi cho sự di cư của các loài, cung cấp cho chúng các nơi ở không đồng nhất liền nhau. Mục đích cuối cùng, theo nhà sinh thái học Anh Brian Huntley, phải là cung cấp một loạt các mảnh đất, qua đó các loài sẽ điều chỉnh các phản ứng của chúng với môi trường một cách năng động. Đối với một số loài, các môi trường như hàng rào, lề đường, đường bao các hành lang đường sắt hoặc bờ sông sẽ đảm bảo mức liên tục giữa các nơi ở đa dạng hóa. Trong một hệ như vậy, các vùng được bảo vệ hiện nay phải được xem như các nút trong một mạng toàn cầu, và việc chuyển chỗ các loài để sinh vật di cư nhân tạo chỉ là một cứu cánh cuối cùng. Đương nhiên, nếu theo hiện trạng dự đoán sự tiến hóa trong thay đổi toàn cầu và các tham số khí hậu, chiến lược này không đảm bảo thành công ngay vì tương lai còn bất định đang đợi chúng ta. V. THỰC TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM. Suy giảm đa dạng sinh học ở VN nhanh nhất thế giới Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường, Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc độ suy giảm đa dạng cũng đang được xếp vào loại nhanh nhất thế giới. Tại lễ phát động “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường", Ban chỉ đạo cho biết nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm hại, giảm thiểu diện tích rừng và trong vòng 50 năm tới, rừng ngập mặn sẽ giảm 3/4 diện tích. Nguyên nhân là do rừng tự nhiên và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng; tài nguyên nước của Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá gia tăng và dân số phát triển cũng đang gây sức ép đối với tài nguyên và môi trường, nhất là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong khi đó, ý thức bảo vệ môi trường ở người dân cũng như doanh nghiệp, nhà quản lý chưa cao. Để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2010 đưa độ che phủ rừng lên 42-43%, 95% dân số thành thị và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải, tất cả các khu chế xuất khu công nghiệp phải có trạm xử lý nước thải tập trung. Trong “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường '' từ ngày 29/4 đến 6/5, Việt Nam tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy các hoạt động xã hội hoá về bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết và các mô hình tự quản về vệ sinh môi trường. Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Nhưng do nhiều nguyên nhân, sự đa dạng sinh học của Việt Nam bị suy giảm nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây. Đến nay, đã có hơn 360 loài thực vật và 350 loài động vật được đưa vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Trong đó có 139 loài động vật, 52 loài thực vật quí hiếm và nguy cấp được bảo vệ nghiêm ngặt theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, do số lượng cá thể của chúng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, việc tìm kiếm các biện pháp bảo vệ chúng là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong vài thập kỷ qua, các phương pháp và kỹ thuật trong lĩnh vực Sinh học phân tử đã có sự phát triển mạnh mẽ, tạo ra các công cụ hữu hiệu cho nghiên cứu sự sống ở mức độ phân tử. Các kỹ thuật Sinh học phân tử cũng nhanh chóng được ứng dụng trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, tạo ra các lĩnh vực khoa học mới như Tiến hóa phân tử và Di truyền bảo tồn. Lợi thế của các kỹ thuật phân tử là có khả năng xác định được sự đa dạng ở mức độ gen, tạo cơ sở để đánh giá về giá trị bảo tồn của loài và quần thể. Về mặt sinh học, nguy cơ tuyệt chủng của loài liên quan đến các biến đổi di truyền bất lợi cho chúng, nên các số liệu di truyền là cơ sở khoa học để thiết kế các chương trình bảo tồn bền vững cho các loài hoặc quần thể có nguy cơ tuyệt chủng cao. Khai thác và buôn bán bất hợp pháp các loài động, thực vật hoang dã quí hiếm là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên toàn cầu. Vì vậy, cộng đồng quốc tế, trong đó có Chính phủ Việt Nam, đã ký cam kết về kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng (Công uớc CITES). Quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã tạo điều kiện cho thương mại phát triển mạnh mẽ, trong đó có buôn bán các loài động, thực vật hoang dã và Việt Nam cũng là một điểm nóng về buôn bán loại hàng hóa này. Tuy nhiên, rất khó xác định các sản phẩm và tiêu bản như da, lông, sừng, xương ... có xuất xứ từ động thực vật hoang dã, gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan chức năng. Gần đây, chỉ thị phân tử ADN đã được sử dụng để giám định chính xác nguồn gốc của các loại tiêu bản này, vì ADN có cấu trúc đặc trưng cho loài và quần thể địa lý, tạo cơ sở pháp lý để ngăn chặn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã. Việc buôn bán, xuất nhập khẩu động thực vật hoang dã cũng tạo thuận lợi cho sự hình thành các quần thể lai, làm mất đi giá trị của sự đa dạng di truyền. Vì mỗi loài và quần thể đều đã có sự tiến hóa thích nghi với các môi trường sống khác nhau trong phạm vi phân bố của loài. Cấu trúc ADN cũng đặc trưng cho quần thể, nên đã được sử dụng làm chỉ thị về sự lai tạp giữa các quần thể hoặc loài có quan hệ gần gũi. Việc lưu giữ số liệu ADN nguyên gốc của các loài và quần thể địa phương sẽ tạo cơ sở quan trọng để đánh giá và bảo tồn sự toàn vẹn của loài và quần thể. Động vật hoang dã quí hiếm là tài sản quí giá của quốc gia, nên việc bảo vệ và phát triển chúng luôn là một nhiệm vụ cấp bách. Việc bảo tồn đa dạng sinh đòi hỏi những hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng lĩnh vực sinh học và di truyền bảo tồn đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững. Vì vậy, việc tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu di truyền các loài động vật quí hiếm ở Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học  là rất cần thiết, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách và kế hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững cho các loài động vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng ở nước ta. Đây là lần đầu tiên các kỹ thuật phân tử được áp dụng để nghiên cứu về tiến hóa phân tử và đa dạng di truyền một cách có hệ thống cho nhiều loài động vật thuộc các nhóm phân loại khác nhau. Việt Nam: Hiện nay, các kỹ thuật sinh học phân tử đã được ứng dụng trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng học ở Việt Nam. Đỗ Anh Dũng và cộng sự (2004) đã nghiên cứu đa dạng ADN ty thể của loài thỏ xám phân bố ở vùng Văn Quán, Lạng Sơn để khẳng định chúng là loài thỏ quí hiếm ở nước ta. Đặng Tất Thế và cộng sự (2000 - 2007) đã phân tích tiến hóa phân tử, phát sinh chủng loại và đa dạng di truyền ty thể của một số loài thú, bò sát quí hiếm ở Việt Nam. Nguyễn Minh Tâm và cộng sự (2003; 2005; 2006) đã nghiên cứu đa dạng di truyền của một số quần thể tre, tuế có giá trị bảo tồn cao trên cơ sở phân tích các chỉ thị di truyền. Phan Kế Long và cộng sự (2001 a,b ; 2003 ; 2005 ; 2006 a,b) đã kết hợp giữa phương pháp định loại hình thái và phân tích thông tin di truyền trên đoạn ITS trong công bố 9 loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng ở Việt Nam và Nhật Bản. Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều công trình khoa học có sử dụng chỉ thị phân tử trong việc xác định về mặt phân loại học cho đối tượng nghiên cứu, hoặc có một số khảo sát, đánh giá về sự đa dạng di truyền của chúng. Ngoài ra, các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đang được sử dụng trong công tác giám định các tiêu bản động thực vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, phục vụ cho công tác quản lý buôn bán động vật hoang dã theo chương trình của CITES.       Ở Việt Nam, khi rừng trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Vườn quốc gia (VQG) thì người dân địa phương không được phép sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và thu hái các sản phẩm từ rừng. Vì vậy, nguồn thu nhập mà trước đây họ phụ thuộc vào rừng bị giảm đáng kể. Do đó, để duy trì cuộc sống của mình, người dân vẫn phải tiếp tục khai thác lâm sản một cách trái phép.       Các khu bảo tồn nhiên nhiên/Vườn quốc gia ở Việt Nam thường nằm ở vùng sâu, vùng xa và gần với những cộng đồng dân tộc thiểu số, nơi mà tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức độ cao. Do vậy, việc thành lập các khu bảo tồn có thể làm cho tỷ lệ đói nghèo trở nên trầm trọng hơn. Việt Nam được thế giới công nhận là 1 trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao xét cả ở 3 mức độ: Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng về di truyền (gen)... với 13763 loài thực vật, trong đó có 2393 loài thực vật bậc thấp, 11273 loài thực vật bậc cao. Về hệ động vật, đã xác định thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 146 loài ve giáp, 144 loài chân khớp, 5165 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 828 loài chim và 275 loài thú, 540 loài cá nước ngọt, 2038 biển và hàng ngàn loài thuỷ sinh vật và động vật không xương sống. Việt Nam có các trung tâm mang tính đa dạng sinh học cao là Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hiện nay đa dạng sinh học tập trung trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia (95 khu) đã có diện tích lên tới hơn 2.000.000 ha. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn nhiều điều bất cập đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều dân tộc, nhiều cộng đồng đã và đang dựa vào các tài sản của đa dạng sinh học để sinh sống. Mỗi gia đình, một bản làng... từ việc xây dựng nhà cửa, rào dậu, đun nấu, sưởi ấm, lương thực, thực phẩm, các bữa ăn hàng ngày, đến lễ hội buôn làng hầu như hoàn toàn dựa vào tài nguyên đa dạng sinh học. Tiềm thức đó ngày nay đã được dần dần xoá bỏ bằng nhiều chủ trương, chính sách về khai thác sử dụng tài nguyên rừng tài nguyên đa dạng sinh học của Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn cá ẩn náu trong bộ phận không nhỏ cộng đồng ở miền rừng núi. Đây cũng là một nguyên nhân chính liên tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Nhiều dân tộc, nhiều cộng đồng đã và đang dựa vào các tài sản của đa dạng sinh học để sinh sống. Mỗi gia đình, một bản làng... từ việc xây dựng nhà cửa, rào dậu, đun nấu, sưởi ấm, lương thực, thực phẩm, các bữa ăn hàng ngày, đến lễ hội buôn làng hầu như hoàn toàn dựa vào tài nguyên đa dạng sinh học. Tiềm thức đó ngày nay đã được dần dần xoá bỏ bằng nhiều chủ trương, chính sách về khai thác sử dụng tài nguyên rừng tài nguyên đa dạng sinh học của Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn cá ẩn náu trong bộ phận không nhỏ cộng đồng ở miền rừng núi. Đây cũng là một nguyên nhân chính liên tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Như chúng ta biết, trên hành tinh này dù là trên cạn hay dưới đại dương bao la, mỗi một loài sinh vật du cơ thể rất bé nhỏ như các loài vi sinh vật đến những loài có kích thước khổng lồ như loài voi đều cần phải có môi trường sống thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của loài (Species). Chính vì vậy mà môi trường sống đối với các loài là vô cùng quan trọng. Việc mất đi một diện tích rừng rất lớn từ trước đến nay là một nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Từ năm 1945 đến 1975, mất 3 triệu ha rừng tỷ lệ che phủ 43% (1945) còn 38% (1975), bình quân mất mỗi năm 100.000 ha. Thời kỳ này là do chiến tranh, do bom đạn, chất độc hoá học làm mất 2 triệu ha rừng – 1 triệu ha rừng do đốt nương, làm rẫy, khai thác bừa bãi các lâm sản và gỗ, trong thời kỳ này diện tích rừng trồng còn rất ít. Từ năm 1975 – 1995 lại mất 2,8 triệu (1998), trong thời kỳ này tỷ lệ mất rừng nhiều hơn là do dân số tăng nhanh, yêu cầu phục hồi phát triển kinh tế trên mọi miền của đất nước trong những năm trước 1990 tình trạng thiếu lương thực – dân phải đốt nương làm rẫy nhiều hơn trước để đủ lương thực. Dân miền xuôi lên khai hoang ở miền núi phá rừng lấy đất trồng chè, cà phê, cao su, cây ăn quả... Phá rừng lấy gỗ xây dựng sau chiến tranh - lấy gỗ xuất khẩu không dựa trên nền tảng quy hoạch. Tuy đã có chương trình trồng rừng 327 nhưng hiệu quả không cao. Hiện nay không chỉ các loài gỗ lớn rất hiếm mà ngay cả kiếm củi cũng đã rất khó khăn, phải đi rất xa mới tìm được củi đun. Những vùng mà mất rừng nhiều nhất dẫn đến làm mất hoặc thu hẹp lại môi trường sống của động vật. Nhất là các loài có phạm vi hoạt động rộng. Đặc biệt từ năm 1986 – 1990 (khoảng 15 năm) sau chiến tranh kết thúc rừng bị phá 2,6 triệu ha rừng tự nhiên làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú - hoặc nơi cư trú của các quần thể bị xé lẻ - hoặc bị dồn ép buộc chúng phải di cư đến những vùng an toàn hơn. Cũng có trường hợp do mất nơi sống một số loài thú lớn có phản ứng mạnh, đặc biệt như ở Tân Phú - Đồng Nai, cả một đàn voi (5 con) tràn vào thôn bản đã quật chết 2 người, làm bị thương một số người khác, phá hoại hoa màu của nhân dân. VI. ĐỀ NGHỊ Riêng về ĐDSH, trong Kế hoạch hành động ĐDSH Quốc gia và các địa phương, cần đặc biệt lưu ý các giải pháp ứng phó phù hợp với các kịch bản của BĐKH để trước hết bảo vệ và duy trì nguồn gen trong các HST nông, lâm nghiệp, quản lý bền vững và phát triển rừng đầu nguồn, có các phương án để chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các giống phù hợp (chịu hạn, chịu nhiệt), điều chỉnh qui hoạch cho các khu bảo tồn ở vùng đất thấp... Công tác trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh rừng cũng cần phải được đẩy mạnh để có được hiệu quả về nhiều mặt, đặc biệt là tác dụng giảm thiểu phát thải KNK, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn tài nguyên nước và đất. Trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là những hoạt động liên quan tới BĐKH và bảo tồn ĐDSH, cần phải quán triệt cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành và dựa vào cộng đồng trong tất cả các khâu từ hoạch định chính sách, đến lập và triển khai kế hoạch về cả nội dung và tổ chức. Các giải pháp cần toàn diện và đồng bộ từ thể chế, chính sách tới quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, trong đó xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế cần được ưu tiên ở mức phù hợp. Một số đề nghị: - Bảo tồn và phát triển bền vững - Khuyến khích lợi ích kinh tế - Chú trọng công tác kiểm lâm ngăn chăn nạn phá rừng, buôn bán thú rừng trái phép. - Phối hợp với người dân bản địa trong hoạt động bảo tồn. - Quy hoạch và xây dựng chiến lược dài hạn. - Cải tạo môi trường một cách hợp lý hơn, chính quyền cần phải quan tâm hơn… - Chính sách di dân và kế hoạch hóa gia đình của nhà nước phải đi sát với quần chúng hơn nữa. KẾT LUẬN Khi Việt Nam đã bước vào thời đại công nghiệp là lúc phong phú về đa dạng sinh học(tổng số gen, loài và các hệ sinh thái trên trái đất) đạt mức cao nhất, song do chưa nhận thức được sự giới hạn của tài nguyên sinh học nên chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn cho phép, do đó đã và đang làm giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối quan hệ giữa con người và tài nguyên sinh học mà con người phụ thuộc vào. Bảo tồn - phát triển bền vững đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường là một nghĩa vụ, đồng thời cũng là quyền lợi của mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam giàu đẹp của chúng ta. Nói chung về sự suy thoái mạnh về đa dạng sinh học diễn ra như hiện nay thì chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ chuyện này được. Nó đang từng ngày hủy hoại môi trường của chúng ta phá hủy thiên nhiên một cách tồi tệ. Thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, phát triển bền vững hay cũng như đạt đến đỉnh cao của đa dạng sinh học cũng là mục tiêu theo đuổi của loài người và là mục tiêu khó theo đuổi nhất. “Hãy bảo vệ môi trường của chúng ta được khỏe hơn, hãy bảo tồn những gì mà thiên nhiên đa ban tặng cho chúng ta”. - Hết- MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ GÌ? 2 1. Đa dạng sinh học là gì? 2 2. Suy thoái đa dạng sinh học là gì? 2 II. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM. 3 1. Nguyên nhân trực tiếp 3 a. Chiến tranh 3 b. Cháy rừng 3 c. Khai thác quá mức 4 d. Xây dựng cơ sở hạ tầng 5 e. Ô nhiễm môi trường nước 5 f. Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ 5 2. Nguyên nhân gián tiếp 5 a. Mất và phá hủy nơi cư trú 5 b. Sự gia tăng dân số và di cư 6 c. Biến đổi khí hậu(BĐKH) toàn cầu 6 d. Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý 7 3. một số ví dụ cụ thể 7 III. HẬU QUẢ 8 IV. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 9 1. Các hình thức bảo tồn 11 a. Bảo tồn tại chỗ 11 b. Bảo tồn chuyển vị 11 2. Mục tiêu của việc bảo tồn đa dạng sinh học 12 V. THỰC TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 14 VI. ĐỀ NGHỊ 18 C. KẾT LUẬN 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSuy thoái đa dạng sinh học ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan