Hoàn thành việc tuyển quân phục vụ
chiến trường
Công tác động viên tuyển quân đã đƣợc các
cấp bộ đảng, các ngành, các đoàn thể quan
tâm, không chỉ chuẩn bị lực lƣợng cho những
đợt tuyển quân mà còn chủ động đáp ứng yêu
cầu lớn khi chiến trƣờng cần. Hàng năm,
Thanh Hoá đều hoàn thành và vƣợt chỉ tiêu
Quân khu giao. Đặc biệt năm 1968, chỉ tiêu
Quân khu giao 30.000 thanh niên nhập ngũ,
tỉnh đã tuyển 31.121 ngƣời-gấp 3 lần năm
1967 và bằng số quân động viên vào quân đội
của tỉnh trong 10 năm hoà bình (1954-1964).
Qua 4 năm (1965-1968), số lƣợng ngƣời nhập
ngũ tăng 1,5 lần so với 9 năm kháng chiến
chống Pháp: 84.390 ngƣời (1965-1968); trong
chống Pháp là 56.792 ngƣời. Đặc biệt, có 20
vạn lá đơn tình nguyện “Ba sẵn sàng” và 32
vạn lá đơn đăng ký “Ba đảm đang”.
Tính đến tháng 12/1968, toàn tỉnh có 43% gia
đình có ngƣời đi bộ đội: trong tỉnh có 18.889
gia đình có 2 đến 3 con đi bộ đội, 400 gia
đình có 4–7 ngƣời đi bộ đội [13].
Với kết quả đã đạt đƣợc (1965-1968) trên lĩnh
vực giao thông vận tải và việc tuyển quân
phục vụ chiến trƣờng. Hậu phƣơng Thanh
Hoá đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng
của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của tiền
tuyến, góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân
ta.
Nhƣ vậy, từ trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm
Rồng trong ngày 3 và 4/4/1965, quân dân Thanh
Hoá cho thấy ý chí chiến đấu kiên cƣờng, sức
mạnh hậu phƣơng của mình trong việc bảo vệ an
toàn tuyến đƣờng đƣờng huyết mạch từ Bắc vào
Nam qua Thanh Hoá và khả năng đáp ứng nhu
cầu cung cấp về ngƣời, vật chất cho chiến
trƣờng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc. Điều này đƣợc chứng minh qua những
việc làm của hậu phƣơng Thanh Hoá trong giai
đoạn 1965-1968, đặc biệt nổi bật là trên lĩnh vực
giao thông vận tải và cung cấp ngƣời cho chiến
trƣờng.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy nghĩ về vai trò hậu phương Thanh Hoá (1965-1968) qua trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (3-4/4/1965) - Nguyễn Đại Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG THANH HOÁ (1965-1968) QUA TRẬN
CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CẦU HÀM RỒNG (3-4/4/1965)
Nguyễn Đại Đồng*, Nguyễn Minh Tuấn
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trên tuyến đƣờng vận chuyển từ Bắc vào Nam, cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá) có một vị trí trọng
yếu. Vì vậy, ngày 3-4/4/1965, Đế quốc Mỹ cho máy bay đánh phá cầu Hàm Rồng. Trong 2 ngày
chiến đấu, quân dân xứ Thanh: tiêu diệt 47 máy bay địch và bảo vệ cầu an toàn. Thắng lợi này
khẳng định, nhân dân Thanh Hoá có thể đánh bại mọi âm mƣu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ an toàn
hậu phƣơng và tuyến đƣờng vận chuyển huyết mạch từ Bắc vào Nam; đồng thời Thanh Hoá còn
làm tròn nghĩa vụ hậu phƣơng với tiền tuyến miền Nam trong việc bảo đảm giao thông thông suốt,
vận chuyển hàng hoá, cung cấp ngƣời cho chiến trƣờng.
Từ khoá: Hàm Rồng, Đế quốc Mỹ, Chiến tranh phá hoại, Hậu phương.
Vào ngày 3-4 tháng 4 năm 1965, quân dân
Thanh Hóa đã đánh bại âm mƣu phá hoại cầu
Hàm Rồng của đế quốc Mỹ. Qua trận chiến
đấu bảo vệ cầu, chúng ta thấy đƣợc vai trò
quan trọng của hậu phƣơng Thanh Hoá trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Đặc
biệt trong giai đoạn 1965-1968.
ÂM MƢU ĐÁNH PHÁ CẦU HÀM RỒNG
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trƣớc nguy cơ
phá sản hoàn toàn chiến lƣợc “Chiến tranh đặc
biệt”, Tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn, đã chọn
con đƣờng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh
bằng việc thực hiện chiến lƣợc “Chiến tranh
cục bộ”, đƣa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam
Việt Nam đồng thời sử dụng sức mạnh không
quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhằm:
“- Phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào
miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống
Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta ở cả hai miền
đất nƣớc” [12, 1038].
Trong báo cáo của mình, Bộ trƣởng Quốc
phòng Mỹ Mác-na-ma-ra xác định: “Mục tiêu
chính của chúng ta (Mỹ) là giảm bớt việc
Tel: 0976 045727, Email: daidongdhkh@gmail.com.vn
thâm nhập ngƣời và hàng tiếp tế từ Bắc vào
Nam cũng nhƣ tăng thêm tổn phí cho việc
này. Ném bom miền Bắc, đồng thời sẽ nâng
cao tinh thần của Việt Nam (ngụy) là những
ngƣời đang bị ép mạnh về quân sự” [5,39].
Trong đó, Mỹ chú ý đến các tỉnh thuộc quân
khu IV (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên -
Huế). Do những tỉnh này là địa bàn chiến
lƣợc, là cầu nối liền giữa miền Bắc với miền
Nam và Trung, Hạ Lào. Trên địa bàn chiến
lƣợc của quân khu IV “Thanh Hóa là quan
trọng nhất. Bởi vì Thanh Hóa là hậu phƣơng
trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên và
Lào” [1, 8]. Trong các đƣờng vận chuyển qua
Thanh Hóa vào Nam, cầu Hàm Rồng đƣợc
xem là vị trí quan trọng nhất, do ở đây tập
trung cả 2 tuyến đƣờng bộ và đƣờng sắt. Mỗi
ngày có tới 10 ngàn chiếc xe qua lại, khối
lƣợng hàng hóa và ngƣời tập trung ở đây rất
lớn. Một đặc điểm là Cầu Hàm Rồng và ga thị
xã Thanh Hoá chỉ cách nhau khoảng 3km
theo đƣờng chim bay. Do vậy, giới quân sự
Mỹ cho rằng chỉ cần sử dụng lực lƣợng không
quân nhƣng đánh đƣợc cả 2 nơi. Theo tính
toán của Mỹ: từ Hà Nội đến đƣờng mòn Hồ
Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng
đƣợc xem là “điểm tắc lý tƣởng”. Vì đây là
“đầu nút của khu vực cán xoong”.
Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
Trong cuộc họp chiều ngày 10.2.1965, Hội
đồng an ninh quốc gia Mỹ đã “nhất trí đề nghị
một phản ứng nhanh chóng kịp thời. Mục tiêu
đề nghị ném bom là hai doanh trại Bắc Việt
và một chiếc cầu quan trọng ở phía nam Hà
Nội 75 dặm” (tức là cầu Hàm Rồng). Trong
đó, Tƣ lệnh Mỹ ở Thái Bình Dƣơng là
Grân-sáp đã đề nghị Nhà Trắng dùng siêu
pháo đài bay B52 đánh cầu Hàm Rồng.
Tổng thống Giôn-xơn không chấp nhận đề
nghị đó mà dự định phƣơng án đánh phá Hàm
Rồng bằng lực lƣợng không quân hỗn hợp.
Những ngày cuối tháng 3.1965, máy bay Mỹ
đã trinh sát thăm dò lực lƣợng ta ở Hàm
Rồng. Đặc biệt, chiều tối ngày 2.4.1965, một
chiếc máy bay bay vào sát cầu trinh sát lần
cuối, chuẩn bị cho trận đánh phá vào sáng
ngày 3.4.1965.
QUÂN VÀ DÂN THANH HÓA CHUẨN BỊ
VÀ TỔ CHỨC CHIẾN ĐẤU
Chuẩn bị chiến đấu
Trƣớc âm mƣu của địch, ngày 26.2.1965,
Quân khu ủy và Bộ tƣ lệnh quân khu III họp
bàn các phƣơng án chuẩn bị đánh trả cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân của Mỹ.
Để bảo vệ cầu Hàm Rồng, Bộ chỉ huy mặt
trận Hàm Rồng đã xây dựng ở phía Nam hai
cụm hỏa lực của lực lƣợng phòng không quốc
gia. Đây là lần đầu tiên trên một mặt trận
chống chiến tranh phá hoại, chúng ta có chủ
trƣơng và có kế hoạch đƣa bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phƣơng, dân quân tự vệ cùng phối hợp
chiến đấu và cũng là lần đầu tiên ta sử dụng
quân chủng chính quy: phòng không - không
quân và hải quân ra trận.
Nhƣ vậy, cùng với nhân dân cả nƣớc nói
chung, nhân dân Thanh Hoá đã khẩn
trƣơng, chủ động, tự tin và quyết tâm cùng
với đồng bào cả nƣớc giáng trả kẻ thù
những đòn trừng trị đích đáng.
Chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (3- 4.4.1965)
Trong kế hoạch đánh phá miền Bắc, Hàm
Rồng đƣợc coi là mục tiêu quan trọng đầu
tiên trong kế hoạch đánh phá của địch. Để
thực hiện mục đích đánh sập cầu, đế quốc Mỹ
đã không từ bỏ một thủ đoạn quỷ quyệt nào
và chúng đã sử dụng một khối lƣợng phƣơng
tiện máy bay và vũ khí lớn hòng biến Hàm
Rồng thành đống sắt vụn trong chớp nhoáng.
Về phía ta, bộ đội và các lực lƣợng bảo vệ
Hàm Rồng đã đề cao cảnh giác một mặt theo
dõi định chặt chẽ, mặt khác kiên nhẫn giữ bí
mật hỏa lực chờ thời cơ giáng cho địch đòn
quyết định bất ngờ.
Tối 2.4.1965, Bộ Tổng tƣ lệnh Quân đội
Nhân dân Việt Nam điện thông báo cho Bộ
Tƣ lệnh Quân khu III: “Địch sẽ đánh lớn vào
Hàm Rồng ngày 3 tháng 4”[6, 25]. Bộ Tƣ
lệnh quân khu III điện thông báo xuống Bộ
chỉ huy mặt trận Hàm Rồng. Bức điện nhấn
mạnh: “Phải đánh chắc, đánh trúng, bắn rơi
tại chỗ nhiều máy bay địch, bảo vệ đƣợc mục
tiêu, tiết kiệm đạn dƣợc” [7, 61].
Thực hiện mệnh lệnh đó, đồng chí trung tá
Thái Tứ - tỉnh đội trƣởng Thanh Hóa chỉ huy
cụm chiến đấu Hàm Rồng đã nhanh chóng
đƣa lực lƣợng vào vị trí chuẩn bị chiến đấu.
Mờ sáng 3.4.1965, đế quốc Mỹ cho máy bay
đánh phá cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun
(Nông Cống), cầu Đông, cầu Đại Thủy, ga
Văn Trai (thuộc huyện Tĩnh Gia). Với kế
hoạch đánh phá trên, đế quốc Mỹ âm mƣu
cắt đứt sự chi viện từ hai tuyến quan trọng
này nhằm cô lập Hàm Rồng và tập trung sức
đánh phá dứt điểm Hàm Rồng. Đúng 13h,
cuộc tấn công Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp
máy bay địch nhƣ F8, F105 thay nhau công
kích liên tục.
Các đơn vị dân quân tự vệ Hàm Rồng, Nam
Ngạn, Hoằng Hóa trang bị vũ khí chủ yếu là
súng trƣờng K44, một ít súng trung liên và
đại liên liên tục tấn công quân địch, hất
Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
chúng lên cao để bộ đội cao xạ và không
quân ta tiêu diệt.
Sau hơn 4h tổ chức tấn công liên tục, không
quân Mỹ đã huy động 102 lần tốp máy bay,
360 lần chiếc mở 14 đợt tấn công đánh phá
Hàm Rồng với 2 loại máy bay hiện đại chủ
yếu là F100 và F105, nhƣng đế quốc Mỹ
không thực hiện đƣợc mục đích.
Đến 17h11”, sau khi bị bắn cháy 17 chiếc
máy bay, địch phải chấm dứt cuộc đánh phá
trong ngày.
Trƣớc thất bại đau đớn của ngày đầu đánh
phá Hàm Rồng, từ tƣớng lĩnh đến binh sĩ Mỹ
vừa tức tối vừa lo sợ. Ở Nhà Trắng, L.Giôn-
xơn điên đầu với những tổn thất quá lớn đó.
Sau khi cân nhắc, L.Giôn-xơn chỉ thị cho
Grân-sáp “phải làm cho Bắc Việt Nam biết
thế nào là không lực Hoa Kỳ” và hạ lệnh
“Tiếp tục đánh phá các mục tiêu với mức độ
lớn hơn, không chỉ bằng máy bay của hải
quân mà cả máy bay của không quân, tập
trung lực lƣợng lớn tấn công từ hai phía là
chủ yếu tạo thành gọng kìm thép cắt đứt bằng
đƣợc cầu Hàm Rồng”[1, 39].
Sau khi nhận lệnh của Nhà Trắng và Lầu
Năm góc, viên Tƣ lệnh không quân Mỹ ở
Việt Nam và Thái Lan đã tính toán và đƣa ra
kế hoạch
- Tập trung lực lƣợng máy bay F105, một loại
máy bay cƣờng kích đƣợc cải tiến hiện đại
nhất để đánh cầu Hàm Rồng.
- Đồng thời dùng loại bom MK117 (340kg)
với số lƣợng gấp đôi, gấp ba ngày 3 tháng 4
và ném bom theo kiểu gieo hạt vào mục tiêu
với mục đích không trúng quả nọ sẽ trúng quả
kia, dùng thêm cả loại bom bi “quả dứa” và
“quả ổi”. Kết hợp tăng thêm loại rốc két
L.A.U cỡ 127mm. Toàn bộ kế hoạch của Mỹ
là dựa vào ƣu thế vũ khí, kỹ thuật. Ý đồ của
chúng là dồn sức để đánh sập cầu Hàm Rồng.
Về phía ta, Bộ Tổng tƣ lệnh quyết định điều
động Đoàn Tam Đảo (sƣ đoàn 350) tăng
cƣờng cho Hàm Rồng. Vào lúc 7h26 phút,
ngày 4/4, máy bay địch tấn công trung đoàn
234 đang trên đƣờng cơ động từ Nghệ An ra
và tập trung đánh phá khu vực bến phà Ghép -
nơi xe pháo đang qua sông hòng tiêu hao lực
lƣợng ta và ngăn chặn sự chi viện cho Hàm
Rồng. Khi trận phà Ghép vừa kết thúc. Vào
lúc 10h2 phút, nhiều tốp máy bay địch từ sân
bay Đà Nẵng, Cò-Rạt (Thái Lan), Hạm đội 7
ào ào kéo đến đánh phá Hàm Rồng với hy
vọng cầu Hàm Rồng sẽ trở thành túi đựng
bom của chúng.
Nắm đƣợc âm mƣu của địch, ta một mặt tăng
cƣờng hỏa lực cho trận địa, mặt khác sử dụng
pháo cao xạ 57ly của Đoàn Tam Đảo chặn
đánh vòng ngoài. Trên tất cả các hƣớng ngay
từ lúc còn xa mục tiêu, chúng đã bị đánh chặn
với lƣới lửa phòng không ba thứ quân, nhiều
tầng, nhiều lớp với nhiều hƣớng khác nhau ở
mọi độ cao từ xa đến gần, đã làm cho đội hình
chiến đấu của địch bị rối loạn từ xa và không
thực hiện đƣợc mƣu đồ của chúng.
Trƣớc tình hình đó, Tƣớng Bờ-Lắc-Boóc
buộc phải kết thúc trận đánh sớm hơn dự kiến
- 4h chiều trận chiến đấu kết thúc. Thêm một
ngày nữa quân dân xứ Thanh bắn cháy 30
máy bay Mỹ.
Tổng kết qua 2 ngày thử lửa đầu tiên (3-4/4),
các lƣợng lƣợng vũ trang bảo vệ cầu cùng với
quân và dân địa phƣơng Hàm Rồng, Nam
Ngạn, Hoằng Hóa bắn rơi 47 máy bay Mỹ,
diệt và bắt sống nhiều giặc lái (trong 2 ngày
này: “chúng đã sử dụng tới 174 lần tốp, 450
chiếc. Trên địa bàn Thanh Hóa địch đã ném
627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm gồm
các loại từ 50 đến 1000kg. Riêng Hàm Rồng
địch bổ nhào 85 lần, ném 350 quả bom, cắt
bom bắn phá 80 lần (gần 60% tổng số). Bắn
149 quả đạn rốc két gồm các loại từ
75milimét đến 127milimét” [1, 45]). Tuy
nhiên, giữa mƣa bom bão đạn của kẻ thù, cầu
Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang nối
đôi bờ sông Mã.
Chiến thắng mùng 3-4.4.1965 là trận thắng
lớn đầu tiên của nhân dân Thanh Hoá. Thắng
lợi này góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, bảo
Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
vệ tuyến đƣờng huyết mạch nối liền từ Bắc
vào Nam. Chiến thắng này chứng tỏ ý chí,
quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân Thanh Hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tƣ lệnh gửi thƣ
khen ngợi, trong thƣ có đoạn viết: “Đó là 2
ngày chiến thắng giòn giã nhất, lớn nhất kể từ
ngày 5/8/1964 đến nay. Là 2 ngày chiến đấu
liên tục, đánh rất quyết liệt, phối hợp rất chặt
chẽ, giữa các lực lƣợng vũ trang, giữa bộ đội
với dân quân địa phƣơng. Chiến công vẻ vang
của các đồng chí là biểu hiện rực rỡ của ý chí
sắt đá “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lƣợc” để cứu nƣớc, cứu nhà của quân và dân
ta. Đó là đòn trừng phạt nặng nề làm cho địch
hoảng hồn khiếp sợ”[3, 1].
Nói về thất bại trong 2 ngày này, đế quốc Mỹ
đã phải thú nhận: đây là “những giờ phút đen
tối nhất của không lực Hoa Kỳ”[5, 145].
VAI TRÕ HẬU PHƢƠNG THANH HOÁ
GIAI ĐOẠN 1965-1968
Đánh bại âm mƣu phá hoại cầu Hàm Rồng
của đế quốc Mỹ, bảo vệ an toàn tuyến đƣờng
vận chuyển từ Bắc vào Nam qua cầu Hàm
Rồng của quân dân xứ Thanh. Những sự kiện
này khẳng định vai trò quan trọng của hậu
phƣơng với tuyền tuyến, mà Thanh Hoá là
hậu phƣơng trực tiếp của tiền tuyến lớn, trƣớc
hết là của Trị Thiên và Lào.
Trong vòng 4 năm (1965-1968) trên địa bàn
Thanh Hoá, đế quốc Mỹ đã huy động 36.461
lần tốp, 66.274 lần chiếc, đánh phá 12.073
trận vào 3.936 điểm, sử dụng gần 15 vạn tấn
bom đạn, khi tập trung ồ ạt, lúc đánh nhỏ,
đánh lén vào tất cả các mục tiêu kể cả trƣờng
học, bệnh viện, nhà thƣơnggây cho Thanh
Hoá nhiều thiệt hại. Cùng với đánh phá bằng
không quân, Mỹ đã huy động 618 lần chiếc tàu
biệt kích, 1.052 lần chiếc tàu tuần dƣơng hạm
và khu trục hạm, bắn phá 119 trận, 20.209 quả
đạn đại bác vào 324 địa điểm. Tăng cƣờng các
hoạt động chiến tranh tâm lý, gián điệp, biệt
kích vây bắt ngƣ dân khai thác tình báo, gây cơ
sở gián điệp, phá hoại trật tự trị an.
Thấm nhuần đƣờng lối chiến tranh nhân dân,
Đảng bộ Thanh Hoá đã chủ trƣơng xây dựng
Thanh Hoá thành một hậu phƣơng vững
mạnh, làm tròn nghĩa vụ hậu phƣơng lớn cho
tiền tuyến miền Nam và cho nƣớc bạn Lào.
Trong những đóng góp của hậu phƣơng
Thanh Hoá cho tiền tuyến, đặc biệt nổi bật là
trên mặt trận giao thông vận tải và công tác
tuyển quân phục vụ chiến đấu ở chiến trƣờng.
Trên mặt trận giao thông vận tải
Một mặt trận chiến đấu không kém phần ác
liệt chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ là mặt trận giao thông vận tải. Vì một
trong những mục tiêu đánh phá miền Bắc của
Mỹ là cắt đứt con đƣờng vận chuyển từ Bắc
vào Nam.
Nói chuyện với nhân dân Nam Ngạn, đồng
chí Lê Duẩn, Bí thƣ thứ nhất Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng cho rằng: “Trong việc chi
viện cho miền Nam thì khu Bốn là quan
trọng, mà Thanh Hoá lại càng quan trọng,
Thanh Hoá là cầu nối”, “Thanh Hoá là hậu
phƣơng trực tiếp của tiền tuyến lớn, trƣớc hết
là của Trị Thiên và Lào”[6, 148]. Nhận thấy
tầm quan trọng của hậu phƣơng Thanh Hoá,
Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã xác định: Bảo đảm
giao thông vận tải là một trong 3 nhiệm vụ có
tính chiến lƣợc của địa phƣơng. Ngày
14/5/1965, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết
định thành lập Ban bảo đảm giao thông,
đồng chí Đặng Văn Bôi làm trƣởng ban.
Ban giao thông vận tải có nhiệm vụ nghiên
cứu, chỉ đạo công tác giao thông vận tải,
đặc biệt là phục vụ quốc phòng.
Ngày 9/6/1965, Tỉnh uỷ Thanh Hoá thành lập
Ban cung cấp quốc phòng và tổ chức phòng
tránh, đồng chí Hoàng Văn Hiều đƣợc cử làm
Trƣởng ban. Ban có nhiệm vụ chỉ đạo việc
thực hiện toàn bộ công tác xây dựng và cung
cấp cơ sở vật chất phục vụ chiến đấu, phòng
tránh cho nhân dân. Tính đến tháng 12/1965,
Tỉnh huy động đƣợc 1.870.917 công phục vụ
chiến đấu và bảo đảm giao thông
Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
Năm 1967 là năm đế quốc Mỹ tập trung đánh
phá quyết liệt vào hệ thống giao thông vận tải
- chiếm 78% tổng số đánh phá trong tỉnh và
bằng 168% so với năm 1966. Cũng là năm
khối lƣợng hàng vận chuyển của tỉnh bảo đảm
đạt 100% kế hoạch: “Năm 1966, thực hiện
đƣợc 1.304.762 tấn/1.460.400 tấn đạt 89% kế
hoạch (vận tải B: 62.284 tấn/62.000 tấn, vận
tải C: 3.923/3.900 tấn)1. Năm 1967, khối
lƣợng Trung ƣơng giao tăng 1,5-2 lần năm
1966 đã thực hiện đƣợc: vận tải B đạt 117%,
vận tải C đạt 104%, bằng 168% so với năm
Vận tải B: vận chuyển hàng hoá cho chiến
trường miền Nam.
Vận tải C: vận chuyển hàng hoá giúp nước
bạn Lào
Vận tải A: vận chuyển phục vụ địa bàn
miền Bắc
B
1: chiến trường Quân khu V.
1966, vận tải A3: đạt 100,2%... Kế hoạch xếp
dỡ đạt 111,8% bằng 147% so với năm 1966,
năng xuất bình quân 4.880kg/ngƣời/ngày. Đột
xuất lên 10-20 tấn/ngƣời/ngày”[6, 159].
Số lƣợng xe phục vụ cho vận chuyển cũng
ngày một tăng. Ngày 31/10/1968, có 2.216
xe, ngày 8/11/1968 có 3.500 xe. Đến tháng
3/1969, đã vận chuyển đến đội 700 đƣợc
1.373 tấn, đến B1 đƣợc 840 tấn
4. Nhiều đơn
vị cá nhân đạt năng suất cao từ 106-228% kế
hoạch. Điển hình nhƣ các anh Ngọ, Nguyệt,
Tƣởng, Tu, Tƣờng thƣờng xuyên đạt 400-
500kg đến 650kg/chuyến với cự ly vận
chuyển gần 13 km.
Ngày 9/12/1968, thành lập đoàn vận tải Điện
Biên 2, đồng chí Bùi Văn Cao làm trƣởng
đoàn cùng với hơn 500 chiến sĩ công ty
thuyền nan, 150 thanh niên xung phong và 1
đại đội ô tô vƣợt Trƣờng Sơn vào phục vụ
chiến dịch. Nhớ lời dặn của đồng chí Lê
Duẩn: “Dù có phải hy sinh vài ngàn ngƣời,
Thanh Hoá cũng phải bảo đảm vận chuyển
hàng hoá, ăn bữa cơm, bữa cháo chúng ta
cũng phải chịu đựng để miền Nam đánh
thắng”[6,163], nhân dân xứ Thanh đã vƣợt
qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng với các lực lƣợng vận tải, hơn 8.000
thanh niên xung phong ở đội 287, 47, công
nhân công ty xếp dỡ, lái tàu, lái thuyền đã
dũng cảm cứu kho tàng, hàng hoá, phƣơng
tiện trong lúc bom đạn. Tính đến ngày
31/12/1968, các lực lƣợng này cùng nhân dân
đã vớt đƣợc 21.647 tấn đạn dƣợc, hàng hoá
cứu đƣợc 212 ô tô, 205 thuyền các loại. Nhân
dân giành hàng triệu ngày công để sửa đƣờng,
làm đƣờng, đã trữ 78.789m3 đá, 108.721m3
đất, góp 50.007 cây gỗ, 58.529 cây tre phục vụ
giao thông. Nhờ những đóng góp to lớn, nên
khó khăn sau khi địch địch đánh phá đƣợc giải
quyết kịp thời. Hàng hoá đạn dƣợc đƣợc
chuyển chở ra tiền tuyến liên tục ngày đêm.
Hoàn thành việc tuyển quân phục vụ
chiến trường
Công tác động viên tuyển quân đã đƣợc các
cấp bộ đảng, các ngành, các đoàn thể quan
tâm, không chỉ chuẩn bị lực lƣợng cho những
đợt tuyển quân mà còn chủ động đáp ứng yêu
cầu lớn khi chiến trƣờng cần. Hàng năm,
Thanh Hoá đều hoàn thành và vƣợt chỉ tiêu
Quân khu giao. Đặc biệt năm 1968, chỉ tiêu
Quân khu giao 30.000 thanh niên nhập ngũ,
tỉnh đã tuyển 31.121 ngƣời-gấp 3 lần năm
1967 và bằng số quân động viên vào quân đội
của tỉnh trong 10 năm hoà bình (1954-1964).
Qua 4 năm (1965-1968), số lƣợng ngƣời nhập
ngũ tăng 1,5 lần so với 9 năm kháng chiến
chống Pháp: 84.390 ngƣời (1965-1968); trong
chống Pháp là 56.792 ngƣời. Đặc biệt, có 20
vạn lá đơn tình nguyện “Ba sẵn sàng” và 32
vạn lá đơn đăng ký “Ba đảm đang”.
Tính đến tháng 12/1968, toàn tỉnh có 43% gia
đình có ngƣời đi bộ đội: trong tỉnh có 18.889
gia đình có 2 đến 3 con đi bộ đội, 400 gia
đình có 4–7 ngƣời đi bộ đội [13].
Với kết quả đã đạt đƣợc (1965-1968) trên lĩnh
vực giao thông vận tải và việc tuyển quân
phục vụ chiến trƣờng. Hậu phƣơng Thanh
Hoá đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng
Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của tiền
tuyến, góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân
ta.
Nhƣ vậy, từ trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm
Rồng trong ngày 3 và 4/4/1965, quân dân Thanh
Hoá cho thấy ý chí chiến đấu kiên cƣờng, sức
mạnh hậu phƣơng của mình trong việc bảo vệ an
toàn tuyến đƣờng đƣờng huyết mạch từ Bắc vào
Nam qua Thanh Hoá và khả năng đáp ứng nhu
cầu cung cấp về ngƣời, vật chất cho chiến
trƣờng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc. Điều này đƣợc chứng minh qua những
việc làm của hậu phƣơng Thanh Hoá trong giai
đoạn 1965-1968, đặc biệt nổi bật là trên lĩnh vực
giao thông vận tải và cung cấp ngƣời cho chiến
trƣờng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thanh Hóa (1980),
Hàm Rồng chiến thắng, Nxb Thanh Hóa.
[2]. Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1998), Bác
Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác, Nxb
Lao động Hà Nội.
[3]. Bộ tƣ lệnh quân đội nhân dân Việt Nam (1965),
“Thƣ gửi quân dân Thanh Hóa”, Báo quân đội nhân
dân, số ra ngày 10.4.1965.
[4]. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa (1965), Sông
Mã chiến thắng, tập 1, Nxb Thanh Hóa.
[5]. Bộ Tổng tham mƣu (1974), 18 năm chống Mỹ cứu
nước, Nxb quân đội nhân dân.
[6]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa (1994), Thanh
Hóa lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb
Thanh Hóa.
[7]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa (1995), Thanh
Hóa những trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Nxb Thanh Hóa.
[8]. Phạm Cúc (2000), Hàm Rồng một bản hùng ca,
Nxb Thanh Hóa.
[9]. “Chiến thắng vĩ đại, ý chí quyết thắng” (1965),
Báo nhân dân, số 4021.
[10]. Lê Xuân Giang - Từ Nguyên Tĩnh (1984), Ký
sự Hàm Rồng những ngày ấy, tập 1, Nxb Thanh
Hóa.
[11]. Hồi ký của Lin-đơn-Giônxơn (1972), Việt Nam
Thông tấn xã dịch và phát hành, HN.
[12]. GS. Trƣơng Hữu Quýnh - GS. Đinh Xuân Lâm -
PGS. Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương Lịch sử Việt
Nam toàn tập, Nxb Giáo dục.
[13]. Tƣ liệu lƣu tại Ban chính sách tỉnh đội Thanh Hoá.
SUMMARY
THINKINGS ABOUT THE REAR ROLE OF THANH HOA (1965-1968) IN THE
BATTLE TO PROTECT HAM RONG BRIDGE (3-4/4/1965)
Nguyen Dai Dong
, Nguyen Minh Tuan
College of Sciences - TNU
On the road routes from North to South, Ham Rong bridge (Thanh Hoa) was an important position. So that, from
Apirl 3
rd
, 1965 to Apirl 4
th
, 1965, the Imperial U.S.A attacked to the Ham Rong bridge. In two days, 47 eneny
aircraft was destroyed and Thanh Hoa’s people and soldiers protected the Bridge safely. The victory confirmed
that, Thanh Hoa people can defeat all schemes of sabotage by the enemy, secure hinterland and transport road
routes from North to South through the Thanh Hoa pronce. Thanh Hoa also fullull the rear with the front line,
ensuring that South smooth traffic, transportation of goods, providing for the battlefield.
Key words: Ham Rong, American Empire, War damage.
Tel: 0976 045727 Email: daidongdhkh@gmail.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32977_36807_2782012154820suynghivevaitro_1199_2052598.pdf