Sức sống của tục ngữ trong tác phẩm ”Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường

The use of proverbs helps Nguyen Khac Truong revitalize Vietnam's rural images. Ancient expressions are given in the modern life in a new form through characters’ sayings in the novels. Nguyen Khac Truong uses proverbs by absorbing folk philosophy, way of feeling, thinking and expressing. In general, modern Vietnamese literature has inherited folk art creation in a subtle virtuosity. Conversely, folklore proverbs in particular have been cleverly presented in modern life today. The use of a genre of folklore traditions in modern literature has increased the image of literature to enrich the prose style of the writer. Vitality of traditional proverbs have been kept and populated in a rich form. Besides independently handed over the chain of words, handed down in the press, the proverbs are lively present at the literature.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức sống của tục ngữ trong tác phẩm ”Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 SỨC SỐNG CỦA TỤC NGỮ TRONG TÁC PHẨM ”MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Ngô Thị Thanh Quý* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc sử dụng những câu tục ngữ đã giúp nhà văn Nguyễn Khắc Trường làm sống dậy hình ảnh thôn quê Việt nam. Cách nói của dân gian giờ lại trở về cuộc sống hiện đại trong một hình thức mới mẻ hơn - đó là lời của nhân vật trong tiểu thuyết. Nguyễn Khắc Trường sử dụng tục ngữ là tiếp thu luôn cả triết lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, cách nói phương pháp tư duy của dân gian. Nói chung văn xuôi Việt Nam hiện đại đã kế thừa nghệ thuật sáng tác dân gian một cách tinh tế, điêu luyện. Nói một cách ngược lại, văn học dân gian mà cụ thể là tục ngữ đã hiện diện trong cuộc sống hiện đại hôm nay một cách nhuần nhị. Việc sử dụng một thể loại văn học dân gian truyền thống trong tác phẩm văn học hiện đại đã làm tăng tính hình tượng của văn học làm nổi bật phong cách văn xuôi của các nhà văn. Sức sống của tục ngữ truyền thống đã có một hình thức lưu truyền phong phú. Bên cạnh việc lưu truyền độc lập qua chuỗi lời nói, lưu truyền trên báo chí thì tục ngữ còn hiện diện sinh động trên những trang văn. Từ khóa: tục ngữ, tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma”, tính hình tượng, Nguyễn Khắc Trường Tục ngữ biểu hiện trí tuệ của nhân dân ta trong việc nhận thức về thế giới. Đồng thời tục ngữ cũng phản ánh thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân lao động đối với mọi vấn đề trong cuộc sống. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng hiện tượng cá biệt để nói lên cái phổ biến. Vì vậy, tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt sẽ tạo nên nghĩa đen, nghĩa ban đầu vốn có, cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Và chỉ có thể hiểu rõ hơn về nghĩa bóng của câu tục ngữ khi đặt nó trong một văn cảnh cụ thể. Quá trình phát triển lịch sử của nhân loại đã cho chúng ta thấy rằng: Tri thức được sinh ra và chứng minh từ lao động thực tiễn. Tục ngữ là một trong những kho tàng tri thức ấy. Nó là kho kinh nghiệm của nhân dân lao động được đúc kết từ thực tiễn sản xuất và quá trình chắt lọc của thời gian. Nguồn gốc xuất phát của tục ngữ là từ lao động sản xuất nông nghiệp gắn chặt với sự phát triển của nền văn minh  Tel: 0989 793169 lúa nước. Quê hương Việt Nam với những người dân quê lam lũ, nhưng chính họ lại là người nuôi dưỡng và phát triển những câu tục ngữ. Với cái hữu hình "trăm năm bia đá thì mòn" và cái vô hình "ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", tục ngữ được truyền từ đời này qua đời khác trong môi trường giao tiếp mộc mạc và giản dị của làng quê Việt Nam. Ở đấy ta luôn tìm thấy lối ví von, vận dụng tục ngữ để "đốp, chát" để "đối đáp". Những câu tục ngữ ấy được sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo tài tình. Có thể xem đây là một bản chất đặc trưng cơ bản của con người Việt Nam thích nói tục ngữ trong giao tiếp. Nếu như việc tìm hiểu ảnh hưởng của tục ngữ truyền thống trong thơ ca trung đại, hiện đại đã từng thu hút nhiều nhà nghiên cứu, thì trong lĩnh vực văn xuôi lại chưa có nhiều công trình. Chúng ta có một nền văn xuôi hiện đại với nhiều tác phẩm có giá trị nhưng công việc tìm tòi, nghiên cứu về vai trò của sáng tác dân gian trong các tác phẩm đó chưa có mấy thành tựu. Đây là một hướng mới gợi mở cho chúng tôi rất nhiều suy nghĩ khi tìm hiểu ảnh hưởng của tục ngữ trong xã hội hiện đại thông qua các tác phẩm văn chương. Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam có một bộ phận lớn các tác phẩm viết về đề tài nông thôn. Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của người dân lao động, nó gắn với tầng lớp nông dân. Ở đâu có nông dân ở đó có tri thức tục ngữ. Tinh hoa tri thức trong những câu tục ngữ càng trở nên rõ nét hơn khi được các nhà văn hiện đại đưa vào trong tác phẩm, chính từ đó mà tác phẩm đã có được những dấu ấn riêng. Trong số các nhà văn hiện đại viết về nông thôn Việt Nam thì Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Đào Vũ, Lê Lựu, là những nhà văn tiêu biểu. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến cách sử dụng tục ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được nhà văn Nguyễn Khắc Trường sáng tác năm 1990, đây là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài nông thôn thời kỳ đổi mới. Sau này, nhà văn Khuất Quang Thụy đã dàn dựng thành kịch bản phim Đất và Người. Không gian của truyện là địa bàn nông thôn ven sông Công Thái Nguyên, thời điểm năm 1988 xã hội Việt Nam đang bắt đầu bước vào một thời kỳ mới. Nội dung chính của truyện là sự đấu đá cá nhân giữa hai dòng họ, họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ) và anh em Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em của Hàm, bí thư Đảng ủy của xã). Câu chuyện xoay quanh giữa ân oán của hai họ, và những tranh cạnh nơi làng quê bị nâng lên thành quan điểm. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố Phúc (mới mất) để yểm bùa nhằm ám hại dòng họ Phúc nhưng bị phát hiện, sau đó bị bắt giam. Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy, vu oan cho hai người có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải để cứu ông Hàm. Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo Phúc có ý định cưỡng hiếp mình. Mâu thuẫn càng gay gắt khi bà Son bị cưỡng bức cao độ, xấu hổ và không còn lối thoát đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc là người đầu tiên vớt xác bà. Tiểu thuyết đã mô tả những chuyện rắc rối "quanh lũy tre làng", những thuận lý và nghịch lý, giằng xé đan chéo phức tạp của định kiến làng xã. Lấy đề tài là con người cuộc sống trên mảnh đất nông nghiệp nông thôn, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã làm hồi sinh những câu tục ngữ truyền thống và ngược lại những câu tục ngữ mà nhà văn đặt trong lời nói của các nhân vật cũng khiến cho nhân vật "Sống" hơn bao giờ hết. Tác giả đã đặt vào lời nhân vật rất nhiều câu tục ngữ trọn vẹn về nghĩa như: Theo voi ăn bã mía; Thả con săn sắt, bắt con cá rô; Trâu tơ ngứa sừng; Tháng năm chưa nằm đã sáng; Chim nhớ tổ, cá nhớ đàn; Trăm dâu đổ đầu tằm; Đánh nhau như trâu đực nhốt chuồng; Ôm rơm rặm bụng... Điều đó càng khẳng định tục ngữ vẫn tiếp tục tồn tại sống động trong đời sống đương đại. Nguyễn Khắc Trường đã tinh tế trong sử dụng ngôn từ với phương châm "Quý hồ tinh bất quý hồ đa” chỉ với một câu tục ngữ ông có thể miêu tả được tính cách nhân vật. Trong câu văn "Thằng Tùng con bà Sang được chúng nó thí cho chân xã đội, thế là nhảy cỡn lên theo voi ăn bã mía. Tác giả mượn câu tục ngữ để cho nhân vật chửi thằng cháu khờ dại của mình "chúng nó lừa mà cứ ngỡ mình là đức cao vọng trọng lắm kia”. Sự khôn ngoan của nhân vật được lộ rõ khi, nhà văn Nguyễn Khắc Trường dùng câu tục ngữ Thả con săn sắt, bắt con cá rô để miêu tả việc làm của ông Hàm đối với tay Thủ khi cho hắn ít thóc, cái lợi thu về là dùng vào việc làm nhục dòng họ Vũ sau này: "Về mặt tính toán sít sao ở nhà này thì bà phải chịu ông. Nên cái việc cho Thủ vay nồi thóc không lấy lãi, bà biết chắc là ông không hớ. Thả con săn sắt, bắt con cá rô, ông không được lãi thóc thì phải lãi cái khác...”. Trong quá trình miêu tả bữa cỗ cưới của bà Son và ông Hàm ngày trước, nhà văn đã viết:"... Ngày cưới, cỗ bàn ràn rạt từ trong nhà ra tít ngoài sân. Người ăn hết lớp này đến lớp Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 khác rào rào từ sáng đến chiều tà như tằm ăn rỗi...”. Khi thì trực tiếp nhà văn dùng tục ngữ, cũng có khi ông đặt vào lời của nhân vật: "Bà Son đưa cái nhìn nhoè ướt sang ông Lang, người hiền lành chân chính hơn cả trong số anh chị em ở nhà chồng. Bà kể lể: - Đấy chú xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu tằm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai, chưa ăn bớt của ai một xu một xèng, thế mà giờ ra đường bị người ta chửi là điêu toa, về nhà thì hết chồng đến anh em giày vò xui khiến...”. Rõ ràng câu tục ngữ trên đây là lời than thân, trách phận của người phụ nữ đáng thương. Đặc trưng của ngôn ngữ luôn mang hai nghĩa: Một nghĩa khởi đầu cụ thể "mắt thấy, tai nghe”, nhưng nghĩa thứ hai khi nhà văn sử dụng trong văn cảnh thực tế của các sáng tác thì lại mang một ý nghĩa hoàn toàn theo chủ ý và ý đồ của nhà văn, nghĩa là mượn câu tục ngữ để nói lên những ý niệm trừu tượng, câu tục ngữ ấy luôn gắn chặt với nhân vật, tình tiết và cốt truyện của tác phẩm. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã lựa chọn một văn cảnh cụ thể để đưa ra những câu tục ngữ như thế: "... Bà có nghe người ta bảo giữa hai cậu cháu – ông Phúc và thằng Tùng nhà bà có chuyện mâu thuẫn mâu thọt gì đấy. Một lần bà vừa hỏi thì Tùng gạt đi, U hỏi làm gì những chuyện ấy mặc con!”. Thôi thì đành con dại cái mang. Một bên em ruột, cùng một gốc, một cành, một bên con đẻ, hạt máu của mình, bà còn biết trọng ai, khinh ai!”.Đọc câu tục ngữ đó lên, ta thấy được tâm hồn và tấm lòng người mẹ luôn yêu chiều con hết mực. Thánh thiện và nhân từ biết bao khi nghe vang lên câu con dại cái mang từ trong tâm khảm của bà Sang mẹ Tùng. Bà chẳng dám trách ai kể cả con mình, chỉ biết lấy tấm thân tàn tạ vì tuổi tác mà che đỡ cho lỗi lầm, sai trái của người con. Nhận toàn bộ trách nhiệm về mình... Có lẽ đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma người ta sẽ ấn tượng bà Sang từ cách nói ấy. Tất cả những câu tục ngữ khi được đặt vào tác phẩm thì mỗi câu đều mang hàm ẩn và ý nghĩa khác nhau, nhưng cùng làm cho chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm gắn bó với nhau hơn. Đồng thời qua những câu tục ngữ được sử dụng, tác giả đã nói lên tính cách đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm và mỗi câu tục ngữ giống như một điểm nhấn cho hình tượng nhân vật làm cho nhân vật dần hiện lên rõ hơn qua từng trang sách. Mỗi câu tục ngữ được dùng ở khía cạnh này, hay khía cạnh khác đều mang một nghĩa nhất định. Có thể đó là sự miêu tả mang tính hình tượng, hay cũng có thể để cụ thể hoá diễn đạt cho được ý tưởng của tác giả. Với những câu tục ngữ, độc giả như hiểu rõ hơn bức tranh làng quê Việt Nam, con người Việt với những phong tục tập quán qua lời ăn tiếng nói của chính họ. Đó là những phong tục có từ xa xưa được truyền đời qua nhiều thế hệ: “Tất cả đều phải sinh có nhà, tử có mồ”, không thể bất di, bất dịch được, và cũng không bao giờ được khác. Tác giả Nguyễn Khắc Trường với việc sử dụng tục ngữ như đã chứng minh cho một chân lý: Con người Việt Nam sống tình nghĩa yêu thương, lúc khó khăn thiếu thốn họ đều giúp nhau và ngay cả khi họ vĩnh viễn rời xa cuộc sống, nằm xuống buông xuôi mọi lo toan bề bộn hằng ngày họ cũng nhận được ở nhau những tình cảm chân thành: "Ông thợ đấu cao tuổi nói lầm bầm như khấn: - Tạ vong linh bác Quềnh, sinh có nhà, tử có mồ. Hôm nay chúng tôi sửa sang lại chỗ ở cho bác đây. Bác sống hiền thác lành, phù hộ độ trì cho anh em liền khúc ruột, cho hàng xóm láng giềng chúng tôi...”. Nhân nghĩa biết bao, cao cả biết bao, những người nông dân ấy vẫn đối xử với nhau thật đáng trân trọng. Tuy nhiên ở mỗi nơi, mỗi khác bởi đất có thổ công, sông có hà bá mỗi chỗ sẽ có những luật lệ, phép tắc riêng mà đến cả phép vua cũng phải thua.”... Chỉ bên ngoài dân chúng mới có lời bắn tin: Đất có thổ công, sông có hà bá, thành hoàng vùng này chưa đến nỗi mạt vận phải chuyển bài vị sang dân ngụ cư xóm trại!...”. Những phép tắc ấy, luật lệ ấy gắn liền với lòng tự hào và đức tin của người nông dân bao đời sống Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 chết theo nó. Họ như những con chiên ngoan đạo luôn tin và đấu tranh cho sự bền vững của phong tục, tập quán ấy. Trong văn cảnh, tác phẩm đã nói lên niềm tự hào, sự bất tử của phong tục tập quán nông thôn, chẳng bao giờ người dân ngụ cư có được thứ truyền thống sâu đậm như thế. Đồng thời cũng là lời cảnh báo rằng: Mỗi nơi, mỗi không gian sống đều có những người chủ, những người thi hành công lý chung cho cộng đồng của mình, đừng bao giờ được phép xâm phạm vào. Hãy tự mình suy nghĩ và hành động sao cho phù hợp, bởi đất lề, quê thói, người nông dân Việt Nam coi đó là di sản, là truyền thống mà lớp người sau phải kế thừa và gìn giữ nó như một cam kết bất thành văn. Nhờ những câu tục ngữ mà nhà văn đã khắc họa thật rõ nét các chân dung nhân vật. Nếu như câu tục ngữ nước lã mà vã lên hồ thường được dùng để nói đến những người chăm chỉ, chí thú làm ăn, khôn khéo, tài ba đi lên từ hai bàn tay trắng thì Nguyễn Khắc Trường đã đưa câu tục ngữ đó vào tác phẩm của mình như một sự chứng minh cho chân lý ấy: "... Ông Quản Ngư, người vẫn được cả làng khen là chí lớn gan to, nước lã mà vã nên hồ. Bởi trong lúc khối anh có của nhưng chỉ ru rú bám váy vợ ở xó nhà, thì ông Quản Ngư với hai bàn tay trắng đã từng chu du đến nửa vòng trái đất... Khi về ông đã diện oách một bộ đồ dạ màu đất sét từ chân tới đầu... Rồi lại thêm bộ răng vàng đến sáng choé cả mồm". Nhưng tất cả mọi thứ đâu phải tự nhiên mà có được, tất cả không phải là cổ tích, ước gì được nấy mà phải do con người, do chính bàn tay con người "muốn có" làm nên. ”Muốn ăn phải lăn vào bếp, thể hiện một triết lý không bao giờ thay đổi được "tay làm hàm nhai"... "Hễ bên ấy động đũa động bát là biết ngay. Muốn ăn thì lăn vào bếp. Mà có lăn vào thì cũng là ăn của dân của xã chứ chẳng phải của mấy ông...". Đó là hoàn cảnh của Quềnh trong xóm Giếng Chùa, thiếu thốn, khó khăn của cuộc sống khiến hắn đã trở thành con người trọng miếng ăn hơn tình nghĩa. Ý thức về sự sống trong hắn mạnh mẽ biết bao. Và cùng một tầng lớp, một hoàn cảnh như Quềnh, Thó cũng vậy... bất chấp tất cả mọi giá trị đạo đức, hắn đã cố gắng để đuổi đi cái đói khỏi đeo bám mình. Qua câu tục ngữ, người đọc có thể cảm thông cho hai con người ấy. Họ cũng có bản chất tốt đẹp nhưng do dòng đời xô đẩy, con tạo xoay vần đã đẩy họ đến bước đường cùng và thế là "túng cũng phải tính" như ý nghĩ của họ. Hoàn cảnh của nhân vật được hé mở nhờ những câu tục ngữ : "Chị Bé người nông dân khốn khổ cũng lâm vào hoàn cảnh như bao người nông dân khác. Chị đã phải đi lang thang, để lẩn tránh, chạy trốn khỏi cái đói "tháng ba, ngày tám"; "... Ai gồng gánh gì thế này? - Thủ lùi lại hỏi như gắt, thì một giọng phụ nữ lại rất xởi lởi: - Ối giời chú Thủ đấy à? Con mẹ Đủ đây! Cha mẹ đặt tên thế, nhưng quanh năm vắt mũi đút miệng. Vay nồi thóc cứu đói của bà Son tháng trước, giờ phải giả ngay đây...". Nhà văn vận dụng tục ngữ để nói về những vấn đề nhân sinh, nói về mối quan hệ giữa người và người trong một gia đình, trong một cộng đồng làng xã một cách sâu sắc và mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Những câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm rất khéo léo, phù hợp với những tính cách đại diện cho từng nhân vật cụ thể, tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội. Nhờ tục ngữ, nhà văn đã nêu lên quan điểm nhân vật. Theo truyền thống Việt Nam mối quan hệ huyết thống là một trong những giá trị nhân văn tiêu biểu nhất. Những giá trị ấy luôn làm giàu có thêm những truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân. Ở nơi đó, con cái luôn vị nể cha mẹ, tôn trọng bậc tiền bối, không bao giờ có những hành vi vô đạo đức đối với cha mẹ. Với cha mẹ có những đứa con như thế là một niềm hạnh phúc lớn lao đáng tự hào: "... Phía sau ông bố nén cười, đã bảo mà! Cứ tưởng cậu cả khù khờ, thế mà khá! "Con hơn cha là nhà có phúc...". Nguyễn Khắc Trường đã dùng nguyên nghĩa của câu tục ngữ mà miêu tả Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 niềm hạnh phúc, lòng tự hào của bố Quềnh. Không tự hào làm sao cho được khi con mình dám làm những cái mà ông bố không thể làm. Đấy là một sự bù đắp, cũng là một hệ quả bởi giỏ nhà ai quai nhà nấy. Đó là một lẽ hiển nhiên bởi con nào chẳng mang ít nhiều dáng dấp và phong cách sống của cha mẹ. Cũng vì thế mà trong quan hệ xã hội người Việt Nam bao giờ cũng đặt vấn đề máu mủ, ruột thịt lên hàng đầu. Việc nào tốt, miếng nào ngon bao giờ cũng giành cho "người gia đình" trước hết, sau đó mới hậu xét đến người ngoài, dẫu sao cũng một giọt máu đào, hơn ao nước lã: "... Tùng lại được vào Đảng uỷ. Dù hai cậu cháu còn trục trặc, nhưng chẳng bao giờ anh em họ lại bỏ nhau. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Bên Trịnh Bá định lấy âm trị dương cho êm ả sạch sẽ, nhưng không ngờ gậy ông lại đập lưng ông rồi...". Bằng một hình ảnh so sánh độc đáo - "một giọt máu đào" (số ít) nhưng vẫn hơn cả "ao nước lã" (số nhiều). Coi gia đình là tất cả, đồng thời đòi hỏi mỗi cá nhân trong đại gia đình ấy phải làm hết sức mình cống hiến cho hạnh phúc chung. Trong gia đình, người phụ nữ cũng là người đầu tiên được nói tới. Và hình ảnh người phụ nữ tần tảo, long đong vất vả vì gia đình, vì con đã được tục ngữ cụ thể hoá bằng hình tượng cá chuối đắm đuối vì con ; "... Ông Phúc hỏi rụt rè: - Bà còn định nói với tôi chuyện gì nữa? Bà Son như sực tỉnh. Bà ngồi thẳng lên, lấy ống tay che mặt, nói rì rầm: - Thôi thì dù sao tôi cũng chẳng phải lo cái phận tôi, lo cho mấy đứa con tôi. Cá chuối đắm đuối vì con. Tôi cắn rơm, cắn cỏ xin ông một lần này cũng là vì mấy đứa con tôi! Chúng nó chẳng làm gì nên tội. Ông hãy bỏ qua cái vụ này. Ông rút đơn kiện về! Rồi tôi sẽ nói để anh em họ Trịnh có lời xin ông. Thế là ông được ra ơn cho cả một chi họ, còn mẹ con tôi cũng được ông làm phúc...". Người phụ nữ ấy là bà Son - người phụ nữ mà tại số kiếp hay tại nhà văn cố tình chứng minh cho chân lý xưa nay hồng nhan – đa truân. Người đàn bà ấy tài sắc, đảm đang mà chẳng được hưởng lấy một giây phút thanh thản trong khi những người phụ nữ khác họ luôn được coi trọng , vị nể : nhất vợ nhì giời và ngay cả sau này khi về già họ vẫn có vai trò riêng biệt độc lập mà không thể phủ nhận con nuôi cha không bằng bà nuôi ông, còn bà Son thì không: chẳng danh, chẳng phận. Với việc sử dụng tục ngữ trong lời nói của các nhân vật, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã làm tăng lên những hiệu quả của việc miêu tả tích cách, chân dung nhân vật, khiến cho nhân vật sinh động, thật hơn bao giờ hết. Đồng thời tác giả cũng đã thể hiện được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và cách ứng xử xã hội của nhân dân lao động quanh những câu tục ngữ. Sử dụng tục ngữ trong lời nói của nhân vật, nhà văn đã nâng ý nghĩa của những vấn đề được đề cập mang một tầm khái quát cao hơn. Trong "Khối tự sự lớn”, tác giả đã sử dụng những câu tục ngữ để hướng đến một giá trị văn hóa, ở đó con người ứng xử với nhau theo cách của những nông dân, làng xã, vừa có cái cao cả, vừa có cái thấp hèn rất cần phải thay đổi. Với một khuôn khổ rộng, một dung lượng ngôn ngữ lớn, chi tiết và nhân vật đa dạng tính cách, cùng sự bao la vô tận của không gian và thời gian, Nguyễn Khắc Trường đã khai thác được bản chất nhân vật một cách tỉ mỉ và sâu sắc thông qua ngôn ngữ nhân vật trong những xung đột mang tính xã hội. Có thể nói nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã làm sống dậy hình ảnh thôn quê Việt nam qua những câu tục ngữ. Những phát ngôn của người bình dân, giờ lại trở về vẹn nguyên với những người sinh ra nó, nhưng trong một hình thức mới mẻ hơn - Đó là lời của nhân vật trong tiểu thuyết. Điều đó cũng đủ để thấy tục ngữ truyền thống đã được lưu truyền trong xã hội hiện đại một cách khá phổ biến và bằng một hình thức độc đáo thông qua ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết. Sử dụng tục ngữ trong tác phẩm văn học vốn đã có truyền thống trong văn học Trung đại từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... Văn xuôi hiện đại vẫn tiếp tục truyền thống Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 tốt đẹp đó. Có thể nói đây là thế mạnh của các nhà văn trong việc tiếp thu và sử dụng sáng tác dân gian. Bởi tục ngữ là "những phán đoán, những kết luận của nhân dân rút từ nhân tình thế thái có tính triết lý và giáo huấn. Nó khái quát cuộc sống dưới dạng ngắn gọn và sinh động. Đó là kiểu tư duy phổ biến và truyền thống, giàu tính văn nghệ tự nhiên của nhân dân. Vì vậy nó hay được lồng vào truyện kể như là một lối bình luận, đánh giá giải thích các sự kiện, các tính cách. Có khi nó trở thành ngôn ngữ đối thoại rất là tự nhiên của nhân vật” (2) Khảo sát lời văn trong tác phẩm của tác giả Nguyễn Khắc Trường, chúng ta thấy được phần nào mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa văn học - văn học dân gian, trong đó có tục ngữ - một thể loại văn học dân gian truyền thống đã trở thành ngọn nguồn làm phong phú thêm nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Nguyễn Khắc Trường sử dụng tục ngữ dân gian là tiếp thu luôn cả triết lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, cách nói phương pháp tư duy của dân gian. Nói chung văn xuôi Việt nam hiện đại đã tiếp thu nghệ thuật sáng tác dân gian một cách tinh tế, điêu luyện. Nói một cách ngược lại, văn học dân gian mà cụ thể là tục ngữ đã hiện diện trong cuộc sống hiện đại hôm nay một cách nhuần nhị, với những cải biến phong phú da dạng. Việc sử dụng một thể loại văn học dân gian truyền thống trong tác phẩm văn học hiện đại đã làm tăng tính hình tượng của văn học làm nổi bật phong cách văn xuôi của các nhà văn. Những câu tục ngữ ngắn gọn và hàm súc nằm đan xen vào mạch văn chi phối cách viết của tác giả làm cho toàn bộ tác phẩm thành một bản hoà âm sinh động mang đậm sắc màu truyền thống, gần gũi với cội nguồn, người đọc dễ dàng tiếp nhận. Sức sống của tục ngữ truyền thống xuất phát từ chỗ truyền miệng đã có một đời sống mới sinh động trên những trang văn. "Tục ngữ là lời nói có cánh, tách ra khỏi lời nói thông thường, bay lên và bay đi thành lời nói nghệ thuật, thành tác phẩm văn chương, lưu hành và lưu truyền một cách tương đối độc lập trong cuộc đời, trong xã hội " (3). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Khắc Trường (1999), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh [2]. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, Nxb KHXH, năm 1976 in lần thứ 2 [3]. Trần Thanh Đạm (1989), "Tục ngữ dân gian và vấn đề nguồn gốc văn chương", Tạp chí Văn hóa Dân gian Hà Nội, Tr.3-10. SUMMARY VITALITY OF PROVERBS IN "MANH DAT LAM NGUOI NHIEU MA" BY NGUYEN KHAC TRUONG Ngo Thi Thanh Quy  College of Education - TNU The use of proverbs helps Nguyen Khac Truong revitalize Vietnam's rural images. Ancient expressions are given in the modern life in a new form through characters’ sayings in the novels. Nguyen Khac Truong uses proverbs by absorbing folk philosophy, way of feeling, thinking and expressing. In general, modern Vietnamese literature has inherited folk art creation in a subtle virtuosity. Conversely, folklore proverbs in particular have been cleverly presented in modern life today. The use of a genre of folklore traditions in modern literature has increased the image of literature to enrich the prose style of the writer. Vitality of traditional proverbs have been kept and populated in a rich form. Besides independently handed over the chain of words, handed down in the press, the proverbs are lively present at the literature. Key words: proverbs, novel “Manh dat lam nguoi nhieu ma”, iconology, Nguyen Khac Truong  Tel: 0989 793169

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32974_36804_2782012104917sucsongcuatucngu_3184_2052595.pdf