Tự sự một người kể mang hai điểm nhìn qua truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn

This article mentions an aspect of the art which contributes to the success of the story “Khong At Ky”. Unlike other narrative works with the first person narrator in Chiness traditional literature in general and in Lu Xun’s short stories in particular, Khong At Ky has an outstanding narration style: one narrator with two views. The narrator in the story does not only appear as an outsider, but also has a direct relationship with main characters and participates in that story’s events. The narrator’s view is not fixed but flexible. Two views of the same narrator have a connection with each other, creating various meanings for the story.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự sự một người kể mang hai điểm nhìn qua truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TỰ SỰ MỘT NGƯỜI KỂ MANG HAI ĐIỂM NHÌN QUA TRUYỆN NGẮN KHỔNG ẤT KỶ CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết đề cập tới một phương diện nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Khổng Ất Kỷ. Khác với các tác phẩm tự sự theo ngôi thứ nhất trong văn học truyền thống Trung Quốc nói chung và trong truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng, KhổngẤt Kỷ có lối tự sự độc đáo: một người kể mang hai điểm nhìn. Người kể chuyện trong tác phẩm không xuất hiện với tư cách một người đứng ngoài chứng kiến và kể chuyện mà có mối giao lưu trực tiếp với nhân vật chính và tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Góc độ quan sát của người kể không cố định mà có sự tự do biến hóa. Hai điểm nhìn của cùng một người kể đan lồng, liên kết, soi chiếu lẫn nhau tạo cho tác phẩm tính chất đa thanh, phức điệu. Từ khóa: Lỗ Tấn, Khổng Ất Kỷ, tự sự, điểm nhìn, người kể chuyện 1Truyện ngắn Khổng Ất Kỷ giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn (1881 - 1936) - nhà văn có vai trò khai sáng nền văn học hiện đại Trung Quốc. Đây là tác phẩm đứng ở vị trí thứ hai trong tập truyện Gào thét - tác phẩm mà sinh thời nhà văn yêu thích nhất. Đề cập tới Khổng Ất Kỷ, các nhà nghiên cứu lâu nay chủ yếu đi sâu phân tích làm nổi bật giá trị nội dung: vấn đề số phận của người trí thức hủ nho nghèo trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một trong những phương diện nghệ thuật góp phần làm nên thành công của thiên truyện là nghệ thuật tự sự. Do mục đích và giới hạn phạm vi nghiên cứu, trong các công trình đề cập tới truyện ngắn Lỗ Tấn nói chung, chưa có công trình nào đi sâu vào phương diện nghệ thuật này. Có thể thấy, các hình thức tự sự trong truyện ngắn Lỗ Tấn hết sức đa dạng. Mỗi hình thức thể hiện rõ tinh thần kế thừa nghệ thuật tự sự truyền thống Trung Quốc cũng như tinh thần học hỏi một cách sáng tạo nghệ thuật tự sự phương Tây hiện đại. Tìm hiểu truyện Lỗ Tấn, nhà nghiên cứu Lâm Chí Hạo viết: “Truyện ngắn Trung Quốc ra đời khá sớm, nhưng về mặt bút pháp rất ít biến hoá, chủ 1 Tel: 0912899619 yếu dựa vào tình tiết, thường sắp xếp theo thứ tự từ đầu đến cuối, thực chất cũng giống như một truyện dài rút gọn lại. Trong quá trình sáng tác, Lỗ Tấn không sử dụng cách viết này, ông tìm kiếm con đường sáng tác mới” [1.134]. Hình thức tự sự theo ngôi thứ nhất đến Lỗ Tấn không hoàn toàn còn là mới lạ. Nhưng với nhà văn, hình thức tự sự này đã được vận dụng một cách thường xuyên (tỉ lệ chiếm 12/25 truyện, tức khoảng 50% trên tổng số tác phẩm được kể ở ngôi thứ nhất), thành thục và đầy sáng tạo. Chúng có sự khác biệt lớn so với các tác phẩm tự sự theo ngôi thứ nhất truyền thống. Người kể chuyện ở đây không phải chỉ xuất hiện với tư cách của một người đứng ngoài câu chuyện, mục kích và ghi lại sự kiện theo kiểu nghe nhìn - ghi chép lại, mà còn thường xuyên có sự tham dự trực tiếp vào tình tiết tác phẩm với mức độ nông sâu khác nhau. Anh ta có thể đảm nhiệm nhiều chức năng: hoặc là người dẫn truyện, chứng kiến câu chuyện (“tôi” - trong phần đề từ Nhật ký người điên, “tôi” - trong phần đầu Chuyện cái đầu tóc); hoặc là người tham gia thứ yếu vào hành động của truyện (“tôi” - Thỏ và Mèo, “tôi” - Kịch vui về đàn vịt); hoặc là người tham gia ở mức độ sâu vào các tình tiết của câu chuyện (“tôi” - Mẩu chuyện nhỏ, Tường Lâm - Lễ cầu phúc, “người điên” - Nhật ký người điên, ông N - Chuyện Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cái đầu tóc, Lã Vi Phủ - Trong quán rượu); hoặc kể lại câu chuyện về người khác (“tôi” - Con người cô độc, “tôi” - Trong quán rượu, “tôi” - Lễ cầu phúc), hoặc kể lại câu chuyện liên quan trực tiếp tới chính bản thân mình (Mẩu chuyện nhỏ, Tiếc thương những ngày đã mất) hay gắn với những kỉ niệm của cuộc đời mình (Cố hương, Hát tuồng ngày rước thần) Nhưng cho dù hiện ra với dáng vẻ, vai trò nào chăng nữa thì người kể chuyện trong truyện ngắn Lỗ Tấn bao giờ cũng là con người hiện hữu, cụ thể, xác định: một đứa trẻ làm công nơi quán rượu (“tôi” - Khổng Ất Kỷ), một người con xa quê bao năm trở lại (“tôi” - Cố hương), một trí thức goá vợ (Quyên Sinh - Tiếc thương những ngày đã mất), một phụ nữ quê mùa goá bụa (Tường Lâm - Lễ cầu phúc) Họ có quan điểm, tư tưởng và thái độ đạo đức riêng. Họ là một nhân vật trong tác phẩm và có quan hệ ở mức độ khác nhau với những nhân vật khác. Họ tuy không được vẽ lên quá lớn, làm che mờ, lấn át các nhân vật khác nhưng cũng không phải chỉ là những cái bóng mờ nhạt. Dùng hình thức người kể chuyện xưng “tôi” tìm kiếm hồi ức từ quá khứ, tác phẩm Khổng Ất Kỷ kể về người nho sĩ cuối mùa họ Khổng - kẻ suốt đời vương vít nợ công danh, để rồi bị chính chế độ khoa cử phong kiến đầu độc, vùi dập một cách thảm hại. Khác với một số tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất của nhà văn như: Thỏ và Mèo, Kịch vui về đàn vịt, người kể chuyện trong Khổng Ất Kỷ có mối giao lưu trực tiếp với nhân vật chính và tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Góc độ quan sát của người kể không cố định mà có sự tự do biến hoá. Tác phẩm từ đầu đến cuối đều được dẫn dắt bởi lời của người kể xưng “tôi” đã thành niên, và trong quá trình kể, có sự kết hợp với điểm nhìn của “tôi” thời niên thiếu. Người kể, khi thì thể hiện sắc thái cảm nhận của anh ta trong thời điểm hiện tại, khi lại xuất phát từ góc nhìn của “tôi” thuở mười hai tuổi. Hai điểm nhìn khác nhau của cùng một người kể đan lồng vào nhau, liên kết với nhau, soi chiếu nhau, cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về số phận bi thảm của người trí thức hủ nho Khổng Ất Kỷ, đồng thời cũng cho thấy cả hành trình nhận thức của chính bản thân nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”. Lối tự sự một người kể mang hai điểm nhìn đã đưa đến cho tác phẩm này hiệu quả bất ngờ: điều độc giả thâu nhận được nhiều hơn tất cả mọi thông tin mà người kể truyền đạt. Xét về hình thức tự sự, Khổng Ất Kỷ có điểm gần gũi với truyện ngắn Hát tuồng ngày rước thần của Lỗ Tấn. Hát tuồng ngày rước thần cũng được kể theo phương thức thời gian tâm lý gắn với quá trình hồi tưởng quá khứ của nhân vật “tôi”. Người kể chuyện xưng “tôi” vẫn bắt đầu câu chuyện từ điểm nhìn hiện tại, nhưng anh ta lại sống với quá khứ nhiều hơn. Câu chuyện là ấn tượng, cảm nghĩ của “tôi” về ba lần đi xem hát tuồng, hai lần vào khoảng mười năm trở lại đây, và một lần vào khoảng hai mươi năm trước, hồi “tôi mới mười một mười hai tuổi”. Quá khứ hiện về trong hồi ức của “tôi” không được kể theo trật tự thời gian xuôi chảy một chiều, mà đi từ quá khứ gần lùi về quá khứ xa. Được cấu trúc cũng chỉ bởi một người kể chuyện xưng “tôi”, Hát tuồng ngày rước thần tồn tại hai điểm nhìn khác biệt (hai “tiêu điểm hoá”). Câu chuyện được dẫn dắt bởi người kể ở tuổi thành niên, song phần lớn quá khứ xa xôi lại được sống dậy gắn với điểm nhìn của “tôi” thời thơ bé Nhưng, khác với Hát tuồng ngày rước thần, người kể chuyện trong Khổng Ất Kỷ không phải là một trí thức. Nếu như ở Hát tuồng ngày rước thần, giữa “tôi” thành niên và “tôi” trẻ thơ có một khoảng cách khá xa về tâm lý (song về qui phạm tư tưởng lại tương đối thống nhất với nhau); thì ở Khổng Ất Kỷ, về qui phạm tư tưởng, hai cái “tôi” này cũng có khoảng cách, sự vênh lệch tương đối lớn. Khoảng cách ấy phản ánh quá trình tự nhận thức về mình của “tôi” - nhân vật người kể chuyện. Có điều như đã nói, cái “tôi’ ở đây không phải là cái “tôi” trí thức nên quá trình tự nhận thức của anh ta chưa đạt đến sự tự ý thức của người trí thức như trong các tác phẩm viết về đề tài trí thức nói chung của Lỗ Tấn. Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phần đầu tác phẩm Khổng Ất Kỷ là sự giới thiệu bối cảnh xuất hiện của nhân vật. Trong ký ức “tôi” thành niên, khung cảnh quán rượu Hàm Hanh, hình ảnh các vị khách và cả “tôi” của hai mươi năm về trước như vẫn còn dấu in đậm nét. Ngày ấy, “tôi” vì “dáng người đần độn quá, e không hầu nổi các vị khách áo dài” ở phòng trong, nên được chủ quán cho “ra đứng ngoài làm việc vặt”, phục vụ các khách áo cộc - các bác thợ nghèo “đi làm về đến bỏ ra năm đồng chinh mua một bát rượu rồi đứng tựa vào quày, vừa uống vừa nghỉ cho đỡ mệt” [2.33]. Song, có lẽ cũng bởi “tôi” là cậu bé ngây thơ, chân thật, chưa biết tới những thủ đoạn dối gian (như pha nước vào rượu) dưới tầm “kiểm soát chặt chẽ” của các khách hàng “đáo để”, nên cuối cùng bị “điều” giữ một công việc “hết sức tẻ nhạt”: chuyên trông coi việc hâm rượu. Với công việc này, “tôi” luôn “thấy buồn và chán”, tuy nhiên “tôi” lại có nhiều cơ hội quan sát kĩ lưỡng các khách rượu ra vào trong quán. Trong số những “khách hàng chẳng ai dễ thương” mà “tôi” thường xuyên tiếp xúc, đọng lại rõ nhất trong tâm trí “tôi” là hình ảnh bác Khổng Ất Kỷ. Nguyên do khiến “tôi” “mãi đến nay vẫn còn nhớ bác ta” trước hết là bởi ấn tượng từ ngày ấy: “Chỉ khi nào có bác Khổng Ất Kỷ đến thì mới có thể cười được ít tiếng”. Để độc giả tiếp cận gần hơn với nhân vật chính, cũng là để tạo tính chân thực cho câu chuyện, ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, người kể chuyện xưng “tôi” thành niên đã trao điểm nhìn cho “tôi” niên thiếu. Người đọc từ đây tiếp xúc với nhân vật chủ yếu qua cái nhìn của cái “tôi” này. Trong con mắt người kể chuyện nhỏ tuổi, Khổng Ất Kỷ xem ra là một người gàn dở, rất đáng khinh và đáng cười. Bị dẫn theo cái nhìn ấy, người đọc ban đầu cũng có chung ấn tượng như người kể chuyện. Nhưng xem xong tác phẩm, độc giả nhận thấy, người kể chuyện nhỏ tuổi này không phải là “người kể đáng tin cậy”. Độc giả không thể một chiều đi theo quy phạm đạo đức của nó để nhìn nhận về nhân vật. Ngữ điệu lời kể và thái độ của người kể trong quá trình giao lưu với nhân vật đã khiến cho độc giả có lý do để hoài nghi. Khổng Ất Kỷ không chỉ đáng cười mà còn rất đáng thương và đáng giận. Ai dù chỉ một lần đến với nhân vật, hẳn không thể không bị ám ảnh bởi cái hình ảnh nhếch nhác, tàn tạ, tiều tuỵ đến thảm hại: “ một bộ râu hoa râm lồm xồm, rối như mớ bòng bong. Áo tuy là áo dài, nhưng vừa bẩn lại vừa rách, hình như hơn mươi năm nay chưa hề vá mà cũng chưa hề giặt” [2.35]. Tâm hồn người đọc càng không thể yên được trước hình ảnh con người khốn cùng ấy: “ngồi trệt dưới quày”, “trông không ra hồn người”, “chống tay lết đi giữa tiếng nói tiếng cười của những người xung quanh”, và rồi sau đó chết đi tự lúc nào cũng không ai thèm để ý. Thi mãi “mà đến một chút tú tài cũng không gỡ được”, ê chề ôm nỗi nhục thất bại, Khổng Ất Kỷ vẫn một mực bảo thủ, không chịu thừa nhận thất bại. Hễ mở miệng, ông ta tuôn ra toàn những “chi hồ giả dã”, “quân tử cố cùng” - những ngôn từ sách vở tỏ ra có học hơn người, trong khi người nghe chẳng ai hiểu gì. Tài hèn, “lại không biết làm gì mà ăn”, phải bán rẻ cả nhân phẩm của mình (trở thành kẻ trộm cắp) để mưu sinh, vậy mà ông ta vẫn không chịu cởi bỏ chiếc áo dài rách tượng trưng cho thân phận kẻ hủ nho bất tài. Dẫu đến chết, nho sĩ họ Khổng vẫn khư khư giữ lấy quan niệm cổ hủ “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Trăm nghề đều hèn hạ, chỉ có sách đèn là cao quý). Cái quan niệm gàn dở ăn sâu trong tiềm thức Khổng Ất Kỷ đã biến con người này trở thành kẻ lười nhác, mất hết tinh thần chống chọi với khó khăn, tự vươn lên trong cuộc sống. Kẻ trí thức “rởm đời” ấy đã bị “đánh cắp” danh giá tự bao giờ, vẫn cứ luôn miệng nói tới “danh giá”, không còn chút liêm sỉ nào, vẫn cứ luôn tỏ ra sĩ diện. Giở thói “xoáy của nhà người ta” nên bị đánh, bị châm chọc, ông ta “trừng mắt lên cự: - Sao khi không các người lại bịa chuyện làm mất danh giá người ta đi thế?”. Ăn cắp sách, bị treo ngược lên đánh, bị cười nhạo, ông ta vẫn miễn cưỡng biện hộ cho bản thân, ra sức bảo vệ sự “tôn nghiêm” của người đọc sách: Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên “- Lấy sách không phải là ăn cắp! Có biết chữ mới lấy sách chứ? Thế mà bảo là ăn cắp được à ?”. Rõ ràng không thể ngồi chung cùng những khách áo dài có địa vị, nhưng nhất quyết không chịu đứng vào hàng những người áo ngắn bên ngoài, cái con người “độc nhất mặc áo dài lại đứng trước quày uống rượu” đó, lẽ đương nhiên, bị xã hội thượng lưu cự tuyệt, cũng không được xã hội hạ lưu chấp nhận. Đau đớn thay, sống giữa mọi người, bị biến thành trò cười, biến thành thằng hề mua vui không mất tiền cho thiên hạ, nhưng nho sĩ họ Khổng không chịu tỉnh ngộ! Bi kịch của Khổng Ất Kỷ chính là bi kịch tất yếu của lớp trí thức nhu nhược, yếu hèn, không xác định được vị trí của mình nên bị cả xã hội bỏ rơi. Ông ta là con người vừa đáng thương, vừa đáng giận là vì lẽ đó. Dù nói thế nào cũng phải thấy rằng, thân phận Khổng Ất Kỷ thật thương tâm. Người kể chuyện tuổi thơ - vốn là đứa trẻ chưa có kinh nghiệm sống, chưa có năng lực lý giải các vấn đề xã hội, con mắt nhìn đời, nhìn người còn hết sức giản đơn - đã nhìn nhân vật Khổng Ất Kỷ với một thái độ bàng quan, thản nhiên đến dễ sợ. Lời kể tỏ ra khách quan “thấy sao nói vậy”, không có lời bình luận, không biểu lộ chút gì gọi là tình thương hay ghét giận, nhưng qua đó, độc giả tinh tường vẫn có thể nhận thấy rất rõ thái độ giễu cợt, khinh miệt của người đời đối với người trí thức khốn khổ ấy. Chỉ trong vài trang sách, mà có tới bốn lần người kể tái hiện cảnh Khổng Ất Kỷ “bước chân đến quán là bao nhiêu khách đều nhìn bác ta mà cười dậy lên hết. Trong quán ngoài quán không khí nhộn hẳn”. Và không ít lần, sau khi trở thành tâm điểm của những tiếng cười nhạo, Khổng Ất Kỷ biết là khó có thể tìm được sự cảm thông ở thế giới những người lớn tuổi, nên đã hi vọng tìm chút an ủi nơi tâm hồn vô tư, trong sáng của thế giới trẻ thơ, bèn quay sang “nói chuyện với bọn trẻ con”. Nhưng lần nào cũng vậy, kết quả ông ta nhận lại không có gì khác biệt, vẫn là thái độ: “thờ ơ”, “khó chịu”, “bĩu môi bỏ đi”, “không buồn trả lời” Như vậy, đẩy Khổng Ất Kỷ tiến nhanh đến bờ huỷ diệt, không chỉ có vô số những bàn tay tham dự của người lớn tuổi, còn có cả những đôi tay non nớt trẻ thơ, cho dù bọn trẻ chưa ý thức được hành động của chúng. Điều này càng khiến cho độc giả thêm rùng mình khiếp sợ trước hiện thực xã hội Trung Quốc đương thời- cái xã hội lạnh lùng, khăm ác, mà những thói tật của nó như một thứ ôn dịch đã lan nhiễm đến hầu khắp mọi nơi, mọi đối tượng. Có thể nói, việc sắp xếp để câu chuyện về Khổng Ất Kỷ được tiến hành kể từ điểm nhìn của người kể xưng “tôi” nhỏ tuổi đã tạo nên giá trị đặc biệt. Với tư cách là người phục vụ trong quán rượu, từ một vị trí gần, người kể có thể quan sát nhân vật chính một cách kĩ càng, tỉ mỉ, khiến nhân vật hiện lên trước mắt độc giả hết sức sống động với đầy đủ các phương diện: ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ, thậm chí cả những biến thái tinh vi trong thế giới nội tâm (sắc mặt, thần thái). Ngay khi nhân vật không có mặt, người kể cũng có thể lợi dụng các “trung tâm phát tán thông tin” là những người xung quanh để bổ sung những tin tức cần thiết về quá khứ và hiện tại của nhân vật, giúp cho việc cắt nghĩa về số phận và bi kịch cuộc đời nhân vật được hoàn thiện. Mặt khác, sự quan sát nhân vật từ góc độ này không những tạo được tính chân thực và độ tin cậy cho hình tượng nhân vật chính, mà còn khắc hoạ, làm nổi bật được cả hình tượng nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” nhỏ tuổi thì chưa thể làm nổi rõ tính chất “phức điệu” của thiên truyện. Khổng Ất Kỷ chủ yếu được kể theo điểm nhìn của “tôi” nhỏ tuổi, giọng điệu toàn tác phẩm về cơ bản mang giọng điệu khách quan, lạnh lùng của cái “tôi” này. Nhưng trùm lên cái “tôi” ấy là cái “tôi” khác - cái “tôi” đang kể lại toàn bộ câu chuyện- có phần xót thương cho số phận nhân vật, có ý bất bình đối với cái “tôi” bàng quan, vô tâm ngày bé. Nhìn trên bề mặt câu chữ, người dẫn dắt câu chuyện là một người trưởng thành, trải Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đời. Anh ta đem chuyện nhân sinh từng được chứng kiến thời niên thiếu để nghiền ngẫm lại, và chắc chắn đã “ngộ” ra được mùi vị đắng chát của cuộc đời ghẻ lạnh. Thiên truyện, bên cạnh giọng điệu chủ đạo lạnh lùng, khách quan, còn phảng phất chất giọng châm biếm, xót thương, phê phán. Khổng Ất Kỷ khép lại bằng điểm nhìn của người kể xưng “tôi” trưởng thành với tâm trạng bùi ngùi, day dứt, thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương đối với thân phận của con người bất hạnh: “Cho đến bây giờ tôi chẳng hề gặp lại, có lẽ bác Khổng Ất Kỷ chết thật rồi chăng?” [2.42]. Về cơ bản, cái “tôi” trưởng thành có khoảng cách khá xa với cái “tôi” nhỏ tuổi và ít nhiều có qui phạm tư tưởng, tình cảm gần gũi với nhà văn. Chúng ta đều biết, ưu điểm nổi bật của tự sự theo ngôi thứ nhất là cho nhân vật khả năng tự bộc lộ nhiều hơn, bởi người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm bao giờ cũng dưới hình thức một cái “tôi” nào đó. Thêm nữa, câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất với người kể xưng “tôi” thường tạo cảm giác đáng tin cậy hơn vì có thể tránh đến mức tối đa sự can thiệp của vai trò trung gian. Người kể không phải “kẻ xa lạ” núp khuất ở đâu đó, tách ra ngoài câu chuyện, mà thường hoà mình tham gia vào các biến cố của truyện, nhất là khi người kể chuyện đóng vai nhân vật chính.Bởi, còn ai có thể hiểu “tôi” hơn chính bản thân “tôi”. Nếu như ở tự sự theo ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện; thì ở tự sự theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện luôn đồng thời là nhân vật trong truyện, nói cách khác, người kể chuyện được “nhân vật hoá”. Người kể ngôi thứ nhất cũng có thể đứng ngoài câu chuyện, nhưng xét đến cùng, vẫn ít nhiều gắn với các sự kiện hoặc liên quan tới các nhân vật trong truyện. Ở tự sự theo ngôi thứ ba, lời kể chủ yếu là lời người kể chuyện hoặc lời nửa trực tiếp (lời người kể trà trộn với lời nội tâm nhân vật); còn ở tự sự theo ngôi thứ nhất, lời kể chính là lời nhân vật. Lời văn trong tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất thuộc phạm vi lời trực tiếp của nhân vật. Đó trước hết như là lời bên trong của nhân vật, mang tính chất “hướng nội”, nhân vật nói ra như thể nói với chính mình. Nhưng vì nó đồng thời là lời kể chuyện, hướng tới quá trình giao tiếp với người đọc nên nó cũng mang tính chất “hướng ngoại”. Hai bình diện này luôn hoà quyện vào nhau tạo cho lời văn có thể vang lên những thanh âm nhiều chiều đa nghĩa. Mang đặc điểm của truyện ngắn Lỗ Tấn nói chung, Khổng Ất Kỷ cũng không lấy tình tiết làm chính, mà chú tâm thể hiện những “bí mật” nội tâm của nhân vật. Vẫn nằm trong khung truyện ngắn “hạn chế sự kiện”, tác phẩm thể hiện sự nghiêm ngặt trong lựa chọn chi tiết, thiên về nêu lên, kể ra, tức là gợi ý, đề xuất, đặt vấn đề, kiệm lời đến mức có thể. Thủ pháp “nghệ thuật gián tiếp”, đề cao chất trí tuệ, chú trọng khả năng tìm tòi từ phía độc giả tiếp tục được phát huy. Bởi vậy, ý nghĩa của tác phẩm này phụ thuộc nhiều vào người đọc. Người đọc quen thú “nhởn nhơ” giải trí, hưởng thụ những gì bày đặt sẵn trong tác phẩm sẽ không thể tiếp cận tới được chiều sâu của nó. Thông thường, ở một tài năng nghệ thuật, sức mạnh tư duy tập trung ở hình tượng nhân vật. Qua nhân vật Khổng Ất Kỷ, người đọc không chỉ có được ấn tượng rõ rệt về nhân vật đó, mà đồng thời cảm nhận được sâu sắc cái nhìn của nhà văn đối với cuộc sống, tấm lòng của nhà văn đối với con người. Nâng tầm bút tạo dựng một thế giới nghệ thuật sống động về những tấn bi kịch tinh thần của những kiếp người đau khổ, nhà văn đã vươn tới một tầm nhìn cao về một thế giới mà ông hằng quen thuộc. Đi sâu khai thác các căn bệnh ẩn khuất nơi tận cùng ngõ ngách tâm hồn con người, Lỗ Tấn không chỉ mục đích phơi bày những số phận bi đát, sâu xa hơn, ông còn muốn cắt nghĩa nguyên nhân, lý giải nỗi đau tâm hồn của họ. Bi kịch của Khổng Ất Kỷ là bi kịch xã hội, và cũng là bi kịch của tính cách. Cái nhìn của Lỗ Tấn, do vậy, là cái nhìn nghệ thuật có chiều sâu nhân bản. Bên trong cái giọng lạnh lùng đến thản nhiên, người đọc luôn nhận thấy một tấm lòng thiết tha nhân hậu, vừa ân tình, xót thương trước nỗi khổ đau, bất hạnh; vừa chua chát, đắng cay trước Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sự nhu nhược, lệch lạc, yếu hèn của con người trong thời kỳ lịch sử đặc biệt ấy của xã hội Trung Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lâm Chí Hạo (2002), Truyện Lỗ Tấn (Lương Duy Thứ, Nguyễn Thị Minh Hồng dịch), Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. [2]. Lỗ Tấn (2000), Truyện ngắn Lỗ Tấn (Trương Chính dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. [3]. Lỗ Tấn (2007), Lỗ Tấn kinh điển toàn tập, Nxb Bắc Kinh. SUMMARY NARRATION WITH TWO VIEWS IN THE SHORT STORY KHONG AT KY BY LU XUN Nguyen Thi Mai Chanh 2 College of Education – Thai Nguyen University This article mentions an aspect of the art which contributes to the success of the story “Khong At Ky”. Unlike other narrative works with the first person narrator in Chiness traditional literature in general and in Lu Xun’s short stories in particular, Khong At Ky has an outstanding narration style: one narrator with two views. The narrator in the story does not only appear as an outsider, but also has a direct relationship with main characters and participates in that story’s events. The narrator’s view is not fixed but flexible. Two views of the same narrator have a connection with each other, creating various meanings for the story. Key words: Luxun, Kong Yiji, self - narrative, view, narrator. 2 Tel: 0912899619

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3741_9759_tusu1nguoikemang2diemnhinquatruyenngankhongatkycualotan_5446_2052875.pdf