Sự thay đổi chất lượng cảm quan và thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho (Caulerpa lentillifera) theo thời gian nuôi trồng

Từ các phân tích ở trên cho phép rút ra một số kết luận như sau: - Các thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho Caulerpa lentillifera như protein, lipid, chất xơ, vitamin B1, A, C, đều tăng theo thời gian nuôi trồng rong. - Rong nho trồng ở Cam Ranh, Khánh Hòa có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn quy định của Bộ Y tế. - Để đảm bảo rong không bị dai, đạt tiêu chuẩn về cảm quan và các tiêu chuẩn khác nên thu hoạch rong ở giai đoạn 35 - 40 ngày tuổi.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi chất lượng cảm quan và thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho (Caulerpa lentillifera) theo thời gian nuôi trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15 SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CƠ BẢN CỦA RONG NHO (Caulerpa lentillifera) THEO THỜI GIAN NUÔI TRỒNG CHANGES OF SENSORY QUALITY AND BASIC BIOCHEMICAL CONTENTS UNDER (CAULERPA LENTILLIFERA) GRAPE SEAWEED CULTIVATION PERIODS Vũ Ngọc Bội1, Nguyễn Thị Mỹ Trang1, Hoàng Thái Hà2, Đặng Xuân Cường3 Ngày nhận bài: 22/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 26/9/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá sự thay đổi về chất lượng cảm quan và một số thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho theo thời gian nuôi trồng từ lúc bắt đầu thả giống đến giai đoạn 45 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 - 40 ngày nuôi trồng, rong nho có chất lượng cảm quan cao nhất nhưng sự tích lũy một số thành phần sinh hóa như protein, khoáng chất, vitamin lại đạt cao nhất ở giai đoạn sau 40 ngày tuổi. Như vậy để sử dụng rong nho như rau xanh chúng ta nên thu hoạch rong ở giai đoạn 35 - 40 ngày nuôi trồng. Từ khóa: rong nho, thời gian sinh trưởng, khoáng, vitamin ABSTRACT This study focused on the changes in sensory qualities, minerals and vitamin contents of grape seaweed by growth periods from germination to 45 days. The results showed that the sensory qualities of grape seaweed reached maximum between 35 and 40 days, whiles mineral and vitamin contents reached the maximum after 40 days of cultivation. Thus, it is advisable for us to harvest grape seaweed between 35 and 40 days of cultivation in order to use as fresh vegetables. Keywords: Grape seaweed, cultivation periods, mineral, vitamin 1 Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang 2 Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh 3 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh 1837) là loài rong biển mới được di nhập về nuôi trồng ở Việt Nam trong những năm gần đây [ 22]. Trên thế giới đã có một số công trình công bố về thành phần hóa học của rong nho cho thấy rong nho có chứa các chất sinh học có giá trị như: vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C, polyphenol, chlorophyll, và đặc biệt là caulerpin - một chất có tác dụng kích thích vị giác làm ngon miệng cũng như có khả năng giúp điều hòa huyết áp và tăng cường tiêu hóa, kháng ung thư, chống đông tụ máu, kháng virus, chống oxy hóa [18], [19] , [20 ], [21]. Tuy thế thành phần hóa học của rong nói chung và rong nho nói riêng thường thay đổi theo độ tuổi và vùng nuôi trồng. Về mặt sinh học, khi phát triển đến giai đoạn đạt “độ chín” sinh lý, sinh vật nói chung và rong nói riêng thường tích lũy các chất với hàm lượng cao. Riêng đối với thực vật 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 trong đó có rong thường có mầu sắc hấp dẫn nhất. Chính vì thế, việc xác định thời điểm rong nho có chất lượng cao nhất thể hiện qua mầu sắc và sự tích lũy các chất dinh dưỡng cao nhất làm cơ sở cho việc quyết định thời gian thu hoạch rong là cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào công bố nghiên cứu đánh giá về thành phần hóa học, sự thay đổi trạng thái của rong nho theo thời gian nuôi trồng làm cơ sở cho việc lựa chọn thời gian thu hoạch. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sự biến đổi về chất lượng cảm quan và một số thành phần sinh hóa trong rong nho theo thời gian nuôi trồng tại vùng biển Cam Ranh - Khánh Hòa làm cơ sở cho việc lựa chọn độ tuổi thu hoạch cũng như đánh giá giá trị của rong nho. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Rong nho (Caulerpa lentillifera) được nuôi trồng tại ao nuôi rong nho do PGS. TS. Nguyễn Hữu Đại nuôi trồng tại tổ Phúc Ninh, phường Cam Phúc Nam, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau các khoảng thời gian nuôi trồng 30 ngày, 35 ngày, 45 ngày, tiến hành thu mẫu rong nho và loại bỏ phần thân bò, thu thân đứng, xếp phần thân đứng của rong vào thùng xốp có nắp đậy, trên nắp có lỗ thông khí, mỗi thùng xốp chứa 20kg rong và vận chuyển ngay về Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học - Trung tâm Thực hành Thí nghiệm - Trường Đại học Nha Trang để đánh giá chất lượng cảm quan và phân tích một số thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho như vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C, polyphenol, chlorophyll, ... 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp phân tích - Xác định độ ẩm: độ ẩm được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở 1050C. Độ ẩm của mẫu được tính theo công thức [3]: X = (G1 + G2) x 100% (G1 - G) Trong đó: X: Độ ẩm của thực phẩm (%) G1: Khối lượng cốc sấy và mẫu thử trước sấy (g) G2: Khối lượng cốc thử và mẫu thử sau sấy (g) G: Khối lượng cốc sấy (g) - Xá c đị nh hà m lượ ng tro toàn phần theo tiêu chuẩn TCVN 5484 : 2 002 [6]. - Xá c đị nh hà m lượ ng protein theo tiêu chuẩ n TCVN 4328 : 2001 [5]. - Xá c đị nh hà m lượ ng lipit theo tiêu chuẩn TCVN 7083 : 2002 [7]. - Xá c đị nh hà m lượ ng cacbohydrat tổng số theo TCVN 4594 : 1988 [17]. - Xác định hàm lượng iôt theo TCVN 63 41:1998 [4]. - Xác định hàm lượng các ion bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử theo TCVN: hàm lượng chì theo TCVN 7602:2007 (AOAC 972.25) [8], hàm lượng cadmi theo TCVN 7603:2007 (AOA C 973.34) [9], hàm lượng thuỷ ngân theo TCVN 7604:2007 (AO AC 971.21) [10], hàm lượng arsen theo TCVN 7770:2007 (ISO 17239:2004) [11], hàm lượng sắt, magiê, calcium kali theo TCV N 1537: 2007 [12], hàm lượng phospho theo T CVN 9516:2012 [16]. - Xác định hàm lượng các vitamin theo phương pháp sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao theo TCVN: hàm lượng vitamin A theo TCVN 8674:2011 [14], hàm lượng vitamin C bằng phương pháp sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) theo TCVN 8977:2011 [15], hàm lượng vitamin B1 theo TCVN 5162: 2008 [13]. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả phân tích được lặp lại 3 lần, kết quả là trung bình trung giữa các lần thí nghiệm. Giá trị bất thường được loại bỏ bằng phương pháp Duncan. Sử dụng phần mềm MS Excel 2010 để vẽ đồ thị. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Sự thay đổi chất lượng cảm quan rong nho theo thời gian sinh trưởng Kết quả nghiên cứu ở Hình 1 cho thấy chất lượng cảm quan của rong nho thay đổi mạnh theo thời gian sinh trưởng. Cụ thể, ở giai đoạn 30 ngày tuổi rong hơi non và có màu xanh nhạt, cầu rong hơi mềm nên chất lượng cảm quan chỉ đạt 17,2 điểm và chưa đạt yêu cầu thu hoạch. Ở giai đoạn 35 - 40 ngày tuổi, rong nho có chất lượng cảm quan cao nhất và đạt 18,2 điểm. Khi tiếp tục nuôi rong đến 45 ngày, chất lượng cảm quan của rong nho giảm do rong hơi già độ giòn của cầu rong giảm, độ dai của rong tăng và đặc biệt là tỷ lệ rong không sử dụng được cao. Hơn nữa sự khác biệt về chất lượng cảm quan của rong ở giai đoạn 35 - 40 ngày tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chất lượng cảm quan của rong thu mẫu ở các thời điểm khác (p<0,05). Hình 1. Sự thay đổi chất lượng cảm quan của rong nho theo thời gian nuôi trồng Kết quả này có thể lý giải: khi rong chưa đạt đến giai đoạn “chín” sinh lý tức rong còn non, rong có hàm nước cao hơn và sự tích lũy các chất như carbohydrate, protein,... còn thấp nên trạng thái rong hơi mềm. Khi rong đạt độ tuổi từ 35 - 40 ngày tuổi, sự tích lũy các chất dinh dưỡng cao hơn nên rong có cấu trúc cứng hơn, mầu sắc tốt hơn vì thế rong có trạng thái cảm quan tốt hơn. Ở thời điểm sau 45 ngày tuổi, trong rong bắt đầu xảy ra sự già hóa, đồng nghĩa với hàm lượng carbohydrate tăng cao, hàm lượng nước. Khi hàm lượng carbohydrate trong rong càng cao thì rong càng dai do vậy chất lượng cảm quan của rong giảm thấp hơn so với thời điểm 40 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu bước đầu của một số tác giả khác công bố về quá trình sinh trưởng của rong nho trong bể nuôi thí nghiệm [18], [2]. Như vậy ở thời điểm 35 - 40 ngày tuổi, là thời điểm rong nho có chất lượng cảm quan cao nhất. Do vậy nếu xét theo chất lượng cảm quan nên thu rong ở thời điểm 35 - 40 ngày tuổi. 2. Sự biến đổi thành phần sinh hóa theo thời gian nuôi trồng rong nho 2.1. Sự biến đổi hàm lương carbohydrat, lipid và protein theo thời gian nuôi trồng rong nho Kết quả phân tích hàm lượng chất xơ (carbohydrat), lipid và protein ở rong nho cũng cho thấy hàm lượng các chất trên tăng theo thời gian nuôi trồng (Hình 2). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam về sự tích lũy các chất trong rong [1], [2], [18]. Cụ thể, ở thời điểm 45 ngày tuổi, rong nho có hàm lượng các chất xơ, lipid và protein tích lũy cao nhất, tương ứng 2,3 ± 0,09%, 0,87 ± 0,04% và 6,8 ± 0,14%. Kết quả phân tích cũng cho thấy hàm lượng chất xơ, lipid và protein có sự khác biệt mang nghĩa thống kê dưới tác động của thời gian sinh trưởng (p<0,05). Tuy vậy, đối với hàm lượng protein 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 của rong nho ở thời điểm 40 - 45 ngày sinh trưởng lại không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p>0,05), đồng nghĩa với thời gian nuôi 40 - 45 ngày, hàm lượng protein của rong nho thay đổi không đáng kể. Kết quả phân tích cũng cho thấy hàm lượng protein ở rong nho cao hơn hàm lượng chất xơ và hàm lượng lipid. Hàm lượng protein của rong nho thay đổi chậm theo độ tuổi thu hoạch và nằm trong khoảng từ 6,2 đến 6,8%. Kết quả phân tích cũng cho thấy hàm lượng chất xơ chất xơ ở rong nho tăng rất nhanh theo thời gian thu hoạch. Cụ thể ở giai đoạn 45 ngày tuổi, rong nho có hàm lượng chất xơ là 2,3%, tăng 3,4 lần so với hàm lượng chất xơ ở rong nho 30 ngày tuổi. Theo Danielrobledo và cộng sự (2005) [18] cho thấy loài Caulerpa paspaloides có hàm lượng protein 12,16 ± 0,3% DW, C. ashmeadii và C. racemosa chỉ có hàm lượng protein là 1,6 ± 0,1%. Sukalyan và cộng sự (2012) chỉ ra hàm lượng ở loài Caulerpa scalpeliformis có hàm lượng carbohydrate là 8,6 ± 0,7%, protein là 32,4 ± 2,5% và lipid là 3,6 ± 0,5% [20]. Như vậy, ở các loài rong khác nhau trong chi Caulerpa và ở những vùng khác nhau cũng có sự khác biệt về hàm lượng protein, lipid và carbohydrat. Hàm lượng protein ở loài rong Caulerpa lentillifera cao hơn so với loài C. ashmeadii và C. racemosa, nhưng thấp hơn hàm lượng protein ở loài Caulerpa paspaloides và Caulerpa scalpeliformis. Từ các phân tích ở trên cho thấy để hài hòa giữu các thành phần protein, lipid và carbohydrat nên thu hoạch rong ở thời điểm 35 - 40 ngày tuổi bởi sau 40 ngày tuổi rong có hàm lượng chất xơ cao nên rong già và dai vì thế khó sử dụng như rau xanh. Hình 2. Sự thay đổi hàm lượng chất xơ, protein và lipid theo thời gian nuôi trồng rong nho 2.2. Sự thay đổi hàm lượng vitamin A, B1 và C theo thời gian nuôi trồng rong nho Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin A, B1 và C trong rong nho tăng theo thời gian nuôi trồng, thời gian nuôi trồng càng dài hàm lượng các loại vitamin A, B1 và C trong rong càng cao. Cụ thể rong nho 40 ngày tuổi có hàm lượng VTM A tăng cao gấp 3,7 lần so với rong nho 30 ngày tuổi; Tương tự như thế, hàm lượng vitamin C của rong nho cũng tăng theo thời gian nuôi trồng. Khi rong nho đạt 40 ngày tuổi thì hàm lượng vi tamin C tăng chậm và đến 45 ngày tuổi thì đạt mức cao nhất 16,3 ± 0,467 mg/kg. Trong khi đó, vitamin B1 chiếm hàm lượng nhỏ hơn các vitamin khác có trong thành phần của rong nho và có tốc độ tăng theo thời gian sinh trưởng chậm hơn. Sau 45 ngày tuổi, hàm lượng vitamin B1 đạt cao nhất và có hàm lượng 3,1 ± 0,117 mg/kg. Kết quả phân tích Anova cũng cho thấy thời gian nuôi trồng có tác động tích cực đến sự tích lũy vitamin A, B1 và C trong rong nho (p<0,05), ngoại trừ khoảng thời gian 40 đến 45 tuổi là không tác động lên hàm lượng vitamin C (p>0,05). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19 Sukalyan và cộng sự (2012) [20] cũng chỉ ra hàm lượng vitamin C trong loài Caulerpa scalpeliformis là 0,3 ± 0,02mg/g và hàm lượng vitamin C có trong loài Caulerpa scalpeliformis lớn hơn rong nho đang trình bày ở nghiên cứu này. So sánh với các nghiên cứu ở trên cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa sự tích lũy vitamin với hàm lượng protein, lipid, chất xơ và chất lượng cảm quan của rong nho theo độ tuổi nuôi trồng. Phối hợp kết quả này với các nghiên cứu ở trên cho thấy độ tuổi thu hoạch rong nho nên nằm trong khoảng 40 ngày. 2.3. Sự biến đổi hàm lượng một số loại khoáng chất trong rong nho theo thời gian sinh trưởng Kết quả phân tích hàm lượng khoáng cơ bản trong rong nho (Hình 4 và 5) cho thấy hàm lượng khoáng ở rong cũng tăng theo thời gian sinh trưởng và sự tích lũy khoáng cũng bị tác động mạnh bởi thời gian nuôi trồng (p<0,05). Kết quả phân tích còn cho thấy vào thời điểm 45 ngày thu hoạch, rong nho có hàm lượng khoáng cao nhất. Phân tích cho thấy có sự tương đồng cao đối với sự tích lũy vitamin, protein, lipid và chất xơ (R2>0,8). Hình 3. Sự thay đổi hàm lượng vitamin theo thời gian nuôi trồng rong nho Hình 4. Sự tích lũy hàm lượng vitamin theo thời gian nuôi trồng rong nho Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người như Iod, K, Ca, Mg, P ở rong non có hàm lượng thấp và trong rong trưởng thành có hàm lượng cao. Hàm lượng Mg có trong rong nho thấp nhất và mức độ tăng theo thời gian nuôi trồng ít hơn so với các nguyên tố khác. Khi rong đạt 45 ngày tuổi, hàm lượng Mg đạt mức 0,67%, tăng 2,5 lần so với hàm lương Mg ở rong 30 ngày tuồi. Tương tự như thế, hàm lượng K của rong nho tăng mạnh từ 35 - 45 ngày tuổi và đạt giá trị cao nhất 0,92 % khi rong ở 45 ngày tuổi. Hàm lượng P thấp hơn K, nhưng sự biến đổi tương tự như K và đạt giá trị cao nhất 0,85% khi rong đạt 45 ngày tuổi. Trong khi đó, hàm lượng Ca ở rong cao hơn các loại khác và tăng đột biến khi rong nho được 45 ngày tuổi, tương ứng 1,8% cao gấp 3,2 lần so rong nho 30 ngày tuổi (Hình 4 và 5). Hàm lượng Iod ở rong nho khá cao và đạt cao nhất 371,3 ± 14,68µg/kg DW khi rong 45 ngày tuổi (Hình 5). 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Duduku và cộng sự (2008) [19] cho thấy, loài Caulerpa sp. ở Trung Quốc có hàm lượng Mg 0,949 ± 0,002%, Ca 0,943 ± 0,002%, K 4,411 ± 0,079% và Fe 0,007%. So sánh với rong nho trồng ở Cam Ranh chúng tôi phân tích cho thấy hàm lượng Ca và Fe ở rong nho trồng ở Cam Ranh cao hơn so với loài Caulerpa sp. ở Trung Quốc và hàm lượng Mg của loài Caulerpa sp. ở Trung Quốc cao hơn so với rong nho nuôi trồng ở Cam Ranh. Sự khác biệt này hoàn toàn có thể giải thích do sự khác biệt về giống và vị trí địa lý. 2.4. Sự thay đổi hàm lượng kim loại nặng tích lũy ở rong nho theo thời gian nuôi trồng Kết quả phân tích cho thấy rong có hàm lượng kim loại nặng thấp và hàm lượng kim loại nặng ở rong nho cũng tăng theo thời gian nuôi trồng nhưng mức độ tăng không đáng kể. Cụ thể, hàm lượng As3+, Cd2+, Hg2+ nhỏ hơn 0,01mg/kg. Riêng hàm lượng Pb2+ ở rong nho cao nhất là 0,076mg/kg vào thời điểm sau 35 ngày nuôi trồng và sau đó hàm lượng Pb2+ ở rong nho giảm mạnh (Hình 6). Điều đáng chú ý là hàm lượng Pb2+ cao nhất vào thời điểm 35 ngày nuôi trồng, sau đó lại giảm. Hình 5. Sự tích lũy hàm lượng iod và P theo thời gian nuôi trồng rong nho Hình 6. Sự biến đổi hàm lượng kim loại nặng tích lũy ở rong nho theo thời gian nuôi trồng Duduku và cộng sự (2008) còn cho thấy, loài Caulerpa sp. trồng tại Trung Quốc cũng có hàm lượng kim loại nặng ở mức nhỏ hơn 0,002% [19]. Tuy thế, hàm lượng kim loại nặng của loài rong này lớn hơn nhiều so với hàm lượng kim loại nặng của rong nho trồng ở Việt Nam. Kết quả phân ích cũng cho thấy có sự tác động của thời gian nuôi rong đến hàm lượng kim loại nặng (p>0,05), ngoại trừ hàm lượng Hg2+ không bị tác động bởi thời gian nuôi rong (p>0,05). IV. KẾT LUẬN Từ các phân tích ở trên cho phép rút ra một số kết luận như sau: - Các thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho Caulerpa lentillifera như protein, lipid, chất xơ, vitamin B1, A, C, đều tăng theo thời gian nuôi trồng rong. - Rong nho trồng ở Cam Ranh, Khánh Hòa có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn quy định của Bộ Y tế. - Để đảm bảo rong không bị dai, đạt tiêu chuẩn về cảm quan và các tiêu chuẩn khác nên thu hoạch rong ở giai đoạn 35 - 40 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Hữu Đại, 2009. Di nhập và trồng rong nho biển (Caulerpa lntillifera) ở Khánh Hòa. Hội nghị khoa học toàn quốc. 2. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Đại và Nguyễn Xuân Vỵ, 2001. Sự hấp thụ, tích lũy Nitrat, Phosphat và khả năng xử lý môi trường ưu dưỡng của rong Xà Lách Ulva (Chlorophyta, Ulvales). Tuyển tập Nghiên cứu biển XI, Trang 105 - 114. 3. Tiêu ch uẩn ngành 64 TCN 50 - 91 - Xá c đị nh hà m lượ ng ẩ m. 4. TCVN 63 41:1998 - Muối iot. Phương pháp xác định hàm lượng iôt. 5. Tiêu ch uẩ n TCVN 4328 :2001 - Xá c đị nh hà m lượ ng protein. 6. Tiêu ch uẩn TCVN 5484:2002 - Xá c đị nh hà m lượ ng tro toàn phần. 7. Tiêu ch uẩn TCVN 7083:2002 - Xá c đị nh hà m lượ ng lipit. 8. TCVN 76 02:2007 (AOAC 972.25): Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. 9. TCVN 76 03:2007 (AOAC 973.34): Thực phẩm. Xác định hàm lượng cadmi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. 10. TCVN 76 04:2007 (AOAC 971.21): Thực phẩm. Xác định hàm lượng thuỷ ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa. 11. TCVN 77 70:2007 (ISO 17239:2004): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua. 12. TCVN 15 37: 2007 - Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, kali, natri và kẽm – Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. 13. TCVN 5 162:2008 - Thực phẩm – Xác định vitamin B1 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). 14. TCVN 86 74:2011 - Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng vitamin A - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. 15. TCVN 89 77:2011 - Thực phẩm - Xác định vitamin C bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). 16. TCVN 95 16:2012 - Thực phẩm - Xác định hàm lượng phospho - Phương pháp đo quang phổ. Tiếng Anh 17. AOAC 1 998 - Xá c đị nh hà m lượ ng cacbonhydrat. 18. Daniel robledo and Yolanda Freile-Pelegrı´N., 2005. Volume Seasonal variation in photosynthesis and biochemical composition of Caulerpa spp. (Bryopsidales, Chlorophyta) from the Gulf of Mexico, Phycologia, 44 (3): 312-319. 19. Duduku Krishnaiah, Rosalam Sarbatly, D. M. R. Prasad and Awang, 2008. Mineral content of some seaweeds from Sabah’s south china sea. Asian Journal of Scientifi c Research, 1(2), 166-170. 20. Nasrin Movahhedin, Jaleh Barar, Fatemeh Fathi Azad, Abolfazl Barzegari and Hossein Nazemiyeh, 2014. Phytochemistry and Biologic Activities of Caulerpa Peltata Native to Oman Sea. Iran J. Pharm Res. 13(2): 515-521. 21. Sukalya n Chakraborty & Tanushree Bhattachary, 2012. Nutrient composition of marine benthic algae found in the Gulf of Kutch coastline, Gujarat. India J. Algal Biomass Utln. 3 (1): 32-38. 22. http:/ /www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Rong-nho,-mot-trien-vong-moi.aspx

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_thay_doi_chat_luong_cam_quan_va_thanh_phan_sinh_hoa_co_ba.pdf