Chính sách đối với huyện Đồng Hỷ
Với những đặc thù riêng biệt, việc nâng cao sự
tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong
phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa bàn Huyện
Đồng Hỷ cũng mang một số điểm cần lưu ý:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo, giải quyết việc làm và phát triển
nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kĩ
thuật cũng như các lớp bổ túc kiến thức cho
đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư
mở rộng các cơ sở đào tạo nghề cho thanh
niên dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn,
miền núi.
- Đẩy mạnh mối quan hệ giữa Nhà khoa học -
Doanh nghiệp - Hộ nông dân trong việc cập
nhật nhu cầu thị trường và chế biến. Tăng
hiệu quả thu nhập cho nông dân, đặc biệt là
các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
- Các cấp chính quyền, Đảng bộ nhanh chóng
triển khai các chương trình, đề án theo kế
hoạch trong Chương trình hành động của
Chính phủ về "tam nông", nhằm đưa chính
sách đi vào cuộc sống, giúp chương trình
mang lại hiệu quả sâu sắc, góp phần thay đổi
diện mạo, tạo sức sống mới cho nông nghiệp
ở cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144
139
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Đỗ Hương Giang*
Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Gia đình vừa là tế bào cấu thành xã hội vừa là chủ thể sản xuất và tiêu dùng. Trước xu thế quốc tế
hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình,
nhất là trong nông nghiệp, nông thôn gặp những khó khăn nhất định. Một động thái tích cực rất
đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình
trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát
triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng dân
tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ. Đề xuất những khuyến cáo, kiến
nghị nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Từ khóa: Sự tham gia, dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, hộ gia đình, huyện Đồng Hỷ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
∗
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái
Nguyên, có 8 dân tộc cùng chung sống: Kinh,
Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa,
H’mông trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số
với 60% dân số. Tuy vậy, mặt bằng trình độ
dân trí ở huyện miền núi này không đồng đều,
khả năng tiếp thu và hiểu biết kiến thức còn
rất nhiều hạn chế. Nền kinh tế chưa thực sự
phát triển, đời sống của các hộ còn gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là những hộ dân tộc thiểu
số, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng
dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia
đình và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của họ tại địa bàn huyện Đồng Hỷ. Qua đó
đề xuất những khuyến cáo, kiến nghị nhằm
nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nhóm 150 hộ dân tộc thiểu số tham gia phát
triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ,
∗
Tel: 0979 871910, Email: giangndh@gmail.com
tỉnh Thái Nguyên với cách chọn mẫu theo 8
nhóm dân tộc khác nhau: Kinh: 47 người, Sán
Dìu: 31 người, Dao: 18 người; Tày: 39 người,
Nùng: 9 người, Dân tộc khác: 5 người.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây: Phương pháp chọn mẫu; Phương pháp
thu thập thông tin; Phương pháp phỏng vấn
bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu;
Phương pháp quan sát; Phương pháp phân
tích tài liệu; Phương pháp xử lý thông tin.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Theo Niên giám thống kê năm 2009 [10],
huyện có 18 xã, thị trấn với 271 xóm (bản, tổ
dân phố). Trong đó, có 239 xóm (bản, tổ dân
phố) làm nông nghiệp. Theo kết quả điều tra
ngày 1/4/2009, huyện Đồng Hỷ có 107.769
người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao
động là 62,752 người, chiếm 58 % tổng dân
số toàn huyện. Có 2 xã vùng sâu vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn (Tân Long và Vân
Lăng), trong đó có xã cách trung tâm Huyện
gần 50 km.
Nhận thức được tầm quan trọng của hộ nông
dân trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo; dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ
đảng, các ban nghành đoàn thể, người nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144
140
dân tích cực thực hiện chương trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn. Từ đó, đã góp phần giảm
nhanh số hộ nghèo, số hộ khá giàu ngày một
nhiều, đời sống vật chất tinh thần của nông
dân từng bước được cải thiện. Những kết quả
này đã góp phần quan trọng trong việc thực
hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội
năm 2009 và 2010 của huyện Đồng Hỷ.
Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số
trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia
đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Vai trò của sự tham gia phát triển kinh tế
của hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên
Đặc trưng của sản xuất kinh tế hộ gia đình
dân tộc thiểu số chính là tính tự cung tự cấp.
Các nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số huyện
Đồng Hỷ khi được hỏi “mục đích phát triển
kinh tế là gì?” thì có đến 81.5 % số người
được hỏi trả lời rằng để thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản của hộ gia đình mình, 18.5% dùng để
trao đổi ở thị trường địa phương hay người
cùng làng, bản với gia đình mình cho dù
không hoàn toàn thường xuyên và chủ động.
Kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số là một
hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp đặc thù
dựa trên các quan hệ gia đình, thể hiện vai trò
của nó trong việc tái tổ chức lao động gia đình
thành một đơn vị sản xuất độc lập, với những
hình thức phân công lao động chủ yếu dựa trên
năng lực và tính tự giá của mỗi thành viên và
sự kết hợp duy lý các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, phi nông nghiệp và gia đình.
Quá trình triển khai các chương trình, chính
sách phát triển kinh tế hộ gia đình của người
dân tộc thiểu số tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên
Hiện nay, việc triển khai các chương trình trợ
giá, trợ cước, vay vốn phát triển sản xuất, thực
hiện các chương trình 134, 135, ưu tiên đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc,
miền núi; phát huy tinh thần tự lực, tự
cường của đồng bào các dân tộc vươn lên
thoát nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực
hỗ trợ của các cấp, các ngành, các đơn vị
quân đội góp phần xây dựng và củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Đồng Hỷ
được phát huy khá hiệu quả. Cộng đồng dân
tộc thiểu số trong huyện đã nhận thức được rõ
ràng tầm quan trọng sự hỗ trợ của các chính
sách này đối với quá trình xóa đói giảm nghèo
của chính gia đình mình. Nếu chỉ dựa vào
tiềm năng của gia đình mà bỏ qua các chính
sách ưu đãi của Đảng và nhà nước thì khó có
thể thoát nghèo được. Kết quả điều tra cho
thấy, số người dân biết được về các chương
trình, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
khá lớn.
Biểu đồ 1. Quá trình triển khai các chương trình,
chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Hầu hết các hộ gia đình trong huyện đều khá
quan tâm đến các chương trình, chính sách
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mình,
bởi vì đây là vấn đề hết sức thiết thực với họ.
Cùng với việc được cung cấp thông tin về các
chương trình, chính sách này, sự tham gia của
người dân thể hiện trước tiên ở việc tìm hiểu
và cập nhật nguồn thông tin về chúng. Đây là
biểu hiện đầu tiên trong việc người dân tham
gia vào chương trình, chính sách tại xã, bởi lẽ
khi quan tâm đến một vấn đề nào đó thì họ sẽ
tìm hiểu những thông tin về vấn đề đó và
những vấn đề liên quan. Hơn nữa nguồn
thông tin mà người dân được biết sẽ cung cấp
một cách đầy đủ hơn và rõ nét hơn về các
chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế hộ gia đình mà họ đang quan tâm.
Theo như kết quả nghiên cứu của đề tài, chủ
yếu người dân tìm hiểu và cập nhật thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144
141
về dự án thông qua các cuộc họp của thôn,
xóm (75%); cán bộ chính quyền (60,8%). Còn
tỷ lệ người dân tìm hiểu qua truyền hình và
sách báo tranh ảnh là ít (9.3%). Điều này
hoàn toàn phù hợp với điều kiện của từng
người cũng như hoàn cảnh cụ thể của địa
phương. Việc tìm hiểu về thông tin về chương
trình, chính sách của người dân tộc thiểu số
thông qua các cuộc họp thôn, xóm và qua sự
tuyên truyền của các bộ chính quyền hay qua
bạn bè hàng xóm chiếm ưu thế có thể được
giải thích bởi các lý do sau. Trước hết phải kể
đến là sự lan truyền thông tin của các nguồn
thông tin đó là rất nhanh và phổ biến. Khi có
bất cứ một công việc chung nào của thôn,
xóm đều được cán bộ chính quyền đưa ra bàn
bạc thảo luận hoặc thông báo rộng rãi trong
xã để lấy ý kiến người dân nên khi người dân
tham gia tìm hiểu thông tin trong các cuộc
họp thôn, xóm không chỉ đơn thuần thể hiện
tính tích cực cá nhân mà đó còn là một nghĩa
vụ. Hơn nữa, qua những nguồn thông tin này
người dân được trao đổi, trò chuyện, được
giải thích cụ thể nên khả năng nhận thức vấn
đề và nắm bắt thông tin cao. Mặt khác, xuất
phát từ “tính cộng đồng” trong làng xã, từ
mối liên hệ gần gũi giữa những người cùng
làng, cùng xóm dẫn đến việc họ thường xuyên
trao đổi thông tin cho nhau về những vấn đề
họ quan tâm đặc biệt là những vấn đề ảnh
hưởng đến cuộc sống của chính họ.
Theo Báo cáo của UBND huyện [1], chương
trình 135 đã tập huấn 10 lớp 10 lớp cho 370
học viên, tổ chức 5 lớp dạy nghề ngắn hạn
cho 150 học viên là người dân tộc thiểu số =
286 triệu đồng; hỗ trợ 1 579 hộ nghèo cải
thiện điều kiện VSMT = 1.579 triệu đồng; hỗ
trợ học sinh các cấp học thuộc hộ nghèo cho 2
579 em = 2 816,8 triệu đồng. Chương trình
134 đã hỗ trợ nhà ở cho 10 hộ và 10 công
trình nước sinh hoạt = 154,8 triệu đồng. Thực
hiện Quyết định 102/QĐ-TTg về hỗ trợ trực
tiếp người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn
(2 xã khu vực III và 10 xã khu vực II), cho 4
295 hộ (17.787 khẩu) = 1 543,44 triệu đồng.
Các hình thức và mức độ tham gia vào các
chương trình, chính sách phát triển kinh tế hộ
gia đình của người dân tộc thiểu số tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Từ những khía cạnh như thông tin, thái độ, tư
duy, mối quan tâm và các hành vi có thể thấy,
các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong huyện
tham gia chia sẻ trách nhiệm phát triển kinh tế
hộ gia đình mình tại địa bàn điều tra, người
dân đã chủ động đóng góp sức lao động, suy
nghĩ, tìm tòi hướng phát triển kinh tế cho gia
đình mình. Trong bản thân kinh tế hộ gia đình
cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều
nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và
lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ,
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo
hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị
trường. Ví dụ như, mô hình kinh tế sản xuất
nông – lâm nghiệp của gia đình ông Lưu Thế
Kỳ, dân tộc Sán Dìu – ở xóm Đồng Vung, xã
Hoà Bình đã biết phát huy thế mạnh của đất
đai để phát triển trồng trọt, chăn nuôi cho thu
nhập cao đạt 28,4 triệu đồng/khẩu/năm. Hay
về việc tận dụng những tiềm năng của địa
phương, trong những năm qua, cây chè luôn
là cây công nghiệp mũi nhọn của huyện, là
cây xoá đói giảm nghèo của người nông dân.
Cùng với việc khai hoang trồng mới là phong
trào thâm canh chăm sóc, sản xuất chè vụ
đông để đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã
khá giàu nhờ sản xuất và kinh doanh chè.
Điển hình như gia đình bà Trần Thị Thu, dân
tộc Tày, Chi hội Văn Hữu xã Hoá Thượng
cho thu nhập đạt 31,1 triệu đồng/khẩu/năm.
Mô hình trang trại vừa và nhỏ đã phát huy
được hiệu quả trên một diện tích đất không
lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao của
gia đình bà Cao Thị Dinh, dân tộc Dao – xóm
Cà phê II, xã Minh Lập. Với mô hình chăn
nuôi gà hậu quy mô 4000 con/lứa; gà thả
vườn 100 con/năm; lợn nái 5 con; lợn thịt 100
con cùng với sản xuất kinh doanh trên 3000
m2 chè. Hàng năm cho thu nhập bình quân đạt
hơn 30 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 2
lao động [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144
142
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Đồng
Hỷ đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình
Quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình dân
tộc thiểu số ở huyện Đồng Hỷ
Do đặc thù là huyện vùng núi, có 2 xã vùng
đặc biệt khó khăn, cộng đồng dân tộc thiểu số
huyện Đồng Hỷ gặp khá nhiều khó khăn trong
quy mô canh tác. Xuất phát từ đặc điểm địa
hình, quy mô canh tác của kinh tế hộ theo quy
định của Luật đất đai thì vẫn bị giới hạn ở quy
nhỏ, rất ít hộ có được diện tích canh tác rộng
lớn vài trăm hay vài chục ha như ở các địa
phương khu vực đồng bằng. Các hộ gia đình
chủ yếu sản xuất trên chính mảnh đất do ông
cha để lại, điều kiện hết sức thiếu thốn và khó
khăn. Theo số liệu của niên giám thống kê
huyện Đồng Hỷ năm 2009 [8], trên toàn
huyện 74,5% số hộ đã có từ 2 - 4 loại hình
hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu
nhập. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề
đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số
lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản
xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông,
lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm
2001 xuống còn 70,9% năm 2006.
Các nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2006
- 2010 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh
hơn trước. Nếu năm 2006 GDP nông nghiệp
đóng góp 22.91% vào cơ cấu kinh tế thì đến
năm 2009 tăng lên 28.43% vào cơ cấu kinh tế,
tuy con số này không quá lớn nhưng là nền
tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng
ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn,
thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông
thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ. Xét một yếu tố nữa
khi nhắc đến cơ cấu xã hội – nghề nghiệp
của các nhóm hộ tại địa phương thì năng lực
và chiến lược sản xuất của các nhóm này
cùng vai trò của những nhân tố xã hội tác
động đến quá trình phát triển của kinh tế hộ
gia đình huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn
hiện nay.
Nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế hộ
gia đình
Hộ gia đình dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ
thực sự là sự thống nhất không thể tách rời
giữa sở hữu đất đai, lao động và sự phân phối
các sản phẩm gia đình.
Bảng 1. Vai trò tham gia công việc của các
thành viên trong gia đình (Đơn vị: %)
Các vai trò Chồng Vợ Người khác
Quyết định vay vốn 72.2 27.2 0.6
Thực hiện các hoạt
động phát triển kinh tế
hộ gia đình
63.0 37.0 0
Giám sát việc thực
hiện các hoạt động
phát triển kinh tế hộ
gia đình
75.3 24.7 0
Tham gia họp thôn,
xóm, tổ dân phố 66.7 33.3 0
Hầu hết các công việc liên quan đến việc
tham gia vào thực hiện các hoạt động phát
triển kinh tế hộ gia đình đều do người chồng
đảm nhiệm. Tỷ lệ phụ nữ là người quyết định
tham gia các công việc trên thấp hơn nhiều so
với nam giới. Nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số
lại là người giữ vai trò thứ yếu trong việc
quyết định các vấn đề liên quan đến việc lựa
chọn con đường phát triển kinh tế hộ gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144
143
Trên toàn huyện, nguồn nhân lực gia đình khá
trẻ, nhóm dưới 44 tuổi chiếm 77.2%, nhưng
trình độ lao động chưa cao ở nhóm điều tra
cũng tác động không nhỏ đến quá trình phát
triển kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số.
Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
phát triển kinh tế hộ gia đình theo đánh giá của
người dân. (Đơn vị: %)
Như vậy, theo bảng số liệu trên, yếu tố gây
cản trở nhiều nhất đến sự tham gia nói chung
của người dân đó chính là yếu tố học vấn
(11.7%), tiếp đến là các yếu tố: địa vị xã hội
(9.9%), hay tâm lý người dân (9.3%).
Ngược lại các yếu tố khách quan (phương tiện
truyền thông, chính sách ưu đãi, cán bộ chính
quyền) góp phần thúc đẩy sự tham gia của
người dân. Hầu hết, những người dân tộc
thiểu số ở nông thôn có trình độ học vấn thấp,
hơn nữa tâm lý cho rằng mình thuộc tầng lớp
nông dân, “thấp cổ bé họng” dẫn đến sự thiếu
chủ động hoặc ngại ngùng trong quá trình
hưởng thụ các chính sách của Đảng và nhà
nước. Những người có học vấn cao thường
chủ động, tích cực tham gia vào quá trình
chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ nông
nghiệp, nông dân, việc cộng đồng đòi hỏi sự
quan tâm hơn nữa của cán bộ lãnh đạo cũng
như các cấp cơ sở tạo điều kiện để phát huy
nội lực của người dân giúp họ tự tin và có thể
tham gia tích cực hơn nữa trong việc phát
triển cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ
CHÍNH SÁCH
Kết luận
Do chỉ dựa vào sức lao động gia đình, kinh tế
hộ gia đình dân tộc thiểu số bị chi phối bởi
tiềm năng lao động của nó tức là bởi tỷ lệ lực
lượng lao động trong mỗi hộ gia đình trên
tổng số các thành viên của nó. Kinh tế hộ gia
đình chỉ phát triển ở thời kỳ mà số người lao
động đông hơn số người không lao động
trong mỗi hộ gia đình. Do thống nhất đơn vị
sản xuất với đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình,
nên kinh tế hộ gia đình, phát triển theo chu kỳ
biến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là
theo sự biến động của các nhân tố thuần túy
kinh tế kỹ thuật.
Có thể thấy rằng, người dân tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình rất
nhiệt tình dưới nhiều hình thức khác nhau
trong đó việc chủ động xây dựng kế hoạch
và đầu tư một cách hiệu quả dưới sự hỗ trợ
của các ban, ngành địa phương đặc biệt là
Hội nông dân đã làm thay đổi đáng kế bộ
mặt kinh tế xã hội của địa phương. Nhóm
hộ dân tộc thiểu số cũng đóng góp một phần
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
hộ gia đình nói riêng, phát triển kinh tế địa
phương nói chung. Hàng loạt mô hình phát
triển kinh tế được áp dụng và mang lại hiệu
quả kinh tế đã chứng tỏ giả thuyết đưa ra là
có cơ sở và hoàn toàn phù hợp với thực tế
tại địa phương.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân vào quá trình phát triển
kinh tế hộ gia đình. Trong khi các yếu tố
khách quan như: chính sách ưu đãi, sự vận
động của cán bộ, các phương tiện truyền
thông có tác dụng thúc đẩy sự tham gia của
người dân thì các yếu tố chủ quan là: trình độ
học vấn, tâm lý, lại là những yếu tố có xu
hướng cản trở sự tham gia của người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144
144
Chính sách đối với huyện Đồng Hỷ
Với những đặc thù riêng biệt, việc nâng cao sự
tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong
phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa bàn Huyện
Đồng Hỷ cũng mang một số điểm cần lưu ý:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo, giải quyết việc làm và phát triển
nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kĩ
thuật cũng như các lớp bổ túc kiến thức cho
đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư
mở rộng các cơ sở đào tạo nghề cho thanh
niên dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn,
miền núi.
- Đẩy mạnh mối quan hệ giữa Nhà khoa học -
Doanh nghiệp - Hộ nông dân trong việc cập
nhật nhu cầu thị trường và chế biến. Tăng
hiệu quả thu nhập cho nông dân, đặc biệt là
các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
- Các cấp chính quyền, Đảng bộ nhanh chóng
triển khai các chương trình, đề án theo kế
hoạch trong Chương trình hành động của
Chính phủ về "tam nông", nhằm đưa chính
sách đi vào cuộc sống, giúp chương trình
mang lại hiệu quả sâu sắc, góp phần thay đổi
diện mạo, tạo sức sống mới cho nông nghiệp
ở cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1]. Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, quốc phòng an ninh các năm 2008-2010
của Huyện Đồng Hỷ.” - HĐND huyện Đồng Hỷ
[2]. Vũ Quang Hà, (2001), Các lý thuyết xã hội
học, Tập 1,2; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, (2001) Xã
hội học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[4]. Đỗ Hậu (2000) “Sự tham gia của cộng đồng
dân cư trong công tác quy hoạch đô thị ở Việt
Nam”, Thư viện Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5]. Nguyễn Đỗ Hương Giang (2010), “Nghiên
cứu sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài NCKHCN
cấp cơ sở năm 2010.
[7]. Nguyễn Thị Khánh Hoà (2009) “Sự tham gia
của phụ nữ trong dự án phát triển. Nghiên cứu
trường hợp dự án cấp nước tại Thị trấn Tiên Lãng
- Hải Phòng và Thị trấn Nà Phặc - Bắc Kạn”. Thư
viện Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[8]. TS. Trần Kiên, Phùng Kỳ (Chủ biên), (2000),
Làm giàu bằng kinh tế trang trại. Mô hình trang
trại trẻ, Nxb Thanh niên.
[9]. Phạm Văn Quyết, (2001), Phương pháp nghiên
cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[10]. UBND tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống
kê năm 2009.
[11]. Hoan D. Dias and B.W.E wickramanayake,
(1993), Rural development planing, Human
settlemen Division AIT Bangkok.
SUMMARY
THE PARTICIPATION OF ETHNIC MINORITIES COMMUNITIES IN THE
ECONOMIC DEVELOPMENT OF HOUSEHOLDS IN DONG HY DISTRICT,
THAI NGUYEN PROVINCE
Nguyen Do Huong Giang∗
College of Agriculture and Forestry - TNU
The family is a cellular component subjects have both social production and consumption.
International trend of the economy is going quickly now, the development of economic models of
households, especially in agriculture, rural areas experiencing certain difficulties. A very positive
actions should be noticed of the household economy is the emergence of farmers growing number
of households burst out self-sufficiency status, self-rising commodity production, in which way the
family farm developing strong and plays an important role in agricultural production, forestry and
fisheries. Within the scope of this study, we conducted research and evaluation capacity of ethnic
minority communities in economic development of households in Dong Hy district. Proposed
recommendations and proposals to enhance community capacity in the struggle for social and
economic development in the locality.
Key words: participation, ethnic minorities, economic development, household, Dong Hy District.
∗
Tel: 0979 871910, Email: giangndh@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tham_gia_cua_cong_dong_dan_toc_thieu_so_trong_phat_trien.pdf