Abstract: Physical properties of the production of right-handed neutrino at the ILC is
presented in this paper. An analytical form of the production cross section is calculated
by taking all initial helicity states of collider beams. Numerical calculation results show
that right-handed neutrinos can be produced because their Majorana masses are now
bounded by the electroweak scale. In consequence, the model of electroweak-scale righthanded neutrino can be tested at ILC (International Limear Collider) in future.
11 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tạo thành neutrino thuận trong mô hình máy gia tốc ILC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN TRONG MÔ
HÌNH MÁY GIA TỐC ILC
NGUYỄN NHƯ LÊ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Các đặc trưng vật lý của sự tạo thành neutrino thuận tại mô
hình máy gia tốc ILC sẽ được trình bày trong bài báo này. Biểu thức
giải tích của tiết diện ngang hiệu dụng được tính toán cho mọi trạng
thái xoắn ban đầu của chùm hạt va chạm. Kết quả tính số chỉ ra rằng
neutrino thuận có thể được tạo thành vì khối lượng Majorana tương
ứng nằm trong thang điện yếu. Do đó, mô hình khối lượng neutrino
thuận thang điện yếu có thể được kiểm chứng tại các máy gia tốc ILC
(International Linear Collider) trong tương lai.
Từ khóa: Neutrino thuận, ILC, Trạng thái xoắn.
1 GIỚI THIỆU
Mô hình chuẩn (MHC), được thiết lập vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, đã
thu được những thành công vang dội khi giải thích được nhiều hiện tượng của thế
giới vật lý hạt cơ bản và tương tác giữa chúng và có nhiều tiên đoán đã được khẳng
định bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, MHC vẫn tồn tại những khó khăn không giải
quyết được, trong đó có vấn đề khối lượng và sự dao động neutrino đã được phát
hiện bởi phòng thí nghiệm Super-Kamiokande [1]. Tiếp theo, giá trị khối lượng của
neutrino rất bé (dưới bậc eV) cũng là một vấn đề cần làm sáng tỏ.
Đã có nhiều mô hình mở rộng MHC được xây dựng để giải quyết vấn đề khối
lượng neutrino [2]. Đa số các mô hình đều cần đưa vào những neutrino mới với khối
lượng rất lớn, thậm chí cực lớn (sát thang năng lượng của thang thống nhất lớn cỡ
1015 GeV) và tương tác rất yếu hoặc không tương tác với các hạt trong MHC (tức
vật chất thông thường). Điều này gây trở ngại rất lớn cho việc phát hiện chúng để
kiểm nghiệm mô hình tương ứng. Để khắc phục khó khăn này, vào năm 2007, Phạm
Quang Hưng đã đề xuất mô hình khối lượng neutrino thuận thang điện yếu (EWνR)
với nhóm gauge tương ứng là SU(3)C×SU(2)W×U(1)Y [3], trong đó neutrino thuận
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 57-67
58 NGUYỄN NHƯ LÊ
(νR) nằm trong lưỡng tuyến SU(2)W và hạt song hành với nó là lepton mang điện
gương. Với đặc trưng này, neutrino thuận có thể tương tác với vật chất thông thường
và có khối lượng ở thang điện-yếu, nhỏ hơn 1 TeV, tức nằm trong vùng khả năng
kiểm nghiệm tại các máy gia tốc như máy gia tốc hadron lớn (LHC) hoặc máy gia
tốc tuyến tính quốc tế (ILC) trong tương lai. Neutrino thuận và bản chất Majorana
của neutrino có thể được dò tìm thông qua quá trình phân rã thành hai lepton cùng
dấu trong MHC [3, 4]. Như vậy, nghiên cứu sự tạo thành neutrino thuận trong các
máy gia tốc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm chứng thực nghiệm của mô
hình EWνR.
Trong bài báo này, tôi khảo sát yếu tố ma trận và tiết diện ngang hiệu dụng của sự
tạo thành của neutrino thuận thang điện yếu trong mô hình máy gia tốc ILC; từ đó
làm rõ số hạt neutrino thuận tạo thành tương ứng với giá trị năng lượng khối tâm
ban đầu của hệ electron và positron. Trước khi trình bày những vấn đề trên, mục 2
của bài báo này sẽ đề cập đến những đặc trưng chính của mô hình EWνR.
2 SƠ LƯỢC MÔ HÌNH EWνR
Mô hình EWνR không thay đổi nhóm gauge trong MHC, thay vào đó các thành phần
fermion và Higgs được thêm vào để đảm bảo khả năng kiểm nghiệm thực nghiệm và
ưu việt hóa mô hình [3, 4, 5]. Cụ thể, νR không trơ và có thể tương tác với các boson
W và Z. Ngoài ra, vì νR là thành viên của lưỡng tuyến nên có thể thu được số hạng
khối lượng Majorana của neutrino khi tam tuyến Higgs nhận giá trị kỳ vọng chân
không (VEV), phá vỡ đối xứng SU(2)W × U(1)Y . Theo đó, khối lượng MR có bậc
vào cỡ thang điện yếu, MR ∝ O(ΛEW ). Các đặc trưng chính của mô hình như sau
• Nhóm gauge: SU(3)C × SU(2)W × U(1)Y .
• Lưỡng tuyến fermion SU(2)W (M ký hiệu cho các fermion gương): lL =
(
νL
eL
)
;
lMR =
(
νMR
eMR
)
; qL =
(
uL
dL
)
; qMR =
(
uMR
dMR
)
.
• Đơn tuyến fermion SU(2)W : eR;uR, dR; eML ;uML , dML .
• Tam tuyến Higgs:
χ˜ =
1√
2
~τ · ~χ =
(
1√
2
χ+ χ++
χ0 − 1√
2
χ+
)
=
(
1, 3,
Y
2
= 1
)
, (1)
SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN TRONG MÔ HÌNH MÁY GIA TỐC ILC 59
ξ =
ξ+ξ0
ξ−
= (1, 3, Y
2
= 0
)
. (2)
Hai tam tuyến này có thể được kết hợp trong biểu diễn (3, 3) như sau [4]
χ =
χ0 ξ+ χ++χ− ξ0 χ+
χ−− ξ− χ0∗
. (3)
• Các lưỡng tuyến Higgs
Φ2 =
(
φ+1
φ01
)
=
(
1, 2,
Y
2
=
1
2
)
, (4)
Φ2M =
(
φ+2
φ02
)
=
(
1, 2,
Y
2
=
1
2
)
. (5)
• Đơn tuyến Higgs
φS = (1, 1,
Y
2
= 0). (6)
Mô hình EWνR được các nhà vật lý hạt đánh giá cao và có khả năng tồn tại trong
hệ thống lý thuyết vật lý hạt cơ bản do mô hình này thỏa mãn các điều kiện ràng
buộc chính xác điện yếu [5] và phù hợp với các dữ liệu thực nghiệm của boson Higgs
125 GeV [6].
3 YẾU TỐ MA TRẬN CỦA SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN
Khảo sát quá trình e−e+ → νRν¯R tại mô hình máy gia tốc ILC. Giản đồ Feynman
tương ứng với quá trình này được cho bởi hình 1. Khi kể đến các trạng thái xoắn,
quy tắc Feynman của quá trình
e−(p1, λ1)e+(p2, λ2)→ νR(p3, λ3)ν¯R(p4, λ4), (7)
cho ta yếu tố ma trậnMνRZ (λ1λ2;λ3λ4) là hàm của các giá trị
λi = ±, i = 1, 4 (+ : xoắn thuận;− : xoắn nghịch).
60 NGUYỄN NHƯ LÊ
Hình 1: Giản đồ Feynman của quá trình e+e− → νRν¯R.
Ta có
−iMνRZ = v¯(p2, λ2)
[
−igZγµ1
2
(CeV − CeAγ5)
]
u(p1, λ1)
−i
(
gµν − qµqνm2Z
)
sb −m2Z
×u¯(p3, λ3)
[
−igZγν 1
2
(CνRV + C
νR
A γ5)
]
v(p4, λ4)
=
1
4
ig2Z∆Z(sb)j
Zµ
e
(
gµν − qµqν
m2Z
)
jZννR , (8)
với sb = (p1 + p2)
2 = 4E2b , Eb là năng lượng khối tâm của hệ electron-positron,
∆Z(sb) =
1
sb −m2Z + iΓzmZ
và q là năng xung lượng của boson trung gian Z
qµ = (p1 + p2)
µ =
(
q0,~0
)
=
(
2Eb,~0
)
. (9)
Các dòng trung hòa được định nghĩa như sau
jZ
µ
e = v¯(p2, λ2)γ
µ (CeV − CeAγ5)u(p1, λ1), (10)
jZµνR = u¯(p3, λ3)γµ (C
νR
V + C
νR
A γ5) v(p4, λ4). (11)
Theo đó,
MνRZ = −
1
4
g2Z∆Z(sb)
[
jZe · jZµνR −
1
m2Z
(
q · jZµe
) (
q · jZµfM
)]
. (12)
Vì
q · jZµe = 0, (13)
q · jZµνR = 0, (14)
nên
MνRZ = −
1
4
g2Z∆Z(sb)
(
jZµe · jZµνR
)
. (15)
SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN TRONG MÔ HÌNH MÁY GIA TỐC ILC 61
MνRZ có thể được xác định trong hệ quy chiếu khối tâm thông qua các spinor xoắn
của các hạt trước và sau va chạm [8]. Các spinor xoắn của fermion có khối lượng m
có dạng sau
u+ =
√
E +m
c
seiφ
kc
kseiφ
, u− = √E +m
−s
ceiφ
ks
−kceiφ
, (16)
k =
p
E +m
=
βE
E +m
=
β
1 + m
E
=
β
1 + (1− β2)1/2 , (17)
với β =
(
1− 4m
2
sb
) 1
2
. Các spinor xoắn của các phản fermion như sau
v+ =
√
E +m
ks
−kceiφ
−s
ceiφ
, v− = √E +m
kc
kseiφ
c
seiφ
, (18)
trong đó ~p = (p sin θ cosφ, p sin θ sinφ, p cos θ), s ≡ sin
(
θ
2
)
và c ≡ cos
(
θ
2
)
. Như
Hình 2: Quá trình e+e− → νRν¯R trong hệ quy chiếu khối tâm.
thế, trong hệ quy chiếu khối tâm
pµ1 = (E, 0, 0, E), (θ = 0, φ = 0), (19)
pµ2 = (E, 0, 0,−E), (θ = pi, φ = pi), (20)
pµ3 = (E, βE sin θ, 0, βE cos θ), (θ, φ = 0), (21)
pµ4 = (E,−βE sin θ, 0,−βE cos θ), (pi − θ, φ = pi), (22)
62 NGUYỄN NHƯ LÊ
với E = Eb. Từ đây, các các spinor xoắn u(p1,±), v(p2,±), u(p3,±) và v(p4,±) được
cho dưới dạng
u(p1,+) =
√
E
1
0
1
0
, u(p1,−) = √E
0
1
0
−1
, (23)
v(p2,+) =
√
E
1
0
−1
0
, v(p2,−) = −√E
0
1
0
1
, (24)
u(p3,+) =
√
E +m
c
s
kc
ks
, u(p3,−) = √E +m
−s
c
ks
−kc
, (25)
v(p4,+) =
√
E +m
kc
ks
−c
−s
, v(p4,−) = √E +m
ks
−kc
s
−c
. (26)
Ngoài ra, nếu định nghĩa lại các hằng số
CfV = C
f
L + C
f
R, (27)
CfA = CL − CfR, (28)
thì
CfR = −Qf sin2 θW , (29)
CfL = I
f
3 −Qf sin2 θW , (30)
trong đó If3 , Qf và θW lần lượt là spin đồng vị, điện tích của fermion và góc Weinberg.
Khi các dòng trung hòa của các trạng thái xoắn được xác định, các yếu tố ma trận
trong phương trình (12) có thể được tính theo các trạng thái xoắn tương ứng. Dễ
dàng thấy rằng, tám yếu tố ma trận xoắnMνRZ (++;λ3, λ4) vàMνRZ (−−;λ3, λ4) triệt
tiêu. Tám yếu tố ma trận xoắn còn lại như sau:
MνRZ (+−,+−) = −
1
4
g2ZsbC
e
R∆Z(sb)
[
1 + (1− β2)1/2] (1 + cos θ)
SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN TRONG MÔ HÌNH MÁY GIA TỐC ILC 63
× [CνRL (1 + k)2 + CνRR (1− k)2] , (31)
MνRZ (+−,−+) = −
1
4
g2ZsbC
e
R∆Z(sb)
[
1 + (1− β2)1/2] (1− cos θ)
× [CνRL (1− k)2 + CνRR (1 + k)2] , (32)
MνRZ (+−,++) =
1
4
g2ZsbC
e
R∆Z(sb)
[
1 + (1− β2)1/2] (1− k2)
× (CνRL + CνRR ) sin θ, (33)
MνRZ (+−,−−) = −MνRZ (+−,++), (34)
MνRZ (−+,−+) =
1
4
g2ZsbC
e
L∆Z(sb)
[
1 + (1− β2)1/2] (1 + cos θ)
× [CνRL (1− k)2 + CνRR (1 + k)2] , (35)
MνRZ (−+,+−) =
1
4
g2ZsbC
e
L∆Z(sb)
[
1 + (1− β2)1/2] (1− cos θ)
× [CνRL (1 + k)2 + CνRR (1− k)2] , (36)
MνRZ (−+,++) =
1
4
g2Zsb∆Z(sb)C
e
L
[
1 + (1− β2)1/2] sin θ
× (CνRL + CνRR ) (1− k2), (37)
MνRZ (−+,−−) = −MνRZ (−+,++). (38)
4 TIẾT DIỆN NGANG CỦA SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN
Trong hệ quy chiếu khối tâm, tiết diện ngang hiệu dụng được cho dưới dạng
σ =
1
64pi2sb
p∗f
p∗i
∫
|MνRZ |2 dΩ. (39)
Đối với trường hợp máy gia tốc ILC, ta có p∗i = E, p
∗
f = βE. Theo đó, tiết diện
ngang hiệu dụng trở thành
dσ
d cos θ
=
β
32pisb
|MνRZ |2 , (40)
trong đó |M|2 được xác định khi lấy giá trị trung bình spin của chùm hạt tới e− và
e+ (trường hợp không phân cực)
〈|MνRZ |〉2 =
1
4
[|MνRZ (−−)|2 + |MνRZ (++)|2 + |MνRZ (−+)|2 + |MνRZ (+−)|2]
=
1
4
[|MνRZ (−+)|2 + |MνRZ (+−)|2] . (41)
Như vậy,
dσ
d cos θ
=
β
128pisb
(|MνRZ (−+)|2 + |MνRZ (+−)|2) , (42)
64 NGUYỄN NHƯ LÊ
với
|MνRZ (−+)|2 = |MνRZ (−+,−+)|2 + |MνRZ (−+,+−)|2
+ |MνRZ (−+,++)|2 + |MνRZ (−+,−−)|2 , (43)
|MνRZ (+−)|2 = |MνRZ (+−,−+)|2 + |MνRZ (+−,+−)|2
+ |MνRZ (+−,++)|2 + |MνRZ (+−,−−)|2 . (44)
5 KẾT QUẢ TÍNH SỐ
Để làm rõ hơn các kết quả thu được ở mục 4, tôi sử dụng phần mềm Mathematica
để tính số tiết diện ngang hiệu dụng của sự tạo thành neutrino thuận trong mô hình
máy gia tốc ILC. Hình 3 khảo sát sự phụ thuộc của σ(e+e− → ν¯RνR) vào khối lượng
của neutrino thuận khi
√
sb = 1 TeV. Trong mô hình EWνR, khối lượng của neutrino
thuận vào bậc thang điện-yếu nên giá trị của σ(e+e− → ν¯RνR) sẽ được khảo sát khi
mνR nằm trong giới hạn 100 GeV < mνR < 450 GeV. Hình 3 chỉ ra rằng giá trị của
σ(e+e− → ν¯RνR) giảm khi khối lượng mνR tăng và có độ lớn vào bậc của fb. Điều này
chứng tỏ neutrino thuận có thể được tạo thành đáng kể trong mô hình máy gia tốc
ILC. Cụ thể, nếu năng lượng khối tâm ban đầu của hệ là
√
sb = 1 TeV với độ trưng
Hình 3: Sự phụ thuộc của của σ(e+e− → ν¯RνR) vào khối lượng của neutrino thuận
khi
√
sb = 1 TeV.
tương ứng L = 1.8× 1038 m−2s−1 [7] và khối lượng của neutrino mνR = 200 GeV thì
số hạt neutrino thuận được tạo thành trong một giây bằng
N = σL = 212.10× 1.80× 1038 = 3.82× 10−3(hạt/s). (45)
SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN TRONG MÔ HÌNH MÁY GIA TỐC ILC 65
Tương tự, nếu năng lượng khối tâm ban đầu của hệ electron-positron Eb tăng từ
500 GeV đến 1 TeV thì tiết diện ngang hiệu dụng của quá trình σ(e+e− → ν¯RνR)
cũng được tính số khi khối lượng của neutrino được giả thiết mνR = 200 GeV. Hình
4 khảo sát sự phụ thuộc của σ(e+e− → ν¯RνR) vào
√
sb. Kết quả tính số cho thấy
tiết diện ngang hiệu dụng giảm khi
√
sb tăng và có giá trị trong khoảng từ 50 fb đến
200 fb, nghĩa là, νR có thể được tạo thành đáng kể trong giới hạn năng lượng của
máy gia tốc ILC.
Hình 4: Sự phụ thuộc của của σ(e+e− → ν¯RνR) vào √sb.
6 KẾT LUẬN
Trong bài báo này, tôi đã nghiên cứu sự tạo thành của neutrino thuận trong mô
hình máy gia tốc ILC thông qua yếu tố ma trận và tiết diện ngang hiệu dụng tương
ứng. Biểu thức giải tích của yếu tố ma trận và tiết diện ngang hiệu dụng đã được
tính cho tất cả các trạng thái xoắn của chùm hạt tới ban đầu electron và positron
trong trường hợp không phân cực. Kết quả tính số và vẽ đồ thị cho thấy giá trị
của tiết diện ngang hiệu dụng của sự tạo thành neutrino thuận có bậc vào cỡ fb khi
khối lượng của neutrino thuận nằm trong thang điện-yếu và năng lượng ban đầu của
chùm electron-positron vào cỡ TeV. Điều này chứng tỏ rằng neutrino thuận hoàn
toàn có thể được tạo thành với số lượng đáng kể trong mô hình máy gia tốc ILC. Do
đó, mô hình EWνR có thể được kiểm chứng trong thực nghiệm khi neutrino được
tạo thành và phân rã thành hai lepton cùng dấu trong MHC.
66 NGUYỄN NHƯ LÊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Y. Fukuda et al. [Super-Kamiokande Collaboration] (1998), “Evidence for oscillation
of atmospheric neutrinos”, Phys. Rev. Lett. 81, 1562.
[2] P. Minkowski (1977), “µ→ eγ at a rate of one out of 109 muon decays?”, Phys. Lett. B
67, 421; M. Gell-Mann, P. Ramond and R. Slansky (1979), Supergravity, Stony Brook;
T. Yanagida (1979), Proc. Workshop on Unified Theory and Baryon Number in the
Universe, KEK; S. L. Glashow (1980), Proc. The 1979 Cargese Summer Institute
on quarks and leptons, Plenum Press; R. N. Mohapatra and G. Senjanovic (1980),
“Neutrino mass and spontaneous parity nonconservation”, Phys. Rev. Lett. 44, 912; J.
Schechter and J. W. F. Valle (1980), “Neutrino masses in SU(2)⊗U(1) theories”, Phys.
Rev. D 22, 2227; V. Barger, D. Marfatia and K. Whisnant (2003), “Progress in the
physics of massive neutrinos”, Int. J. Mod. Phys. E12, 569 [arXiv: 0308123[hep-ph]];
R. N. Mohapatra et al. [arXiv: 0510213[hep-ph]]; G. Altarelli [arXiv: 0611117[hep-ph]].
[3] P. Q. Hung (2007), “A model of electroweak-scale right-handed neutrino mass”, Phys.
Lett. B 649, 275 [arXiv:0612004[hep-ph]].
[4] V. Hoang, P. Q. Hung and A. S. Kamat (2015), “Non-sterile electroweak-scale right-
handed neutrinos and the dual nature of the 125-GeV scalar”, Nucl. Phys. B 896, 611
[arXiv:1412.0343 [hep-ph]].
[5] V. Hoang, P. Q. Hung and A. S. Kamat (2013), “Electroweak precision constraints
on the electroweak-scale right-handed neutrino model”, Nucl. Phys. B 877, 190
[arXiv:1303.0428 [hep-ph]].
[6] S. Chatrchyan et al. [CMS Collaboration] (2012), “Observation of a new boson at a
mass of 125 GeV with the CMS experiment at the LHC”, Phys. Lett. B 716, 30; G.
Aad et al. [ATLAS Collaboration] (2012), “Observation of a new particle in the search
for the Standard Model Higgs boson with the ATLAS detector at the LHC”, Phys.
Lett. B 716, 1.
[7] H. Yamamoto (2013). The ILC project, In 19th International Symposium on Particle
Physics, Strings, and Cosmology, Taipei.
[8] M. Thomson (2013), Modern Particle Physics, Cambridge.
SỰ TẠO THÀNH NEUTRINO THUẬN TRONG MÔ HÌNH MÁY GIA TỐC ILC 67
Title: THE PRODUCTION OF RIGHT-HANDEDNEUTRINO AT THE FUTURE COL-
LIDER ILC
Abstract: Physical properties of the production of right-handed neutrino at the ILC is
presented in this paper. An analytical form of the production cross section is calculated
by taking all initial helicity states of collider beams. Numerical calculation results show
that right-handed neutrinos can be produced because their Majorana masses are now
bounded by the electroweak scale. In consequence, the model of electroweak-scale right-
handed neutrino can be tested at ILC (International Limear Collider) in future.
Keywords: Right-handed neutrino, ILC, Helicity state.
ThS. NGUYỄN NHƯ LÊ
Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐT: 0914 201 933
(Ngày nhận bài: 02/6/2016; Hoàn thành phản biện: 10/6/2016; Ngày nhận đăng: 25/6/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33_514_nguyennhule_10_nguyen_nhu_le_5654_2020323.pdf