Sự sống trên Trái Đất và trong vũ trụ
Tới nay chưa có bất cứ bằng chứng
cụ thể nào cho sự sống ngoài Trái
Đất.
Lý thuyết vật lý giới hạn khả năng di
chuyển trong không gian, việc một
vật thể bay từ nền văn minh khác
(thường gọi là UFO) tới được Trái
Đất là điều gần như không tưởng.
35 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự sống trên Trái Đất và trong vũ trụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN
VIETNAM ASTRONOMY & COSMOLOGY ASSOCIATION
Sự sống trên Trái Đất được mang
tới bởi các thiên thạch nguyên
thủy trong giai đoạn đầu của Hệ
Mặt Trời.
Trong các thiên thạch có các tinh
thể ngậm nước chứa một số hợp
chất hữu cơ đơn giản để tạo
thành sự sống.
Thiên thạch tác động lên tất cả
các hành tinh. Tuy nhiên các hành
tinh có điều kiện không phù hợp
sẽ không phát sinh được sự
sống.
Điều kiện vật lý để Trái Đất phát
sinh sự sống:
Tốc độ tự quay đủ để giữ được
khí quyển và điều hòa nhiệt
lượng.
Khoảng cách đến Mặt Trời cho
phép nước tồn tại ở dạng lỏng
trên bề mặt (vùng sống được).
Có bề mặt rắn, do sự tạo thành
muộn của Hệ Mặt Trời.
Đại thái cổ (Archaean): 3,8 đến
2,5 tỷ năm trước
Axit amin xuất hiện, các thể
sống đầu tiên hình thành trên cơ
sở của RNA.
Các thực thể đơn bào xuất hiện,
các khối lớn gọi là Stromatolite
tạo thành và bơm oxy vào đại
dương nhờ quang hợp.
Sắt bị oxy hóa chìm xuống đáy
biển tạo thành các quặng sắt.
Đại nguyên sinh (proterozoic):
2,5 tỷ đến 530 triệu năm trước
Thực vật đa bào xuất hiện cấu
tạo từ DNA.
850 triệu năm trước, đóng băng
toàn cầu kéo dài 200 triệu năm.
Nhờ núi lửa hoạt động, Trái Đất
nóng lên và sự sống tiếp tục
phát triển.
Cuối đại nguyên sinh, động vật
thân mềm xuất hiện, thực vật đa
bào bắt đầu lên mặt đất sau khi
khí quyển đã đầy oxy.
Đại cổ sinh (paleozoic): 530 đến
248 triệu năm trước
Bùng nổ Cambri.
505 triệu năm trước (kỉ Ordovic):
Đại dương xâm chiếm phía Bắc
Trái Đất.
Kỉ Silur và Devon (440-410 và
410-360 triệu năm trước): loài
cá xuất hiện trong đại dương.
Kỉ Devon, một loài cá là
Tetrapods dùng vây bò lên mặt
đất. Côn trùng phát triển với
kích thước lớn.
Kỉ Carbon (360 đến 286 triệu năm trước):
•Cây chết hàng loạt và tạo thành các mỏ than đá
•Xuất hiện động vật đẻ trứng trên cạn. Bò sát phát triển.
Kỉ Permi (286 đến 248 triệu năm trước):
•Bò sát có sự xuất hiện đặc điểm của động vật có vú
•Đại tuyệt chủng Permi (250 triệu năm trước) làm biến mất
trên 90% số loài (Tuyệt chủng lớn nhất lịch sử)
Đại trung sinh (Mesozoic): Bắt
đầu từ 248 triệu năm trước
Các sinh vật sống sót sau tuyệt
chủng bắt đầu phát triển trở lại.
Xuất hiện tổ tiên đầu tiên của
động vật có vú và con người.
Động vật có vú vẫn còn chưa
phát triển, do đây là giai đoạn
của khủng long.
Kỉ Trias (kỉ đầu tiên của Mesozoic): Khủng long phát triển
mạnh mẽ cả trên cạn, dưới nước và trên không.
Chúng thống trị Trái Đất tổng cộng khoảng 165 triệu năm.
Thời kì của khủng long dài tới mức thực tế cảnh này
không thể xảy ra vì từ Stegosaurus đến T-rex (~80 triệu
năm) còn dài hơn từ T-rex tới chúng ta (65 triệu năm).
Cuối kỉ Creta (65 triệu năm
trước), một tiểu hành tinh trong
Hệ Mặt Trời va chạm trực diện
với Trái Đất ở khu vực vịnh
Mexico ngày nay. Hệ quả của vụ
va chạm này gây ra sự tuyệt
chủng của hầu hết loài bò sát khi
đó.
Cũng nhờ cuộc tuyệt chủng này,
động vật có vú mới có cơ hội phát
triển tới ngày nay.
Đại tân sinh (Cenozoic)
Bắt đầu ngay sau tuyệt chủng
của khủng long.
60 triệu năm trước động vật có
vú lên khỏi lòng đất.
Chim tiến hóa từ bò sát, phát
triển với kích thước lớn.
55 triệu năm trước, động vật linh trưởng đầu tiên xuất
hiện. Đây là tổ tiên gần đầu tiên của loài người.
Tổ tiên thực sự đầu tiên của con
người xuất hiện cách đây 3,7 triệu
năm (đứng thẳng, đi bằng hai
chân).
Nguồn gốc loài người từ sự
chuyển từ trên cây xuống mặt đất
của linh trưởng ở châu Phi để
chống lại sa mạc hóa.
100.000 năm trước, con người có
trí tuệ mới tiến hóa thành, ra khỏi
châu Phi tới châu Âu và châu Á.
Khi vượn người Homo Sapien tiến lên châu Âu và châu Á
cũng là lúc Trái Đất bước vào kỉ băng hà.
12.000 năm trước, thời kì băng hà kết thúc kéo theo sự
tuyệt chủng của nhiều loài động vật.
Với việc khí hậu ổn định và sự phát triển trí tuệ, con
người tiến hóa và xây dựng nền văn minh cho tới nay.
Tìm kiếm sự sống ngoài
Trái Đất là mục tiêu lớn của
khoa học ngày nay với mục
đích:
-Tìm hiểu bản chất của
chính sự sống của chúng ta
-Tìm kiếm các điểm đến
mới cho con người trong
tương lai xa
-Tìm kiếm những dạng
sống khác và các “đồng
loại” của chúng ta trong vũ
trụ.
1- Thành phần hoá học : Khoảng 29 nguyên tố đóng vai trò
cho sự sống, trong đó chủ yếu là C, H, N, O, P, S – trong đó
đặc biệt là C, loại nguyên tử tạo nên nhiều hợp chất nhất.
2- Nguồn năng lượng: Sự sống trên Trái Đất sử dụng nguồn
năng lượng là ánh sáng Mặt Trời.
3- Môi trường, hay dung môi để các phản ứng xảy ra. Môi
trường của sự sống trên Trái Đất là nước lỏng. Do vậy một
hành tinh rất cần có nước để có thể có sự sống.
Thiên thể cần nằm trong “vùng sống được” để có thể có nước lỏng trên bề mặt.
Vùng sống được khác nhau ở các sao khác nhau.
Theo phân tích chính xác nhất, vùng sống được của Mặt Trời nằm ở khoảng
cách từ 0,5 đến 3 AU, tức là Sao Kim và Sao Hoả cùng nhiều tiểu hành tinh
thuộc vành đai chính nằm trong khu vực này.
Sao Kim có kích thước và khối
lượng gần giống Trái Đất, nhưng
nó có nhiệt độ bề mặt cao nhất Hệ
Mặt Trời, chu kỳ tự quay lớn hơn
cả chu kỳ quỹ đạo và khí quyển
quá nhiều CO2.
Có giả thiết cho rằng có sự sống vi
sinh vật lơ lửng ở độ cao khoảng
50 đến 65 km.
Sao Hỏa luôn là mối quan tâm hàng
đầu để tìm kiếm nơi cho phép sự sống
trong Hệ Mặt Trời.
Nghiên cứu thu được từ Curiosity và
Opportunity cùng nhiều hình ảnh chụp
từ không gian cho thấy Sao Hoả từng
có nước trong quá khứ.
Sao Hoả có thể là nơi được coi là có
nhiều tiềm năng sống được cho con
người trong tương lai.
Một số vệ tinh của Sao Mộc và Sao Thổ cũng
có điều kiện để có thể cho phép sự sống.
Tuy nhiên, tới nay chưa có bất cứ bằng chứng
cụ thể nào về sự sống trên các thiên thể này.
Nhiều niềm tin cho rằng văn minh ngoài Hệ Mặt Trời
từng tới Trái Đất, qua các “UFO”. Tuy nhiên tới nay
chưa có bất cứ bằng chứng nào cụ thể.
Việc tìm kiếm các hành tinh có thể có khả năng có sự
sống dựa trên cơ sở chính là theo dõi các sao và tìm
các hành tinh nằm trong vùng sống được của chúng.
Tới nay, đã có hơn 3.500 ngoại
hành tinh được phát hiện thuộc
hơn 2.600 hệ hành tinh, nhiều hệ
trong số đó là hệ nhiều hành tinh.
Chỉ có hơn 40 hành tinh trong số
đó có khả năng có bề mặt rắn và
nằm trong vùng sống được. Trong
đó chỉ có 14 hành tinh là nằm trong
vùng sống được một cách “tương
đối trọn vẹn”.
TRAPPIST-1 cách Mặt Trời
39,5 năm ánh sáng.
Đã phát hiện 7 hành tinh
dạng Trái Đất trong hệ này, 3
trong số đó nằm trong vùng
sống được.
Tới nay chưa có bất cứ bằng chứng
cụ thể nào cho sự sống ngoài Trái
Đất.
Lý thuyết vật lý giới hạn khả năng di
chuyển trong không gian, việc một
vật thể bay từ nền văn minh khác
(thường gọi là UFO) tới được Trái
Đất là điều gần như không tưởng.
Phương trình Drake được viết năm 1961 bởi Frank Drake.
Đến nay, thực tế phương trình này chưa được chứng minh
và chưa đưa ra được con số đáng tin cậy.
Diễn giả : ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN
Biên tập nội dung : TOÀN NGỌC ÁNH, ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN
VIETNAM ASTRONOMY & COSMOLOGY ASSOCIATION
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-09_life_051_2049658.pdf