Sứ mệnh của một doanh nghiệp
Sứ mệnh của một doanh nghiệp
Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác định một cách rõ ràng. Mintzberg định nghĩa về sứ mệnh như sau: “Một sứ mệnh cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hoá và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó”. Một sứ mệnh kinh doanh rõ ràng phải có đủ các nhân tố sau: 1. Mục đích: Tại sao doanh nghiệp lại tồn tại? Có phải nó tạo ra của cải cho những cổ đông ? Có phải nó tồn tại để thoả mãn nhu cầu của tất cả những người sáng lập và điều hành doanh nghiệp (bao gồm cả người làm công và xã hội nói chung?)
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sứ mệnh của một doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sứ mệnh của một doanh nghiệp
Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được
xác định một cách rõ ràng. Mintzberg định nghĩa về sứ mệnh như sau: “Một sứ
mệnh cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh
hàng hoá và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách
hàng của nó”.
Một sứ mệnh kinh doanh rõ ràng phải có đủ các nhân tố sau:
1. Mục đích:
Tại sao doanh nghiệp lại tồn tại? Có phải nó tạo ra của cải cho những cổ đông ?
Có phải nó tồn tại để thoả mãn nhu cầu của tất cả những người sáng lập và điều
hành doanh nghiệp (bao gồm cả người làm công và xã hội nói chung?)
2. Chiến lược và quy mô chiến lược
Một tuyên bố sứ mệnh đưa ra lý luận kinh doanh cho doanh nghiệp và do vậy cần
xác định hai điểm:
- Những sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp (và do đó xác định vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp)
- Năng lực của doanh nghiệp thông qua đó doanh nghiệp thử nghiệm những
phương pháp cạnh tranh của mình.
Quy mô chiến lược của một doanh nghiệp là phạm vi hoạt động của nó. Quy mô
này sẽ do các nhà quản trị thiết lập. Ví dụ, những phạm vi có thể được xác định về
mặt địa lý, thị trường, phương pháp kinh doanh, sản phẩm v.v… Những quyết
định quản trị liên quan đến quy mô chiến lược sẽ xác định bản chất của doanh
nghiệp.
3. Các chính sách và tiêu chuẩn hành vi ứng xử:
Một sứ mệnh cần phải cụ thể hoá thành những hành động hàng ngày. Ví dụ, nếu
sứ mệnh kinh doanh bao gồm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì các
chính sách và tiêu chuẩn cần phải được tạo ra và được giám sát để có thể kiểm tra
được việc cung cấp dịch vụ đó.
Những chính sách này có thể bao gồm cả việc giám sát tốc độ trả lời những cú
điện thoại gọi đến trung tâm bán hàng qua điện thoại, số lượng những khiếu nại từ
khách hàng hay hay những thông tin phản hồi tích cực từ phía khách hàng thông
qua các bản câu hỏi thăm dò ý kiến.
4. Các giá trị và văn hoá
Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường không được nói ra
của những người làm việc trong doanh nghiệp. Những giá trị này bao gồm:
- Những nguyên tắc của doanh nghiệp (ví dụ như chính sách xã hội, các cam kết
đối với khách hàng)
- Lòng trung thành và cam kết (ví dụ như những người làm công cảm thấy thoả
mãn được những mục tiêu cá nhân trong lợi ích chung của doanh nghiệp hay
không. Và doanh nghiệp có chứng tỏ được sự tôn trọng cam kết và lòng trung
thành đối với những nhân viên của mình không).
- Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi - một ý nghĩa to lớn của sứ mệnh
giúp tạo ra một môi trường làm việc trong đó có những mục đích chung.
5. Tuyên bố sứ mệnh đóng vai trò gì trong việc lập kế hoạch marketing?
Trên thực tế, một tuyên bố sứ mệnh đúng đắn có thể làm sáng tỏ 3 điểm sau:
- Nó đưa ra nét chính về kế hoạch marketing cần tìm như thể nào để hoàn thành sứ
mệnh.
- Nó đưa ra một cách thức để đánh giá và kiểm tra kế hoạch marketing, liệu những
quyết định marketing có phù hợp với sứ mệnh đó không?
- Nó tạo ra động lực để thực hiện kế hoạch marketing.
Sản phẩm đang ở chỗ nào?
Mọi sản phẩm “có dán nhãn” đều có đời sống riêng của nó. Và trong thị trường
đổi mới từng ngày, giống như mọi thứ trên đời, chúng cũng bị già đi và thậm chí
có thể chết.
Bài viết này không có ý đề cập tới việc đối phó với các thay đổi mà nói đến cách
xác định vai trò của sản phẩm trong cơ cấu kinh doanh của một công ty sản xuất
hoặc phân phối sản phẩm.
Có một cách phân loại sản phẩm trong nội bộ công ty khá vui do các nhà
marketing phương Tây đề xuất mà chúng ta có thể tham khảo. Đó là phân sản
phẩm thành bốn loại theo “tỷ suất lợi nhuận” của chúng. Xin chia sẻ cùng các bạn.
Bốn loại sản phẩm này được đặt tên như sau:
1. Ngôi sao: đây là những sản phẩm đang có thành công vượt bực về doanh số
hoặc lợi nhuận, thường là do nhu cầu đang tăng lên mạnh.
2. Bò sữa: đây là những sản phẩm đang có mức doanh số và lợi nhuận tương đối
ổn định, đều đặn, chưa bị đe dọa hoặc tấn công bất ngờ.
3. Dấu hỏi: là những sản phẩm có tiềm năng nhưng doanh số và lợi nhuận phập
phù khó đoán khi nào nó sẽ tăng vọt, ổn định hay sẽ suy sụp.
4. Chó mực: là những sản phẩm không có lợi nhuận, có doanh số hoặc lợi nhuận
sút giảm đáng kể, thậm chí đang bị lỗ nặng.
Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với ít nhất một trong bốn
trạng thái này của các sản phẩm của mình. Việc đánh giá và xử lý đúng đắn với
từng trạng thái sản phẩm thường mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát
triển của sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
Trong thực tế thì các trạng thái này lại luôn “động” và chuyển hóa cho nhau, ví dụ
sản phẩm hôm nay là “ngôi sao” thì mai lại có thể hạ xuống “bò sữa” và cũng có
thể về “dấu hỏi” hay “chó mực” không chừng. Sản phẩm “chó mực” khó vượt cấp
thành “ngôi sao” nhưng cũng không phải là không thể, song nó lại không thể
chuyển hóa thẳng ra “bò sữa” được mà phải qua “ngôi sao” hoặc “dấu hỏi”.
Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản về cách xử lý với từng trạng thái sản phẩm,
hy vọng gợi được một vài ý cho các nhà quản lý.
1. Các sản phẩm “ngôi sao” đều nằm ở tình trạng rất dễ bị tổn thương, chúng bị
cả khách hàng lẫn đối thủ để ý, bị soi xét và phê bình ở mức độ cao. Khi đang sở
hữu sản phẩm thuộc loại này, nhà doanh nghiệp nên lưu ý một số điểm sau:
- Nếu sản phẩm thuộc loại mới nhưng không “độc” (tức là có thể bị thay thế bởi
một sản phẩm tương tự) thì doanh nghiệp nên làm một việc hơi ngược đời là bằng
mọi cách đưa nó về trạng thái “bò sữa” càng nhanh càng tốt. Giảm khuếch trương
bán hàng, kiềm chế doanh số trong phạm vi mà mình đạt được lợi nhuận hợp lý.
Ngắn gọn là phải kiềm chế “lòng tham vô đáy”.
- Nếu sản phẩm thuộc loại hàng “độc” thì khi thấy bất kỳ dấu hiệu suy giảm nào
về doanh số, bạn phải điều tiết, thậm chí ngừng ngay các hoạt động quảng cáo và
khuyến mãi tốn kém, điều chỉnh lại cơ cấu giá và hệ thống phân phối cũng như cơ
cấu sản phẩm. Doanh số giảm là biểu hiện thị trường đã “no” - về khối lượng hoặc
về tâm lý (nhiều người có sản phẩm này khiến hàng không còn “độc” nữa).
Ví dụ rõ nhất là các sản phẩm thời trang. Khi số khách hàng mục tiêu đã “vơi” thì
số còn lại sẽ không mua nữa, không phải vì họ thiếu tiền hay do dự chờ giảm giá
mà vì họ muốn mua hàng khác cho đỡ bị “đụng”.
2. Với sản phẩm “bò sữa”, điều kỵ nhất là khi bạn cho rằng sản phẩm này đã ổn
định nên “không phải làm gì nhiều” với nó, chỉ cần duy trì và mở rộng phân phối
là xong. Thực ra lên phương án kế hoạch cho loại sản phẩm này lại cực kỳ khó.
Doanh nghiệp thường chủ quan cho là cứ làm như đang làm là được, chẳng có lý
gì đổi mới cho tốn kém. Thực tế trong thương trường hiện đại, chỉ những công ty
lớn mới nuôi nổi những con “bò sữa” này sống lâu được.
Các doanh nghiệp nhỏ hoặc ít kinh nghiệm thường để “mất bò mới lo làm
chuồng”. Khi có “bò sữa” doanh nghiệp nên:
- Chủ động chuẩn bị kế hoạch và phương án thay thế, trẻ hóa “bò sữa”. Ví dụ
nghiên cứu các sản phẩm thuộc “thế hệ mới” hoặc “đời sau” để làm vũ khí khi gặp
đối thủ hoặc khi sản phẩm bị “nhàm chán”.
- Không nhất thiết cứ phải chờ tới khi doanh số rơi hoặc đối thủ ra mắt thì mới
thay thế, mà phải thay thế ngay khi thấy điều kiện thuận lợi.
- Lưu ý là không đưa sản phẩm “khác dòng” để thay thế mà chỉ nâng cấp. Nhiều
doanh nghiệp lấy “bò kéo” thay “bò sữa” và đã phải lãnh hậu quả.
3. Với sản phẩm “dấu hỏi”, khi doanh số cùng lợi nhuận trồi sụt không ổn định,
doanh nghiệp nên tìm hiểu xem thông tin, quảng cáo của mình tới người tiêu dùng
đã đầy đủ chưa? Hệ thống phân phối có vấn đề không? Tính thời vụ của loại sản
phẩm này thế nào? Đối thủ cạnh tranh có triển khai kế hoạch gì đặc biệt không?
Nền kinh tế chung của địa phương có ổn định không? Những ngành hàng liên
quan có những biến động gì? Trên những cơ sở này, doanh nghiệp có thể đưa ra
những quyết định khác nhau như tiếp tục duy trì hiện trạng, tăng cường quảng cáo,
khuyến mãi hay chấm dứt kinh doanh mặt hàng đó.
4. Sản phẩm “chó mực”. Nhanh chóng hoặc lâu dài thì hầu hết các sản phẩm đều
đã từng nằm trong tình trạng này. Doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố:
- Nếu không phải là sản phẩm mới và tình trạng lỗ lã đã “nằm ngoài tầm kiểm
soát” thì cách tốt nhất là dừng ngay để tránh lỗ thêm.
-Trong trường hợp “mất kiểm soát” nhưng nó là sản phẩm mới vào thị trường lại
là sản phẩm duy nhất hoặc sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp thì phải chi viện
mạnh để nắm lại thế kiểm soát vững vàng.
- Tuyệt đối không để mất tinh thần trong hoạt động bán hàng. Bởi vì không có
nhiều sản phẩm gặp may mắn và thành “ngôi sao” rồi “bò sữa” ngay khi mới xuất
hiện.
- Tính quyết đoán, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm của nhà doanh nghiệp sẽ
đóng vai trò sống còn với các sản phẩm ở trạng thái này. Phong cách quản lý kiểu
“chắc ăn” là không thích hợp và chỉ mang lại những hậu quả nghiêm trọng hơn.
- Việc nâng cấp sản phẩm không mang lại nhiều hy vọng nếu không được tiến
hành đồng bộ với một cách tiếp cận mới, thậm chí một bộ máy tổ chức mới.
Hy vọng một số gợi ý này có thể giúp các doanh nghiệp “gỡ rối” được trong một
vài tình huống quản lý cũng như cảnh giác hơn với những kết quả “khả quan” vừa
đạt được ngõ hầu duy trì được hiệu quả kinh doanh dài hơi trong nền kinh tế đang
vận hành với tốc độ ngày một cao ở nước ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sứ mệnh của một doanh nghiệp.pdf