Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh thục ca của Nguyễn Thị Bích

Qua những đoạn thơ trên đây, chúng ta có thể thấy rằng bà Lễ tần Nguyễn Thị Bích đã dùng lời văn thanh thoát, bố cục từng sự kiện rõ ràng. Mặc dù bài diễn ca được viết trong một giai đoạn ngắn, nhưng giá trị của nó đối với lịch sử Việt Nam thì vô cùng lớn. Bà Lễ tần lại chính là người trong cuộc viết về những sự kiện lịch sử mắt thấy tai nghe, nên chúng ta có thể thấy rõ sự kiện lịch sử một cách chân thực và đáng tin cậy. Trong đó, đặc biệt Hạnh Thục ca giúp cho chúng ta có cái nhìn chân thực và khá chi tiết về các sự kiện ngay tại kinh đô khi thất thủ. Ngoài ra bài diễn ca còn giúp bổ sung nhiều tình tiết lịch sử trong giai đoạn bi hùng đó của đất nước.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh thục ca của Nguyễn Thị Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 63 SỰ KIỆN THẤT THỦ KINH ĐÔ TRONG HẠNH THỤC CA CỦA NGUYỄN THỊ BÍCH Lê Văn Thi Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: thilevan1010@gmail.com TÓM TẮT Vào thế kỷ XIX, Thất thủ kinh đô là một sự kiện lớn của Việt Nam nói chung và của người dân Thừa Thiên Huế nói riêng. Chính biến này đã được rất nhiều tác giả viết thành thơ, thành truyện trong đó có bà Lễ tần Nguyễn Thị Bích với tác phẩm “Hạnh Thục ca”. Bài ca được viết bằng chữ Nôm, dài 1038 câu lục bát, có thể chia làm 5 đoạn. Đoạn thứ nhất: tóm lược lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng đến Nguyễn; đoạn thứ hai: kể việc Pháp sang đánh chiếm nước ta; đoạn thứ ba: giao thiệp giữa ta và nước Pháp; đoạn thứ tư: vua Hàm Nghi đi lánh nạn; và đoạn thứ năm: nói về vua Đồng Khánh và vua Thành Thái. Bài viết này chủ yếu tập trung vào sự kiện Thất thủ kinh đô năm 1885 và qua đây giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về sự kiện đó, đồng thời còn giúp bổ sung nhiều tình tiết lịch sử trong một giai đoạn bi hùng của đất nước. Từ khóa: Hạnh Thục ca, Nguyễn Thị Bích, Thất thủ kinh đô. Chính biến Thất thủ kinh đô ngày 23 tháng 5 năm Ất dậu (7.1885) là một sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đã hằn sâu trong tâm thức và trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế từ đó cho đến nay. Từ đó đã thành lệ, phần lớn các gia đình người Huế đều thiết lễ cúng cô hồn từ ngày 23 đến 30 tháng 5 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ binh lính, những người dân vô tội đã mất trong chính biến ấy. Nhân dịp 130 năm ngày Thất thủ kinh đô, chúng tôi xin giới thiệu về sự kiện này qua tác phẩm Hạnh thục ca (幸蜀歌) của Lễ tần Nguyễn Thị Bích. 1. Sự kiện Thất thủ kinh đô Ngày 4 tháng 7 năm 1885 (tức 22 tháng 5 năm Ất dậu), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ1 và đồn Mang Cá2 là hai địa điểm đóng quân của Pháp. Đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp đang khao thưởng quân đội thì Tôn Thất Thuyết ra hiệu lệnh cho quân sĩ đồng loạt tấn công vào đồn Mang Cá; đồng thời, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân sĩ cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ 1 Nay là khu vực thuộc trường Đại học Sư phạm Huế 2 Nay là doanh trại quân đội Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị Bích 64 Pháp. Tiếng đại bác vang rền khắp kinh thành. Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn cố thủ để chờ trời sáng. Sáng ra, quân Pháp phản công; dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí then chốt và tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa rồi tiến vào Đại nội. Quân lính của triều đình bị phản công bất ngờ, ban đầu còn chống cự rất anh dũng, nhưng về sau, do lực lượng quân Pháp quá mạnh nên quân ta đã thất bại. Theo Đỗ Bang: “Thiệt hại về phía Pháp có 4 sĩ quan và 19 binh lính thiệt mạng, 64 tên khác bị thương. Trong khi đó về phía triều đình có chừng 1.500 quân thương vong và khoảng 7.800 người dân vô tội chết và bị thương. Lửa đạn chiến tranh đã tiêu huỷ tất cả, Huế trở nên hoang tàn, đổ nát, tràn ngập cảnh chết chóc, tang thương.”3 Sáng ngày 23 âm lịch, vua Hàm Nghi rời khỏi Huế, xa giá ra Quảng Trị. Nguyễn Văn Tường được lệnh ở lại sắp xếp mọi việc và Pháp buộc ông trong hai tháng phải thu xếp để đưa vua Hàm Nghi và Tam cung về kinh thành. Nhưng ông chỉ đưa được Tam cung trở về kinh nên bị Pháp buộc tội và chịu lưu đày viễn xứ. Trong khi đó, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) rồi phát động phong trào Cần vương. 2. Lễ tần Nguyễn Thị Bích và tác phẩm Hạnh thục ca Theo Đại Nam liệt truyện: Lễ tần Nguyễn Thị Bích tự là Lang Hoàn. Người huyện An Phước, đạo Ninh Thuận4, là con gái thứ 4 của Nguyễn Nhược Sơn làm chức Bố chánh sứ Thanh Hóa, được hàm Hộ lý Tổng đốc. Mẹ họ Nguyễn, hàm Thục nhân. Lúc mang thai, mộng thấy sao Bích sa vào miệng, đến lúc sinh con gái, đặt tên là Bích5. Nguyễn Thị Bích lúc bé thông minh và có tiếng giỏi văn học. Niên hiệu Tự Đức năm đầu (1848), bà mới 19 tuổi6, Phụ chính đại thần Lâm Duy Nghĩa làm biểu dâng lên vua, trong hôm đó có một buổi ngâm thơ vịnh cảnh, vua Tự Đức ra đề thơ là Tảo mai7, và bài họa của Nguyễn Thị Bích được nhà vua chấm hay nhất, trong đó có hai câu thơ nổi tiếng: "Nhược giao dụng nhữ hóa canh vị - Nguyên tác lương thần phụ hữu Thương"8. Vua khen hay và thưởng cho 20 đĩnh bạc, tuyển vào cung, sung làm việc ở Viện Thượng nghi. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), phong làm Tài nhân, được hầu trực trong cung, thường đi theo hầu vua và đã nhiều lần ứng chế. Vua thấy bà là người thông minh, kính cẩn nên dạy cho cách làm thơ gọi là “Thiên tử nữ môn sinh”9. Năm Tự Đức thứ 13 (1860) được phong làm Mỹ nhân, rồi phong tiếp làm Quý nhân, và đến năm thứ 21 (1868) được tấn phong làm Tiệp dư. Khi vua Kiến Phúc và Đồng Khánh chưa lên ngôi, vua Tự Đức sai bà dạy về kinh điển cho 3 Xem tài liệu tham khảo số 5. 4 Nay là tỉnh Ninh Thuận. 5 Hiện nay có một số tài liệu ghi tên bà là Nguyễn Thị Nhược, Nguyễn Thị Nhược Bích. Nhưng theo tôi, căn cứ vào Đại Nam liệt truyện thì tên thật của bà phải là Nguyễn Thị Bích. 6 Nguyễn Thị Bích sinh vào năm 1829. 7 Nghĩa là hoa mai nở sớm 8 Nghĩa là: Nếu bảo dùng người cho vừa vị canh, thì xin làm người lương thần giúp nhà Thương. 9 Tức là người học trò nữ của vua TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 65 hai ông và luyện tập công việc cho những người nội đình, do đó trong cung thường gọi bà là Tiệp dư phu tử. Năm Tự Đức thứ 36 (1883), vua băng hà, phàm những ý chỉ, sắc dụ của hai cung 10 đều do bà Lễ tần làm ra. Vào tháng 5, năm Hàm Nghi thứ nhất (1885), kinh thành Huế có biến, bà hộ giá hai cung ra Quảng Trị và có làm bài ca bằng chữ Nôm, đặt tên là Hạnh Thục quốc âm ca11. Khi trở về, các sắc phụng chiếu thư đều do bà viết ra và việc gì cũng xứng ý cả. Năm Thành Thái thứ 4 (1892) bà Từ Dụ vì thương bà khó nhọc nên tấn phong làm Tam giai Lễ tần. Đến tháng 11, năm Duy Tân thứ 3 (1909) bà qua đời, thọ 80 tuổi lăng mộ đặt tại làng Dương Xuân thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Theo Trần Trọng Kim, bà Nguyễn Thị Bích lấy nhan đề bài thơ là Hạnh Thục ca vì bà thấy hoàn cảnh triều Nguyễn lúc bấy giờ phải bỏ kinh thành chạy ra Quảng Trị và Quảng Bình cũng giống như hoàn cảnh triều đình nhà Đường ở Trung Quốc, vua Đường Minh hoàng bị giặc An Lộc Sơn đánh, phải bỏ kinh thành Trường An chạy vào đất Thục để lánh nạn. Trong chữ Hán khi vua đi đến đâu thì gọi là “hạnh 幸”, “hạnh Thục” tức là vua đến đất Thục.12 Bài thơ dài 1038 câu được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát. Trần Trọng Kim đã chia tác phẩm này thành 50 tiểu đoạn, tiểu đoạn 1: Sự kế truyền ở nước Việt Nam (v.v) và đến tiểu đoạn thứ 50: Lễ bát tuần bà Thái hậu. Nhưng theo bản sao tác phẩm Hạnh thục ca của trường Viễn đông bác cổ thì chúng ta có thể chia tác phẩm này thành 5 đoạn. Đoạn thứ nhất: tóm lược lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng qua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn; đoạn thứ hai: kể việc Pháp đánh chiếm nước ta; đoạn thứ ba: việc giao thiệp giữa nước ta và nước Pháp; đoạn thứ tư: vua Hàm Nghi đi lánh nạn; và đoạn thứ năm: nói về vua Đồng Khánh và vua Thành Thái13. Bài trường ca này mặc dù chỉ được viết trong một giai đoạn lịch sử khoảng 30 năm từ khi Pháp xâm lược 1858 đến lúc vua Thành Thái lên ngôi năm 1889, nhưng nó có giá trị rất lớn vì trong thời gian này đất nước đã trải qua nhiều biến cố lịch sử như Pháp xâm lược; cảnh tứ nguyệt tam vương14; sự kiện thất thủ kinh đô; phong trào Cần Vương v.v Về lời văn, việc chép sử theo lối diễn ca là việc làm khá phổ biến ở nước ta thời quá khứ, ngay trong giai đoạn này, bên cạnh Hạnh Thục ca còn có các tác phẩm loại sử diễn ca như Đại Nam quốc sử diễn ca15 và Việt sử diễn nghĩa16. Trong bài Hạnh Thục ca, sự kiện Thất thủ kinh đô được tác giả viết trong 233 câu lục bát, từ câu 537 đến câu 770. Qua đó tác giả đã phản ánh những diễn biến xảy ra trong triều đình nhà Nguyễn từ lúc Tôn Thất Thuyết cho lập đồn quân sự ở Tân Sở, rồi cho quân nổ phát súng 10 Hai cung gồm bà Từ Dụ, mẹ vua Tự Đức và bà Trang Ý, vợ cả của vua Tự Đức. 11 Bài ca bằng quốc âm nói về xe vua đến đất Thục. 12 Nguyễn Thị Nhược, Hạnh Thục ca, NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1950, Trần Trọng Kim biên, phiên dịch. 13 Bản sao của trường Viễn đông bác cổ mang số hiệu AB 193, Tiêu đề: Hạnh Thục ca; tiền triều Lễ tần Nguyễn Thị Nhược trứ; Phong An tàng cảo, hiện được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Yale – Hoa Kỳ. 14 Trong thời gian 4 tháng đã có 3 vị vua liên tục kế vị đó là Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc. 15 Đại Nam quốc sử diễn ca do Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái biên soạn, sách đã được xuất bản và tái bản nhiều lần. 16 Việt sử diễn nghĩa do các tác giả Tôn Thất Hân, Hồng Nhung và Hồng Thiết biên soạn., Phan Đăng phiên âm, chú giải và giới thiệu, NXB Khoa học Xã hội 2015. Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị Bích 66 đầu tiên vào quân Pháp, quân ta thất bại, kinh thành thất thủ và vua Hàm Nghi xa giá ra Quảng Trị để dấy binh khởi nghĩa. Bài thơ miêu tả diễn biến tâm lý tác giả là một phi tần của hoàng triều, với tâm trạng lo lắng cho an nguy của dân tộc, của triều đình. Trong bài thơ còn thể hiện những đoạn đối thoại chân thực của vua, hoàng hậu và các vị quan, quân nhà Nguyễn trong lúc đang tháo chạy ra Quảng Trị. Song song với Hạnh Thục ca, sự kiện thất thủ kinh đô còn được thể hiện qua những bài thơ, vè trong dân gian như Vè Thất thủ kinh đô, Thất thủ kinh đô tân truyện... Nhưng những tác phẩm này thường miêu tả những diễn biến xảy ra bên ngoài kinh thành như cảnh dân chúng hoang mang tìm đường thoát thân, cảnh chết chóc đau thương, rồi cảnh những người thợ mất việc làm... Còn tác phẩm Hạnh Thục ca lại miêu tả những diễn biến từ bên trong, mô tả xác thực cảnh chạy loạn và tâm trạng của vua, tam cung lục viện cùng quan quân trên đường xa giá ra Quảng Trị. Vì vậy, có thể nói Hạnh Thục ca có giá trị thật sự to lớn đối với việc nghiên cứu, đánh giá lịch sử và cho chúng ta cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về sự kiện thất thủ kinh đô. Mở đầu sự kiện Thất thủ kinh đô, tác giả nhắc đến sự hiềm khích giữa Tôn Thất Thuyết với khâm sứ Pháp. Việc tôn17 vừa mới thảnh thơi, Cậy oai Tây lại dở bài mạn khinh. Hiếp lần Tây đã chẳng vì, Chọc gan Tôn Thuyết chiến cơ quyết rầy. Biết được sự việc chẳng lành nên Tôn Thất Thuyết đã cho lập đồn quân sự ở Tân Sở ở Quảng Trị, phòng khi thất bại đến đó để nuôi binh, phục quốc. Việc đồ trước mới liệu phương, Lập nơi Tân Sở tính đường vững chân. Bao nhiêu bảo vật kim ngân, Chất vào đài gánh dần dần đem đi. Khi Thống tướng Pháp lúc đó là De Courcy vào Huế và muốn gặp Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết để bàn việc nước, nhưng Tôn Thất Thuyết đã viện cớ bị bệnh để từ chối không đến. Văn Tường trước tới một mình, Trình rằng Tôn Thuyết chưa lành bệnh ngay. Nhưng viên thống tướng Pháp quyết ép để Tôn Thất Thuyết phải đến gặp: Nếu mà cứ cưỡng không đi, Quyết rày bắt quách chẳng vì chẳng tha. Đứng trước tình hình như vậy, Tôn Thất Thuyết đã khởi binh tấn công đồn đóng quân của Pháp tại Mang Cá và Khâm sứ Pháp ngay trong tối ngày 4 tháng 7 (nhằm ngày 22 tháng 5 âm lịch). Khuyên can chúng thẩy hết điều, Cất thầm Tôn Thuyết dậy liều nửa đêm. Phen này may rủi thử xem, Đã đành cô chú quyết thầm đánh vây 17 Nói việc tấn tôn vua Hàm Nghi lên ngôi. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 67 Chẳng cho ai biết ai hay, Cũng chẳng tấu đạt, một tay thiện hành. . Ầm ầm tiếng súng khắp trời, Khói hun mù đất, lửa ngời lòa mây. Canh tư tháng phụ chưa hay, Canh năm nghe báo rất may mừng lòng. Bình đài thu phục đã xong, Lầu Tây đương đốt, lửa giong bốn bề. Phen này Tây ắt phải về, Ngửa nhờ trời đất phù trì lắm thay. Sau những phát súng đầu tiên đầy khí thế của quân ta, cứ tưởng rằng phía Pháp đã thất bại, nhưng ai ngờ rằng khi tiếng pháo của ta vừa dứt, thì quân Pháp đồng loạt tấn công khiến cho quân ta thất bại: Ai ngờ Tây rất quá khôn, Để ta bắn trước, thảy luồn nép đi. Ở ta dại chẳng biết chi, Nhưng mà hết sức dương uy bắn dồn. Liệu chừng thuốc đạn đã mòn, Dấy lên Tây mới thành môn bắn vào. Dường như sấm sét ầm ào, Dẫu là núi cũng phải xiêu huống thành. Thất bại ấy đã khiến cho thiên tử, tam cung lục viện cùng quan quân và dân chúng phải bỏ kinh thành mà chạy. Quân ta khôn sức đua tranh, Đem nhau trốn chạy tan tành bèo trôi. Bấy giờ trời đã sáng rồi, Văn Tường liền khiến gửi lời tâu xin. Khiêm cung nay phải ngự lên, Lánh nơi pháo đạn chẳng nên trễ tràng. Vua tôi hoảng hốt vội vàng, Hỗ phù thánh giá một đoàn kíp ra. Tới nơi cửa Hữu xem qua, hai bên lê thứ trẻ già quá đông. Chen nhau dìu dắt mang bồng, Chực theo từ giá thoát vòng nguy nan. Khi vừa ra khỏi thành thì gặp Nguyễn Văn Tường, ông được phân công ở lại để sắp xếp mọi việc ở kinh: Thấy người trước đón lên đường, Gửi rằng có Nguyễn Văn Tường chực đây. Phán rằng: Sự đã dường này, Ngươi tu ở lại ngõ rày xử phân. Khi ra khỏi thành, cảnh người dân chạy loạn rồi khói lửa mù mịt khiến cho tình thế càng trở nên hỗn loạn: Trẻ già la khóc vang rầy, Xa trông mù mịt khói bay lửa hồng. Chặt cầu đốt quán tưng bừng, Là mưu Tôn Thuyết dứt chừng truy binh. Than thay dân sự tan tành, Loạn ly mới biết thảm tình nỗi ni. Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị Bích 68 Trên đường đi vừa đói, vừa khát lại phải đi nhanh, đi gấp không ngừng nghỉ vì quân Pháp đang đuổi phía sau. Xế trưa đi mới tới nơi, Tôi đòi chạy mỏi rã rời chân tay. Vả thêm đói khát quá chừng, Lỡ làng hẫm hút cũng dâng tạm dùng. Cơm thô chút hãy đỡ lòng, Mới rồi lại thấy dòng dòng hối đi. Rằng tây đuổi tới sau kia, Nếu mà chậm bước khôn đi khỏi vòng. Xẩy nghe chi xiết hãi hùng, Giá sau, kiệu trước băng đồng ruổi mau. Mấy người yếu đuối ấu xung, Thảy đều lạc hậu khôn mong tiến tiền. Dắt dìu đói khát ngả nghiêng, Trông theo kịp giá truân chuyên chi nài. Ngày hôm sau, tức ngày 24 âm lịch, đoàn người đến Quảng Trị, lúc này Tôn Thất Thuyết muốn đưa toàn bộ quan quân và tam cung lên Tân Sở nhưng Thái hậu Từ Dụ đã từ chối: Xiết bao đường sá gập ghềnh, Ngày hai mươi bốn Trị thành đến nơi. Hành cung dọn chốn nghỉ ngơi, Tỉnh thần Trương Đản truyền coi canh giờ. Gửi xin Tân Sở kíp lên, Ở đây thế ắt chẳng nên đâu là !. Trái tai, Thái hậu tâu qua, Đi đâu cho nhọc chẳng thà ở đây. Dù mà Tây có tới nay, Đã đành sống chết rủi may nhờ trời. Nguồn cao nước độc xa vời, Nỡ đem tuổi tác đến nơi hiểm nghèo. Phán rằng: Ta vốn đã liều, Huống đem xách cả đi theo thêm phiền. Hãy phò thiếu chúa cho yên, Mặc ai ở lại chỉ truyền khá vâng. Sau đó Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi lên Tân Sở để dưỡng binh phục quốc, còn Tam cung thì trở về Huế. Rằng tàu Tây đã tới bên sông, Xin hầu chúa thượng kíp toan tiên hành. Nghe lời cũng dạ hãi kinh, Ngập ngừng thiếu chúa bài trình xin đi. Khôn cầm nước mắt biệt ly, Ân cần huấn dụ khá ghi trong lòng. Hãy đương tin tức trông mong, Bỗng đà có thấy sớ phong dâng vào. Chiêu an các việc xong rồi, Pháp quan khiến khá hầu người hồi loan. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 69 Qua những đoạn thơ trên đây, chúng ta có thể thấy rằng bà Lễ tần Nguyễn Thị Bích đã dùng lời văn thanh thoát, bố cục từng sự kiện rõ ràng. Mặc dù bài diễn ca được viết trong một giai đoạn ngắn, nhưng giá trị của nó đối với lịch sử Việt Nam thì vô cùng lớn. Bà Lễ tần lại chính là người trong cuộc viết về những sự kiện lịch sử mắt thấy tai nghe, nên chúng ta có thể thấy rõ sự kiện lịch sử một cách chân thực và đáng tin cậy. Trong đó, đặc biệt Hạnh Thục ca giúp cho chúng ta có cái nhìn chân thực và khá chi tiết về các sự kiện ngay tại kinh đô khi thất thủ. Ngoài ra bài diễn ca còn giúp bổ sung nhiều tình tiết lịch sử trong giai đoạn bi hùng đó của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Bích. Hạnh Thục ca 幸蜀歌, Phong An tàng cảo. (Đây là bản sao của trường Viễn đông bác cổ mang số hiệu AB 193, hiện được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Yale – Hoa Kỳ.) [2]. Tôn Thất Bình (2010). Giới thiệu các dị bản Vè Thất thủ kinh đô, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [3]. Nguyễn Thị Bích (1950). Hạnh Thục ca, Trần Trọng Kim biên, phiên dịch, NXB Tân Việt, Sài Gòn. [4]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam liệt truyện, tập 3, Đỗ Mộng Khương dịch, NXB Thuận Hóa, Huế. [5]. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục, tập 9, Viện Sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002. [6]. Trận kinh thành Huế 1885, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Kinh_th%C3%A0nh_Hu%E1%BA%BF_1885 [7]. Đỗ Bang (2010). Biến cố kinh đô Huế 1885 và Lễ tế Đàn âm hồn ngày 23 tháng 5, Trang thông tin điện tử Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thừa Thiên Huế, Website: trong-nuoc/bien-co-kinh-do-hue-nam-1885-va-le-te-dan-am-hon-ngay-23-thang-5.html [8]. Lê Thái Dũng (2012). Giai thoại tuyển phi tần lạ thường của vua Tự Đức, Trang website của Trung tâm thông tin du lịch Huế, cua-vua-tu-duc.html Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị Bích 70 THE FALL OF HUE IMPERIAL CAPITAL IN WORK “HANH THUC CA” BY NGUYEN THI BICH Le Van Thi Department of Literature and Linguistics, Hue University College of Sciences Email: thilevan1010@gmail.com ABSTRACT In the nineteenth century, ‘The fall of imperial capital’ was a convulsive event of Vietnam in general and Thua Thien Hue in particular This event also was shown in poetries and stories by a lot of authors, including the work ‘Hanh Thuc ca’ (幸蜀歌,1885 in “Song of Voyage to Thục”) by Le Tan Nguyen Thi Bich. It was written in Nom characters and the six-eight verse, with the length of 1038 words. The content of this work can be separated into five sections. The first section: Summary of Vietnam’s history from Hong Bang to Nguyen dynasties; the second section: the period of war between Vietnam and France; the third section: the agreement between Vietnam and French governments; the fourth section: the hiding of King Ham Nghi; and the fifth section: King Dong Khanh and King Thanh Thai. This article focused on the event of the fall of Hue imperial capital in order to help us have an overview on this event and supply some historical episodes in the woeful and majestic period of the nation. Keywords: Hanh Thuc ca, Nguyen Thi Bich, the fall of Imperal capital .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_van_thi_le_van_thi_2639_2030077.pdf
Tài liệu liên quan