Sự khác biệt trong phát âm của trẻ từ 2 đến 3 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc (xét từ góc độ giới tính)

As usual, at the age of one, some babies can speak but their abilities are unclear. When they are 2 or 3 years old, they will gain quite a wide range of vocabulary to create complete phrases and sentences. The process of learning how to speak of each baby is different. In terms of genders, this difference is quite significant. By conducting a survey of more than 100 babies (50 boys and 50 girls) from 2 to 3 years old in Thai Nguyen and Lang Son province, our article doesn’t target at babies’ awareness of genders but the similarity and dissimilarity in the way boys and girls gain and use language in some aspects like pronunciation, especially the pronunciation of phonemes to make syllables, the show of intonation as well as words

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt trong phát âm của trẻ từ 2 đến 3 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc (xét từ góc độ giới tính), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128 123 SỰ KHÁC BIỆT TRONG PHÁT ÂM CỦA TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC (XÉT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH) Nguyễn Thị Trà My*, Vi Thị Điệp Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thông thường, khi 1 tuổi, một số trẻ đã biết nói nhưng chưa rõ ràng. Đến giai đoạn 2 - 3 tuổi, trẻ sẽ tiếp nhận khá nhiều vốn từ và dần biết sử dụng chúng để tạo thành các ngữ, các câu hoàn chỉnh. Qúa trình hình thành ngôn ngữ nói của mỗi trẻ không giống nhau. Dưới góc độ giới tính, sự khác biệt này cũng được thể hiện khá rõ nét. Bằng cách tiến hành khảo sát trên 100 trẻ (50 bé trai, 50 bé gái) từ 2 – 3 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn, bài viết của chúng tôi không nhằm vào sự nhận thức giới tính của trẻ mà hướng tới điểm tương đồng và khác biệt trong việc hình thành, sử dụng ngôn ngữ giữa trẻ nam và trẻ nữ xét trên bình diện ngữ âm, cụ thể là cách phát âm các âm vị trong cấu tạo âm tiết và cách thể hiện ngữ điệu. Từ khóa: Ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ, giới tính, ngữ âm, âm tiết. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm rất cần thiết bởi thông qua hoạt động này chúng ta sẽ giúp trẻ dần hình thành tư duy, nhận thức và nhân cách. Thực tế cũng cho thấy, trong quá trình hình thành ngôn ngữ, trẻ thường gặp rất nhiều lỗi. Những lỗi này xuất hiện trên cả ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Thông thường, khi 1 tuổi một số trẻ đã biết nói nhưng chưa rõ ràng. Đến giai đoạn 2 - 3 tuổi, trẻ sẽ tiếp nhận khá nhiều vốn từ và dần biết sử dụng chúng để tạo thành các ngữ, các câu hoàn chỉnh. Qúa trình hình thành ngôn ngữ nói của mỗi trẻ không giống nhau. Dưới góc độ giới tính, sự khác biệt này cũng được thể hiện khá rõ nét. Bài viết của chúng tôi không nhằm vào sự nhận thức giới tính của trẻ mà hướng tới điểm tương đồng và khác biệt trong việc hình thành, sử dụng ngôn ngữ giữa trẻ nam và trẻ nữ (xét trên bình diện ngữ âm). Chúng tôi tập trung vào điểm khác biệt trong cách kết hợp phụ âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh điệu của trẻ để tìm ra xu hướng sử dụng các bộ phận này. * Để phát ra được âm tiết chuẩn trẻ cần phải có bộ máy cấu âm hoàn thiện. Tùy thuộc vào sự phát triển của từng trẻ, khi bộ máy cấu âm khác nhau, giọng nói của trẻ cũng khác nhau. * ĐT: 0983732638; Email: tramy.vnnn@gmail.com Cách cấu tạo âm tiết của trẻ nam và trẻ nữ đều phải tuân theo quy tắc ngôn ngữ nhất định. Khi đã qua giai đoạn mẫu giáo, trẻ bắt đầu học được cách kết hợp các âm vị giống người lớn và chính xác hơn. Để làm sáng tỏ nội dung của bài viết, chúng tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ của 50 trẻ nam và 50 trẻ nữ đang học tại lớp 2 tuổi trường Mầm non Hoa Mai (TP.Thái Nguyên), lớp A1 trường Mầm non 19/5 (TP. Thái Nguyên) và lớp 24 - 36 tháng trường Mầm non Sàn Viên (Lạng Sơn). Kết quả thu được như sau: CÁCH PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU Nhìn vảo số liệu trên bảng 1 chúng ta thấy: + Các bé trai có xu hướng sử dụng nhầm lẫn các phụ âm đầu trong cấu tạo âm tiết nhiều hơn các bé gái. Số trẻ nam mắc các lỗi biến đổi các phụ âm đầu /c/ thành /t/, /k/ thành /c/ và /ɣ /, /ş/ thành /c/, /s/ và /t’/, /f/ thành /p/, /p/ thành /b/ nhiều hơn trẻ nữ từ 2 cho tới 16 bé. Trong khi đó, số lượng các bé gái nhầm lẫn phụ âm đầu cao hơn các bé trai chỉ ở 4 âm vị /χ/ thành /c/ (nhiều hơn 1 bé), /n/ thành /l/ (2 bé), /l/ thành /n/ (2 bé). Ngoài ra, trong bảng trên chúng ta thấy 100% các bé có xu hướng sử dụng các âm đầu /c/ thay cho/ʈ/, /s / thay cho / ş /, /z/ thay cho /ʐ /. Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128 124 + Các trẻ nhầm lẫn khi sử dụng /l/ và /n/ đều thuộc địa bàn Thái Nguyên. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết sự nhầm lẫn trong cách phát âm /l/, /n/ của trẻ chủ yếu là do học được từ cách phát âm của người lớn. Bố mẹ của những bé này thường không phải là người gốc ở Thái Nguyên mà ở các tỉnh miền xuôi (Hưng Yên, Hải Dương...) vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng địa phương nên vô tình đã làm ảnh hưởng tới cách cấu tạo âm tiết chưa chính xác của trẻ. Tỉ lệ trẻ có xu hướng sử dụng /s / thay cho / ş / và/c/ thay cho / ʈ / lên tới 100%. Đây là lỗi không phải chỉ trẻ em mới mắc phải mà rất nhiều người lớn cũng có xu hướng sử dụng các phụ âm đầu thay thế nhau như vậy. Vì vậy, rất cần phải dạy trẻ phân biệt được rõ ràng các phụ âm đầu ngay từ khi tập nói để tránh gây nhầm lẫn khi trẻ đến tuổi tập viết. CÁCH PHÁT ÂM ÂM ĐỆM Kết quả bảng 2 cho thấy, với những từ có âm đệm như: hoa, quả, ngoan thì trẻ thường không phát âm được âm đệm. Do trẻ chưa biết kết hợp âm đệm với các âm vị khác dẫn tới hiện tượng âm tiết tạo ra không chính xác. Bảng 1. Cách phát âm phụ âm đầu của trẻ 2 – 3 tuổi từ góc độ giới tính ST TT Cách phát âm phụ âm đầu Ví dụ Số lượng trẻ sử dụng Trẻ nam Trẻ nữ Phụ âm chuẩn Phụ âm do trẻ phát ra Số lượng /50 Tỉ lệ % Số lượng /50 Tỉ lệ % 1 /c/ /t/ chào cô => tào cô 16 32 10 20 2 /χ/ /c/ khúc khích => chúc chích 32 64 33 66 3 /k/ /c/ kim chỉ => chim chỉ 15 30 6 12 /ɣ / bánh quy => bánh guy 45 80 39 78 4 /ş/ /c/ sao đỏ => chao đỏ 36 72 33 66 /s/ sung sướng=> xung xướng 50 100 50 100 /t’/ sung sướng => thung thướng 27 54 16 32 5 /n/ /l/ nắn nót => lắn lót 10 20 12 24 6 /l/ /n/ lung linh => nung ninh 10 20 12 24 7 / ʐ / /z/ rõ ràng => dõ dàng 50 100 50 100 8 / ʈ/ /c/ trống trải => chống chải 50 100 50 100 9 /f/ /p/ phòng khách => pòng khách 32 64 30 60 10 /b/ /p/ bánh => pánh 15 30 15 30 11 /p/ /b/ pin => bin 27 54 25 50 Bảng 2. Cách phát âm âm đệm của trẻ 2-3 tuổi từ góc nhìn giới tính STT Âm tiêt chuẩn Âm tiết do trẻ phát ra Trẻ nam Trẻ nữ Số lượng/50 Tỉ lệ % Số lượng/50 Tỉ lệ % 1 hoa ha 17 34 16 32 2 quả cả 19 38 17 34 3 ngoan ngan, ngoon 23 46 25 50 4 toàn tàn 15 30 17 34 5 quanh (co) canh (co) 32 64 31 62 6 quyền (lợi) quền (lợi) 34 68 35 70 7 loan lan, loon 26 52 21 22 8 tuấn tấn 31 62 33 66 9 hoa hòe ha hè 29 58 23 46 10 hoa huệ ha hệ 30 60 27 54 11 huyền huền 38 76 33 66 Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128 125 12 huy hy 29 58 28 56 Chúng tôi đưa ra các âm tiết có chứa các âm đệm như Hoa, quả, ngoan, toàn, quanh co, quyền lợi, loan, tuấn, hoa hòe, hoa huệ, huyền, huy thu được kết quả: Có 4 âm tiết là ngoan, toàn, quyền lợi, tuấn thì số trẻ nam phát âm thiếu âm đệm ít hơn trẻ nữ. Tỉ lệ này chênh lệch từ 2% (quyền lợi) tới 4% (ngoan, toàn, tuấn). Với các âm tiết còn lại, số trẻ nữ phát âm các âm tiết đủ âm đệm lại nhiều hơn trẻ nam. Số lượng chênh lệch trong cách phát âm đúng các âm tiết này là từ 1 đến 5 bé. Chẳng hạn, trong khi có 38 trẻ nam phát âm sai từ huyền thì có 33 trẻ nữ phát âm sai từ này. Có sự khác biệt như trên là kết quả của việc học tập ngôn ngữ của từng bé. Trẻ thường mắc lỗi ở những âm tiết có sự kết hợp giữa phụ âm đầu khó phát âm như /k/ với âm đệm. Ví dụ: Tỉ lệ trẻ nam và trẻ nữ phát âm thiếu âm đệm trong từ quanh (co) là 68% ở trẻ nam và 62% ở trẻ nữ... Những bé trai và bé gái đã có cách sử dụng chuẩn trong các âm tiết chứa âm đệm thường là những bé khoảng 3 tuổi. Bởi lúc này, bộ máy cấu âm của trẻ đã hoàn thiện hơn và nhận thức của bé về thế giới xung quanh cũng nhạy bén hơn. CÁCH PHÁT ÂM ÂM CHÍNH Kết quả của bảng 3 cho thấy, các bé gái sử dụng âm chính / ε / thành /iε/ nhiều hơn các bé trai. Trong khi có 10 bé trai mắc lỗi này thì số lượng này ở bé gái là 13 (tỉ lệ này cao hơn ở các bé trai 6%). Cách nói này được coi là “điệu” dù bé học được cách phát âm này từ người lớn. Các bé gái lại có xu hướng gần cô giáo và gần mẹ hơn, tính nữ lúc này cũng đã bắt đầu được thể hiện, các bé gái thường kéo dài giọng hơn các bé nam nên khả năng sử dụng cách thay thế / ε / thành /iε/ nhiều hơn bé trai. Con số sử dụng / ɯɤ / thành /Ǵ/ của các bé gái nhiều hơn bé trai là 2 bé. Con số này cho thấy hầu hết cả bé trai và bé gái đều có bộ máy cấu âm chưa hoàn thiện nên cách phát âm các nguyên âm chính chưa rõ ràng. Các bé thường phát âm nguyên âm đôi thành các nguyên âm đơn. Các bé trai phát âm các âm chính như /Ͻ/, /εˇ/,/ε/, /ie/ nhiều hơn các bé gái (từ 1 đến 5 trẻ). Trong khi sử dụng âm chính trong cấu tạo âm tiết, các bé thường mắc các lỗi phát âm biến /Ͻ/ có sự thể hiện là [o] thành/Ͻ/ có sự thể hiện là [oo], /εˇ/ thành /ă/, /ie/ thành /e/ và /ɯɤ/ thành /ɤ/ . Có 31 đến 37 bé trai và 27 đến 38 bé gái mắc lỗi này. Do đó, người lớn cần phải tập trung sửa những lỗi này cho bé ở gia đình cũng như ở trường để bé phân biệt và sử dụng âm chính chính xác. CÁCH PHÁT ÂM CUỐI Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các bé gái thường bắt chước người lớn nhanh hơn các bé trai. Các trẻ nữ cũng thường nhạy cảm hơn trong việc nhận ra sự khác nhau trong các âm vị cuối /n/ và /ŋ/, /Ȃ/ và /n/ tốt hơn các bé trai nên biết cách sử dụng các âm cuối này chính xác hơn. Ngoài tỉ lệ số trẻ nam và trẻ nữ bằng nhau trong cách nhầm lẫn /Ȃ/ thành /n/ (75%) thì số trẻ nam vẫn chiếm tỉ lệ cao trong sự nhầm lẫn /n/ thành /ŋ/ (cao hơn 6%) và /ŋ/ thành /n/ (cao hơn 10%). Bảng 3. Cách phát âm âm chính của trẻ 2 – 3 tuổi từ góc nhìn giới tính STT Cách phát âm âm chính Ví dụ Số lượng trẻ sử dụng Trẻ nam Trẻ nữ Âm chính chuẩn Âm chính do trẻ phát ra Số lượng Tỉ lệ % Số lượng /50 Tỉ lệ % 1 / ε / /iε/ mẹ => mịa 10 20 13 26 2 /Ͻ/ [o] / Ͻ/// [oo] Con thấy ngon lắm! => Coong thấy ngoong lắm! 32 64 27 54 3 /εˇ/ /ă/ bánh => bắn 31 62 28 56 4 /ε/ /a/ mẹ => mạ 9 18 8 16 5 /ie/ /e/ huyền => huền khuya => khuê 37 74 35 70 Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128 126 6 / ɯɤ / /Ǵ/ vươn => vơn 37 74 38 76 Bảng 4. Cách phát âm âm cuối của trẻ 2 – 3 tuổi từ góc nhìn giới tính STT Cách phát âm âm cuối Ví dụ Số lượng trẻ sử dụng Trẻ nam Trẻ nữ Âm cuối chuẩn Âm cuối do trẻ phát ra Số lượng/50 Tỉ lệ % Số lượng/50 Tỉ lệ % 1 /n/ /ŋ/ Con không ăn đâu. => Cong không ăn đâu. 20 40 17 34 2 /Ȃ/ /n/ dòng sông lấp lánh => dòng sông lấp lán 30 74 37 74 3 /ŋ/ /n/ dinh dưỡng => dinh dưỡn 43 86 40 76 CÁCH PHÁT ÂM THANH ĐIỆU Về thanh điệu, cả trẻ nam và trẻ nữ đều rất khó phân biệt sự khác nhau về cao độ của thanh ngã và thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng nên hay sử dụng lẫn lộn. Khảo sát 100 trẻ nam và nữ, chúng tôi thu được số liệu sau: Trong khảo sát bảng trên, các bé trai sử dụng nhầm lẫn các thanh điệu này đều có tỉ lệ % cao hơn các bé gái. Tỉ lệ bé trai có xu hướng sử dụng thanh sắc thay cho thanh ngã chiếm 72% trong khi tỉ lệ ở các bé gái là 66%. Tỉ lệ bé trai sử dụng thanh nặng thay cho thanh hỏi là 60%, ở các bé gái tỉ lệ này chiếm 54%. Điều này cho thấy các bé gái có cách sử dụng thanh điệu chính xác hơn và bé gái học tập ngôn ngữ chính xác hơn các bé trai. Ví dụ khi cho trẻ chơi trò chơi Nu na nu nống, đồng thời đọc bài đồng dao Nu na nu nống và bài Bắp cải xanh của tác giả Phạm Hổ [7], chúng tôi đã thu được kết quả như bảng 6. Kết quả kháo sát trên cho thấy có 52,3% tỉ lệ mắc lỗi sai về thanh điệu ở trẻ nam và 44% tỉ lệ mắc lỗi sai về thanh điệu ở trẻ nữ. Hay nói cách khác, trẻ nữ sử dụng thanh điệu trong cấu tạo âm tiết chính xác hơn trẻ nam. Chỉ có duy nhất trong cách sử dụng thanh điệu của từ đẽ có số trẻ nữ sử dụng thanh điệu sai là 33/50 (66%) cao hơn trẻ nam 2%. Bảng 5. Cách phát âm thanh ngã và thanh hỏi của trẻ 2-3 tuổi từ góc độ giới tính TT Các phát âm thanh điệu Số lượng trẻ sử dụng Trẻ nam Trẻ nữ Thanh điệu chuẩn Thanh điệu do trẻ phát ra Số lượng /50 Tỉ lệ % Số lượng /50 Tỉ lệ % 1 Ngã Sắc 36 72 33 66 2 Hỏi Nặng 30 60 27 54 Bảng 6. Khảo sát cách phát âm thanh điệu của trẻ 2-3 tuổi từ góc độ giới tính STT Các âm tiết chuẩn Các âm tiết do trẻ phát ra Trẻ nam Trẻ nữ Số lượng /50 Tỉ lệ % Số lượng /50 Tỉ lệ % 1 đẽ đẹ, đé 32 64 33 66 2 sẽ sẹ, sé 27 54 19 38 3 giữa dứa, dựa 36 72 33 66 4 đỏ đọ 27 54 23 46 5 bẩn bận 25 50 20 40 6 cải cại 20 40 13 26 Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128 127 7 ngủ ngụ 30 62 27 54 8 mở mợ 12 24 9 18 Âm tiết là một cấu trúc thống nhất và hoàn chỉnh không thể tách rời. Do nhận thức về ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi 2 - 3 tuổi còn hạn chế nên để nghiên cứu đặc điểm cấu tạo âm tiết của trẻ là điều không dễ. Do đó, chúng tôi chỉ dừng ở việc đi vào cách trẻ phát âm các phụ âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối và thanh điệu để kết hợp chúng thành âm tiết hoàn chỉnh trong thực tiễn sử dụng. Cách phát âm của nhiều trẻ chưa chính xác so với với chuẩn mực của tiếng Việt. Có thể thấy, trong 100 trẻ thuộc đối tượng nghiên cứu thì số trẻ nam có xu hướng kết hợp các bộ phận để tạo ra âm tiết thiếu chính xác hơn trẻ nữ. Các lỗi của trẻ nam trong cách phát âm âm đầu cao hơn trẻ nữ là 6,2%, với cách phát âm âm chính thì trẻ nam chiếm tỉ lệ cao hơn 5,3%, tỉ lệ phát âm sai âm cuối cao hơn 4,1% và tỉ lệ trẻ nam phát âm sai thanh điệu nhiều hơn trẻ nữ là 6%. Điều này thể hiện sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nữ diễn ra tốt hơn ở các trẻ nam và trẻ nữ biết kết hợp các bộ phận để tạo thành âm tiết thành thạo, chính xác hơn. Ngoài các đặc điểm trên, qua khảo sát chúng tôi còn nhận thấy ở giai đoạn này, trẻ thường nói chậm, ê a, ậm ừ, hay kéo dài giọng ở những từ cuối. Bé gái thường hay kéo dài từ cuối cùng của câu thơ hơn các trẻ nam, đọc thơ có sự biểu cảm hơn và thường có trí nhớ tốt hơn khi kể lại tên nhân vật, các sự kiện. Ngoài khả năng phát âm các giọng điệu khác nhau của từng nhân vật, các bé gái còn biết sử dụng hành động để minh họa cho lời nói. Bên cạnh đó, quan sát trẻ nói, chúng tôi nhận thấy trẻ thường phát âm các từ chứa thanh Bằng dễ dàng hơn các từ chứa thanh Trắc. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng nói ngọng ở trẻ. Ở lứa tuổi này, các bé phát âm vẫn chưa chuẩn so với cách phát âm của tiếng Việt. Với các trẻ nói quá ngọng và ít có khả năng biểu cảm hay sử dụng cử chỉ kèm lời thì các nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh cần chú ý để có phương pháp phù hợp giáo dục con em mình. Thực tế trên cho thấy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi, hoạt động trong trường mầm non cũng như trong gia đình là việc làm rất quan trọng. Ngoài những cách thông thường như trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem những bức tranh đơn giản giáo viên và phụ huynh có thể phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trò chơi miêu tả, thông qua các giờ kể chuyện (đặc biệt là kể chuyện sáng tạo), qua trò chơi đóng vai....Chẳng hạn, miêu tả là phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đơn giản nhất và có thể thực hiện được mọi lúc mọi nơi bẳng cách sử dụng những gợi ý giúp trẻ tái hiện lại các hình ảnh đã được tiếp xúc để củng cố vốn từ vựng đã biết và ghi nhớ những đặc trưng khu biệt của các từ mới. Phương pháp này có thể được thực hiện từ lúc trẻ biết nói và có thể áp dụng lâu dài. Để bắt đầu phương pháp này, trước tiên cha mẹ sẽ làm mẫu miêu tả một đồ vật nào đó trong nhà rồi khuyến khích trẻ làm theo. Có thể đầu tiên, bé chưa quen với trò chơi này. Nhưng sau đó, bé sẽ cảm thấy rất thú vị và muốn được chơi liên tục. Các bé trai cần được chú ý về các từ chỉ rau quả, hoa lá, màu sắc nhiều hơn các bé gái. Các bé gái thì cần được chú ý tăng thêm vốn từ vựng về các phương tiện giao thông hoặc một số nhóm từ mà các bé trai sử dụng nhiều hơn để cân bằng, mở rộng ngôn ngữ. Trong khi sử dụng các phương pháp này, người lớn cần phải chú ý tới sự khác nhau giữa đặc điểm ngôn ngữ trẻ nam và trẻ nữ để điều chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb ĐHQGHN, 2003. [2]. Đinh Hồng Thái, Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nxb ĐH Sư phạm, 2011. [3]. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2007 [4]. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi), Nxb Đại học Sư phạm, 2008 Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128 128 [5]. Linda L.Carly, Gender, language and influence, Journal of personality and social psychology, 1990. [6]. Mary Renck Jalongo, Early Childenhood language arts, Allyn & Bacon, 2009. [7]. SUMMARY THE DIFFERENCE IN THE CHILDREN’S PRONUNCIATION FROM 2 TO 3 AGE IN THE NORTHERN MOUNTAIN (SURVEY ON GENDER) Nguyen Thi Tra My*, Vi Thi Diep College of Sciences – TNU As usual, at the age of one, some babies can speak but their abilities are unclear. When they are 2 or 3 years old, they will gain quite a wide range of vocabulary to create complete phrases and sentences. The process of learning how to speak of each baby is different. In terms of genders, this difference is quite significant. By conducting a survey of more than 100 babies (50 boys and 50 girls) from 2 to 3 years old in Thai Nguyen and Lang Son province, our article doesn’t target at babies’ awareness of genders but the similarity and dissimilarity in the way boys and girls gain and use language in some aspects like pronunciation, especially the pronunciation of phonemes to make syllables, the show of intonation as well as words. Key words: Children's language , language, gender , phonetics, syllables. * ĐT: 0983732638; Email: tramy.vnnn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41489_45260_9520148132722_2452_2048519.pdf