Tài nguyên biển và ven biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km, vịnh nước sâu Đà Nẵng, với các cửa ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa, tiền đề để xây dựng các cảng nước sâu và nằm kề bên các khu đất rộng, chủ yếu là đất cát, gần đường điện quốc gia, gần các trục giao thông, không xa các nguồn nước ngọt chứa đựng đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các khu công nghiệp tập trung. Có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 120km tạo thành vành đai nước sông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài.
Khả năng phát triển kinh tế, hải thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Qua điều tra sơ bộ vùng biển Đà Nẵng có trữ luợng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 70đến 80 nghìn tấn. Phân bố tập trung ở các vùng nước có độ sâu 51 đến 200m chiếm 48,1% độ sâu 50m chiếm 31,1% vùng nước sâu trên 200m chỉ chiếm
20,5% khả năng khai thác. Càng ra vùng nước sâu tỉ lệ cá nổi càng tăng, cá đáy giảm, hiện nay sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 25 nghìn tấn chủ yếu là đối với cá nổi ven bờ, trữ lượng cá ven bờ ở độ sâu dưới 50m đặc biệt dưói 30m trở vào đã khai thác quá mức cho phép, cần phải được hạn chế.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng tài nguyên -Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến 80% lượng mưa cả năm , mùa mưa thường với mùa bão lớn nên thường gây
ra lũ lụt, ngập úng nhiều vùng. Mùa hè mưa ít, nên nhiệt độ cao gây hạn nặng, ở
một số cửa sông bị nước mặn thâm nhập.
Mặt khác, do khí hậu ở Đà Nẵng khắc nghiệt, dễ hạn hán cũng như dễ bị lũ lụt
thiên tai, điều đó dẫn đến sự phân công lao động trong nông nghiệp cũng bị hạn
chế.
Nông nghiệp chỉ phát triển chậm do đó kéo theo một lượng lao động nông nghiệp
hàng năm giảm xuống trong khi đó điều kiện khí hậu này ít ảnh hưởng đến sự phát
triển của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp do đó ở hai ngành này có khả năng
phát triển qua đó thu hút một lượng lớn lao động.
d.Tài nguyên
Nguồn nước: Nguồn nước cung cấp cho Đà Nẵng với khối lượng chủ yếu là sông
Cu Đê, Cẩm Lệ và Vĩnh Điện. Hạ lưu các sông Cu Đê, Cẩm Lệ đều ảnh hưởng
mặn do thuỷ triều chủ yếu vào mùa khô ( tháng 5,6). Các tháng trong năm nguồn
nước và chất lượng nước các sông trên đáp ứng được yêu cầu kinh tế và sinh hoạt.
Nguồn nước mạch ở bán đảo Sơn Trà chỉ có khả năng cấp nước cục bộ, quy mô
vừa.
Về nước ngầm: theo kết quả tìm kiếm dưới đất của Tổng cục địa chất cho thấy
nước ngầm ở vùng Đà Nẵng đa dạng phức tạp có dấu hiệu bị nhiễm mặn theo
sườn và chiều sâu. Các khu vực có triển vọng khai thác là: nguồn nước tệp đá vôi
Hoà Hải- Hoà Quí ở chiều sâu tầng chứa nước là 50-60m có thể đảm bảo cho nhà
máy nước 5000 đến 10.000m3/ ngày đêm, nguồn nước có thể cung cấp cho khu
Non Nước. Khu Hoà Khánh có nguồn nước ở chiều sâu tầng chứa nước 30 đến
90m, khả năng khai thác được 10.000m3/ ngày đêm để cung cấp cho khu công
nghiệp Hoà Khánh - Liên Chiểu. Các khu công nghiệp khác đang được thăm dò.
Tài nguyên biển và ven biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km, vịnh nước sâu Đà Nẵng, với các cửa ra
biển như Liên Chiểu, Tiên Sa, tiền đề để xây dựng các cảng nước sâu và nằm kề
bên các khu đất rộng, chủ yếu là đất cát, gần đường điện quốc gia, gần các trục
giao thông, không xa các nguồn nước ngọt chứa đựng đầy đủ các yếu tố thuận lợi
cho sự phát triển các khu công nghiệp tập trung. Có vùng lãnh hải thềm lục địa độ
sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 120km tạo thành vành đai nước sông rộng lớn thích
hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài.
Khả năng phát triển kinh tế, hải thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Qua điều tra sơ
bộ vùng biển Đà Nẵng có trữ luợng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm
khoảng 70đến 80 nghìn tấn. Phân bố tập trung ở các vùng nước có độ sâu 51 đến
200m chiếm 48,1% độ sâu 50m chiếm 31,1% vùng nước sâu trên 200m chỉ chiếm
20,5% khả năng khai thác. Càng ra vùng nước sâu tỉ lệ cá nổi càng tăng, cá đáy
giảm, hiện nay sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 25 nghìn tấn chủ yếu là
đối với cá nổi ven bờ, trữ lượng cá ven bờ ở độ sâu dưới 50m đặc biệt dưói 30m
trở vào đã khai thác quá mức cho phép, cần phải được hạn chế.
Tài nguyên đất:
Với diện tích 124,8 nghìn ha ( chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó huyện đảo
Hoàng Sa là 30,5nghìn ha). Thành Phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất
cát ven biển, đất mặn, đất phèn đất phù sa đất xám bạc màu và đất xám đất đen,
đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá. Quan trọng
là nhóm đất phù sa 10.128 ha thích hợp với việc thâm canh cây lúa trồng rau và
hoa quả ven đô và nhóm đất đỏ vàng 61.721ha ở vùng đồi núi thích hợp với cây
công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu,chăn nuôi đại gia súc và có kết
cấu vũng chắc, thuận lợi cho bố trí các cơ sở công trình kỹ thuật.
Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá:
Thành Phố có tiềm năng du lịch phong phú, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn. Có nhiều danh lam thắng cảnh ngoại mục như đèo Hải Vân, bán đảo
Sơn Trà. Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, bảo
tàng Chàm với di tích Chàm ( Mỹ Sơn) gắn kết Đà Nẵng với thị xã Hội An, cố đô
Huế và các tỉnh Duyên hải Miền Trung. Những tài nguyên này là điều kiện cho
phép phát triển nhiều loại hình du lịch từ nghỉ, tắm biển tham quan, du lịch nghiên
cứu , du lịch văn hoá, là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước.
Đà Nẵng được xác định là vị trí chiến lược quan trọng của cả về quân sự lẫn kinh
tế, bởi vì thế khi thực dân Pháp tấn công vào Việt Nam đã nổ phát súng đầu tiên
tại Thành Phố Đà Nẵng. Ngay từ đầu thế kỷ 20 Đà Nẵng đã được đầu tư khá cơ
bản về cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, từ khi bước sang thế kỷ 21 Đà Nẵng được đàu tư
nhiều hơn nữa. Từ những yếu tố trên nhiều năm nay Thành Phố luôn là địa
phương có nền kinh tế sôi động, sáng tạo phát triển so với khu vực nói riêng và cả
nước nói chung. Năm 2004 Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I trực thuộc
trung uơng cùng với Thành Phố Hải Phòng, Cần Thơ.
Hơn nữa người dân Đà Nẵng có truyền thống giàu lòng yêu nước, có ý chí quật
cuờng trong chiến tranh giữ nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất. Đây là
yếu tố quan trọng đúng như lời phát biểu của đồng chí Đỗ Muời tại hội nghị lần
thứ 2 ban chấp hành TW Đảng khoá VIII” Để thực hiện mục tiêu chiến lược dân
giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn
lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai trò quyết định,
đặc biệt là đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn
hẹp”. Chính vì vậy, Đà Nẵng muốn phát triển bền vững cần phải có những chính
sách cụ thể trong việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành nghề, trong
các vùng ở Thành Phố sao cho có hiệu quả nhất để tận dụng hết khả năng lao động
của nguồn nhân lực.
Tài nguyên thiên nhiên ưu đãi cho Thành Phố Đà Nẵng dẫn đến Thành Phố có khả
năng phát triển các ngành nghề qua đó thu hút một lượng lớn lao động vào làm
việc trong các ngành này. Trong ngành nông lâm thuỷ sản thì ngành thuỷ sản có
khả năng thu hút lao động cao do vị trí địa lý thuận lợi, có bờ biển dài khả năng
khai thác thuỷ sản lớn. Ngành dịch vụ du lịch cũng có khả năng phát triển mạnh
qua đó thu hút lao động rất lớn vào làm việc trong ngành này.
2.Tình hình kinh tế xã hội.
a.Tăng trưởng kinh tế
Năm 2004 Thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhưng thành tựu kinh tế đáng kể, lực
lượng sản xuất đẫ tăng thêm, trình độ sản xuất của một số ngành kinh tế được
nâng cao. Song do những biến động chung của cả nước và thế giới: dịch cúm gà,
giá cả khu vực và thế giới tăng cao: dầu,sắt, thép, và một số mặt hàng nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất...mặt khác năng lực sản xuất của các doanh nghiệp còn
thấp...tình hình kinh tế -xã hội gặp nhiều khó khăn.
Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân giai đoạn 2001-2004 là 13,2%. Trong khi đó
khu vực công nghiệp tăng bình quân: 19,82%, nông lâm thuỷ sản tăng 4,56%, dịch
vụ tăng 8,42%.
b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ
với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định,
trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện những mục tiêu đã định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển
của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào các
yếu tố như quy mô kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số
của quốc gia, vùng lãnh thổ, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực điều kiện kinh tế văn
hoá. Nhân tố quan trọng khác góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình
chuyên môn hoá và sự thay đổi khoa học công nghệ.
thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các
ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế
thì sẽ tăng tỷ trọng và nguợc lại. Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng
trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có sự chuyển dịch cơ
cấu ngành.
Toàn ngành kinh tế chia làm 3 ngành lớn ( còn gọi là ba khu vực hoặc ngành tổng
thể).
Công nghiệp xây dựng gọi tắt là công nghiệp.
Nông,lâm, thuỷ sản gọi tắt là nông nghiệp.
Dịch vụ.
Với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước là : giảm dần tỷ trọng ngành nông
lâm thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiêp xây dựng, dịch vụ. Cơ cấu
ngành lớn của GDP của Thành Phố Đà Nẵng từ năm 2001-2004 được thể hiện ở
biểu sau:
Trong những năm qua, quy mô GDP của thành phố có sự tăng trưởng đáng kể.
Mức độ đóng góp của từng ngành về tỷ trọng có sự chuyển dịch theo chiều hướng
tích cực. Tỷ trọng của ngành nông lâm thuỷ sản ngày càng giảm, tỷ trọng của
ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng.Năm 2001 tỷ trọng ngành nông lâm
thuỷ sản là 7,73% thì đến năm 2004 chỉ tiêu này giảm còn 6,09%. Trong khi đó, tỷ
trọng của ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 41,66% (năm 2001) lên 49,44%
năm 2004. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này không đáng kể, trong vòng 4 năm tỷ
trọng ngành nông lâm thuỷ sản chỉ giảm hơn 1% và tỷ trọng ngành công nghiệp
xây dựng chỉ tăng hơn 7%. Ngành dịch vụ tương tự.
Cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đang dần dịch chuyển theo hướng công nghiệp xây
dựng, dịch vụ, nông lâm thuỷ sản. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và
phuơng hướng phát triển của thành phố trong thời gian đến. Mặc dù vậy, trong
thời gian tới cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu này. Có
như vậy mới có thể nhanh chống xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một
thành phố công nghiệp trong tương lai gần nhất.
c.Đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố tăng nhanh qua các năm. Trong 3năm
2002-2004 đạt 9.829.071 triệu đồng trong đó đầu tư trong nước chiếm 81,24%.
Vốn nước ngoài 18,76% trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 72,63%.
Cơ cấu đầu tư cũng có thay đổi đáng kể. Hoạt động đầu tư nước ngoài có mặt hầu
hết các trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch dịch
vụ và nuôi trồng chế biến nông lâm thuỷ sản.
d.Kinh tế đối ngoại.
Công tác đối ngoại của thành phố trong những năm qua đạt kết quả khá. Tiếp tục
duy trì tốt các hoạt động đối ngoại đa dạng phong phú và đạt hiệu quả trên nhiều
vực, ngày càng khẳng định vai trò vị thế của thành phố trongkhu vực và thế giới
góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000-2004 đạt 1753,1 triệu USD, bằng
83,5% so với chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu là 2098,6 triệu USD), tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 15,52% (kế hoạch 19-21). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người
năm 2004 đạt 619 USD/người, tuy còn ở mức thấp so với tiềm năng của thành phố
nhưng các mặt hàng chủ lực đều tăng khá như: hải sản đông lạnh, giày thể thao,
sản phẩm may mặc...đã bước đầu thực hiện được mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất
khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo
một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Chất lượng
hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện.
Tổng kim ngạch nhập khẩu 4 năm đạt khoảng 1872,1 triệu USD, tốc độ tăng bình
quân đạt 10,23% năm.
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài được chú trọng. Các dự án FDI đang tiếp tục
đầu tư trên địa bàn thành phố, đến nay đã có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) mới được cấp giấy phép với số vốn là 170,88 triệu USD và 03 dự án điều
chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn điều chỉnh tăng thêm 7,36 triệu USD. Tổng số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố đến nay có
67 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 517,22 triệu USD. Ngoài
ra trên địa bàn thành phố hiệncó 107 chi nhánh, văn phòng đại diện, kho trung
chuyển...của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động.
Việc xúc tiến và quản lý các dự án thuộc nguồn vốn ODA được thực hiện tương
đối khá, công tác quản lý, theo dõi tiến độ thực hiện với tổng vốn đầu tư tăng
cường. Hiện có 9 dự án đang được triển khai thực hiện với tổng số vốn đầu tư
483,86 tỷ đồng. Thành phố luôn đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và vận động nguồn
vốn viện trợ NGO.
g.Thu chi ngân sách Nhà Nước.
Thu chi ngân sách được chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, khai thác tốt hơn từ các
nguồn thu ngoài thuế, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế tăng nhanh,
phát huy các nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đà Nẵng là một trong những địa phương có đóng góp cho ngân sách trung ương.
Hàng năm, chỉ tiêu ngân sách đều đạt và vượt dự toán. Tỷ lệ thu ngân sách nhà
nước bình quân đạt 27,04% GDP giá thực tế (nghị quyết là 19-20%), trong đó
động viên thuế và phí vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 24,01% GDP (nghị
quyết là 17-18% GDP).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 4 năm đạt là 16.861,3 tỷ đồng bình quân
tăng hàng năm 21,58%. Những năm gần đây các khoản thu ngoài thuế đã góp phần
tương đối lớn cho ngân sách thành phố như cấp quyền sử dụng đất, thu tiền bán
nhà thuộc sở hữu Nhà nước, thu biện pháp tài chính .. đã tăng thêm nguồn đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.
Tổng chi ngân sách nhà nước 4 năm là 13.568,99 tỷ đồng, bình quân tăng hàng
năm 34,43%. Nhờ tăng thu, nên các khoản chi ngân sách đều có cải thiện đáng kể,
góp phần phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế văn hoá xoá đói giảm nghèo.
f.Kết cấu hạ tầng.
Trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay có 4 loại đường giao thông thông dụng đó là
đường bộ, đường sắt, đường biển và đương hàng không. Tổng số km đường trên
địa bàn thành phố (không kể hẻm, kiệt và đường đất là 282,583 km). Trong đó
quốc lộ 70,865 km, tỉnh lộ 99,716km, đương huyện 67km, đường nội thị
181,672km, chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m.Mật độ đường phân bố
không đều, ở trung tâm là 3km/km2 ngoại thành 0,33km/km2. Tuyến đường sắt
bắc nam chạy qua Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km với các ga Đà Nẵng , Kim
Liên, Hải Vân Nam trong đó ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt
Nam.
Nằm ở trung độ cả nước vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận
lợi. Từ đây có các tuyến đường lớn đi ra các cảng lớn của Việt Nam và quốc tế.
Với hai cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi
có trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề. Cảng Đà Nẵng
đảm bảo vận chuyển hàng hoá đến các nơi khác trên thế giới.
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích 150 ha với hai đường băng mỗi
đường dài 3048m rộng 45m có khả năng cho hạ cánh các loại máy bay hiện đại
như B747, B767, A320. hàng tuần tại sân bay Đà Nẵng có khoảng 84 chuyến bay
nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan.
Hệ thống cấp thoát nước và điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được
nâng cấp xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của nhân dân
cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giáo dục, văn hoá xã hội được đầu tư nhiều và
ngày càng tăng. Các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề thiết bị chưa được đầu
tư nhiều.
h.Y tế, giáo dục, văn hoá thể dục thể thao.
Y Tế: Mạng lưới các cơ sở y tế của thành phố trong những năm qua đảm nhận
việc khám chữa bệnh và phòng bệnh không những cho Đà Nẵng mà cho cả một số
tỉnh trong khu vực miền Trung. Thực hiện tốt việc khám và chữa bệnh theo nhu
cầu cho nhân dân. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ngày càng đi vào chiều
sâu, ước đạt kế hoạch thu viện phí và bảo hiểm y tế, đã hình thành 04 bệnh viện tư
với qui mô 220 giường bệnh.
Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố tiếp tục có bước phát
triển . Mạng lưới trường lớp được qui hoạch và điều chỉnh đáp ứng yêu cầu mở
rộng quy mô phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Bên cạnh
hệ thống cơ sở công lập được thường xuyên tăng cường đầu tư nhân lực, thiết bị
hiện đại, các loại hình ngoài công lập cũng phát triển đa dạng, hệ thống các trường
bán công dân lập tư thục được thiết lập ở bậc mầm non, phổ thông trung học và
dạy nghề kể cả đại học dân lập. Số học sinh các cấp học, ngành học tăng nhanh
hàng năm, nhất là trung học cơ sở và phổ thông trung học. Đà Nẵng là địa phương
chính thư hai trong cả nước hoàn thành phổ cập THCS, chất lượng đào tạo đại
học, cao đẳng, trung học chuyên chuyên nghiệp được khai thông.
Thể dục thể thao:
Phong trào thể dục thể thao quần chúng đang được phát triển, số người tham gia
luyện tập tăng đáng kể và cũng bắt đầu hình thành các mô hình thể thao mới như:
gia đình thể thao, câu lạc bộ thể thao vv... Thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển
đội bóng đá Đà Nẵng và các môn thể thao thành tích cao như cầu lông , cờ tướng,
tennis, pencatsilat...
II. Thực trạng về dân số, lao động của Thành Phố Đà Nẵng.
1.Đặc điểm dân số của Thành Phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng là một Thành Phố lớn bắt đầu trực thuộc trung ương vào năm 1997. Bằng
những nổ lực hết mình của toàn Đảng toàn dân Thành Phố. Năm 2004 vừa qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng tài nguyên -Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Đà Nẵng.pdf