KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng các phin lọc lưỡng chiết
như một yếu tố chọn lọc phổ trong buồng
cộng hưởng laser, đặc biệt trong các laser
phát xung ngắn chúng tôi đã nghiên cứu được
động học làm hẹp phổ của các laser rắn tử
ngoại Ce:LiCAF và laser rắn hồng ngoại
Cr:LiSAF. Các kết quả cho thấy tiến trình làm
hẹp phổ trong các laser rắn phụ thuộc vào các
đặc trưng cụ thể của các tấm phin lọc lưỡng
chiết cũng như các tính chất quang của môi
trường laser
5 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phin lọc lưỡng chiết trong công nghệ Laser - Nguyễn Văn Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 173 - 177
173
SỬ DỤNG PHIN LỌC LƯỠNG CHIẾT TRONG CÔNG NGHỆ LASER
Nguyễn Văn Hảo1, 2*, Phạm Hồng Minh2
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
2 Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phin lọc lưỡng chiết như yếu tố chọn
lọc phổ trong buồng cộng hưởng laser, đặc biệt trong các laser phát xung ngắn. Các nghiên cứu
này được thực hiện trên những laser rắn tử ngoại Ce:LiCAF (280 - 320 nm) và laser rắn hồng
ngoại Cr:LiSAF (780 - 900 nm). Các kết quả nghiên cứu thu được không chỉ cho chúng ta hiểu
biết được động học của quá trình làm hẹp phổ trong phát xạ laser băng hẹp mà còn chỉ rõ các đặc
điểm khi việc sử dụng phin lọc lưỡng chiết như yếu tố chọn lọc phổ trong công nghệ laser.
Từ khóa: laser cực ngắn, phin lọc lưỡng chiết, laser đơn sắc, laser rắn
MỞ ĐẦU*
Phin lọc lưỡng chiết BF (birefringent plate) là
một yếu tố điều chỉnh bước sóng được sử
dụng rộng rãi trong các laser [1-5]. Tấm BF
thường được đặt trong một buồng cộng hưởng
(BCH) laser ở góc Brewster và bước sóng
được thay đổi nhờ sự quay của tấm BF quanh
pháp tuyến. Ưu điểm của phin lọc này là độ
tán sắc cao, mất mát thấp và khả năng chống
hư hại ở cường độ cao. Trong rất nhiều ứng
dụng của công nghệ laser như: thông tin
quang, chụp X-quang kết hợp, hiện ảnh quang
học y-sinh, kiểm tra thiết bị quang học, giao
thoa nguyên tử, quang phổ học và thậm chí là
kiểm tra ký sinh trùng trong nước [6-9]thì
các laser đơn tần (có độ đơn sắc cao) có một
vị trí vô cùng quan trọng. Phin lọc lưỡng chiết
là một yếu tố chọn lọc phổ được sử dụng rộng
rãi nhất trong công nghệ laser, đặc biệt là
laser xung ngắn để phát những bức xạ laser có
độ đơn sắc cao trong vùng sóng từ tử ngoại
tới hồng ngoại. Trong những laser xung ngắn,
laser tử ngoại Ce:LiCAF và hồng ngoại
Cr:LiSAF [10, 11] là các laser có phổ phát xạ
rộng, do đó nó có thể phát được các xung
ngắn và phổ hẹp khi sử dụng tấm BF trong
buồng cộng hưởng.
Trong bài báo này, bằng việc đưa thêm một
hoặc nhiều tấm phin lọc lưỡng chiết vào trong
buồng cộng hưởng laser, chúng tôi đã nghiên
*
Tel: 0989 348258, E-mail: haonv@tnus.edu.vn
cứu được tường minh khả năng phát các bức
xạ đơn sắc của chúng dựa trên các tính toán lý
thuyết nhờ sử dụng hệ các phương trình tốc
độ mở rộng cho nhiều bước sóng [11-13].
PHIN LỌC LƯỠNG CHIẾT
Một tấm BF đơn trục được sử dụng như một
yếu tố điều chỉnh bước sóng thường được đặt
trong BCH laser ở góc Brewster. Ánh sáng
phân cực được truyền qua một phin lọc bị
tách thành hai tia thường và dị thường bởi
hiệu ứng lưỡng chiết của tinh thể thạch anh.
Hàm điều chỉnh bước sóng (truyền qua) của
một tấm BF được dựa trên đặc trưng giao
thoa sự phân cực của nó và được biểu diễn
theo công thức sau [14] :
2
sintancot1tancot41 22222
T (1)
trong đó, là góc tới (góc Brewster), là góc
giữa tia khúc xạ và trục quang học và là độ
lệch pha giữa tia thường và dị thường trong
tấm BF. như là một hàm của độ dày d của
tấm BF, hiệu chiết suất giữa tia thường và dị
thường của tấm, góc và bước sóng laser.
Góc điều chỉnh bước sóng A được định nghĩa
là góc giữa mặt phẳng tới và mặt phẳng được
xác định bởi trục quang học và pháp tuyến
của BF [14].
coscos
sinsincos
cos
A (2)
ở đây, là góc giữa trục quang học và bề mặt
của tấm BF.
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Nguyễn Văn Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 173 - 177
174
Với một tấm BF cụ thể, chúng ta có thể vẽ
được các đường cong truyền qua nhờ sử dụng
biểu thức (1) trên máy tính. Khi sử dụng
nhiều tấm lọc lưỡng chiết thì độ truyền qua
của hệ sẽ là tích số của độ truyền qua của
từng tấm. Tuy nhiên, tỉ số độ dày r của các
tấm này phải là các số nguyên và bề mặt cũng
như trục quang học của chúng phải được đặt
song song với nhau.
nTTTTT .....321 (3)
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đường cong truyền qua của tấm BF
Hình 1 chỉ ra đường cong truyền qua của một
tấm BF với độ dày d = 0,4 mm và ở góc điều
chỉnh bước sóng A = 41o; = 0 trong dải
sóng rộng kéo dài từ vùng tử ngoại tới vùng
hồng ngoại gần. Kết quả cho thấy, bằng việc
quay tấm BF quanh trục quang học của nó,
chúng ta có thể chọn được đỉnh sóng truyền qua
phù hợp với dải sóng cần điều chỉnh của laser.
Hình 1. Đường cong truyền qua của phin lọc
lưỡng chiết đơn tấm với độ dày d = 0,4 mm và
góc quay A= 41
o
; = 0 trong dải sóng từ vùng
tử ngoại tới vùng hồng ngoại gần.
Hình 2 biểu diễn đường cong truyền qua của
một và nhiều tấm BF với tỉ số độ dày khác
nhau trong dải sóng từ 750 – 950 nm. Kết quả
cho thấy, với độ dày như nhau của mỗi tấm (d
= 0,5 mm) ở cùng một góc điều chỉnh bước
sóng A = 41,7
0
nhưng khi số lượng phin lọc
nhiều hơn thì phổ bước sóng có độ truyền qua
cực đại sẽ hẹp hơn, đồng thời các cực tiểu
truyền qua xuất hiện gần nhau hơn và cũng có
cường độ nhỏ hơn.
Đối với các laser điều chỉnh bước sóng, sẽ có
một dải bước sóng có thể truyền qua tấm phin
lọc (độ truyền qua cực đại), khi đó để thu
được bức xạ laser có bước sóng mong muốn,
chúng ta có thể sử dụng nhiều tấm phin lọc
đặt sát nhau trong buồng cộng hưởng.
Hình 2. Đường cong truyền qua của nhiều tấm
phin lọc lưỡng chiết với độ dày khác nhau ở góc
điều chỉnh bước sóng A = 410; = 0; d = 0,5 mm
và với tỉ lệ độ dày các tấm là r =1; 1:2; 1:2:4;
1:2:4:9 trong dải sóng từ 750 - 950 nm.
Laser rắn băng hẹp sử dụng phin lọc lưỡng chiết
Hình 3 là cấu hình buồng cộng hưởng cho
laser rắn được bơm bằng các xung laser
diode. Buồng cộng hưởng laser gồm hai
gương, trong đó M1 là gương bơm – gương
cầu có độ phản xạ rất cao và M2 là gương ra
có độ phản xạ thấp hơn. Tinh thể laser là một
tinh thể rắn (Cr:LiSAF và Ce:LiCAF) được
đặt trong buồng cộng hưởng sao cho có được
sự chồng chộng tốt giữa mode bơm và mode
laser. Trong hoạt động laser băng hẹp và điều
chỉnh liên tục bước sóng, chúng tôi đã đưa
thêm vào trong BCH một hoặc một vài tấm
BF được đặt dưới góc Brewster.
Hình 3. Cấu hình laser rắn băng hẹp sử dụng phin
lọc lưỡng chiết BF đặt trong buồng cộng hưởng.
L1 và L2 là hệ bơm; M1 là gương laser cuối và M2
là gương laser ra. Môi trường laser có thể là tinh
thể Cr:LiSAF hoặc Ce:LiCAF
Hình 4 biểu diễn phổ laser Cr:LiSAF băng
hẹp trên dải sóng từ 835 – 865 nm khi sử
dụng một tấm phin lọc lưỡng chiết dày d = 1
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Nguyễn Văn Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 173 - 177
175
mm, = 0, góc điều chỉnh bước sóng A thay
đổi từ 39,90 – 43,50 đặt trong buồng cộng
hưởng laser (như Hình 3) với hệ số phản xạ
của các gương R1 = 1, R2 = 98 %; chiều dài
tinh thể laser 7 mm, nồng độ pha tạp ion Cr3+
là 1,5 % ở công suất bơm P = 1,5 W, độ rộng
xung bơm 100 µs; bán kính vết bơm rp = 22
µm. Kết quả cho thấy, với một tấm phin lọc
có độ dày không đổi, nhưng được quay với
các góc A có giá trị tăng dần thì bức xạ laser
Cr:LiSAF có đỉnh bước sóng dịch chuyển về
phía sóng dài.
Hình 4. Phổ laser Cr:LiSAF băng hẹp trên dải
sóng từ 840 – 860 nm khi sử dụng một tấm phin
lọc lưỡng chiết dày d = 1 mm đặt trong buồng
cộng hưởng laser, = 0 ở góc điều chỉnh bước
sóng A thay đổi từ 39,90 – 43,50.
Hình 5. Quá trình làm hẹp phổ trong laser
Cr
3+:LiSAF băng hẹp khi sử dụng phin lọc lưỡng
chiết có độ dày d thay đổi từ 0,1 1 mm đặt trong
buồng cộng hưởng laser, = 0 và A = 41,70.
Hình 5 là tiến trình làm hẹp phổ của laser
Cr:LiSAF băng hẹp khi sử dụng phin lọc
lưỡng chiết có độ dày d thay đổi từ 0,1 1
mm đặt trong buồng cộng hưởng laser có hệ
số phản xạ các gương R1 = 1, R2 = 99 %;
chiều dài tinh thể laser 7 mm, nồng độ pha tạp
ion Cr
3+
là 1,5 %, tấm BF ở góc = 0, góc
điều chỉnh bước sóng A = 41,70 với công suất
bơm P = 1 W, độ rộng xung bơm 100 µs; bán
kính vết bơm rp = 22 µm . Khi độ dày của tấm
phin lọc lưỡng chiết d = 1 mm thì phổ laser
được làm hẹp tới 0,25 nm.
Hình 6. Sự phụ thuộc độ rộng phổ phát xạ laser tử
ngoại Ce:LiCAF vào độ dày tấm BF: (a) d = 2
mm, (b) d = 5 mm (c) d = 10 mm, (d) d = 12 mm.
BCH với L=10 cm, R1 = 100%, R2 = 30%; cm,
mật độ ion Ce3+ N = 51018 cm-3; Ep = 17 mJ, rp =
0,15 cm và A = 55,4
0
.
Hình 7. Động học phổ 3-D trong phát xạ laser tử
ngoại Ce:LiCAF băng hẹp với góc điều chỉnh thay
đổi: (a) A = 550, (b) A = 55,20, (c) A = 55,40, (d)
A = 55,6
0
, (e) A = 55,8
0
và (f) A = 56
0
. BCH với
chiều dài L = 10 cm, R1 = 100%, R2 = 30%; mật
độ ion Ce3+ N = 51018 cm-3; năng lượng xung
bơm Ep = 17 mJ, rp = 0,15 cm và độ dày tấm BF
là d = 10 mm.
Hình 6 cho thấy sự phụ thuộc độ rộng phổ
phát xạ laser rắn Ce:LiCAF vào độ dày tấm
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Nguyễn Văn Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 173 - 177
176
phin lọc lưỡng chiết ở các độ dày khác nhau d
= 2 mm; 5 mm; 10 mm, 12 mm. Hình 7 là
động học phổ 3-D trong phát xạ laser tử ngoại
Ce:LiCAF băng hẹp với góc quay A thay đổi
từ A = 550 đến A = 560. Kết quả cho thấy,
laser rắn tử ngoại Ce:LiCAF có độ làm hẹp
phổ thấp hơn so với laser rắn Cr:LiSAF. Điều
này cũng dễ dàng giải thích khi ta chú ý tới
thời gian sống đi lại của photon trong buồng
cộng của hai laser là rất khác nhau, do thời
gian sống huỳnh quang của Cr:LiSAF lớn hơn
Ce:LiCAF hàng 1000 lần [10, 11].
KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng các phin lọc lưỡng chiết
như một yếu tố chọn lọc phổ trong buồng
cộng hưởng laser, đặc biệt trong các laser
phát xung ngắn chúng tôi đã nghiên cứu được
động học làm hẹp phổ của các laser rắn tử
ngoại Ce:LiCAF và laser rắn hồng ngoại
Cr:LiSAF. Các kết quả cho thấy tiến trình làm
hẹp phổ trong các laser rắn phụ thuộc vào các
đặc trưng cụ thể của các tấm phin lọc lưỡng
chiết cũng như các tính chất quang của môi
trường laser.
Lời cảm ơn: Các tác giả trân trọng cám ơn sự tài
trợ kinh phí từ Đề tài KHCN cấp Đại học của Đại
học Thái Nguyên (mã số ĐH2012-TN07-13).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Holtom and 0. Teschke, "Design of a
birefringent filter for high-power dye lasers," IEEE J.
Quantum Electron. QE-10, 1974, pp.577-579.
2. A. L. Bloom, "Modes of a resonator containing
tilted plates," J. Opt. Soc. Am. 64, 1974, pp.447-452.
3. B.V.Bondarev, S.M.Kobtsev. Calculation and
Optimization of a Birefringent Filter for a CW
Dye Laser. Opt. Spectrosc., 1986, v.60, N4,
pp.501-504.
4. S.M.Kobtsev. Properties of Birefringent Filters.
Opt. Spectrosc., 1987, v.63, N5, pp.672-675.
5. S.M.Kobtsev, N.A.Sventsitskay. Application of
Birefringent Filters in Continuous-Wave Tunable
Lasers: a Reviev. Opt. Spectrosc., 1992, v.73(1),
pp.114-123
6. S. Chang, Y. Mao, and C. Flueraru, “Dual-
Source Swept-Source Optical Coherence
Tomography Reconstructed on Integrated
Spectrum,” International Journal of Optics 2012,
p.565823.
7. V. Ménoret, R. Geiger, G. Stern, N. Zahzam, B.
Battelier, A. Bresson, A. Landragin, and P.
Bouyer, “Dual-wavelength laser source for
onboard atom interferometry,” Opt. Lett. 36, 2011,
pp. 4128–4130.
8. Chaudhari, A. J., F. Darvas, J. R. Bading, R. A.
Moats, P. S. Conti, D. J. Smith, S. R. Cherry, and
R. M. Leahy, “Hyperspectral and multispectral
bioluminescence optical tomography for small
animal imaging," Phys. Med. Biol., Vol. 50, 2005,
pp. 5421-5441.
9. Gat, N., “Imaging spectroscopy using tunable
filters: A review," Proc. SPIE, Vol. 4056, 2000,
pp. 50 -64.
10. U Demirbas, S Eggert, A Leitenstorfer,
Compact and efficient Cr: LiSAF lasers pumped
by one single-spatial-mode diode: a minimal cost
approach, JOSA B 29 (8), 2012, pp. 1894-1903.
11. Pham Hong Minh, Nguyen Phan Nhat, Do
Quoc Khanh, Nguyen Dai Hung, Luong Viet Mui,
Nobuhiko Sarukura, Liudmila Astafyeva,
Investigation of the spectral and temporal
processes of all solid state ultraviolet
Ce
3+
:LiCaAlF6 laser emissions, Advances in
Optics, Photonics, Spectroscopy & Applications
VI I, ISSN 1859 - 4271, 2013, p. 419-424.
12. P. Juramy et al., Spectral properties of pulse
dye lasser, IEEE J, Quantum electronics, Vol QE-
13, No. 10, 1977, pp. 855 - 865.
13. Hung, N. D.; Plaza, P.; Martin, M.; Meyer, Y.
H., Generation of tunable subpicosecond pulse
using low-Q dye cavities, Appl. Opt. 31, 1992, pp.
7046-7058.
14. Xinglong Wang and Jianquan Yao,
Transmitted and tuning characteristics of
birefringent filters, Appl. Opt., Vol. 31, No. 22,
pp. 4505 - 4508, 1992.
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Nguyễn Văn Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 173 - 177
177
SUMMARY
BIREFRINGENT FILTER USED IN LASER TECHNOLOGY
Nguyen Van Hao
1, 2*
, Pham Hong Minh
2
1 College of Science - TNU
2 Institute of Physics, Vietnam Academy of Science and Technology
We present the results of research on the use of birefringent filter as a spectral selector in the laser
cavity, especially in the short-pulse lasers. The study was carried out on the tunable ultraviolet
solid-state Ce:LiCAF (280-320 nm) and infrared Cr:LiSAF (780-900 nm) lasers. As a result, the
obtained results showed clearly the dynamics of spectral narrowing in narrow-band laser
emissions, and therefore, provided better understanding of the solid-state lasers in broadband and
tunable laser operations. Additionally, it is also indicates the characteristics when using
birefringent filter as a spectral selector in laser technology.
Keywords: ultra-short laser, birefringent filter, monochrome laser, solid-state laser
Ngày nhận bài:31/7/2014; Ngày phản biện:28/8/2014; Ngày duyệt đăng: 31/5/2015
Phản biện khoa học: ThS. Lê Thị Tuyết Ngân – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN
*
Tel: 0989 348258, E-mail: haonv@tnus.edu.vn
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_51701_55552_204201692228file27_0698_2046727.pdf