Sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh

Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng. Bài viết tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê dưới góc độ xem xét mối quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở địa phương này trong thời gian tới.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 131-137 SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH NGUYỄN TUẤN ANH Trường THPT Phúc Trạch, Hà Tĩnh Tóm tắt: Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng. Bài viết tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê dưới góc độ xem xét mối quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở địa phương này trong thời gian tới. 1. MỞ ĐẦU Hương Khê là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Tĩnh với 21 xã và 1 thị trấn, trong đó khu vực nông thôn chiếm đại bộ phận dân số và lực lượng lao động của toàn huyện. Mặc dù Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể- xã hội rất quan tâm đến việc giải quyết và đáp ứng nhu cầu việc làm, xác định đó là công tác quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [1], song hiệu quả sử dụng chưa cao và tỷ lệ thiếu việc làm hàng hàng năm vẫn trên 5% [5]. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê là việc làm cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Vấn đề sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê 2.1.1. Tình hình cung lao động Năm 2008, dân số ở nông thôn huyện Hương Khê là 103452 nghìn người (chiếm gần 93,2% dân số của huyện). Số người trong độ tuổi lao động là 51868 người (chiếm 50,1% dân số), trong đó dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động là 37515 người (chiếm 36,2% dân số nông thôn). Tốc độ tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động thời kỳ 2003-2008 là 1,04% (507,2 người/năm) [3]. Với tỷ lệ gia tăng tự nhiên khoảng 0,75% (2008) và kết cấu dân số trẻ, trong tương lai, số người tham gia lực lượng lao động sẽ tăng nhanh. Sự gia tăng này đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có chính sách hợp lý để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong những năm tới. Sự phân bố lao động nông thôn trên địa bàn huyện không đồng đều. Mật độ tập trung cao ở những xã đông dân, có điều kiện để phát triển kinh tế như Gia Phố, Phú Phong, Phúc Đồng, Hương Xuân... Ngược lại, đối với các xã vùng núi, vùng sâu do dân số ít, điều kiện phát triển kinh tế khó khăn nên mật độ phân bố lao động thấp (như Hoà Hải, Hương Trạch, Hương Lâm, Hương Liên...). NGUYỄN TUẤN ANH 132 Hình 1. Sơ đồ phân bố lao động nông thôn huyện Hương Khê năm 2008 Nguồn số liệu để thành lập sơ đồ: [3], [4]. Qua số liệu điều tra của 200 hộ dân thuộc 8 xã : Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Xuân, Hương Đô, Hương Trà, Lộc Yên, Hương Lâm, Hương Liên, với quy mô dân số là 750 người, số người trong độ tuổi lao động là 390 người, trong đó dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động là 273 người, ta thấy chất lượng nguồn lao động nông thôn như sau: Bảng 1. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động theo trình độ học vấn Tiêu chí Tổng Tiểu học THCS THPT Số lượng (người) 273 6 107 160 Cơ cấu (%) 100 2,2 39,2 58,6 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Trình độ học vấn của người lao động nông thôn huyện Hương Khê chủ yếu từ tốt nghiệp THCS trở lên (chiếm 96%), số lao động tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ thấp. Những dấu hiệu khả quan đó sẽ tạo thuận lợi mang tính nội lực để thúc đẩy cho các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lực lượng lao động trong thời gian tới. Bảng 2. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Tiêu chí Tổng Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo nghề Từ THCN trở lên Số lượng (người) 273 179 60 34 Cơ cấu (%) 100 65,6 21,9 12,5 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH 133 Trình độ chuyên môn kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để người lao động tiếp cận được việc làm tốt. Trong số 273 người được điều tra cho thấy, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn (65,6%) trong khi số lao động có trình độ từ THCN trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 12,5%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp đang là trở ngại lớn trong chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Hương Khê. 2.1.2. Hiện trạng sử dụng lao động Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm trong khi cung lao động tăng với tốc độ nhanh hơn làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cấn đối lớn. Năm 2008, nông thôn Hương Khê có khoảng 26.987 người tham gia vào lực lượng lao động tại chỗ. Trong đó, 85% số lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thuỷ sản, và khoảng 15% tham gia vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều đó cho thấy các ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển còn khiêm tốn, chưa khai thác được nguồn cung lao động tiềm năng này. Ngoài ra còn có khoảng 5582 người đang tham gia lao động ngoại tỉnh hoặc đi xuất khẩu lao động (chiếm 15,4% lực lượng lao động nông thôn). Với nhu cầu làm việc và khả năng giải quyết việc làm của chính quyền địa phương, hiện tại đang có 1855 lao động không có việc làm (chiếm khoảng 5,1%). Trong những người thiếu việc làm ở nông thôn, có trên 75% lao động hoạt động trong ngành nông - lâm - thuỷ sản. Theo lý thuyết, nếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý thì sẽ làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động và tạo thêm được nhiều việc làm mới. So với 2007, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) năm 2008 tăng 18,9%, trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng 35%, công nghiệp - xây dựng tăng 5%, dịch vụ tăng 13%; tỷ lệ giá trị sản xuất của nông - lâm - thuỷ sản trong cơ cấu GDP cũng giảm xuống còn 59,2%. Tuy nhiên, lao động ở ngành nông - lâm - thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao và trong năm 2008 chỉ giải quyết việc làm cho khoảng 300 người [6], ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là hơn 500 người. Qua đó ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nông - lâm - thuỷ sản là cao nhưng sự phát triển đó không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở khu vực nông thôn. Mặt khác, khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là hạn hẹp do tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nhanh hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động. Đó là chưa kể một phần lao động làm thuê ở các thành phố, các khu công nghiệp do làm ăn khó khăn hoặc bị mất việc làm trở về địa phương tìm kiếm công việc từ sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chỉ còn 0,12 ha/người và có xu hướng giảm, tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ nông thôn chậm càng làm cho vấn đề việc làm ở nông thôn khó được giải quyết. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Hương Khê thời kỳ 2003-2006 khoảng gần 300 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nông nghiệp là 52,04 tỷ đồng (chiếm 17,3%), cho công nghiệp là gần 13,9 tỷ đồng (chiếm 4,6%), giao thông vận tải là 35,4 tỷ đồng (chiếm NGUYỄN TUẤN ANH 134 11,8%) Cũng trong khoảng thời gian đó, tốc độ đầu tư vốn cho nông nghiệp tăng 117%, cho công nghiệp tăng 5,5% nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 21% trong khi giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng 72%, từ đó cho thấy việc sử dụng nguồn lao động nông thôn (chủ yếu là lao động nông nghiệp) chưa mang lại hiệu quả cao. Trong cơ cấu hình thức làm việc, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương chỉ chiếm 33%, còn lại chủ yếu là tự tạo việc làm (56,4%), số người chưa có việc làm chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lao động đi xuất khẩu lao động không đáng kể. Bảng 3. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động theo trình độ học vấn và hình thức làm việc Trình độ văn hoá Tổng Hình thức làm việc Chưa có việc làm Làm công hưởng lương Tự tạo việc làm Xuất khẩu lao động Số lượng (người) Tiểu học 6 0 6 0 0 THCS 107 17 86 2 2 THPT 160 73 62 3 22 Tổng 273 90 154 5 24 Cơ cấu (%) Tiểu học 100 0 100 0 0 THCS 100 15,8 80,4 1,9 1,9 THPT 100 45,6 38,8 1,9 13,7 Tổng 100 33 56,4 1,8 2,8 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Qua nghiên cứu cho thấy, những người làm công hưởng lương thường có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong khi lao động tự tạo việc làm chủ yếu có trình độ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở hoặc chưa qua đào tạo. Bảng 4. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn và hình thức làm việc Trình độ chuyên môn Tổng Hình thức làm việc Chưa có việc làm Làm công hưởng lương Tự tạo việc làm Xuất khẩu lao động Số lượng (người) Chưa qua đào tạo 179 10 158 0 11 Đã qua đào tạo nghề 60 35 21 3 1 THCN trở lên 34 23 0 0 11 Tổng 273 68 179 3 23 Cơ cấu (%) Chưa qua đào tạo 100 5,6 88,3 0 6,1 Đã qua đào tạo nghề 100 58,3 35 5 1,7 THCN trở lên 100 67,6 0 0 32,4 Tổng 100 24,9 65,6 1,1 8,4 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH 135 Hiện trạng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là thấp. Mỗi năm, huyện Hương Khê chỉ đào tạo tại chỗ, chủ yếu là các lớp dạy nghề ngắn hạn cho khoảng 335 người (chiếm 0,9% dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) nhưng sau đó người lao động chủ yếu tự tạo việc làm cho mình. Mặt khác, số lao động tự tạo việc làm đa số là những người tham gia sản xuất nông nghiệp với hình thức sản xuất kinh tế hộ gia đình, chưa qua đào tạo, trong khi kinh tế trang trại cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển còn khiêm tốn nên tỷ lệ làm công hưởng lương không đáng kể. Số lao động tốt nghiệp THPT có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ THCN trở lên chưa có việc làm cũng chiếm tỷ lệ lớn, họ thường có sự lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực bản thân nhưng do sức hút và khả năng đáp ứng việc làm của địa phương có hạn. Nếu không có chính sách khuyến khích và sử dụng hợp lý thì đây là một sự lãng phí về nguồn lao động có chất lượng, nguồn lực quan trọng cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 2.2. Giải pháp Để góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: 2.2.1. Giảm lượng cung về lao động Với hiện trạng cung cầu trên thị trường lao động phổ thông ở nông thôn huyện Hương Khê (cung vượt cầu) thì giải pháp đầu tiên là cần đẩy mạnh chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn 0,89% vào năm 2010 [1]. Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì trước hết phải tuyên truyền, vận động người dân hiểu pháp lệnh dân số và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Cần hỗ trợ miễn phí cho người dân các loại thuốc và dụng cụ tránh thai, có các chính sách về lợi ích vật chất để khuyến khích họ sinh đẻ đúng kế hoạch. 2.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì thế cơ cấu kinh tế nông thôn phải chuyển dịch theo hướng sau: Thứ nhất, là thay đổi cơ cấu kinh tế nông - lâm - thuỷ sản, đặc biệt là tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (một thế mạnh của huyện Hương Khê). Trong nội bộ ngành nông nghiệp cần giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây ăn quả và cây công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đầu tư phát triển kinh tế trang trại; củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Thứ hai, là chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ nông thôn, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các chợ đầu mối... 2.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư Đầu tư là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với tạo việc làm. Đầu tư tăng sẽ bù đắp những thiếu hụt của “cầu tiêu dùng”, từ đó làm tăng khả năng giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả của vốn đầu tư, và kích thích tái sản xuất mở NGUYỄN TUẤN ANH 136 rộng [7]. Để huy động vốn đầu tư, một mặt tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhưng chủ yếu cho kết cấu hạ tầng nông thôn. Mặt khác cần có cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách miễn giảm thuế, chính sách tín dụng... để kêu gọi khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nguồn vốn từ ODA, Chương trình 135. Mở rộng và phát triển mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân về các xã để giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất, đáp ứng nhu cầu các món vay nhỏ cho các hộ nông dân. Tạo nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt với nông dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp. 2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn Lao động nông thôn, đặc biệt là lao động trẻ hiện nay không chỉ thiếu về kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội mà còn yếu về giao tiếp cộng đồng và phát triển bản thân. Vì vậy cần có chính sách và chương trình dạy nghề cho thanh niên nông thôn; dạy nghề và chuyển đổi nghề cho nông dân vùng mất đất sản xuất. Cần tăng tỷ lệ lao động được đào tạo hàng năm để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú ý quan tâm đến mô hình đào tạo cộng đồng, các lớp dạy nghề ngắn hạn. Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề về phục vụ ở nông thôn. Hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài. 3. KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH là xu hướng tất yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nguồn lao động nông thôn huyện Hương Khê đang được bổ sung ngày càng nhiều nhưng còn yếu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, thị trường lao động mất cân đối giữa cung và cầu. Điều đó gây sức ép đáng kể cho vấn đề giải quyết việc làm ở địa phương. Vì vậy, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn, tạo cơ hội để người lao động tiếp cận được thị trường và có việc làm bền vững, tăng thu nhập cũng là một trong những chính sách góp phần làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng bộ huyện Hương Khê (2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2005-2010, Hà Tĩnh. [2] Ngô Sỹ Hùng - Phan Thu Hương (2008), Nghiên cứu về lao động việc làm ở khu vực nông thôn huyện Hương Thuỷ, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 47. [3] Phòng Nội vụ - Lao động thương bình và xã hội huyện Hương Khê (2008), Tổng hợp tình hình lao động - việc làm năm 2008, Hà Tĩnh. [4] Phòng Thống kê huyện Hương Khê (2008), Niên giám thống kê huyện Hương Khê 2008, Hà Tĩnh. [5] Uỷ ban Nhân dân huyện Hương Khê (2006), Báo cáo tổng kết chương trình xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc làm từ 2001-2005 và chương trình kế hoạch giai đoạn 2006-2010, Hà Tĩnh. SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH 137 [6] Uỷ ban Nhân dân huyện Hương Khê (2008), Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2008; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2009, Hà Tĩnh. [7] Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Title: USE OF RURAL LABOUR FORCE IN HUONG KHE, HA TINH Abstract: Labour is one of the most significant factors that have a great influence on both socio-economic development of our country in general and that of the countryside in particular. This article focuses on presents the real situation of using rural labour force in Huong Khe in relation to supply and demand of the labour market so that we can find some solutions to make full use of labour force in this rural in the future. NGUYỄN TUẤN ANH GV Địa lý, Trường THPT Phúc Trạch, Hà Tĩnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_344_nguyentuananh_21_nguyen_tuan_anh_7122_2021191.pdf
Tài liệu liên quan