KẾT LUẬN
Kết quả nhận dạng cho thấy mô hình mờ đã
mô tả khá chính xác được đối tượng. Như
vậy bằng việc sử dụng mô hình hóa hệ động
học bằng mô hình mờ TS chúng ta có thể xây
dựng mô hình dự báo của đối tượng phi tuyến
bất định, với mô hình này chúng ta có thể
nhận được kết quả dự báo tương đối chính
xác hành hành vi của đối tượng trong tương
lai. Đây là một yếu tố thực sự quan trọng để
có thể cài đặt thành công một bộ điều khiển
dự báo. Việc chỉnh định tham số của mô hình
mờ tương đối dễ dàng thông qua phương
pháp bình phương cực tiểu hay phương pháp
ngược hướng gradient. Đây là những ưu điểm
của phương pháp này, với ưu điểm này đã
mở ra hướng có thể cài đặt các thuật toán
MPC sử dụng mô hình này cho các đối tượng
phi tuyến trong công nghiệp nhằm nhận được
chất lượng điều khiển tốt hơn.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mô hình mờ takagi-Sugeno để xây dựng mô hình dự báo cho hệ động học phi tuyến - Lê Thị Huyền Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn Ngũ Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 155 - 159
162
SỬ DỤNG MÔ HÌNH MỜ TAKAGI-SUGENO
ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO CHO HỆ ĐỘNG HỌC PHI TUYẾN
Lê Thị Huyền Linh*, Nguyễn Thị Mai Hương
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Điều khiển dự báo theo mô hình (MPC Model Predictive Control) là phương pháp điều khiển dựa
trên bài toán tối ưu sử dụng kết quả dự báo hành vi của hệ thống trong tương lai. Chính vì sử dụng
kết quả dự báo đó, điều khiển dự báo đã cải thiện chất lượng điều khiển một cách đáng kế so với
các phương pháp khác, do vậy MPC đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp,
đặc biệt là đối với hệ tuyến tính biến đổi chậm[1,2,3]. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn khi xây dựng mô
hình dự báo với đối tượng phi tuyến bất định. Để áp dụng được phương pháp MPC điều khiển các
đối tượng này cần thiết phải một cơ chế để cập nhật mô hình của đối tượng. Báo cáo này tập
trung vào việc sử dụng mô hình mờ Takagi-Sugeno (TS) để xây dựng mô hình dự báo với những
ưu điểm là có thể rút ra từ dữ liệu vào-ra quan sát được bằng cách dùng kỹ thuật phân nhóm. Hơn
thế, mô hình TS còn có ưu điểm là tốc độ tính toán nhanh hơn mô hình Mamdani đồng thời cho
kết quả chính xác hơn.
Từ khoá: Điều khiển dự báo, mô hình mờ Takagi-Sugeno, mô hình dự báo.
GIỚI THIỆU CHUNG*
Điều khiển dự báo đã ra đời cách đây hơn ba
thập niên nhưng trong những năm gần đây
phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành công
trong công nghiệp. Điều khiển dự báo theo
mô hình là một trong những kỹ thuật điều
khiển tiên tiến, là một công cụ mạnh cho việc
điều khiển các quá trình công nghiệp, đặc biệt
là các quá trình phi tuyến, MIMO. Có được
điều này là do khả năng triển khai các điều
kiện ràng buộc vào thuật toán điều khiển một
cách dễ dàng mà ở các phương pháp điều
khiển kinh điển khác không có được. Điều
khiển dự báo là sách lược điều khiển được sử
dụng phổ biến nhất trong điều khiển quá trình
vì công thức MPC bao gồm cả điều khiển tối
ưu, điều khiển các quá trình ngẫu nhiên, điều
khiển các quá trình có trễ, điều khiển khi biết
trước quỹ đạo đặt. Một ưu điểm khác của
MPC là có thể điều khiển các quá trình có tín
hiệu điều khiển bị chặn, có các điều kiện ràng
buộc, nói chung là các quá trình phi tuyến mà
ta thường gặp trong công nghiệp, đặc biệt là
quá trình phi tuyến phức tạp. Tư tưởng chính
của điều khiển dự báo theo mô hình là [5,6]:
Luật điều khiển phụ thuộc vào những hành vi
được dự đoán của đối tượng.
*
Tel: 0918 127781, Email: lethihuyenlinh@gmail.com
Sử dụng một mô hình toán học để dự đoán
đầu ra của đối tượng tại các thời điểm giới
hạn trong tương lai. Mô hình này được gọi là
mô hình dự báo.
Chuỗi tín hiệu điều khiển tương lai trong giới
hạn điều khiển được tính toán bằng việc tối
thiểu hóa một phiếm hàm mục tiêu.
Sử dụng sách lược lùi xa, nghĩa là tại mỗi thời
điểm chỉ tín hiệu điều khiển đầu tiên trong
chuỗi tín hiệu điều khiển tính toán được được
sử dụng, sau đó giới hạn dự báo lại được dịch
đi một bước về phía tương lai.
Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển dự báo
Trong MPC mô hình dự báo đóng vai trò
quyết định trong bộ điều khiển. Đầu ra của
mô hình này phải phản ánh đúng động học
của quá tŕnh để có thể dự báo chính xác đầu
ra tương lai. Có nhiều loại mô hình:
Mô hình đáp ứng xung: ưu điểm của mô hình
là không cần thông tin ban đầu về đối tượng,
do đó bài toán nhận dạng được đơn giản hóa
Lê Thị Huyền Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 161 - 167
163
đồng thời cho phép khảo sát dễ dàng các quá
trình động học phức tạp như hệ pha không
cực tiểu (hay có thể có trễ), tuy nhiên không
áp dụng được cho hệ phi tuyến.
Mô hình đáp ứng bước nhảy: Mô hình này
tương tự như mô hình đáp ứng xung nhưng
tín hiệu vào là bước nhảy.
Mô hình hàm truyền: mô hình này cũng có
thể áp dụng đối với những đối tượng không
ổn định và có ưu điểm là cần ít tham số, tuy
nhiên không thể thiếu những thông tin ban
đầu về đối tượng đặc biệt là bậc của các đa
thức tử số và mẫu số.
Mô hình không gian trạng thái: có ưu điểm là
có thể mô tả các quá trình đa biến. Luật điều
khiển chỉ đơn giản là phản hồi của một tổ hợp
tuyến tính của vector trạng thái mặc dù đôi
khi các biến trạng thái được chọn không có ý
nghĩa vật lý.
Mô hình mờ[12]: Hệ thống suy luận mờ
(Fuzzy Inference System) có thể nói là một
công cụ xấp xỉ toàn năng. Điều này cho phép
các hệ thống suy luận mờ có thể xấp xỉ đặc
tính tĩnh của bất kỳ một hàm phi tuyến liên
tục nào trong một miền xác định với độ chính
xác cao đặc biệt là với những hệ phi tuyến
mạnh. Bằng việc kết hợp với các khâu động
học ta có thể mô hình hóa đối tượng động học
phi tuyến với độ chính xác tùy ý. Có hai loại
mô hình mờ phổ biến là mô hình mờ
Mamdani và mô hình mờ TS. Điểm khác
nhau giữa hai loại mô hình này là hệ quả của
các luật. Hệ quả của các luật trong mô hình
Mamdani là một tập cố định còn trong mô
hình TS là các hàm của các biến đầu vào.
Trong điều khiển dự báo thì mô hình mờ TS
được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi hơn cả.
Mô hình này có ưu điểm là có thể rút ra từ dữ
liệu vào-ra quan sát được bằng cách dùng kỹ
thuật phân nhóm. Hơn thế, mô hình TS còn có
ưu điểm là tốc độ tính toán nhanh hơn mô
hình Mamdani đồng thời cho kết quả chính
xác hơn. Với những ưu điểm như vậy, do đó
trong nghiên cứu này cũng sẽ tập trung
nghiên cứu theo hướng sử dụng mô hình mờ
TS ứng dụng trong điều khiển dự báo dựa mô
hình cho hệ phi tuyến bất định.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO CHO HỆ
PHI TUYẾN BẤT ĐỊNH SỬ DỤNG MÔ
HÌNH MỜ TS
Giả sử đầu ra của hệ thống động học phi
tuyến bất định tại thời điểm t là ( )y t và đầu
vào là ( )u t . “Tập dữ liệu” sẽ được mô tả như
sau:
{ }1 1( ), ( ), ..., ( ), ( )tZ y u y t u t=
(1)
Mô hình của một hệ thống động học có thể
được xây dựng từ tập giá trị quá khứ 1tZ - .
Mô hình như vậy được gọi là mô hình dự báo:
1
ˆ( ) ( )ty t f Z -=
(2)
trong đó ˆ( )y t là đầu ra dự báo. Vấn đề cốt lõi
của việc nhận dạng sử dụng hệ mờ là cố gắng
mô tả một hàm toán học f bằng một mô hình
mờ. Như ta đã biết một mô hình mờ có thể coi
như một tập các tham số. Do đó [12]:
1
ˆ( | ) ( | )ty t f Zq q-=
(3)
trong đó q là vector tham số được chọn lựa
(vị trí và hình dạng của tập mờ, hệ luật, việc
kết hợp luật ). Viêc lựa chọn các tham số
được quyết định dựa vào lượng thông tin
nhúng trong tập dữ liệu thực nghiệm. Cấu trúc
(2) là một cấu trúc rất tổng quát và ta có thể
thấy ngay sự hạn chế của nó là tập dữ liệu
như vậy sẽ ngày càng lớn lên. Vì vậy thay vì
sử dụng công thức (2), chúng ta sẽ tạo ra một
vector ( )tj có kích thước cố định. Từ đó ta
có một mô hình tổng quát mới như sau:
( )ˆ( | ) ( ),y t f tq j q=
(4)
Vector j được gọi là vector hồi quy và bao
gồm các phần tử hồi quy.
1 1( ) ( ),..., ( ), ( ),..., ( )
y u
t y t y t N u t u t Nj = - - - -é ùê úë û (5)
Sử dụng cách miêu tả dưới dạng tham số như
trên, vấn đề nhận dạng hệ thống động học sử
dụng hệ mờ được chia thành ba vấn đề nhỏ:
Làm thế nào để được các phần tử hồi quy
thích hợp từ tập các giá trị vào ra quá khứ cho
vector hồi quy j .
Làm thế nào để tìm được cấu trúc thích hợp
của hệ mờ (.,.)f .
Làm thế nào để tìm được các tham số thích
hợp cho hệ mờ.
Cấu trúc của hệ mờ
Như phân tích ban đầu, chúng ta sẽ sử dụng
mô hình mờ TS. Do đó cấu trúc của hệ mờ sẽ
được biểu diễn một cách tổng quát là:
Lê Thị Huyền Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 161 - 167
164
( )1 1 0
1
1
... ( )
( )
( )
L
l i l i l i
p p l
i l
L
i
l
l
x x x
f x
x
q q q m
m
=
=
+ +
=
å
å
(6)
với L là số luật. Giả sử hệ mờ có p đầu vào,
ứng với miền giá trị của mỗi đầu vào ta xây
dựng m hàm liên thuộc, số luật tạo thành là
pL m= luật, ix
là vector đầu vào i px Î ,
hay chính là vector hồi quy như. lm
được kết
hợp bởi luật tích:
1 2
1 2( ) ( ). ( )..... ( )i i i p il l l l px x x xm m m m= (7)
với ( )j il jxm là các hàm liên thuộc ứng với từng
đầu vào. Dạng của các hàm liên thuộc này có
thể là dạng tam giác, dạng hình thang hay
dạng hàm gauss. Dạng của các hàm liên thuộc
đầu ra là kết hợp tuyến tính của các đầu vào:
1 1 1 1 0...
l i l i lx xq q q+ + +
(8)
Ngoài ra còn một số điều kiện ràng buộc khác
như: số tập mờ ứng với mỗi đầu vào tối đa
không nên vượt quá 9 và ít nhất là 2; với hàm
liên thuộc dạng tam giác hay hình thang thì
độ xen phủ giữa hai hàm liên tiếp giữ cố định
bằng 1/2; tâm của các hàm liên thuộc được
chọn sao cho tổng khoảng cách giữa chúng
phải nằm trong miền xác định của từng đầu
vào tương ứng.
Lựa chọn thành phần vector hồi quy
Việc lựa chọn thành phần vector hồi quy có
nghĩa là chúng ta sẽ chọn ra các thành phần
hồi tiếp trong tập dữ liệu quá khứ mà có ảnh
hưởng nhiều nhất tới động học của hệ thống.
Thông thường các thành phần của vector hồi
quy sẽ được chọn lựa trong tập sau:
1 2 3 4 1
2 3 4 5 6
( ), ( ), ( ), ( ), ( ),
( ), ( ), ( ), ( ), ( )
y t y t y t y t u t
u t u t u t u t u t
ì üï ï
- - - - -ï ïí ýï ï- - - - -ï ïï ïî þ
bởi theo kinh nghiệm với một thời gian trích
mẫu phù hợp thì những thành phần trong tập
trên sẽ cho ảnh hưởng nhiều nhất tới hệ
thống. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng phương
pháp tìm kiếm tuần tự dựa trên cấu trúc cây.
Trước tiên, một tập các mô hình có khả năng
sẽ được tạo ra ứng với một đầu vào là 1 thành
phần hồi quy chọn trong tập trên. Chất lượng
của từng mô hình sẽ được đánh giá thông qua
sai số bình phương trung bình. Thành phần
hồi quy nào cho chỉ số chất lượng tốt nhất sẽ
được lựa chọn và một tập các mô hình mới
ứng với hai đầu vào được tạo ra. Một trong
hai đầu vào này là thành phần hồi quy được
chọn từ bước trước. Quá trình này được lặp đi
lặp lại cho đến khi chọn được số thành phần
hồi quy yêu cầu hoặc đã đạt được chất lượng
mong muốn[6].
Hình 2: Tìm kiếm tuần tự để chọn thành phần
hồi quy
Tính toán chỉnh định các thông số cho mô
hình mờ
Có nhiều phương pháp để chỉnh định tham số
của hệ mờ như bảng sau[12]:
Bảng 1: Phương pháp xây dựng mô hình mờ.
Method Type of
MFs
Number
of MFs
Location
of MFs
Consequences
Least
Square
Methods
Fixed Fixed Fixed Adjusted
Gradient
descent
Fixed Fixed Adjusted Adjusted
Clustering
+
gradient
descent
Fixed Adjusted Adjusted Adjusted
Evolution
strategies
Adjusted Adjusted Adjusted Adjusted
Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi sử
dụng hai phương pháp là Least Square
Method (LSM) và Gradient Descent (GD)
chỉnh định tham số cho mô hình mờ TS.
Ở phương pháp bình phương cực tiểu các
thông số về loại hàm liên thuộc, số lượng hàm
liên thuộc và vị trí của các hàm liên thuộc
được ta chọn trước. Chúng ta sẽ tiến hành
chỉnh định các thông số của hàm tuyến tính
kết hợp các đầu vào( )1 1 1 1 0...l i l i lx xq q q+ + + . Ở
phương pháp GD loại hàm liên thuộc, số
lượng hàm liên thuộc được chọn trước, chúng
ta tiến hành chỉnh định vị trí của các hàm và
các thông số của hàm tuyến tính kết hợp các
đầu vào: ( )1 1 1 1 0...l i l i lx xq q q+ + + .
Lê Thị Huyền Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 161 - 167
165
Bình phương cực tiểu mẻ (Batch Least
Squares)
Giả sử ta có 1 2( ) , , ..., TMY M y y yé ù= ê úë û
(9)
là một vector kích thước 1M ´ trong đó
1 2, , , ...,iy i M=
là dữ liệu đầu ra từ một quá
trình, G. M là số mẫu thu thập. Ta định
nghĩa:
( ) ( ) ( )1 2( ) ... TT T TMM x x xé ùF = ê úê úë û (10)
là một ma trận kích thước M N´ bao gồm
ix là 1 vector. Ta có ( ) .i i Tie y x q= - là sai
số trong việc xấp xỉ cặp dữ liệu thứ i.
Định nghĩa: 1 2( ) , , ...,
T
ME M e e eé ù= ê úë û (10)
sao cho thỏa mãn
.E Y q= - F
(11)
lựa chọn 2( ) /TV E Eq =
là đại lượng đo
chất lượng của việc xấp xỉ cho toàn bộ tập dữ
liệu. Chúng ta sẽ phải lựa chọn q nhằm tối
thiểu hóa ( )V q . Ta có:
2
T T T
T T T T
V E E Y Y Y
Y
q
q q q
= = - F
- F + F F
(13)
Giả thiết rằng TF F là khả nghịch suy ra:
( )( )
( )( ) ( )( )
1
1 1
2 T T T
T T T T T
T
V Y
Y
I Y
Yq q
-
- -
= F F F F
- F F F F F - F F F
-
+
(14)
có thể nhận thấy rằng thành phần thứ nhất
trong phương trình trên hoàn toàn không phụ
thuộc vào q , do đó ta không thể giảm V
thông qua thành phần này. Vì vậy, chúng ta sẽ
lựa chọn q sao cho thành phần thứ hai bằng
0. Từ đó ta thu được: ( ) 1ˆ T TYq -F F F=
(15)
Ứng dụng vào việc chỉnh định thông số cho
mô hình mờ TS:
1 1
( | ) ( ) ( ) / ( )
R R
i i i
i i
f x g x x xq m m
= =
= å å
(16)
1 1 2 2 0, , , ,( ) ...i i i i N N ig x a x a x a x a= + + + + (2.43)
Ta khai triển biểu thức trên như sau:
1 1
1 1
1 1
0
1 1
, ,
,
( ) ( )
( | ) ...
( ) ( )
( ) / ( )
R R
i i i N N i
i i
R R
i i
i i
R R
i i i
i i
a x x a x x
f x
x x
a x x
m m
q
m m
m m
= =
= =
= =
= + +
+
å å
å å
å å
(17)
Đặt 1 1 2 1 1 1
1 2
( ), ( ), ..., ( ), ( ), ...,
( ), ( ), ..., ( ), ( )
( ) N
R R N R R
T
x x x x x x x
x x x x x x x
x
x x x x
x x x x
x =
é ù
ê ú
ê úê úë û
(18)
với
1
( ) / ( )
R
i i i
i
x xx m m
=
= å (19)
Định nghĩa:
( ) ( ) ( )1 2( ) ... TT T TMM x x xx x xé ùF = ê úê úë û (20)
và
11 12 1 10 1 0, , , , , , ,, ,..., , ,..., ,..., ,
T
N R R N Ra a a a a a aq é ù= ê úë û (21)
ta thu được biểu thức như sau:
( | )f x q q= F
(22)
Biểu thức ˆq sẽ được tính toán theo công thức
của phương pháp bình phương cực tiểu mẻ:
( ) 1ˆ T TYq -F F F= (23)
Bình phương cực tiểu hồi quy (Recursive
Least Squares)
Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm cho phép
ta cập nhật liên tục giá trị vector ˆq sau mỗi
cặp dữ liệu đưa vào mà không phải sử dụng
toàn bộ tập dữ liệu trong tính toán, do đó
không cần phải tính nghịch đảo ma trận TF F
Ta sẽ xem như tập dữ liệu sẽ được đưa vào
từng bước một. Chúng ta đặt chỉ số thời điểm
k=M và ở thời điểm ( )0i i£ £ định nghĩa
một ma trận kích thước N N´ :
( ) ( )1
1
1
( ) T
k Ti i
i
P k x x
-
-
=
F F
æ ö÷ç ÷= = ç ÷ç ÷çè øå
(24)
và 1ˆ( )kq - là giá trị tối ưu tìm được ở bước
trước. Ta có:
( ) ( ) ( )11
1
( ) T
k T Ti i k k
i
P k x x x x
-
-
=
F F= = +å (25)
từ đó có ( )1 1 1( ) ( ) Tk kP k P k x x- -= - + (26)
và quay trở lại với công thức tính ˆq :
( ) ( )1 1
1
ˆ( ) T T
k
i i k k
i
Yk P k x y x yq
-
-
=
F F F
æ ö÷ç ÷= = +ç ÷ç ÷çè øå
(27)
thì ( ) 11
1
1 1ˆ( )
k
i i
i
P k k x yq
-
-
=
- - = å
(28)
Thay thế ( )1 1P k- - trong phương trình trên
ta thu được:
( ) ( ) 11
1
1ˆ( )
kTk k i i
i
P k x x k x yq
-
-
=
æ ö÷ç
- - =÷ç ÷çè ø å (29)
Lê Thị Huyền Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 161 - 167
166
kết hợp với (19), công thức lặp để tính ˆq
là:
( ) ( ) 1 1ˆ ˆ ˆ( ) ( ) ( )Tk k kk k P k x y x kq q qæ ö÷ç= - + - - ÷ç ÷çè ø (30)
và công thức để tính lặp ( )P k :
( ) ( ) ( )
( ) ( ) ( ) ( )1
1 1
1 1
k
T Tk k k
P k P k P k x
I x P k x x P k
-
= - - -
æ ö÷ç´ + - -÷ç ÷çè ø
(31)
Ứng dụng vào chỉnh định thông số cho mô
hình mờ TS, ta cũng khai triển (16) như (17).
Xét ở bước lặp thứ k:
1 1 2 1
1 1
1 2
( ) ( ), ( ), ...,
( ), ( ), ...,
( ), ( ), ..., ( ), ( )
k k k k k
k k k
N
Tk k k k k k k
R R N R R
x x x x x
x x x
x x x x x x x
x x x
x x
x x x x
é
= êë
ù
úû
với
1
( ) / ( ).
R
k k k
i i i
i
x xx m m
=
= å Khởi tạo ma trận
P và véc tơ q như sau: 0( )P Ia=
1 1 1 1 1 1 1 1, , ..., , , ..., , , ..., ,
T
q é ù= ê úë û
Sử dụng công thức lặp để tính ra giá trị ˆq :
( )
( ) ( ) ( )( ) ( )
( )
1
1 1
1
( ) ( ) ( ) ( )T Tk k k k
P k
I P k x I x P k x x
P k
x x x x
-
=
- - + -
-
æ ö÷ç ÷ç ÷ç ÷çè ø
´
(32)
( ) ( )
( )( )
1
1
ˆ ˆ( ) ( )
ˆ( )
k
T
k k
k k P k x
y x k
q q x
x q
= - +
æ ö÷ç
´ - - ÷ç ÷çè ø
(33)
Chuyển động ngược hướng gradient (GD)
Biểu diễn tổng quát của mô hình TS với luật
tích, phương pháp giải mờ trọng tâm:
( )
1 1
| ( ) ( , ) ( , ) / ( , )
R R
i i i
i i
f x k g x k x k x kq m m
= =
= å å (34)
Với ( ),i x km được xây dựng theo luật tích của
các độ phụ thuộc của x vào các tập mờ đầu
vào. Với hệ gồm N đầu vào, mỗi đầu vào gồm
L tập mờ thì số luật hợp thành NR L= (luật).
1 1 2 2
0
, ,
, ,
( , ) ( ) ( ) ...
( ) ( )
i i i
i N N i
g x k a k x a k x
a k x a k
= + +
+ +
(2.67)
Xét cặp dữ liệu huấn luyện thứ m ta có sai số
xấp xỉ hàm là ( ) 20 5. m mme f x yqé ù= -ê úë û
(35)
Ở phương pháp này, chúng ta tối thiểu hóa sai
lệch này bằng việc chỉnh định thông số q .
Tuy nhiên q ở đây bao gồm các thông số kết
hợp tuyến tính 0 1
,
, , , ...,i na n N= và các thông
số của tập mờ đầu vào. Công thức để cập nhật
,i na là 11, ,
,
( ) ( ) mi n i n
i n k
e
a k a k
a
l
¶
+ = - ¶ với
1 0l > là bước tính lặp. Ta lại có:
( )
( )
( )
, ,
( )
( ) ( )
m m
im
m m
i n i nik
f x k g x ke
e k
a a kg x k
q¶ ¶¶
=¶ ¶¶
(36)
trong đó với 1 2 1 2, , ..., , , , ...,i R n N= = thì:
( )
( )
1
1 2
( ) ( , )
, , , ..
( , )
m m
i
Rm
mi
i
i
f x k x k
i R
g x k
x k
q m
m
=
¶
= =
¶ å
(37)
với ( ) 0 1 khi 0,/ ( )mi ig x k a k n¶ ¶ = =
( ) 0 1 khi 1,/ ( ) , ...,mi ig x k a k n N¶ ¶ = =
Công thức để cập nhật các thông số của tập
mờ đầu vào 21, , ,( ) ( ) /n l n l m n l kc k c k e cl+ = - ¶ ¶
với 2 0l > là bước lặp. Tương tự như trên ta
thu được công thức cập nhật thông số của tập
mờ đầu vào như sau:
( ) ( )
( )
2
1
1
, ,
,
( )
( ) ( )
( , )
,
m
i
n l n l R
m
i
i
m
i
i n
g k f x k
c k c k
x k
x k
c
q
l
m
m
=
-
+ = -
¶
´ ¶
å (38)
MINH HỌA BẰNG VÍ DỤ MÔ PHỎNG
Để minh họa về phương pháp đã nêu cũng
như để thấy được ưu điểm của phương pháp
này, sau đây là ví dụ minh họa cho bài toán
nhận dạng hệ thống động học sử dụng mô
hình mờ TS. Xét hệ thống bình mức[18]:
Hình 3: Hệ thống bình mức
Hệ thống gồm một bình chứa có một ống xả
tự do ở đáy bình, một đầu vào cung cấp chất
lỏng cho bình. Gọi ( )h t
là chiều cao mực chất
lỏng trong bình (biến cần điều khiển). A là
Lê Thị Huyền Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 161 - 167
167
tiết diện ngang của bình. a là thiết diện van
xả của bình. C
là hệ số xả của bình.
k là hệ
số tỷ lệ dòng chất lỏng vào bình với công suất
máy bơm. ( )u t
là tín hiệu điều khiển máy
bơm (biến điều khiển). r là khối lượng riêng
của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường.
Phương trình toán học mô tả hệ thống:
( )1 2( ) ( ) ( )dh t ku t aC gh tdt A= -
Hình 4: Sơ đồ khối hệ thống bình mức-Simulink
Các tham số của đối tượng được cho cụ thể
như sau: A=100cm2; a=5cm2; C=0.035;
k=100; g=1000cm/s2
.
Phương trình toán học mô tả hệ thống
0 07826( ) / ( ) . ( )dh t dt u t h t= -
Đáp ứng vào ra của hệ thống:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
0
20
40
60
80
y(k
)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
u
(k)
Hình 5: Đáp ứng vào ra của hệ thống bình mức
Thu thập bộ dữ liệu nhận dạng và bộ dữ liệu
kiểm chứng mỗi loại gồm 300 dữ liệu, thời
gian trích mẫu là 10s, sử dụng mô hình nhận
dạng NARX, vector hồi quy gồm 3 phần tử.
Sử dụng các tập mờ dạng Gauss, số tập mờ
trên mỗi phần tử hồi quy là 2.
Quá trình chọn đầu vào cho hệ mờ:
Tìm các thành phần vector hồi quy làm đầu
vào cho hệ mờ TS theo phương pháp tìm
kiếm tuần tự theo cấu trúc hình cây ta được
các thành phần hồi quy là:
1 4 1( ), ( ), ( )y k y k u k- - -
với RMSE là nhỏ nhất: 0.0361.
Hình 6. Tìm vector hồi quy theo phương pháp
tuần tự
Đánh giá mô hình nhận dạng:
0 50 100 150 200 250 300
-50
0
50
100
Training Data (Solid Line) and ANFIS Prediction (Dots) with RMSE = 0.036484
Time Index
300 350 400 450 500 550 600
0
50
100
Checking Data (Solid Line) and ANFIS Prediction (Dots) with RMSE = 0.071893
Time Index
Hình 7. Kết quả huấn luyện sử dụng mô hình mờ TS
Hình 7 ở trên so sánh giữa mô hình nhận dạng
và mô hình thực của đối tượng. Đồ thị phía
trên so sánh với dữ liệu huấn luyện còn đồ thị
phía dưới so sánh trên tập dữ liệu kiểm tra. Ta
nhận thấy rằng sai số là rất nhỏ và đầu ra của
mô hình nhận dạng gần như trung khít với
đáp ứng của đối tượng thực.
So sánh với phương pháp nhận dạng khác:
Ta cũng tiến hành nhận dạng theo phương
pháp sai số dự báo mô hình ARX để so sánh.
Mô hình ARX : [na nb d] = 8 8 1
Từ hình 8 ta nhận thấy rằng nhận dạng theo
mô hình mờ cho kết quả chính xác hơn nhiều
so với phương pháp sai số dự báo mô hình
ARX - môt phương pháp khá phổ biến.
0 50 100 150 200 250 300
0
20
40
60
80
(a) Training Data (Solid Line) and ARX Prediction (Dots) with RMSE = 6.2757
Time Steps
300 350 400 450 500 550 600
-50
0
50
100
(b) Checking Data (Solid Line) and ARX Prediction (Dots) with RMSE = 3.0665
Time Steps
Hình 8. Kết quả huấn luyện theo phương pháp
sai số dự báo
1
h
netsum
-K-
k
0.035
c
5
a Saturation1
Saturation
Product
sqrt
Math
Function
1
s
Integrator
-K-
2g
-K-
1/A
1
u
Lê Thị Huyền Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 161 - 167
168
KẾT LUẬN
Kết quả nhận dạng cho thấy mô hình mờ đã
mô tả khá chính xác được đối tượng. Như
vậy bằng việc sử dụng mô hình hóa hệ động
học bằng mô hình mờ TS chúng ta có thể xây
dựng mô hình dự báo của đối tượng phi tuyến
bất định, với mô hình này chúng ta có thể
nhận được kết quả dự báo tương đối chính
xác hành hành vi của đối tượng trong tương
lai. Đây là một yếu tố thực sự quan trọng để
có thể cài đặt thành công một bộ điều khiển
dự báo. Việc chỉnh định tham số của mô hình
mờ tương đối dễ dàng thông qua phương
pháp bình phương cực tiểu hay phương pháp
ngược hướng gradient. Đây là những ưu điểm
của phương pháp này, với ưu điểm này đã
mở ra hướng có thể cài đặt các thuật toán
MPC sử dụng mô hình này cho các đối tượng
phi tuyến trong công nghiệp nhằm nhận được
chất lượng điều khiển tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, Lý
thuyết điều khiển mờ, Nxb KH& KT, 2006.
[2]. Trần Quang Tuấn, Phan Xuân Minh, Điều
khiển thích nghi bền vững cho lớp đối tượng phi
tuyến SISO có mô hình bất định trên cơ sở hệ mờ,
Hội nghị khoa học lần thứ 20, Nhà xuất bản bách
khoa Hà Nội, 2006.
[3]. V. Adetola, D. DeHaan, and M. Guay,
Adaptive Model Predictive Control for
Constrained Nonlinear Systems, Systems and
Control Letters, vol. 58, pp. 320-326, 2009.
[4]. R. Babuska, J.A. Roubos, H.B. Verbruggen,
Identification of MIMO Systems by Input-Output
TS Fuzzy Models, 1997.
[5]. D. Bainov & P. Simeonov, Integral
Inequalities and Applications, Kluwer Academic
Press: Dordrecht, 1992.
[6]. M. Boumehraz, K. Benmahammed,
Constrained Non-linear Model Based Predictive
Control using Genetic Algorithms.
[7]. Jens Clausen, Branch and Bound Algorithms -
Principles and Examples, March 12, 1999.
[8]. Eduardo F.Camacho and Carlos Bordons,
Model Predictive Control, Springer 1999, ISBN
3540762418.
[9]. H.Lee and M.Tomizuka, Robust adaptive
control using a Universal Approximator for SISO
Nonlinear systems, IEEE Transactions on fuzzy
systems, Vol.8. No1, pp 95 -106, 2000.
[10]. Jay H. Lee, A Lecture on Model Predictive
Control, School of Chemical and Biomolecular
Engineering Center for Process Systems
Engineering Georgia Inst. of Technology, 2009.
[11]. Manfred Morari, Jay H. Lee, Model
Predictive Control: past, present and future,
Computers and Chemical Engineering, no. 23,pp.
667–682, 1999.
[12]. T. Takagi, M. Sugeno, Fuzzy identification of
systems and its application to modeling and
control, IEEE Trans. Systems, Man and
Cybernetics 15 (1985)
SUMMARY
PREDICTIVE MODEL DESIGNING USING TAKAGI -SUGENO FUZZY
MODEL FOR NONLINEAR DYNAMIC SYSTEM
Le Thi Huyen Linh*, Nguyen Thi Mai Huong
College of Technology - TNU
Model predictive control (MPC) is control method based on the optimal problem using predictive
future output values. Because using future output values, model predictive controller have ability
improving quality control significantly compared to other methods, so that MPC has been studied
and widely used in industry, especially in linear systems with time varying [1,2,3]. However it is
more difficult to build model predictive controller for uncertainty nonlinear systems. To applying
the MPC to these systems, we need a mechanism to update the system model. This paper deals
with Takagi-Sugeno (TS) fuzzy model -based system identification techniques to build the
predictive model with the advantage of being able to draw from the observed input-output data
using clustering techniques. This predictive model is not only more accurate but also faster than
Madami model.
Key word: Predictive control, Takagi-Sugeno Fuzzy Model, Predictive Model
Ngày nhận bài: 04/2/2013, ngày phản biện:22/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel: 0918 127781, Email: lethihuyenlinh@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38401_41979_1282013135837161_9932_2052028.pdf