Sử dụng mạng nơron nhân tạo Fuzzy ART để phân cụm dữ liệu
Fuzzy neural network is an artificial neural network that combines fuzzy concepts, fuzzy inference
rule with structure and learning ability of neural network. Clustering is an important tool in data
mining and knowledge discovery. Fuzzy ART (Fuzzy Adaptive Resonance Theory) is a fuzzy
neural network that solves effectively clustering problem. Fuzzy ART clusters better than
traditional methods based on three following advantages: Learning data until satisfying a given
conddition, creating a new category without affecting to existing categories, and easily choosing
parameters of Fuzzy ART. In this papper, we apply Fuzzy ART for clustering 5 brenchmark
datasets. After showing results of experiments, we present guide to choose suitable values for
parameters of Fuzzy ART that the ability of clustering is the highest. Then, we analysis the
advantages of Fuzzy ART when it is applied to clustering data. Results from experiments also
show that Fuzzy ART cluster much effectively for clustering problems
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mạng nơron nhân tạo Fuzzy ART để phân cụm dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 49 - 53
49
SỬ DỤNG MẠNG NƠRON NHÂN TẠO FUZZY ART ĐỂ PHÂN CỤM DỮ LIỆU
Nông Thị Hoa1*, Hoàng Trọng Vĩnh2
1Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên
2Công ty FPT software
TÓM TẮT
Mạng nơron mờ là một mạng nơron nhân tạo mà phối hợp của các khái niệm mờ, các luật suy diễn
mờ với kiến trúc và việc học của các mạng nơron. Phân cụm dữ liệu là một công cụ quan trọng của
khai thác dữ liệu và tìm ra tri thức trong một số lượng lớn dữ liệu. Fuzzy ART (Fuzzy Adaptive
Resonance Theory) là một mạng nơron mờ mà giải quyết bài toán phân cụm dữ liệu tốt hơn các
phương pháp phân cụm truyền thống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích các ưu điểm của
Fuzzy ART và hướng dẫn chọn các tham số của mô hình Fuzzy ART để giải bài toán phân cụm
cho các tập dữ liệu đạt độ chính xác cao nhất. Các thực nghiệm được làm với 5 tập dữ liệu chuẩn
trong cơ sở dữ liệu UCI để chứng minh tính hiệu quả của Fuzzy ART. Kết quả thực nghiệm cho
thấy Fuzzy ART cho kết quả phân cụm với độ chính xác cao.
Từ khóa: Fuzzy ART, ART, Fuzzy Neural Network, Fuzzy Set, Clustering
GIỚI THIỆU*
Phân cụm dữ liệu là một công cụ quan trọng
của khai thác dữ liệu và tìm ra tri thức trong
một số lượng lớn dữ liệu. Hơn nữa, phân cụm
còn tổng hợp một số lượng lớn dữ liệu trong
một số lượng nhỏ các nhóm nên phân cụm có
ích cho cho việc hiểu một số lượng lớn dữ liệu.
Một số phương pháp phân cụm truyền thống
đã được đưa ra như K-mean [2], phân cụm
phân cấp [3], và mô hình SOM [6] nhưng độ
phức tạp tính toán của các phương pháp này
khá lớn. Fuzzy ART [1] là một mạng nơron
mờ có các ưu điểm gồm: Học dữ liệu huấn
luyện cho đến khi thỏa mãn một điều kiện
nhất định, có thể sinh ra nhóm mới mà không
phá vỡ các nhóm đang tồn tại, dễ dàng lựa
chọn các tham số của mạng. Do đó, Fuzzy
ART phân cụm dữ liệu với độ chính xác cao
và giảm đáng kể độ phức tạp tính toán.
BÀI TOÁN PHÂN CỤM DỮ LIỆU
Phát biểu bài toán
Cho tập dữ liệu D. Mỗi dữ liệu I trong tập D
được biểu diễn bằng một véc tơ có M phần tử.
Mỗi thành phần của I nằm trong khoảng [0,
1]. Khi đó ta có:
I=(I1, ., IM ).
*
Tel: 01238 492 484
Tập D có p nhóm. Mỗi nhóm có một véc tơ
trọng số W gồm có M phần tử. Khi đó véc tơ
trọng số của nhóm k được biểu diễn như sau:
Wk=(Wk1, ., IkM )
Mỗi dữ liệu I thuộc về một nhóm h nhất định.
Yêu cầu: Dựa vào sự tương đồng giữa mỗi
dữ liệu I và véc tơ trọng số W của các nhóm
để phân dữ liệu I vào nhóm h.
Một số phương pháp giải truyền thống
Teuvo Kohonen [6] đưa ra một mô hình của
một quá trình tự tổ chức mới mà được gọi là
mô hình SOM. SOM là một mạng nơ ron
nhân tạo thực hiện học không giám sát để tạo
ra một biểu diễn cho không gian dữ liệu vào
với số chiều thấp hơn. M.Queen [2] đưa ra
thuật toán K-mean mà phân chia tập dữ liệu
vào một số cụm nhất định bằng việc cực tiểu
hàm lỗi bình phương. Sau đó, trọng số của
các cụm được cập nhật bởi giá trị trung bình
của các mẫu trong mỗi phân cụm. Johnson [3]
đưa ra thuật toán phân cụm phân cấp dựa vào
sự nhập lại của hai cụm gần nhất. Tuy nhiên
các phương pháp này có độ phức tạp tính toán
khá cao do việc luôn tính lại trọng số của mỗi
phân lớp khi xét một dữ liệu huấn luyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nông Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 49 - 53
50
FUZZY ART
Mô hình mạng ART
Các mạng nơron ART được phát triển bởi
Grossberg [4][5] để giải quyết vấn đề về hiện
tượng ổn định-linh hoạt. Mạng ART là một
thuật toán học tăng cường nên mạng ART
thích nghi được với một dữ liệu mới. Ở một
thời điểm, mạng ART không cho phép thay
đổi các mẫu đã lưu cho đến khi mẫu vào khớp
với các mẫu đã lưu với một mức nhiễu nhất
định. Nghĩa là, mạng ART có cả tính linh
hoạt và ổn định. Một phân nhóm mới có thể
hình thành khi môi trường không khớp với
các mẫu đã lưu, nhưng môi trường không thể
thay đổi các mẫu đã lưu trừ khi sự tương tự
của chúng đạt đến một mức đặt trước. Cấu
trúc chung của mạng ART được thể hiện ở
Hình 1.
Một mạng ART điển hình có hai tầng: tầng
dữ liệu vào (F1) và tầng dữ liệu ra (F2). Tầng
dữ liệu vào chứa N nút với N là số lượng các
mẫu dữ liệu vào. Số lượng nút của tầng dữ
liệu ra là động. Mỗi nút của tầng có một véc
tơ kiểu tương ứng. Tính động của mạng được
điều khiển bởi hai hệ thống con: hệ thống chú
ý và hệ thống định hướng. Hệ thống chú ý
đưa ra một nơron chiến thắng (hay nhóm) và
hệ thống định hướng quyết định nhóm nào
chấp nhận hay không chấp nhận dữ liệu vào
đó. Mạng này ở trong một trạng thái cộng
hưởng khi hệ thống định hướng chấp nhận
một nhóm chiến thắng, nghĩa là véc tơ kiểu
chiến thắng khớp đủ gần với mẫu dữ liệu vào
hiện tại.
Thuật toán Fuzzy ART
Thuật toán này được Carpenter trình bày ngắn
gọn trong [1]. Sau đây là ba tham số thể hiện
tính động của mô hình Fuzzy ART:
• tham số chọn α> 0;
• tham số tốc độ học β∈[0, 1]
• tham số ngưỡng ∈[0, 1];
Nội dung của thuật toán được trình bày như
sau:
Bước 1: Khởi tạo véc tơ trọng số. mỗi phân
lớp j tương ứng với một véc tơ Wj= (Wj1,...,
WjM) của các trọng số thích nghi hay vết bộ
nhớ dài hạn. Số các nhóm tiềm năng N (j =
i,..., N) là bất kỳ. Khởi tạo
(1)
và mỗi nhóm được coi là chưa hình thành.
Sau khi một nhóm được chọn để mã hóa,
nhóm được hình thành. Như biểu diễn dưới
đây, mỗi vết bộ nhớ dài hạn Wji là không tăng
dần theo thời gian và vì vậy các Wji hội tụ tới
một giới hạn.
Bước 2: Lựa chọn một nhóm chiến thắng:
Với mỗi dữ liệu vào I và nhóm j, hàm chọn Tj
được định nghĩa bởi
(2)
với phép toán AND, ⋏, trong logic mờ được
định nghĩa:
(3)
và với dạng được định nghĩa:
(4)
Để đơn giản việc ký hiệu, Tj(I) trong Công
thức 2 thường được viết là Tj khi dữ liệu vào I
là cố định. Sự chọn nhóm được gắn chỉ số
bằng j, với
(5)
Nếu có nhiều hơn một Tj là cực đại thì nhóm j
với chỉ số nhỏ nhất được chọn. Cụ thể hơn, các
nút được hình thành theo thứ tự j = 1, 2, 3, . . . .
Bước 3: Kiểm tra trạng thái của mạng là
cộng hưởng hay thiết lập lại:
Cộng hưởng xuất hiện nếu hàm đối chiếu của
nhóm được chọn đạt điều kiện về ngưỡng.
Điều kiện là:
(6)
Sau đó việc học sẽ diễn ra.
Hình 1: Mô hình đơn giản của mạng ART
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nông Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 49 - 53
51
Thiết lập lại xuất hiện nếu
(7)
Sau đó, giá trị của hàm chọn Tj được thiết lập
-1 cho các biểu diễn dữ liệu vào để ngăn sự
lựa chọn lại dữ liệu vào trong quá trình tìm
kiếm. Một chỉ số mới j được chọn bởi Công
thức 5. Quá trình tìm kiếm tiếp tục cho đến
khi j được chọn thỏa mãn Công thức 6. Nếu
không có nhóm đang tồn tại nào thỏa mãn
điều trong Công thức 6 thì một nhóm mới j
được sinh ra và đặt
Bước 4: Học dữ liệu huấn luyện: :Véc tơ
trọng số Wj được cập nhật theo công thức
(8)
Phân cụm dữ liệu bằng Fuzzy ART:
Chọn ra một tập con (D’) các mẫu bất kỳ từ
tập D. Dùng tập D’ để Fuzzy ART huấn
luyện. Sau đó dùng tập dữ liệu còn lại để
kiểm tra khả năng phân cụm của Fuzzy ART.
Để tăng hiệu quả của việc học có thể chọn
nhiều tập con khác nhau để huấn luyện và
dùng phần dữ liệu còn để kiểm tra khả năng
phân cụm.
PHÂN TÍCH CÁC ƯU ĐIỂM VÀ HƯỚNG
DẪN CHỌN CÁC THAM SỐ CHO
FUZZY ART
Các ưu điểm của Fuzzy ART để giải bài
toán phân cụm dữ liệu
Việc dùng mô hình Fuzzy ART vào phân cụm
dữ liệu sẽ tận dụng được hết các ưu điểm của
Fuzzy ART. Thứ nhất, Fuzzy ART học dữ
liệu huấn luyện để hình thành các nhóm chỉ
khi mức độ tương đồng giữa dữ liệu huấn
luyện và một nhóm đạt đến một ngưỡng nhất
định. Điều kiện này được điều chỉnh để chất
lượng của mỗi nhóm là cao. Thứ hai, Fuzzy
ART sinh ra các nhóm mới khi mức độ tương
đồng giữa dữ liệu huấn luyện và mọi nhóm
đều không đạt ngưỡng về sự tương đồng. Do
nhóm mới được hình thành nên làm giảm
được sự chồng chéo các nhóm. Thứ ba, các
tham số của Fuzzy ART được lựa chọn dễ
dàng do miền giá trị của cả ba tham số đều
nằm trong miền [0, 1] và có thể chọn giá trị
thích hợp như hướng dẫn ở phần tiếp theo.
Theo các phân tích ở trên, chúng ta thấy
Fuzzy ART giải quyết tốt bài toán phân cụm
bởi hai lý do sau: Fuzzy ART được thiết kế
để phân cụm dữ liệu và dễ dàng chọn được
các tham số của Fuzzy ART để khả năng
phân cụm là cao nhất. Hơn nữa, Fuzzy ART
chỉ cập nhật trọng số của một nhóm được
chọn và trọng số của nhóm mới cũng không
phụ thuộc vào các mẫu đã xét thuộc về nhóm
đó nên độ phức tạp tính toán của Fuzzy ART
giảm hơn khá nhiều so với các phương pháp
phân cụm truyền thống. Nói cách khác, việc
áp dụng Fuzzy ART cho bài toán phân cụm
dữ liệu là hiệu quả cả về mặt chất lượng và
giảm thời gian tính toán.
Hướng dẫn chọn giá trị cho các tham số
của Fuzzy ART
Việc lựa chọn giá trị cho các tham số để
Fuzzy ART có khả năng phân cụm cao nhất
là khá đơn giản. Theo Công thức (2), nếu α
càng lớn thì khả năng dữ liệu huấn luyện
được chọn vào một nhóm lại càng giảm và
ngược lại. Do đó tùy vào mục đích của bài
toán phân cụm là cần phân cụm thô hay độ
chính xác cao, chúng ta có thể chọn α là nhỏ
hay lớn.
Tham số β thể hiện tốc độ học của mô hình.
Nói cách khác, β thể hiện mức độ ảnh hưởng
của dữ liệu huấn luyện đến trọng số của các
nhóm. Theo Công thức (8), nếu β càng lớn
thì ảnh hưởng của dữ liệu huấn luyện càng
nhiều và ngược lại. Do đó tùy vào tính chất
của dữ liệu trong tập mẫu, chúng ta có thể
chọn β là lớn nếu các dữ liệu trong tập mẫu
là chuẩn và chọn β là nhỏ nếu tập mẫu có
chứa các mẫu dị thường.
Theo Công thức (6), nếu ρ càng lớn thì sự
tương đồng giữa dữ liệu huấn luyện và một
nhóm càng cao. Do đó, chúng ta có thể chọn ρ
thích hợp ứng với tính chất của tập dữ liệu
cần phân cụm. Nói cách khác, nếu dữ liệu
phân bố rời rạc và có nhiều dữ liệu dị thường
thì nên chọn ρ là nhỏ và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nông Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 49 - 53
52
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Chúng tôi chọn 5 tập dữ liệu chuẩn từ cơ sở
dữ liệu UCI1 và Shape2 bao gồm Iris, Wine,
Jain, Flame, và R15. Các tập dữ liệu này là
khác nhau từ số thuộc tính, số phân cụm, số
mẫu huấn luyện, và sự phân bố các mẫu ở các
phân cụm. Bảng 1 thể hiện các thông tin trên
của các tập dữ liệu được chọn.
Bảng 1: Đặc trưng của các tập dữ liệu
Thứ
tự
Tên tập
dữ liệu
Số
phân
cụm
Số
thuộc
tính
Số
mẫu
1 Iris 3 4 150
2 Glass 7 9 214
3 Wine 3 13 178
4 Jain 2 2 373
5 R15 15 2 600
Dữ liệu của các tập dữ liệu được chuẩn hóa về
miền [0,1]. Chúng tôi xác định giá trị của các
tham số của mô hình để đạt được kết quả
phân cụm cao nhất với α=0.5, β=0.1 và
ρ=0.4. Với mỗi tập dữ liệu, chúng tôi làm các
thử nghiệm con với số lượng mẫu tăng dần.
Tỷ lệ phần trăm các mẫu được phân cụm
đúng được thể hiện trong một bảng tương ứng
với tập dữ liệu đó.
Kiểm tra với tập Iris
Sự phân bố số mẫu trong ba nhóm là đồng
đếu mỗi nhóm có 50 mẫu. Bảng 2 thể hiện kết
quả thực nghiệm với tập mẫu Iris. Các kết quả
thể hiện rằng Fuzzy ART có tỉ lệ phân cụm
dữ liệu đúng từ 93.3% đến 100%. Kết quả này
cho thấy Fuzzy ART phân lớp đạt hiệu quả
cao với tập Iris.
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm các mẫu được phân cụm
đúng trong tập mẫu Iris
Số
mẫu
30 60 90 120 150
Kết
quả 100 98.3 93.3 95 96
Kiểm tra với tập Flame
Sự phân bố số mẫu trong hai nhóm là 87 và
153. Các số liệu từ Bảng 3 thể hiện kết quả
1
Dữ liệu ở địa chỉ http:// archive.ics.uci.edu/ml/ datasets
2
Dữ liệu ở địa chỉ
thực nghiệm với tập mẫu Flame. Các kết quả
thể hiện rằng Fuzzy ART có tỉ lệ phân cụm
dữ liệu đúng từ 84.6% đến 100%. Kết quả này
cho thấy Fuzzy ART phân lớp đạt hiệu quả
khá cao với tập Flame.
Bảng 3: Tỷ lệ phần trăm các mẫu được phân cụm
đúng trong tập mẫu Flame
Số mẫu 50 100 150 200 240
Kết
quả 100 98.0 98.7 95 84.6
Kiểm tra với tập R15
Sự phân bố số mẫu trong 15 nhóm là đồng
đếu mỗi nhóm có 40 mẫu. Bảng 4 thể hiện kết
quả thực nghiệm với tập mẫu R15. Các kết
quả thể hiện rằng Fuzzy ART có tỉ lệ phân
cụm dữ liệu đúng từ 95.3% đến 97.3%. Kết
quả này cho thấy Fuzzy ART phân lớp đạt
hiệu quả cao với tập R15.
Bảng 4: Tỷ lệ phần trăm các mẫu được phân cụm
đúng trong tập mẫu R15
Số
mẫu
100 200 300 400 500 600
Kết
quả 96 95.5 95.3 96 96.8 97.3
Kiểm tra với tập Wine
Sự phân bố số mẫu trong ba nhóm lần lượt là
59, 71, và 48. Bảng 5 thể hiện kết quả thực
nghiệm với tập mẫu Wine. Các kết quả thể
hiện rằng Fuzzy ART có tỉ lệ phân cụm dữ
liệu đúng từ 76.7% đến 100%. Kết quả này
cho thấy Fuzzy ART phân lớp đạt hiệu quả
khá cao với tập Wine.
Bảng 5: Tỷ lệ phần trăm các mẫu được phân cụm
đúng trong tập mẫu Wine
Số
mẫu
30 60 90 120 150 178
Kết
quả 100 98.3 83.3 76.7 77.3 77.5
Kiểm tra với tập Jain
Sự phân bố số mẫu trong hai nhóm là 276 và
97. Các số liệu từ Bảng 6 thể hiện kết quả
thực nghiệm với tập mẫu Jain. Các kết thể
hiện rằng Fuzzy ART có tỉ lệ phân cụm dữ
liệu đúng từ 94.6% đến 99.6%. Kết quả này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nông Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 49 - 53
53
cho thấy Fuzzy ART phân lớp đạt hiệu quả
cao với tập Jain.
Bảng 6: Tỷ lệ phần trăm các mẫu được phân cụm
đúng trong tập mẫu Jain
Số mẫu 100 200 300 373
Kết quả 99 99.5 96.3 94.6
Việc lựa chọn ba tham số α, β, ρ và kết quả
phân cụm đúng của 5 thực nghiệm trên cho
thấy Fuzzy ART giải quyết hiệu quả bài toán
phân cụm dữ liệu với tỷ lệ % phân cụm đúng
cao hơn 95% trong hầu hết các kiểm tra con.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chúng tôi đã sử dụng thành công mô hình
Fuzzy ART cho nhiệm vụ phân cụm dữ liệu
với việc lựa các tham số của mô hình để đạt
kết quả phân cụm cao nhất. Kết quả thực
nghiệm cũng cho thấy độ chính xác của các
nhóm do Fuzzy phân cụm là cao trong hầu hết
các trường hợp. Hiện nay, các thử nghiệm đã
cho kết quả cao nhưng để khả năng phân cụm
của Fuzzy ART chính xác hơn thì cần thiết kế
thêm các thuật toán để tìm ra giá trị thích hợp
cho các tham số tùy vào từng tập dữ liệu mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Carpenter, S. Grossberg, and D. B. Rosen
(1991), “Fuzzy ART: Fast Stable Learning and
Categorization of Analog Patterns by an Adaptive
Resonance System,” Neural Networks, vol. 4, pp.
759–771.
2. J.B.MacQueen (1967), “Some methods for
classification and analysis of multivariate obser-
vations,” Proceedings of 5th Berkeley Symposium
on Mathematical Statistics and Probability, no. 1,
pp. 281–297.
3. S. C. Johnson (1967), "Hierarchical Clustering
Schemes," Psychometrika, vol. 32, issue 3, pp.
241-254.
4. S. Grossberg (1976), “Adaptive pattern
classification and universal recoding, II: Feedback,
expectation, olfaction and illusions,” Biological
Cybernetics, 23, 187-212.
5. S. Grossberg (1980), “How does a brain build a
cognitive code”, Studies of mind and brain:
Neural principles of learning, perception,
development, cognition, and motor control (Chap.
I). Boston, MA: Reidel Press.
6. T. Kohonen (1982), “Self-Organizing Formation
of Topologically Correct Feature Maps,” Biological
Cybernetics, Springer-Verlag, vol. 69, pp. 59–69.
SUMMARY
USING FUZZY ART NEURAL NETWORK FOR CLUTERING DATA
Nong Thi Hoa1*, Hoang Trong Vinh2
1College of Information Technology & Communication - TNU
2
FPT software company
Fuzzy neural network is an artificial neural network that combines fuzzy concepts, fuzzy inference
rule with structure and learning ability of neural network. Clustering is an important tool in data
mining and knowledge discovery. Fuzzy ART (Fuzzy Adaptive Resonance Theory) is a fuzzy
neural network that solves effectively clustering problem. Fuzzy ART clusters better than
traditional methods based on three following advantages: Learning data until satisfying a given
conddition, creating a new category without affecting to existing categories, and easily choosing
parameters of Fuzzy ART. In this papper, we apply Fuzzy ART for clustering 5 brenchmark
datasets. After showing results of experiments, we present guide to choose suitable values for
parameters of Fuzzy ART that the ability of clustering is the highest. Then, we analysis the
advantages of Fuzzy ART when it is applied to clustering data. Results from experiments also
show that Fuzzy ART cluster much effectively for clustering problems.
Key words: Fuzzy ART, ART, Fuzzy Neural Network, Fuzzy Set, Clustering
Ngày nhận bài: 15/5/2013; Ngày phản biện: 20/5/2013; Ngày duyệt đăng:26/7/2013
*
Tel: 01238 492 484
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_39399_42941_2102013933649_8206_2051970.pdf