Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Khung sinh kế bền vững là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích tổng quát sinh kế của cộng đồng ngƣời dân xã Vân Lăng. Kết quả của việc sử dụng khung sinh kế bền vững trong việc phân tích sinh kế của ngƣời dân ở đây đã chỉ ra rằng hầu hết các loại vốn của ngƣời dân xã Vân Lăng đều rất nghèo. Vốn tự nhiên, xét về tổng thể thì khá nhƣng vốn có thể sử dụng để cải thiện sinh kế thì lại nghèo. Vốn con ngƣời thì giầu về số lƣợng nhƣng chất lƣợng của loại vốn này rất kém thể hiện qua việc số lao động đƣợc đào tạo không có. Đặc biệt, vốn tài chính là một khó khăn rất lớn đối với ngƣời dân xã Vân Lăng, ngƣời dân hầu nhƣ không có vốn để đầu tƣ cho sản xuất. Vốn vay của ngân hàng thì phần lớn đầu tƣ cho cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề đói nghèo của ngƣời dân xã Vân Lăng trƣớc hết cần tập trung vào giải pháp tăng cƣờng đào tạo nghề cho nông dân, cùng với đó là cung cấp dịch vụ tài chính gắn liền với các chủ đề đã đƣợc đào tạo.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 145 SỬ DỤNG KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỂ PHÂN TÍCH SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC XÃ VÂN LĂNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Thị Minh Hà*, Nguyễn Hữu Thọ Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khung sinh kế bền vững là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích tổng quát sinh kế của cộng đồng ngƣời dân xã Vân Lăng. Kết quả của việc sử dụng khung sinh kế bền vững trong việc phân tích sinh kế của ngƣời dân ở đây đã chỉ ra rằng hầu hết các loại vốn của ngƣời dân xã Vân Lăng đều rất nghèo. Vốn tự nhiên, xét về tổng thể thì khá nhƣng vốn có thể sử dụng để cải thiện sinh kế thì lại nghèo. Vốn con ngƣời thì giầu về số lƣợng nhƣng chất lƣợng của loại vốn này rất kém thể hiện qua việc số lao động đƣợc đào tạo không có. Đặc biệt, vốn tài chính là một khó khăn rất lớn đối với ngƣời dân xã Vân Lăng, ngƣời dân hầu nhƣ không có vốn để đầu tƣ cho sản xuất. Vốn vay của ngân hàng thì phần lớn đầu tƣ cho cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề đói nghèo của ngƣời dân xã Vân Lăng trƣớc hết cần tập trung vào giải pháp tăng cƣờng đào tạo nghề cho nông dân, cùng với đó là cung cấp dịch vụ tài chính gắn liền với các chủ đề đã đƣợc đào tạo. Từ khóa: Khung sinh kế, bền vững, đói nghèo, Vân Lăng, phân tích  ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh kế bền vững là cách suy nghĩ về mục tiêu, về quy mô và những ƣu tiên phát triển của cộng đồng nhằm cải thiện tiến trình xoá đói giảm nghèo (Scoones, 1998). Một trong những nguyên tắc của sinh kế bền vững là lấy con ngƣời là trung tâm để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cộng đồng (Caroline Ashley và Diana Carney, 1999). Sinh kế có thể đƣợc diễn tả nhƣ là sự kết hợp của các nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng và các hoạt động đƣợc thực hiện để sống (Farrington và CS, 1999). Các tài nguyên có thể bao gồm cả các khả năng và kỹ năng của con ngƣời (vốn con ngƣời), đất đai, tiền tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất) và các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức cho các hoạt động (vốn xã hội) (Farrington và CS, 1999). Hội nghị quốc tế về phát triển sinh kế bền vững do DFID tổ chức năm 1998 đã đƣa ra dự báo rằng “phƣơng pháp tiếp cận sinh kế bền vững sẽ là phƣơng pháp để giải quyết các vấn đề đói nghèo ở các khu vực chậm phát triển (Carney, 1998). Mục tiêu của sinh kế bền vững là giúp đỡ ngƣời nghèo đạt đƣợc những thành quả từ chính những cái mà họ cho là nguyên nhân gây nên đói nghèo cho cộng đồng của họ.  Tel: 0912804904, Email: minhhatuaf@yahoo.com Sinh kế đƣợc gọi là bền bững khi nó có thể đƣợc quản lý và phục hồi từ những áp lực và tác động. Nó phải duy trì và nâng cao những năng lực và tài sản vốn có của nó cả hiện tại và trong tƣơng lai mà không hủy hoại đến tài nguyên thiên nhiên ban đầu (Scoones, 1998). Phát triển sinh kế bền vững đã trở thành một trong những ƣu tiên trong việc đƣa ra những can thiệp trong xóa đói giảm nghèo và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dựa trên cộng đồng. Nó góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. Nó giúp cho việc xác định các liên kết giữa xã hội, kinh tế, môi trƣờng và sự tác động của thể chế chính sách trong phát triển nông thôn. Trong nghiên cứu này, khung sinh kế bền vững sẽ đƣợc sử dụng để phân tích các loại vốn mà ngƣời dân xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ đang sở hữu cũng nhƣ những thuận lợi, khó khăn mà cộng đồng ở đây đang gặp phải. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên việc sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 2002) để phân tích nguyên nhân đói nghèo của 80 hộ dân thuộc 4 thôn nghèo của xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích ngũ giác sinh kế (vốn tự nhiên, con ngƣời, vật chất, xã hội và tài chính) của điểm nghiên cứu. Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 146 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Vốn tự nhiên Nguồn vốn tự nhiên là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng tới sinh kế của ngƣời nghèo. Nó bao hàm rất nhiều các yếu tố nhƣ địa hình, đất đai, khí hậu, sinh vật Các nguồn vốn tự nhiên này trực tiếp ảnh hƣởng tới đời sống hàng ngày của con ngƣời (McAndrew, 1998) Bảng 1. Diện tích các loại đất và loại hình sản xuất của xã Vân Lăng năm 2009 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Loại hình sản xuất 1 Tổng diện tích tự nhiên 6100 100% 2 Đất thổ cƣ 27,9 0,46 để ở, hầu nhƣ không có cây ăn quả trong vƣờn nhà 3 Đất nông nghiệp (đất thịt, đất pha cát) 614,8 10,7 trồng lúa, ngô, hoa màu 4 Đất lâm nghiệp 3179,5 52,12 Phần lớn là rừng tái sinh tự nhiên, rừng trồng có diện tích nhỏ 5 Đất nuôi trồng thủy sản -- -- -- 7 Đất chƣa sử dụng 2244,2 36,79 bỏ hoang, đất bạc màu 8 Mặt nƣớc hoang 404,0 6,60 bỏ hoang (Nguồn : Xã Vân Lăng) Bảng 2. Cơ cấu dân số và ngành nghề ở nhóm hộ điều tra tại xã Vân Lăng năm 2009 Thôn Số hộ nghèo (hộ) Dân số (người) Lao động Tổng Nam Nữ Nông nghiệp Dịch vụ Làm thuê ở xa Tân Lập 1 20 87 39 48 58 0 2 Tân Lập 2 20 75 38 37 55 0 3 Vân Lăng 20 88 46 42 60 0 0 Bản Tèn 20 104 49 55 71 0 0 Tổng 80 354 168 186 244 0 5 Số liệu trên ta thấy rằng đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ không cao, 10,7% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, 3179,5 ha, tƣơng đƣơng với 52,12%, chủ yếu là rừng tái sinh và một phần rừng trồng. Đất chƣa sử dụng chiếm diện tích khá lớn, 2.244,2 Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147 ha và 404 ha, tƣơng đƣơng với 36,79% . Thực tế thấy rằng các hộ nghèo ở đây chủ yếu thiếu đất sản xuất, một trong những nguồn vốn tự nhiên quan trọng để thoát nghèo. Vốn con người Con ngƣời là loại vốn quan trọng nhất trong ngũ giác sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng (Karim Hassein, 2002). Nguồn vốn con ngƣời thể hiện qua kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và sức khỏe giúp con ngƣời theo đuổi những chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của mình (Scoones, 1998). Số liệu trên cho thấy, số ngƣời trong độ tuổi lao động khá đông (249/354 ngƣời), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp (244 ngƣời), trong khi đó các ngành khác nhƣ dịch vụ không có, và cũng ít ngƣời đi làm thuê xa (5 ngƣời). Cuộc sống của ngƣời dân ở đây phụ thuộc chủ yếu vào canh tác nông nghiệp. Học vấn của nhóm hộ nghiên cứu còn quá thấp, trình độ văn hóa ở tiểu học chiếm tỷ lệ cao 188/354 tƣơng đƣơng với 53,1% tổng số ngƣời điều tra, phổ thông cơ sở là 93/354 tƣơng đƣơng 26,27%. Trình độ THPT là 29 ngƣời, chiếm 8,19%. Trong khi đó thì tỷ lệ ngƣời học trung cấp, cao đẳng và đại học mới chỉ là 4 ngƣời. Đặc biệt một số hộ đồng bào ngƣời dân tộc H’mông ở Bản Tèn vẫn còn ngƣời mù chữ. Muốn giảm nghèo bền vững, thì việc đầu tƣ vào con ngƣời là nhân tố quan trọng cho sự thành công (Scoones, 1998). Kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn của các chủ hộ nghèo là rất thấp, phần lớn chỉ học đến cấp 1 (59/80 ngƣời), cấp 2 là 16/80 và cấp 3 là 2/80. Trong 80 hộ khảo sát, chƣa chủ hộ nào đƣợc qua đào tạo nghề. Xét về vốn con ngƣời, số lƣợng lao động nhiều nhƣng hầu hết chƣa đƣợc đào tạo nghề. Bảng 3. Trình độ văn hóa của nhóm hộ điều tra tại xã Vân Lăng năm 2009 Tiêu chí Tổng (người) Nam (người) Nữ (người) Số người Cơ cấu (%) Số người Số người Mù chữ 16 4,52 5 11 Tiểu học 188 53,1 94 84 Phổ thông cơ sở 93 26,27 45 48 Phổ thông trung học 29 8,19 15 14 Trung cấp/ Cao đẳng 4 1,12 1 3 Đại học/ trên đại học 1 0,28 1 0 Bảng 4. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ hộ trong nhóm điều tra tại xã Vân Lăng năm 2009 Thôn Học vấn của chủ hộ Trình độ chuyên môn của chủ hộ Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao đẳng , đại học Chuyên nghiệp <12 tháng Chuyên nghiệp >=12 tháng Trung cấp kỹ thuật Không có nghề Tân Lập 1 12 8 0 0 20 Tân Lập 2 14 4 2 0 20 Vân Lăng 15 5 0 0 20 Bản Tèn 3 17 0 0 20 Tổng 3 59 16 2 0 80 Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 148 Bảng 5. Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng dịch vụ xã hội ở xã Vân Lăng năm 2009 Thôn Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện Tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Tân Lập 1 16/20 80 20/20 100 87/87 100 Tân Lập 2 8/20 40 20/20 100 75/75 100 Vân Lăng 0/20 0 16/20 80 86/88 97,72 Bản Tèn 0/20 0 13/20 65 101/104 97,11% Bảng 6. Cơ cấu dân tộc và thành phần hộ nghèo xã Vân Lăng năm 2009 TT Dân tộc Số hộ Tỷ lệ % Hộ nghèo Tỷ lệ % 1 Kinh 346 44,2 197 56,9 2 Tày 20 2,5 11 55 3 Nùng 115 14,6 81 70,4 4 H’Mông 139 17,7 110 79,1 5 Dao 121 15,4 79 65,3 6 Sắn dìu 20 2,5 20 100 7 San chí 24 3,1 24 100 Tổng số 785 100 522 66,5 (Nguồn: ban dân số xã) Vốn vật chất Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Tỉ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn thấp, 16/20 hộ ở thôn Tân Lập 1, 8/20 hộ ở Tân Lập 2, còn trong số các hộ điều tra ở Vân Lăng và Bản Tèn thì không có hộ nào đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Lƣới điện quốc gia chỉ kéo qua Tân Lập 1 và đến một nửa Tân Lập 2, thôn Vân Lăng và Bản Tèn sử dụng điện từ thủy điện nhỏ của các dòng chảy tự nhiên. Theo nghị quyết của chính phủ, tất cả các hộ nghèo trong diện chính sách đều đƣợc mua bảo hiểm y tế. Vì vậy hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời đề có bảo hiểm y tế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đƣờng giao thông lên các bản này còn hết sức khó khăn. Nguồn vốn xã hội Là nguồn lực có ảnh hƣởng khá lớn đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình. Nó quyết định đến việc lập kế hoạch, chiến lƣợc phát triển của hộ nghèo. Quyết định đó có chính xác, hợp lý hay không phụ thuộc vào năng lực xã hội của chủ hộ. Năng lực xã hội bị ảnh hƣởng của một số yếu tố nhƣ giới, dân tộc, các mối quan hệ xã hội (Carney, 1998). Kinh là dân tộc chiếm đa số trong xã, 346 hộ chiếm tỷ lệ 42,2% và nhân khẩu khá đông 2402/4202 ngƣời tƣơng đƣơng 57,1% tổng số dân. Ngoài ra còn có các dân tộc nhƣ Nùng, H’Mông, Dao với số hộ lần lƣợt là 115, 139, 121 hộ tƣơng ứng 14,6%; 17,7%; 15,4%; cũng có tỷ lệ khá cao. Các dân tộc ít ngƣời nhƣ Tày, Sán dìu, Sán chí không đáng kể. Thành phần hộ nghèo ở dân tộc Kinh và Tày trung bình chỉ khoảng 55,9% trong khi đó ở các dân tộc nhƣ H’Mông 79,1%; Sắn dìu và San chí 100%. Vốn tài chính Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các loại vốn khác (Carney, 1998). Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tƣơng đƣơng) mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của mình. Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149 Bảng 7. Vốn bình quân đầu tƣ cho sản xuất của các hộ điều tra tại xã Vân Lăng năm 2008 Chỉ tiêu Tổng số ( triệu đồng) Bình quân/hộ (triệu đồng) Tỷ lệ % Tổng vốn vay 651,90 8,15 100 - Vốn tự có 205,71 2,57 30,92 - Vốn vay 446,19 5,58 69,08 + Vay nhà nƣớc 388,89 4,86 87,16 + Vay tƣ nhân 57,30 0,72 12,84 Bảng 8. Tình hình thu nhập và chi tiêu của nhóm hộ điều tra tại xã Vân Lăng năm 2008 Chỉ tiêu Số lượng (triệu đồng) Bình quân/hộ (triệu đồng) Cơ cấu (%) 1. Tổng thu 1.523,6 19,05 100 - Trồng trọt 1.019,6 12,75 66,92 - Chăn nuôi 204,9 25,61 13,45 - Lâm nghiệp 184,4 23,05 12,10 - khác 114,7 14,34 7,53 2. Tổng chi tiêu 1523,6 19,05 100 - Lƣơng thực thực phẩm 1229,7 15,37 80,71 - Giáo dục 113,5 1,42 7,45 - Y tế 99,0 1,24 6,5 - Chi khác 81,4 1,02 5,34 3.Tích lũy 0 -- Bảng 9. Tình hình sử dụng vốn vay ngân hành của nhóm hộ điều tra tại xã Vân Lăng năm 2008 Chỉ tiêu Tổng số ( triệu đồng) Bình quân/hộ (triệu đồng) Tỷ lệ % Tổng vay 389 4,86 100 Tổng chi 389 4,86 100 + cho sản xuất 134,98 1,69 34,7 + cho LT - TP 178,16 2,23 45,8 + cho giáo dục 25,29 0,32 6,5 + cho y tế 28,40 0,35 7,3 + khác 22,17 0,27 5,7 (nguồn: số liệu điều tra) Ta thấy rằng, vốn đầu tƣ cho sản xuất của các hộ nghèo còn thấp, 1 năm 80 hộ đầu tƣ vào sản xuất là 651,90 triệu đồng, tức là trung bình 1 hộ đầu tƣ vào sản xuất 1 năm là 8,15 triệu đồng. Đầu tƣ thấp nên cây trồng ít đƣợc chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh đầy đủ, dẫn đến năng suất cây trồng không cao, đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Theo số liệu trên, ta thấy thu nhập chủ yếu của các hộ nghèo điều tra là từ trồng trọt với 2 loại cây trồng chính là lúa, ngô và cây chè chiếm 66,92% tổng thu nhập. Chăn nuôi chƣa phát triển nên chỉ chiếm tỷ lệ là 13,45%. Trong khi đó ngành lâm nghiệp phát triển không tƣơng xứng với tiềm năng của mình, chỉ chiếm 12,10% tổng thu nhập. Cần có sự điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho hợp lý, đầu tƣ hơn nữa vào lâm nghiệp, ngành có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển với 48,4% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 150 Thu đƣợc bao nhiêu thì các hộ nghèo sử dụng cho các chi phí nhƣ lƣơng thực thực phẩm, y tế, giáo dục hết bấy nhiêu. Không có sự tích lũy của cải vật chất, thậm chí họ còn phải đi vay mƣợn thêm để trang trải cho cuộc sống. Tổng số vốn vay của 80 hộ điều tra là 389 triệu đồng, trung bình 4,86 triệu đồng/hộ, còn khá nhỏ so với các chi phí về sản xuất và sinh hoạt trong 1 năm. Đồng thời, số vốn vay thƣờng không đƣợc sử dụng đúng mục đích, đầu tƣ cho sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ 34,7% trong khi đó chi tiêu cho mua LT - TP lại chiếm quá nhiều (45,8%). Qua phân tích những số liệu trên, cho ta thấy thực trạng tiếp cận các nguồn lực sinh kế của 80 hộ nghèo xã Văn Lăng còn rất nhiều hạn chế. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khung sinh kế bền vững là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích tổng quát sinh kế của cộng đồng ngƣời dân xã Vân Lăng. Kết quả của việc phân tích cho ta cái nhìn tổng thể về sinh kế của ngƣời dân ở đây. Từ đó có thể thấy rằng, hầu hết các loại vốn của ngƣời dân xã Vân Lăng đều rất nghèo. Vốn tự nhiên, xét về tổng thể thì khá nhƣng vốn có thể sử dụng để cải thiện sinh kế thì lại nghèo. Vốn con ngƣời thì giầu về số lƣợng nhƣng chất lƣợng của loại vốn này rất kém thể hiện qua việc số lao động đƣợc đào tạo không có. Đặc biệt, vốn tài chính là một khó khăn rất lớn đối với ngƣời dân xã Vân Lăng, ngƣời dân hầu nhƣ không có vốn để đầu tƣ cho sản xuất. Vốn vay của ngân hàng thì phần lớn đầu tƣ cho cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề đói nghèo của ngƣời dân xã Vân Lăng trƣớc hết cần tập trung vào giải pháp tăng cƣờng đào tạo nghề cho nông dân, cùng với đó là cung cấp dịch vụ tài chính gắn liền với các chủ đề đã đƣợc đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Caroline Ashley and Diana Carney, (1999), sustainable livelihoods: Lesson from early experience, London: DFID [2]. Carney, D. (1998), Sustainable rural livelihoods: What contribution can we make? Papers presented at DFID’s Natural Resource Advisers’ Conference, July 1998. [3]. Farrington, J., Carney, D., Ashley, C. and Turton, C. (1999) Sustainable livelihoods in practice: Early applications of concepts in rural areas. Natural Resource Perspectives No. 42. London: Overseas Development Institute. [4]. Karim Hassein, 2002, Livelihoods Approaches Compared:A Multi-Agency Review of Current Practice, DFID và ODI [5]. McAndrew, J. P (1998), Interdependence in household livelihood strategies in two Cambodian Villages. Cambodia Development Research Institute, working paper 7. [6]. Scoones, I. (1998), Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis, Working Paper 72. Brighton: Institute of Development Studies. SUMMARY APPLICATION OF SUSTAINABLE LIVELIHOOD FRAMWORK TO ANALYSE LIVELIHOODS OF ETHNIC COMMUNITY IN VAN LANG COMMUNE, DONG HY DISTRICT Bui Thu Minh Ha  , Nguyen Huu Tho College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University Sustainable livelihood framwork was valuable tool to analyse the livelihood of Van Lang community. The results shown that all assets of Van Lang Community were very poor. Natural capital, in general, were abundant but which could be use for livelihood were scarece. Human capital were rich in quantity but poor in quality in term of professional trained. Particularly, Van Lang community were faced crisis of financial capital. They did not have enought financial capital to invest for livelihood activities. Financial capital borrowed from banks were almost for living expenditure. Building up their capacity in term of professional training and providing financial service were best solution to deal with poverty in Van Lang. Key words: livelihood framwork, sustainable, poverty, Van Lang, analysis.  Tel: 0912804904, Email: minhhatuaf@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3384_9683_buithiminhha_8595_2052892.pdf
Tài liệu liên quan