Sử dụng kênh hình trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT - Lê Thị Cẩm Tú
5. KẾT LUẬN
Kênh hình đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Công nghệ nói riêng. Chính vì vậy, nếu biết khai thác và sử dụng kênh hình sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của HS và qua đó nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ ở trường THPT.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT - Lê Thị Cẩm Tú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG THPT
LÊ THỊ CẨM TÚ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Kênh hình là một phương tiện truyền tải thông tin (kiến thức) qua hình ảnh, do đó nó có thể tạo nên tính trực quan cao, ngoài ra kênh hình còn chứa đựng trong nó nội dung kiến thức bài học. Vì vậy, kênh hình luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong dạy học, đặc biệt đối với những có liên quan chặt chẽ với thực tế và kỹ thuật như môn Công nghệ. Do đó, cần khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học Công nghệ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và phát triển năng lực nhận thức của học sinh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự nhận thức của nhân loại có thể thông qua những con đường khác nhau. Mỗi con đường có những thế mạnh và hạn chế nhất định. Vì vậy, nếu phối hợp nhiều con đường khác nhau trong quá trình nhận thức thế giới khách quan thì việc thu nhận kiến thức sẽ trở nên hiệu quả hơn và vững chắc hơn. Dạy học cũng là một quá trình nhận thức, vì vậy trong dạy học, để giúp học sinh thu nhận kiến thức dễ dàng và thuận lợi chúng ta cần sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau, như: kênh tiếng, kênh chữ, kênh hình Trong đó, qua kênh hình việc truyền thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận qua các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ nhờ vậy tính trực quan được phát huy, do đó kênh hình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học.
2. VAI TRÒ CỦA KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ [1]
Kênh hình trong dạy học có những vai trò cụ thể sau:
- Kênh hình là một phương tiện truyền tải thông tin trực quan và hiệu quả trong quá trình dạy học.
- Kênh hình giúp đơn giản hóa các hiện tượng và quá trình của tự nhiên, giúp quá trình dạy học trở nên dễ dàng hơn.
- Kênh hình là nguồn cung cấp thông tin.
- Kênh hình là phương tiện góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh...
Như vậy, kênh hình có một vị trí quan trọng trong số các kênh thông tin trong quá trình dạy ở trường THPT nói chung và trong bộ môn Công nghệ nói riêng.
3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY
Quy trình sử dụng kênh hình trong gồm có 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Bước 1: Xác định các mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học phải được xác định rõ và đầy đủ về cả ở 3 mặt:
- Một là, mục tiêu về kiến thức.
- Hai là mục tiêu về kỹ năng.
- Ba là mục tiêu về thái độ.
Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học để khai thác và sử dụng kênh hình phù hợp và hiệu quả
Phân tích cấu trúc nội dung bài học, chia nội dung bài học thành những đơn vị kiến thức cơ bản, mỗi đơn vị kiến thức sẽ tương ứng với nội dung của kênh hình tương ứng. Trên cơ sở những đơn vị kiến thức nội dung bài lên lớp được xác định, giáo viên lựa chọn nội dung kênh hình đảm bảo tính điển hình. Tức phải chọn ra được những tranh ảnh, biểu bảng, video clip... tốt nhất và phù hợp nhất với nội dung bài học. Nghĩa là phải đảm bảo tốt nhất những yêu cầu của kênh hình, như: Tính khoa học, tính chính xác, tính trực quan, tính thẩm mỹ...
Ngoài ra, cần lưu ý là trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, tuỳ nội dung từng bài học cụ thể và nội dung kênh hình trong sách giáo khoa để bổ sung những hình ảnh, video clip... phù hợp với nội dung bài học.
Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh (HS) làm việc với kênh hình
Bước 1: HS nghiên cứu qua kênh hình
- Hướng dẫn quan sát: GV nên định hướng cho HS và giao nhiệm vụ khi quan sát. GV có thể định hướng quan sát bằng hệ thống câu hỏi, bài tập, các tình huống học tập.
- Tổ chức quan sát: Để tích cực hóa hoạt động học tập, GV có thể tổ chức nghiên cứu độc lập hay thảo luận nhóm. Mục tiêu của bước này là kích thích tính tự lực trong học tập của HS. Từ những thông tin thu được qua kênh hình là căn cứ để tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc qua đàm thoại giúp HS nhận ra vấn đề (kiến thức). Đồng thời, thông qua kên hình khắc sâu nội dung kiến thức HS đã thu nhận nhằm làm cho HS hiểu sâu, nhớ lâu hơn và có khả năng vận dụng tốt hơn ở các bước sau.
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Giai đoạn này mỗi HS hoặc các nhóm thực hiện các kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tức là rút ra được những kết luận cụ thể, chính xác về kiến thức cần thu nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Đây là bước mà HS trình bày, báo cáo kết quả mình đã nghiên cứu, khai thác được qua kênh hình. Trên cơ sở đó GV tổ chức cho HS thảo luận để hoàn chỉnh kiến thức.
Bước 4: Giáo viên rút ra nhận xét, đánh giá và tổng kết lại kiến thức.
Sau khi học sinh thảo luận GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức và chỉ ra những kiến thức HS cần thu nhận.
4. VÍ DỤ MINH HỌA
Xây dựng quy trình sử dụng kênh hình trong dạy học bài 26: “Hệ thống làm mát”- Công nghệ 11
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Bước 1: GV cần phải xác định được các mục tiêu bài học.
Về kiến thức: HS cần biết được nhiệm vụ, nguyên tắc cấu tạo và nguyên lí làm việc của các hệ thống làm mát khác nhau.
Về kĩ năng: Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Về thái độ: Sự hứng thú học tập, yêu thích khoa học.
Bước 2: Nghiên cứu lựa chọn nội dung sử dụng kênh hình trong dạy học.
Trong bài này, có thể sử dụng kênh hình cho các nội dung dạy học sau:
- Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
- Hệ thống làm mát bằng không khí.
- Một số hệ thống làm mát bằng các cách khác.
Bước 3: Tập hợp nội dung kênh hình sử dụng cho bài dạy
Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức
Hệ thống làm mát trên ôtô Động cơ làm mát bằng không khí
Video clip nguyên lý của HTLM bằng nước Video clip nguyên lý của HTLM bằng không khí
Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học
1. Đặt vấn đề vào bài mới:
Khi động cơ đốt trong (ĐCĐT) làm việc nhiên liệu bị đốt cháy tỏa nhiệt làm nóng động cơ. Đề cho động cơ không quá nóng ảnh hưởng đến công suất và tuổi thọ của động cơ người ta dùng hệ thống làm mát (HTLM). Để hiểu rõ cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM chúng ta nghiên cứu bài 26: “Hệ thống làm mát”.
2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát
1. Nhiệm vụ:
Nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm:
- Em cho biết nước trong HTLM có tác dụng gì khi động cơ làm việc ?
- Vì sao trong ĐCĐT phải có HTLM ?
+ Khi động cơ làm việc, đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt làm các chi tiết nóng lên.
+ Trong động cơ có rất nhiều chi tiết chuyển động tương đối với nhau gây ma sát làm nóng các chi tiết.
- Nếu không được làm mát động cơ sẽ như thế nào?
Các chi tiết nở ra, động cơ bị bó kẹt không làm việc được, chóng hỏng.
=> Do đó cần thiết phải làm mát động cơ khi làm việc.
Nhận xét và kết luận: Nhiệm vụ của HTLM là giữ cho nhiệt độ của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép.
HS thảo luận nhóm và đại diện trình bày.
HS thảo luận trả lời.
Tìm hiểu nhiệm vụ HTLM trong SGK
2. Phân loại:
Theo chất làm mát có 2 loại sau:
+ HTLM bằng không khí.
+ HTLM bằng nước.
- Em thấy trong thực tế có những động cơ nào làm mát bằng không khí ?
HS liên hệ thực tế trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của HTLM bằng nước
GV treo tranh và hướng dẫn HS tìm hiểu HTLM bằng nước.
- Em hãy quan sát tranh và cho biết HTLM có những bộ phận nào ?
GV giới thiệu cho HS biết tên và chức năng các bộ phận trong HTLM.
HS quan sát tranh và thảo luận để trả lời.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nhiệm vụ các chi tiết trong hệ thống. Sử dụng các câu hỏi sau:
- Bơm nước có tác dụng gì?
- Quạt gió có tác dụng gì? Cấu tạo có gì khác quạt máy thông thường?
- Tại sao quạt gió đặt ở phía sau két làm mát?
- Két làm mát có tác dụng gì khi động cơ làm việc?
- Tại sao phải dùng van hằng nhiệt ?
Chú ý: GV chỉ rõ các chi tiết và giới thiệu cấu tạo của HTLM. Có thể cho thảo luận nhóm, kết hợp với giải thích để HS hiểu rõ hơn về quá trình làm mát động cơ.
HS nghiên cứu SGK để đưa ra câu trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của HTLM bằng nước
a, Khi động cơ mới làm việc:
GV hướng dẫn HS quan sát đoạn video clip để tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống.
- Khi động cơ làm việc, nước làm mát lưu chuyển như thế nào ?
GV có thể sử dụng các sơ đồ sau để giải thích:
HS quan sát đoạn phim.
b, Khi nhiệt độ nước làm mát đạt mức quy định:
Van (4) mở cả hai đường thông sang két làm mát và bơm nước.
Nước qua két làm mát nhiệt độ giảm xuống được bơm nước hút, đẩy sang áo nước đi làm mát cho động cơ.
HS theo dõi và ghi nhớ nội dung cần thiết.
c, Khi nhiệt độ của nước làm mát quá giới hạn cho phép:
- Từ sơ đồ hãy chỉ đường đi của nước làm mát trong TH tc0 của nước làm mát quá giới hạn cho phép ?
Kết luận: Van (4) mở hoàn toàn, toàn bộ nước đi qua két làm mát (5) để làm mát, sau đó được bơm (10) hút trở lại áo nước của động cơ.
HS liên hệ trường hợp trên để trả lời.
HS ghi kết luận của GV.
Hoạt động 4: TÌm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí
a, Đối với dộng cơ có di chuyển:
GV yêu cầu HS quan sát hình 26.2 (SGK) và hỏi:
- Hãy kể tên các loại động cơ làm mát bằng gió ? (Động cơ xe máy, động cơ kéo máy phát điện nhỏ, động cơ ô tô, )
- Động cơ làm mát bằng gió chủ yếu nhờ bộ phận nào ? (Cánh tản nhiệt)
- Quan sát hình 26.2 hãy cho biết đặc điểm của động cơ làm mát bằng gió ? (Cánh tản nhiệt được đúc liền, bao ngoài xilanh của động cơ)
GV giảng: Để truyền nhiệt nhanh thì cánh tản nhiệt thường to để tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
HS quan sát, liên hệ thực tế để trả lời.
HS quan sát trả lời.
HS ghi vở các nội dung GV giảng.
b, Đối với động cơ tĩnh tại, nhiều xilanh:
Quan sát hình 26.3 cho biết đặc điểm của động cơ làm mát đặt tĩnh tại ? (Có quạt gió)
GV yêu cầu HS quan sát hình 26.3 SGK và giảng về cấu tạo của các chi tiết trong hệ thống, kết hợp với hỏi:
- Quạt gió có tác dụng gì ?
- Tấm hướng gió có tác dụng gì và cấu tạo như thế nào ?
- Đối với động cơ làm mát bằng gió có nên tháo tấm hướng gió ra (hoặc xe máy có nên tháo yếm ra) không ?
GV nhận xét và kết luận.
HS quan sát hình 22.2, 26.3 tìm hiểu cấu tạo và trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
Chiếu cho HS xem đoạn clip nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết tăng cao do tiếp xúc với xilanh của động cơ → truyền ra cánh tản nhiệt → tản ra không khí.
Đối với động cơ đặt tĩnh tại: Khi động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết tăng cao do tiếp xúc với xilanh động cơ → quạt gió thổi gió vào các chi tiết của động cơ → các chi tiết được làm mát.
- So sánh ưu nhược điểm của hai loại hệ thống làm mát ?
(Gợi ý: về kết cấu, hiệu quả, sử dụng, )
GV nêu kết luận
HS vận dụng trả lời.
Ghi kết luận của GV.
Hoạt động 6: Củng cố
GV: Những động cơ nào làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí mà em biết?
Vì sao động cơ ôtô thường được đặt ở phía trước.
5. KẾT LUẬN
Kênh hình đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Công nghệ nói riêng. Chính vì vậy, nếu biết khai thác và sử dụng kênh hình sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của HS và qua đó nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) (2009), Công nghệ 11, NXB Giáo dục.
Lê Thị Thùy Trang, Thiết kế và sử dụng kênh hình để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng” sinh học 11, Luận văn thạc sĩ, 2010.
Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
Title: USING ILLUSTRATION CHANNELS IN TEACHING TECHNOLOGY IN HIGH SCHOOL
Abstract: Illustration channel is not only a means of information transmission but also containing academic content. So, it plays an important role in teaching in general and in teaching technology in particular. The logical using illustration channels will improve the effectiveness of teaching and develop cognitive capacities of students. That is also the main content of this article.
ThS. LÊ THỊ CẨM TÚ
Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_63_lethicamtu_21_cam_tu_3446_2020900.doc