Sử dụng công nghệ gis xác định địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

- Đối với địa điểm KXLRT thuộc xã Vân Diên, mức độ thích hợp nhất tập trung lớn nhất trên diện tích rộng khoảng 5 ha, trong đó diện tích đất ở là 0,9 ha (chiếm 18% điện tích toàn khu vực), đất trồng cây hàng năm 4,1 ha - chiếm 82%. Quy mô KXLRT tương đối lớn song diện tích đất ở vẫn còn khá lớn, khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Trên bản đồ kết quả, Quốc lộ 15A và Tỉnh lộ 46 cắt ngang khu vực đề xuất xây dựng KXLRT. Dựa vào tiêu chí đánh giá, KXLRT nằm gần đường giao thông là điều kiện hết sức thuận lợi, tuy nhiên, QL và TL cắt ngang sẽ làm mất mĩ quan môi trường sinh thái, quá trình xử lí, thu gom rác thải sẽ không được liền mạch. Hơn nữa, Vân Diên là xã phụ cận của Thị trấn Nam Đàn, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển khá vững chắc, có nhiều làng nghề truyền thống. Trong vùng còn có khu di tích Đền thờ - Lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, hàng năm diễn ra Lễ hội Đền vua Mai vào dịp 14, 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút du khách gần xa. Vì vậy, vùng đề xuất này là phương án không khả thi.

pdf8 trang | Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng công nghệ gis xác định địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0020 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 135-142 This paper is available online at SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM THÍCH HỢP XÂY DỰNG KHU XỬ LÍ RÁC THẢI HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Hương Trầm và Lương Thị Thành Vinh Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu khả năng của GIS cũng như tính cấp thiết của việc xây dựng khu xử lí rác thải, bài báo trình bày quy trình phân tích và xử lí dữ liệu thông qua GIS cùng với bước đầu tìm hiểu tình hình thực tế nhằm xác định địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ khóa: GIS, ứng dụng GIS, khu xử lí rác thải. . . 1. Mở đầu Theo Quy hoạch quản lí chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh cần quy hoạch 20 khu xử lí chất thải rắn, trong đó khu vực đồng bằng và trung du xây dựng 7 địa điểm xử lí bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải độc hại [4]. Nam Đàn là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, là vùng phụ cận của thành phố Vinh, cách thành phố Vinh 21 km về phía Tây, có nhiều khu di tích lịch sử - văn hóa, là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, huyện Nam Đàn còn nhiều vấn đề bất cập trong việc xác định khu vực xử lí rác thải phù hợp theo Quy hoạch của UBND tỉnh [2, 4, 6]. Áp dụng công nghệ GIS trong công tác xử lí dữ liệu cho phép chúng ta xây dựng bản đồ đánh giá địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải huyện Nam Đàn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận chung 2.1.1. Một số khái niệm a. Chất thải: Chất thải được hiểu như quy định tại Điều 2 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc dạng khác thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người”. Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016 Liên hệ: Lương Thị Thành Vinh, e-mail: hvhaivinh404@gmail.com 135 Nguyễn Thị Hương Trầm và Lương Thị Thành Vinh Chất thải rắn (CTR) là tất cả chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa. Chất thải rắn sinh hoạt là CTR sinh ra từ các khu nhà ở, khu thương mại, cơ quan, khu dịch vụ công cộng, nạo vét cống rãnh thoát nước. Chất thải rắn công nghiệp là CTR sinh ra trong quá trình sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ (không bao gồm chất thải rắn của cán bộ, công nhân thải ra từ các nguồn trên). CTR công nghiệp và sinh hoạt được chia ra làm 2 loại: CTR không nguy hại và CTR nguy hại. CTR nguy hại là chất thải rắn hoặc hợp chất của các chất thải rắn có khối lượng, nồng độ hoặc tính chất vật lí, hóa học gây ra nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường khi không được xử lí, lưu trữ, vận chuyển, đổ bỏ hoặc quản lí không hợp lí [1]. b. Bãi chôn lấp chất thải: Bãi chôn lấp CTR (landfills) là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, lựa chọn, thiết kế, xây dựng để thải bỏ CTR. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill) là bãi chôn lấp CTR được thiết kế và vận hành sao cho các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường được giảm đến mức thấp nhất [1]. Bãi chôn lấp an toàn (secure landfill) là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải nguy hại. 2.1.2. Lựa chọn bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Việc lựa chọn địa điểm, đầu tư và xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn cũng như việc vận hành bãi chôn lấp được áp dụng theo hướng dẫn tại các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT - BXD [5]. Trong Thông tư này hướng dẫn cụ thể việc lựa chọn địa điểm của bãi chôn lấp chất thải, lựa chọn mô hình bãi chôn lấp, quy mô diện tích bãi chôn lấp, quy trình lựa chọn bãi chôn lấp... cho đến việc hướng dẫn từng bước vận hành chôn lấp chất thải từ giai đoạn hoạt động của bãi cho đến giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp, quan trắc môi trường bãi chôn lấp... Về khoảng cách xây dựng từ bãi chôn lấp tới các điểm dân cư, khu đô thị cũng được quy định trong Phụ lục 1 của Thông tư này. Trong đó quy định khoảng cách từ bãi chôn lấp tới đô thị (các thành phố, thị xã,...) phụ thuộc vào quy mô của bãi rác như bãi chôn lấp nhỏ và vừa (Lượng rác từ 20.000 tấn đến 65.000 tấn/năm) thì khoảng cách là 3.000 m đến 5.000 m; bãi chôn lấp lớn (lượng rác khoảng 200.000 tấn/năm) thì khoảng cách là 5.000 m đến 15.000 m; bãi chôn lấp rất lớn (trên 200.000 tấn/năm) thì khoảng cách là 15.000 m đến 30.000 m. Quy định khoảng cách tối thiểu từ bãi chôn lấp chất thải đến các cụm dân cư ở đồng bằng và vùng trung du (áp dụng đối với trên 15 hộ ở cuối hướng gió chính) thì khoảng cách là từ 1.000 m trở lên được áp dụng cho tất cả các loại quy mô của bãi chôn lấp chất thải. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng khu xử lí rác thải (KXLRT) a. Địa chất Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình xác định khu vực xây dựng khu xử lí rác thải, các khu vực có thể xây dựng KXLRT cần đáp ứng các đặc điểm nhất định như các lớp đất đá không quá cứng gây khó khăn trong thiết kế và thi công, cũng không được quá mềm, dẻo sẽ xảy ra hiện tượng thấm các các loại nước thải, hợp chất độc hại xuống các tầng đất đá, nước ngầm gây ô nhiễm môi trường, hoặc sụt lún, di chuyển công trình, ảnh hưởng đến chất lượng công trình,vì vậy trước khi tiến hành cần đánh giá rõ đặc điểm nền địa chất của từng vùng. 136 Sử dụng công nghệ GIS xác định địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải... Bảng 1. Mã số và điểm số của các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng khu xử lí rác thải Yếu tố Tiêu chí Mã số Điểm Tuổi Ocdovic – Silua 1 2 Tuổi Silua – Devon 2 X ĐỊA CHẤT Tuổi Cacbon – Pecmi 3 X Tuổi Triat 4 3 Tuổi Jura 5 X Tuổi Paleogen 6 2 Tuổi Đệ tứ 7 10 0 – 25m 1 10 ĐỊA HÌNH 25 – 50m 2 5 Trên 50m 3 X Cách bờ sông, hồ lớn dưới 1 km 1 X SÔNG, HỒ Cách bờ sông, hồ lớn 1 – 3 km 2 10 Cách bờ sông, hồ lớn trên 3 km 3 5 Đất rừng tự nhiên 1 X Đất rừng sản xuất 2 3 Đất chưa sử dụng 3 8 Đất trồng cây lâu năm 4 3 HIỆN TRẠNG Đất trồng cây hàng năm 5 8 SỬ DỤNG ĐẤT Sông hồ 6 X Đất ở tại đô thị 7 X Đất ở tại nông thôn 8 X Đất chuyên dùng 9 X Đất khu công nghiệp 10 X Cách khu dân cư dưới 5 km và trên 30 km 1 X KHU DÂN CƯ Cách khu dân cư 5 – 15 km 2 10 – ĐÔ THỊ Cách khu dân cư 15 - 30 km 3 7 Cách quốc lộ dưới 1 km, tỉnh lộ dưới 0,5 km 1 10 ĐƯỜNG GIAO THÔNG Cách quốc lộ từ 1 đến 3 km, tỉnh lộ từ 0,5 đến 2 km 2 8 Cách quốc lộ trên 3 km và cách tỉnh lộ trên 2 km 3 5 Cách khu công nghiệp dưới 5 km 1 7 KHU CÔNG Cách khu công nghiệp từ 5 – 10 km 2 10 NGHIỆP Cách khu công nghiệp trên 10 km 3 5 Cách cơ sở y tế dưới 5 km 1 7 CƠ SỞ Y TẾ Cách cơ sở y tế từ 5 – 10 km 2 10 Cách cơ sở y tế trên 10 km 3 5 (Điểm số “X” được xem là phạm vi khu vực không xét đến cho việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lí rác thải) b. Địa hình Khu vực có độ cao từ 0 - 25m tương đối bằng phẳng rất thích hợp cho việc xây dựng khu xử lí rác thải nên được cho điểm số bằng 10 điểm. Khu vực có độ cao 25 – 50m, độ cao của địa hình đã tăng lên, độ dốc cũng tăng, nếu xây dựng khu xử lí rác thải khu vực này sẽ gặp một số khó khăn nhất định nên được cho 5 điểm. 137 Nguyễn Thị Hương Trầm và Lương Thị Thành Vinh Khu vực trên 50m, độ dốc khá lớn, đây cũng là khu vực ít dân cư sinh sống nên lượng rác thải không đáng kể, khu vực này không thích hợp để xây dựng khu xử lí rác thải, nên không cho điểm và không xét đến khu vực này. c. Thủy văn Các địa điểm được lựa chọn làm nơi xử lí chất thải nhất thiết phải cách xa hệ thống sông hồ (lớn) trên 1 km, điều này đảm bảo cho hệ thống sông hồ không bị ô nhiễm do nước thải từ khu xử lí rác thải thấm hoặc chảy tràn do khoảng cách quá gần. Vì vậy, khoảng cách từ KXLRT đến sông hồ dưới 1 km sẽ không được tính điểm và không được xét; khoảng cách thích hợp nhất từ 1 km – 3 km, thuận lợi cho việc dẫn nước từ các nguồn trên đến công trình xử lí rác thải, sẽ được cho 10 điểm. Trên 3 km sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc sử dụng nguồn nước nên có số điểm là 5 điểm. d. Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Đất trồng cây hàng năm và đất chưa sử dụng có diện tích khá rộng và bằng phẳng, dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên được cho số điểm cao nhất là 8 điểm. Đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm thường sẽ được trồng trên khu vực có địa hình tương đối cao, có giá trị kinh tế khá lớn, nên được cho điểm số là 5 điểm. (Sử dụng các diện tích đất có mục đích sử dụng khác nhau để xây dựng KXLRT bắt buộc phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân – vì vậy không có điểm số tối đa là 10 điểm). Xây dựng KXLRT cần phải quan tâm đến vấn đề giữ sự cân bằng sinh thái, không được phép làm ảnh hưởng đến đất rừng tự nhiên, cho nên khu vực này không xét đến. Các loại đất ở và đất chuyên dụng khác không xét. e. Khu dân cư đô thị Trong phạm vi cách Khu dân cư dưới 5 km và trên 30 km là vùng không thích hợp và không xét đến. Dưới 5 km, đây là khoảng cách quá gần, mặc dù sẽ thuận lợi trong quá trình vận chuyển rác thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lí nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của khu dân cư, nhưng nếu với khoảng cách quá xa, trên 30 km, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển, gia tăng chi phí. . . Phạm vi thích hợp nhất nằm trong khoảng từ 5 - 15 km, được cho 10 điểm, từ 15 - 30 km là 5 điểm. f. Giao thông vận tải Đường giao thông ảnh hưởng đến công tác chuyên chở, vận chuyển rác thải cho nên những khu vực thuận lợi về giao thông sẽ được cho điểm số cao nhất là 10 điểm, với khoảng cách cách đường quốc lộ 1 km, tỉnh lộ 0,5 km. Càng xa đường giao thông mức độ thuận lợi giảm dần, gia tăng các chi phí phát sinh nên điểm số cũng giảm dần. g. Các khu công nghiệp Khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có lượng rác thải khá lớn, tuy nhiên, ở huyện Nam Đàn, các xí ngiệp công nghiệp vừa và nhỏ nằm xen lẫn hoặc gần với khu dân cư, vì vậy khoảng cách thích hợp nhất khoảng 5 – 10 km, được cho 10 điểm; dưới 5 km là 7 điểm, trên 10 km có số điểm là 5 điểm. h. Bệnh viện Các cơ sở y tế (bệnh viện) có số lượng rác thải rất lớn, đặc biệt là rác thải độc hại, tuy nhiên các cơ sở y tế thường nằm trong các khu dân cư, vì vậy cần phải có khoảng cách thích hợp, điểm số cao nhất được cho 10 điểm cho khoảng cách từ 5 – 10 km, dưới 5 km là 5 điểm, và trên 10 km là 7 điểm. 138 Sử dụng công nghệ GIS xác định địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải... 2.2. Ứng dụng GIS để xác định địa điểm thích hợp cho việc xây dựng khu xử lí rác thải trên địa bàn huyện Nam Đàn 2.2.1. Quy trình thực hiện Hình 1. Sơ đồ quy trình thực hiện ứng dụng GIS trong việc xử lí dữ liệu xác định khu xử lí rác thải huyện Nam Đàn 2.2.2. Kết quả chồng xếp Sử dụng phần mềm ArcGIS cho phép chúng ta chồng xếp cùng lúc 8 lớp bản đồ nhanh và chính xác, bao gồm: Bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khu dân cư, bản đồ giao thông vận tải, bản đồ các khu công nghiệp, bản đồ các cơ sở y tế. Sau khi tiến hành chồng xếp các lớp bản đồ, chúng ta sẽ thành lập được bản đồ thích hợp với 4 cấp: Thích hợp nhất, thích hợp, không thích hợp và vùng không xét. - Nguyên tắc chồng xếp bản đồ Dựa theo tổng điểm của các yếu tố ảnh hưởng, phân chia mức độ thích nghi theo công thức: Khoảng cách điểm = [Tổng điểm (Max) – Tổng điểm (Min)]/số cấp Trong 4 cấp, có 3 cấp dựa vào tổng điểm để phân loại thích nghi, riêng cấp không xét chỉ dựa vào các chỉ tiêu trong từng bảng cho điểm để xác định. - Kết quả chồng xếp các bản đồ thành phần Sau khi tiến hành các thao tác phân tích, xử lí kết quả của đề tài là bản đồ khu vực thích hợp 139 Nguyễn Thị Hương Trầm và Lương Thị Thành Vinh Hình 2. Bản đồ đánh giá địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải huyện Nam Đàn xây dựng khu xử lí rác thải trên địa bàn huyện Nam Đàn. Trên bản đồ, các mức độ thích hợp được chia theo các cấp như sau: + Cấp thích hợp nhất (60 – 69 điểm): đây là những khu vực có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất để lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lí rác thải dựa trên các nhân tố đã được đánh giá. + Cấp thích hợp (40 – 59 điểm): đây là những khu vực hội tụ khá nhiều điều kiện thuận lợi của các yếu tố được đánh giá là có tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lí rác thải. 140 Sử dụng công nghệ GIS xác định địa điểm thích hợp xây dựng khu xử lí rác thải... + Cấp không thích hợp (< 40 điểm): đây là những khu vực có được các điều kiện thuận lợi ở mức trung bình hoặc không thích hợp của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lí rác thải. + Phần diện tích không xét là những khu vực có một trong số các yếu tố được khuyến cáo là không nên tiến hành xây dựng khu xử lí rác thải. Trên bản đồ đánh giá, cấp không thích hợp và vùng không xét được đồng nhất là vùng không thích hợp để xây dựng khu xử lí rác thải. 2.3. Đề xuất và kiến nghị Theo Quy hoạch quản lí chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020, trên địa bàn huyện Nam Đàn, một khu xử lí chất thải rắn thuộc xã Khánh Sơn đã được lựa chọn. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích, chồng xếp bản đồ và đánh giá mức độ thích hợp của các địa điểm, xã Khánh Sơn thuộc vào vùng “không thích hợp” để xây dựng khu xử lí rác thải. Hơn nữa, Khánh Sơn nằm bên phía hữu ngạn sông Cả là xã thuần nông, số lượng rác thải không lớn chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, các hoạt động kinh tế - xã hội - dịch vụ của huyện chủ yếu diễn ra phía bên tả ngạn sông Cả, nếu xây dựng KXLRT ở địa điểm này sẽ tăng thời gian và chi phí vận chuyển rác thải. Như vậy, việc lựa chọn địa điểm xây dựng KXLRT thuộc xã Khánh Sơn theo quy hoạch của UBND tỉnh chưa hợp lí, cho nên tác giả đề xuất 3 phương án theo ưu tiên thứ tự 1, 2, 3 là: (1) địa điểm thuộc xã Hùng Tiến, Hồng Long; (2) địa điểm thuộc xã Vân Diên; (3) địa điểm thuộc xã Nam Thanh, Nam Nghĩa Bước đầu khảo sát thực tế và đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tác giả nhận thấy: - Khu xử lí rác thải thuộc xã Hùng Tiến và Hồng Long, có diện tích khoảng 3,5 ha, đây là khu vực có diện tích lớn nhất đạt mức độ thích hợp nhất, tuy nhiên diện tích đất ở chiếm hơn 0,7 ha (chiếm 22% diện tích của toàn khu vực), còn lại là đất trồng cây hàng năm (hơn 2,7 ha – chiếm 78%). Bên cạnh đó, Hùng Tiến và Hồng Long có ranh giới giáp với xã Kim Liên - là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, với Khu di tích Kim Liên, thu hút 1 lượng khách du lịch khá lớn hàng năm, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu lựa chọn phương án này, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trong khi đó quy mô của KXLRT chỉ thuộc vào loại nhỏ; mặt khác, KXLRT cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên du lịch của địa phương. - Đối với địa điểm KXLRT thuộc xã Vân Diên, mức độ thích hợp nhất tập trung lớn nhất trên diện tích rộng khoảng 5 ha, trong đó diện tích đất ở là 0,9 ha (chiếm 18% điện tích toàn khu vực), đất trồng cây hàng năm 4,1 ha - chiếm 82%. Quy mô KXLRT tương đối lớn song diện tích đất ở vẫn còn khá lớn, khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Trên bản đồ kết quả, Quốc lộ 15A và Tỉnh lộ 46 cắt ngang khu vực đề xuất xây dựng KXLRT. Dựa vào tiêu chí đánh giá, KXLRT nằm gần đường giao thông là điều kiện hết sức thuận lợi, tuy nhiên, QL và TL cắt ngang sẽ làm mất mĩ quan môi trường sinh thái, quá trình xử lí, thu gom rác thải sẽ không được liền mạch. Hơn nữa, Vân Diên là xã phụ cận của Thị trấn Nam Đàn, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển khá vững chắc, có nhiều làng nghề truyền thống. Trong vùng còn có khu di tích Đền thờ - Lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, hàng năm diễn ra Lễ hội Đền vua Mai vào dịp 14, 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút du khách gần xa. Vì vậy, vùng đề xuất này là phương án không khả thi. - Khu đề xuất thứ 3 thuộc địa phận hai xã Nam Nghĩa và Nam Thanh, diện tích khoảng 6,5 ha. Trong đó, diện tích đất ở khoảng 1 ha (chiếm 15% diện tích toàn khu vực), diện tích thích hợp 141 Nguyễn Thị Hương Trầm và Lương Thị Thành Vinh nhất chiếm khoảng 40% diện tích, 35% là diện tích có mức độ thích hợp để xây dựng KXLRT - chủ yếu là đất rừng trồng và đất trồng cây lâu năm. Như vậy, tỉ lệ diện tích đền bù và giải phóng mặt bằng cho đất ở và các khu dân dân cư tương đối nhỏ (15%), trong khi quy mô của KXLRT lớn, đạt 6,5 ha; gần hai con đập lớn là Đập Cửa Ông và Đập Đá Hàn cung cấp nguồn nước trong quy trình vận hành hoạt động KXLRT. Khu vực này cách Thị trấn Nam Đàn khoảng 10 km về phía Bắc, cách quốc lộ 15A khoảng 0,5 - 1 km. Mặc dù với tỉ lệ diện tích thích hợp nhất tương đối thấp, song với những điều kiện thuận lợi như trên và không gặp phải những khó khăn đáng kể ảnh đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và huyện Nam Đàn, nên tác giả kiến nghị các cơ quan chức năng sử dụng phương án này để xây dựng cho huyện. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất rừng, đất trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm sẽ thuận lợi hơn so với việc đền bù và giải phóng đất ở, đặc biệt là các khu dân cư. Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng KXLRT cần khảo sát thực tế, lấy ý kiến người dân, thực hiện các biện pháp quan trắc và đo đạc dựa trên cơ sở khoa học để tránh khỏi những sai lầm khi thi công và vận hành KXLRT. 3. Kết luận Ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên mang lại kết quả cao, nhanh chóng và chính xác. Xây dựng KXLRT ở huyện Nam Đàn là việc làm mang tính cấp thiết, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung. Thông qua quá trình nghiên cứu ứng dụng và bước đầu khảo sát thực tế, tác giả đã tạo ra sản phẩm khoa học có độ chính xác, tin cậy có thể sử dùng làm tài liệu tham khảo để lựa chọn địa điểm thích hợp xây dựng Khu xử lí rác thải trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Phước, 2008. Giáo trình quản lí và xử lí chất thải rắn. Nxb Xây dựng, Hà Nội. [2] Lương Thị Thành Vinh (chủ nhiệm), 2009. Đề tài cấp bộ: Sử dụng công nghệ GIS xây dựng tập bản đồ địa lí các ngành kinh tế tỉnh Nghệ An. Trường Đại học Vinh. [3] Lương Thị Thành Vinh, 2013. Báo cáo khoa học chuyên đề: Một số bài toán ứng dụng GIS. Khoa Địa lí, Trường đại học Vinh. [4] Quy hoạch quản lí chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020 – Quyết định 494/QĐ – UBND – DTXD năm 2013 [5] Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001. [6] Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. ABSTRACT Using GIS technology to determine appropriate locations for the construction of waste treatment facilities in Nam Dan District, Nghe An Province Recognizing the features and applications of GIS as well as the urgent need to safely dispose of waste materials, this paper presents the analytical procedures and data processing of GIS that can be used to determine appropriate locations for waste treatment facilities in Nam Dan District, Nghe An Province. Keywords: GIS, applied to GIS, construction of waste treatment facilities. 142

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_gis_xay_dung_dia_diem_xu_ly_rac_huyen_nam_dan_1185_2022835.pdf