Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 7 để nâng cao năng lực tự học cho học sinh - Trần Thị Thu Hà

3. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu và vận dụng, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học Địa lý mang lại hiệu quả cao góp phần quan trọng vào việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Đây là một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Trong điều kiện dạy học ở các trường phổ thông hiện nay người giáo viên hoàn toàn có thể dể dàng sử dụng BĐTD trong dạy học để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí trong nhà trường. Tuy nhiên để sử dụng được BĐTD trong dạy học trước hết giáo viên phải nắm vững cách lập BĐTD để từ đó có thể soạn bài và thực hiện bài dạy tốt trên lớp

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 7 để nâng cao năng lực tự học cho học sinh - Trần Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 122-128 Ý ch ính 2 Ý chính 1 Ý c hín h 4 Ý chính 3 Ý co n 3 Ý con 1 Ý con Ý con Ý con 1 Ý co n 2 Ý con 2 Ý con 1 Ý conÝ co n 3 CHỦ ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7 ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRẦN THỊ THU HÀ Trường THCS Hàm Nghi, Huế NGUYỄN ĐỨC VŨ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Thực tế cho thấy, mặc dù đã rất nỗ lực đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học địa lí nói riêng nhưng hiệu quả còn chưa cao. Học sinh vẫn còn học thụ động, thiếu tích cực, chưa hiệu quả. Và một trong những lí do của tình trạng trên là các em chưa có phương pháp học tập đúng đắn, chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập của mình. Để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh, cần phải cho học sinh rèn luyện phong cách làm việc khoa học, có hệ thống. Bản đồ tư duy là một hướng mới để đổi mới phương pháp dạy và học, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp theo hướng đề cao vai trò tự học, tự nhận thức của chủ thể học tập. 1. MỞ ĐẦU Vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay không chỉ dạy, truyền thụ những gì tinh tú nhất của trí tuệ loài người cho học sinh mà điều quan trọng hơn là dạy cho họ cách học, cung cấp công cụ để tự bản thân họ tìm ra những kiến thức cần thiết với mình [2]. Bản đồ tư duy chính là một công cụ hữu hiệu thực hiện được điều đó. Bản đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. Bản đồ tư duy giúp khai phá tiềm năng vô tận của bộ não, phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo của con người [4]. 2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 7 Bản đồ tư duy (mindmap, sơ đồ tư duy...) là một sơ đồ do chính người sử dụng nghĩ ra (hoặc sử dụng phần mềm vi tính) để ghi lại những ý chính về một vấn đề nào đó nhằm phục vụ cho việc học tập hoặc công tác của mình. Bản đồ tư duy được thể hiện bằng từ ngữ, hình, tranh ảnh, ý tưởng, nhiệm vụ được liên kết và sắp xếp quanh một từ, cụm từ, biểu tượng, hình ảnh hoặc một ý tưởng [4]. Hình ảnh một Bản đồ tư duy: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7... 123 Bản đồ tư duy là một công cụ hữu hiệu giúp người học làm chủ được quá trình tự học của mình. Nó thôi thúc người học đề ra kế hoạch, mục tiêu, phương hướng và tìm mọi cách để thực hiện những mục tiêu ấy. Hơn thế nữa, khả năng ứng dụng của bản đồ tư duy rất lớn: Ghi chép, hệ thống hóa, giải quyết vấn đề Trong quá trình dạy học Địa lí 7, giáo viên có thể sử dụng Bản đồ tư duy, coi đó là một công cụ, phương tiện dạy học thường xuyên nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động như sau. 2.1. Sử dụng Bản đồ tư duy làm công cụ, phương tiện để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh trong khi dạy trên lớp Trong quá trình dạy học, giáo viên biết được trình độ nhận thức của học sinh ở từng lớp, vì thế giáo viên có thể áp dụng từng loại bản đồ khác nhau như: Xây dựng BĐTD sẵn rồi khai thác kiến thức qua hệ thống câu hỏi hay giáo viên và học sinh cùng xây dựng BĐTD để khai thác kiến thức, hoặc học sinh xây dựng BĐTD mà giáo viên nêu vấn đề. Với cách học như vậy sẽ tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú và tích cực hơn trong học tập. Quy trình vận dụng: Bước 1: Giáo viên chiếu một hình ảnh hay một đoạn phim để học sinh tìm ra chủ đề của bài học Bước 2: Giáo viên giới thiệu chủ đề trung tâm của BĐTD và các ý chính. Nêu nhiệm vụ học tập Bước 3: Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài học và giải quyết lần lượt các nhiệm vụ học tập đã nêu.Trong đó, GV nêu nhiệm vụ thông qua các hệ thống câu hỏi và các phương tiện dạy học (bản đồ, lược đồ...); HS tư duy để tìm ra kiến thức bằng các hình thức cá nhân, nhóm (tùy bài) và trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV đánh giá, nhận xét và trình chiếu các ý phụ của các ý chính Bước 5: Chiếu toàn bộ BĐTD và yêu cầu học sinh trình bày lại Ví dụ: Bài 47: Châu Nam Cực [1]. Khi vào mở bài, giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề nhằm định hướng hoạt động nhận thức của học sinh như: Tại sao nói Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất Thế giới? Để học sinh hiểu được một cách khái quát nội dung bài học và dễ dàng định hướng nhận thức, giáo viên vẽ bản đồ khái quát những nội dung chính của bài học để giới thiệu. Giáo viên dẫn dắt học sinh lần lượt giải quyết các ý nhỏ trong sơ đồ, mỗi ý được giải quyết là một kiến thức đã biết có liên quan để hình thành nên các kiến thức mới. Trong bước này, cần phải làm cho học sinh chỉ ra được Hình 1. Chủ đề trung tâm bản đồ tư duy Châu Nam Cực TRẦN THỊ THU HÀ – NGUYỄN ĐỨC VŨ 124 mối liên hệ giữa kiến thức đang tiếp nhận với các kiến thức khác, từ đó có cái nhìn toàn diện, tức là giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, song song với việc hoàn thành sơ đồ. 2.2. Sử dụng BĐTD làm công cụ cho ghi chép bài giảng Ghi chép với Bản đồ tư duy giúp ta có cái nhìn toàn cảnh, nên có thể hiểu chủ đề sâu sắc, toàn diện, tiết kiệm thời gian, ôn tập hiệu quả và giúp bộ não có một trọng tâm chú ý, một kết cấu chủ đạo để tích hợp tất cả kiến thức về mọi chủ đề đồng thời cho phép liên hệ những cảm nghĩ, ý tưởng của mình với các quan điểm được trình bày trong sách, bài giảng và ghi nhớ nhanh. Quy trình vận dụng: Bước 1: Vẽ chủ đề chính của trung tâm bài học Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (là nội dung kiến thức cơ bản của một bài học hoặc đơn vị kiến thức nào đó của kiến thức bài học. Những nội dung kiến thức này sẽ góp phần làm sáng tỏ nội dung của chủ đề chính ở trung tâm.) Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Bước 4: Hoàn thiện Bản đồ tư duy Ví dụ: Khi học bài 30-31: Kinh tế Châu phi [1]. Nên bắt đầu hình ảnh trung tâm gợi nhớ nhất đến chủ đề được đề cập. Nếu được cung cấp thông tin về các phần được trình bày thì có thể lấy ngay các ý này làm tiêu đề cho các nhánh chính. Hình 2. Bản đồ tư duy Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất Thế giới Hình 3. Chủ đề chính Hình 4. Vẽ tiêu đề phụ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7... 125 Nếu có thời gian, trước khi nghe giảng, chúng ta có thể vẽ nhanh một Bản đồ tư duy về hiểu biết, mục tiêu khi tiếp nhận thông tin từ bài giảng. Việc này sẽ giúp não nhanh chóng kết nối, tiếp nhận thông tin mới. Bản đồ tư duy ban đầu sẽ dần được hoàn thiện khi ta theo dõi bài giảng. HS có thể thêm nhiều hình ảnh và sử dụng màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện Bản đồ tư duy. Lưu ý: Học sinh nên đưa các nhận xét, cảm giác của mình trong quá trình theo dõi bài giảng. Những ý kiến này sẽ luôn tương tác với những ý kiến của giáo viên. Dùng kí hiệu hoặc màu sắc để phân biệt ý kiến của giáo viên và của bản thân. Học sinh không nên quá bận tâm khi thông tin nhận được bị rối loạn hay Bản đồ tư duy của chúng ta có vẻ “lộn xộn”, vì ghi chép với Bản đồ tư duy chính là sự phản ánh quá trình tư duy một cách chân thực nhất. Học sinh có thể khắc phục điều này bằng cách hiệu chỉnh lại Bản đồ tư duy sau mỗi buổi học sao cho cấu trúc hiệu quả hơn, phù hợp hơn, rõ ràng hơn. Hình 5. Vẽ từ khóa và chi tiết hỗ trợ Hình 6. Bản đồ tư duy về Môi trường hoang mạc TRẦN THỊ THU HÀ – NGUYỄN ĐỨC VŨ 126 Hoặc có thể, học sinh vẫn ghi chép theo cách cũ nếu cảm thấy như vậy thuận tiện hơn cho việc theo dõi bài giảng. Sau đó, về nhà, khi đã có một kết cấu khá rõ nét học sinh có thể tóm tắt lại phần ghi chép của mình theo Bản đồ tư duy. Bằng cách này, BDDTD giúp ôn tập, tái hiện lại kiến thức một cách rõ nét. 2.3. Sử dụng Bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức chuẩn bị cho kiểm tra, thi cử Ôn tập là quá trình hệ thống hoá kiến thức, củng cố và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh hiệu quả. Nhưng trong thực tiễn, phân phối chương trình thường không có tiết ôn tập, nên giáo viên cũng chưa chú trọng để phát huy tác dụng của quá trình ôn tập. Vì vậy, học sinh không có cái nhìn tổng thể, khái quát về các kiến thức trong chương, không thấy được sự liên hệ giữa các kiến thức. Do không có nhiều thời gian nên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng BĐTD để tự ôn tập, khái quát hoá mỗi chương, mỗi phần đã được học. Từ đó, học sinh sẽ hiểu các kiến thức trong toàn chương sâu sắc hơn, chặt chẽ và có hệ thống. Đầu tiên, giáo viên giúp học sinh xác định chủ điểm của chương, các mảng kiến thức sẽ lần lượt xoay quanh chủ điểm này. Từ đó, học sinh sẽ biết khái quát hoá các kiến thức đã học thành một hệ thống, tư duy của học sinh sẽ phát triển [3], [4]. Cách 1: Khi củng cố kiến thức, một phần hoặc toàn bộ bài học, thay vì thực hiện theo phương pháp liệt kê kiến thức hoặc bằng các câu hỏi riêng biệt, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức, một phần hoặc toàn bộ bài học thành một BĐTD. Khi đó, chủ đề của BĐTD là kiến thức trọng tâm của bài học, nó liên quan đến tất cả các kiến thức khác trong bài. Để học sinh thấy toàn bộ cấu trúc của kiến thức liên hệ với nhau, ảnh hưởng đến nhau theo những mối quan hệ nhất định. Ví dụ: Sau khi các em học xong chương Khu vực Trung và Nam Mĩ giáo viên cho HS tự lập BĐTD ở nhà nhằm giúp HS có cách nhìn khái quát các kiến thức trong chương. Hình 7. Bản đồ tư duy ôn tập Khu vực Trung và Nam Mĩ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7... 127 Cách 2: GV có thể lập BĐTD trước ở nhà. Sau đó ở trên lớp, giáo viên sử dụng BĐTD đó với các nhánh ẩn và cho xuất hiện từ từ các nhánh theo tiến trình bài giảng. Ví dụ: Sau khi học xong chương Châu Phi, GV tổ chức cho học sinh ôn tập chương nhằm giúp HS khái quát kiến thức đã học một cách lôgic. Hình 8. Bản đồ tư duy ôn tập chương Châu Phi Học sinh đã dùng công cụ BĐTD để tổng hợp những kiến thức mới một cách khoa học, phát huy hết khả năng làm việc độc lập cũng như hoạt động nhóm để tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân. Khi học sinh tự tìm kiếm được kiến thức cho riêng mình thì cảm thấy phấn chấn hơn, khả năng tiếp thu bài nhanh hơn. Học sinh đã dùng BĐTD để khái quát hoá bài học, từ đó tư duy khái quát của học sinh được rèn luyện và phát triển.Bên cạnh đó, màu sắc được sử dụng trong BĐTD đã kích thích liên tưởng, khả năng ghi nhớ khái quát của học sinh tốt hơn. 3. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu và vận dụng, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học Địa lý mang lại hiệu quả cao góp phần quan trọng vào việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Đây là một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Trong điều kiện dạy học ở các trường phổ thông hiện nay người giáo viên hoàn toàn có thể dể dàng sử dụng BĐTD trong dạy học để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí trong nhà trường. Tuy nhiên để sử dụng được BĐTD trong TRẦN THỊ THU HÀ – NGUYỄN ĐỨC VŨ 128 dạy học trước hết giáo viên phải nắm vững cách lập BĐTD để từ đó có thể soạn bài và thực hiện bài dạy tốt trên lớp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Sách giáo khoa Địa lí 7. NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Quá trình dạy - Tự học. NXB Giáo dục. [3] Tony Buzan (2008). Sử dụng trí tuệ của bạn. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [4] Tony Buzan (2008). Bản đồ tư duy trong công việc. NXB Lao Động - Xã hội. Title: USING MINDMAPS IN TEACHING THINK GEOGRAPHY 7 CAPACITY FOR SELF-STUDY STUDENT Abstract: In fact, although the effort was proposed several measures to improve the quality of teaching in general, teaching geography in particular, but not highly effective. And one of the reasons of this situation is you do not have the right approach to learning, not clearly defined purpose and motivation of their. Mind map is an innovative new approach to teaching and learning methods to meet the requirements of innovative methods by highlighting the role of self-study, self-awareness of the learning. ThS. TRẦN THỊ THU HÀ Trường THCS Hàm Nghi Huế ĐT: 0986.999.207. Email: tranhaqt@gmail.com PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0983.335.705. Email: vudia2003@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_169_tranthithuha_nguyenducvu_18_tran_thi_thu_ha_9214_2020952.pdf
Tài liệu liên quan