Sự đa dạng thực vật ven bờ Sông Hương, thành phố Huế

In Hue city, Huong River is one of the factors which impacts to Hue’s development in setting up Hue green urban and landscape. Thus, the riparian vegetation has important roles such as: limiting erosion, protecting riparian zone, increasing aesthetic effect of the landscape. Through the investigation, we determined 123 common plant species belongings to 27 orders, 39 families, 85 genera of Magnoliophyta. Many plants are used in the rural life such as: medical plants (70 plant species), foodstuff plants (16) or breeding food (34)

pdf8 trang | Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đa dạng thực vật ven bờ Sông Hương, thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 19-26 SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG, THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN KHOA LÂN - HUỲNH THỊ HOÀNG LAN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế TRẦN THỊ HUẾ Trường THPT Thuận An, Thừa Thiên Huế TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG LAN Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt: Đối với Huế, sông Hương được xem là một trong những nhân tố quyết định trong việc thiết lập tính chất, diện mạo và sự chuyển hoá không gian đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá địa phương mang lại sắc và hồn cho thành phố. Thảm thực vật ven sông không những làm tăng giá trị cảnh quan, thẩm mĩ mà còn có tác dụng hạn chế xói mòn, rửa trôi ven bờ. Qua điều tra, chúng tôi xác định được 123 loài thực vật thường gặp thuộc 85 chi, 39 họ, 27 bộ của lớp Ngọc Lan (Magnoliophyta). Nhiều loài được sử dụng trong đời sống như: 70 loài làm thuốc, 16 loài cây thực phẩm và 34 loài dùng trong chăn nuôi. 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu sự đa dạng các loài thực vật ở ven bờ sông Hương, thành phố Huế làm cơ sở cho việc quy hoạch cảnh quan và phát triển thảm thực vật bảo vệ môi trường ven bờ. Bài viết giới thiệu các kết quả thu được về một số đặc điểm đa dạng sinh học của thảm thực vật ven bờ sông Hương. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật sống ven bờ sông từ mép nước đến bờ đất hoặc bờ xây tại nhánh chính sông Hương chảy qua thành phố Huế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát theo tuyến và điểm để tìm hiểu thành phần các loài thực vật sống ven bờ sông Hương [7]. Các địa điểm khảo sát gồm: - Bờ Bắc: Khu vực Kim Long, công viên Lý Tự Trọng, công viên Thương Bạc, bãi bồi khu vực đường bờ sông Chi Lăng, bãi Dâu. - Bờ Nam: khu vực Thuỷ Biều, bãi bồi sau viện bảo tàng Hồ Chí Minh, công viên Nguyễn Văn Trỗi, Đập Đá, cồn Hến, đập tràn La Ỷ. Các mẫu thực vật được phân loại, xác định danh pháp tại khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Huế dựa trên các tài liệu phân loại học [2], [3], [6]. Phương pháp PRA (Participatory rural appraisal) dưới hình thức phỏng vấn ý kiến NGUYỄN KHOA LÂN và cs. 20 người dân về công dụng các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu [7]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự đa dạng về thành phần loài, dạng sống của thực vật ven sông Sau thời gian điều tra, tìm hiểu những loài thực vật ven sông, chúng tôi xác định được 123 loài thực vật thường gặp, chủ yếu là các loài thực vật bậc cao thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) với 27 bộ, 39 họ, 85 chi (bảng 1). Bảng 1. Số lượng các bậc phân loại thực vật ven sông Hương Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Bộ 8 29.62 19 70.37 Họ 9 23.07 30 76.93 Chi 32 35.16 53 64.83 Loài 49 39.83 74 60.17 Trong đó, lớp Một lá mầm có 8 bộ (chiếm 29,62% số bộ), 9 họ (chiếm 23.07 % số họ), 32 chi (chiếm 35.16% số chi), 49 loài (chiếm 39.83 % số loài) và thấp hơn so với lớp Hai lá mầm (với 19 bộ, 31 họ, 57 chi và 74 loài). Có những họ chỉ có 1 đến 2 loài như Alismaceae (họ Trạch tả), Arecaceae (họ Cau Dừa), Commelinaceae (họ Thài lài) Ở nhiều địa điểm, các loài cây phát triển mạnh chủ yếu là các loài thuộc họ Hoà thảo (Poacea), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae) (bảng 2). Bảng 2. Số lượng và tỉ lệ % số loài thực vật thuộc các họ thực vật Họ thực vật Số loài Tỉ lệ % + Alismaceae, Arecaceae, Commelinaceae, Cannaceae, Musaceae +Apiaceae, Brassiaceae, Caesalpiniaceae, Portulacaceae, Oxalidaceae, Verbenaceae, Combertaceae, Rosaceae, Meliaceae, Urticaceae, Bombacaceae, Elaeocarpaceae, Cucurbitaceae 1 0.81 + Araceae, Pontederiaceae + Capparaceae, Convolvulaceae, Mimosaceae, Lamiaceae, Solanaceae, Sterculiaceae, Sapindaceae 2 1.62 + Fabaceae, Onagraceae, Euphorbiaceae, Scrophulariaceae 3 2.43 + Rubiaceae, Polygonaceae 4 3.25 + Amaranthaceae 5 4.06 + Malvaceae 6 4.87 + Moraceae 7 5.69 + Asteraceae 9 7.31 + Cyperaceae 17 13.82 + Poaceae 23 18.69 Về dạng sống: đa số các cây ở ven sông, các dạng cây thân thảo chiếm ưu thế với 95 loài (chiếm 77.23 % tổng số loài). Số lượng cây gỗ (16 loài) và cây bụi (12 loài) chiếm tỉ lệ thấp hơn (22.77 %). Sở dĩ các loài cây thân thảo phát triển mạnh ở khu vực ven SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ 21 sông do có nhiều đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường nơi đây như: thân cây mềm dẻo với hệ thống mô dày phát triển, hạn chế tác động bất lợi của môi trường cơ học, đặc biệt là của gió, sóng; rễ ăn nông, lan rộng trên nền đất mềm nhão; hệ thống các khoảng trống gian bào, mô mềm xốp phát triển ở rễ, thân, lá tăng cường dẫn truyền và dự trữ khí oxi cho những bộ phận dưới mặt đất [4], [8], [9]. Những loài có lá nổi trên mặt nước, có xu hướng mọc lan ra phía mặt nước kết thành bè nổi như mồm mỡ (H. acutigluma), nghể lông dày (P. tomentosum), lách (S. spontaneum) Mặt khác, điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế khắc nghiệt. Mùa hè với lượng mưa ít, độ ẩm thấp, gió lào thường xuất hiện vào các tháng 6, 7; tháng 9, 10, 11 thường có mưa lũ, độ ẩm cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật ven sông. Các loài cây thảo, nhất là các loài có thân rễ hay thân ngầm thường có khả năng tái sinh cao với hình thức sinh sản sinh dưỡng chiếm ưu thế [3], [4], [6], [8], [9]. Số lượng các cá thể cây gỗ và cây bụi ở các khu vực nghiên cứu thấp hơn nhiều so với các loài cây thảo. Cây ra hoa, tạo quả nhưng hạt rất nhỏ, dễ bị thối và dễ bị nước cuốn đi. Chẳng hạn, ở cây gáo vàng (N. orientalis), hạt khó phát triển thành cây con do chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt thấp; hạt nhỏ, nhẹ, dễ nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, loài này khá phổ biến ở ven sông do khả năng tái sinh chồi rất mạnh. Tại nhiều khu vực nghiên cứu, những loài thực vật ngoại lai như mai dương (M. pigra), cỏ lông tây (B. mutica.), bèo lục bình (E. crasipes), cỏ lào (Ch. odorata) phát triển mạnh, đặc biệt là mai dương. Chúng xâm lấn rất mạnh các khu vực đất ven sờ sông, cạnh tranh mạnh với các loài thực vật. Nhiều khu đất bồi trở thành vương quốc của loài cây này. Loài cúc vàng bò (W. trilobata) phát triển nhanh tạo thành các mảng dày đặc, làm cản trở và ngăn cản sự tái sinh của các loài cây khác. 3.2. Sự phân bố của thực vật ven sông Môi trường ven sông là nơi sống của nhiều dạng thực vật khác nhau, từ những dạng ưa ẩm đến những loài có khả năng chịu hạn. 3.2.1. Thảm thực vật ở các khu vực ven sông (i) Thảm thực vật ở khu vực bãi bồi Ở khu vực bãi bồi thuộc công viên Phú Xuân, Thương Bạc, Lý Tự Trọng: chủ yếu là các dạng cây thân thảo, thấp, đặc biệt là các loài thực vật thuộc họ Poaceae, Cyperaceae phổ biến là các loài cói giùi thô (S. grossus), mồm mỡ (H. acutigluma), lách (S. spontaneum), cỏ lông tây (B. mutica), cỏ lồng vực (Eichinochloa)... Các loài cỏ có thân bò lan trên mặt đất như cỏ lá gừng (A. compressus), thài lài hoa trắng (C. communis), san cặp (P. conjugatum), các loài thuộc chi Paspalum, Cyperus, Eichinochloa, Eragrotis Nhiều loài thân thảo hai lá mầm cũng được tìm thấy, chủ yếu là những cây nhỏ, mọc thành từng đám như rau mương thon (L. hyssopifolia), màn màn tím (C. chelidonii), lữ đằng (L. crustacea), cam thảo đất (S. dulcis), cóc mẳn (H. corymbosa) Tại tuyến đường ven sông ở khu vực Chi Lăng, từ chân cầu Gia Hội đi dọc theo bờ sông: các loài cói giùi thô (S. grossus), nghể lông dày (P. tomentosum), sậy (P. karka), NGUYỄN KHOA LÂN và cs. 22 lách (S. spontaneum), rau dền gai (A. spinosus), mai dương (M. pigra), màn màn (Cleome), mần trầu (E. indica) phát triển mạnh, đặc biệt là các loài mần trầu, lách, sậy tạo thành bãi um tùm. Mặt khác, qua sự phát triển của một số loài thực vật như cói giùi thô, sậy – là những loài cây chỉ thị cho đất mặn và đất phèn nhẹ [5]. (ii) Thảm thực vật ở những khu vực sạt lở Thường thấy sự có mặt của các loài cây gỗ và cây bụi. Ngoài ra, người dân tự bảo vệ nhà cửa, đất đai bằng cách trồng các loài cây gỗ có hệ rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng trên đất mềm hay sử dụng các bao cát kết hợp với các cột tre nhằm hạn chế sự sạt lở. Những loài thực vật thường thấy ở những khu vực này như tre (B. stenostachya), sung (F. glomerata), si (F. retusa), cừa (F. microcarpa), gáo (N. orientalis), tra (H. tiliaceus), dừa (C. nucifera)... Việc sử dụng các loài cây có hệ rễ phát triển, ăn sâu lan rộng trong đất được nhiều người dân quan tâm, nhất là những hộ dân nằm trong vùng sạt lở. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở vẫn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng. Đó là do hoạt động khai thác cát sạn làm cho lòng sông Hương thêm sâu xuống, tạo thành nhiều vực làm lớp đất cận kề sẽ bị sụt xuống kéo theo sự chôn vùi của lớp thảm thực vật. (iii) Thực vật ở trên các bờ kè Dọc tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu kéo dài về phía Đập Đá thường gặp các loài cây thảo hay cây bụi như màn tím (C. chelidonii), răm núi (H. merguensis), mai dương (M. pigra)... Trước bờ kè thường có các bờ đất nhỏ, tập trung một số loài có khả năng chịu hạn, thường mọc trên đất pha cát như mần trầu (E. indica), màn ri (C. viscosa), mào gà hoa trắng (C. argentea), tầm phỏng (C. halicacabum), rau sam (P. oleracea), diếc bờ (A. paronichyoides) Số lượng cây gỗ ở khu vực này ít, thường là các loài cây bụi như phèn đen (Ph. reticulatus), ké hoa đào (U. lobata), ngái (F. hirta) Các loài cây gỗ có kích thước nhỏ như trứng cá (M. calabusa), bàng (T. catappa), xoan (M. azedarach) Ở khu vực kè chùa Thiên Mụ, các loài cỏ dại ưa ẩm như thài lài trắng, đơn buốt (B. pilosa), san nước, thồm lồm (P. chinensis), răm núi phát triển, phủ xanh bờ kè. Nhiều cây bụi, cây gỗ bén rễ, lấy thành bờ kè làm giá thể để sinh trưởng phát triển như phượng vĩ (D. regia), mai dương, dum bụp (R. malvaceus), ngái (iv) Thảm thực vật trồng Tại nhiều khu vực bãi bồi, đặc biệt là những nơi có diện tích lớn như bãi bồi ở khu vực Kim Long, bãi bồi sau viện bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh, người dân tận dụng những mảnh đất màu mỡ để trồng các loại hoa màu. Các loài cây được trồng chủ yếu trồng các cây họ đậu (Fabaceae), bắp (Z. mays), đậu bắp (A. esculentus), cải canh (B. juncea), môn nước (C. esculenta), rau muống (I. aquatica), khoai lang (I. batatas), mướp (L. cylindriaca) Để mở rộng diện tích đất trồng, người dân thường khai thác đất tới phần mép nước ven sông, thu hẹp đất sống của các loài cỏ dại. SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ 23 3.2.2. Sơ đồ khái quát về sự phân bố của các loài thực vật ven sông Sự phân bố của những loài thực vật ven bờ sông Hương có thể chia thành các đai khác nhau và được minh hoạ qua hình 1. Môi trường sống của những loài thực vật thuỷ sinh sống chìm trong nước và nổi trên mặt nước Khu vực đất thường xuyên có nước, đất bão hoà hơi nước, chịu nhiều tác động của sóng Mực nước dao động < 0.5 m Khu vực đất ẩm, thường bị ngập vào mùa mưa bão Hình 1. Sơ đồ phân bố các dạng thảm thực vật ở bờ sông Hương + Đai các loài thảo bò lan trên mặt nước ở khu vực này thường xuyên có nước. Các loài sống ở đai này phần lớn là các loài nửa ngập thuộc họ Hoà thảo, Cói như mồm mỡ, san nước, lách, lồng vực nước, cói giùi thô, cói tia có thân ngầm phát triển và thường là những loài sống lâu năm. Cây thảo hai lá mầm thường gặp chủ yếu là các loài nghể, đặc biệt là nghể lông dày. Ngoài ra, ở các bờ đất bão hoà hơi nước hay lớp nước nông thường gặp các loài rau mương. + Đai các loài thảo bò hay đứng, kích thước không quá 2m. Các loài thường gặp chủ yếu là những dạng ưa ẩm ưa sáng, lông tây, vĩ thảo bốn gié, san cặp hay những loài ưa ẩm ưa bóng như rau trai, lữ đằng, cóc mẳn, thù lù Đai này bị ngập khi mưa lớn kéo dài hoặc do lũ lụt. Ở hai bên bờ sông Hương, nhóm này chiếm vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thảm xanh, giữ ẩm, giữ đất. Ngoài ra, ở đai này có thể tìm thấy những loài cây bụi như ké hoa đào, trứng cua lá bố. + Đai các loài cây gỗ và cây bụi: phân bố ở những phần đất cao. Thực vật ở vùng đất này thường chịu ngập úng trong thời gian ngắn từ 3-5 ngày vào mùa mưa bão từ tháng 10-12. Đất thường mềm nhão, dễ bị sụt lún và cuốn theo dòng chảy mùa NGUYỄN KHOA LÂN và cs. 24 lũ. Những loài thường thấy ở khu vực này như gáo vàng, xoan, trứng cá, sung. Trong đó, số lượng gáo vàng ở khu vực Kim Long kéo dài đến công viên Phú Xuân là khá nhiều. Qua sơ đồ phân bố trên cho thấy, những loài thực vật sống ven bờ, nhất là những loài phân bố ở vùng đất mềm nhão hạn chế tác động của sóng tới bờ và thúc đẩy sự lắng đọng của chất hữu cơ [4], [8], [9]. Những loài sống ở môi trường đất ẩm góp phần tăng khả năng giữ đất và tăng lượng mùn trong đất. 3.3. Sự đa dạng về công dụng của thực vật ven sông Thực vật ven sông không những có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên mà còn có khả năng chống xói mòn, rửa trôi, góp phần điều hoà khí hậu. Rất nhiều loài được người dân sử dụng để làm nguồn dược liệu, thực phẩm hay làm vật liệu xây dựng. + Cây được dùng làm dược liệu: 70 loài, chiếm tỉ lệ 56.91% tổng số loài. Những loài này được người dân trị các bệnh thông thường như cảm sốt, mụn nhọt, nhuận tràng, mẩn ngứa, thanh nhiệt Phổ biến là cam thảo (S. dulcis) để giải độc, thanh nhiệt; rau sam (P.oleracea) thanh nhiệt, lị, giun sán; nhọ nồi (E. prostrata) có tác dụng cầm máu... [2], [3]. + Cây dùng trong chăn nuôi: 34 loài, chiếm tỉ lệ 27.64% tổng số loài. Trong đó, chủ yếu là các cây họ hoà thảo (như cỏ lông tây (B. mutica), cỏ chỉ (C. dactylon), lách (S. spontaneum), vĩ thảo bò (B. reptans)), khoai nước (C.esculenta) + Cây dùng làm thực phẩm: 16 loài, chiếm 13.00 % tổng số loài. Nhiều loài được trồng để lấy củ, quả như khoai lang (I. batatas), khoai nước (C. esculenta), bí đỏ (C. peppo), đậu bắp (A. esculentus), rau như rau muống (I. aquatica), rau dền (A. gangeticus), rau sam (P. oleracea)... + Cây ăn quả: 4 loài, chiếm 3.25%; gồm các loài mít (A. heterophyllus), dừa (C. nucifera), chuối (M. paradisiaca), nhãn (E. longan). + Cây làm vật liệu xây dựng: chủ yếu là tre (B. stenostachya). Tại những khu vực sạt lở ở khu vực Thuỷ Biều, đập La Ỷ, cồn Hến, Bãi Dâu, người dân chủ động trồng các loài cây có khả năng giữ đất như tre, tra, sung, gáo, si kết hợp với các biện pháp cơ học. Trong đó, tre được trồng phổ biến ở nhiều địa điểm. Cành gãy, lá khô rơi rụng của những loài cây này được người dân tận dụng làm củi đốt. 4. KẾT LUẬN Qua điều tra sơ bộ về những loài thực vật thường gặp ở khu vực ven bờ sông Hương, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Ở môi trường ven sông, có 123 loài thực vật thường gặp thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliopsida). Trong đó, họ Poaceae có số lượng loài nhiều nhất (23 loài), tiếp đến là các họ Cyperaceae (17 loài), Asteraceae (9 loài), Moraceae (7 loài). 2. Về dạng sống, ở khu vực này các cây thân thảo chiếm ưu thế, đặc biệt, các loài thuộc SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ 25 họ Poaceae, Cyperaceae phát triển mạnh. Cây thân gỗ hay cây bụi có số lượng cá thể không đáng kể. 3. Tại những phần đất ven bờ sông Hương, thảm thực vật phân bố khác nhau về dạng sống tương ứng với điều kiện thổ nhưỡng ở các khu vực. - Ở những khu vực đất bồi chủ yếu là các cây họ Hoà thảo và họ Cói chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có những loài thân thảo Hai lá mầm khác như rau mương, lữ đằng, rau má, cóc mẵn, an điền Những khu vực khô cằn, bờ kè thường thấy các loại cỏ gà, mần trầu, màn ri, cam thảo, é, trứng cua, lá bố - Tại những khu vực bị sạt lở, có sự hiện diện của những cây gỗ như gáo, sung, tre, tra, si, cừa Những loài này có thể phát tán tự nhiên hay do người dân trồng để bảo vệ đất 4. Về giá trị tài nguyên, phần lớn các loài thực vật được người dân sử dụng để điều trị các bệnh thông thường (gồm 70 loài cây dược liệu). Ngoài ra, có 34 loài được dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16 loài dùng làm thực phẩm, 4 loài được khai thác lấy quả. Các loài thực vật như tre, si, sanh, cừa, tra được người dân trồng rộng rãi với mục đích bảo vệ đất ven bờ, hạn chế xói mòn, rửa trôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thuận An (2006). Giá trị sông Hương. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Số 1(54)/2006, tr. 3-11. [2] Võ Văn Chi (2003, 2004). Từ điển Thực vật thông dụng. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. [3] Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000). Cây cỏ Việt Nam (tập I, II, III). NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. [4] Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân (2005). Đất ngập nước. NXB Giáo dục, Thái Nguyên. [5] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh (2007). Chỉ thị sinh học môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội. [6] Suk Jin Koo, Yong Woong Kwon, Dương Văn Chín, Hoàng Anh Chung (2000). Cỏ dại phổ biến ở Việt Nam - Common weeds in Viet Nam. NXB Nông nghiệp. [7] Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu Thực vật. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 5-19, 76-80, 87-94, 134-136. [8] Cronk Julie K., Fennessy M. Siobhan (2001). Wetland plants Biology and Ecology. Lewis Publishers, USA. [9] G. van der Valk Arnold (2006). The biology of freshwater wetland. Oxford University Press., USA. NGUYỄN KHOA LÂN và cs. 26 Title: THE DIVERSITY OF VASCULAR HIGHER PLANTS AT HUONG RIVERSIDE, HUE CITY Abstract: In Hue city, Huong River is one of the factors which impacts to Hue’s development in setting up Hue green urban and landscape. Thus, the riparian vegetation has important roles such as: limiting erosion, protecting riparian zone, increasing aesthetic effect of the landscape... Through the investigation, we determined 123 common plant species belongings to 27 orders, 39 families, 85 genera of Magnoliophyta. Many plants are used in the rural life such as: medical plants (70 plant species), foodstuff plants (16) or breeding food (34) PGS. TS. NGUYỄN KHOA LÂN Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế HUỲNH THỊ HOÀNG LAN Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ThS. TRẦN THỊ HUẾ Trường THPT Thuận An, Thừa Thiên Huế ThS. TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG LAN Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_196_nguyenkhoalan_huynhthihoanglan_tranthihue_truongthiphuonglan_06_nguyen_khoa_lan_sinh_1929_202.pdf
Tài liệu liên quan