Sổ tay hướng nghiệp nghề gì , làm gì

Kỹ năng m áy tính được đánh giá cao bởi vì việc sử dụng máy tính một cách thông minh có thể nâng cao đáng kể hi ệu quả quản l ý. Chỉ trong vài phút máy tính có thể thực hi ện các phân tích tài chính, lên kế hoạch nhân l ực v à nhiều loại công việc phức tạp khác mà chúng ta có thể mất nhiều ngày giờ, thậm chí hàng tháng mới hoàn tất được.

pdf314 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay hướng nghiệp nghề gì , làm gì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y AM Word2CHM SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ Các nhà xuất nhập cảng mua và bán các loại hàng hóa, nguyên vật liệu thực phẩm và công nghệ phẩm sản xuất trong nước (đối với nhà xuất cảng) hoặc từ nước ngoài (đối với nhà nhập cảng), phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Nhà xuất nhập cảng có những hoạt động sau: – phối hợp và theo dõi các hoạt động tiếp thị của các đại diện của mình ở nước ngoài, hỗ trợ họ trong công việc tiếp thị và tổ chức tiếp thị – điều tra và đánh giá nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng trong nước hoặc nhu cầu của thị trường trong nước đối với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài – thương lượng hợp đồng đặt hàng và sắp xếp việc sản xuất hay thu mua hàng với các nhà cung cấp (supplier) hay đại lý (agent) – tổ chức việc gửi hàng (shipment), đảm bảo rằng các thủ tục và chứng NHÀ XUẤT / NHẬP CẢNG (Exporter / Importer) từ hải quan được đầy đủ và thông suốt – sắp xếp việc chi trả, đảm bảo các qui định tài chính (finan– cial regulations) của nước sở tại – thuê mướn các công ty vận chuyển hàng và nhân viên giao dịch hải quan làm công tác đăng ký hàng và chỗ gửi hàng với các công ty tàu biển hoặc hàng không, thu xếp việc chuyên chở vận chuyển hàng tại bến hay cảng Yêu cầu nghề nghiệp: – kỹ năng giao tiếp và thương lượng tốt – sự sắc bén về kinh doanh buôn bán – biết một hay nhiều ngoại ngữ là một lợi thế vì nhà xuất nhập cảng thường phải giao tiếp với các khách hàng hay thân chủ trong và ngoài nước. NHÂN VIÊN HẢI QUAN (Customs office) Nhân viên hải quan có khi công tác ở b iên giới, có lúc làm việc ở trong nước. Nhiệm vụ của họ là kiểm soát hàng hóa xuất hoặc nhập, thu thuế và trấn áp các vụ buôn lậu. Có hai dạng nhân viên quan thuế. Thứ nhất làm việc ở bàn giấy, kiểm soát hàng hóa nhập, dựng bản thống kê ngoại thương, truy tố những vi phạm. Thứ hai toàn là nam giới, công tác ở đội hải quan b iên giới và bắt buộc phải mặc đồng phục. Họ được trang bị như b inh sĩ chiến đấu, ngoài ra họ còn được cung cấp các phương tiện di chuyển mau lẹ như ô tô, xe gắn máy, thuyền máy…Nhiệm vụ của các đội quan thuế tà trấn áp các vụ buôn lậu qua b iên giới, tịch thu hoàn hóa xuất nhập trái với luật lệ. Yêu cầu nghề nghiệp: – có sức khỏe, ý thức trách nhiệm, kỷ luật, tôn trọng luật lệ hiểu biết luật NHÂN VIÊN LÂM NGHIỆP (Forest officer) Nhân viên lâm nghiệp có nhiệm vụ canh chừng rừng, hàng tháng báo cáo về cơ quan tình trạng đất rừng, thảo mộc trong các khu rừng, các nguồn nước và kiểm tra việc thi công do sở ban hành. Đây là một nhân viên kỹ thuật luôn luôn có mặt trong rừng, di chuyển bằng đôi chân, có khi bằng xe. Nhân viên này hiểu b iết về đất đai, về thảo mộc, các loại thú rừng, nhưng công việc chính là canh chừng rừng, phát hiện kịp thời các vụ đốn cây bất hợp pháp, tham gia vào công tác phục hồi rừng. Ngoài ra nhân viên lâm nnghiệp còn giúp việc mở rộng diện tích các khu rừng trong nương. Yêu cầu nghề nghiệp: – dành cho nam giới – có sức khỏe – sống ngoài trời, yêu thiên nhiên, thị giác tốt, óc quan sát. NHIẾP ẢNH VIÊN (Photographer) Nhiếp ảnh viên là người chụp hình sử dụng máy ảnh (still cam– era), các nguồn sáng và thiết b ị đo sáng để chụp hình người, cảnh vật, sản phẩm, sự kiện hoặc các đối tượng khác. Nhiếp ảnh viên có thể thực hiện những công việc sau: – vận dụng các loại máy ảnh, thiết bị ánh sáng và các dụng cụ đo sáng – xác định góc độ, hướng sáng, loại phim, vận tốc và khẩu độ chụp – trợ giúp ý kiến cho việc lựa chọn địa điểm, vị trí, đạo cụ (props) các vật mẫu cũng như phối hợp màu sắc – đưa giải pháp kỹ thuật cho công việc minh họa bằng hình ảnh – các nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp có thể sử dụng máy tính để xử lý hình ảnh khi cần, họ cũng hỗ trợ công tác pha chế hóa chất cho quá trình xử lý phim và làm ảnh Các nhiếp ảnh viên có thể thuộc các chuyên môn khác nhau như nhiếp ảnh báo chí, thời trang, công nghiệp, y khoa, nhiếp ảnh chân dung và đám cưới, nhiếp ảnh quảng cáo, nhiếp ảnh kiến trúc và cả kỹ thuật không ảnh (aerial surveing). Nhiếp ảnh viên thường làm việc trong tư thế đứng, phải mang theo các dụng cụ nghề nghiệp khá nặng, họ có thể làm việc ở hiện cảnh hoặc trong phòng chụp. Yêu cầu nghề nghiệp: – có kiến thức kỹ thuật nhiếp ảnh vững chắc – có trực giác nghệ thuật (artistic flair) tốt – có nhiệt tình, sáng kiến và năng lực giải quyết các khó khăn kỹ thuật – nắm bắt được các phong cách và trào lưu hiện đại của nhiếp ảnh, thời trang, nghệ thuật đồ hoạ và kiến trúc – những người chụp ảnh làm nghề tự do cần có thêm năng lực kinh doanh Created by AM Word2CHM SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ Phi công lái nháy bay để: – vận chuyển hành khách, bưu phẩm, hàng hóa trong và ngoài nước theo lịch trình hoặc các dịch vụ bất thường – cung cấp các dịch vụ chuyên môn trên không như huấn luyện phi công, tác vụ nông nghiệp, giám sát không phận (surveillance) duyên hải – cung cấp các dịch vụ hàng không theo yêu cầu Họ lái nhiều loại máy bay có cánh cố định (fixed wing) hoặc cánh trực thăng (helicopter), một hay nhiều động cơ tùy theo giấy phép lái họ có. Nói chung, phi công thương mại điều khiển máy bay một người lái (single pilot aircraft) thực hiện tuyến bay, các chỉ thị phi hành, cũng như các loại công tác trên không khác dành cho máy bay hạng nhẹ. Họ PHI CÔNG (Pilot) cũng có thể là phi công chính hay phụ trong tổ lái của các máy bay chở khách lớn khác nếu họ có giấy phép được lái phụ (co–pilot) và chứng nhận kỹ thuật thiết bị không hành. Những phi công giấy phép lái vận tải và bằng điều khiển phi hành đối với một loại máy bay nhất định có thể được điều khiển tổ lái để vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm. Phi công có thể thực hiện các tác vụ sau đây: – lên kế hoạch bay dựa trên dự báo thời tiết, thông tin điều hành bay và chuyển cho cấp phê duyệt – kiểm tra máy bay được phân bố tải đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu năng và an toàn bay – đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật và dự trù khối lượng nhiên liệu cần trước khi bay – kiểm tra lại việc thực hiện qui định bảo trì và kiểm tra máy bay trước khi bay – kiểm tra các phương tiện điều khiển (flight controls), thiết bị kiểm soát (instruments) và động cơ máy bay – lái máy bay theo hành trình đã xác định và các thủ tục an toàn kể cả trong các tình huống bất thường hay khẩn cấp – bảo đảm hành khách được thông báo đầy đủ các thủ tục an toàn khi khẩn cấp trước khi bay – cung cấp thông tin thời tiết cho hành khách – hỗ trợ công tác đề bạt và điều hành Phi công có thể có chuyên ngành phi công vận chuyển khách (airline), phi công thương mại, phi công trực thăng, phi công nông nghiệp, huấn luyện viên. Ở một số nước phát triển còn có phi công y khoa hàng không phục vụ trong các tổ chức dịch vụ cấp cứu bằng máy bay (Flying Doctor Service). Phi công có thể có các bằng cấp chuyên môn khác cộng thêm bằng lái máy bay. Yêu cầu nghề nghiệp: – có thể lực tốt và thị lực hoàn hảo – phải qua kiểm tra sức khỏe do một bác sĩ được cơ quan Hàng không Dân dụng và An toàn chỉ định. – năng lực phán đoán nhanh, chính xác và điềm tĩnh khi có tình trạng khẩn cấp – khả năng đánh giá thông tin từ các nguồn khác nhau và ra quyết định QUẢN ĐỐC BẢO TÀNG (Museum curator) Quản đốc bảo tàng là người tiếp nhận và quản lý những sưu tập của một viện bảo tàng, sắp xếp, nghiên cứu và tổ chức việc triển lãm với khách tham quan. Bảo quản và có nhiệm vụ làm cho viện mỗi ngày được thêm phong phú. Ở viện bảo tàng quốc gia, quản đốc là một công chức phụ thuộc Bộ Văn hóa hoặc Bộ Giáo dục. Quản đốc, viện có nhiệm vụ coi giữ những sưu tập, nghiên cứu, giới thiệu với khách tham quan, tổ chức việc dán nhãn, xếp loại, thắp sáng, sắp đặt trong phòng, sưu tầm những sưu tập mới và hiếm, tổ chức những cuộc triển lãm tạm, thiết lập danh mục, tìm mọi cách để khách tham quan biết đến sự phong phú về các sưu tập của viện. Yêu cầu nghề nghiệp: – có bằng đại học – hiểu biết về lịch sử – khiếu nghệ thuật, tưởng tượng sáng tạo. – có phương pháp, óc tổ chức, chăm chú theo dõi, chuẩn xác. QUẢN LÝ KHÁCH SẠN (Hotel Manager) Quản lý khách sạn làm kế hoạch, giám sát và điều hành các hoạt động của khách sạn. Công việc của họ có thể như sau: – hoạch định, chỉ đạo, phối hợp các công tác kế toán, ẩm thực, các phục vụ khách lưu trú, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên – phân công phân nhiệm, xác định các nhiệm vụ ưu tiên, phối hợp các nguồn nhân vật lực, phát triển kế hoạch kinh doanh và chiến lược tiếp thị – đảm trách việc quản trị cơ sở vật chất như công tác xây dựng, ngân sách, chi phí xây dựng, thuê mướn, bảo trì, thắp sáng, cung cấp điện, điều hòa nhiệt độ, lót sàn, đồ đạc và vận dụng nội thất – kiểm soát vốn và chi phí hoạt động (operational expenditure) – bảo đảm việc tuân thủ các qui định của nhà nước về an toàn công nghiệp, sức khỏe, và quy định hoạt động kinh doanh (licensing regulations) – thực hiện hoạt động marketing kinh doanh cho thuê phòng, tổ chức hội nghị, lễ tiệc hay hội thảo – soạn các báo cáo – quảng cáo về khách sạn qua những hoạt động giao tế công cộng (public relations) trong cộng đồng doanh nghiệp địa phương Trong những khách sạn lớn, mọi người thường chuyên vào một hoặc hai lĩnh vực như bộ phận phòng (room division) hay ẩm thực (food & beverage). Tuy nhiên, càng ngày người quản lý càng cần có kỹ năng trong tất cả các lãnh vực trên. Công việc của người quản lý khách sạn thường phải kéo dài và giờ giấc thất thường, kể cả buổi tối, ngày cuối tuần và ngày nghỉ. Họ là người khéo léo trong giao tiếp, nhiều lúc phải tiếp xúc với những người khách khó tính. Họ phải có mặt bất cứ khi nào có vấn đề rắc rối nảy sinh. Quản lý khách sạn có thể điều hành một khách sạn tư của mình hay làm cho một công ty điều hành mạng lưới khách sạn. Họ có thể tự làm chủ bằng cách mua lại những khách sạn nhỏ hoặc quyền quản lý các cơ sở phục vụ cho khách sạn lớn. Quản lý phòng (Accommodation Manager) chịu trách nhiệm bộ phận tiền sảnh, dịch vụ phòng ốc và đội ngũ bảo vệ. Quản lý ẩm thực / nhà hàng (Food & Beverage Manager/ Catering Manager) mua và bảo quản thực phẩm, điều hành đội ngũ nhân viên phục vụ bàn, tổ chức các buổi lễ tiệc, hỏi họp và giám sát các nhà hàng của khách sạn. Điều phối viên giải trí (Entertainment co– ordinator) tổ chức và giám sát các chương trình giải trí cho khách như âm nhạc, vui chơi, tham quan, thể thao và giải trí. Phụ trách phòng ốc (Executive housekeeper) phụ trách và chỉ huy các nhân viên phục vụ phòng, công nhân quét dọn, khuân vác hành lý và giám sát việc thay khăn trải giường. Quản lý tài chính (Financial controllers) kiểm soát toàn bộ chi tiêu, lợi nhuận và giám sát bộ phận kế toán. Quản lý tiền sảnh (Front office manager) giám sát bộ phận lễ tân, nhận đăng ký và đặt phòng. Quản lý tổng quát (House Managers) điều khiển chung các trưởng bộ phận như trưởng phục vụ bàn, trưởng khuân vác, tiền sảnh, nhân viên tiếp tân và nhân viên bãi đậu xe (parking attendant). Quản lý nhân sự (Human resource / personel managers) quản lý nguồn nhân lực, phỏng vấn, tuyển chọn nhân viên và có thể tổ chức các khóa huấn luyện. Một số khách sạn không có quản lý nhân sự riêng mà giao việc tuyển dụng nhân viên cho trưởng bộ phận liên quan. Quản lý hệ thống thông tin (lnformation systems managers) giám sát hệ thống phục vụ thông tin sử dụng trong các phòng, bộ phận thức ăn nước uống, các bộ phận bán hàng và marketing. Bộ phận này cũng quản lý luôn việc sử dụng điện nước. Yêu cầu công việc: – khả năng tổ chức tốt – kỹ năng giao tiếp giỏi – cá tính cởi mở và có thể giao dịch với mọi hạng người – có khả làm việc cực nhọc – biết linh động QUẢN THỦ THƯ VIỆN (Librarian) Quản thủ thư viện xây dựng tổ chức và bảo quản sách vở, các sưu tập tài liệu và cung cấp dịch vụ dữ liệu thông tin cho người sử dụng. Thông tin có thể được chứa trong sách, báo, tạp chí, tập sách nhỏ, bản thảo (manuscripts), bản đồ, phim, đĩa vi tính, băng ghi âm, vi phim (micro–film) và đĩa CD–ROM hoặc dịch vụ mạng thông tin trực tuyến. Công việc của quản thủ thư viện gồm có: – chọn lọc sắp xếp, phân loại và tạo chỉ mục (indexing) cho tài liệu sách vở của thư viện cũng như các nguồn thông tin khác – hỗ trợ hoặc giúp đỡ ý kiến cho người dùng thư viện như các dịch vụ mượn sách liên–thư viện kể cả việc truy xuất thông tin từ các máy tính bên ngoài – tạo lập, bảo quản và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin – tìm và cung cấp các thông tin từ các nguồn cơ sở dữ liệu điện toán – trả lời các câu hỏi của quần chúng độc giả qua điện thoại, thư bưu điện hoặc thư điện tử (E mail) – thường xuyên nghiên cứu cải thiện các phương pháp phục vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của độc giả hay người sử dụng thư viện – điều hành, giám sát và huấn luyện nhân viên thư viện Trong những thư viện lớn, các quản thủ có thể chuyên môn trong các lãnh vực như thu thập, phân loại, tham khảo, các dịch vụ trực tuyến. Họ cũng có thể làm việc với tư cách chuyên viên trong các thư viện trường học, công ty. Các quản thủ thư viện cũng đang ngày càng áp dụng kỹ thuật máy tính trong công việc thường ngày như kiểm soát việc lưu hành, lưu trữ và truy xuất thông tin trong thư viện hoặc thông qua việc sử dụng cơ sỡ dữ liệu bên ngoài. Ở các nước phát triển, sinh viên được huấn luyện để học sử dụng các dịch vụ thư viện được điện toán hóa, mạng Internet và các kỹ thuật liên quan. Trong công việc, quản thủ thư viện sẽ được các kỹ thuật viên và trợ lý giúp đỡ. Chuyên viên dữ liệu thông tin (information manager) giúp người sử dụng thư viện tiếp cận với các thông tin mà họ cần bằng cách: – sử dụng kỹ thuật điện toán hiện đại để lưu trữ, sắp xếp và truy xuất những thông tin sẵn có – thiết lập các hệ thống quản trị thông tin theo yêu cầu các tổ chức – thao tác phần mềm để lấy số liệu cần thiết từ các hệ thống mạng vi tính hoặc các máy vi tính – bảo đảm rằng người sử dựng hệ thống có thể truy cập thông tin họ cần trong hình thức họ yêu cầu – đáp ứng yêu cầu của mọi chủ đề Nhà quản trị thông tin có thể liên quan đến việc nghiên cứu trước tác kỹ thuật giao tế công cộng, ấn loát điện tử, quản lý dữ liệu, thiết kế và hỗ trợ thị trường. Yêu cầu nghề nghiệp: – có kiến thức tốt về kỹ thuật thông tin và cơ sỡ dữ liệu – năng lực tổ chức giỏi – kiến thức tổng quát rộng – kỹ năng giao tiếp tốt – kỹ năng phục vụ tốt SOẠN GIẢ (Playwright) Soạn giả là người đã soạn và viết ra vở diễn. Thường ra, đó là một nhà văn chuyên môn thể hiện bộ môn đặc b iệt này. Không có nhà trường nào đào tạo soạn giả. Nhiều soạn giả nổi tiếng nhờ sự hiểu b iết những tác phẩm nổi tiếng trong quá khứ, cộng thêm khiếu quan sát và tưởng tượng của họ đã giúp họ đạt được Yêu cầu nghề nghiệp: – trí nhớ, tưởng tượng, thông minh, có vốn văn hóa, hiểu biết rộng. Created by AM Word2CHM SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ Tài xế xe buýt (xe khách) điều khiển xe chở khách và / hoặc các bưu kiện trong nước Công tác hàng ngày của họ là: – lái xe chở khách và hàng kèm theo, dừng ở các trạm đã định (stops), mở và đóng cửa để đón khách lên xe và cố duy trì lịch trình (timetable) xe chạy đúng giờ quy định – kiểm soát việc điều hoà nhiệt độ, chiếu sáng và thông gió (ventilation) trong xe, các thiết bị thông tin, giải tri trên xe như radio, cassette, ti vi và video – thu tiền bán vé hoặc theo dõi hoạt động của các máy bán vé tự động (với các xe buýt thế hệ mới) – giúp đỡ khách mang hành lý nặng, khi lên và xuống xe – thực hiện kiểm tra kỹ thuật xe trước khi khởi hành (pre–start checks) và trên đường đi (en–route checks) – lo liệu dầu nhớt và nhiên liệu cho xe – duy trì vệ sinh trong xe và ngoài xe TÀI XẾ XE BUÝT / XE KHÁCH (Bus / Coach Driver) – bốc hàng lên và xuống xe – thực hiện các quan hệ giao tế (public relations) như hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch, đăng ký nhà nghỉ hay khách sạn Tài xế xe chở khách thường phải ngồi trên chỗ lái nhiều giờ liền, thông thường họ được nghỉ sau khoảng 5 giờ lái. Họ có thể lái theo ca. Họ được cung cấp đồng phục. Tài xế luôn tiếp xúc với mọi người nên thường khả năng giao tiếp hoà nhã là rất quan trọng. Yêu cầu nghề nghiệp: – qua kiểm tra súc khỏe của y tế nhà nước hay công ty, có kiểm tra thị lực – hoà nhã trong giao tiếp với mọi người – nhiệt tình giúp đỡ hành khách khi cần – có bằng lái thích hợp và lý lịch lái xe an toàn THẨM PHÁN (Judge) Tùy theo luật của mỗi nước, thẩm phán có trách nhiệm xét xử những kẻ vi phạm luật pháp do Nhà nước ban hành, tuyên án người phạm luật, buộc họ phải đền bù cho nạn nhân Các thẩm phán áp dụng bộ luật. Họ hiểu b iết chi tiết, b iết giải thích ý nghĩa từng bộ luật. Ở tòa sơ thẩm, các thẩm phán chuyên xử các vụ trộm cướp, đả thương, các vụ tranh chấp công hoặc tư… Ở tòa thượng thẩm, các thẩm phán xem xét lại việc xử không mà thỏa mãn một trong hai bên. Yêu cầu nghề nghiệp: – trí nhớ, thông minh, lương thiện, liêm khiết, có lương tâm, công bằng, tính công minh, tháo vát, tài xoay sở, có bằng đại học, kỷ thuật, tôn trọng pháp luật, hiểu luật. THÔNG DỊCH VIÊN (Interpreter) Người thông dịch làm công việc chuyển đạt những thông tin bằng lời qua lại giữa 2 hay nhiều người không nói cùng một thứ tiếng. Họ cần có kiến thức về các bản sắc văn hóa của các ngôn ngữ này cũng như các hành vi ngôn ngữ không lời trong giao tiếp (cử chỉ, dáng điệu khi nói năng) để có thể thông đạt đầy đủ và trung thực những ý nghĩa của cuộc giao tiếp. Thông dịch viên có thể làm các công tác sau đây: – thực hiện đối thoại bằng 2 thứ tiếng cho 2 bên hoặc 2 nhóm nói 2 ngôn ngữ khác nhau – thông ngôn từng đoạn giao tiếp và chờ dịch tiếp khi họ tiếp tục nói – thông ngôn đồng thời cuộc nói chuyện để các bên giao tiếp nắm được ngay thông tin đang nói (thông dịch viên cấp cao, senior instant interpreter) – dịch miệng tài liệu viết – thông dịch viên có thể chuyên 1 ngôn ngữ (Vd. Hàn ngữ, Nhật ngữ) hoặc một lĩnh vực nhất định (Vd. huấn luyện bóng đá, đấu thầu xây dựng v.v..). Yêu cầu nghề nghiệp: – nắm vững tiếng Việt và tối thiểu 1 ngoại ngữ – có kiến thức tổng quát rộng – có năng lực tập trung cao – có khả năng làm việc khách quan và chính xác – biết tôn trọng bí mật riêng tư của nội dung thông dịch – biết những gìn giữ qui tắc đạo lý – có kỹ năng nghiên cứu và óc sáng tạo THỦ QUỸ (Cashier) Thủ quỹ làm công việc kiểm tra và thu nhận tiền mặt, ngân phiếu hay thẻ tín dụng, ghi chép các thanh toán nhờ các máy đếm tiền hoặc các thiết b ị điện tử khác; họ cũng làm công tác đổi tiền cho khách hàng. Thủ quỹ thường đảm trách các công việc sau: – kiểm lại hàng do khách hàng lựa mua và thao tác máy tính tiền (cash register) – khi nghi ngờ có sai sót về giá, tham khảo với các nhân viên khác – nhận tiền chi trả của khách và thối lại tiền thừa như hiển thị bởi máy tính tiền – cân, gói hoặc cho hàng vào túi cho khách – hướng dẫn cho khách hàng các lối đi đến kệ hàng mà họ muốn tìm mua – tổng kết tiền thu chi sau mỗi cuối ngày – dùng máy đóng giá (price gun) để in giá lên các món hàng; chuyển đảo hàng trên kệ bằng cách dời hàng về phía trước (thực hiện vào ngày khách vắng hay những lúc không bán hàng) – nhận tiền, kiểm tra và viết biên nhận cho khách mua hàng. – đếm kiểm tra tiền trước khi thực hiện gửi tiền vào ngân hàng (bank deposit) – chạy máy ra phiếu tự động (automatic ticket–issuing ma-chine) hay vận hành các thiết bị điện toán hóa khác Thủ quỹ cũng có lúc phải làm thêm giờ hoặc tăng ca v.v.. Có nơi thủ quỹ chỉ làm thời vụ hoặc bán thời gian. Yêu cầu nghề nghiệp: – tự tin và cẩn trọng – làm việc nhanh chóng và chính xác – khéo giao tiếp THƯ KÝ (Secretary) Thư ký thường là một người đánh máy, có khả năng tự thảo một lá thư, trả lời những thắc mắc của khách hàng bằng điện thoại và tiếp khách hàng,. đó là trợ lý của một ông chủ hoặc giám đốc. Bằng vài từ mà ông giám đốc ghi bên lề lá thư nhận được, viên thư ký thảo ngay thư giải đáp, theo đúng lệnh của giám đốc. Một khách hàng ngỏ ý xin một cuộc hội kiến. Viên thư ký sau khi tra cứu giờ giấc các cuộc hẹn gặp đã được hoạch định, hẹn với khách ngày giờ được gặp. Khách đến sớm, thư ký thay mặt giám đốc đón tiếp khách. Nếu như ngày mai giám đốc phải đi xa, thư ký có nhiệm vụ giữ chổ trên máy bay, sắp xếp tài liệu mà giám đốc cần đến, xếp vào cặp. Giám đốc vắng mặt, thư ký thay mặt tiếp tục giải quyết mọi việc. Yêu cầu nghề nghiệp: – trí nhớ, tưởng tượng, thông minh, óc kinh doanh, bạo dạn, có sáng kiến, có phương pháp, óc tổ chức, chăm chú theo dõi, chuẩn xác, ý thức trách nhiệm, niềm nở, dễ gần, ăn mặc lịch sự, óc quan sát. THUYỀN TRƯỞNG (Ship Captain) Thuyền trưởng phụ trách toàn bộ hoạt động tàu thuyền vận tải đường thủy, sĩ quan chỉ huy tàu (command ship officers) và thủy thủ đoàn. Thuyền trưởng có thể điều khiển các loại tàu cho khách (passenger liner), tàu chở dầu (tanker), tàu chở hàng (cargo ship), tàu chở xe (car carrier), tàu chở gia súc (livestock carrier), tàu đánh cá (fishing vessel), phà (ferry) và tàu kéo (tug). Thuyền trưởng có thể đảm đương các công việc sau: – trong mọi thời điểm, chịu trách nhiệm toàn bộ về con tàu, sĩ quan, thủy thủ và hàng hóa trên tàu – chịu trách nhiệm công tác chuẩn bị tàu và lập kế hoạch chuyến đi – giám sát việc bốc dỡ và lên hàng – đại diện chủ tàu trong thương thảo với cơ quan điều hành cảng, tổ chức chính quyền, nghiệp đoàn và các công ty sửa chữa tàu biển – giám sát ngăn ngừa ô nhiễm môi trường – bảo đảm tàu được bảo trì để luôn sẵn sàng đi biển - tham gia soạn thảo ngân sách hàng năm cho loại tàu họ đang chỉ huy Thuyền trưởng thường phải công tác nhiều tháng trên biển và có lúc phải trực chỉ huy nhiều ngày liền. Hoa tiêu (Ship pilot) cố vấn cho thuyền trưởng lái tàu qua những thủy lộ (waterways) hẹp hoặc nguy hiểm như bến cảng, sông ngòi, công việc đòi hỏi kỹ năng và kiến thức đặc biệt. Yêu cầu nghề nghiệp: – qua khám nghiệm sức khỏe và thị lực – chín chắn, ý thức trách nhiệm cao – có khả năng lãnh đạo, giám sát Created by AM Word2CHM SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ Tiếp viên hàng không, nam và nữ có nhiệm vụ chăm lo tiện nghi, an toàn và phục vụ bữa ăn cho hành khách trên máy bay. Họ cũng giúp việc cho tổ lái và toàn bộ phi hành đoàn. Tiếp viên hàng không thực hiện các công việc sau: – kiểm tra buồng lái trước mỗi chuyến bay – nhận thực phẩm đã chế biến và nước uống lên máy bay – kiểm soát vé và hướng dẫn hành khách đến chỗ ngồi – kiểm tra để bảo đảm toàn bộ hành khách đã yên vị và hướng dẫn họ các biện pháp an toàn trong khi bay và khi máy bay có sự cố – phân phát báo chí, thức ăn và nước uống tận chỗ ngồi cho khách – giúp đỡ các hành khách đau TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG (Flight Attendant, Air Hotess) yếu đột xuất và cấp cứu khi cần – gìn giữ vệ sinh cho toàn bộ máy bay – dự liệu và chăm lo các nhu cầu của hành khách cần giúp đỡ như các bà mẹ có con nhỏ, hành khách tàn tật, người già và các hành khách nói tiếng nước ngoài – hành động ứng phó khi xảy ra giảm áp đột ngột, máy bay đi vào vùng gió xoáy, trục trặc máy móc hoặc những hành động bất thường hay phạm pháp của hành khách – thực hiện các biện pháp ứng phó khi máy bay phải đáp khẩn cấp và tiến hành sơ tán hành khách khi có lệnh chỉ huy Tiếp viên hàng không phải làm việc theo giờ bay kéo dài, trong phòng bay có sap lực ở độ cao khí quyển, qua nhiều múi giờ. Phải thích ứng với các hay đổi khí hậu của các vùng địa lý khác nhau. Tiếp viên hàng không làm việc theo ca, gồm cả những giờ giấc bất thường, cuối tuần và ngày lễ. Họ thường khi phải làm việc xa nhà Yêu cầu nghề nghiệp: – kỹ năng giao tiếp rất tốt – tính tình hòa nhã, vui vẽ – có khả năng thích ứng cao với mọi hoàn cảnh – có thể làm việc căng thẳng và giờ giấc chính xác – có tinh thần đồng đội cao – ăn mặc gọn gàng lịch sự – sức khoẻ tốt – đạt các tiêu chuẩn tuổi tác, chiều cao và cân nặng TRỢ GIÁO (Teacher's Aide) Trợ giáo (cán bộ phục vụ giảng dạy) giúp các cán bộ giảng dạy trong nhà trường soạn bài vở và tài liệu giảng dạy cũng như các công tác chung không phải là giảng dạy khác trong nhà trường. Người trợ giáo có thể làm các công tác sau: – chuẩn bị và thao tác các thiết bị phục vụ giảng dạy như máy chiếu, video, hệ thống ghi âm, máy sao chụp, sắp xếp, phân phát tài liệu học tập và thu lại các bài nộp. – nhận đăng ký các sinh hoạt trường, lớp. – thu các lệ phí, tiền đăng ký mua sách. – phụ giúp trông nom học sinh trong giờ ra chơi hoặc trong các chuyến đi dã ngoại. – phụ giúp các thầy cô chăm sóc các học sinh ốm hoặc phải cấp cứu ở trường. – giúp theo dõi số học sinh dự lớp. – lưu trữ và truy xuất các thông tin phục vụ dạy và học khi có yêu cầu. – giúp soạn thảo văn thư, tài liệu cho giáo vụ. – theo dõi bảo quản sách vở, thiết bị và các đồ dùng thư viện chuẩn bị các mẫu vật dùng trong thí nghiệm giảng dạy khoa học, thực hiện các cân đo hỗ trợ phòng thí nghiệm. Các trợ giáo làm việc ở trường trẻ em khuyết tật thường nhiều tiếp xúc cá nhân với học sinh hơn, giúp các em về kỹ năng giao tiếp, vệ sinh thân thể và các việc trong nhà. Họ cũng giúp các em nấu nướng làm bữa ăn. Yêu cầu nghề nghiệp: – có lòng yêu trẻ và giúp chúng học hỏi. – khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt với học sinh và thầy cô giáo. – kiên nhẫn khi làm việc chung với mọi người. – trưởng thành và có trực giác nhạy bén. – có thể làm việc không cần giám sát. – vui vẻ chấp nhận sự hướng dẫn và giám sát của cấp trên. VŨ CÔNG (Dancer) Các vũ công là những nghệ sĩ b iểu diễn các chương trình giải trí cho khán giả bằng các điệu múa đơn, đôi hoặc múa nhóm. Họ được tuyển dụng vào các đoàn múa hoặc làm việc với tư cách nghiệp dư theo hợp đồng ngắn hạn, như các chương trinh truyền hình, ca nhạc, hài kịch, các chương trình đặc b iệt hoặc trích đoạn video. Có rất nhiều thể loại múa bao gồm khiêu vũ, múa ba lê, múa hiện đại, múa dân gian, các vũ điệu thổ dân. Vũ công có thể là nghệ sĩ b iểu diễn nhiều thể loại hoặc chuyên vào một thể loại riêng b iệt. Công việc của vũ công như sau: – tập dợt các bước nhảy và các động tác theo chỉ đạo và hướng dẫn của biên đạo múa (choregrapher) – phát triển hướng cảm thụ của chính minh trong vai diễn – tập luyện hàng ngày để duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật, sức khỏe và sự dẻo dai (suppleness) để giảm nguy cơ bị thương trong khi tập dợt hoặc biểu diễn – biểu diễn các thể loại múa theo yêu cầu của biên đạo, đoàn múa hoặc ban tổ chức. Tham gia các buổi tập kiểm tra (audi– tions) hoặc tổng dợt (rehearsal). Hát hoặc diễn theo phân vai – đóng góp cho quá trình biên đạo bằng sáng kiến cá nhân – biên đạo các tiết mục múa hay các màn diễn thường xuyên – tự hóa trang cho các buổi biểu diễn. Hầu hết các vũ công chuyên nghiệp múa cổ điển học vũ ba lê từ lúc 5 tuổi. Tuy nhiên đối với các vũ công hiện nay, đặc biệt là nam, có thể bắt đầu học trễ hơn, vào khoảng 16 đến 20 tuổi. Các vũ công thường phải biểu diễn thử để được nhận vào đoàn múa, và những người không tuyển dụng lâu dài phải qua diễn thử mỗi khi hợp đồng nhận vai. Sẽ có những đại diện của đoàn múa thông báo cho họ các buổi diễn thử sắp đến, nhưng hầu hết vũ công phải tìm các quảng cáo về buổi diễn thử trên báo chí. Đôi lúc các vũ công có tay nghệ cao được tham dự các lớp tập luyện hoặc buổi diễn tập ở một đoàn múa chuyên nghiệp trong một giai đoạn ngắn hoặc qua các buổi diễn thử Vũ công có thể có các chuyên ngành sau: Biên đạo múa (Choreographer) sáng tác điệu múa, chương trình múa và hướng dẫn các vũ công thể hiện, biểu diễn các chương trình đó như thế nào. Giáo viên dạy múa (Dance teacher) dạy các điệu múa chuyên môn của họ tại các sàn tập (dance studio) hoặc có thể mở trường dạy riêng. Vũ công đủ tiêu chuẩn có thể dạy tại các trường trung cấp hoặc các trường đại học múa. Chuyên viên vũ liệu pháp (Dance therapisl) được huấn luyện đặc biệt để sử dụng các điệu múa trong chương trình trị liệu. Những chương trình này sử dụng rộng rãi cho trẻ em, người lớn, người cao tuổi, cũng như những người có nhu cầu đặc biệt như những cá nhân có khiếm khuyết về vận động Yêu cầu nghề nghiệp: – có kỷ luật, tận tụy và kiên trì – có thể hình cân đối – năng khiếu phối hợp cơ bắp tốt – cảm giác về nhịp điệu tốt – khả năng cảm thụ âm nhạc – có khả năng kỹ thuật – kỹ năng diễn đạt tốt – sức khỏe tổng quát tốt – kỹ năng giao tiếp tốt Created by AM Word2CHM SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? Theo mức phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, có rất nhiều ngành nghề mới phát sinh mà trước đây không hề có. Các biểu đồ sau sẽ cho bạn một khái niệm về ngành nghề và hướng phát triển liên quan mật thiết đến công nghệ thông tin. Các ngành nghề trong lĩnh vực thông tin được chia thành bảy nhóm và phân thành ba hướng phát triển chính. Ngoài ra, còn một số nghề khác mới phát triển như các nghề liên quan đến truyền thông đa phương tiện và một số nghề khác vẫn chưa được hệ thống một cách chặt chẽ. Công nghệ thông tin là gì? Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để bao gồm việc sử dụng máy tính, hệ thống viễn thông và các hệ thống kỹ thuật văn phòng để thu thập, xử lý, lưu trữ, đóng gói và phổ biến thông tin. Ở mức độ thông thường, bạn dùng công nghệ thông tin mỗi ngày khi gọi điện thoại, dùng máy tính, thiết kế đồ hoạ vi tính… Phần 3. CHỌN NGHỀ TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nghề nghiệp trong công nghệ thông tin: Gồm bảy nhóm nghề nghiệp chính: 1. Phát triển hệ thống. 2. Điều phối. 3. Hỗ trợ bán hàng. 4. Hỗ trợ chuyên môn. 5. Tư vấn. 6. Đào tạo và huấn luyện. 7. Nghiên cứu và phát triển. Phân thành 3 hướng phát triển: 1. Phát triển hệ thống. 2. Điều phối. 3. Hỗ trợ bán hàng 1. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Phát triển hệ thống là nhóm nghề nghiệp chính trong công nghệ thông tin, gồm các lĩnh vực sau: CHUYÊN NGÀNH: Quản lý phát triển (hệ thống) Quản lý tổng quát các bước trong quy trình phát triển hệ thống ứng dụng: Xác định nhu cầu, lập kế hoạch, nghiên cứu và phân tích khả thi, thiết kế, thử, thực hiện và đánh giá. Công việc tiêu biểu: – Trưởng dự án (phát triển hệ thống) – Quản trị viên phát triển (hệ thống) Phân tích kinh doanh: Phân tích yêu cầu của khách hàng và trình bày các yêu cầu này cho chuyên viên công nghệ thông tin. Người làm việc này phải có hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn về một phạm vi kinh doanh nào đó và đủ kiến thức kỹ thuật để hiểu và điều khiển công việc của nhân viên kỹ thuật. Công việc tiêu biểu: – Tập sự phân tích kinh doanh. – Nhân viên phân tích kinh doanh. Phân tích thiết kế hệ thống: Phân tích và thiết kế các hệ thống ứng dụng gồm cả việc phát triển, chỉnh sửa và chuyển đổi các yêu cầu của người dùng thành giải pháp thích hợp với người dùng. Công việc tiêu biểu: – Nhân viên phân tích thiết kế hệ thống. – Nhân viên phân tích thiết kế hệ thống cao cấp. Lập trình viên: Tạo sửa đổi và mã hóa phần mềm máy tính thành chương trình theo yêu cầu. Công việc tiêu biểu: – Lập trình viên tập sự. – Lập trình viên ứng dụng. – Lập trình viên phân tích. – Lập trình viên phân tích cao cấp. 2. ĐIỀU PHỐI Gồm các việc phải điều khiển hàng ngày sự vận hành của các ứng dụng máy tính và đảm bảo dịch vụ được cung cấp có hiệu quả và đúng hạn. Công tác điều phối gồm các lĩnh vực sau: CHUYÊN NGÀNH: Quản lý điều hành: Đặt kế hoạch, quản lý, phối hợp và tối ưu hóa các hoạt động máy tính, từ nhập dữ liệu, điều khiển sản xuất, xử lý hậu trì đến phân phối nhân lực và vật lực. Công việc tiêu biểu: – Điều phối viên sản xuất. – Giám đốc điều hành. Lập trình hệ thống: Giám sát và điều chỉnh phần cứng và phần mềm của hệ thống máy tính đang dùng để tối ưu hóa thời gian xử lý. Công việc tiêu biểu: – Lập trình viên hệ thống. – Lập trình viên hệ thống cao cấp. Điều khiển máy tính: Điều khiển, sắp đặt, kiểm soát, bảo trì và tối ưu hoá hệ thống thông tin phục vụ người dùng. Công việc tiêu biểu: – Chuyên viên điều khiển máy tính. – Chuyên viên điều khiển máy tính cao cấp. 3. HỖ TRỢ BÁN HÀNG Hỗ trợ tiếp thị, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi, bảo trì sản phẩm công nghệ thông tin. Gồm các lĩnh vực: CHUYÊN NGÀNH: Bán hàng và tiếp thị Điều phối các hoạt động dẫn đến việc bán hàng, cài đặt và sử dụng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Công việc tiêu biểu – Trợ lý tiếp thị (hay bán hàng). – Đại diện thương mại. – Đại diện tiếp thị. – Cố vấn đại diện tiếp thị. Kỹ sư hệ thống Đưa ra các đề nghị kỹ thuật về cấu hình và hoạt động của sản phẩm để đáp ứng đúng yêu cầu của hệ thống máy tính. Công việc tiêu biểu: – Trợ lý kỹ sư hệ thống. – Kỹ sư hệ thống. – Cố vấn kỹ sư hệ thống. – Chuyên viên cố vấn ứng dụng – Kỹ sư hệ thống cao cấp. Dịch vụ bảo trì Cài đặt và thực hiện các kiểm tra chẩn đoán để tìm lỗi, sửa chữa và ngăn ngừa lỗi trên thiết bị của người dùng, theo yêu cầu hoặc theo định kỳ. Công việc tiêu biểu: – Trợ lý khu vực (hỗ trợ khách hàng). – Kỹ thuật viên. – Kỹ thuật viên khu vực. – Kỹ thuật viên khu vực cấp cao. – Kỹ sư chuyên môn khu vực. 4. HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN Nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các chức năng công nghệ thông tin, để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phức tạp. Người làm công việc này được cả người cung cấp và người dùng tuyển dụng, gồm các lĩnh vực. CHUYÊN NGÀNH: Hỗ trợ truyền thông Xử lý phần cứng và phần mềm viễn thông, liên kết và nối mạng chúng vào các dịch vụ truyền thông đã được thiết kế và thử nghiệm, theo yêu cầu của khách hàng. Công việc tiêu biểu: – Chuyên viên truyền thông. Hỗ trợ bảo đảm chất lượng Phát triển và áp dụng các kỹ thuật, phương thức và tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng vào việc phát triển và điều hành hệ thống thông tin. Công việc tiêu biểu: – Chuyên viên bảo đảm chất lượng. Hỗ trợ an toàn Phát triển các phương pháp và thủ tục ngăn ngừa không cho sử dụng thiết bị trái phép và bảo đảm thông tin được giữ gìn nguyên vẹn. Công việc tiêu biểu: – Nhân viên bảo đảm an toàn. Quản lý cơ sở dữ liệu Phát triển, quản lý, bảo trì, điều khiển, xử lý và bảo đảm tính toàn vẹn của hệ thống quản lý thông tin cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu, bao gồm chuẩn bị và quy định các tiêu chuẩn sử dụng và an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu. Công việc tiêu biểu: – Nhân viên quản lý cơ sở dữ liệu. Hỗ trợ người dùng Hướng dẫn và huấn luyện người dùng/khách hàng ở mọi trình độ về các ứng dụng liên hệ. Công việc tiêu biểu: – Chuyên viên hỗ trợ người dùng. Hỗ trợ thông tin Lập kế hoạch, thiết kế và hướng dẫn cài đặt các cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ nhà quản lý trong việc phân tích, mô hình hóa và phát triển các yêu cầu thông tin của xí nghiệp. Công việc tiêu biểu: – Nhân viên phân tích dữ liệu. 5. TƯ VẤN Đưa ra lời khuyên về kỹ thuật và những vấn đề liên quan cho cả nhà cung cấp và người dùng. Làm việc này phải có trình độ cao về kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp cao. Gồm các lĩnh vực sau: CHUYÊN NGÀNH: Tư vấn Cố vấn cho ban quản trị công ty trong việc xác định, lập kế hoạch phân tích thiết kế, triển khai và đánh giá các yêu cầu về công nghệ thông tin của họ Công việc tiêu biểu: – Nhân viên tư vấn. – Nhân viên tư vấn cấp cao. – Nhân viên tư vấn chính. 6. ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN Đào tạo những người có kỹ năng tổng quát và chuyên môn về công nghệ thông tin và xử lý thông tin. Công việc này đòi hỏi phải thiết kế và phụ trách các khóa học, tài liệu học tập, các ví dụ thực tế và học cụ. Gồm lĩnh vực sau: CHUYÊN NGÀNH: Đào tạo / Huấn luyện: Lập kế hoạch, chuẩn bị và phụ trách các khóa đào tạo chính thức trong một hay nhiều hướng công nghệ thông tin, để huấn luyện hoặc nâng cấp trình độ cho người làm công tác công nghệ thông tin hiện tại và tương lai. Công việc tiêu biểu: – Giảng viên, trợ giảng. – Giảng viên, trợ giảng cấp cao. – Giảng viên chính / Trưởng khoa / Giáo sư. 7. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Nghiên cứu và phát triển bao gồm phân tích khái niệm và lý thuyết, thí nghiệm, thử và ứng dụng các ý tưởng nguyên thủy để tạo ra những khám phá, kỹ thuật mới trong phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Ngành này có thể có tính chất chuyên môn hay tổng quát. Gồm các lĩnh vực: CHUYÊN NGÀNH: Nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật trong một hay nhiều hướng chuyên môn của công nghệ thông tin. Công việc tiêu biểu: – Chuyên viên nghiên cứu và phát triển. – Chuyên viên nghiên cứu và phát triển cấp cao. Kỹ thuật phần mềm Cần có kỹ thuật chuyên môn về phần mềm. Người làm việc này tham gia phát triển sản phẩm phần mềm. Công việc tiêu biểu: – Kỹ sư phần mềm. – Kỹ sư phần mềm chính. KỸ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG QUẢN LÝ Kỹ năng máy tính ở các chuyên viên hay nhà quản lý ngày nay là kiến thức về máy tính và khả năng sử dụng máy tính cùng với các phần mềm ứng dụng để hỗ trợ công việc hằng ngày. Kỹ năng này được coi là công cụ qúy giá trong quản lý hiện đại Một điều tra gần đây đối với hơn 100 doanh nghiệp lớn ở Hoa Kỳ cho thấy có hơn 70% các nhà quản lý hoặc giám đốc công ty cho rằng kỹ năng máy tính là quan trọng, rất quan trọng hoặc không thể thiếu được trong sự phát triển và thăng tiến trong công việc. Kỹ năng máy tính được đánh giá cao bởi vì việc sử dụng máy tính một cách thông minh có thể nâng cao đáng kể hiệu quả quản lý. Chỉ trong vài phút máy tính có thể thực hiện các phân tích tài chính, lên kế hoạch nhân lực và nhiều loại công việc phức tạp khác mà chúng ta có thể mất nhiều ngày giờ, thậm chí hàng tháng mới hoàn tất được. Nhà quản lý có thể, hầu như ngay tức thì, đưa ra một loạt những phương án, với nhiều khuôn dạng linh hoạt và dễ sử dụng, để tùy nghi chọn lựa. Có những phần mềm ứng dụng giúp nhà quản lý có thể thao tác trên các dữ liệu và thực hiện hoạt cảnh “Nếu… thì sao?”, cho phép thấy tác động khác nhau của mỗi phương án chọn lựa. Máy tính cũng giúp các nhà quản lý tiết kiệm thì giờ khi đọc các thư từ giao dịch trực tiếp trên màn hình, chuẩn bị các nghị trình và điều khiển các buổi họp của ban điều hành. Công ty Xerox chẳng hạn, đã tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc khi sử dụng máy scanner để chuyển công văn, thông báo và chỉ thị một cách nhanh chóng trên màn hình của nhân viên điều hành. Trước đây, để chuẩn bị cho hội nghị thường niên về kế hoạch chiến lược với 20 trưởng phòng (division chiefs), công ty đã phải in những tập chương trình dày cộm, mà mọi người thừa nhận rằng ít ai đủ thì giờ đọc hết trước khi đến họp. Ngày nay các tài liệu tổng kết được chuẩn hóa, viết ngắn gọn và chương trình hóa trên máy tính và các nhà quản lý sẽ dễ dàng đọc chúng trên máy tính và các nhà quản lý sẽ dễ dàng đọc chúng trên máy tính của mình trước khi dự họp. Kết quả buổi họp tập trung vào nội dung chính hơn là mất thì giờ vào các vấn đề căn bản. Tóm lại, kỹ năng máy tính là rất thiết yếu để giúp các nhà quản lý tận dụng các ưu thế cũng như các công cụ xử lý nhanh chóng mà công nghệ thông tin ngày nay đã cung cấp cho chúng ta. Quản lý cấp 1 Quản lý cấp trung gian Quản lý cấp cao Khả năng quan niệm Khả năng quan niệm Khả năng quan niệm Kỹ năng máy tính Kỹ năng máy tính Kỹ năng máy tính Quan hệ nhân sự Quan hệ nhân sự Quan hệ nhân sự Chuy ên môn kỹ thuật Chuy ên môn kỹ thuật Chuy ên môn kỹ thuật Sự pha trộn các kỹ năng quản lý sẽ thay đổi theo cấp độ quản lý. Sơ đồ trên cho thấy ở 3 cấp độ quản lý kỹ năng sử dụng máy tính luôn đóng một vai trò xây dựng. Created by AM Word2CHM SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? – Job Guide 1997: Career Information, Victoria; do Sở Tuyển dụng, Giáo dục, Đào tạo và Vụ Thanh niên Úc Châu thực hiện và xuất bản. – Job Research for Adults, do Bộ Giáo dục và đào tạo & Việc làm của Úc Châu xuất bản. Created by AM Word2CHM TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần I. KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC Phần II. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ BÁC SĨ THÚ Y (veterinarian) BIÊN DỊCH VIÊN (Translator) BIÊN TẬP ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH (Film & Television Editors) BIÊN TẬP VIÊN (Editor) Biên tập sách (Book editor) Biên tập sửa bài (Sub-editor/Copy- editor) CHUYÊN VIÊN CHỮA CHÁY HÀNG KHÔNG (Aviation Firefighter) CHUYÊN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (Social worker) CHUYÊN VIÊN GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Quality Inspector) CHUYÊN VIÊN LẬP TRÌNH(Computer Programmer) Lập trình ứng dụng (Application programmer) Lập trình phân tích MỤC LỤC (Analyst programmer) Lập trình hệ thống (Sytems programmer CHUYÊN VIÊN MARKETING (Marketing Officer) Giám đốc tiếp thị (Marketing Manager) Giám đốc dịch vụ khách hàng (Customer Service Manager) Giám đốc sản phẩm (Product Manager) Giám đốc quảng cáo (Advertising Manager) Giám đốc kinh doanh (Sales Manager) CHUYÊN VIÊN MÁY TÍNH (Computer Operator) CHUYÊN VIÊN KINH DOANH MÁY TÍNH (computer Operator) CHUYÊN VlÊN ĐÀO TẠO (Training Officer, Trainer) CHUYÊN VIÊN ĐIỆN XE HƠI (Automotive Electrician) CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG (System Analyst) CHUYÊN VIÊN QUAY PHIM ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH (Film and Television Camere Operstor) CHUYÊN VIÊN CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ (Graphic prepress operator) Thiết kế hàng gia dụng (Consummer apliance designer) CHUYÊN VIÊN THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP (Industrial Designer) Thiết kế hàng gia dụng (Consummer apliance designer) Thiết kế đồ dùng nội thất (Funiture designer) Thiết kế vận tải (Transport designer) CHUYÊN VIÊN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA (Graphic Designer) CHUYÊN VIÊN THIẾT KẾ NỘI THẤT (Internal Designer) CHUYÊN VIÊN THỐNG KÊ (Statistician) Thống kê toán (Mathematical statisticians) Thống kê sinh học (Biometricians) Thống kê tổng quát (Generalist statisticians) CHUYÊN VlÊN TRANG ĐIỂM (Make –Up Artist) CHUYÊN VIÊN TRANG TRÍ NỘI THẤT (Interior Decorator) CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG / CỐ VẤN NHÂN SỰ (Employment officer/ Personnel consultant) CHUYÊN VlÊN VƯỜN CẢNH (Landscape Gardener) CHUYÊN VIÊN XỬ LÝ ẢNH (Photographic Processor) CÔNG NHÂN BÊ TÔNG (Concrete Worker) CÔNG NHÂN GIẶT ỦI (Laundry Worker) CÔNG NHÂN LÀM BIA (Brewery Worker) ĐẠI DIỆN TIẾP THỊ MÁY TÍNH (Computer Marketing Representative) ĐẠO DIỄN HÌNH ẢNH (Director Of PhotOgraphy) ĐIỀU PHỐI VIÊN QUẢNG CÁO (Advertising Account Executive) ĐẠO DIỄN PHIM (Film Director) ĐẦU BẾP (Chef) HẦU BÀN KHÁCH SẠN (waiter) GIÁM SÁT VIÊN LƯỢNG GIÁ CÔNG TRÌNH (Quantity Surveyor) GIÁM SÁT VIÊN XÂY DỰNG (Building Inspector/Surveyor) GIỮ TRẺ (Nanny) HỌA VIÊN KIẾN TRÚC (Architectural Drafter/ Building drafter) HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH (Tour Guide) Hướng dẫn viên mua sắm (shopping guide) Hướng dẫn viên di tích (site guide) Hướng dẫn viên tham quan địa phương (local guide) Hướng dẫn viên lái xe (driver guide) Hướng dẫn viên sinh thái môi trường (ecotour guide) Điều phối viên du lịch (guide coordinator) HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ HÌNH (Fitness Instructor) HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ THAO (Sport Coach) KẾ TOÁN GIÁ THÀNH (Costing Clerk) KẾ TOÁN VIÊN (Accountant) KIỂM TOÁN VIÊN (Auditor) KIẾN TRÚC SƯ (Architech) KIẾN TRÚC SƯ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ (Landscape Architech) KIẾN TRÚC SƯ HÀNG HẢI (Naval Architect) KỸ SƯ CƠ KHÍ (Mechanical Engineer) KỸ SƯ DÂN DỤNG (Civil Engineer) Kỹ sư kết cấu (Structural engineers) Kỹ sư vật liệu và thử nghiệm (Materials and testing engineer) Kỹ sư cầu đường-xa lộ (Highway engineer) Kỹ sư kiến tạo phi trường (Airport engineer) Kỹ sư địa kỹ thuật (Geotechnical engineer/ Soil engineer) Kỹ sư đường sắt (Railway engineer) Kỹ sư đường ống (Pipeline engineer) Kỹ sư thủy lợi và thoát nước (Irrigation / Drainage engineer) Kỹ sư về nguồn nước và thủy điện (Hydraulic / Water resource engineer) Kỹ sư cầu cảng (Harbour engineers) Kỹ sư phụ trách công trình (Local government engineer) KỸ SƯ NÔNG HỌC (Agricultural Engineer) KỸ SƯ MỎ (Miner) KỸ SƯ HÓA (Chemical Engineer) KỸ SƯ LUYỆN KIM (Mellalurgy Engineer) Kỹ sư luyện kim cấp I (Primary metallurgist) Kỹ sư luyện kim cấp II (Secondary metallurgist) KỸ SƯ ĐIỆN (Electrical Engineer) KỸ SƯ ĐIỆN TỬ (Electronics Engineer) KỸ SƯ ĐỊA CHẤT (Geological Engineer) KỸ THUẬT VIÊN ÂM THANH (Sound Technician) KỸ THUẬT VIÊN MÁY TÍNH (Computer Service Technician) KỸ THUẬT VIÊN XÂY DỰNG (Bullding Technician) LÁI MÁY CẨU (Cranne Operator) LÁI MÁY ỦI (Bulldozer Operator) LUẬT SƯ (Barrister) LỤC SỰ (Law Clerk/ Paralegal) NGƯỜI MẪU (Modell) NHÂN VIÊN QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG (Office Manager) NHÂN VIÊN TIẾP TÂN (Receptionist) NHẠC SĨ (Musician) Nhạc sĩ cổ điển (Classical musician) Nhạc sĩ sáng tác (Composer) Nhạc sĩ cải biên (Arranger) Nhạc trưởng (Conductors) Nhà âm nhạc dân tộc học (Personal Ethomusicologists) Nhạc sĩ nhạc JAZZ (Jazz musicians) Nhà phê bình âm nhạc (Music critic) Nhà âm nhạc học (Musicologist) Nhạc sĩ biểu diễn, nhạc công, ca sĩ thanh nhạc (Performer/Instrumentaalists/vocallist) Ca sĩ thanh nhạc (Vocalist) NHÀ BÁO (Journalist) Phóng viên tin tức (News Reporter) Phóng viên chuyên đề (Roundspeople) Phóng viên phóng sự (Feature writer) Phóng viên xã luận (Leader writer) Phóng viên chuyên mục (Columnist) Biên tập viên sửa bài (Sub-editor) NHÀ HẢI DƯƠNG HỌC (Marine Scientist) Nhà hóa học hải dương (Chemical ocenographer) Nhà địa lý hải dương (Geological ocenographer) Nhà khí tượng hải dương (Marine meteorologist) Nhà vật lý hải dương (Physical Ocenographer) Nhà hải dương học vệ tinh (Satellite oceanographers) Nhà khoa học hàng hải (Ship scientist) Nhà hải dương hệ thống/ kỹ sư hải dương học (Systems oceanographers) NHÀ HÓA HỌC (Chemist) Hóa nghiệm y khoa/ Hóa phân tích (Analytical/Clinical chemist) Phát triển hóa phẩm (Development chemist) Hóa môi trường (Enviromental chemist) Hóa địa chất (Geochemist) Hóa Công nghiệp (Industrial / Production chemist) Hóa nghlên cứu (Research chemist) NHÀ KHẢO CỔ HỌC (Archeologist) NHÀ KHÍ TƯỢNG HỌC (Meterologist) NHÀ NHÂN CHỦNG HỌC (Anthropologist) Nhân chủng học văn hóa xã hội (Social/ Cultural Anthropologlst) Nhân chủng học vật lý sinh học (Biological/ Physical anthropologists) Nhân chủng học ứng dụng (Applied anthropologist) Nhân chủng học ngôn ngữ (Linguistic anthropologist) NHÀ ĐỊA CHẤT (Geologist) Địa chất kỹ thuật (Engineering geologist) Địa chất môi trường (Environmental geologist) Địa chất thăm dò (Exploration geologist) Địa chất khoáng học (Mineralogist) Địa chất hồi phục môi trường (Geomorphlogist) Địa chất thủy học (Hydrogeologist) Địa chất hầm mỏ (Mine site geologist) Địa chất cổ sinh học (Palaeontologist) Địa chất dầu khí (Petroleum geologist) NHÀ ĐỊA LÝ (Geographer) Địa lý môi trường (Environmental Geographer) Địa lý nhân văn (Human Geographer) Địa lý vật lý (physical Geographer) NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC (Zoologist) NHÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ (Town/ Urban Planner) NHÀ SINH HỌC (Biologist) Nhà giải phẫu học (Anatomist) Nhà vật lý sinh học (Biophysicist) Nhà sinh thái học (Ecologist) Nhà khoa học về thể dục (Exercise scientist) Nhà sinh học ngư nghiệp (Fisheries biologist) Nhà vi sinh học thực phẩm (Food microbiologist) Nhà sinh học pháp y (Forensic biologist) Nhà di truyền học (Geneticist) Nhà huyết học (Haematologist) Nhà miễn nhiễm học (Immunologist) Nhà hải sinh học (Marine biologist) Nhà sinh lý học (Physiologist) NHÀ TÂM LÝ HỌC (Psychologist) Tâm lý lâm sàng (Clinical psychologist) Tâm lý thần kinh (Neuropsychologist) Tâm lý cộng đồng (Community Psychologist) Cố vấn tâm lý (Counselling psychologist) Tâm lý học phát triển và giáo dục (Educational and developmentl psychologist) Tâm lý học pháp lý (Forensic psychologist) Tâm lý học thể thao (Sport psychologist} Tâm lý học khảo cứu (Research psychologist) NHÀ THẦU XÂY DỰNG (Buiding Contractor) NHÀ THIÊN VĂN (Astronomer) NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG (Fashion Designer) NHÀ THỰC VẬT HỌC (Botanist) Sinh lý thực vật (Plant physiologist) Sinh thái học thực vật (Plant ecologist) Bệnh học thực vật (Plant Pathologist) Phân loại học thực vật (Plant taxonomist) Nông học thực vật (Agronomist) NHÀ TỘI PHẠM HỌC (Criminologist) NHÀ TOÁN HỌC (Mathematician) NHÀ VẬT LÝ (Physicist) Thiên văn (Astronomy) Vật lý khí quyển và môi trường (Atmospheric and Environmental Physiscs) Vật lý nguyên tử và phân tử (Atomic and Molecular Physlcs) Vũ trụ học (Cosmology) Vật lý y tế (Health Physics) Vật lý hạt nhân và vi hạt (Nuclear Physics & Particle & Physics) Quang vật tý (Optical Physics) Vật lý chất rắn (Solid–state hay Condense Matter Physics) NHÀ Vl SINH HỌC (Microbiologist) NHÀ XÃ HỘI HỌC (Sociologist) NHÀ XUẤT / NHẬP CẢNG (Exporter/Importer) NHÂN VIÊN HẢI QUAN (Customs Officer) NHÂN VIÊN LÂM NGHIỆP (Forest Officer) NHIẾP ẢNH VIÊN (Photographer) PHI CÔNG (Pilot) QUẢN ĐỐC BẢO TÀNG (Museum Curator) QUẢN LÝ KHÁCH SẠN (Hotel Manager) Quản lý phòng (Accommodation Manager) Quản lý ẩm thực / nhà hàng (Food & Beverage Maneger/ Catering Manager) Điều phối viên giải trí (Entertainment coordinator) Phụ trách phòng ốc (Executive housekeeper) Quản lý tài chính (Financial controllers) Quản lý tiền sảnh (Front office manager) Quản lý tổng quát (House manager) Quản lý nhân sự (Human resource/Personel manager) Quản lý hệ thống thông tin (Information systems manager) QUẢN THỦ THƯ VIỆN (Librarian) Chuyên viên dữ liệu thông tin (Information manager) SOẠN GIẢ (Playwright) TÀI XẾ XE BUÝT / XE KHÁCH (Bus / Coach Driver) THẨM PHÁN (Judge) THÔNG DỊCH VIÊN (Interpreter) THỦ QUỸ (Cashier) THƯ KÝ (Secretary) THUYỀN TRƯỞNG (Ship Captain) Hoa tiêu (Ship pilot) TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG (Flight Attendant, Air Hotess) TRỢ GIÁO (Teacher's Aide) VŨ CÔNG (Dancer) Biên đạo múa (Choreographer) Giáo viên dạy múa (Dance teacher) Chuyên viên vũ liệu pháp (Dance therapist) Phần III. CHỌN NGHỀ TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---//--- NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ Chi nhánh phía Nam 16 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCM Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Đức Tuyến Chịu trách nhiệm bản thảo: TS Thái Thanh Bảy Biên tập: Phan Hoàng Nam - Nguyễn Xuân Hòa Huỳnh Khương An - Lê Văn Khôi Trình bày: Trang Trường Nguyên - Nguyễn Hòa Thuận - Lê Văn Khôi In tái bản lần thứ nhất: 3.000 cuốn tại Xí Nghiệp In Quận 1, khổ 13x19 cm. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 576/9/CXB-QLXB ngày 10/9/1997. In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 1998. Created by AM Word2CHM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_huong_nghiep_nghe_gi_lam_gi_4615.pdf
Tài liệu liên quan