Sổ tay hỏi đáp về PCB - Phiên bản số 3

Mục tiêu cụ thể  Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế quản lý PCB; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB;  Trình diễn các hoạt động quản lý an toàn PCB trong một số ngành chính có sử dụng PCB và trong phạm vi khu vực được lựa chọn;  Tăng cường năng lực cho các bên liên quan về quản lý an toàn PCB; nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý an toàn PCB. Các bên thực hiện  Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường;  Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương;  Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương. Các bên thụ hưởng  Cán bộ quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương;  Cán bộ quản lý và người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất điện, sản xuất công nghiệp, cơ sở tái chế dầu, tiêu hủy các chất thải nguy hại và các phòng thí nghiệm;  Các tổ chức kỹ thuật, xã hội, các cơ quan báo chí trên toàn quốc và cộng đồng.

pdf76 trang | Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay hỏi đáp về PCB - Phiên bản số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ vận chuyển CTNH phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở pháp lý, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện về nhân lực, điều kiện về công tác quản lý và các điều kiện khác nêu rõ trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT mới được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH VẬN CHUYỂN PCB Vận chuyển PCB và vật liệu có PCB như một loại chất thải nguy hại thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 về quản lý chất thải nguy hại quy định việc vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH. Thông tư nêu rõ trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH trong việc sử dụng, thông báo giấy phép vận chuyển CTNH cho chính quyền địa phương; ký kết hợp đồng với các bên có liên quan đến CTNH; lộ trình vận chuyển CTNH; trách nhiệm khi phát sinh CTNH trong quá trình vận chuyển; yêu cầu tuân thủ Công ước Basel khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường... Thông tư cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý có thẩm quyền như Tổng cục Môi trường, UBND cấp tỉnh thành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND cấp tỉnh thành phân cấp, Chi Cục Bảo vệ môi trường cấp tỉnh thành với công tác quản lý vận chuyển CTNH. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề quản lý CTNH bao gồm bao bì chuyên dụng, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống hoặc thiết bị sơ chế, xử lý CTNH phải đạt các yêu cầu kỹ thuật nêu tại Phụ lục 7 của thông tư. 48 Cử người điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc người áp tải có đủ trình độ, đã qua huấn luyện, đào tạo về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Xin cấp phép vận chuyển PCB của cơ quan có thẩm quyền. Khi vận chuyển, chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần làm gì? 49 Chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần thực hiện các yêu cầu sau: Thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao CTNH và các quy định trong Giấy phép QLCTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển, chủ sở hữu cần thuê tổ chức cá nhân vận chuyển có đủ năng lực, điều kiện pháp lý thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm và chất thải có PCB. Trong trường hợp thuê các tổ chức cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm và chất thải có PCB cần thông báo rõ bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển biết về tên, số lượng, tính độc hại của hàng nguy hiểm có PCB, về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố và các thông tin cần thiết có liên quan khác. 49 VẬN CHUYỂN PCB (Tham khảo tài liệu Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website: www.pops.org.vn để có các thông tin chi tiết hơn) 32 Thông báo cho chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân cấp xã) có tuyến đường vận chuyển về kế hoạch vận chuyển hàng nguy hiểm có PCB và cung cấp các thông tin chi tiết về tuyến vận chuyển, nơi đến và thời gian vận chuyển. Đảm bảo nơi đến đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận hàng nguy hiểm có PCB. Theo dõi, giám sát việc chuyển giao hàng nguy hiểm và chất thải có PCB căn cứ vào nội dung hợp đồng và Chứng từ CTNH, lập sổ giao nhận hàng nguy hiểm có PCB để theo dõi loại, số lượng, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý. Trường hợp cần thiết, chủ sở hữu hàng nguy hiểm và chất thải có PCB cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyển, lưu giữ và xử lý của tổ chức, cá nhân tiếp nhận hàng nguy hiểm và chất thải có PCB. 50 Cần có hồ sơ gì khi vận chuyển PCB? 50  Giấy gửi hàng: ghi rõ tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày đóng gói, nơi đóng gói, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;  Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp hàng nguy hiểm có PCB không phải là chất thải);  Bộ chứng từ vận chuyển CTNH có PCB (khi vận chuyển hàng nguy hiểm có PCB là chất thải) mỗi lần vận chuyển;  Nhật ký giao nhận hàng nguy hiểm có PCB;  Hợp đồng vận chuyển (trường hợp thuê vận chuyển), trong đó cần phải ghi rõ các thông tin: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày đóng gói, nơi đóng gói, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng; trách nhiệm đối với chủ nguồn thải, trách nhiệm của chủ phương tiện vận chuyển. Tham khảo tài liệu Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website: www.pops.org.vn để có thông tin chi tiết hơn. Hồ sơ vận chuyển hàng nguy hiểm và chất thải có PCB cần bao gồm: Cần nhân lực như thế nào khi vận chuyển PCB? 51 Các yêu cầu về nhân lực vận chuyển PCB gồm có:  Người điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc người áp tải vận chuyển hàng nguy hiểm có PCB phải có một trong các loại giấy Chứng nhận/Chứng chỉ/ Bằng cấp sau: (1) Bằng cấp từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành hóa chất, môi trường; (2) Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm; (3) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Tham khảo tài liệu Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website: www.pops.org.vn để có thông tin chi tiết hơn. 51 Phương tiện vận chuyển PCB cần đáp ứng yêu cầu gì? 52 Có các trang thiết bị, vật liệu để ứng phó, hạn chế tác hại khi có sự cố PCB xảy ra; Có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật Đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; Có ca bin đủ chỗ cho ít nhất 02 (hai) người ngồi, gồm 01 (một) người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm và 01 (một) người áp tải hàng nguy hiểm; Phải được gắn biển cảnh báo có PCB theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư này lên phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển; Tham khảo tài liệu Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website: www.pops.org.vn để có thông tin chi tiết hơn. VẬN CHUYỂN PCB Có kế hoạch ứng phó sự cố PCB và các tình huống khẩn cấp khác kèm theo phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển; Không được vận chuyển thiết bị, vật liệu có PCB cùng với người, vật nuôi, lương thực, thực phẩm. 52 Cần bao gói như thế nào khi vận chuyển PCB? 53 Đối với dầu có PCB rút ra từ các thiết bị Nên chứa dầu có PCB trong các bồn/thùng thép kín (1A1), dung tích từ 220 lít đến 450 lít. Phải đảm bảo một khoảng trống tính từ bề mặt chất lỏng lên đến mặt nắp thùng tối thiểu là 10 cm, sau đó dán nhãn “RẤT ĐỘC – CÓ PCB” Thùng thép nắp liền dùng để chứa dầu có PCB Đối với thiết bị có PCB không còn sử dụng  Nếu thiết bị kín, còn nguyên vẹn thì không cần rút dầu ra. Đặt thiết bị vào thùng thép (1A2) có kích thước phù hợp. Lưu ý lót thêm lớp vật liệu hấp phụ ở đáy thùng thép để phòng ngừa trường hợp rò rỉ. Đối với các thiết bị lớn không đặt vừa vào các thùng thép thì phải đặt vào các khay thép có dung tích chứa được ít nhất 125% thể tích của chất lỏng chứa bên trong thiết bị. Nếu có nhu cầu tái sử dụng lại thiết bị thì phải rút hết dầu có PCB trong thiết bị ra, làm sạch thiết bị và thay dầu mới không có PCB vào.  Nếu thiết bị đã bị rò rỉ, hư hỏng thì cần phải rút hết dầu bên trong thiết bị ra, sau đó mới bỏ vào thùng thép với lớp vật liệu hấp phụ đã được lót dưới đáy thùng. Đối với các thiết bị lớn không đặt vừa vào các thùng thép thì phải đặt vào các khay thép để ngăn chặn sự rò rỉ chất lỏng còn sót lại bên trong thiết bị.  Dán nhãn “RẤT ĐỘC – CÓ PCB”. Thùng thép nắp rời dùng để chứa chất rắn có PCB Tụ điện được đặt trong thùng chứa tiêu chuẩn UN Đối với chất thải rắn có PCB Chất thải rắn có PCB gồm có các vật liệu nhiễm PCB (cuộn dây, ốc, vít,); bao bì, thùng chứa nhiễm PCB; vật liệu hấp phụ nhiễm PCB (mùn cưa, cát,); chất thải rắn khác nhiễm PCB (quần áo, giẻ lau, găng tay,). Các chất thải này cần được phân loại rồi đóng gói, sau đó dán nhãn “RẤT ĐỘC – CÓ PCB”. 53 Hướng dẫn về bao gói khi vận chuyển PCB của Liên hợp quốc như thế nào? 54 Mã số UN PCB thuộc nhóm số 9 trong danh mục các chất nguy hiểm, có mã số là: UN2315 đối với chất lỏng; và UN3432 với chất rắn Quy định bao gói PCB được áp dụng là quy định P906 về vận chuyển PCB của Tổ chức Liên hiệp quốc. Theo đó, các chất lỏng hoặc chất rắn có chứa hoặc Có thể có PCB được bao gói theo quy định P001 và P002. Quy định chung  Đối với máy biến áp hoặc các thiết bị khác: các thiết bị phải được bao gói, vận chuyển trong các vật liệu bằng kim loại, không rò rỉ và có thể tích ít nhất là 1,25 lần so với chất lỏng PCB được vận chuyển. Phải có các vật liệu thấm hút đầy đủ trong quá trình bao gói để đảm bảo hút được ít nhất 1,1 lần lưu lượng chất lỏng được vận chuyển;  Trong trường hợp không bao gói, vận chuyển theo quy định trên, các máy biến áp và các thiết bị khác có thể được vận chuyển trong các thiết bị vận chuyển hàng hóa với khay kim loại không rò rỉ, có chiều cao ít nhất là 800 mm và đủ vật liệu thấm hút để có thể thấm hút ít nhất 1,1 lần thể tích của chất lỏng được vận chuyển;  Cần có giám sát về độ kín của máy biến áp và các thiết bị vận chuyển để phòng ngừa rò rỉ trong điều kiện vận chuyển thông thường. Một số quy định về vật liệu và thể tích chứa tối đa  Thùng chứa một lớp (thép, nhôm, kim loại, nhựa): chỉ được phép chứa thể tích tối đa là 450 lít (thùng dạng trống), và 60 lít (thùng chứa dự phòng)  Thùng chứa vật liệu composit: thể tích tối đa được vận chuyển trong mỗi đơn nguyên là 60 - 250 lít  Thùng chứa 2 lớp, lớp trong là thủy tinh, nhựa hoặc kim loại, lớp ngoài là các vật liệu thép, nhôm, kim loại, nhựa, ván ép, sợi: thể tích tối đa được vận chuyển cho mỗi đơn nguyên là 60 - 400 kg, tùy thuộc vật liệu bao gói.  Túi chứa: vận chuyển chất rắn với trọng lượng tối đa là 50 kg nếu chất rắn đó không chuyển thể sang chất lỏng trong quá trình vận chuyển. VẬN CHUYỂN PCB 54 Cần dán nhãn gì trên hàng hóa, chất thải có PCB khi vận chuyển? 55 Tràn đổ có thể xảy ra do quá trình sắp xếp vượt quá chiều cao quy định, không tính đến thay đổi độ lệch trọng tâm trong quá trình vận chuyển dẫn đến nghiêng, đổ, vỡ thùng chứa, thiết bị. Cháy nổ có thể xảy ra khi phương tiện vận chuyển có sự cố (hỏa hoạn, chập điện) dẫn đến nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tự cháy của hóa chất, hàng hóa vận chuyển bắt lửa gây cháy. Hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Bên cạnh đó, sự cố tràn đổ có thể xảy ra đồng thời, các hóa chất có thể phản ứng để sinh ra khí cháy gây nổ. Dầu có PCB sẽ gây cháy nổ khi tiếp xúc với ngọn lửa. Rò rỉ PCB từ vật liệu có PCB có thể xảy ra khi bao bì hoặc thùng chứa bị rung, lắc, dẫn đến rách, thủng trong quá trình vận chuyển. Các sự cố gì có thể xảy ra khi vận chuyển PCB? 56 Chất thải nguy hại Hàng nguy hiểm có PCB Có thể độc cho sinh thải UN 2315 Biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm đối với chất lỏng có PCB UN 3432 Biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm đối với chất rắn có PCB 55 57 Phòng ngừa, xử lý sự cố khi vận chuyển PCB như thế nào? Phòng ngừa sự cố  Trước khi vận chuyển PCB cần đọc hiểu kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra sự cố trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển.  Trang bị bảng hướng dẫn rút gọn (được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ) về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của các địa phương trên địa bàn hoạt động), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân) đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật.  Mang theo thiết bị ứng phó sự cố khẩn cấp:  Hộp sơ cứu vết thương.  Biển thông báo “KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN GẦN” dùng cho trường hợp khi có sự cố trên đường.  Đồ bảo hộ polylaminated, mặt nạ phòng độc, 3 đôi găng tay (viton hoặc nitrile hoặc vitrile), 3 bộ ủng.  2 cuộn túi chứa rác, 2 chổi quét, 2 cái xẻng, 1 thùng phuy rỗng, 1 bơm bơm tay và ống hút, 2 bình 10 kg bột chữa cháy, 1 thùng phuy 200 lít chứa mùn cưa, cát hoặc 200 kg diatonic.  Kiểm tra độ kín của bao bì, thùng chứa.  Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ của hàng hóa, thiết bị trước khi vận chuyển.  Tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn phù hợp với điều kiện đường giao thông và phương tiện. Xử lý sự cố  Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra các rủi ro hóa chất gây nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường (thực hiện thấm hút tránh phát tán ra môi trường).  Thông báo ngay cho Sở TN&MT và Công an tỉnh, thành phố nơi xảy ra sự cố biết và phải tổ chức cách ly hiện trường.  Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để các hậu quả do sự cố gây ra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại. VẬN CHUYỂN PCB 56 PCB chỉ được phép sử dụng có thời hạn. Theo quyết định số 184/2006/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Việt Nam cam kết “Giảm thiểu lượng phát thải polyclo biphenyl (PCB) vào môi trường; loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu huỷ an toàn PCB vào năm 2028”. Với các thiết bị, vật liệu nhiễm và nghi nhiễm PCB, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy định về an toàn khi tiếp xúc/ thao tác từ khâu đăng ký, dán nhãn, sử dụng, lưu giữ đến khâu tiêu hủy. Có được phép sử dụng PCB tại Việt Nam không? 58 “Lây nhiễm chéo” PCB là quá trình xâm nhập của PCB từ môi trường có PCB sang môi trường không có PCB. Quá trình lây nhiễm chéo thường xảy ra khi có sự pha trộn (do vô tình hoặc cố ý) hay rò rỉ các loại dầu/vật liệu có PCB sang các loại dầu/vật liệu không có PCB. Đối với các máy biến áp, lây nhiễm chéo thường xảy ra khi sử dụng chung thiết bị lọc dầu hoặc khi pha trộn các loại dầu trong quá trình bảo dưỡng thiết bị. PCB là chất độc với môi trường và con người. Chi phí xử lý và khắc phục các sự cố do nhiễm PCB là không thể ước tính. Trong quá trình sử dụng, việc nhận diện và cô lập các thiết bị/vật liệu nhiễm hoặc nghi nhiễm PCB là cần thiết và có ý nghĩa với bản thân người tiếp xúc, với cộng đồng và toàn xã hội. “Lây nhiễm chéo” PCB là gì? 59 Hiện tại, Việt Nam vẫn có một số thiết bị có PCB được sử dụng. Theo kết quả kiểm kê ban đầu (Bộ TNMT, 2006; TCMT, 2008) với gần 5% dầu biến thế, Việt Nam hiện có khoảng:  11.800 thiết bị điện có khả năng có PCB;  7.000 tấn dầu có khả năng có PCB;  Nồng độ PCB cao nhất đã phát hiện là 600.000 ppm. Lượng dầu có PCB tại Việt Nam có thể còn cao hơn rất nhiều so với ước tính ban đầu do “lây nhiễm chéo” trong quá trình sử dụng và thải bỏ. 57 Cần trang bị bảo hộ lao động gì khi tiếp xúc với PCB? 60 Những người làm việc trong môi trường có hoặc nghi nhiễm PCB cần được trang bị và sử dụng các dụng cụ bảo vệ cá nhân sau: Thiết bị bảo hộ cá nhân Nhiệm vụ Găng tay bảo hộ chuyên dụng (da, nitrile hoặc chất liệu tương đương, không dùng loại nhựa mủ), mặt nạ hô hấp loại nhẹ (Filter A2P2, cho hạt và hơi hữu cơ hoặc mặt nạ có chất lượng tương đương). Tiếp xúc, lấy mẫu chất lỏng hoặc đất Găng tay bảo hộ chuyên dụng (da, nitrile hoặc chất liệu tương đương), kính bảo hộ khi khoan, mặt nạ hô hấp loại nhẹ (Filter A2P2, cho hạt và hơi hữu cơ hoặc mặt nạ có chất lượng tương đương), bảo vệ tai (khi khoan). Tháo dỡ thiết bị điện (không rò rỉ) Bộ bảo hộ áo liền quần (Tyvek), mũ bảo hiểm (tuỳ theo nội quy an toàn của từng công ty), ủng có mũ thép (cao su), găng tay bảo hộ chuyên dụng (da, nitrile hoặc chất liệu tương đương), mặt nạ hô hấp loại nhẹ (Filter A2P2, cho hạt và hơi hữu cơ hoặc mặt nạ có chất lượng tương đương) Lấy mẫu bê tông hoặc tường gạch Tháo dỡ thiết bị điện (rò rỉ) Bộ bảo hộ áo liền quần (Tyvek), ủng có mũ thép (cao su), găng tay bảo hộ chuyên dụng (Neoprene hoặc chất liệu tương đương), mặt nạ hô hấp loại nhẹ (Filter A2P2, cho hạt và hơi hữu cơ). Xử lý, làm sạch Bộ bảo hộ áo liền quần (Tyvek), ủng có mũ thép (cao su), găng tay bảo hộ chuyên dụng (các nhiệm vụ nặng nề), mặt nạ hô hấp (loại nhẹ hoặc kín toàn mặt, Filter A2P2, cho hạt và hơi hữu cơ hoặc chất lượng tương đương), mũ bảo hiểm (nếu cần), bảo vệ tai (nếu cần). SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ PCB 58 Có được phép lưu giữ PCB không? 61 PCB chỉ được phép lưu giữ tạm thời hoặc lưu giữ để trung chuyển và phải được nhanh chóng đưa đi xử lý. Trường hợp cần lưu giữ tạm thời quá thời hạn 06 tháng do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi, chưa tìm được chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại phù hợp hoặc số lượng PCB quá thấp, chủ nguồn thải PCB có trách nhiệm thông báo với cơ quan quản lý chủ nguồn thải CTNH để biết bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại (thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 Quy định về Quản lý chất thải nguy hại).  Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được phân cấp có thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh.  Tổng cục Môi trường có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép quản lý CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.  Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh. Cơ quan nào quản lý chủ nguồn thải CTNH? 62 Mọi tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh PCB (hay CTNH) là chủ nguồn thải CTNH. Các chủ nguồn thải PCB và thiết bị, vật liệu có PCB phải đăng ký với cơ quan quản lý để được cấp Sổ Đăng ký chủ nguồn thải CTNH trước khi thực hiện lưu giữ PCB. 59 Khoảng cách tối thiểu của kho lưu giữ PCB? 63 Vị trí kho lưu giữ tạm thời PCB không quá năm cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu như sau:  Khoảng cách tối thiểu từ kho lưu giữ PCB đến khu dân cư, bệnh viện trường học là 50 m;  Khoảng các tối thiểu từ kho lưu giữ PCB đến các nguồn có phát nhiệt lượng lớn là 30 m;  Khoảng các tối thiểu từ kho lưu giữ PCB đến các khu vực lưu giữ hóa chất dễ cháy là 50 m;  Khoảng cách tối thiểu từ kho lưu giữ PCB đến đường (cấp I, II, II) là 30 m;  Khoảng cách tối thiểu từ kho lưu giữ PCB đến đường (cấp IV và V) là 20 m;  Khoảng cách tối thiểu từ kho lưu giữ PCB đến nhà ga xe lửa là 80 m. Khu vực lưu giữ PCB cần đạt tiêu chuẩn gì? 64 SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ PCB Yêu cầu chung  Cần có bản thiết kế xây dựng do các tổ chức/cá nhân được cấp phép hoạt động thiết kế và bản thiết kế đó phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với kho lưu giữ PCB. Hoạt động giám sát thiết kế, xây dựng phải đảm bảo bản thiết kế chính xác theo yêu cầu và việc xây dựng được thực hiện theo đúng thiết kế.  Đối với các kho lưu giữ sẵn có, khi muốn chuyển đổi sang mục đích lưu giữ PCB cần phải cải tạo lại theo các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về lưu giữ PCB. Vật liệu xây dựng  Vật liệu xây dựng kho (tường bao, nền sàn, mái) được lựa chọn là loại vật liệu bền vững và không cháy, xác định theo TCXDVN 331:2004. Kết cấu công trình Mái kho  Phải đảm bảo chắc chắn, không thấm dột, có độ dốc để thoát nước mưa.  Phải làm bằng các vật liệu sao cho đảm bảo nhiệt độ bên trong kho không quá nóng (không quá 35oC). Tường kho  Kho phải được bao bọc kín bằng các vật liệu như lưới thép, tường bê tông, tường gạch. Phần tường bê tông, tường gạch bên dưới có độ cao tối thiểu 2,7 m và có độ dày tối thiểu 10 cm, đảm bảo kết cấu chịu lực.  Từ khu vực chân tường lên độ cao 1 m phải sơn hoặc phủ lớp vật liệu chống thấm (có thể sử dụng vật liệu tương tự với vật liệu sử dụng cho sàn kho) để tránh dầu, chất lỏng có PCB 60 văng vãi thấm vào tường;  Tường kho có độ cao tối thiểu 2,7 m và tối đa 7,2 m, đảm bảo thông thoáng.  Kho có thể bao gồm khu vực dành cho thủ kho, bảo vệ hay người vận hành kho. Sàn kho  Phải được xây dựng liên tục, bề mặt sàn phẳng, không gây trơn trượt và không có khe nứt để dễ lau chùi và ngăn chặn chất lỏng có PCB thấm qua sàn hay tích đọng trên sàn trong trường hợp rơi vãi, đổ tràn dầu hoặc chất lỏng khác. Vật liệu chống thấm trên bề mặt sàn không được phản ứng hóa học với dầu và PCB;  Vật liệu, thông số kỹ thuật xây lắp sàn kho phải đảm bảo một trong các điều kiện được nêu trong Hướng dẫn lưu giữ thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB do TCMT ban hành theo Công văn số 2299/TCMT-KSON ngày 20 tháng 11 năm 2014.  Sàn kho phải được thiết kế đảm bảo độ dốc để thuận tiện cho việc thu gom chất lỏng trong trường hợp đổ tràn và có bố trí các rãnh thu gom chất lỏng dọc theo các lối đi, cách tường 20 cm, đảm bảo không cho dầu thấm vào vách tường. Độ dốc của sàn kho thiết kế theo độ dốc địa hình nhưng không nhỏ hơn 1% và đảm bảo không quá dốc để tránh việc trôi tự do theo chiều dốc. Minh họa thiết kế nhà kho lưu giữ PCB Rãnh thu gom chất lỏng đổ tràn trong nhà kho lưu giữ PCB Bể thu gom chất lỏng đổ tràn trong nhà kho lưu giữ PCB 61  Khu vực gần các rãnh thu gom phải có độ dốc thiết kế tối thiểu là 3%. Các rãnh này phải được dẫn đến một bể thu gom chung.  Bể thu gom có thể tích tối thiểu bằng tổng thể tích chất lỏng có PCB trong thiết bị/thùng chứa lớn nhất và 25% tổng thể tích chất lỏng có PCB được lưu giữ.  Miệng bể thu gom phải cao hơn mặt đất, có nắp đậy kín, xung quanh xây gờ cao để ngăn không cho nước tràn vào bể.  Bể thu gom và rãnh thu gom phải được xây lắp, tráng phủ lớp vật liệu chống thấm tương tự như sàn và tường kho.  Bể thu gom phải được trang bị ít nhất một máy bơm để có thể đưa toàn bộ lượng dầu đổ tràn trở lại các thùng chứa hoặc chở đi xử lý. Cửa kho  Kho lưu giữ PCB cần có ít nhất hai cửa ra vào (cửa chính và cửa thoát hiểm) và có khóa.  Cửa chính có kích thước đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận chuyển bốc xếp và theo các quy định về chiều rộng cửa, chiều cao cửa, vật liệu làm cửa, ngưỡng của cao theo TCVN 5307:2009.  Cửa thoát hiểm thiết kế dễ mở trong bóng tối hay trong lớp khói dày đặc và có trang bị thanh đẩy ngang. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu và sơ đồ và phải thoát hiểm dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp.  Tại khu vực cửa ra vào phải xây gờ cao 0,15 m để phòng ngừa khả năng chất thải chảy tràn ra ngoài môi trường. Biển báo  Hệ thống biển báo ở khu vực kho lưu giữ phải làm bằng vật liệu không cháy, mực không phai màu hoặc bị mờ và phải được treo trên tường trong kho tại vị trí không bị che khuất, với kích thước ít nhất là 50 cm mỗi chiều. Biển báo có thể treo hoặc đính cố định trên tường hoặc sử dụng giá đỡ và bố trí ngang tầm mắt người, tức chiều cao trung bình treo biển tính từ nền sàn là từ 1,5-1,6m. Hệ thống biển báo gồm: (1) sơ đồ thoát hiểm; (2) biển báo nguy hiểm chung dành cho CTNH và biển báo nguy hiểm hóa chất độc dành cho PCB; (3) biển chỉ dẫn; (4) biển báo về PCCC; và (5) sổ theo dõi. Hệ thống phụ trợ  Hệ thống điện, chiếu sáng: Kho lưu giữ PCB phải được trang bị hệ thống điện, đèn chiếu sáng chính và hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp bên trong và bên ngoài kho.  Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo chiếu sáng toàn bộ khu vực bên trong kho và bên ngoài kho lưu giữ PCB; đảm bảo độ sáng để dễ dàng đọc chữ ghi trên nhãn và các biển báo và phát hiện các hiện tượng rò rỉ một cách nhanh chóng.  Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp dùng ắc-quy hoặc pin tự động hoạt động khi mất điện, đảm bảo chiếu sáng tất cả các lối ra vào. SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ PCB 62  Các dây điện bắt xuyên qua tường chống cháy phải được đặt trong các nắp chụp chậm bắt lửa, bóng đèn phải có ống gel hoặc chụp bảo vệ; sử dụng loại bóng đèn chuyên dụng phù hợp trong môi trường lưu giữ chất dễ cháy nổ và đảm bảo độ chiếu sáng tối thiểu là 50 lux. Mọi trang thiết bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, sử dụng quá tải.  Phải có cầu dao tổng bên ngoài kho để dễ xử lý khi xảy ra sự cố.  Hệ thống thông gió: Kho lưu giữ PCB phải được trang bị hệ thống thông gió (cưỡng bức hoặc tự nhiên) hoặc điều hòa không khí trong nhà kho và đảm bảo nhiệt độ trong kho không quá 350C.  Hệ thống báo động và phương tiện ứng phó: Kho lưu giữ PCB cần được lắp đặt các hệ thống chuông cảnh báo chống đột nhập, cảm biến cháy, phương tiện cứu hỏa và bọt chữa cháy phải đảm bảo theo TCVN 7278 -1:2003, vật liệu hấp phụ, bảo hộ lao động, phương tiện liên lạc (điện thoại cố định hoặc bộ đàm đặt tại vị trí cố định trong kho).  Công cụ ứng cứu: Kho lưu giữ PCB cần được trang bị các công cụ ứng cứu, bao gồm: Bảo hộ lao động;Tủ y tế và bồn rửa/vòi rửa. Tiêu chí kỹ thuật chi tiết về kho lưu giữ chất thải có PCB dạng container có thể tham khảo tại Hướng dẫn lưu giữ thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại www.pops.org.vn. Phòng ngừa sự cố PCB khi sử dụng và lưu giữ như thế nào? 65 Trong quá trình sử dụng, lưu giữ PCB có thể xảy ra sự cố rò rỉ, chảy tràn vật lệu chứa PCB. Có thể phòng ngừa các sự cố này như sau:  Kiểm tra định kỳ hàng tuần đối với thiết bị lưu giữ, sàn kho, gờ, tường, rãnh thoát chất lỏng, mái che cũng như hệ thống PCCC, các tấm nâng, các bao bì, thùng chứa, thiết bị trong kho. Nhật ký kiểm tra phải được lưu giữ, duy trì và sẵn sàng cung cấp cho cơ quan kiểm tra.  Nhanh chóng sửa chữa và thay thế bất kỳ hư hỏng nào có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng, lưu giữ an toàn PCB.  Đảm bảo hệ thống thu gom dầu/chất lỏng có PCB của thiết bị sử dụng và kho chứa phải riêng biệt và không nối với hệ thống thu gom nước mưa hay nước thải sinh hoạt.  Trang bị đầy đủ vật liệu, thiết bị để ứng phó sự cố rò rỉ, đổ tràn và trang bị bảo hộ lao động cho người lao động tại kho. 63 Lưu ý  Nếu chưa chắc chắn dầu có PCB: Ứng phó như với dầu có PCB cho đến khi có kết luận chính thức.  Nếu có nhiều dầu PCB bị tràn đổ từ thiết bị và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: liên hệ ngay với cơ quan chức năng (Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Cục Môi trường, Cục cảnh sát...) để được hỗ trợ.  Nếu sự cố xảy ra bên trong toà nhà: Sơ tán mọi người ra khỏi tất cả các phòng/khu vực liên quan, tránh tối đa phát tán PCB ra môi trường. Xử lý tại chỗ  Tắt nguồn cấp điện đến thiết bị liên quan.  Lập hàng rào bao quanh và cảnh báo khu vực bị rò rỉ.  Làm sạch khu vực sàn bị rò rỉ càng sớm càng tốt (xem yêu cầu an toàn dưới đây). An toàn môi trường  Hạn chế sự lan rộng của dầu rò rỉ bằng cách bịt chỗ rò, dùng khay hoặc thùng chứa khác, ngăn tràn đổ,...và sử dụng các vật liệu thấm hút phù hợp (ví dụ: mùn cưa).  Ngăn chặn không để dầu có PCB gây ô nhiễm nguồn nước.  Khu vực bị nhiễm PCB cần được làm sạch hoàn toàn bằng các dung môi thích hợp như: nhựa thông, dầu hỏa. Công tác làm sạch phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm.  Các vật liệu làm sạch sau đó phải được thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải nguy hại có PCB. An toàn sức khỏe  Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép tiếp cận khu vực rò rỉ, và phải được trang bị bảo hộ cá nhân.  Cởi bỏ trang thiết bị bảo hộ cá nhân, kể cả giày khi đi ra khỏi khu vực ô nhiễm. Ứng phó với rò rỉ, tràn đổ dầu có PCB như thế nào? 66 SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ PCB 64 Văn bản nào quy định việc thải loại và tiêu hủy PCB? 67 Việt Nam ban hành một số quy định về việc thải loại và tiêu hủy PCB được tóm tắt dưới đây. Các tiêu chuẩn về ngưỡng PCB được thải ra môi trường được trình bày trong câu 12.  Chỉ thị 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) quy định dầu máy biến áp, dầu thải và các sản phẩm có PCB bị cấm thải loại ra môi trường. Việc thải loại và vận chuyển PCB bị kiểm soát chặt chẽ theo quy định liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.  Quyết định 60/2002/QĐ- BKHCNMT về̀ việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại, trong đó quy định các chất thải có chứa thành phần chất hữu cơ nguy hại, đặc biệt là chất hữu cơ halogen hóa cần phải được xem xét để xác định ngưỡng nồng độ tối đa cho phép chôn lấp trực tiếp.  TCXDVN 320:2004 - Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại, trong đó tụ điện có PCB được liệt kê trong Phụ lục 1 (Danh mục các chất thải nguy hại được phép chôn lấp). Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đang phối hợp với Cơ quan chức năng có thẩm quyền xây dựng và ban hành quy định chi tiết cho việc chôn lấp chất thải có PCB.  Quyết định 184/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) cam kết lộ trình giảm thiểu lượng phát thải PCB vào môi trường; loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu huỷ an toàn PCB vào năm 2028.  Thông tư 12/2011/TT-BTNMT về Quản lý chất thải nguy hại quy định chủ nguồn thải nguy hại cần có trách nhiệm đăng ký, báo cáo, xác định, dán nhãn, vận chuyển và thải bỏ an toàn chất thải nguy hại. 7 loại chất thải có PCB (mã số 11 08 02; 15 01 04; 15 02 04; 17 01 01; 17 03 01; 12 09 01, 1209 02) là CTNH.  QCVN 41:2011/BTNMT về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng quy định giới hạn nồng độ PCB trong CTNH trước khi nạp vào đồng xử lý trong lò nung xi măng là 500 ppm;  QCVN 56:2013/BTNMT về tái chế dầu thải, trong đó quy định dầu thải tái chế phải đảm bảo hàm lượng thành phần nguy hại hữu cơ PCB dưới 5 ppm. Dầu thải có hàm lượng PCB cao hơn giá trị này cần phải xử lý bằng phương pháp hóa lý. 65 68 Về chất lượng sau khi xử lý  Tổng PCB trong nước thải khi xả vào nguồn nước phục vụ sinh hoạt phải nhỏ hơn 0,003 mg/l, mục đích khác phải nhỏ hơn 0,01 mg/l  Nồng độ tổng PCDD và PCDF trong chất lỏng thải vào môi trường phải nhỏ hơn 0,6 ng/l, trong chất rắn phải nhỏ hơn 1 microgram/kg chất khô.  Phát thải PCDD, PCDF vào môi trường không khí không lớn hơn 0,1 ngTEQ/Nm3.  Các thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB sau khử ô nhiễm phải đạt nồng độ PCB dưới 5 ppm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại (QCVN 07:2009/ BTNMT hoặc văn bản thay thế) hoặc hàm lượng PCB dưới 10 mg/100 cm2 đối với thiết bị không còn chất lỏng, bề mặt rắn không xốp. Về công nghệ xử lý  Đồng xử lý chất thải nguy hại có PCB yêu cầu hiệu suất xử lý PCB theo chỉ số DREs lớn hơn 99,9999%.  CTNH có PCB nếu được xử lý bằng lò nung xi măng, ngoài đáp ứng về hiệu suất xử lý (DRE) thì các yêu cầu khác phải áp dụng theo QCVN 41:2011/BTNMT về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng. Về chôn lấp  Tụ điện có PCB xử lý tại bãi chôn lấp CTNH phải tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN 320:2004 - Bãi chôn lấp CTNH- Tiêu chuẩn thiết kế. Về tái chế dầu thải  Khử ô nhiễm dầu thải có PCB với mục đích tái chế phải đảm bảo loại bỏ các tạp chất để thu được dầu tái chế đảm bảo các thành phần nguy hại vô cơ, hữu cơ và thành phần khác đáp ứng quy định tại QCVN 56:2013/BTNMT về tái chế dầu thải (hoặc văn bản thay thế). THẢI LOẠI VÀ TIÊU HỦY PCB Văn bản nào quy định điều kiện vận hành thử nghiệm xử lý PCB? 69 Việc vận hành thử nghiệm xử lý PCB tại Việt Nam phải được tiến hành theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về Quản lý chất thải nguy hại. Công nghệ khử ô nhiễm và xử lý chất thải có PCB cần đáp ứng yêu cầu gì? 66 Cách 1  Rút toàn bộ dầu có PCB và cho vào thùng chứa để đưa đi xử lý. Làm đầy MBA, vận hành, rút cạn bằng dung môi tetrachloro ethylen 2 lần, sau đó thay thế bằng chất cách điện là silicon lỏng rồi tiếp tục vận hành và lọc silicon lỏng bằng cột lọc than hoạt tính.  Lặp lại đến khi nồng độ PCB trong máy đạt tiêu chuẩn quy định. Cách 2  MBA sẽ được rút dầu có PCB ra, sau đó cho dung môi vào với tỷ lệ từ 1- 10% thể tích MBA để tách bớt PCB trong máy. Lượng dung môi này sau đó được rút ra. Bơm tuần hoàn dung môi theo quy trình: bể chứa dung môi, máy biến áp, thiết bị chưng cất, bể chứa dung môi.  Quá trình sẽ được thực hiện cho đến khi nồng độ PCB trong máy đạt tiêu chuẩn quy định. Cách 3  Sử dụng trichlorotrifloroethane như chất cách điện và dung môi để kết nối vào MBA. Bơm tuần hoàn dung môi theo trình tự bể chứa dung môi, máy biến áp, thiết bị chưng cất, bể chứa dung môi. Sau đó dung môi được thay thế và tiếp tục được bơm tuần hoàn vào MBA.  Quá trình cứ tiếp diễn cho đến khi nồng độ PCB trong máy đạt tiêu chuẩn quy định. Cách 4  Rút toàn bộ dầu có PCB và cho vào thùng chứa để đưa đi xử lý. Cho vào MBA chất lỏng điện môi tạm thời. Vận hành máy, rút chất điện môi tạm thời ra.  Lặp lại các bước trên cho đến khi dung dịch trích ly có nồng độ PCB đạt tiêu chuẩn quy định dựa vào nồng độ của chất điện môi thay thế sau 90 ngày vận hành.  Làm đầy bể chứa chất điện môi bằng chất điện môi thay thế không có PCB như dầu silicon, dầu ester, dầu poly anpha-olefin. Dưới đây là một số kỹ thuật được áp dụng tại một số nước trên thế giới: Đối với các máy biến áp (MBA) còn trên lưới (đang sử dụng) Súc tráng máy biến thế có PCB như thế nào cho an toàn? 70 Với các MBA không còn sử dụng, bộ phận MBA (cuộn dây, vỏ máy) Rút dầu ra khỏi MBA, rửa bên ngoài và bên trong bằng dung môi và hơi dung môi bằng ngăn rửa sơ cấp. Sau đó tháo rời máy biến áp. Các bộ phận của máy như cuộn dây, các mảnh kim loại được tẩy rửa lần 2 bằng bể tẩy rửa thứ cấp 3 ngăn. Vỏ máy biến áp được rửa lần 2 bằng ngăn rửa sơ cấp. Sau quá trình rửa sơ cấp, thứ cấp thì tiến hành kiểm tra, nếu không đạt sẽ lặp lại cho đến khi đạt tiêu chuẩn. 67 Cần kiểm soát gì khi xử lý PCB bằng công nghệ đốt? 71 CTNH có PCB nếu được xử lý bằng công nghệ đốt phải đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả đốt và an toàn môi trường như sau: Với PCB dạng lỏng  Khi thiêu đốt, phải duy trì thời gian lưu cháy tối thiểu là 2 giây tại 1.200°C (±100°C, 3% oxi dư); hoặc tối thiểu là 1,5 giây tại 1.600 °C (±100°C, 2% oxi dư); Nhiệt độ của quá trình đốt phải được đo đạc và ghi lại liên tục; Dòng PCB nạp vào lò phải tự động dừng ngay khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức quy định trên.  Tốc độ và lượng PCB nạp vào lò phải được đo đạc và ghi lại với tần suất 15 phút/lần.  Phải giám sát, đo đạc lượng phát thải từ lò đốt nếu vận hành lần đầu để thiêu huỷ PCB hoặc trong trường hợp lò mới được sửa chữa. Thông số cần đo đạc là O2, CO, CO2, NOx, HCl, PCB, tổng hữu cơ có clo, tổng bụi.  Khi vận hành lò đốt, phải giám sát các thông số O2, CO và CO2. O2 và CO cần giám sát liên tục, CO2 cần được giám sát định kỳ.  Nếu một trong những yêu cầu ở trên không đáp ứng được thì phải dừng ngay việc thiêu huỷ PCB.  Cần lắp đặt tháp xử lý khí thải hoặc thiết bị khác để kiểm soát lượng HCl phát sinh trong quá trình đốt. Khí thải ra môi trường phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Với các chất thải rắn có PCB  Lượng phát thải đầu ra không được vượt quá 0,001 g PCB/ kg PCB đưa vào lò đốt.  Tuân thủ các yêu cầu tương tự như đối với việc thiêu đốt PCB dạng lỏng ở trên. Container chứa máy biến áp và dầu thải máy biến áp (Tham khảo Hướng dẫn Yêu cầu về khử ô nhiễm và xử lý thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website www.pops.org.vn để có các thông tin chi tiết hơn) THẢI LOẠI VÀ TIÊU HỦY PCB 68  Công nghệ Na - Tech: là công nghệ sử dụng Natri để phân hủy PCB. Công nghệ này đã được một nhóm các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu từ năm 2003. Tuy nhiên đến nay hướng nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ và hiệu quả phân hủy cũng chưa được công bố rộng rãi.  Công nghệ đốt: Công nghệ đốt đã được đề xuất và thử nghiệm. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ này đòi hỏi chi phí cao và yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật. Đây là phương pháp tiêu hủy hoàn toàn, có thể cho hiệu quả ở quy mô nhỏ. Các công nghệ xử lý và tiêu hủy PCB bằng phương pháp hóa học (Na - Tech), đốt, chôn lấp và xử lý vi sinh đã và đang được nghiên cứu ở Việt Nam. Trong đó, hai công nghệ Na - Tech và công nghệ đốt đang được quan tâm nhiều nhất. Công nghệ xử lý và tiêu hủy PCB nào đang được nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam? 72 Phương pháp tiêu hủy PCB bằng lò nung nhiệt độ cao là phương pháp hiệu quả để tiêu hủy chất thải có PCB. Ở nhiệt độ 1.2000C trong khoảng thời gian lưu 02 giây, trên 99,9999% PCB bị phân hủy. Giải pháp đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng đã và đang được thực hiện trên khắp thế giới trong 30 năm qua và được rất nhiều nước công nhận là một phương pháp tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Đơn vị nào được phép xử lý, tiêu hủy PCB? 73 THẢI LOẠI VÀ TIÊU HỦY PCB Chỉ có những đơn vị được TCMT cấp phép xử lý CTNH có PCB mới được hành nghề xử lý và tiêu hủy PCB. Việt Nam đã có đơn vị đầu tiên được cấp giấy phép này. Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam đã được Tổng cục Môi trường cấp phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại có PCB số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6-7-8.010.VX vào ngày 04/12/2012. Holcim xử lý chất thải có PCB bằng phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao trong lò nung xi măng. Đây là phương pháp xử lý chất thải nhiễm PCB đầu tiên được chấp nhận ở Việt Nam. 69 Đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB cần lưu ý những gì? 74 Việc đăng ký chủ sở hữu dầu, thiết bị và vật liệu có PCB còn trong thời hạn sử dụng (trước năm 2020) hoặc chủ nguồn thải chất thải có PCB cần đáp ứng các yêu cầu như sau:  Chủ sở hữu/chủ nguồn thải phải xác định dầu, thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB theo quy định.  Đối với chủ sở hữu:  Từ nay đến hết năm 2020, chủ sở hữu dầu, thiết bị, vật liệu có PCB chưa nằm trong diện là chất thải do chúng vẫn còn đang được sử dụng phải đăng ký sở hữu hàng nguy hiểm có PCB với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.  Đối với chủ nguồn thải:  Sau năm 2020, chủ sở hữu dầu, thiết bị, vật liệu có PCB phải ngưng sử dụng và phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH có PCB.  Chủ nguồn thải phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương khi chất thải từ dầu, thiết bị và vật liệu sử dụng có chứa PCB. Chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB đăng ký lại khi có một trong các trường hợp sau:  Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng lên đối với số lượng hàng hoá nguy hiểm/chất thải có PCB đã đăng ký.  Thay đổi địa điểm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng hoá nguy hiểm có PCB/cơ sở phát sinh CTNH có PCB nhưng không thay đổi chủ sở hữu/chủ nguồn thải hoặc thay đổi chủ sở hữu/chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở.  Bổ sung thêm cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng hoá nguy hiểm có PCB/cơ sở phát sinh CTNH có PCB hoặc giảm cơ sở đã đăng ký. (Tham khảo Hướng dẫn đăng ký thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website www.pops.org.vn để có các thông tin chi tiết hơn) Bộ hồ sơ đăng ký chủ sở hữu hàng nguy hiểm/chủ nguồn thải chất thải có PCB bao gồm:  Đơn đăng ký sở hữu hàng nguy hiểm/chủ nguồn thải chất thải có PCB;  Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM hoặc Giấy xác nhận đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;  Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do Công an cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản thẩm duyệt về PCCC hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về PCCC do cơ quan cảnh sát PCCC có thẩm quyền cấp;  Bản kê khai danh mục các loại dầu, thiết bị, vật liệu có PCB/danh mục chất thải có PCB;  Bản kê khai về trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố, trang bị phòng hộ an toàn lao động và lực lượng ứng phó sự cố liên quan đến PCB;  Phiếu an toàn hóa chất. THẢI LOẠI VÀ TIÊU HỦY PCB - QUẢN LÝ PCB Bộ hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB gồm những gì? 75 70 Quy trình đăng ký và thẩm định hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB như thế nào? 76 Quy trình đăng ký và thẩm định hồ sơ đăng ký chủ sở hữu hàng nguy hiểm có PCB cũng giống với quy trình đăng ký và thẩm định hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải có PCB (tuân theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT như đối với chủ nguồn thải thông thường nhưng phải kê khai chi tiết hàng nguy hiểm có PCB). Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Sở TNMT xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ sở hữu/chủ nguồn thải để sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Số lần thông báo không quá 02 (hai) lần, trừ những lần chủ sở hữu/chủ nguồn thải không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của Sở TNMT. Khi xác định hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở TNMT không cần thông báo cho chủ sở hữu/chủ nguồn thải và đương nhiên hồ sơ đăng ký được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét. Thời gian Trình tự công việc Chủ nguồn thải lập hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB và nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Sở TNMT tại địa bàn. Nộp hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải Lập chung hồ sơ đăng ký cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh. Trường hợp cơ sở phát sinh CTNH dưới dạng nguồn thải di động hoặc nguồn thải có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn một cơ sở đầu mối để đại diện lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Sau khi thẩm định hồ sơ (không quá 20 ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ), Sở TNMT cấp giấy xác nhận đăng ký đối với chủ sở hữu hàng hóa nguy hiểm/chủ nguồn thải chất thải có PCB. Xác nhận đăng ký Bắt đầu gửi hồ sơ Không quá 10 ngày sau khi nộp hồ sơ Ngay sau khi phê duyệt hồ sơ 71 Lộ trình ngừng sử dụng, và tiêu hủy PCB tại Việt Nam? 77 Theo Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) tại Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 8 năm 2006, Việt Nam sẽ loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị và máy móc vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028. Để có thể đạt được mốc thời gian này, các cơ sở được khuyến cáo thực hiện lộ trình loại bỏ các thiết bị PCB đang hoạt động theo các thứ tự ưu tiên về nồng độ như sau:  Đối với các thiết bị có PCB có nồng độ ≥ 100.000 ppm: Phải được xử lý hoặc chuyển giao cho cơ sở có giấy phép lưu giữ, xử lý chất thải có PCB trong thời gian tối đa năm kể từ khi ngừng sử dung hoặc bắt đầu lưu giữ tạm thời trong khu vực lưu giữ.  Đối với thiết bị vật liệu, chất thải có PCB với nồng độ từ 50 - 100.000 ppm trở lện phải được xử lý hoặc chuyển giao cho sở có giấy phép lưu giữ, xử lý chất thải PCB trong thời gian tối đa 2 năm kể từ khi ngừng sử dung hoặc lưu giữ tạm thời trong kho, nhưng không quá ngày 31/12/2028. Các thiết bị có PCB có nồng độ > 500 ppm và có một trong những dấu hiệu sau thì yêu cầu cơ sở sớm có kế hoạch loại bỏ:  Thiết bị trong tình trạng kỹ thuật xấu.  Thiết bị đặt gần những cơ sở có nguy cơ cao (bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm mua bán, trường học, các cơ sở sản xuất thực phẩm, các nhà máy cung cấp nước sạch, các tòa nhà với nhiều người vào ra). QUẢN LÝ PCB 72 Bắt đầu quản lý PCB an toàn như thế nào? 78 Lập kế hoạch quản lý PCB: Xác định thiết bị và vật liệu có PCB, kế hoạch bao gói, dán nhãn, vận chuyển, lưu giữ, thải bỏ và xử lý. (Có thể liên hệ với Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam để được hướng dẫn) Giám sát và báo cáo: Thực hiện giám sát và báo cáo việc quản lý PCB theo đúng quy định đối với hóa chất, hàng hóa, chất thải nguy hại. Tuyên truyền, đào tạo: Thông báo về thiết bị, cảnh báo vật liệu (nghi) nhiễm PCB đến người lao động và cộng đồng. Sử dụng bảo hộ lao động phù hợp khi tiếp xúc với dầu: Sử dụng mặt nạ an toàn phù hợp, phương tiện bảo hộ cá nhân bằng vật liệu PPE. Thực hiện các quy định: Tuân thủ quy định xuất nhập khẩu, vận chuyển, xả thải vật liệu, thiết bị có PCB. 73 Có thể tìm hiểu thêm thông tin PCB ở đâu? 79 Thông tin về hoạt động quản lý PCB cũng như các tin tức, hướng dẫn kỹ thuật được đăng tải trên trang web www.pops.vn. Dưới đây là một số tài liệu điển hình: Hướng dẫn kỹ thuật  Hướng dẫn xác định/nhận diện thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB.  Hướng dẫn đăng ký thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB.  Hướng dẫn đóng gói và dán nhãn thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB.  Hướng dẫn lưu giữ thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB.  Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB.  Hướng dẫn yêu cầu khử ô nhiễm và xử lý thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB  Hướng dẫn kỹ thuật thanh tra về quản lý PCB.  Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố PCB cấp cơ sở.  Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa và ứng phó sự cố PCB. Tài liệu kỹ thuật  Bản tin số 1: Giới thiệu về POP, PCB và dự án quản lý PCB tại Việt Nam  Bản tin số 2: PCB với môi trường và sức khỏe  Bản tin số 3: Thanh kiểm tra PCB  Bản tin số 4: Phòng ngừa phát thải PCB đến môi trường  Bản tin số 5: Phòng ngừa tác động của PCB đến sức khỏe  Bản tin số 6: Mua bán, vận chuyển, lưu giữ và quản lý an toàn PCB  Bản tin số 7: Kiểm kê và xác định tồn dư PCB  Bản tín số 8: Thanh lý, xử lý và tiêu hủy PCB  Bản tin số 9: Tổng kết dự án quản lý PCB tại Việt Nam  Các áp phích, tờ rơi về an toàn PCB QUẢN LÝ PCB 74 Dự án hỗ trợ gì cho doanh nghiệp? 80 Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể được hỗ trợ truyền thông về PCB. Nếu có nhu cầu hỗ trợ, hãy liên hệ với Dự án tại địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phát, B14-D21, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phố Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; Tel: 84.4.37227678; Fax: 84.4.37227679; Email: vanphongpcb@gmail.com Để đăng ký hỗ trợ và giải đáp thông tin. Dự án có triển khai giai đoạn tiếp theo không? 82 Một dự án nối tiếp được xem là dự án PCB pha 2 đang được phát triển với mục tiêu thực hiện các hoạt động kiểm kê bổ sung, xử lý, tiêu hủy dầu, thiết bị, vật liệu có PCB đã được kiểm kê và lưu giữ từ Dự án này, hướng tới ngừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu hủy PCB an toàn vào năm 2028. Dự án đã đạt được những kết quả gì? 81 Trong 5 năm hoạt động, Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đã: 1. Quản lý thực hiện 46 gói thầu được phân chia thành 84 hợp đồng; 2. Hỗ trợ xây dựng 30 văn bản pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật gồm 01 chỉ thị, 01 kế hoạch hành động quản lý PCB, 01 thông tư, 07 TCVN/QCVN, 9 hướng dẫn kỹ thuật, 11 hướng dẫn hành chính; 3. Triển khai kiểm kê 59.000 thiết bị điện, công nghiệp thuộc EVN và ngoài EVN; 4. Hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật cho 09 đơn vị lưu giữ, 40 phòng thí nghiệm với giá trị hỗ trợ lên đến 27 tỉ đồng; 5. Tổ chức hơn 40 hội thảo đào tạo, tập huấn cho khoảng trên 4.000 lượt người về POP/PCB; 6. Tham gia trao đổi thông tin và trình bày tại 03 hội thảo quốc tế; 7. Phát hành 60 ấn phẩm gồm: 34 bài báo, 09 bản tin, 06 phóng sự truyền hình, 05 bản tin truyền thanh, 03 phiên bản sổ tay hỏi đáp về PCB, 02 áp phích, 01 tờ rơi; 8. Phát triển và duy trì hệ thống thông tin quản lý PCB (MIS) mang tính liên Bộ; 9. Hơn 5 triệu lượt người truy cập trang thông tin điện tử của Dự án: www.pops.org.vn. 75 DỰ ÁN QUẢN LÝ PCB TẠI VIỆT NAM CÁC BÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN QUẢN LÝ PCB TẠI VIỆT NAM DỰ ÁN QUẢN LÝ PCB TẠI VIỆT NAM 2010 - 2014 Mục tiêu chung Xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn một lượng lớn PCB tại các tỉnh trình diễn nhằm tiêu hủy trong tương lai. Mục tiêu cụ thể  Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế quản lý PCB; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB;  Trình diễn các hoạt động quản lý an toàn PCB trong một số ngành chính có sử dụng PCB và trong phạm vi khu vực được lựa chọn;  Tăng cường năng lực cho các bên liên quan về quản lý an toàn PCB; nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý an toàn PCB. Các bên thực hiện  Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường;  Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương;  Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương. Các bên thụ hưởng  Cán bộ quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương;  Cán bộ quản lý và người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất điện, sản xuất công nghiệp, cơ sở tái chế dầu, tiêu hủy các chất thải nguy hại và các phòng thí nghiệm;  Các tổ chức kỹ thuật, xã hội, các cơ quan báo chí trên toàn quốc và cộng đồng. Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam Tầng 3, Tòa nhà An Phát, B14-D21, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phố Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: (84-4) 37227678; Fax: (84-4) 37227679 Email: vanphongpcb@gmail.com EVN Mọi thông tin được chia sẻ và cập nhận tại website: www.pops.org.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_so_tay_hoi_dap_ve_pcb_0375_2001346.pdf