Tên đề tài : Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y
Sổ tay cây thuốc và Vị thuốc Đông Y là tài liệu tôi sưu tầm và tổng hợp từ một số cuốn sách về Đông Y như Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Đông Dược học Thiết Yếu, Hòa Hán Dược Khảo, Việt Nam dược điển, Dược Tài Học, Thiên Gia Diệu Phương, Đông Dược Học Thiết Yếu, Phương Pháp Bào Chế Đông Dược, Trung Dược Đại Từ Điển, Độc Lý Dữ Lâm Sàng, Y Học Khải Nguyên, Dược Tính Luận, và một số trang web như Kỳ Bá Linh, Y học cổ truyền, Từ Điển Đông Dược của Bác sĩ-Lương Y Hoàng Duy Tân,
Mỗi loại cây thuốc vị thuốc đều có ảnh minh họa, nói rõ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi khác, tên Khoa học,tên Việt Nam, Dược tính,cách Bào chế,Thành phần hóa học, tác dụng Dược lý,tác dụng và chủ trị, liều dùng, thận trọng, chống chỉ định,bàn luận,
Cuốn sách này được biên soạn với mục đích duy nhất là chia sẻ tài liệu học tập,tham khảo cho các sinh viên Y và Nhân viên Y Tế, cũng như cho bất cứ ai có niềm say mê nghiên cứu về Y Học cổ truyền Việt Nam.
Tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc áp dụng hoặc trích dẫn thông tin trong cuốn sách này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc, sinh mệnh, uy tín,danh dự , của bất cứ ai .
Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng, chỉnh sửa, sao chép , mua bán cuốn sách này dưới bất cứ hình thức nào, bằng bất cứ phương tiện nào.
Nội dung của cuốn sách này có thể được cập nhật hoặc sửa đổi mà không cần thông báo trước.
Không được tự ý áp dụng thông tin trong sách để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Cuối cùng xin cám ơn bạn đã đọc những dòng này, nếu bạn đã sẵn sàng và chấp nhận điều khoản sử dụng , xin mời bạn xem tiếp những trang sau.
Bạn có thể tải các cuốn sách Y học khác do tôi sưu tầm và biên soạn : Bách Khoa Y học,Triệu chứng học Nội Khoa,Tâm thần học, Tất cả đều có trên website của tôi tại http://ykhoaviet.tk .
Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe,thành công và hạnh phúc.
757 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3133 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g).
+ Trị ráy tai khô cứng không ra: Khâu dẫn, bỏ vào trong lá Hành, nghiền nát, hòa thành nƣớc,
nhỏ vào đầy lỗ tai vài lần thì ra (Thánh Huệ Phƣơng).
+ Trị côn trùng vào tai: Địa long tán bột, bỏ vào trong Hành, hòa thành nƣớc, nhỏ vào (Thánh
Huệ phƣơng).
+ Trị dƣơng độc kết tụ ở hông, đè vào rất đau, thở nhƣ suyễn, táo bón, cuồng loạn: Địa long
sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát nhƣ bùn, thêm một ít gừng tƣơi, một muỗng mật ong, một ít
nƣớc Bạc hà, lấy nƣớc mới lấy ở dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi
ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp (Thƣơng Hàn Uẩn Yếu phƣơng).
+ Trị đau nhức do đầu phong: vào ngày mùng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn, trộn với một ít Long
não, Xạ hƣơng, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần lấy 1 viên trộn với nƣớc
gừng, nhét vào trong lỗ mũi. Đau bên phải nhét bên trái và ngƣợc lại (Long Châu Hoàn -
Thánh Tễ Tổng Lục).
+ Trị điếc do bế khí: Khâu dẫn, Xuyên khung, mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc
sắc Mạch môn (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ứ huyết do thấp đàm, kinh lạc ứ tắc gây đau: Xuyên ô đầu, Thảo ô đầu, Địa long, Thiên
nam tinh, mỗi thứ 8g, Nhũ hƣơng, Một dƣợc, mỗi thứ 6g. Tán bột, chƣng với rƣợu hồ làm
thành viên. Mỗi lần uống 1 viên với nƣớc sắc Kinh giới hoặc Tứ Vật Thang (Hoạt Lạc Đơn –
Hòa Tễ Cục Phƣơng).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Địa long sao, tán bột, nƣớc Gừng, Bán hạ, Xích phục linh các
vị bằng nhau, tán bột, uống 2-4g với nƣớc Sinh khƣơng, Kinh giới, Bạc hà (Phổ Tế phƣơng).
+ Trị răng sâu đau: Địa long, hòa nƣớc muối, trộn Miến, nhét vào trên răng (Phổ Tế phƣơng).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh cấp: Khâu dẫn tƣơi 1 con, gĩa nát, bỏ vào 1 viên Ngũ Phƣớc Hóa
Độc Đơn, tán bột, rồi sắc uống với nƣớc sắc nƣớc Bạc hà (Ngũ Phƣớc Hoàn – Phổ Tế
Phƣơng).
+ Trị kinh phong, phiền loạn, trẻ con kinh phong mạn tính, tâm thần buồn bực, phiền não, gân
mạch co quắp, vị hƣ, ký sinh trùng trong ruột quậy, uốn ngƣợc mình mà la hét: Nhũ hƣơng
2g, Hồ phấn 8g. Nghiền đều, lấy Khâu dẫn khoang cổ, gĩa nát, trộn thuốc bột làm thành viên
to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 7-15 viên với nƣớc Hành sắc (Nhũ Hƣơng Hoàn - Phổ Tế
phƣơng).
+ Trị họng sƣng nghẹt: lấy Giun đất nghiền với dấm ăn, cho nuốt dần, mửa ra đàm máu thì tốt
(Phổ Tế phƣơng).
+ Trị da đầu nổi vẩy trắng: bột Địa long, cho vào một ít Khinh phấn, trộn với dầu mè, xức vào
(Phổ Tế phƣơng).
+ Trị viêm quầng (đơn độc): Khâu dẫn 1 con, để nguyên đất, gĩa nhuyễn, đắp vào (Phổ Tế
Phƣơng).
+ Trị sốt rét bứt rứt, bón nhiều: Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát nhƣ bùn, thêm một
ít gừng tƣơi, một muỗng mật ong, một ít nƣớc Bạc hà, lấy nƣớc mới lấy ở dòng sông lên, nấu
sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp, rất có hiệu quả (Trực
Chỉ phƣơng).
+ Trị tiểu không thông: Khâu dẫn, gĩa nát, ngâm nƣớc lọc lấy nƣớc cốt nửa chén, uống ngay
(Đẩu Môn phƣơng).
+ Trị ngƣời lớn tuổi bị bí tiểu: Giun đất khoang cổ trắng, Hồi hƣơng, 2 vị bằng nhau, gĩa ép
lấy nƣớc uống (Châu Thị Tập Nghiệm phƣơng).
+ Trị trẻ nhỏ bí tiểu do nhiệt kết: Địa long loại lớn, quết nhƣ bùn, bỏ vào một ít mật ong, đắp
ở ngọc hành và dịch hoàn. Đốt Tàm thoái 4g, Chu sa, Long não, Xạ hƣơng, mỗi thứ một ít,
lấy Mạch môn, Đăng tâm sắc nƣớc uống với thuốc (Toàn Ấu Tâm Giám phƣơng).
+ Trị kinh phong mạn tính suy nhƣợc quá: Phụ tử bỏ vỏ, rốn, nghiền sống, lấy Khâu dẫn
khoang trắng bỏ trong đó mà lăn, cạo bột Phụ tử dính phía trên Khâu dẫn, làm viên to bằng
hạt gạo, mỗi lần uống 10 viên với nƣớc cơm (Bách Nhất Tuyển Phƣơng).
+ Trị kinh phong cấp, mạn tính: ngày mồng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn, lấy dao tre cắt làm hai
đoạn, đoạn nhảy nhanh để ra một bên, đoạn nhảy chậm để ra một nơi, nghiền nát riêng, bỏ
vào một ít bột Chu sa, làm thành viên. Cần nhớ là nếu cấp kinh phong thì dùng bột của đoạn
nhảy chậm, mỗi lần uống 5-7 viên với nƣớc sắc Bạc hà (Kinh Nghiệm phƣơng).
+ Trị trẻ nhỏ tinh hoàn bị sƣng: Địa long còn nguyên đất, quết nhuyễn, trộn nƣớc đắp vào
(Tiểu Nhi Dƣợc Chứng Trực Quyết).
+ Trị đau một bên hay chính giữa đầu không chịu đựng đƣợc, dùng Địa long bỏ đất, sấy khô,
Nhũ hƣơng các vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2g, vấn lại nhƣ vấn thuốc hút, để lên lửa
đèn, lấy mũi hít hơi khói ấy (Thánh Huệ Long Hƣơng Tán - Chiêm Liệu phƣơng).
+ Trị răng đau, răng lung lay: Địa long khô, sao, Ngũ bội tử sao, hai vị bằng nhau, tán bột ,
trƣớc hết lấy Gừng tƣơi xát vào răng, sau đó xức thuốc bột vào Ngựcï Dƣợc Viện phƣơng).
+ Trị điếc đột ngột: Khâu dẫn bỏ vào muối, hành, trộn chung thành nƣớc, lấy nƣớc đó, nhỏ
vào tai (Thắng Kim phƣơng).
+ Trị hạch lao ở cổ lở chảy nƣớc: dùng đoạn dƣới của rễ Kinh giới sắc nóng rửa. Dùng lá Hẹ
trên đất có Khâu dẫn 1 nắm, hái lúc canh năm, để trên lửa hồng, cho khô. Tán bột. Mỗi một
muỗng bỏ vào Nhũ hƣơng, Một dƣợc, Khinh phấn mỗi thứ 2g, Xuyên sơn giáp 9 miếng vẩy,
sao, tán bột, trộn với dầu xức vào (Bảo Mệnh Tập phƣơng).
+ Trị nhện cắn bị thƣơng: lấy 1 lá Hành, bỏ đầu nhọn, đem Khâu dẫn bỏ vào trong ống lá, ép
2 đầu đừng để cho mất hơi, lắc cho ra nƣớc, bôi vào nơi chỗ cắn (Đàm Thị Tiểu Nhi
phƣơng).
+ Trị sa trực trƣờng dƣơng chứng: lấy Kinh giới, Sinh khƣơng sắc rửa, lấy Địa long (bỏ đất)
40g, Phác tiêu 8g, tán bột, trộn với dầu bôi vào (Toàn Ấu Tâm Kính phƣơng).
+ Trị phong cùi đau, ngứa: Khâu dẫn khoang trắng (bỏ đất), lấy Táo nhục nghiền nát, trộn làm
thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 60 viên với rƣợu. Cử ăn gừng, tỏi, (Hoạt
Nhân Tâm Thống phƣơng).
+ Trị nhọt độc đã vỡ mủ: Lá Hẹ trên đất có giun đất, gĩa nát lấy nƣớc đắp vào, ngày thay 3-4
lần (Phù Thọ Tinh phƣơng).
+ Trị nhọt độc đã vỡ miệng: Địa long, Ngô thù du, tán bột, trộn dấm, hòa với Miến sống đắp
dƣới lòng bàn chân (Trích Huyền phƣơng).
+ Trị sốt cao co giật : Địa long 10g, Toàn yết 3g, Câu đằng, Kim ngân hoa đều 12g, Liên kiều
10g, sắc uống. Hoặc dùng Địa long 100g, Chu sa 30g, tán nhuyễn, làm viên. Mỗi lần uống 3g
(Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+Trị hen suyễn : Địa long 12g, sắc uống hoặc dùng bột Địa long khô, mỗi lần 3-4g, ngày uống
2 lần. Hoặc dùng Địa long, Cam thảo tƣơi, lƣợng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống
4—5g. Ngày hai lần (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+Trị sỏi đƣờng tiểu : Địa long đỏ, Củ tỏi, Lá khoai lang đỏ, lƣợng vừa đủ, gĩa nát, đắp vùng
bụng dƣới, kết hợp uống thêm thuốc lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị huyết áp cao : uống cao lỏng Địa long 40%, mỗi lần 10ml, ngày 3 lần, đạt kết quả tốt
(Mao Văn Hồng, Thƣợng Hải Trung Y Dƣợc Tạp Chí 1959, 4 : 39).
+Trị động kinh do chấn thƣơng :Địa long khô 3-6g, sắc uống mỗi ngày. Liệu trình 2-12 tháng,
bình quân 5,5 tháng. Trị 20 ca, khỏi 16, chuyển biến tốt 3. tỉ lệ có kết quả 95% (Chu Văn
Chính, Hà Bắc Y Dƣợc Tạp Chí 1983, 3 : 48).
+ Trị bệnh tâm thần phân liệt : Địa long 30g, Đƣờng trắng 10g, sắc, chia 2 lần uống sáng tối.
Mỗi tuần uống 6 thang, 60 thang là một liệu trình, có kết hợp thuốc an thần. Trị 30 ca, kết quả
trƣớc mắt 18 ca, số có kết quả nhiều, có tiến bộ và không kết quả, mỗi thứ 4 ca. Tổ II dùng
Địa long tiêm bắp, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4ml (mỗi ml tƣơng đƣơng 1g thuốc), kết hợp với
thuốc an thần liều nhỏ. Trị 50 ca, khỏi 11, có kết quả rõ 14, có tiến bộ 12, không kết quả 13.
Tổ III dùng nƣớc sắc Địa long, uống giống nhƣ tổ I. trị 30 ca, kết quả khỏi 2, có kết quả 7, có
tiến bộ 8, không kết quả 13. kết quả tốt hơn đối với suyễn ứ huyết thực chứng (Thế Đức, Triết
Giang Trung Y Dƣợc 1979, 11 : 440).
+ Trị mề đay, dị ứng : Dung dịch Địa long 100% chích bắp, mỗi lần 2ml, 10 lần là một liệu
trình, thƣờng trị 1-2 liệu trình. Theo dõi 100 ca, tỉ lệ kết quả đạt 84% (Tân Y Học Tạp Chí
1976, 4 : 178).
Tham khảo:
+ Khâu dẫn vị mặn tính lạnh, có tác dụng giáng tiết, chạy xuyên suốt khắp kinh lạc lại có thể
thanh nhiệt chống co giật, lợi tiểu, bình suyễn. Đào Hoằng Cảnh ghi rằng có thể khử giun sán
rất hiệu quả. ‗Trửu Hậu Phƣơng‘ dùng nó để trị sƣng tinh hoàn hoặc tinh hoàn thụt lên đau
bụng thắt không chịu nổi. Vì vậy mà Khấu Tông Thích lại dùng trong các chứng bệnh phong
đi xuống do thận. Ấy là những cái hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu thêm trong lâm sàng
(Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa).
+ Theo báo cáo mới đây, dùng Địa long kết hợp với các thứ sau có thể phòng trị chứng ung
thƣ, nhƣ: Địa long, Ngô công, Phong phòng (tổ ong), Bồ công anh, Bản lam căn, Toàn yết, Xà
thoái mỗi thứ 40g. Bạch hoa xà thiệt thảo nửa cân. Tán bột luyện mật làm viên, mỗi viên 8g.
Uống sáng 1 viên, tối 1 viên với nƣớc nóng. Lại có thể trị bệnh áp huyết cao, tán bột hoặc sắc
uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
Phân biệt:
1- Ở Trung Quốc còn dùng các con Pheretima asiatica Michaelsen và Allolobophora
caliginosa Trapezoides,.. thuộc họ Megasclo lecidae, để làm thuốc.
2- Cần phân biệt với Rắn giun là một giống rắn có tên khoa học là Tpholops. Thoáng nhìn, ta
dễ lẫn rắn giun với giun đất vì rắn cũng có cỡ lớn và màu nâu thẫm bóng láng nhƣ giun. Nếu
quan sát kỹ một chút, ta sẽ thấy thân rắn giun phủ vẩy nhƣ rắn. Đây là một loài rắn thực sự,
do điều kiện sống chui dƣới đất nhƣ giun, nên có hình dạng tƣơng tự giun. Thân rắn giun hình
trụ, có vẩy nhẵn bóng giúp con vật chui luồn dễ dàng. Mõm nhọn sắc, giúp con vật dễ khoan
lỗ trong đất mềm. Đuôi ngắn có vẩy nhọn là chỗ tựa trên đất giúp rắn trƣờn về phía dƣới. Mắt
nhỏ ẩn dƣới vẩy bên đầu, nên tránh khỏi sây sát khi rắn luồn trong đất. Rắn giun đào hầm
dƣới đất có khi sâu tới hàng mét và ăn các loại giun và sâu bọ ấu trùng ở đất. Ngƣời ta thƣờng
gọi là ―Rắn hổ giun‖, không cắn đƣợc ngƣời (Danh Từ Dƣợc Học Đông Y)
ĐỊA PHỦ TỬ
Tác dụng:
Lợi niệu, thông lâm, trừ thấp nhiệt.
Chủ trị:
+ Trị tiểu không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại chứng lâm, phù thũng cƣớc
khí. Dùng ngoài, sắc lấy nƣớc rửa nơi lở ngứa ngoài da.
Liều lượng:
Uống 3-5 chỉ, dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai tiểu nhiều, không có thấp nhiệt, bệnh hƣ không thấp nhiệt cấm dùng. Ghét
Phiêu tiêu.
Bảo quản:
Dễ mọt, đậy kín, để nơi cao ráo. Tránh ẩm, dễ mất mùi thơm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Đau mắt, mắt lèm nhèm, hễ đau mắt hay bụi vào mắt, bẩm chất ngƣời có nhiệt, dùng Địa
phu tử, lấy nƣớc cốt trắng của nó điểm nhiều lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Đỏ mắt do phong nhiệt, dùng Địa phu tử sấy khô 1 thăng, Sinh địa hoàng nửa cân, gĩa nát
lấy nƣớc cốt trộn thuốc làm bánh rồi phơi nắng tán bột, lần uống 3 chỉ lúc đói với rƣợu
(Thánh Huệ Phƣơng).
+ Lỵ ra huyết không cầm, dùng Địa phu tử 5 lƣợng, Địa du, Hoàng cầm mỗi thứ 1 lƣợng tán
bột lần uống một muỗng nhỏ với nƣớc ấm (Thánh Huệ Phƣơng).
+ Đau nhức đầu nhƣ búa bổ, đến nỗi bất tỉnh nhân sự, dùng Địa phụ tử cùng nghiền nát với
Sinh khƣơng, uống với rƣợu nóng cho ra mồ hôi là đƣợc (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Đau dƣới sƣờn, dùng Địa phu tử tán bột, uống một muỗng nhỏ với rƣợu (Thọ Thành Thần
Phƣơng).
+ Toàn thân nổi mụn nhƣ da cóc, dùng Địa phu tử, Phèn chua (Bạch phàn) các vị bằng nhau
sắc rửa nhiều lần (Thọ Thành Thần Phƣơng).
+ Thoát vị (sán khí) nguy cấp, dùng Địa phu tử sao thơm, tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với
rƣợu (Giản Tiện Phƣơng).
+ Do khiêng vác nặng gây nên thoát vị bẹn hoặc sa tử cung : dùng Địa phu tử 5 chỉ, Bạch
truật 2 chỉ 5, Quế tâm 5 phân tán bột uống với rƣợu lần 3 chỉ, Kiêng hành sống, đào, lý (Bí
Hiệu Phƣơng).
+ Phong chẩn lâu năm, đau thắt lƣng kinh niên, cứ đến tháng 6-7 là phát đau, chọn Địa phu tử
khô tán bột, uống một muỗng nhỏ với rƣợu, ngày 5-6 lần (Trửu Hậu Phƣơng).
+ Có thai bí tiểu hoặc đái rắt, đau không chịu đƣợc, tay chân lạnh, dùng địa phu tử 12 lƣợng,
4 thăng nƣớc, sắc còn 2 thăng rƣỡi, chia làm nhiều lần uống (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị đái ra máu hoặc nhiệt lâm : Địa phu tử, Trƣ linh, Tri mẫu, Cù mạch, Đông quy tử đều 3
chỉ, Thông thảo Chỉ thực, Hoàng bá, Cam thảo đều 2 chỉ. Sắc uống (Địa Phu Tử Thang - Lâm
Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Học).
+ Trị đau thắt lƣng, tiểu ít, nƣớc tiểu vàng : Địa phu tử 4 lƣợng, tán bột, mỗi lần uống 2 chỉ,
với rƣợu, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Học).
+ Trị các chứng ngứa ngoài da : Địa phu tử, Khổ sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Phòng phong, Thuyền
thoái mỗi thứ 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Học).
+ Trị chốc lở ngoài da : Địa phu tử 4 chỉ, Sanh cam thảo 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Học).
+ Trị phong nhiệt ngoài da, ngứa ngáy, ngứa chảy nƣớc ở bìu đái : Địa phu tử (toàn cây) sắc
rửa (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Học).
+ Trị trùng roi âm đạo, ngứa âm đạo, bạch trọc nhiều : Khổ sâm, Hoa tiêu, Bạch phàn, sắc rửa
ngoài
+ Trị mề đay, phong ngứa : Địa phụ tử, Bạch phụ tử, Xà sàng tử, Xuyên tiêu, các vị bằng
nhau tán bột, trộn với ít mỡ heo bôi vào
Tham khảo:
+ Vào mùa hè thu hái nhánh non của cây Địa phu gọi là Địa phu miêu, phơi khô cất dùng.
Tính vị và tác dụng sinh lý giống nhƣ Địa phu tử. Dùng để trị viêm khớp do phong thấp, đau
các khớp tay chân, tiểu ít, lấy Địa phu miêu 4 chỉ sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Địa phu tử vị đắng tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, có công năng thông lâm, lợi
tiểu tiện, lại có thể giải độc trừ thấp sang. Trên lâm sàng chủ yếu dùng để trị phong lở do thấp
nhiệt, ngứa toàn thân, có thể dùng cho uống trong và rửa bên ngoài (Trung Dƣợc Học Giảng
Nghĩa).
ĐỖ TRỌNG
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Hán Việt khác:
Tƣ trọng (Biệt Lục), Tƣ tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa,
Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao,
Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Eucommia ulmoides Oliv.
Họ khoa học:
Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).
Mô tả:
Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây' cao . từ 15 - 20m, đƣờng kính
độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn
trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cƣa; mặt lá nhắn
bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn
lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng,
hoa thƣờng ra trƣớc lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành
chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi.
Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm
giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc nhƣ tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi
nhựa.
Địa lý:
Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhƣng chƣa phát triển.
Thu hái, sơ chế:
Sau khi cây trồng đƣợc 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trƣớc.
Vào tháng 4 - 5 hàng năm, lấy cƣa cƣa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn
tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không
bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh
cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trƣởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại nhƣ cũ, lúc
đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nƣớc sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dƣới có lót
rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy
ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra
đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành
từng miếng ý muốn.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ (Cortex Eucommiae).
Mô tả dược liệu:
Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.
Phân biệt với Đỗ trọng nam.
+ Bắc đỗ trọng: Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 - 0,4cm, dài rộng khác nhau. Mặt ngoài màu nâu vàng
đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt
trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ. Chất giòn, dễ bé gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi.
Mùi hơi thơm, vị hơi đắng.
+ Nam đỗ trọng: Vỏ cuộn hình lòng máng, dày l 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài màu vàng sáng có
những khoang màu vàng nâu, có nhiều đƣờng nứt dọc. Mặt trong nhẵn, màu nâu, chất cứng,
khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém, không mùi, hơi thơm, vị nhạt, hơi chát.
Phẩm chất, quy cách: Do vị Đỗ trọng phân bố rộng rãi khắp nơi ở Trung Quốc cho nên mỗi
nơi một khác.
+ Đỗ trọng sản xuất ở Đại ba (Tứ Xuyên) mặt vỏ mịn, dày thịt.
+ Đỗ trọng ở dẫy núi Lầu sơn (Quý Châu) thì mặt vỏ thô mịn khác nhau, phẩm chất không tốt
bằng Tứ Xuyên.
+ Còn Đỗ trọng ở Thiểm Tây, Hồ Bắc thì vỏ thô, xù xì, mỏng thịt, chất lƣợng kém hơn cả.
Các qui cách chính gồm có:
Đỗ trọng dày thịt: Những miếng vỏ khô dày thịt, to, mặt sau có màu đen tím, bẻ gãy có những
sợi nhƣ sợi bông màu trắng, không bi sâu bệnh hại và trầy sát là tốt nhất. Trong đó chia làm 3
loại theo thứ tự tốt xấu:
(1) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô ở mặt vỏ, hai mặt cắt đều dày 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng
53cm.
(2) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô bên ngoài, mặt cắt chếch hai đầu dày 3 - 8,3mm, dài 20 -
93cm, rộng 40cm.
(3) Cạo hết lớp vỏ khô chết ở ngoài, dày 3-5mm, dài 20 - 60cm, rộng 17 - 40cm.
2 - Đỗ trọng miếng nhỏ: Những miếng nhỏ dày trên 3mm.
3 - Đỗ trọng mỏng thịt: Mặt vỏ mịn nhƣ vỏ quế, mặt sau màu đen tím, bẻ gẫy có sợi nhƣ sợi
bông màu trắng. Trong đó phân làm 3 loại:
. Khô kiệt, cạo hết vỏ ngoài, hai đầu cắt thẳng, dài 17 - 93cm, rộng 17 - 40cm.
. Khô kiệt, cạo hết vỏ mặt thô mịn khác nhau, cắt vuông góc có độ dày khoảng 3mm, dài 20-
93cm, rộng 17 - 40cm.
4- Loại ngoại lệ: Gồm những miếng dài, miếng vụn nhỏ, miếng cuốn cong, miếng rách.
Bào chế:
1- Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, hòa đều, tẩm
kỹ
rồi sao cho thật khô là đƣợc (Lôi Công Bào Chích Luận).
2 - Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nƣớc muối sao cho đứt tơ là đƣợc (Bản Thảo
Cƣơng Mục).
3 - Tẩm với rƣợu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là đƣợc (Trung Dƣợc Học).
4 - Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3-5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt đƣợc,
nhƣ da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rƣợu (Trung Quốc Dƣợc Học Đại
Từ Điển).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ƣớt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem
phơi ngay.
Thành Phần Hóa Học:
+ Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C (Trung Dƣợc Học).
+ Trong Đỗ trọng có Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol,
Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol (Deyama Y và cộng sự – Chem
Pharm Bull,1987, 35 (5): 1785).
+ Ulmoprenol (Horii Z và cộng sự – Tetraheldron Lettér 1978, (50): 5015).
+ Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol (Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986, 28
(5): 528).
+ Augoside, Harpagide acetate, Reptóide Bianco A và cộng sự – Tetrahedron 1974, 30: 4117).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Tác dụng hạ áp: Sắc nƣớc và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nƣớc sắc tác dụng
mạnh hơn, nƣớc sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nƣớc sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu
do thuốc trực tiếp làm thƣ gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dƣợc Học) nhƣng tác dụng hạ
áp thời gian ngắn (Trung Dƣợc Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lƣu lƣợng máu của động
mạch vành (Trung Dƣợc Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Có tác dụng kháng viêm, tăng cƣờng chức năng vỏ tuyến thƣợng thận (Trung Dƣợc Học).
+ Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dƣợc Học).
+ Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng
điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng nhƣ nhau
(Trung Dƣợc Học).
+ Tác dụng đối với tử cung: nƣớc sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hƣng phấn tử
cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hƣng
phấn lại rất nhẹ (Trung Dƣợc Học).
+ Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu (Trung Dƣợc Học).
+ Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn
lỵ Flexner, trực khuẩn Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên
cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dƣợc Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính ôn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng (Dƣợc Tính Bản Thảo).
+ Vị ngọt, hơi cay, tính ấm (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cƣờng chí (Bản Kinh).
+ Nhuận can táo, bổ can hƣ (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Bổ can, thận, cƣờng cân cốt, an thai (Trung Dƣợc Học).
+ Ôn thận, tráng dƣơng, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ
Sách).
Chủ trị:
+ Trị âm nang ngứa chảy nƣớc, tiểu gắt, lƣng đau (Bản Kinh).
+ Trị chân đau nhức không muốn bƣớc (Biệt Lục).
+ Trị lƣng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết,
trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Trị chứng thận hƣ, lƣng đau, liệt dƣơng, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dƣợc Học).
+ Trị cột sống đau nhức, thắt lƣng đau, đầu gối mỏi, thai động, rong kinh, đầu đau, chóng mặt
do thận hƣ (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Liều lƣợng: 8-12g, có thể dùng đến 40g.
Kiêng kỵ:
+ Ghét Huyền sâm, Xà thoái (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Không phải Can Thận hƣ hoặc âm hƣ hỏa vƣợng: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Âm hƣ có nhiệt: dùng thận trọng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nƣớc mắt sống: Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán
bột, mỗi lần uống 20g với nƣớc lúc ngủ (Trửu Hậu phƣơng).
+ Trị phong lạnh làm thƣơng tổn thận, gây đau thắt lƣng, đau cột sống do hƣ: Đỗ trọng 640g,
xắt, sao với 2 thăng rƣợu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần (Thế Y Đắc Hiệu Phƣơng).
+ Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lƣng đau nhƣ sáp sẩy thai: Đỗ trọng (tẩm
nƣớc Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rƣợu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy
nƣớc trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nƣớc cơm (Đỗ Trọng Hoàn – Chứng Trị Chủan
Thằng).
+ Trị thắt lƣng đau do thận hƣ: Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang,
mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nƣớc cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1,
lấy nƣớc, bỏ bã, rồi lấy 3 - 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào nhƣ nấu
canh uống lúc đói (Hải Thƣợng Phƣơng).
+Trị lƣng đau do thận hƣ: dùng phối hợp với các vị thuốc bổ thận khác:
. Nếu thận dƣơng hƣ, dùng Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đỗ
trọng 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đƣơng quy 12g, Lộc giác giao 10g, sắc
uống hoặc dùng mật chế làm hoàn (Hữu Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thƣ).
. Nếu thận âm hƣ: dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử
16g, Ngƣu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với
mật làm hoàn (Tả Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thƣ).
+ Trị quen hƣ thai, hoặc có thai cứ tới 4 - 5 tháng là hƣ. Trƣớc có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ
trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nƣớc ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục
đoạn tẩm rƣợu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dƣợc 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứ
thuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phƣơng).
+ Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên: Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để
trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ, gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ, trộn thuốc bột làm
viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống l viên với nƣớc cơm, ngày 2 lần (Thắng Kim
phƣơng).
+ Trị liệt dƣơng, di tinh do thận hƣ: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục đia
320g, Mạch môn đông, Sơn dƣợc, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngƣu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 160g
(Thập Bổ Hoàn – Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).).
+ Trị lƣng đau do thận hƣ, tay chân tê mỏi, không có sức: Đỗ trọng, Ngƣu tất, Thỏ ty tử, Nhục
thung dung, Hồ lô ba, Bổ cốt chỉ, Đƣơng quy, Tỳ giải, Bạch tật lê, Phòng phong, mỗi thứ 2
phần, Nhục quế 1 phần, Thận heo 1 cặp (nấu chín, quết nhuyễn). Trộn lại, hoàn với mật ong,
mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nƣớc (Ổi Thận Hoàn - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc
Thủ Sách).
+ Trị thắt lƣng đau do thận hƣ kèm phong hàn: Đỗ trọng, Đơn sâm, mỗi thứ 12g, Xuyên
khung 6g, Quế tâm 4g, Tế tân 6g. Ngâm rƣợu, uống (Đỗ Trọng Tửu - Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40
trái. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi
thứ 20g, A giao châu, Đƣơng quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng
Trung Dƣợc).
+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 40g,
tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, với nƣớc (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa, Câu
kỷ tử, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng
Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị thắt lƣng đau do thận hƣ, yếu từ thắt lƣng xuống chân: Đỗ trọng, Ngƣu tất, Câu kỷ tử,
Tục
đoạn, Bạch giao, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Hoàng bá, Sơn dƣợc (Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị liệt dƣơng, di tinh: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch
môn, Sơn dƣợc, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngƣu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với
mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nƣớc muối nhạt (Thập Bổ Hoàn - Sổ Tay
Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị phụ nữ có thai dọa sẩy thai, động thai: Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn
dƣợc 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị sẩy thai nhiều lần: Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao,
Đƣơng quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nƣớc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo, mỗi thứ 80g, Đơn bì Thục địa, mỗi thứ 40g,
tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Tang ký sinh mỗi thứ 16g, Mẫu lệ sống 20g, Cúc hoa, Câu kỷ
tử, mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Trị đau dây thần kinh tọa: Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ Đỗ trọng, ăn
thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày, tác giả chữa 6 ca kết quả tốt (Học Báo Y Học
Viện Phong Phu 1979, 1: 36)
Tham khảo:
+ Hƣ nhƣợc mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lƣng không cử động đƣợc, cần phải
thêm Đỗ trọng (Dƣợc Tính Bản Thảo).
+ Đỗ trọng trị Thận suy làm thắt lƣng và cột sống co rút (Nhật Hoa Chƣ Gia Bản Thảo).
+ Đỗ trọng nhuận đƣợc can táo, bổ can kinh sinh ra chứng hƣ phong (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Đỗ trọng có thể làm cho xƣơng cốt dẻùo dai (Dụng Pháp Tƣợng Luận).
+ Đỗ trọng vị cay, khí bình, không có độc. Sách ‗Biệt Lục‘ lại nói là có vị ngọt tính ấm. Sách
‗Dƣợc Tính Bản Thảo‘ lại nói Đỗ trọng vị đắng, tính ấm. Nhƣ vậy, vị cay, ngọt là chính, còn
đắng là thứ yếu và nhiều ấm, mà bình thì ít. Đỗ trọng có khí bạc vị hậu, nhập vào kinh Túc
thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hoàng Cung Tú nói: Thục địa tƣ bổ Can Thận, đi vào trong tinh tủy của cân cốt; Tục đoạn
điều bổ cân cốt, ở chỗ khí huyết của các đầu khớp gấp; Đỗ trọng bồi bổ Can thận, đi thẳng
vào phần dƣới của khí huyết ở cân cốt (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Đỗ trọng có công năng bổ can, tƣ thận, vì can chủ cân, thận chủ cốt, thận đầy đủ thì xƣơng
cốt
mạnh, can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở gân, vì vậy Đỗ trọng nhập
vào can mà bổ thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử năng linh mẫu thực) đểø trị can và
thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị lƣng đau gối mỏi. Bài ‗Thanh Nga Hoàn‘ kết hợp
Bổ cốt chỉ, Hồ đào nhục để trị lƣng đau do thận hƣ, Bài ‗Bảo Dựng Hoàn‘ của sách Bị Cấp
Thiên Kim Phƣơng dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn dƣợc. Bài ‗Đỗ Trọng Hoàn‘ của sách
Chứng Trị Chuẩn Thằng, dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Táo nhục đều là những phƣơng thuốc an
thai. Tuy nhiên, Đỗ trọng tính của nó trầm mà giáng, mà Tục đoạn cũng thông huyết mạch,
nên thận hƣ làm cho động thai dùng nó trƣớc tiên là tốt vậy. Nếu do khí hƣ mà huyết không
vững, mà lại dùng Đỗ trọng sẽ làm cho khí hãm xuống không thăng lên đƣợc, gây ra thoát
huyết không cầm. Điều này thầy thuốc không thể không biết đƣợc (Trung Dƣợc Học Giảng
Nghĩa).
+ Tuy trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng hạ áp nhƣng trên lâm sàng dùng độc vị Đỗ trọng
tác dụng thấp (Trung Dƣợc Ứng Dụng Lâm Sàng).
Phân biệt:
1- Hiện nay ở Việt Nam có nơi dùng vỏ một cây trong họ Trúc đào, với tên là Đỗ trọng dây
hay Đỗ trọng nam hay Nam đỗ trọng [Parameria laevigata (juss.) Moldenke = Parameria
glandurifera Benth. Họ Apocynaceae. Đó là dây leo dài 5 - IOm, Lá hình bầu dục, thuôn hay
hình trái xoan ngƣợc, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng,
có mép hơi cong về phía dƣới, dạng màng, thƣờng mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng
thơm xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm 2 quả dại, dài 15 - 30cm: rẽ đôi, nhọn
nhẵn. Mào lông mềm, trắng, dài 2 - 5cm. Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Cây
mọc hoang trong rừng và lùm bụi. Có thể thu hái vỏ quanh năm, đem về xắt nhỏ, phơi khô
hay sao. Cây chứa một chất nhựa nhƣ cao su, bẻ ra cũng có nhiều tơ nhƣng không dai và kéo
dài và óng ánh nhƣ tơ của Đỗ trọng bắc. Kinh nghiệm dân gian thƣờng dùng để trị huyết áp
cao, gây dãn mạch và thay thế cho vị Bắc đỗ trọng, cần nghiên cứu lại.
2 - Ở miền Trung, còn dùng vỏ một vài cây trong chi Euonymus họ Celastraceae.
3 - Xem thêm: Đỗ trọng đằng.
4 - Phân biệt Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.)
thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành
sợi tơ mành, vì vậy cũng có ngƣời gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thƣờng đƣợc trồng làm
cảnh.
ĐỘC HOẠT
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Khƣơng hoạt, Khƣơng thanh, Hộ khƣơng sứ. giả (Bản Kinh), Độc diêu thảo (Biệt Lục), Hồ
vƣơng sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trƣờng sinh thảo (Bản Thảo Cƣơng Mục), Độc hoạt,
Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Xuyên Độc hoạt
(Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
Tên khoa hoc:
Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels.
Họ khoa học:
Họ Hoa Tán (Apiaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, sống hoang tự nhiên ở sơn dã, cao 3m - 5m; thân, lá phủ kín lông
nhung, lá mọc cách, phân khía nhiều lần, làm thành lá kép dạng lông chim lớn, cuống lá dài,
vùng gốc thoáng thành dạng bẹ ôm trên thân cây, mùa thu hoa trên đỉnh thân cây ra hoa, hoa
nhỏ 4 cánh màu trắng lục nhạt, sắp xếp thành hình tán kép, sau khi hoa tàn kết thành quả dẹt
ngang hình chùy tròn màu hơi tím đỏ.
Địa lý:
Chƣa thấy có ở Việt Nam, còn phải nhập từ trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non thì đào lấy rễ, phơi
trong râm cho khô hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ và rễ (Radix Angelicae Tuhuo).
Mô tả dược liệu:
Hơi hình trụ tròn, trên to, dƣới nhỏ, đầu dƣới có phân nhánh, dài khoảng 10 – 20cm, đƣờng
kinh rễ khoảng 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nau, đỉnh trên còn ít gốc hoặc lõm
xuống, phần đầu rễ có nhiều vân nhăn ngang, toàn bộ có vân nhăn dọc, có nốt nhỏ mọc ngang
lồi lên và vêyt sẹo nhỏ hơi nổi lên. Chất đặc, chắc, cắt ra có thể thấy nhiều chấm dầu mầu nâu
rải rác hoặc xếp thành vòng, chung quanh mép mầu trắng, ở trong có những vòng mầu nâu,
chính giữa mầu nâu tro. Mùi thơm đặc biệt, hơi hắc, vị đắng cay, nếm hơi tte tê lƣỡi (Trung
Dƣợc Học).
Bào chế:
+ Thái nhỏ, lấy Dâm dƣơng hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày, phơi khô rồi bỏ Dâm dƣơng
hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Hiện nay thì sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo nƣớc bào mỏng phơi khô
trong râm mát. Không cần sao tẩm gì cả (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Độc hoạt hay tiết tinh dầu ra lại nên phơi lại, bỏ vào lu dƣới có vôi để phòng mất màu và sâu
mọt.
Thành phần hóa học:
+ Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin, Angelic acid, Tiglic acid,
Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Dầu thực vật (Trung Dƣợc Học).
+ Columbianetin, Columbianetin acetate, Osthol, Isoimperatorin, Bergapten, Xanthotoxin
(Phan Cảnh Tiên, Dƣợc Học Học Báo 1987, 22 (5): 380).
+ Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside (Lý Vinh Chính, Dƣợc Học Học Báo
1989, 24 (7): 456).
+ Ampubesol, Angelol D, G, B (Vƣơng Chí Học, Thẩm Dƣơng Học Viện Học Báo 1988, 5
(3): 183).
+ g-Aminobutyric acid (Lý Vinh Chính, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1989, 21 (5):
376).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt (Trung Dƣợc Học).
+ Thuốc nƣớc và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhƣng thời gian ngắn. Độc
hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hƣng phấn hô hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng
ức chế ngƣng tập tiểu cầu trên ống nghiệm (Trung Dƣợc Học).
+ Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co
thắt (Trung Dƣợc Học).
+ Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì Độc hoạt có tên là Angolica dahunca (Fisch.
Hoffm.) Benth et Hook. f. ex. Franch et Sar (Hƣng an Bạch chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn
lao, trực khuẩn đại trƣờng, lỵ, thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả (nƣớc sắc
thuốc) (Trung Dƣợc Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, hơi ôn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính hơi mát (Cảnh Nhạc Toàn Thƣ).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dƣợc Học).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh Tâm, Can, Thận, Bàng quang (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Can, Thận, Bàng quang (Trung Dƣợc Học).
+ Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giảùi biểu (Trung Dƣợc Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Khƣ phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Chủ phong hàn, kim sang, phụ nữ bị chứng sán hà, uống lâu ngƣời nhẹ khỏe (Bản Kinh).
+ Trị các loại phong, các khớp đau do phong (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị các loại phong thấp lạnh, hen suyễn, nghịch khí, da cơ ngứa khó chịu chân tay giật đau,
lao tổn, phong độc đau (Dƣợc Tính Bản Thảo).
+ Trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểâu
chứng (Trung Dƣợc Học).
+ Trị phong hàn thấp tý, lƣng gối đau, tay chân co rút, đau, khí quản viêm mạn, đầu đau, răng
đau (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lƣng đùi (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung
Dƣợc Thủ Sách).
Liều dùng: 4-12g. Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm rƣợu, hoặc nghiền bột
trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Kiêng kỵ:
+ Khí huyết hƣ mà nửa ngƣời đau, âm hƣ, nửa ngƣời phái dƣới hƣ yếu: không dùng (Bản
Kinh Phùng Nguyên).
+ Âm hƣ nội nhiệt, huyết hƣ mà không có phong hàn thực tà thì cấm dùng (Trung Quốc Dƣợc
Học Đại Từ Điển).
+ Thận trọng lúc dùng đối với bệnh nhân âm hƣ, Không dùng vớì chứng nội phong (Trung
Dƣợc Học).
+ Âm hƣ, huyết táo: cần thận trọng khi dùng (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Huyết hƣ: không dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Ngang lƣng, đầu gối đau, nếu thuộc về chứng hƣ: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghlệm:
+ Trị răng sƣng đau: Độc hoạt nấu với rƣợu, ngậm. Nếu chƣa công hiệu dùng Độc hoạt, Điạ
hoàng mỗi thứ 120g, tán bột, mỗi lần dùng 12g sắc với một chén nƣđc, uống nóng, uống xong
nằm một lát rồi uống tiếp (Trửu Hậu Phƣơng).
+ Trị trúng phong cấm khẩu, lạnh toàn thân, bất tỉnh nhân sự: Độc hoạt 160g, rƣợu 1 thăng,
sắc còn nửa thăng, uống (Thiên Kim Phƣơng).
+ Trị trúng phong không nói đƣợc: Độc hoạt 40g, 2 thăng rƣợu, sắc còn 1 thăng, Đại đậu 5
chén sao, lấy rƣợu nóng nấu uống lúc còn nóng (Tiểu Phẩm Phƣơng).
+ Trị các chứng phong hƣ sau khi sinh: Độc hoạt, Bạch tiên bì, mỗi thứ 120g, sắc với 3 thăng
nƣớc còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống (Tiểu Phẩm Phƣơng).
+ Trị các khớp xƣơng đau nhức: Độc hoạt 6g, Đƣtơng quy 4g, Phục linh 4g, Bạch thƣợc dƣợc
4g, Hoàng kỳ 4g, Cát căn 4g, Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 2g, Cam thảo 1,2g, Can khƣơng
1,2g, Phụ tử chế 1,2g, Đậu đen 6g, sắc, chia 3 lần uống trong ngày (Trung Quốc Dƣợc Học
Đại Từ Điển).
+ Trị trúng phong cấm khẩu, răng cắn chặt: Độc hoạt 20g, Xuyên khung, Xƣơng bồ, mỗi thứ
6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị các khớp xƣơng đau nhức, vận động khó khăn, phong thấp, bụng đau: Độc hoạt, Tang
ký s nh, Xuyên khung, Đƣơng quy, Ngƣu tất, Cẩu tích, Thiên niên kiện, Sinh điạ, mỗi vị 8 –
12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị khớp xƣơng đau nhức: Độc hoạt 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng đảng sâm 12g, Hy thiêm
thảo 12g, Kim ngân hoa 12g, Hà thủ ô 12g, Thổ phục linh 12g, Kê huyết đằng 12g, Cam thảo
4g, Cốt toái bổ 12g, Thục đia 12g, Can khƣơng 4g, Quế chi 8g, Xuyên khung 8g, Ngƣu tất 8g,
Xuyên quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị khớp đau mạn tính do phong thấp, thiên về chi dƣới: Độc hoạt 12g, Tang ký sinh, Tần
giao, Tế tân, Quy thân, Sinh điạ, Bạch thƣợc, Xuyên khung, Phòng phong, Nhục qƣế, Phục
linh, Nhân sâm, Cam thảo, Đỗ trọng, Ngƣu tất mỗi thứ 8g. Sắc uống (Độc Hoạt Ký Sinh
Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị khớp viêm do phong thấp, lƣng đùi đau nhức, tay chân co rút: Độc hoạt 12g, Tần giao
12g, Phòng phong 12g, Tế tân 4g sắc uống. Cũng có thề dùng Độc hoạt nửa cân nấu thành
cao, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày 2 lần với nƣớc (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung
Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị cảm mạo phong hàn, đầu đau, cơ thể đau, táo bón: Độc hoạt 8g, Ma hoàng 4g, Xuyên
khung 3,2g, Đại hoàng 8g, Cam thảo 4g, Sinh khƣơng 4g. Sắc uống (Độc Hoạt Thang - Lâm
Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn tính: Độc hoạt 9g, cho đƣờng đỏ 15g, theo tỉ lệ, chế thành cao, chia
3-4 lần uống trong ngày. Bệnh viện số 4 tỉnh \/ũ Hán dùng bài này trị cho 450 ca bệnh nhân
kết quả tốt 73,7% (Độc Hoạt Chỉ Khái Thang – Vũ Hán Tân Y Dƣợc Tạp Chí 1971, 3: 24) .
+ Trị bạch điến phong: Dùng loại Độc hoạt Heracleum hemsleyanum Diels . (Ngƣu vĩ Độc
hoạt) 1% chế thành cao nƣớc bôi, kết hợp tắm ánh nắng mặt trời, đã trị cho 307 ca tỉ lệ, kết
quả 54,4% (Tạp chí Bệnh Ngoài Da Lâm Sàng 1982, 3:122) .
+ Trị vảy nến: tác giả dùng Độc hoạt uống và bôi, kết hợp chiếu tia tử ngoại sóng dài, trị 92
ca, đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66, 3%, có kết quả truớc mắt 93,5% . Cách làm: mỗi lần trƣớc
khi chiếu tia tử ngoại 1 - 2 giờ, uống viên Độc hoạt (viên Độc hoạt 30mg\viên, tƣơng đƣơng
3,75g thuốc sống), liều lƣợng 36mg\kg, uống sau bữa ăn, đối với một số bệnh nhân, trƣớc lúc
chiếu tia bôi 1% thƣốc mỡ Độc hoạt hoặc 0,5ml thuốc nƣớc Độc hoạt. Chiếu tia tử ngoại mỗi
tuần 6 lần, bắt đầu 35 lần, mỗl lần 15 - 20 phút, tìếp sau là 30 - 40 phút, 26 lần là một lìệu
trình (Lý Phong Kỳ - Trung Hoa Lý Liệu Tạp Chí 1983, 3: 144).
Tham khảo:
+ Độc hoạt trị các loại trúng phong do thấp hàn, suyễn, khí nghịch, da ngứa, tay chân đau co
thắt, phong độc lao tổn, răng đau (Dƣợc Tính Bản Thảo)
+ Độc hoạt vị cay đắng, tính hơi ấm, so với Khƣơng hoạt thì có tính hòa hoãn hơn. Hễ do
phong vào kinh túc Thiếu âm Thận, lan vào bên trong không ra, gây thàn'h đau đầu, thì Độc
hoạt giỏi đuổi phong mà trị bệnh đƣợc, hai chân bị thấp tà không đi giầy guốc đƣợc, không
dùng Độc hoạt thì không khỏi. Răng đau do phong độc, chóng mặt xoay xẩm, không dùng
Độc hoạt thì chẳng công nồi, đó là do gió không lay động, không có gió lại lay động nên gọi
là Độc dao (diêu) thảo, vì cái sở thắng của nó mà ức chế vậy. Lại có phong ắt phải có tbấp,
do đó, Khƣơng hoạt trị thủy thấp du phong, mà Độc hoạt thì trị thủy thấp phục phong. Khí của
Khƣơng hoạt thì thanh, có tác dụng hành khí, phát biểu, tán tà khí ở phần vinh vệ. Khí của
Độc hoạt thì trọc, có tác dụng hành huyết mà ôn dƣỡng khí ở phần vinh vệ. Khƣơng hoạt có
công phát biểu, Độc hoạt có lực hộ giúp phần biểu. Khƣơng hoạt hành ở thƣợng tiêu mà điềøu
lý ở phần trên, thì chứng du phong đầu thống và chứng phong thấp đau khớp đều trị đƣợ'c;
Độc hoạt hành khí ở hạ tiêu mà cũng điều lý phần dƣới thì chứng phục phong đầu thống, hai
chân thấp tê đều trị đƣợc. Khƣơng hoạt, Độc hoạt tuy yếu trị phong, mà mỗi thứ có riêng biệt,
không thể không xét kỹ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Độc hoạt khí thơm mà trọc, vị đắng mà trầm, có tác dụng tuyên thông đƣợc dƣơng khí từ
đỉnh đầu đến chân, để tán phục phong của kinh Thận: Hễ cổ gáy khó chịu, mông đùi đau
nhức, hai chân tê yếu, không cử động đƣợc, nếu không có Độc hoạt thì khó có hiệu quả. Lấy
khí thơm thấu tâm của nó, dùng làm thuốc dẫn vào kinh Tâm. Trị đau mắt đỏ bởi cành nhánh
của nó gặp gió không di động, nên trị đƣợc phong, mà phong thì thắng thấp, chuyên về sơ
thông thấp khí. Nếu lƣng, thắt lƣng mỏi nặng, tay chân co thắt, cơ bắp vàng từng khối thì Độc
hoạt là thuốc tốt. Lại giúp cho huyết dƣợc, hoạt huyết thƣ cân thật là thần diệu (Giả Cửu
Nhƣ).
+ Độc hoạt khí vị mãnh liệt, thơm tho tràn đầy nên tuyên thông đƣợc bách mạch, điều hòa
kinh lạc, thông gân cốt mà lợi các khớp. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng
loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xƣơng, vì vậy
Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu đƣợc. Chỉ có
ngày xƣa, vị Khƣơng hoạt, Độc hoạt chƣa hề phân biệt,
do đó cổ thƣ dùng Độc hoạt thông trị các chứng trong ngoài, trên dƣới, hễ các chứng đầu mặt
tay chân mình mẩy, đều thuộc phạm vi điều trị của Độc hoạt. Từ sau đời Tống thì Khƣơng
hoạt đƣợc tách ra một vị riêng, mà khí thơm tho thật nồng nàn thì thấu đạt lên trên, cùng với
Khƣơng hoạt đã chiếm tận ƣu thế của nó. Khí vị của Độc hoạt nóng, đặc hơn, chuyên trị các
chứng đau co thắt vùng lƣng và chân gối. Tuy ngày xƣa còn chƣa nói rõ nhƣng Vƣơng Hải
Tàng có nói ' Khƣơng hoạt thì khí mănh liệt, Độc hoạt thì khí nhẹ hơn . Trƣơng Thạch Ngoan
cũng nói là trong cái thăng của nó có giáng, điều ẩn nhiên là có sự khác biệt về trên dƣới.
Theo ‗Di Nghiệp Sự Châu Thị Gia Pháp‘ thì từ lâu Độc hoạt luôn đƣợc dùng để trị phần dƣới,
hễ từ thắt lƣng đến phía dƣới vùng bụng dƣới đều dùng Độc hoạt, chẳng những trị đƣơc
chứng nhức mỏi thuộc phong hàn khí thấp tê, dù cho là chứng lở loét, phát nơi âm phận thì
chƣa vỡ sẽ dễ tiêu, đã vỡ rồi dễ gom miệng. Công tích rõ ràng, thực đáng tin cậy, đây là ý sâu
mà ngƣờỉ xƣa chƣa từng nói rõ (Hãy xem kỹ điều Khƣơng hoạt nói sau đây). Lại rằng,
Khƣơng hoạt, Độc hoạt đều là chất thuộc loại cay ấm, chủ trị phong tà là nói phong hàn từ
bên ngoài, nên sở chủ điều này là các chứng hàn thấp. Ngày xƣa luôn lấy Khƣơng họat trị
thƣơng hàn bệnh ở biểu, đồng thời trị cả biểu tà bất chính trong tứ thời, vốn là nói về hàn tà.
Nếu nhƣ phía Nam sông Trƣờng Giang, địa khí ấm áp, ít khí phong hàn, từ lâu ngƣời xƣa vẫn
nói phƣơng Nam không có bệnh thƣơng hàn thực sự, mà ngoại cảm bốn mùa đều là bệnh ôn
nhiệt, dù có biểu tà, cũng không thích hợp dùng loại cây có vị tán, tính ấm, có tác dụng thăng
nhƣ Khƣơng hoạt. Thí dụ nhƣ các bài ‗Kinh Phòng Bại Độc Tán‘, 'Cửu Vị Khƣơng Hoạt
Thang', 'Sài Cát Giải Cơ Thang", các sách xƣa đều gọi là thuốc thần của bệnh cảm mạo tứ
thời, mà khu Giang Triết không dùng bất cứ thang nào, cũng vì bệnh tình và bệnh chứng vậy.
Lại nữa, thuốc có vị cay, tính ấm, không nên dùng ở vùng Đông Nam lại chẳng chỉ bỏi bệnh
tứ thời, dù là thuốc tốt vốn trị chứng phong hàn thấp tà nhƣ Khƣơng hoạt, Độc hoạt mà con
ngƣời ở vùng này, âm huyết vốn bạc nhƣợc, dù cho là đúng chứng, cũng một nửa bời huyết
hƣ mà có, quảø thực phong hàn. thì cũng là huyết hƣ sinh phong, khí hƣ sinh hàn, khác xa với
chứng tặc phong đại hàn của bệnh phong tê vùng Tây Bắc. Mà một vi thuốc vi cay, tính ấm,
cƣơng táo, lại còn phải luôn luôn lƣu ý đến, không đƣợc tùy ý dùng, chẳng có chút lo nghĩ
vậy. Mà Lý Đông Viên lại cho rằng Độc hoạt trị các chứng xoay xẩm chóng mặt do phong
gây nên. Trƣơng Khiết Cổ cũng cho rằng cùng dùng với Tế tân để trị chứng đầu đau, chóng
mặt do Thiếu âmgây nên, Vƣơng Hải Tàng lại cho rằng Độc hoạt có tác dụng khu Can phong,
tả Can khí. Các chứng kể trên đều thuộc âm không hàm dƣơng, chứng Can Thận bất nhiếp, rõ
ràng là nội hƣ sinh phong, không thể so với tặc tà từ ngoài đến, phải nên tiềm tàng, trấn định,
sao lại dùng thuốc có vị ấm, thăng lên, để trợ giúp cho tà khí thêm càn, thêm hoạ nhƣ ôm củi
cứu hỏa, ảnh hƣởng rất nhanh, cần phải thận trọng. Nhƣng mà nhƣ các chứng trƣớc tý lại
thƣờng do khí huyết hƣ hàn không đƣợc lƣu lợi, nếu không dùng vị cay tán của Khƣơng hoạt,
Độc hoạt cũng khó đạt hiệu quả nhanh, bản bệnh tuy thuộc huyết hƣ, trong thuốc phải dƣỡng
huyết, tƣ dịch, thêm thuốc để tuyên thông kinh lạc, dùng tính ấm để vận hành từ từ mà đạt
hiệu quả. Thạch Ngoan, Phùng Nguyên lại cho rằng các khớp tay chân tê đau thuộc khí huyết
hƣ, cấm dùng Khƣơng hoạt, Độc hoạt, đây cũng không khỏi có phần thiên kiến, không, thuộc
thông luận vậy. Vì Khƣơng hoạt, Độc hoạt trị phong, vốn trị phong hàn thuộc ngoại tà xâm
nhập, không trị đƣợc phong nhiệt của huyết hƣ nội phát, cho nên chứng chóng mặt, xoay xẩm,
lảo đảo do can dƣơng, ắt không thể trị càn bởi thuốc có vị cay, tính ấm, có tính thăng hoặc tiết
đƣợc, nếu phạm phải điều cấm kỵ này thì lửa càng hừng lên, cháy lụi cả, rất đáng sợ. Nhƣng
khí huyết hƣ hàn mà có chứng tê dại thì không thổi bằng khí ấm áp, cũng không thể chấn
chỉnh đƣợc khi xuân về. Do đó, trong thuốc tƣ dƣỡng, điều hòa huyết dịch, cũng cần có thuốc
để tuyên thông, ôn dƣỡng trợ giúp cho nhau, nhƣng công của các vị tá, sứ chỉ có thể dùng ít
để dẫn đƣờng, không nên dùng nhiều (Trƣơng Sơn Lôi).
+ Củ lớn có màu vàng là đúng, gặp gió thổi không lay động (dao), cây đứng thẳng một mình
(độc) nên gọi là Độc dao. Độc hoạt là thuốc dẫn chạy vào trong và ngoài kinh Túc thiếu âm,
chuyên trị đầu phong và phục phong của kinh Thiểu âm mà không
phải kinh Thái dƣơng. Cổ nhân chia ra hai thứ Khƣơng hoạt và Độc hoạt vì Khƣơng hoạt khí
hùng mạnh, trị đƣợc chứng du phong, thủy thấp. Độc hoạt khí yếu mà kém, tính đi xuống, trị
phục phong, thủy thấp, cho nên chân bị tê thấp dùng nó càng hay. Khƣơng hoạt khí thanh,
hành khí, giải tán tà khí ở phần vinh vệ, Độc hoat khí trọc, hành huyết mà nuôi dƣỡng chính
khí của vinh vệ. Khƣơng hoạt có công năng phát biểu, Độc hoạt có công năng trợ biểu (Dƣợc
Phẩm Vậng Yếu).
+ Độc hoạt và Khƣớng hoạt đều là thuốc chuyên trị đau khớp do phong thấp, thƣờng kết hợp
dùng chung với nhau, nhƣng Khƣơng hoạt chạy thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang ra cánh tay,
cẳng tay, chuyên trị phong thấp hàn tà ở chi trên, còn Độc hoạt thì
lại thông hành vùng ngực, bụng, lƣng, gối, chuyên trị phong hàn thấp tà ở nửa thân dƣới, đó là
trong cái giống nhau có cái khác nhau vậy, nếu đau khắp toàn thân thì dùng cả hai (Trung
Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
+ Khƣơng hoạt và Độc hoạt thời xƣa cho là một. Sách ‗Thần Nông Bản Thảo Kinh‘ ghi rằng:
Độc hoạt còn có tên khác là Khƣơng hoạt, mãi cho tới Chân Quyền trong ‗Dƣợc Tính Bản
Thảo' bắt đầu mới phân chia và nói lên cách chủ trị của nó, mà sách "Bản Thảo Cƣơng Mục‘
lại liệt vào một chỗ, cho rằng Độc hoạt, Khƣơng hoạt là một thứ mà hai loại, loại lấy ở Trung
Quốc gọi là Độc hoạt, loại lấy ở Tây Khƣơng gọi là Khƣơng hoạt. Trên thực tế, hình thái của
hai vị này khác nhau, khí vị cũng có sai biệt, mặc dù đều có công dụng khƣ phong, thắng thấp,
nhƣng Khƣơng hoạt có khí vị hùng liệt, tính táo mà tán, sở trƣờng về phát tán biểu tà: còn
Độc hoạt khí vị tƣơng đối nhạt tính cũng tƣơng đối hòa hoãn, chuyên về trị phong thấp tý
thống ở giữa gân cốt, mà tác dụng phải tán giải biểu thì không bằng Khƣơng hoạt, vì vậy mà
cố nhân có thuyết ‗Độc hoạt nhập túc Thiếu âm, trị phục phong; Khƣơng hoạt nhặp túc Thái
âm, trị du phong, phong chạy (du phong) và phong ẩn núp (phục phong) cũng đã nói lên tác
dụng của chúng có sự khác nhau khi về phần lý hoặc thiên về phần biểu. Trên thực tế lâm
sàng cho thấy hễ có ngoại cảm biểu chứng thì dùng Khƣơng hoạt, chẳng hạn nhƣ bài ‗Cửu Vị
Khƣơng Hoạt Thang‘, còn phong thấp tý thống, đau thắt lƣng cột sống, xƣơng khớp ê ẩm thì
dùng Độc hoạt, hoặc là Khƣơng hoạt, Độc họat cùng dùng một lúc, chẳng hạn nhƣ bài "Độc
Hoạt Tang Ký Sinh Thang', bài 'Khƣơng Hoạt Thắng Thấp Thang", do đó mà ta cũng có thể
biết êf sự khác nhau của Khƣơng hoạt và Độc hoạt ' (Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa).
+ Khƣơng hoạt và Độc hoạt đều trị phong thấp, đau khớp và thƣờng dùng chung với nhau.
Tuy nhiên, Khƣơng hoạt chạy thẳng đến đỉnh đầu, đi ngang sang cánh tay, thiên về trị phong
hàn thấp ở vùng trên. Độc hoạt chạy suốt ngực, bụng, lƣng, gối, thiên về trị phong hàn thấp ở
nửa ngƣời bên dƣới. Đó là chỗ khác nhau trong cái giống nhau. Nếu cả cơ thể đau nhức thì
dùng chung Khƣơng hoạt và Độc hoạt (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So tay cay thuoc va vi thuoc Dong Y-Le Dinh Sang.pdf