So sánh phương pháp thiết kế bộ điều khiển bằng logic mờ và đại số gia tử - Ngô Kiên Trung
KẾT LUẬN
- Phương pháp điều khiển sử dụng đại số gia
tử là một phương pháp mới khá đơn giản
nhưng hiệu quả cao hơn so với điều khiển
mờ. Có rất ít các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình lập luận vì nó xem mỗi miền ngôn ngữ
của các biến ngôn ngữ như một ĐSGT. Bài
toán lập luận ban đầu sẽ chuyển về bài toán
nội suy thông thường nhờ hàm ngữ nghĩa
định lượng.
- Phương pháp này trực quan và có độ chính xác
cao hơn so với phương pháp điều khiển mờ.
- Vấn đề lựa chọn thông số α sao cho bộ điều
khiển HAC đạt được chất lượng tốt nhất cần
được nghiên cứu nhiều hơn trong lĩnh vực
điều khiển (đặc biệt là điều khiển các đối
tượng phi tuyến.
5 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh phương pháp thiết kế bộ điều khiển bằng logic mờ và đại số gia tử - Ngô Kiên Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Kiên Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 35 - 39
35
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN
BẰNG LOGIC MỜ VÀ ĐẠI SỐ GIA TỬ
Ngô Kiên Trung1*, Dương Quốc Tuấn1, Lê Văn Tùng2
1 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
2Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
TÓM TẮT
Điều khiển mờ đã đạt được những thành công và hiệu quả cao khi áp dụng vào các hệ thống điều
khiển tự động. Đại số gia tử là một công cụ tính toán mềm được phát triển từ logic mờ, có thể ứng
dụng tốt trong lĩnh vực điều khiển. Phương pháp thiết kế bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử đơn
giản hơn và có khả năng tính toán với độ chính xác cao hơn so với bộ điều khiển mờ. Từ đó mở ra
khả năng ứng dụng một lý thuyết mới vào quá trình thiết kế các hệ thống điều khiển tự động trong
công nghiệp. Nội dung bài báo giới thiệu và đưa ra những ưu điểm của phương pháp thiết kế bộ
điều khiển sử dụng đại số gia tử khi so sánh với phương pháp thiết kế bộ điều khiển mờ.
Từ khóa: Biến ngôn ngữ, đại số gia tử, điều khiển sử dụng đại số gia tử, điều khiển mờ, Luật chia đôi.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đối với các hệ thống tự động trong công
nghiệp, vấn đề nâng cao chất lượng hệ thống
bằng các phương pháp điều khiển mới đang
được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Điều khiển mờ đã được nhiều tác giả
nghiên cứu còn đại số gia tử (ĐSGT) - Hedge
Algebra (HA) là một phương pháp tiếp cận
mới trong nhận dạng và điều khiển [2], [3].
Mặc dù ĐSGT là sự phát triển của logic mờ,
nó xây dựng trên một cấu trúc đại số và là
một công cụ đảm bảo tính trật tự ngữ nghĩa,
hỗ trợ cho logic mờ trong các bài toán suy
luận, điều khiển. Bộ điều khiển bằng ĐSGT
ngoài việc sử dụng các ưu điểm của hệ thống
mờ, đồng thời phát huy các ưu điểm về xử lý
biến ngôn ngữ tự nhiên và vấn đề tư duy trực
cảm, giúp tránh khỏi những bài toán nhận
dạng, mô hình hoá phức tạp [1], [4]. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra phương
pháp thiết kế bộ điều khiển sử dụng ĐSGT và
qua thực nghiệm trên máy tính đã thu được
hiệu quả cao hơn bộ điều khiển mờ.
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
BỘ ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG ĐẠI SỐ GIA
TỬ - HAC
Trong bài báo này chúng tôi xây dựng
phương pháp thiết kế bộ điều khiển sử dụng
ĐSGT và cũng nhắc lại phương pháp điều
*
Tel: 0916 633119, Email: trungokien@tnut.edu.vn
khiển mờ [2] để làm cơ sở so sánh giữa hai
phương pháp. Các kết quả điều khiển và hiệu
quả thực hiện được thể hiện qua bài toán ví dụ
điều khiển một đối tượng trao đổi nhiệt.
Điều khiển logic mờ - FLC
Hình 1. Bộ điều khiển mờ - FLC
Thông thường phương pháp điều khiển dựa
trên logic mờ, gọi tắt là FLC (Fuzzy Logic
Control) sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định biến trạng thái (biến vào)
và biến điều khiển (biến ra) của đối tượng
điều khiển và xác định tập nền (còn gọi là
không gian tham chiếu) của các biến.
Bước 2: Phân chia tập nền thành các phần
tương ứng với các nhãn ngôn ngữ.
Bước 3: Xây dựng các tập mờ cho các nhãn
ngôn ngữ, tức là xác định dạng hàm thuộc cho
mỗi tập mờ.
Bước 4: Xây dựng quan hệ mờ giữa các tập
mờ đầu vào và tập mờ điều khiển tạo thành hệ
luật điều khiển (bảng điều khiển trên cơ sở tri
thức chuyên gia).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Kiên Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 35 - 39
36
Bước 5: Giải bài toán lập luận xấp xỉ, xác
định tập mờ đầu ra của biến điều khiển theo
từng luật (phép hợp thành).
Bước 6: Kết nhập (aggregation) các giá trị
đầu ra.
Bước 7: Giải mờ, tìm giá trị điều khiển rõ.
Điều khiển sử dụng Đại số gia tử - HAC
Đại số gia tử
Đại số gia tử - Hedge Algebra là sự phát triển
dựa trên tư duy logic về ngôn ngữ [3], [4].
Với quan hệ vào - ra theo logic mờ phải xác
định các hàm liên thuộc một cách rời rạc thì
HA tạo ra một cấu trúc đại số dưới dạng quan
hệ hàm, cho phép hình thành một tập biến
ngôn ngữ lớn vô hạn sao cho cấu trúc thu
được mô phòng tốt ngữ nghĩa ngôn ngữ
nhằm mô phỏng các quá trình suy luận của
con người.
Ví dụ: Xét một tập giá trị ngôn ngữ là miền của
biến ngôn ngữ (linguistic domain) của biến chân
lý TEMPERATURE gồm các từ sau:
T=dom(TEMPERATURE) = {Large, Small,
very Large, very Small, more Large, more
Small, approximately Large, approximately
Small, little Large, little Small, less Large,
less Small, very more Large, very more
Small, very possible Large, very possible
Small, }.
Khi đó miền ngôn ngữ
T=dom(TEMPERATURE) có thể biểu thị
như là một cấu trúc đại số AT=(T, G, H, ≤),
trong đó: T là tập nền của AT;G là tập các từ
nguyên thủy (tập các phần tử sinh: Large,
Small; H là tập các toán tử một ngôi, gọi là
các gia tử (các trạng từ nhấn); ≤ là biểu thị
quan hệ thứ tự trên các từ (các khái niệm mờ),
nó được “cảm sinh” từ ngữ nghĩa tự nhiên
. Ví dụ: dựa trên ngữ nghĩa, các
quan hệ thứ tự sau là đúng: Small≤Large,
more Large≤very Large, very Small ≤ more
Small, possible Small ≤ Large, Small ≤
possible Small,
Thiết kế bộ điều khiển sử dụng HA
Chúng ta xét mô hình mờ trong điều khiển
được cho ở hình 1.1 và nó được gọi là bộ nhớ
kết hợp mờ FAM (Fuzzy Associative
Memory). Vì có m biến đầu vào nên chúng ta
gọi FAM là bảng m-chiều. Dựa trên phương
pháp nội suy gia tử chúng tôi đề xuất mô hình
điều khiển mờ dựa vào ĐSGT, gọi tắt là HAC
(Hedge-Algebra based Controller) thể hiện
lưu đồ tổng quát như hình bên, trong đó r là
giá trị tham chiếu, e là giá trị lỗi, u là giá trị
điều khiển.
Bước 1: Ngữ nghĩa hóa (Semantization).
Chúng ta biết rằng cơ sở tri thức của mỗi ứng
dụng được cho ở dạng bảng FAM chứa các
giá trị ngôn ngữ trong miền ngôn ngữ Xj của
biến vật lý Xj. Mỗi miền ngôn ngữ Xj sẽ
tương ứng với một ĐSGT và một miền tham
chiếu số thực [sj1, sj2], j = 1, , m. Vì giá trị
ngữ nghĩa được định lượng bởi hàm định
lượng ngữ nghĩa (ĐLNN) υj của các giá trị
ngôn ngữ của biến Xj thuộc đoạn [0,1] nên
trong quá trình tính toán chúng ta cần có ánh
xạ để chuyển tuyến tính từ miền tham chiếu
[sj1, sj2] sang miền ngữ nghĩa [0,1]. Việc
chuyển này được gọi là ngữ nghĩa hóa. Các
giá trị của hàm υj được gọi là giá trị ngữ
nghĩa và biến tương ứng với Xj nhận các giá
trị ngữ nghĩa được gọi là biến ngữ nghĩa, ký
hiệu xsj. Vấn đề cốt yếu của quá trình là xác
định các tham số như độ đo tính mờ của các
phần tử sinh và độ đo tính mờ của các gia tử
trong các ĐSGT của các biến Xj một cách
thích hợp dựa trên phân tích ngữ nghĩa của
miền ngôn ngữ.
Bước 2: Bảng ĐLNN và cơ chế lập luận
(SQM - Semantic Quantifying Mapping).
Dùng hàm ĐLNN với các tham số đã được
xác định trong Bước 1, chuyển bảng FAM
sang bảng dữ liệu số m-chiều, gọi là bảng
m-SAM (m-Semantics Associative Memory).
Lưu ý rằng, n ô của bảng m-SAM sẽ xác định
n điểm, mô tả một siêu mặt Cr,m+1 trong không
gian thực Rm+1. Kế tiếp, chúng ta chọn toán tử
kết nhập Agg để tích hợp m thành phần của
bảng m-SAM, từ đó xây dựng được bảng mới
gọi là bảng 2-SAM. Từ n ô của bảng vừa thu
được 2-SAM sẽ xác định n điểm trong không
gian thực hai chiều và như vậy ta thu được
đường cong thực Cr,2 trong R2. Tuy nhiên, các
ô này có thể xác định như một hàm đa trị nên
ta điều chỉnh các tham số của hàm ĐLNN ở
Bước 1 và chọn toán tử kết nhập là trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Kiên Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 35 - 39
37
có trọng số để được hàm đơn trị. Dùng
phương pháp nội suy cổ điển trên đường cong
thực Cr,2 để tính toán giá trị đầu ra cho mô
hình (hình 1.1).
Bước 3: Giải ngữ nghĩa (Desemantization).
Đơn giản là chúng ta thiết lập một ánh xạ để
gán mỗi giá trị ngữ nghĩa, tức là giá trị thực
trong đoạn [0,1], với một giá trị thực của
miền giá trị của biến điều khiển.
Với phương pháp vừa đề xuất, chúng tôi nhận
thấy nó có thể đơn giản và hiệu quả hơn so
với phương pháp điều khiển mờ, đó là:
- Tránh được các vấn đề phức tạp như chọn
toán tử kéo theo, xây dựng các hàm thuộc,
hợp thành các luật. Thay vì xây dựng các hàm
thuộc thì trong phương pháp này chúng ta chỉ
cần xác định các tham số của hàm ĐLNN dựa
vào việc ngữ nghĩa hóa.
- Phương pháp rất linh hoạt vì chúng ta dễ
dàng thay đổi các tham số của hàm ĐLNN để
thích nghi với nhiều ứng dụng điều khiển
khác nhau.
- Trong phương pháp nội suy dựa trên đại số
gia tử, chúng ta chỉ phải nỗ lực tập trung vào
việc chọn độ đo tính mờ của các gia tử và
chúng trở thành hệ tham số của phương pháp.
Vì vậy nó rất gần gũi với các phương pháp
giải kinh điển.
- Không cần thiết sử dụng phương pháp khử mờ.
- Phương pháp lập luận xấp xỉ dựa trên
phương pháp nội suy cổ điển với đường cong
thực là rất đơn giản, trực quan và cho kết quả
đầu ra chính xác hơn. Qua thực nghiệm kiểm
chứng, phương pháp này cho sai số nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm mà ta cần
phải khảo sát khi sử dụng HAC
- Sử dụng HAC trong lĩnh vực điều khiển có
luôn đảm bảo bài toán có nghiệm hay không ?
- Khả năng giải quyết các bài toán phức tạp hơn
của phương pháp mới, đặc biệt trong các hệ
thống tự động, với các đối tượng phi tuyến.
Ví dụ so sánh giữa phương pháp FLC và
HAC
Trong phần này sẽ xây dựng bộ điều khiển
mờ và bộ điều khiển sử dụng Đại số gia tử để
điều khiển một đối tượng trao đổi nhiệt
Xét đối tượng trao đổi nhiệt có hàm truyền:
301.2W( ) (200 1)(150 1)( 1)
se
s
s s s
−
=
+ + +
Áp dụng phương pháp Skogestad - Luật chia
đôi (half-rule) xấp xỉ về mô hình bậc thấp
được hàm truyền: 1061.2W( )
275 1
se
s
s
−
=
+
Để có thể so sánh và chỉ ra hiệu quả của
phương pháp thiết kế HAC, chúng tôi tiến
hành xây dựng mô hình mờ theo kinh nghiệm
và thiết kế một bộ điều khiển PD-mờ. Trên cơ
sở mô hình mờ đó, chúng tôi thiết kế bộ điều
khiển bằng đại số gia tử - HAC.
Thiết kế bộ điều khiển mờ - FLC
Bộ điều khiển PD-mờ được thiết kế gồm 2
đầu vào E và DE, các nhãn ngôn ngữ cho các
biến đầu vào và đầu ra như sau:
NB – Negative Big; NS – Negative Small;
ZE – Zerro; PS – Positive Small;
PB – Positive Big
Bảng FAM của MH mờ
Hình 2. Biến đầu vào - đầu ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Kiên Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 35 - 39
38
Hình 3. Mặt quan hệ vào ra
Thiết kế bộ điều khiển HAC
Với mô hình mờ trên, việc thiết kế bộ điều
khiển sử dụng đại số gia tử như sau:
Chọn bộ tham số gia tử cho các biến đầu vào:
G={0,Negative,W,Positive,1}; W=0.5
Các gia tử được lựa chọn như sau
Tương ứng với các nhãn ngôn ngữ trong mô
hình mờ như sau
fm(N) = W = 0.5;
fm(P) = 1-W = 0.5;
Tính toán giá trị các phần tử, ta được:
v_VN = 0.0313
v_LN = 0.2188
v_LP = 0.8438
v_VP = 1.1563
Chọn bộ tham số gia tử cho các biến đầu ra:
G ={0,Negative,W,Positive,1}; W=0.5
Các gia tử được lựa chọn như sau
Tương tự có các nhãn ngôn ngữ tương ứng
trong mô hình mờ, tính toán giá trị các phần
tử, ta được:
fm(N) = W = 0.5;
fm(P) = 1-W = 0.5;
v_VN1 = 0.0800
v_LN1 = 0.3200
v_LP1 = 0.7200
v_VP1 = 0.9800
Từ các giá trị ngữ nghĩa định lượng cho các
biến, chuyển bảng FAM sang bảng SAM:
Kết quả mô phỏng
Thực nghiệm trên máy tính bằng MATLAB -
SIMULINK
Hình 4. Mô hình 2 hai bộ điều khiển
Hình 5. Đáp ứng với tín hiệu 1(t)
Nhận xét:
- FLC: đã thiết kế bộ điều khiển PD mờ với 2
đầu vào và một đầu ra. Kết mô phỏng với đáp
ứng step khá tốt, sai lệch tĩnh bằng không,
thời gian quá độ khoảng 850s.
- HAC: xây dựng bộ HAC từ mô hình FLC,
mô phỏng và đánh giá kết quả với các lần
thay đổi thông số α, chúng tôi đã lựa chọn
được bộ điều khiển HAC có α=0.6 cho chất
lượng bộ điều khiển tốt hơn cả, có độ quá
điều chỉnh khoảng 1%, thời gian xác lập
khoảng 780s và sai lệch tĩnh bằng không.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Kiên Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 35 - 39
39
- Cả hai bộ điều khiển đều triệt tiêu được sai
lệch tĩnh. Với các ưu điểm từ kết quả mô
phỏng ta thấy với tín hiệu đặt cố định ta chọn
bộ điều khiển HAC
KẾT LUẬN
- Phương pháp điều khiển sử dụng đại số gia
tử là một phương pháp mới khá đơn giản
nhưng hiệu quả cao hơn so với điều khiển
mờ. Có rất ít các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình lập luận vì nó xem mỗi miền ngôn ngữ
của các biến ngôn ngữ như một ĐSGT. Bài
toán lập luận ban đầu sẽ chuyển về bài toán
nội suy thông thường nhờ hàm ngữ nghĩa
định lượng.
- Phương pháp này trực quan và có độ chính xác
cao hơn so với phương pháp điều khiển mờ.
- Vấn đề lựa chọn thông số α sao cho bộ điều
khiển HAC đạt được chất lượng tốt nhất cần
được nghiên cứu nhiều hơn trong lĩnh vực
điều khiển (đặc biệt là điều khiển các đối
tượng phi tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cong Nguyen Huu, Trung Ngo Kien, Duy
Nguyen Tien, Ha Le Thi Thu, A research on
parabolic trough solar collector system control
based on hedge algebra”, ICARCV 2010
[2]. Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, Lý
thuyết điều khiển mờ, NXB Khoa học kỹ thuật,
1997
[3]. Ho N.C., Wechler, Extended hedge algebras
and their application to fuzzy logic, Fuzzy set
and system, 52, 259-281, 1992
[4]. Lê Xuân Việt, Định lượng ngữ nghĩa các giá
trị của biến ngôn ngữ dựa trên đại số gia tử và
ứng dụng, Luận án Tiến sỹ Toán học, Viện Công
nghệ thông tin, 2009
ABSTRACT
A COMPARISON OF DESIGN METHODS BETWEEN FUZZY LOGIC
CONTROLLERS AND HEDGE -ALGEBRA BASED CONTROLLER
Ngo Kien Trung*1, Duong Quoc Tuan1, Le Van Tung2
1College of Technology – TNU
2Quang Ninh University of Technology
Fuzzy control has achieved successes and high efficiency in automatic control systems. Hedge-
Algebra, a soft computing tool, is developed from fuzzy logic and can be effectively applied in
control. Design method of hedge-algebra based controller is simple and has the ability to
compute with higher precision than the fuzzy controller is. Then, it opens the possibility to
apply a new theory in the design of industrial automation systems. This paper presents the
advantages of the design method of Hedge-Algebra based controller in comparison with the
design method of fuzzy controller.
Key words: Linguistic domain, Hedge-Algebra, Hedge-Algebra-based Controller, Fuzzy control,
Half rule.
Ngày nhận bài: 16/5/2012, ngày phản biện:28/5/2012, ngày duyệt đăng:
*
Tel: 0916 633119, Email: trungokien@tnut.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33511_37336_109201284454so593_split_6_5975_2052276.pdf