So sánh hiệu quả kinh tế của các nghề cá xa bờ trường hợp nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới rê tại thành phố Nha Trang

Nghiên cứu này chỉ ra rằng hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ trong đánh bắt xa bờ như thế này có thể được gọi là trợ cấp theo quan điểm sinh học tại thời điểm nghiên cứu [9] vì nếu có trợ cấp các tàu sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi không có trợ cấp (ROI tăng). Việc này dễ dẫn đến việc gia tăng công suất và mức nỗ lực đánh bắt từ ngư dân trong dài hạn. Vì thế quyết định trợ cấp xăng dầu cho ngư dân đã được chính phủ bãi bỏ chỉ sau có một năm và sự trợ cấp này chưa làm thay đổi hành vi của các tàu tại thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu trong tương lai cần thu thập thêm một số nhân tố về kinh tế xã hội học của ngư dân và cũng như sử dụng phương pháp phân tích khác trong việc phân tích về so sánh hiệu quả kinh tế như phân tích đường bao dữ liệu (DEA), phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) để có thể đưa ra những đề xuất tốt hơn cho những nhà làm chính sách, ngư dân và những nhà đại diện có liên quan trong các ngành công nghiệp khác.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế của các nghề cá xa bờ trường hợp nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới rê tại thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC NGHỀ CÁ XA BỜ TRƯỜNG HỢP NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG VÀ NGHỀ LƯỚI RÊ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG A COMPARISION OF THE ECONOMIC EFFICIENCY OF THE OFFSHORE FISHERIES, THE CASE OF TUNA LONGLINE AND GILLNET FISHERIES IN NHA TRANG CITY Cao Thị Hồng Nga1 Ngày nhận bài: 10/9/2013; Ngày phản biện t hông qua: 15/11/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế của các nghề cá xa bờ, trường hợp nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới rê tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nghề câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả kinh tế hơn nghề lưới rê khi có trợ cấp và không có trợ cấp xăng dầu của Chính phủ. Khi không có trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ, lợi nhuận biên của một tàu nghề câu cá ngừ đại dương trung bình là 11,3%, trong khi tỷ số này của nghề rê chỉ đạt đến 2,04%; tỷ suất thu hồi vốn của một tàu nghề câu cá ngừ đại dương trung bình là 24%, tỷ số này của nghề lưới rê chỉ đạt 2,48%. Ngược lại, khi có trợ cấp chi phí của Chính phủ, lợi nhuận biên và tỷ suất thu hồi vốn của hai nghề này cũng tăng theo. Cụ thể, lợi nhuận biên của một tàu nghề câu cá ngừ đại dương trung bình tăng lên đến 14,28% và của nghề rê là 4,84%; tỷ suất thu hồi vốn của một tàu nghề câu cá ngừ đại dương trung bình đạt 31,56% và nghề rê là 5,86%. Bên cạnh đó, thu nhập của mỗi ngư dân làm việc trong nghề câu cá ngừ đại dương bình quân là khoảng 1,8 triệu đồng/tháng, trong khi thu nhập trung bình của ngư dân làm việc trong nghề rê chỉ là 1,65 triệu đồng/tháng. Nghiên cứu này cũng cho thấy sự trợ cấp xăng dầu của Chính phủ chưa làm thay đổi hành vi đánh bắt của các tàu tại thời điểm nghiên cứu, vì thế chính sách trợ cấp chi phí xăng dầu đã được bãi bỏ chỉ sau một năm. Từ khóa: nghề câu, nghề rê, hiệu quả kinh tế ABSTRACT Studying on comparision of the economic effi ciency of the offshore fi sheries, case of tuna longline and gillnet fi sheries in Nha Trang city, Khanh Hoa provine in 2008. The result show that tuna longline fi shery is more economically effi cient than gillnet fi shery in subsized and non-subsidized fuel of government. When non-subsidized fuel of government, a average profi t margin of a tuna longline vessel is 11.3% while this rate for a gillnet vessel is only 2.04%; the return on investment of a tuna longline vessel is 24% while this rate for a gillnet vessel is only 2.48%. On other hand, while there is subsized fuel of government, a average profi t margin and the return on investment also go up. In specially, a profi t margin of a tuna longline and gillnet vessel are 14.28% and 4.84% respectively; the return on investment of a longline vessel is 31.56% and a gillnet vessel is 5.86%. Besides, the average income of a crew in tuna longline fi shery is about 1.8 million VND/month, while the average income of a crew in gillnet fi shery is about 1.65 million VND/month. This study also indicates that subsized fuel of government do not change the vessels behaviors at the reasearching time, so the subsized fuel of government was be abolished after only a year. Keywords: longline, gillnet, economic effi ciency 1 ThS. Cao Thị Hồng Nga: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ, Việt Nam. Với bờ biển dài 385 km, hơn 200 hòn đảo và diện tích hơn 5.197 km2 [1] đã đem lại nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch và nghề cá. Vào những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách phát triển đánh bắt cá xa bờ, nhằm làm giảm áp lực khai thác ở vùng ven biển cũng như gia tăng sản lượng sản phẩm thủy sản cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó mà sản lượng đánh bắt toàn Tỉnh trong những năm gần đây dao động từ 65 đến 75 ngàn tấn [11], với tổng số tàu thuyền đánh bắt toàn Tỉnh đã được nâng lên đến 10.535 chiếc (12/2010). Trong đó, số lượng tàu đánh bắt xa bờ (≥ 90 HP) chỉ chiếm hơn 7% và có khoảng 92,8% tổng số tàu thuyền đánh bắt Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27 vừa và nhỏ hoạt động trong các khu vực ven bờ. Tuy nhiên, hầu hết số lượng tàu đánh bắt xa bờ đều tập trung tại thành phố Nha Trang, chiếm khoảng 97%, 2,8% còn lại tập trung ở Cam Ranh, Ninh Hòa [1]. Vì thế cần có một cuộc nghiên cứu về hiệu quả kinh tế giữa các nghề cá xa bờ tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cụ thể là nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới rê, là một việc làm hết sức cần thiết cho các chủ tàu, cho những nhà làm chính sách và những nhà đại diện quan tâm khác để biết được thực trạng về kinh tế của các nghề cá cũng như biết được nghề cá nào mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Đồng thời nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà làm chính sách đưa ra những chính sách hợp lý để quản lý nghề cá tốt hơn cũng như thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cho nghề cá trong tương lai gần. Mục tiêu của nghiên cứu này là: so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nghề cá đánh bắt xa bờ tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, thông qua việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu và chi phí: doanh thu thuần, giá trị gia tăng thuần, dòng tiền mặt thuần, lợi nhuận biên, và tỷ suất thu hồi vốn (ROI). Đồng thời nghiên cứu này cũng muốn tìm hiểu chính sách trợ cấp xăng dầu của Chính phủ có ảnh hưởng như thế nào đối với hai nghề cá này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới rê đánh bắt xa bờ được thực hiện trên phạm vi địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào năm 2008. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Tất cả dữ liệu được thu thập từ giữa tháng 8 đến tháng 10 năm 2008 thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ ngư dân. Đây được xem như là một mùa vụ cá năm 2008. Đối với nghề cá xa bờ thì tàu phải có công suất từ 90 HP trở lên. Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có một số ít ngư dân sử dụng tàu dưới 90 HP để đánh bắt xa bờ. Năm 2009, tổng số lượng tàu câu đánh bắt xa bờ tại Nha Trang là 107 tàu, trong đó 37 tàu câu được chọn làm mẫu, chiếm tỷ trọng là 34,6%, và 58 tàu lưới rê đánh bắt xa bờ được chọn từ 225 tàu, chiếm tỷ trọng là 25,8 % [1]. Cả hai bộ dữ liệu của nghề câu và nghề lưới rê này đều được kiểm định và nó mang tính đại diện cho tổng thể của hai nghề cá tại Nha Trang [2], [5]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Các chỉ tiêu kinh tế được tính: Hiệu quả kinh tế của tàu khai thác thủy sản [6] được đo lường và thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế của tàu khai thác thủy sản STT Chỉ tiêu 1 Tổng doanh thu 2 Chí phí hoạt động (chi phí biến đổi và cố định) 3 Giá trị gia tăng thuần (3) = (1) - (2) 4 Chi phí lao động 5 Dòng tiền mặt thuần (5) = (4) - (3) 6 Khấu hao 7 Lãi vay 8 Lợi nhuận (8) = (5)- (6) - (7) 9 Lãi vay vốn chủ sở hữu 10 Lợi nhuận ròng (10) = (8) - (9) 11 Giá trị tính trên tổng tài sản 12 Lợi nhuận biên (12) = (8)/(1)*100 13 Tỷ suất thu hồi vốn (ROI) (13) = (8)/(11)*100 - Phương pháp so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Một số thống kê cho các tàu câu cá ngừ đại dương và tàu lưới rê đánh bắt xa bờ tại Nha Trang Một số chỉ tiêu thống kê cho các tàu được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Một số thống kê cho 37 tàu câu và 58 tàu lưới rê đánh bắt xa bờ tại Nha Trang năm 2008 Đvt: triệu đồng STT Tiêu chí Nghề câu (1) (N = 37) Nghề lưới rê (2) (N = 58) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Động cơ (HP) 126,08 45,47 249,57 149,30 2 Chiều dài (m) 15,32 0,77 16,43 1,55 3 Số ngày đánh bắt (ngày) 99,57 31,56 231,24 28,64 4 Doanh thu thuần từ đánh bắt 845,12 152,27 1.044,60 341,20 5 Trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ 29,78 0,91 29,20 1,60 6 Chi phi biến đổi 460,71 166,61 604,40 174,50 7 Chi phí cố định (sữa chữa và bảo hiểm) 31,79 15,09 89,40 30,10 8 Chi phí nhân công 192,21 54,77 184,10 78,40 9 Khấu hao 51,04 19,05 136,40 45,80 10 Lãi vay 13,85 11,87 8,90 13,90 11 Lãi vay tính theo vốn chủ sở hữu 32,17 19,19 68,90 39,20 12 Giá trị tính của tổng tài sản 396,92 230,61 862,80 454,70 Nguồn: [1] tác giả và [2], [5] Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Chiều dài trung bình của một con tàu nghề câu trong mẫu nghiên cứu là khoảng 15,32m trong khi đó nghề lưới rê thì chiều dài trung bình của một tàu là khoảng 16,43m. Công suất đánh bắt của tàu câu và nghề rê trung bình lần lượt là khoảng 128,08 HP và 249,57 HP. Số ngày trung bình đánh bắt của tàu câu là 99,57 ngày trong khi đó số ngày trung bình đánh bắt của tàu lưới rê là 231,24 ngày. Doanh thu thuần trong năm của những tàu câu trung bình là 845,12 triệu đồng/năm trong khi đó nghề lưới rê là 1.044,60 triệu đồng/năm. Trợ cấp xăng dầu trực tiếp từ Chính phủ tính trung bình cho một tàu câu là khoảng 29,78 triệu đồng và nghề lưới rê là 29,20 triệu đồng. Chi phí biến đổi trung bình cho một tàu đối với nghề câu và nghề lưới rê lần lượt là 460,17 triệu đồng và 604,40 triệu đồng. Chi phí cố định của mỗi tàu câu trung bình là 31,79 triệu đồng và con số này chỉ cho nghề lưới rê là 89,40 triệu đồng. Giá trị tính của tổng tài sản bình quân của một tàu câu là 396,92 triệu đồng và của tàu lưới rê là 862,80 triệu đồng. 2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của tàu câu cá ngừ đại dương và lưới rê đánh bắt xa bờ tại Nha Trang - Trường hợp 1: Không có trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ. Bảng 3 chỉ cho thấy một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong năm 2008 đại diện trung bình cho một tàu của hai nghề cá. Cụ thể, giá trị gia tăng thuần, dòng tiền mặt thuần, lợi nhuận, và lợi nhuận ròng của nghề câu cá ngừ đại dương đều mang số dương; trong khi đó, các chỉ tiêu này của nghề lưới rê cũng đều mang dấu dương, ngoại trừ lợi nhuận ròng. Có thể thấy rằng giá trị gia tăng thuần trung bình của một con tàu câu là 352,62 triệu đồng trong khi đó giá trị này của nghề lưới rê là 350,80 triệu đồng, thấp hơn so với nghề câu là 1,82 triệu đồng, tương đương là thấp hơn 0,51%. Tuy nhiên, dòng tiền mặt trung bình của một con tàu của nghề lưới rê lại cao hơn nghề câu là 6,28 triệu đồng, tức là cao hơn 3,91%. Nguyên nhân là do chi phí lao động của nghề rê thấp hơn của nghề câu là 8,11 triệu đồng. Lợi nhuận trung bình của tàu nghề câu và nghề lưới rê lần lượt là 95,52 triệu đồng và 21,40 triệu đồng. Điều này cũng cho thấy lợi nhuận trong một năm hoạt động đánh bắt của nghề câu cao hơn nghề lưới rê là 74,13 triệu đồng, tức là cao hơn 77,60%. Nguyên nhân là do chi phí khấu hao của nghề lưới rê cao hơn nghề câu là 85,36 triệu đồng. Hơn thế nữa, nếu tính lãi vay tính theo vốn chủ sở hữu vào nghề cá như là một chi phí cơ hội, thì lợi nhuận ròng trung bình của một con tàu của nghề câu là con số dương, đạt 63,35 triệu đồng trong khi đó chỉ tiêu này của nghề lưới rê lại mang con số âm, với -47,50 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí lãi vay tính theo vốn chủ sở hữu không được các chủ tàu tính vào đầy đủ vào tổng chí phí cho một năm hoạt động giống như những chi phí bình thường. Do vậy, nó được xem như là một chi phí chìm và dường như các chủ tàu không quan tâm tới. Bảng 3. So sánh các chỉ tiêu kinh tế của nghề câu và nghề lưới rê tại Nha Trang năm 2008 không bao gồm trợ cấp xăng dầu của Chính phủ ĐVT: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Nghề cá Chênh lệch (2) và (1) Nghề câu (1) Nghề rê (2) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) 1 Doanh thu thuần 845,12 1.044,60 199,48 23,60 2 Chi phí hoạt động 492,50 693,80 201,30 40,87 3 Giá trị gia tăng thuần (3) = (1) - (2) 352,62 350,80 -1,82 -0,51 4 Chi phí lao động 192,21 184,10 -8,11 -4,21 5 Dòng tiền mặt thuần (5) = (4) - (3) 160,41 166,70 6,28 3,91 6 Khấu hao 51,04 136,40 85,36 167,24 7 Lãi vay 13,85 8,90 -4,95 -35,73 8 Lợi nhuận (8) = (5) - (6) - (7) 95,52 21,40 -74,13 -77,59 9 Lãi vay tính theo vốn chủ sở hữu 32,17 68,90 36,73 114,18 10 Lợi nhuận ròng (10) = (8 )- (9) 63,35 -47,50 -110,86 -174,96 11 Giá trị tính của tổng tài sản 396,92 862,80 465,88 117,37 12 Lợi nhuận biên (12) = (8)/(1)*100 11,30 2,04 -9,26 -81,87 13 Tỷ suất thu hồi vốn (ROI) (13) = (8)/(11)*100 24,00 2,48 -21,52 -89,69 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 Lợi nhuận biên của nghề câu là 11,30% trong khi tỷ số này của nghề rê chỉ đạt đến 2,04%, tức là thấp khoảng 9,26%. Tương tự đối với tỷ suất thu hồi vốn, tỷ suất này của nghề câu là 24% và nghề lưới rê chỉ đạt 2,48%. Có một sự khác nhau rất lớn giữa các tỷ suất giữa hai nghề cá trên là do sự khác nhau về lợi nhuận. Nguyên nhân là do, nghề câu cá ngừ đại dương là một nghề theo mùa vụ (đánh bắt từ tháng 10 đến tháng 4 và tháng 5 của năm sau), bình quân là khoảng 4,5 chuyến trong một năm, mỗi chuyến kéo dài từ 20 đến 25 ngày. Tuy nhiên, giá trị của cá ngừ đại dương rất lớn thường khoảng từ 130 ngàn đồng/kg đến 150 ngàn đồng/kg nếu chủ tàu bán tại bến. Theo kết quả điều tra của tác giả đối với các chủ tàu thì năm 2008 là năm mà nghề câu đạt được cả sản lượng và giá bán cao hơn so với mọi năm. Vì vậy, doanh thu trung bình vào năm 2008 của nghề câu là đạt 845,12 triệu đồng. Tuy nhiên, số ngày đánh bắt cũng như số chuyến đánh bắt trung bình trong một năm của nghề lưới rê cao gấp hơn 2,5 lần so với nghề câu (bảng 2) nhưng doanh thu trung bình trong một năm đánh bắt của nghề rê chỉ cao hơn so với nghề câu là 23,60% vì loài cá mà nghề lưới rê đánh bắt chủ yếu là cá ngừ sọc dưa và cá dưa gang - giá bán trung bình của các loại cá này vào thời điểm năm 2008 là khoảng từ 15 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng/kg. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động trong một năm đánh bắt của nghề rê cũng cao hơn so với nghề câu là 40,87%. Vì những lý do này mà giá trị gia tăng thuần của nghề rê thấp hơn nghề câu, mặc dù sự chênh lệch này không lớn lắm chỉ có 0,51%. Đồng thời chi phí khấu hao của nghề rê cũng cao hơn so với nghề câu đã dẫn đến lợi nhuận của nghề rê thấp hơn nhiều so với nghề câu. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng, chủ tàu hoạt động trong nghề câu và nghề lưới rê xa bờ không chỉ bù đắp được các khoản chi phí mà còn thu được lợi nhuận trong một năm hoạt động của mình. Tuy nhiên, hiệu quả đánh bắt của nghề câu cao hơn so với nghề lưới rê. Số lao động làm việc trên một tàu đánh bắt xa bờ là khoảng từ 8 đến 10 người và tổng chi phí bình quân phải trả cho người lao động của nghề câu là 192,21 triệu đồng/năm và 184,10 triệu đồng/ năm cho nghề rê. Như vậy, mức thu nhập bình quân của một người lao động trong một năm làm việc trong nghề câu là 21,33 triệu đồng. Mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập của một lao động làm trong nghề lưới rê là 4,23 triệu đồng/năm. Hay nói một cách khác, thu nhập trung bình trong một tháng của người lao động làm việc trong nghề câu là 1,8 triệu đồng trong khi đó thu nhập trung bình của một người lao động làm trong nghề rê là 1,65 triệu đồng/ tháng. - Trường hợp 2: Có trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ Năm 2008 sự trợ cấp cho chi phí xăng dầu của Chính phủ cho các ngư dân [3] có thể được xem như là một sự trợ cấp cho mức nỗ lực đánh bắt, nhưng thực tế nó là sự trợ cấp về thu nhập cho các ngư dân, vì thế mức trợ cấp này được tính thêm vào doanh thu từ hoạt động đánh bắt thay vì trừ nó ra khỏi tổng chi phí hoạt động trong cuộc nghiên cứu này. Bảng 4. So sánh các chỉ tiêu kinh tế của nghề câu và nghề rê tại Nha Trang năm 2008 khi tính trợ cấp xăng dầu của Chính phủ Đơn vị tính: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Nghề cá Chênh lệch (2) và (1) Nghề câu (1) Nghề rê (2) Tuyệt đối ( +/-) Tương đối ( %) 1 Doanh thu thuần 845,12 1.044,60 199,48 23,60 2 Trợ cấp 29,78 29,20 -0,55 -1,84 3 Tổng doanh thu (3) = (1) + (2) 874,90 1073,80 198,93 22,73 4 Chi phí hoạt động 492,50 693,80 201,30 40,87 5 Giá trị gia tăng thuần (5) = (3) -(4) 382,40 380,00 -2,37 -0,62 6 Chi phí lao động 192,21 184,10 -8,11 -4,21 7 Dòng tiền mặt thuần (7) = (5) - (6) 190,19 195,90 5,73 3,01 8 Khấu hao 51,04 136,40 85,36 167,24 9 Lãi vay 13,85 8,90 -4,95 -35,73 10 Lợi nhuận (10) = (7) - (8) - (9) 125,30 50,60 -74,68 -59,61 11 Lãi vay tính theo vốn chủ sở hữu 32,17 68,90 36,73 114,18 12 Lợi nhuận ròng (12) = (10) - (11) 93,13 -18,30 -111,41 -119,65 13 Giá trị tính theo tổng tài sản 396,92 862,80 465,88 117,37 14 Lợi nhuận biên (14) = (9)/(3)*100 14,82 4,84 -9,98 -67,32 15 Tỷ suất thu hồi vốn (ROI) (15) = (9)/(13)*100 31,56 5,86 -25,70 -81,41 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 4 cho thấy với sự trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ thì tổng doanh thu của hai nghề cá tăng lên tương ứng lần lượt là 3,52 % đối với nghề câu và 2,79% đối với nghề lưới rê. Nhờ có sự trợ cấp này mà lợi nhuận ròng của nghề câu đã tăng lên đến 93,13 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 46,95%. Còn đối với nghề lưới rê, lợi nhuận ròng vẫn mang dấu âm nhưng con số này đã nhỏ hơn nếu so sánh với trường hợp không có nhận sự trợ cấp của Chính phủ. Hơn thế nữa các tỷ suất của hai nghề cá này cũng tăng theo. Cụ thể lợi nhuận biên của nghề câu tăng lên đến 14,82% và của nghề rê là 4,84%. Còn đối với tỷ suất thu hồi vốn thì nghề câu đạt 31,56% và nghề rê là 5,86%. Nhìn chung, trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ đã làm gia tăng lợi nhuận của hai nghề cá trên. Đây là một phần hỗ trợ cho việc gia tăng chi phí xăng dầu vào năm 2007 giúp ngư dân tiếp tục bám biển cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho các ngư dân trong nghề cá [12]. Tuy nhiên,việc trợ cấp này cho nghề cá có thể được xem xét như là một sự trợ cấp không có lợi cho nghề cá trong dài hạn. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng về mức nỗ lực đánh bắt, và tất nhiên là dẫn đến sự hủy hoại về trữ lượng đàn cá. Do đó, các nhà làm chính sách của Việt Nam đã có quyết định bãi bỏ chính sách trợ cấp chi phí xăng dầu này chỉ sau có một năm. Như vậy, chính sách trợ cấp xăng dầu của Chính phủ chưa làm thay đổi hành vi của các tàu tại thời điểm nghiên cứu. Nguồn vốn đầu tư vào tàu và các thiết bị đánh bắt của nghề cá xa bờ là tương đối cao. Sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và ngư trường đánh bắt xa làm cho nghề cá xa bờ mang tính rủi ro cao. Vì thế những rủi ro về người và cũng như tàu và thiết bị đánh bắt cũng được tính vào chi phí của hai nghề cá trong cuộc nghiên cứu này đó là chi phí bảo hiểm và chi phí sửa chữa và bảo quản. Tóm lại, năm 2008, lợi nhuận biên của nghề câu cao hơn lợi nhuận biên của nghề rê là khoảng 9% bao gồm cả trợ cấp và không trợ cấp của Chính phủ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tính bình quân cho một tàu câu cao hơn tàu lưới rê là 21,52% nếu không có trợ cấp và 25,70% bao gồm trợ cấp của Chính phủ. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu này so sánh hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới rê ở thành phố Nha Trang vào năm 2008. Nhìn chung, nghề câu đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với nghề lưới rê. Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận biên không bao gồm trợ cấp của Chính phủ cho một tàu trung bình của nghề câu là 11,3%, trong khi đó tỷ số này của nghề rê chỉ đạt đến 2,04%, tức thấp hơn so với nghề câu khoảng 9%. Điều này cũng tương tự đối với tỷ suất thu hồi vốn. Tỷ suất này của nghề câu là 24% và nghề lưới rê chỉ đạt 2,48%. Hơn thế nữa các tỷ suất của hai nghề cá này cũng tăng theo sự trợ cấp của Chính phủ. Cụ thể, lợi nhuận biên của nghề câu tăng lên đến 14,28% và của nghề rê là 4,84% và tỷ suất thu hồi vốn của nghề câu và nghề rê lần lượt đạt là 31,56% 4 và 5,86% vào năm 2008. Tỷ suất thu hồi vốn của nghề câu không chỉ cao hơn tỷ suất thu hồi vốn của nghề lưới rê mà còn cao hơn lãi suất bình quân ngân hàng vào năm 2008 (lãi suất ngân hàng bình quân 2008 là 9%) [4]. Một lần nữa có thể khẳng định rằng, nghề câu đạt hiệu quả hơn nghề lưới rê vào năm 2008. Mặc dù lợi nhuận cuối cùng của nghề lưới rê mang dấu âm khi tính chi phí lãi vay của vốn chủ sở hữu vào nhưng các chủ tàu vẫn tiếp tục hoạt động đánh bắt của mình vì họ xem chi phí này giống như là chi phí chìm và các chủ tàu dường như không quan tâm đến chi phí này vào kết quả một năm hoạt động của họ. Bên cạnh đó, thu nhập trung bình của một thuyền viên nghề câu cá ngừ đại dương là 1,8 triệu đồng/tháng vào năm 2008, cao hơn so với thu nhập khi làm việc trong nghề lưới rê, cụ thể là 1,65 triệu đồng/người/ tháng. Kết quả này có thể được giải thích bởi 5 lý do trong nghề cá tiếp cận mở: rủi ro nghề cá cao, chi phí hoạt động và chi phí đầu tư lớn, nhu cầu về sản phẩm cá ngừ đại dương và cá thu ngừ cao và sự trợ cấp của Chính phủ. Điều này có thể chỉ cho thấy rằng nghề câu cá ngừ đại dương cũng như nghề lưới rê tại Nha Trang có thể tiếp tục phát triển cũng như có thể thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong khu vực tư nhân trong tương lai gần đây. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ trong đánh bắt xa bờ như thế này có thể được gọi là trợ cấp theo quan điểm sinh học tại thời điểm nghiên cứu [9] vì nếu có trợ cấp các tàu sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi không có trợ cấp (ROI tăng). Việc này dễ dẫn đến việc gia tăng công suất và mức nỗ lực đánh bắt từ ngư dân trong dài hạn. Vì thế quyết định trợ cấp xăng dầu cho ngư dân đã được chính phủ bãi bỏ chỉ sau có một năm và sự trợ cấp này chưa làm thay đổi hành vi của các tàu tại thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu trong tương lai cần thu thập thêm một số nhân tố về kinh tế xã hội học của ngư dân Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31 và cũng như sử dụng phương pháp phân tích khác trong việc phân tích về so sánh hiệu quả kinh tế như phân tích đường bao dữ liệu (DEA), phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) để có thể đưa ra những đề xuất tốt hơn cho những nhà làm chính sách, ngư dân và những nhà đại diện có liên quan trong các ngành công nghiệp khác. 2. Kiến nghị Nghiên cứu này cho thấy rằng thay vì hỗ trợ chi phí xăng dầu cho ngư dân, Chính phủ nên để ngư dân tự tiết kiệm chi phí xăng dầu trong quá trình đánh bắt bằng việc đầu tư tàu hoặc máy tàu mới. Điều này không những giúp ngư dân có thể tiết kiệm chi phí đánh bắt mà nó còn nâng cao được tính an toàn cho ngư dân khi đánh bắt ở ngư trường xa bờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, 2010. Số liệu thống kê và báo cáo thường niên. 2. Cao Thị Hồng Nga, 2012. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 3. Quy định, 2008b. Quy định 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 21/7/2008, quy định về sửa chữa và nâng cấp 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào 18/3/2008. Truy cập tại://www.chinhphu.vn/vanbanpq/ lawdocs/QD965TTG.DOC?id=73996. 4. SBV, 2008. Báo cáo hằng năm 2008. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Truy cập tại: connect/c97774003637a419dffddad7097747d/2008.pdf?MOD=AJPERES&CACHEID=c97774003637a419dffddad7097747d. 5. 8B5B34725712900278458&id=8143466D6A28B5B34725712900278458&Start=0. 6. Tiếng Anh 7. Duy, N.N, 2012. Open access fi shing rent and effi ciency. The case of gillnet vessels in Nha Trang, Vietnam. 8. Flaaten, O., Heen, K., Salvanes, K.G., 1995. The invisible resource rent in limited entry and quotamanaged fi sheries: the case of Norwegian purse seine fi sheries. Marine Resource Economics 10: 341–356. 9. Long, K.L., Flaaten, O., Kim Anh, T.N., 2008. Economic Performance of Open - Access Fisheries - The Case of Vietnamese Longliners in the South China Sea. Fisheries research 93: 296-304. 10. Padilla, J,E., Trinidad, A.C., 1995. An application of production theory to fi shing effort standardization in the small - pelagics fi shery in central Philippines. Fisheries research 22: 137-153. 11. Sumaila, U.R., Khan, A., Watson, R., Munro, G., Zeller, D., Baron, N., Pauly, D., 2007. The World Trade Organization and global fi sheries sustainability. Fisheries research 88: 1–4. 12. Vietsea, 2009. General developed project of Khanh Hoa fi shery during 2015 - 2020. The Department of Khanh Hoa Agriculture and Rural Development. Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_kinh_te_cua_cac_nghe_ca_xa_bo_truong_hop_ng.pdf