Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng dây lá
và củ khoai lang tươi đã được ủ chua làm
thức ăn nuôi lợn thịt F1 (L x MC) tại xã Đồng
Tiến, huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
chúng tôi có một số kết luận sơ bộ sau:
- Khối lượng trung bình ở cả 3 lô lúc kết thúc
thí nghiệm dao động từ 74,59 - 73,93 nhưng
thấp hơn lô đối chứng sử dụng thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh greenfeed (P < 0,005).
- Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của cả 3
lô đều phù hợp với quy luật sinh trưởng và
phát triển của gia súc.
- Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng bình quân
ở lô thí nghiệm 1, 2 cao hơn lô đối chứng.
Tuy nhiên tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng
bình quân ở lại thấp hơn.
- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng bình
quân ở 3 lô thí nghiệm dao động 19.689 -
21.103 đ/kg tăng khối lượng. Lợn F1(L
MC) sử dụng thức ăn ủ chua cùng với cám
hỗn hợp tự trộn có sinh trưởng bình thường,
không sai khác nhiều so với cám hỗn hợp
hoàn chỉnh Greenfeed, nhưng cho hiệu quả
kinh tế cao hơn thức ăn hoàn chỉnh
Greenfeed.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh chế biến bảo quản sử dụng dây lá và củ khoai lang tươi bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn nuôi lợn thịt F1 (L X MC) với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Greenfeed, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
SO SÁNH CHẾ BIẾN BẢO QUẢN SỬ DỤNG DÂY LÁ VÀ CỦ KHOAI LANG TƢƠI
BẰNG PHƢƠNG PHÁP Ủ CHUA LÀM THỨC ĂN NUÔI LỢN THỊT F1 (L X MC)
VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP HOÀN CHỈNH GREENFEED
TS.
Nguyễn Hƣng Quang*, Nguyễn Thị Thu Huyền
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chăn nuôi lợn ở nông hộ nƣớc ta nhìn chung dựa vào những nguồn cây trồng ở địa phƣơng làm
thức ăn là chính. Dây lá và củ khoai lang là những nguồn thức ăn phổ biến cho lợn. Chế biến,
bảo quản và sử dụng dây lá, củ khoai lang đã đƣợc ủ chua đóng góp một vai trò lớn trong việc
giảm nghèo ở nƣớc ta. Kết quả chỉ ra rằng dây lá và củ khoai lang sau khi ủ có giá trị dinh
dƣỡng cao hơn trƣớc khi ủ, nó có thể đạt tới 15,07- 17,28% protein thô, chi phí thức ăn/kg tăng
khối lƣợng thấp, sử dụng cùng với cám hỗn hợp tự trộn thì lợn vẫn sinh trƣởng bình thƣờng
không sai khác nhiều so với cám hỗn hợp hoàn chỉnh, nhƣng cho hiệu quả kinh tế cao vì giá
thành của 1kg thức ăn ủ thấp.
Từ khóa: Khoai lang, lợn thịt, ủ chua, thức ăn, chế biến
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí hết sức quan
trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm
đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, bên
cạnh đó còn cung cấp lƣợng phân bón hữu cơ
rất lớn cho ngành trồng trọt, lƣợng ga lớn cho
sinh hoạt và sản xuất [6], [8]. Ngành chăn
nuôi nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng
muốn phát triển bền vững dựa trên nhiều yếu
tố trong đó thức ăn là một yếu tố quyết định
tới 70% giá thành sản phẩm [6]. Lƣợng thức
ăn cho ăn và thành phần, đặc điểm của thức
ăn sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ tăng
trọng của lợn [10]. Thức ăn cần phải đảm bảo
về năng lƣợng, protein cũng nhƣ sự cân đối
và đầy đủ các axit amin, vitamin,
khoáng...Một số loại thức ăn dùng trong chăn
nuôi lợn nhƣ: Ngô, cám gạo, sắn, khoai kết
hợp với các thức ăn giầu đạm là đỗ tƣơng,
khô dầu đỗ tƣơng hay bột cá. Hiện nay chăn
nuôi lợn trong nông hộ đang gặp phải nhiều
khó khăn nhƣ thiếu nguồn thức ăn đạm và chi
phí của thức ăn hỗn hợp cao. Vì vậy việc tìm
nguồn thức ăn rẻ tiền và phù hợp cho chăn
nuôi là một vấn đề cấp thiết [1]. Việt Nam là
nƣớc nhiệt đới, cây cỏ quanh năm xanh tốt,
nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào
(nhƣ cây ngô, dây lang, thân lá lạc). Theo
thống kê hàng năm nƣớc ta có tới 1.986.300 -
5.372.800 tấn củ sắn với hàm lƣợng NLTĐ
cao (3.495-3.529 kcal/kg VCK); rất nhiều lá
sắn với hàm lƣợng protein thô/VCK từ 17,33
- 25,63% và có khoảng 1.708.177,5 -
1.804.432,5 tấn ngọn lá lạc; 1.611.300 -
1.535.700 tấn dây lá và củ khoai lang. Những
sản phẩm này chủ yếu đƣợc sử dụng làm thức
ăn cho gia súc, chủ yếu là nuôi lợn thịt [8], [11].
Cây khoai lang là loại cây lấy củ và loại cây
có nhiều dây lá dùng làm thức ăn cho chăn
nuôi. Với thời gian sinh trƣởng ngắn từ 100-
120 ngày, khoai lang có thể trồng đƣợc nhiều
vụ/năm. Ngoài ra nó có tiềm năng năng xuất
củ cao (Trung Quốc 60-80 tấn/ha, Nhật 30-40
tấn/ha, Hàn Quốc 30-35 tấn/ha). Ở Việt Nam
diện tích trồng khoai lang hàng năm khoảng
404.900 ha. Thành phần hoá học của dây lá
khoai lang tƣơi gần 86 - 91% là nƣớc,
protein/kg VCK có từ 12,94 - 19,33%. Củ
khoai lang chứa nhiều tinh bột, nhiều xơ,
vitamin A, C và B6 [11]. Qua đây cho thấy
dây lá và củ khoai lang đã không chỉ là nguồn
thức ăn cho con ngƣời mà còn đƣợc sử dụng
rất tốt làm thức ăn trong chăn nuôi lợn. Tuy
nhiên với hàm lƣợng nƣớc cao nên lợn không
ăn đƣợc nhiều, khó bảo quản, dễ bị hà thối
[4]. Vì vậy muốn sử dụng tốt hơn cần có
phƣơng pháp chế biến, bảo quản và dự trữ
hợp lý nhƣ: ủ xanh, ủ chua... để nâng cao hiệu
qua sử dụng. Ngoài ra các phƣơng pháp chế
biến này giúp cho ngƣời dân luôn có đủ lƣợng
thức ăn trong khẩu phần ăn cho gia súc, tiết
kiệm đƣợc công lao động cho ngƣời chăn
nuôi, đặc biệt là cải thiện đƣợc chất lƣợng,
tăng hàm lƣợng protein, sử dụng lâu dài mà
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
chi phí chăn nuôi thấp [1],[3]. Một số công
trình trƣớc đây đã tiến hành thí nghiệm
nghiên cứu về chế biến, bảo quản, sử dụng
dây lá và củ khoai lang và các nguyên liệu
khác nhƣ củ và lá sắn, ngọn và thân lá lạc
bằng phƣơng pháp ủ chua đã đem lại hiệu quả
cao trong chăn nuôi lợn thịt [2],[3],[11].
Lợn lai F1(L x MC) có khả năng sinh trƣởng
tƣơng đối cao, khối lƣợng lúc 3 - 4 tháng tuổi
đạt 60 - 75 kg, tỷ lệ móc hàm 78%, tỷ lệ nạc
49%, yêu cầu dinh dƣỡng không cao [5], [6],
[8]. Đây là giống lợn có khả năng tận dụng
thức ăn tốt, phù hợp với chăn nuôi trong nông
hộ bằng các phụ phẩm trồng trọt. Xuất phát
trƣớc tình hình thực tế của chăn nuôi lợn hiện
nay trong các hộ gia đình khi giá thức ăn hỗn
hợp đang ngày càng tăng cao, việc nghiên cứu
sử dụng khoai lang và tầm quan trọng của hệ
thống sản xuất khoai lang - lợn là rất cần thiết
đối với các hộ nông dân ở nông thôn, vì vậy
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài trên.
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
- Xác định đƣợc chất lƣợng thức ăn ủ chua
dây lá và củ khoai lang ủ bằng các phụ gia
khác nhau, với những tỷ lệ khác nhau.
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của 3 khẩu phần
ăn khác nhau đến sinh trƣởng, tiêu tốn và chi
phí thức ăn/1kg tăng trọng của lợn thịt F1 (L
x MC)
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên lợn lai
F1(Landrace Móng Cái)
Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu
- 5 hộ nông dân tham gia làm thí nghiệm
nghiên cứu Tại xã Đồng Tiến, huyện Phổ
Yên, Tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian từ 26/12/2007 đến 12/5/2008
Nội dung nghiên cứu
- So sánh ảnh hƣởng của các công thức ủ khác
nhau tới chất lƣợng của thức ăn ủ.
- So sánh khả năng sinh trƣởng của lợn thí
nghiệm khi sử dụng các loại thức ăn ủ và
TĂHH với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Greenfeed.
- Xác định hiệu quả kinh tế của thức ăn ủ
chua và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh khi sử
dụng nuôi lợn thịt F1.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp
phân lô so sánh. Lợn thí nghiệm đƣợc chọn
đảm bảo đồng đều về nguồn giống, loại lợn,
tuổi, khối lƣợng ban đầu thí nghiệm, tính biệt
và trạng thái sức khoẻ.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 60 con lợn,
chia làm 3 lô và đƣợc lặp lại 5 lần tại 5 hộ
tham gia thí nghiệm nhƣ sơ đồ sau:
Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Yếu tố thí nghiệm Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 Lô đối chứng
Số hộ tham gia 5 5 5
Số lợn /lô /hộ (con) 4 4 4
Số lợn /lô (con) 20 20 20
Khối lƣợng lợn ban đầu
(kg/con)
19,80 19,93 20,03
Tỷ lệ đực /cái 10/10 10/10 10/10
Thời gian thí nghiệm
(ngày)
90 90 90
Khẩu phần ăn
- - Tháng 1: Ăn TĂ ủ (FV1) +
TĂHH
- Tháng 2, 3: Ăn TĂ ủ (FR1) +
TĂHH
- Tháng 1: Ăn TĂ ủ (FV2)+
TĂHH
- Tháng 2, 3: Ăn TĂ ủ
(FR2) + TĂHH
Ăn cám viên hoàn
chỉnh
(Greenfeed)
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
* Công thức ủ:
FV1: 97% Dây lá khoai lang tƣơi (DLKL) +
2,5% đƣờng + 0,5% muối.
FV2: 93,5% DLKL tƣơi + 6% bột ngô + 0,5%
muối.
FR1:49,5% DLKL tƣơi + 50% củ KL tƣơi +
0,5% muối.
FR2: 24,5% DLKL tƣơi + 75% củ KL tƣơi +
0,5% muối.
Cả hai lô thí nghiệm 1 và 2 đều sử dụng một
loại thức ăn hỗn hợp tự phối trộn từ các
nguyên liệu địa phƣơng là cám ngô, cám gạo,
sắn, bột đậu tƣơng và bột cá theo tỷ lệ để đảm
bảo 1kg có từ 14,5 - 14,0 - 13,5% CP và 2850
- 2900 - 2950 kcal ME tƣơng ứng 3 giai đoạn
nuôi tháng thứ 1,2 và 3.
Lô đối chứng sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh của hãng Greenfeed tƣơng ứng tại 3
giai đoạn (17 - 15 - 13% CP, 2800 - 2900 -
3000 kcal ME/kg)
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập, đƣợc xử lý trên phần
mềm Minitab 13 với các tham số thống kê [7]
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh
dƣỡng của thức ăn ủ chua
Thức ăn chua đƣợc phân tích thành phần giá
trị dinh dƣỡng sau khi ủ 53 ngày đối với công
thức (FV1 và FV2), 67 ngày đối với công
thức ủ (FR1 và FR2) tại Viện chăn nuôi quốc
gia đƣợc thể hiện qua bảng 3.1. Kết quả cho
thấy: Ở dạng sử dụng FV1, FV2 có hàm
lƣợng VCK, protein thô và xơ thô đều đều
cao hơn hơn FV1, FV2. Nếu theo dạng VCK
thì 1kg thức ăn ủ FV1 lại có hàm lƣợng
protein cao hơn 2,15%, xơ thô cao hơn 3,35%
thức ăn ủ FV2. Qua đây thấy rằng thức ăn ủ
FV1 có hàm lƣợng protein cao hơn do công
thức này sử dụng tỷ lệ dây lá cao hơn. Ở dạng
sử dụng thức ăn ủ 75% củ có hàm lƣợng VCK
cao hơn nhƣng hàm lƣợng protein và xơ thô
lại thấp hơn so với thức ăn ủ 50% củ là do củ
có hàm lƣợng tinh bột cao nhƣng protein thấp
hơn (2,89%) thân lá khoai lang.
Bảng 2. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn ủ chua
Công thức FV1 FV2 FR1 FR2
Dạng sử dụng
VCK (%) 10,98 14,58 18,69 23,5
Protein thô (%) 1,90 2,20 1,74 1,51
Xơ thô (%) 1,76 1,92 1,89 1,53
Dạng VCK
Protein thô (%) 17,28 15,07 9,31 6,42
Xơ thô (%) 16,05 13,15 10,10 6,50
Hiệu quả sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau
của lợn thí nghiệm
Sinh trưởng tích lũy của lợn qua các kỳ TN
Khối lƣợng trung bình lợn lúc bắt đầu thí
nghiệm ở 75 ngày tuổi của 3 lô thí nghiệm 1,
2 và lô đối chứng là 19,8 - 19,93 - 20,03 kg.
Nhìn chung khối lƣợng ban đầu tƣơng đối đều
nhau (P>0,05) chứng tỏ lợn thí nghiệm đảm
bảo yếu tố đồng đều về khối lƣợng khi bắt
đầu làm thí nghiệm.
Bảng 3: Khối lƣợng của lợn thí nghiện qua các kỳ cân (kg)
Lô
Khối lƣợng
Lô TN1
(n = 20)
Lô TN 2
(n = 20)
Lô ĐC
(n =20)
P
x
mX
x
mX
x
mX
Bắt đầu 75 ngày tuổi 19,80 ± 0,97 19,93 ± 1,03 20,03 ± 1,08 0,987
105 ngày tuổi 35,70± 1,80 36,28 ± 1,75 39,75 ± 1,80 0,195
135 ngày tuổi 55,87 ± 1,91 55,50 ± 2,25 61,07± 1,54 0,072
165 ngày tuổi 74,59 ± 1,89 73,93 ± 2,43 84,46 ± 1,92 0,001
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
Kết quả sinh trƣởng tích lũy cho thấy ở tháng
thí nghiệm 1 và 2 khối lƣợng lợn ở lô TN1 và
2 không có sự chênh lệch nhau đáng kể đối
với lô đối chứng (P>0,05), điều đó cho thấy
rằng thức ăn ủ khác nhau không có ảnh hƣởng
nhiều tới sinh trƣởng của lợn ở giai đoạn này.
Tới tháng thí nghiệm thứ 3 thì sự chênh lệch
về khối lƣợng mới đƣợc thể hiện, sự chênh
lệch này rất rõ rệt giữa khối lƣợng lợn thí
nghiệm ở lô thí nghiệm 1, 2 so với lô đối
chứng (P<0,05). Lô đối chứng có khối lƣợng
cao hơn 9,87 và 10,53 kg so với lô TN1 và lô
TN2, khối lƣợng ở 3 lô dao động từ 73,93 đến
84,46 kg (5,5 tháng tuổi). Điều này đƣợc giải
thích do thức ăn ủ chua kết hợp với thức ăn tự
phối trộn có giá trị thấp hơn thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh greenfeed. Tuy nhiên khối lƣợng
lợn ở 2 lô này vẫn tƣơng đƣơng với giống lợn
F1 (LxMC) công bố [9].
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
Trong cùng một giống thì tăng khối lƣợng
tuyệt đối phản ánh mức độ dinh dƣỡng, khả
năng tiêu hoá, hấp thu của gia súc đối với
thức ăn, tình hình sức khoẻ và chăm sóc
nuôi dƣỡng. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn
thí nghiệm F1(L MC) đƣợc thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 4: Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
Lô
Diễn giải
Lô TN1
(n = 20)
Lô TN 2
(n = 20)
Lô ĐC
(n =20)
So sánh
x
mX
x
mX
x
mX P
Từ 75 – 105 ngày tuổi 530,20 544,80 657,50 0,011
Từ 105 – 135 ngày tuổi 672,30 640,80 710,50 0,243
Từ 135 – 165 ngày tuổi 623,80 614,20 779,70 0,000
Trung bình 608,77 599,93 715,90
Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy rằng lô đối chứng
lợn sử dụng cám hỗn hợp hoàn chỉnh
Greenfeed luôn có mức tăng trọng cao hơn 2
lô thí nghiệm 1 và 2.
Ở tháng thí nghiệm 1 lô đối chứng có mức
tăng cao nhất (657,5 g/con/gày), cao hơn
127,3 đến 112,7 g/con/ngày so với lô thí
nghiệm 1 và 2. Sinh trƣởng tuyệt đối ở 3 lô có
sự sai khác rõ rệt (P<0,05) có thể là do giai
đoạn đầu mùi vị của thức ăn Greenfeed hấp
dẫn hơn, đầy đủ dinh dƣỡng hơn khẩu phần
thức ăn ủ chua ở lô 1 và lô 2. Khi nuôi lợn F1
bằng thức ăn DLKL ủ với 10% cám gạo và
muối sinh trƣởng tuyệt đối của lợn 442 đến
447 g/con/ngày lúc 3,5 tháng tuổi, tại thời
điểm này kết quả theo dõi vẫn cao hơn nghiên
cứu trƣớc đó [1], [2], [11].
Ở tháng thí nghiệm 2, cả 3 lô đều đạt tăng
trọng ở mức cao. Lô đối chứng vẫn là lô đạt
tăng trọng/ngày cao nhất, tuy nhiên sự chênh
lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê
(P>0,05). Ở tháng này lô 1 và lô 2 có sự thay
đổi thức ăn cũng làm cho lợn ở ăn nhiều hơn,
sinh trƣởng mạnh hơn, lợn đạt tăng trọng dao
động từ 640,8 đến 710,5 cao hơn kết quả
nghiên cứu khác khi nuôi lợn F1 bằng TĂHH
+ củ KL ủ (70% củ KL + 30% DLKL+0,5%
muối) đạt tăng trọng 544 - 685 g/ngày [11].
Thời điểm kết thúc thí nghiệm thì tăng trọng
ở cả 3 lô có sự chênh lệch lớn (P<0,05). Lô
đối chứng vẫn là lô có mức tăng trọng cao
nhất cao hơn 155 - 165,5 g/ngày so với lô 1,
lô 2. Từ những phân tích trên chúng tôi thấy
rằng, có thể là do khẩu phần thức ăn ở lô 1 và
lô 2 chƣa đáp ứng tốt đƣợc nhu cầu dinh
dƣỡng cho lợn. Trong khi đó thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh Greenfeed lại đảm bảo đƣợc yêu
cầu dinh dƣỡng cho lợn sinh trƣởng và phát
triển phù hợp trong các giai đoạn. Tuy nhiên
lợn ở lô 1 và 2 lợn vẫn phát triển bình thƣờng
và cho tăng trọng phù hợp với tiềm năng của
phẩm giống (599,93 - 608,77 g/ngày), thấp
hơn khả năng tăng trọng của Landrace (700 -
800 g/ngày) [6], tƣơng đƣơng với kết quả
nghiên cứu khác trên lợn F1 là lợn F1 có tốc
độ tăng trọng trung bình đạt 512 - 616 g/ngày
[2], và cao hơn kết quả của một số tác giả khi
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
nuôi lợn thịt F1 sử dụng dây lá khoai lang và
ngọn lá lạc ủ chua với cám gạo, bột sắn thì
lợn tăng 528-582 g/ngày [7], [11]. Từ đó thấy
rằng thức ăn tự phối trộn và thức ăn ủ chua
trong khẩu phần của lợn lô TN1 và lô TN2
tuy không bằng thức ăn Greenfeed nhƣng vẫn
đạt tăng khối lƣợng trung bình ở mức cao.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm
Bảng 5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng qua các giai đoạn
Giai đoạn
(ngày)
Chỉ tiêu Lô TN 1
(n = 20)
Lô TN 2
(n = 20)
Lô ĐC
(n = 20)
TĂHH TĂ ủ TĂHH TĂ ủ Cám viên
(Greenfeed)
Từ 75 -105 Tổng KL TĂ trong kỳ (kg) 737 734,4 728,2 725,6 910,5
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) 318,1 326,9 394,5
TTTĂ/kgTT (kg) 2,32 2,31 2,23 2,22 2,31
105 - 135 Tổng KL TĂ trong kỳ (kg) 1067,5 1067,5 1028,6 1027,6 1322,4
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) 403,4 384,5 426,3
TTTĂ/kgTT (kg) 2,65 2,65 2,63 2,63 3,1
135 - 165 Tổng KL TĂ trong kỳ (kg) 1204,5 1202 1130 1130 1659,2
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) 374,3 368,5 467,8
TTTĂ/kgTT (kg) 3,22 3,21 3,07 3,07 3,62
TBC Tổng KL TĂ trong kỳ (kg) 3009 3003,9 2886,8 2883,2 3892,1
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) 1095,8 1079,9 1288,6
TTTĂ/kgTT (kg) 2,75 2,74 2,67 2,67 3,02
Kết quả ở bảng ta thấy TTTĂ/kg tăng khối
lƣợng ở 3 lô đều tăng dần qua các tháng thí
nghiệm. Mức tiêu tốn này tƣơng đƣơng với
công bố của tác giả Nguyễn Thiện và CS,
2005 khi sử dụng thức ăn hỗn hợp và các quy
trình chăn nuôi phù hợp đã góp phần làm
giảm mức tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối
lƣợng của lợn từ 4,0 - 4,5 kg những năm
1990-1995 xuống còn 3,0 - 3,2 kg thức ăn/kg
tăng khối lƣợng hiện nay.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lô
TN1 luôn cao hơn lô TN2 nhƣng không đáng
kể. Trung bình 3 tháng thí nghiệm tiêu tốn
thức ăn hỗn hợp lô TN1 là 2,75 kg cao hơn
0,08 kg so với lô TN2. Kết quả của chúng tôi
tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu trên lợn
F1 ăn củ khoai lang ủ (79,5% củ + 20% cám
gạo + 0,5% muối) với tỷ lệ 57: 44: 26% thì tiêu
tốn thức ăn là 2,49 - 2,92 kg thức ăn hỗn hợp;
1,03 - 3,29 kg thức ăn ủ/kg tăng trọng [11].
Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng
Mức độ tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng
đƣợc chúng tôi theo dõi, kết quả đƣợc thể
hiện ở bảng 6. Ở tháng thí nghiệm 1 tiêu tốn
protein dao động từ 359 - 388 g/kg tăng khối
lƣợng trong đó lô TN1 có mức tiêu tốn cao
nhất, cao hơn 14 - 29 g so với lô thí nghiệm 2
và lô đối chứng.
Lô đối chứng có mức tiêu tốn trung bình cao
hơn lô thí nghiệm 2. Theo Nguyễn Thị Tịnh,
2006 [11] cho biết khi sử dụng khẩu phần thức
ăn hỗn hợp + thức ăn ủ (70 kg củ KL + 30 kg
DLKL + 0,5 kg muối) và thức ăn ủ (55 kg củ
KL + 45 kg DLKL + 0,5 kg muối) tiêu tốn 408
- 412 g/kg tăng khối lƣợng cho lợn F1.
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
Bảng 6: Tiêu tốn protein thô của lợn thí nghiệm (g/kg tăng khối lƣợng)
Tháng
TN
Diễn giải
Lô TN 1
(n = 20)
Lô TN 2
(n = 20)
Lô ĐC
(n = 20)
TĂHH TĂ ủ
Tổng
KP
TĂHH TĂ ủ
Tổng
KP
Greenfeed
Tháng
1
Tổng KLTĂ (kg) 737,0 734,40 728,20 725,60 910,50
Tổng Pr TT (g) 109.445 13.954 106.099 15.963 141.575
KL lợn tăng (kg) 318,10 318,10 326,90 326,90 394,50
TT Pr/kgTT(g) 344 44 388 325 49 374 359
Tháng
2
Tổng KLTĂ (kg) 1067,5 1067,5 1028,6 1027,6 1322,4
Tổng Pr tiêu tốn (g) 149.450 18.575 144.004 15.517 198.360
KL lợn tăng (kg) 403,4 384,5 426,3
TT Pr/kgTT (g) 370 46 416 375 40 415 465
Tháng
3
Tổng KLTĂ (kg) 1204,5 1202 1130 1130 1659,2
Tổng Pr tiêu tốn (g) 162.610 20.915 152.550 17.063 215.696
KL lợn tăng (kg) 374,3 368,5 467,8
TT Pr/kgTT (g) 434 56 490 414 46 462 461
TBC Tổng KLTĂ (kg) 3009 3003,9 2886,8 2883,2 3892,1
Tổng Pr tiêu tốn (g) 421.505 53.444 402.053 48.543 555.631
KL lợn tăng (kg) 1095,8 1079,9 1288,6
TT Pr/kgTT (g) 385 49 434 373 45 418 431
Kết quả ở bảng 6 cũng cho ta thấy rằng tiêu
tốn thức ăn để tăng 1 kg tăng khối lƣợng lợn
ở cả 3 lô trong giai đoạn đầu thấp hơn trong
các giai đoạn khác do giai đoạn đầu (75 ngày
tuổi) lợn đang trong thời kỳ tích luỹ nạc mà
khẩu phần ăn có hàm lƣợng protein cao nên
lƣợng thức ăn ăn vào thấp. Giai đoạn sau nhu
cầu protein của lợn thấp hơn, nhƣng có thể do
chất lƣợng protein trong khẩu phần có giá
trinh sinh học kém nên tiêu tốn cho 1 kg tăng
khối lƣợng ở mức cao. Vì vậy việc phối hợp
khẩu phần thích hợp sẽ nâng cao đƣợc tỷ lệ
tiêu hoá từ đó ảnh hƣởng tốt đến quá trình
sinh trƣởng và phát triển của lợn và giảm
đƣợc lƣợng thức ăn ăn vào [1], [2], [4].
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng
Qua bảng 7 cho thấy cả 3 lô thí nghiệm 1 thí
nghiệm 2 và lô đối chứng trong cả 3 giai đoạn
mặc dù số đầu lợn và khối lƣợng lợn bắt đầu
thí nghiệm là tƣơng đƣơng nhau, mức độ sử
dụng thức ăn chênh lệch nhau không đáng kể
nhƣng khối lƣợng tăng trong cả thời kỳ thí
nghiệm là khác nhau. Lô đối chứng có tổng
khối lƣợng lợn tăng cao hơn lô thí nghiệm 1
và 2 là 193,8 kg và 208,7 kg, nhƣng do giá
thành của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Greenfeed cao hơn giá của thức ăn mà chúng
tôi chế biến do đó chi phí/kg tăng khối lƣợng
của lô đối chứng (21.103 đ) là cao hơn lô thí
nghiệm 1 (1.414 đ) và lô thí nghiệm 2 (1.896
đ). Nếu coi chi phí thức ăn ở lô đối chứng là
100% thì lô thí nghiệm 1 giảm đƣợc 6,77%,
lô thí nghiệm 2 giảm đƣợc 8,98% chi phí/kg
tăng khối lƣợng. Điều này chứng tỏ rằng việc
sử dụng thức ăn ủ chua và thức ăn hỗn hợp tự
phối trộn vẫn đảm bảo cho lợn tăng trọng
bình thƣờng lại có giá thành rẻ hơn, cũng từ
đó làm giảm chi phí cho một kg tăng khối
lƣợng đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của một số tác giả khác sử dụng các loại
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi lợn
nông hộ [1], [3], [10] và [11].
Qua đây cũng thấy rằng việc sử dụng thức ăn
tự phối chế và thức ăn ủ tuy không lãi cao
hơn nhiều so với thức hỗn hợp hoàn chỉnh
nhƣng việc sử dụng thức ăn này đã giúp
ngƣời dân tận dụng đƣợc nguồn thức ăn sẵn
có của địa phƣơng, không phải bỏ nhiều kinh
phí cùng một lúc để đầu tƣ chăn nuôi. Hơn
nữa lại cung cấp cho thị trƣờng một nguồn
thịt lợn sạch.
Bảng 7: Chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm (đ)
Chi phí
Lô TN 1
(n = 20)
Lô TN 2
(n = 20)
Lô ĐC
(n = 20)
TĂHH TĂ ủ Tổng KP TĂHH TĂ ủ Tổng KP Greenfeed
Tiền TĂ
tháng 1(đ)
4.643.100 944.438 5.587.538 4.587.660 899.744 5.487.404 6.407.189
Tiền TĂ
tháng 2
6.383.650 1.209.478 7.593.128 6.151.028 1.193.044 7.344.072 9.172.292
Tiền TĂ
tháng 3 (đ)
7.033.076 1.361.866 8.394.942 6.598.070 1.311.930 7.910.000 11.614.400
Tiền TĂ
cả 3 tháng (đ)
18.059.826 3.515.782 21.575.608 17.336.758 3.404.718 20.741.476 27.193.881
Tổng KL
lợn tăng (đ)
1095,8 1079,9 1288,6
Chi phí
(đ)/kgTT
19.689 19.207 21.103
So sánh (%) 93,30 91,02 100
KẾT LUẬN
Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng dây lá
và củ khoai lang tƣơi đã đƣợc ủ chua làm
thức ăn nuôi lợn thịt F1 (L x MC) tại xã Đồng
Tiến, huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
chúng tôi có một số kết luận sơ bộ sau:
- Khối lƣợng trung bình ở cả 3 lô lúc kết thúc
thí nghiệm dao động từ 74,59 - 73,93 nhƣng
thấp hơn lô đối chứng sử dụng thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh greenfeed (P < 0,005).
- Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của cả 3
lô đều phù hợp với quy luật sinh trƣởng và
phát triển của gia súc.
- Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lƣợng bình quân
ở lô thí nghiệm 1, 2 cao hơn lô đối chứng.
Tuy nhiên tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng
bình quân ở lại thấp hơn.
- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng bình
quân ở 3 lô thí nghiệm dao động 19.689 -
21.103 đ/kg tăng khối lƣợng. Lợn F1(L
MC) sử dụng thức ăn ủ chua cùng với cám
hỗn hợp tự trộn có sinh trƣởng bình thƣờng,
không sai khác nhiều so với cám hỗn hợp
hoàn chỉnh Greenfeed, nhƣng cho hiệu quả
kinh tế cao hơn thức ăn hoàn chỉnh
Greenfeed.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bùi Văn Chính, Lê Thị Ly, Nguyễn Hữu Tào,
Đỗ Việt Minh (1999), “Nghiên cứu tận dụng thân
lá lạc, chế biến và dự trữ làm thức ăn cho lợn
thịt”, Nghiên cứu và phát triển lợn lai có năng suất
và chất lƣợng ở Việt Nam, Báo cáo khoa học chăn
nuôi 1999.
[2].Hoàng Nghĩa Duyệt (2002), “Nghiên cứu tỉ lệ
lysine/năng lượng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt
F1 (YxMC) nuôi tại miền Trung”. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 12/2002.
Tr1091 – 1092.
[3].Từ Quang Hiển, Phạm Sỹ Tiệp (2005),
“Nghiên cứu thành phần hóa học, độc tố của củ,
lá sắn và sử dụng lá sắn trong chăn nuôi lợn thịt
F1 (ĐBxMC)”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y.
[4]. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Thức ăn chăn
nuôi và chế biến thức ăn gia súc, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hƣng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 116 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
[5]. Dƣơng Mạnh Hùng (2004), Bài giảng giống
vật nuôi, Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
[6]. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh
Vân, Hà Thị Hảo (2004),Giáo trình chăn nuôi lợn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp
nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
[8]. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng
Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
[9]. Trần Thế Thông (1979), Hỏi đáp về chăn nuôi
lợn đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Thị Tịnh, Nguyễn Thế Yên, Mai
Thạch Hoành, Phạm Ngọc Thạch, Dai Peters,
Dino Campilan và Keith Fuglie (2006), Cải thiện
hệ thống thức ăn cho lợn thông qua việc sử dụng
khoai lang và những nguồn thức ăn địa phương
khác ở Việt Nam, Trung tâm khoai tây Quốc tế.
[11]. Nguyễn Thị Tịnh (2006), Tuyển tập các công
trình nghiên cứu về chế biến, bảo quản và sử dụng
khoai lang và các nguyên liệu khác làm thức ăn
cho lợn thịt giai đoạn 1999 – 2005, Hà Nội 2006.
COMPARION OF ENSILED FEED MADED FROM FERMENTATION OF VINE
AND ROOTS OF POTATO AND MIXED FEED GREENFEED
Nguyen Hung Quang
1
, Nguyen Thi Thu Huyen
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
SUMMARY
Household-based pig production in our country generally relies on local crop resources to feed the
animals. Vines and roots of sweet potato are popular feed resources to feed pig. Processing, storing
and using ensiled sweet potato make a major contribution to proverty reduction in Viet Nam. The
results of tests are shown biologis values of ensiled sweet potato vine and roots which are higher
ones. Crude protein content ranged from 15,07-17,28%, lower feed cost (VND/kg WG), feed
conversion(kg/kgWG), they should be used in combination with mixed feed were not significantly
different from commercial feed because the price of the ensiled feed (VND/kg) is low.
Keywords: sweetpotatoes, pig, ensiled feed, nutrition, processing
1
Tel: 0985500164 Email: hungquangcnty@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_che_bien_bao_quan_su_dung_day_la_va_cu_khoai_lang_tu.pdf