Slide, Bài Giảng Quản Trị Sản Xuất

Nội dung chính : 8 chương; Chương I : Những v.đề chung Chương II : Dự báo nhu cầu SP Chương III : Thiết kế SP & hoạch định công suất Chương IV : Tổ chức SX Chương V : QT dự trữ Chương VI : Hoạch định nhu cầu Nguyên vật liệu Chương VII : QT DV Chương VIII : Quản lý chất lượng SP

ppt64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Slide, Bài Giảng Quản Trị Sản Xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV Tổ chức sản xuất và dịch vụ I. Khái niệm và mục đích của tổ chức sản xuất 1. Khái niệm Là một tập các quyết định mà người quản lý cần đưa ra để thực hiện tốt một dự án hay một chương trình sản xuất kinh doanh đã được lập ra Các quyết định: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất ở đâu? Ai là người thực hiện quá trình SX? Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện quá trình SX? 2. Mục đích của việc tổ chức sản xuất và dịch vụ Nhằm thực hiện ba chức năng chủ yếu : - Chức năng kế hoạch hoá - Chức năng thực hiện - Chức năng kiểm tra Chức năng kế hoạch hoá Kế hoạch hoá những công việc khác nhau cần thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Kế hoạch hoá các phương tiện vật chất và lao động để thực hiện quá trình sản xuất dịch vụ. Chức năng thực hiện Thực hiện các công việc của quá trình sản xuất dịch vụ và theo dõi quá trình thực hiện đó. Chức năng kiểm tra So sánh giữa kế hoạch và thực hiện Tính toán mức chênh lệch và phân tích các chênh lệch Đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục sự chênh lệch đó Tổ chức sản xuất và dịch vụ là đưa ra một chương trình sản xuất và cung cấp dịch vụ tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các phương tiện vật chất và nguồn lực nhưng vẫn phải đảm bảo thoả mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng Yêu cầu khi xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh: - Cực tiểu mức dự trữ - Cực tiểu các chi phí - Cực tiểu chu kỳ sản xuất, kinh doanh - Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn cho sản xuất KD Tất cả các yếu tố trên thường mâu thuẫn với nhau, tổ chức sản xuất kinh doanh là phải dung hoà các mâu thuẫn trái ngược nhau đó. II. Các phương pháp tổ chức sản xuất Các phương pháp tổ chức sản xuất và kinh doanh được phân làm hai nhóm chính: - Phương pháp biểu đồ(GANTT): thường được sử dụng trong sản xuất gián đoạn, trong chuyên môn hoá. - Phương pháp sơ đồ mạng lưới (CPM/PERT): được sử dụng trong sản xuất theo dự án. 1. Phương pháp biểu đồ (phương pháp GANTT) a. Khái niệm: Phương pháp Gantt nhằm xác định một cách tốt nhất thứ tự thực hiện các công việc khác nhau của một dự án sản xuất hay một kế hoạch sản xuất trong một thời kỳ xác định tuỳ theo: - Thời gian thực hiện mỗi công việc - Các điều kiện trước của các công việc - Thời hạn hoàn thành hoặc đưa vào sản xuất cần phải tuân thủ - Khả năng sản xuất và khả năng xử lý những khó khăn trong sản xuất Thường được sử dụng đối với các sản phẩm tương đối đơn giản và được sản xuất theo loạt nhỏ b. Cách xây dựng biểu đồ Ví dụ: Tại một bộ phận sản xuất sản phẩm cung cấp cho khách hàng người ta cần thực hiện các công việc A, B, C, D và E + Thời gian thực hiện công việc A là 4 giờ + Thời gian thực hiện công việc B là 3 giờ + Thời gian thực hiện công việc C là 5 giờ + Thời gian thực hiện công việc D là 6 giờ + Thời gian thực hiện công việc E là 4 giờ Yêu cầu sản xuất cần phải thực hiện công việc B và D sau A; C sau B; E sau D Để xây dựng biểu đồ GANTT chúng ta bắt đầu ngay những công việc không có điều kiện trước. Tiếp đó là các công việc có điều kiện trước mà các công việc trước của nó đã được trình bày và cứ tiếp tục như vậy Ta có biểu đồ GANTT: Thời gian (giờ) Trong biểu đồ Gantt: - Mỗi cột tương ứng với một đơn vị thời gian - Mỗi dòng tương ứng với một công việc cần thực hiện - Mỗi vạch ngang biểu diễn một công việc, độ dài của vạch ngang là độ dài thời gian của công việc Biểu đồ GANTT cho phép theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và cho biết thời gian dự trữ của từng công việc Thời gian dự trữ của một công việc là thời gian chậm trễ có thể của công việc đó mà không ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành toàn bộ chương trình sản xuất c. áp dụng biểu đồ GANTT để tổ chức sản xuất một bộ phận sản xuất thực hiện nhiều công việc khác nhau Xét ví dụ: Tại một bộ phận có 5 công việc cần thực hiện: Có thể tổ chức sản xuất theo 2 cách: - Tổ chức sản xuất theo thứ tự các công việc -Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc thời gian gia công cực tiểu SOT (Shortest Operation Time) Tổ chức sản xuất theo thứ tự các công việc Ký hiệu j là thứ tự thực hiện các công việc ta có bảng sau: Ta có biểu đồ Gantt: Thứ tự các công việc được thực hiện: 3 - 4 - 1 - 5 - 2 Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc thời gian gia công cực tiểu SOT(shortest Operation Time) Làm cực tiểu thời gian hoàn thành trung bình của mỗi công việc Theo nguyên tắc này người ta tiến hành ngay lập tức công việc nào có thời gian thực hiện nhỏ nhất: T1  T2  T3  ...  Tn Ký hiệu Aj là thời điểm kết thúc công việc j Ta có : Tk: thời gian thực hiện công việc k Thời gian hoàn thành trung bình của mỗi công việc: Xét ví dụ trên ta có: + Xắp xếp các công việc theo thứ tự thời gian gia công từ nhỏ đến lớn: Ta có biểu đồ Gantt: Công việc 5 Thời gian 30 160 310 560 Công việc 1 Công việc 3 Công việc 2 Công việc 4 80 Nguyên tắc SOT làm cực tiểu thời gian chờ và thời gian chậm trung bình của các công việc Thời gian chờ là khoảng thời gian kể từ khi đối tượng lao động được đưa đến nơi sản xuất cho đến khi nó bắt đầu được thực hiện Thời gian chậm là khoảng chênh lệch giữa thời điểm kết thúc và thời điểm phải kết thúc theo kế hoạch Bài tập Một doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất một sản phẩm mới, gồm các công việc sau: Lập sơ đồ Gantt biểu diễn quá trình thực hiện và xác định thời hạn hạn hoàn thành kế hoạch trên Kế hoạch được hoàn thành trong 15 tháng 2. Phương pháp đường tới hạn CPM (Critical Part Method) Các bước phân tích CPM - Xây dựng sơ đồ mạng đường tới hạn - Xác định đường tới hạn (còn gọi là đường găng) - Tính thời gian kết thúc sớm nhất và thời gian kết thúc muộn nhất của mỗi công việc - Tính thời gian dự trữ của mỗi công việc - Tính thời gian bắt đầu sớm nhất và bắt đầu muộn nhất của mỗi công việc a) Qui ước về biểu diễn các công việc trong sơ đồ mạng lưới Có hai cách để biểu diễn sơ đồ mạng lưới: - Cách 1: + Mỗi vòng tròn đánh số biểu diễn một sự kiện (sự kiện là sự hoàn thành một hay nhiều công việc) +Mỗi công việc được biểu diễn bằng một mũi tên chỉ hướng + Mỗi mũi tên xuất phát từ một đường tròn chỉ những công việc chỉ có thể bắt đầu sau khi tất cả các công việc (mũi tên) kết thúc tại vòng tròn đó đã hoàn thành + Trên mỗi mũi tên(công việc) có ghi ký hiệu các công việc và thời gian để hoàn thành công việc đó - Cách 2: + Mỗi vòng tròn trong sơ đồ biểu diễn một công việc bằng ký hiệu các công việc và thời gian thực hiện các công việc đó + Các vòng tròn được nối với nhau bởi một mũi tên chỉ hướng (*) Công việc A trước công việc B, công việc B trước công việc C Một số ví dụ về sơ đồ mạng lưới biểu diễn mối quan hệ giữa các công việc (*) Công việc A trước công việc B và công việc C (*) Công việc A và công việc B phải hoàn thành trước công việc C (*) Công việc A và B trước công việc C và D (*) Công việc A trước công việc C, công việc B trước công việc D (*) Công việc A trước công việc C, công việc B trước công việc C và D (*) Công việc A trước công việc B và công việc C, B và C trước D b)Xác định đường tới hạn Đường tới hạn là đường dài nhất đi từ điểm đầu đến điểm cuối của sơ đồ mạng lưới và quyết định thời hạn hoàn thành của dự án Các công việc nằm trên đường tới hạn là các công việc phải làm ngay không thể chậm trễ Các công việc không nằm trên đường tới hạn là các công việc có thể trì hoãn mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án Xét ví dụ Xác định đường tới hạn của dự án bao gồm các công việc Ta có độ dài các đường nối từ điểm đầu đến điểm cuối của sơ đồ : Như vậy đường đi qua các công việc A - B - C - E - H - I có độ dài lớn nhất là đường tới hạn. Thời gian kết thúc sớm nhất EF - Đối với công việc đầu tiên của dự án ta có: EF = t t là thời gian thực hiện công việc - Đối với công việc i: EFi = EFj + ti Trường hợp có nhiều công việc đứng trước công việc i EFi = max{EFj } + ti c) Xác định thời gian kết thúc sớm nhất EF (Earliest Finish) và thời gian kết thúc muộn nhất LF (Latest Finish) của mỗi công việc trong dự án Thời gian kết thúc muộn nhất LF - Đối với công việc cuối cùng (công việc n): LFn = EFn - Đối với công việc i ta có: LFi = LFj - tj (j là công việc đứng sau i) Trường hợp có nhiều công việc đứng sau i: LFi = min{LFj - tj} d) Xác định thời gian dự trữ của mỗi công việc S (Slack) Thời gian dự trữ là khoảng thời gian có thể trì hoãn việc bắt đầu một công việc nào đó mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ (thời gian hoàn thành) dự án - Đối với công việc i: Si = LFi - EFi Tính EF , LF và S cho ví dụ trên: Các công việc có S = 0 là các công việc nằm trên đường tới hạn e) Xác định thời gian bắt đầu sớm nhất ES (Earliest Start) và thời gian bắt đầu muộn nhất LS(Latest Start) của mỗi công việc ESi = EFi - ti LSi = LFi - ti Xét ví dụ trên : Bài tập 1.Một dự án gồm các công việc sau: a. Vẽ sơ đồ mạng lưới biểu diễn mối liên hệ giữa các công việc của dự án. b. Tính EF, LF, S của mỗi công việc c. Xác định đường tới hạn và thời gian hoàn thành dự án. Đường tới hạn là đường B-D-G-H Thời gian hoàn thành dự án là 44 ngày 3. Phương pháp PERT (Program And Evaluation Review Technique) Phương pháp CPM: thời gian thực hiện mỗi công việc được đánh giá trên cơ sở thời gian đơn Phương pháp PERT: ước tính ba loại thời gian: - Thời gian lạc quan t0 (optimistic time): thời gian ngắn nhất có thể hoàn thành một hoạt động nào đó - Thời gian bi quan tP (pessimistic time): thời gian tối đa để hoàn thành một công việc nào đó - Ước tính hiện thực nhất tm (most likely time): thời gian khả dĩ nhất có thể xảy ra Thời gian thực tế dự kiến(te) : Độ bất định (phương sai) của từng thời gian dự kiến cho mỗi hoạt động : Tiến hành các bước phân tích PERT: - Vẽ sơ đồ mạng lưới, tính EF, LF và S, xác định đường tới hạn và độ dài đường tới hạn Tth - Tính độ lệch tiêu chuẩn của độ dài đường tới hạn : i2 là phương sai về thời gian dự kiến của các công việc nằm trên đường tới hạn - Tính khả năng hoàn thành dự án trong thời gian T (T là thời gian cần phải hoàn thành theo yêu cầu của khách hàng) Khả năng hoàn thành dự án trong thời gian T Độ lệch tiêu chuẩn tương ứng một đơn vị thời gian chênh lệch giữa hoàn thành dự án mong muốn và độ dài đường tới hạn: Tra bảng phân bố chuẩn tương ứng với giá trị của Z để xác định được khả năng (xác suất) hoàn thành dự án trước thời hạn yêu cầu P(Tht 70 ngày) = 0,994 P(Tht 70 ngày) = 0,006 Bài 3. Một dự án gồm các công việc sau, người ta có thể rút ngắn thời gian thực hiện dự án bằng cách tăng thêm chi phí thực hiện các công việc như trong bảng: Hãy xác định chi phí và thời gian thực hiện dự án trong trường hợp rút ngắn tất cả các công việc Bài giải Sơ đồ mạng lưới trong trường hợp bình thường Đường tới hạn là đường A-B-C-D-G-H-I với độ dài 83 ngày Chi phí để rút ngắn các công việc 1 ngày Rút ngắn công việc H xuống còn 20 ngày Thời gian hoàn thành dự án được rút xuống còn 82 ngày với chi phí tăng thêm là 700USD so với phương án đầu Rút ngắn công việc B xuống còn 8 ngày Thời gian hoàn thành dự án được rút xuống còn 80 ngày với tổng chi phí tăng thêm là 2.700USD so với phương án đầu Rút ngắn công việc G xuống còn 10 ngày Thời gian hoàn thành dự án được rút xuống còn 79 ngày với tổng chi phí tăng thêm là 4.200USD so với phương án đầu Rút ngắn công việc I xuống còn 6 ngày Thời gian hoàn thành dự án được rút xuống còn 78 ngày với tổng chi phí tăng thêm là 6.000USD so với phương án đầu Rút ngắn công việc C xuống còn 6 ngày Thời gian hoàn thành dự án được rút xuống còn 76 ngày với tổng chi phí tăng thêm là 10.000USD so với phương án đầu Nếu rút ngắn tất cả các công việc thì thời gian thực hiện dự án là 76 ngày với tổng chi phí 192.000 USD Bài 4. Một dự án gồm các công việc dưới đây, các công việc trước và các ước tính về thời gian (ngày) cho trong bảng: a. Vẽ sơ đồ PERT b. Xác định xác suất để dự án hoàn thành trong vòng 45 ngày Bài giải Sơ đồ PERT Đường tới hạn là đường B-D-G-I với độ dài 42 ngày Độ lệch tiêu chuẩn của đường tới hạn: Khả năng hoàn thành dự án trong 45 ngày: P(Tht 45 ngày) = 0,9946 Bài kiểm tra Một dự án gồm các công việc sau: 1. Vẽ sơ đồ mạng lưới 2. Tính EF, LF, S, ES, LS 3. Xác định đường tới hạn và thời gian hoàn thành dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptto chuc san xuat va dich vu.ppt
  • docquản trị sx&dv.doc
  • pptThiet ke san pham.ppt
  • pptutf-8''quan tri dich vu.ppt
  • pptutf-8''quan tri du tru.ppt
  • pptutf-8__Hoach dinh MRP.ppt
Tài liệu liên quan