Slide bài giảng kinh tế lao động

Cải cách giáo dục-đào tạo: Tạo nguồn lao động có kỹ năng. Cải cách về chính sách lương: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút nhân tài, tăng sức cạnh tranh  tạo năng lực nội sinh để phát triển kinh tế đất nước. Thực hiện CNH, HĐH trước hết là CNH, HĐH khu vực nông thôn, nhằm: Qui hoạch đất dùng cho nông nghiệp và đất dùng cho công nghiệp hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Mở rộng thêm diện tích đất canh tác, mặt nước cho thủy sản, quan tâm đến môi trường sinh thái. Tận dụng lao động dư thừa: công nghiệp chế biến và các dịch vụ thu hút lao động nữ. Áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp  Tăng năng suất  Tăng thu nhập cho lao động. Thực hiện các biện pháp khuyến nông, chính sách tín dụng nông thôn  tạo thêm việc làm.

ppt32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Slide bài giảng kinh tế lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Cung lao động: Lý thuyết và thực tiễn Nhóm 6 23–06-2007 Nội dung trình bày Lý thuyết cung lao động II. Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam I. Lý thuyết cung lao động Đo lường lực lượng lao động Số liệu điển hình về cung lao động Sở thích của người lao động Giới hạn thời gian và ngân sách Làm việc hay không làm việc Quyết định giờ làm việc Áp dụng chính sách: Chương trình phúc lợi và động cơ làm việc Ước lượng độ co giãn cung lao động Kết luận chung 1. Đo lường lực lượng lao động Quy mô của lực lượng lao động: LF = E + U U: số người thất nghiệp (Là người lao động tạm thời bị nghỉ việc hay chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc) E: số người được xem là có việc không kể thất nghiệp trá hình được xem là lực lượng ngoài lao động (Những người bỏ việc hoặc ngưng tìm việc do các lý do cá nhân như sinh đẻ, học hành…) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: LF/P P: dân số trong lực lượng lao động Tỷ lệ việc làm trên dân số = E/P Tỷ lệ thất nghiệp = U/LF 2. Số liệu điển hình về cung lao động Tỷ lệ tham gia của lao động nam giảm dần. Tỷ lệ tham gia của lao động nữ tăng cao. Sự sút giảm mạnh trong giờ làm việc bình quân. Lao động nam làm ít những công việc bán thời gian hơn so với lao động nữ. 3. Sở thích của người lao động Tối đa hóa hàm thỏa dụng: U = C x L U: chỉ số đo lường mức độ thỏa mãn hay hạnh phúc của 1 người C: tiêu dùng hàng hóa L: sử dụng thời gian nhàn rỗi 3. Sở thích của người lao động (tt) Đường bàng quang (Đường đẳng dụng): là tập họp những kết hợp của C & L để cho cùng mức độ thoả dụng. Đường bàng quang dốc xuống. Đường bàng quang càng cao, độ thỏa dụng càng lớn. Những đường bàng quang không giao nhau. Đường bàng quang lồi về phía gốc tọa độ. Đường bàng quan Đường bàng quan không giao nhau 3. Sở thích của người lao động (tt) Độ thỏa dụng biên: Độ thỏa dụng biên của tiêu dùng (MUc): là sự thay đổi độ thỏa dụng khi tiêu dùng thêm 1 USD hàng hóa và giữ nguyên số giờ nhàn rỗi. Độ thỏa dụng biên của nhàn rỗi (MUl): là sự thay đổi độ thỏa dụng khi sử dụng thêm 1 giờ nhàn rỗi và giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hoá. Độ dốc của đường bàng quang: đo mức độ một người sẵn sàng bớt đi thời gian nhàn rỗi để có thêm tiêu dùng hàng hóa, trong khi giữ nguyên độ thỏa dụng. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan là tỷ số hai độ thỏa dụng biên 4. Giới hạn thời gian và ngân sách Đường ngân sách là đường biên của tập hợp cơ hội của người lao động. Giới hạn thời gian: T = L + h (h: là số giờ một người dành cho thị trường lao động trong một thời kỳ). Giới hạn ngân sách: C = wh + V (V: thu nhập ngoài lao động, wh: tổng thu nhập do lao động) Thay thế phương trình: wT + V = C + wL wT + V: là thu nhập tối đa có thể đạt được. C + wL: là toàn thu nhập được “tiêu xài” như thế nào. Phương trình thu nhập: C = - wL + (wT + V) Điểm E: là điểm tự có. Gía trị tuyệt đối của độ dốc đường ngân sách là mức lương. Đường ngân sách 5. Làm việc hay không làm việc Mức lương giới hạn: là mức tăng thu nhập tối thiểu làm cho người lao động bàng quan giữa không làm việc (điểm tự có E) hay bắt đầu làm việc. Mức lương giới hạn bằng độ dốc đường bàng quang tại điểm tự có. Quyết định làm việc khi đường ngân sách dốc hơn đường bàng quan tại điểm tự có: w>w* (w:giá trị tuyệt đối của độ dốc đường ngân sách, w*: giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan tại điểm E) Mức lương giới hạn 5. Làm việc hay không làm việc (tt) Chi phí đi lại và mức lương giới hạn: Chi phí đi lại làm tăng mức lương giới hạn. Đường ngân sách EF1 khiến anh ta bàng quan giữa quyết định không làm việc và tránh được chi phí đi lại (điểm Eo) với quyết định làm việc và chịu chi phí đi lại (điểm X). Hai điểm cùng nằm trên đường bàng quan Uo. Tại điểm X độ dốc của đường bàng quan cao hơn tại Eo. Chi phí đi lại làm tăng mức lương giới hạn 6. Quyết định giờ làm việc Người lao động tối đa hóa thỏa dụng tại điểm đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách. Đây là lời giải bên trong vì người lao động không ở hai đầu của tập hợp cơ hội lựa chọn. khi mức lương thị trường thấp hơn mức lương giới hạn thì người lao động sẽ chọn kết hợp tại điểm tự có => đây là lời giải góc. Công thức: Một đồng đô la tốn thêm cho hoạt động nhàn rỗi cho cùng độ thỏa dụng với đồng đô la tốn thêm cho tiêu dùng hàng hóa. Quyết định giờ làm việc 6.1. Giờ làm việc sẽ ntn khi thu nhập ngoài lao động thay đổi? Thu nhập ngoài lao động: hưởng di chúc, lợi tức cổ phần, trúng vé số…. Với mức lương không đổi, khi thu nhập tăng lên (do thu nhập ngoài lao động tăng) Nếu nhàn rỗi là hàng hóa thông thường thì giờ làm việc sẽ ít đi (giờ nhàn rỗi tăng thêm) Nếu nhàn rỗi là hàng hóa thứ cấp thì giờ làm việc sẽ tăng lên (giờ nhàn rỗi ít đi). Không thể dự báo chiều hướng thay đổi của giờ làm việc khi thu nhập ngoài lao động tăng lên. Tuy nhiên, thực tế đại đa số người lao động đều cho là hoạt động nhàn rỗi có thể là hàng hóa thông thường. 6.2. Giờ làm việc sẽ ra sao khi mức lương thay đổi? Hiệu ứng thay thế trội hơn Hiệu ứng thu nhập trội hơn Đường ngân sách xoay quanh điểm tự có E, người lao động đi từ điểm P đến điểm R. Kết quả của tổng 2 hiệu ứng : hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Tăng thu nhập sẽ làm tăng nhu cầu nhàn rỗi (giảm giờ làm việc): P dịch chuyển về Q Nhưng lương tăng cũng làm tăng giá của giờ nhãn rỗi. Người lao động lại muốn giảm nhu cầu nhãn rỗi (tăng giờ làm việc). Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế 6.3. Đường cung lao động Đường cung lao động uốn về phía sau: Khi lương dưới mức lương giới hạn, giờ làm việc sẽ bằng 0 Khi lương tăng lên, giờ làm việc nhiều hơn (hiệu ứng thay thế trội hơn). Tại một điểm nào đó, tình hình đảo ngược, lương tăng nhưng giờ làm việc giảm, hiệu ứng thu nhập vượt trội. Đường cung lao động thị trường là tổng cộng của các đường cung lao động cá nhân Kết luận: lương tăng sẽ làm tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhưng giờ làm việc của một người cụ thể có thể tăng hoặc giảm tùy theo hiệu ứng thay thế hay hiệu ứng thu nhập trội hơn. Đường cung lao động 7. Áp dụng chính sách: Chương trình phúc lợi và động cơ làm việc Chương trình bảo toàn thu nhập, chương trình trợ giúp những gia đình có trẻ phụ thuộc… làm giảm động cơ làm việc vì chúng trợ cấp tiền cho người thụ hưởng cũng như đánh thuế họ khi họ tham gia thị trường lao động. 8. Ước lượng độ co giãn cung lao động Độ co giãn cung lao động nam là -0.1: nghĩa là khi lương tăng 10% thì giờ làm việc của nam giảm 1% Độ co giãn cung lao động nữ là +0.2: nghĩa là khi lương tăng 10% thì giờ làm việc của nữ tăng 2%. 9. Kết luận Thu nhập ngoài lao động tăng sẽ làm tăng mức lương giới hạn. Thu nhập lao động tăng làm giảm giờ làm việc. Tiền lương tăng phát sinh cả hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Những chương trình phúc lợi làm giảm động cơ làm việc. II. Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam 1. Thực trạng Về lực lượng lao động Khu vực thành thị : Thiếu lao động có kỹ năng . Thừa lao động không có chuyên môn nghiệp vụ. Khu vực nông thôn : Thừa lao động theo thời vụ. Thừa lao động nữ. Có sự dich chuyển lao động từ khu vực nông thôn đến khu vực thành thị để kiếm việc làm. Họ hầu hết chưa qua đào tạo, không có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ. Họ chấp nhận bất kỳ công việc gì, với mức lương nào. Họ hy vọng sẽ cải thiện đời sống gia đình ở nông thôn. 1. Thực trạng (tt) Về thu nhập (lương) + Chính phủ hiện áp dụng 3 mức lương cho 3 loại hình: DN đầu tư nước ngoài, DN trong nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp. + Qui định các khoản trợ cấp, phụ cấp tùy theo nghề nghiệp, mức độ công việc nặng nhọc, độc hại. + Sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn Khu vực thành thị : Mức lương bình quân thấp do thừa lao động và do lao động có kỹ năng chuyên môn không cao. Có sự chênh lệch mức lương giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài và các DN trong nước.  DN có vốn đầu tư nước ngoài thu hút phần lớn lao động có tay nghề, chuyên môn giỏi.  DN trong nước trả mức lương ít hơn, và tiếp nhận lao động có tay nghề, chuyên môn thấp, vì vậy sức cạnh tranh kém. Khu vực nông thôn: Thu nhập không ổn định, mức sống thấp. Nguyên do: Thiên tai, lũ lụt. Môi trường tài nguyên dùng cho nông nghiệp ngày càng xấu đi do sử dụng quá nhiều hoá chất. Các sản phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu gặp nhiều khó khăn bởi rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật.  Lao động từ nông thôn dịch chuyển đến thành thị để mưu sinh. 2. Gợi ý chính sách Cải cách giáo dục-đào tạo: Tạo nguồn lao động có kỹ năng. Cải cách về chính sách lương: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút nhân tài, tăng sức cạnh tranh  tạo năng lực nội sinh để phát triển kinh tế đất nước. Thực hiện CNH, HĐH trước hết là CNH, HĐH khu vực nông thôn, nhằm: Qui hoạch đất dùng cho nông nghiệp và đất dùng cho công nghiệp hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Mở rộng thêm diện tích đất canh tác, mặt nước cho thủy sản, quan tâm đến môi trường sinh thái. Tận dụng lao động dư thừa: công nghiệp chế biến và các dịch vụ thu hút lao động nữ. Áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp  Tăng năng suất  Tăng thu nhập cho lao động. Thực hiện các biện pháp khuyến nông, chính sách tín dụng nông thôn  tạo thêm việc làm. Xin cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuong 2.ppt
  • pptChuong 10.ppt
  • pptChuong 11.ppt
  • docChuong 4 - Nhom 5.doc
  • docChuong 4 - Nhom 5_dothi.doc
  • pptChuong 4.ppt
  • pptChuong 5.ppt
  • pptChuong 6.ppt
  • pptChuong 9.ppt
  • pptChuong_12.ppt
  • pptChuong_4.ppt
Tài liệu liên quan