Nghiên cứu này mới chỉ tiến hành thử nghiệm
ở một mật độ nuôi là 100 cá thể/m3 và tỷ lệ lọc
nước là 20% thể tích nước của các bể nuôi. Vì
vậy, để hoàn thiện hệ thống lọc sinh học, tối ưu
hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống, tối ưu hóa
các thông số thiết kế và đặc biệt để xác định mật
độ nuôi tối ưu, tỷ lệ lọc tối ưu cần tiến hành các
nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra cần có các nghiên
cứu khác để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế
và tác động môi trường của hình thức nuôi tuần
hoàn nước sử dụng hệ thống lọc sinh học so với
các hình thức nuôi thay nước truyền thống khác.
Từ đó đưa ra định hướng ứng dụng trong thực
tiễn sản xuất.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hipocampus kuda bleeker, 1952) nuôi trong hệ thống tuần hoàn nước tại Cát Bà - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGỰA ĐEN
(Hipocampus kuda Bleeker, 1952) NUÔI TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
NƯỚC TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG
GROWTH AND SURVIVAL OF BLACK SEAHORSE (Hipocampus kuda Bleeker, 1852)
CULTURED IN THE RECIRCULATING SYSTEM IN CAT BA – HAI PHONG
Đỗ Đức Thịnh1, Nguyễn Đình Mão2
Ngày nhận bài: 08/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 11/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống lọc sinh học trong nuôi tuần hoàn
nước đối với cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 tới tháng 9 năm 2010
tại Cát Bà - Hải Phòng. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức là nuôi tuần hoàn nước có sử dụng hệ thống lọc sinh học và nuôi
thay nước thông thường, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường của hai hệ thống
nuôi đều nằm trong giới hạn cho phép cá ngựa đen sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng, phát triển của cá nuôi trong hệ
thống tuần hoàn nước tương đương với kết quả nuôi của hệ thống thay nước thông thường. Tốc độ sinh trưởng tương đối
về chiều dài của cá đạt 0,51 ± 0,006% so với 0,48 ± 0,035% trong hình thức nuôi thay nước. Tỷ lệ sống của cá nuôi trong
hệ thống tuần hoàn nước đạt 83 ± 2,2% so với 81 ± 3,3% trong hệ thống nuôi thay nước. Sinh khối nuôi đạt 145 g/m3 với
mật độ nuôi 100 con/m3. Kết quả nghiên cứu này mở ra khả năng ứng dụng của hệ thống tuần hoàn nước thay cho hình
thức nuôi thay nước thông thường, góp phần làm giảm áp lực về nhu cầu nước trong nuôi cá ngựa đen nói riêng cũng như
thử thách chung của nghề nuôi trồng thủy sản.
Từ khóa: cá ngựa đen, Hippocampus kuda, tỷ lệ sống, sinh trưởng, lọc sinh học, nuôi tuần hoàn
ABSTRACT
The aim of this study was to evaluate the ability of implementation of the recirculating system inblack seahorse
(Hippocampus kuda Bleeker, 1852) culture. This study was conducted in Cat Ba island – Hai Phong province from June to
September, 2010. The seeds used in this study were collected from Nha Trang to Hai Phong and acclimatized for 5 - 10 days
before running of the real experiment. The experiment included 2 treatments with three replicates (1): Fish were reared in
the the recirculating system equipped with the biofi lter tanks; (2): Fish were reared in the tanks with water exchanged daily
at 30% of culture volumn. The result showed that environmental factors are within the acceptable levels for growth and
development of black seahorse. There were no differences in survival and growth of fi sh cultured in the two systems. Fish
grown in the recirculating system obtained the specifi c growth rate in term of total length approximately at 0,51 ± 0,06%
as compared to 0,048 ± 0,035% in the other. A survival of 83 ± 2,2% was achieved at the end of the experiment in the
recirculating system while it was 81 ± 3,3% in the exchange water system. A biomass of 145 g/m3 was reached at the culture
density of 100 pieces/m3. The out comes of this study promote the possibility of using recirculting system as a potential
alternative for the conventional exchange water culture system particular in seahorse culture, and so far as a measure to
deal with the challenges in the aquaculture industry like reducing water demand and environmental polution.
Keywords: black seahorses, Hippocampus kuda, survival rate, growth, biofi lter, recirulating system
1 Đỗ Đức Thịnh: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, cá ngựa được dân gian dùng như một vị
thuốc quý trong y học cổ truyền ở khu vực Đông Á.
Ngoài ra, với hình dáng đặc biệt nên cá ngựa được
các nước phương Tây ưa chuộng làm cá cảnh. Khu
vực biển Cát Bà là nơi thu hút rất nhiều khách du
lịch đến tham quan, nghỉ mát do vậy tiềm năng đưa
cá ngựa thành một mặt hàng đặc sản phục vụ khách
du lịch là rất lớn. Cá ngựa đen (Hippocampus kuda
Bleeker, 1852) đã sớm được Viện Hải dương học
Nha Trang nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất
giống và nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cũng như
các đối tượng nuôi khác, nghề nuôi cá ngựa đang
gặp nhiều khó khăn như: con giống không đảm bảo
chất lượng, cung không đủ cầu, chất lượng môi
trường ngày một suy giảm và ô nhiễm do sự phát
triển tự phát, thiếu các giải pháp bền vững. Vì vậy,
để nghề nuôi cá ngựa nói riêng và các đối tượng
thủy sản khác nói chung phát triển một cách ổn định
và bền vững, việc tìm ra các giải pháp cho các vấn
đề nói trên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là vấn đề
về chất lượng nước. Trong nghiên cứu này chúng
tôi muốn đánh giá khả năng sử dụng hệ thống tuần
hoàn nước thay cho hình thức nuôi thay nước như
truyền thống trong nuôi cá ngựa đen, nhằm làm
giảm thiểu nhu cầu về nước nuôi cũng như lượng
nước thải ra môi trường. Trên thế giới mô hình nuôi
tuần hoàn nước đã được ứng dụng như một giải
pháp cho vấn đề thiếu nguồn nước nuôi hay nhằm
giảm thiểu các tác động môi trường của nghề nuôi
trong nhiều năm và khá thành công trong nuôi các
đối tượng như cá hồi, cá chẽm Châu Âu, tôm thẻ
chân trắng và các đối tượng khác.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 06/2010 đến 09/2010.
Địa điểm nghiên cứu: Trại giống Đảo Xanh - Cát
Bà - Hải Phòng.
2. Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá ngựa đen
(Hippocampus kuda Bleeker, 1852) ở giai đoạn
giống kích thước trung bình 52,6 ± 1,02 mm;
0,416 ± 0,0207 g. Cá giống được mua từ Nha Trang.
Đàn cá được tuyển chọn đồng đều về kích cỡ, tình
trạng sức khoẻ tốt. Cá được thuần hóa cho quen với
điều kiện thí nghiệm từ 05 - 10 ngày.
- Hệ thống bể nuôi: Bể nuôi được làm từ vật liệu
composite có thể tích 1,5 m3/bể.
- Hệ thống bể lọc gồm bể lọc thô 0,5 m3 và hệ
thống các bể lọc sinh học dạng ngập bao gồm 3 bể,
thể tích mỗi bể 4 m3. Vật liệu lọc trong các bể lọc
sinh học được làm từ lưới cũ (100 kg/bể) được treo
khắp thể tích của bể nhằm cung cấp giá thể cho
sự phát triển của các nhóm vi sinh vật hoạt động
chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan. Bể lọc thô làm
bằng đá sỏi, mảnh vỡ vỏ động vật thân mềm, san hô
chết. Nước sau sử dụng từ các bể nuôi được dẫn
qua bể lọc thô để loại bỏ các chất lơ lửng, sau đó
được dẫn tới hệ thống các bể lọc sinh học để làm
giảm nồng độ các chất hữu cơ hòa tan nhờ hoạt
động của các nhóm vi sinh vật có trong hệ thống lọc
sinh học trước khi được cấp ngược trở lại vào các
bể nuôi.
3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành trong hai
tháng, cá ngựa giống với kích thước trung bình
52,6 ± 1,02 mm, 0,416 ± 0,0207 g được thả nuôi
với mật độ 100 con/m3 trong các bể nuôi bằng vật
liệu composite. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức:
(1) Nuôi tuần hoàn - bể nuôi được kết nối với bể
lọc thô và hệ thống lọc sinh học để xử lý nước từ
các bể nuôi trước khi tái sử dụng; (2) Nuôi thay
nước - nước được lọc qua hệ thống lọc thô trước
khi cấp vào các bể nuôi, không qua hệ thống lọc
sinh học. Mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 3
lần. Đối với hệ thống nuôi tuần hoàn (1), mỗi ngày
20% thể tích nước nuôi được lọc và cấp trở lại các
bể nuôi. Đối với hình thức nuôi thay nước (2), mỗi
ngày 30% thể tích nước nuôi được thay mới và
100% hàng tuần. Cá được cho ăn 3 lần/ngày (7,11
và 15 giờ hàng ngày) tớ i mứ c bã o hò a. Thức ăn
được sử dụng là Mysis và Acetes đông lạnh, với cá
nhỏ khẩu phần ăn từ 10 - 15% trọng lượng cơ thể
cá, đối với cá trưởng thành từ 5 - 8%. Hệ thống bể
nuôi và bể lọc được sục khí 24/24.
- Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm
+ Chỉ tiêu về môi trường: Nhiệt độ, độ mặn, pH
và oxy hòa tan (DO) được đo hai lần trên ngày vào
lúc 6 - 7h sáng và 14 - 15h chiều. Nhiệt độ được đo
bằng nhiệt kế rượu, độ mặn được đo bằng khúc xạ
kế, pH và DO sử dụng máy đo chuyên dụng của
hãng Hanna. Xác định NH4
+ bằng phương pháp
phenat (indophenol), NO2
- dựa trên sự tạo chất màu
azo và so màu trên máy quang phổ kế ở bước sóng
543 nm; NO3
- bằng phương pháp khử Cadmium
và so màu trên máy quang phổ kế ở bước sóng
543 nm; PO4
3- bằng cách sử dụng thuốc thử Molipdic
và khử bằng axit ascobic rồi so màu trên máy quang
phổ ở bước sóng 880 nm; COD bằng cách sử dụng
KMnO4 trong môi trường kiềm; BOD5 bằng phương
pháp trực tiếp sử dụng chuẩn độ Winkler, giới hạn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187
xác định các chỉ tiêu 0,01mgO2/l. Các chỉ tiêu này
được theo dõi đị nh kỳ 10 ngà y/lầ n.
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng:
Tốc độ sinh trưởng tương đối về chiều dài toàn
thân (% ngày) (SGRL):
SGRL = (LnL2 – LnL1)*100/(t2-t1)
Trong đó:
L1,L2: chiều dài cá ở thời điểm t1, t2 (mm);
t1: cá thời điểm ban đầu thí nghiệm;
t2: cá thời điểm sau thí nghiệm.
Tỷ lệ sống của cá S (%): S =
Sc
x 100
Sđ
Trong đó: Sđ, Sc lần lượt là số lượng cá tại thời điểm
thả và kết thúc thí nghiệm (con).
4. Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung
bình ± độ lệch chuẩn (SD). Số liệu được phân tích
bằng phương pháp ANOVA một nhân tố. Sự sai
khác về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức
được so sánh theo phương pháp Duncan’s multiple
rang test (p < 0,05)
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Quan trắc các thông số môi trường
Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy: Các yếu
tố nhiệt độ, độ mặn, pH trong quá trình thí nghiệm
dao động trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng
và phát triển của cá ngựa đen. Nhiệt độ trung bình ở
bể nuôi và bể lọc là 30 ± 10C, giới hạn cho phép
là từ 26 - 320C. Độ mặn trong quá trình nuôi được
duy trì ở mức 31‰. pH luôn dao động trong khoảng
8,03 - 8,12 [2], [3]. pH của nước khi đi vào cao hơn
so với sau khi qua hệ thống lọc sinh học. Đây có
thể là kết quả của hoạt động phân giải các chất
hữu cơ hòa tan có trong nước nuôi bởi các nhóm
vi sinh vật trong hệ thống lọc sinh học. Khi vi sinh
vật phân giải các chất hữu cơ, lượng CO2 được giải
phóng từ các phản ứng oxi hóa khử sẽ hòa tan vào
nước góp phần làm giảm pH của nước. Bên cạnh
đó, hoạt động của vi sinh vật trong bể lọc sinh học
cần một lượng oxy hòa tan (DO) nhất định. Do đó,
sau khi nước đi qua hệ thống lọc, DO sẽ thấp hơn
trong nước ban đầu. Tuy nhiên, DO của nước sau
lọc (trung bình 4,99 mg/l) vẫn đảm bảo cho sự phát
triển bình thường của cá ngựa. So sánh với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Đức Cự [1], DO trong nước
sau khi qua hệ thống lọc sinh học trong nghiên cứu
này cao hơn so với DO trong ương nuôi giống cá giò
trong hệ thống tuần hoàn nước. DO trong ương nuôi
cá giò từ 1 - 40 ngày tuổi dao động trong khoảng
3,4 - 4,2 mg/l. Kết quả này có thể do lượng thức ăn
sử dụng trong nuôi cá ngựa thấp hơn nhiều so với
trong ương nuôi cá giò, do đó sản phẩm thải và thức
ăn thừa trong nước nuôi thấp hơn so với nước nuôi
cá giò. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, các vòi
sục khí đã được bố trí ở đáy các bể lọc sinh học để
tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước sau khi lọc
trước khi nước được cấp ngược trở lại bể nuôi.
Bảng 1. Kết quả quan trắc các thông số môi trường
của nước nuôi trước và sau khi qua hệ thống lọc sinh học
Thông số Nước thải Nước sau lọc Giới hạn cho phép
Nhiệt độ (0C) 30 ± 1 30 ± 1 26 - 32
pH 8,12 - 8,25 8,03 - 8,11 7,5 - 8,5
DO (mg/l) 5,50 ± 0,164 4,99 ± 0,129 ³ 2
S (‰) 31 31 5 - 35
BOD5 (mg/l) 2,26±0,505 1,07 ± 0,130 < 5,0
COD (mg/l) 3,66±0,647 2,65 ± 0,141 < 10,0
Các chỉ số BOD5, COD của nước nuôi sau khi
qua hệ thống lọc sinh học đều giảm so với trước khi
lọc. Kết quả này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của
hệ thống lọc. Đặc biệt sự suy giảm rõ rệt của BOD5.
Nồng độ BOD5 trung bình ở nước thải là 2,26 ±
0,505 mg/l, sau khi lọc là 1,07 ± 0,13 mg/l, thấp hơn
nhiều so với mức tiêu chuẩn cho phép (< 5mg/l) [5].
Tương tự, kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng
môi trường khác như N-NH4
+, N-NO2
- cũng cho thấy
có sự giảm xuống về nồng độ của các chỉ tiêu này
trong nước nuôi sau khi được xử lý bởi hệ thống lọc
sinh học. kết quả này có thể do hoạt động chuyển
hóa Nitrogen của các vi khuẩn nitrogen hóa phát triển
trong hệ thống lọc sinh học. Dưới tác dụng của vi
khuẩn nitrit hóa nitrosomonas, một phần NH4
+ được
chuyển hóa thành NO2
- do đó góp phần làm giảm nồng
độ NH4
+ có trong nước. NO2
- sau đó được chuyển
hóa một phần thành NO3
- bởi vi khuẩn nitrobacter
trong điều kiện hiếu khí. Hàm lượng NO2
- trong
nước nuôi dao động trong khoảng 0,09 - 0,32 mg/l.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hàm lượng NO2
- trong nước sau lọc thấp hơn nước
thải chứng tỏ sự chuyển hóa NO2
- thành NO3
- trong hệ
thống lọc sinh học . Ngược lại nồng đó N-NO3
-
trong
nước sau khi xử lý bằng lọc sinh học có phần tăng
lên (4,29 mg/l so với 3,98 mg/l). Nitrat NO3
- là sản
phẩm cuối cùng của quá trình nitrogen hóa các hợp
chất hữu cơ chứa nitơ, sản phẩm này hầu nhưkhông
độc với thủy sinh vật trong một giới hạn tương đối
rộng[6]. Hàm lượng cho phép của nitrat trong nước
theo tiêu chuẩn là 100 mg/l. Theo tiêu chuẩn này,
hàm lượng nitrat trong các bể nuôi vẫn được kiểm
soát trong giới hạn thích hơp. Tương tự, hàm lượng
P-PO4
3- của nước cũng dao động trong giới hạn cho
phép (< 1mg/l), đảm bảo cho sự phát triển và sinh
trưởng bình thường của cá. Hàm lượng PO4
3- của
nước sau khi lọc cao hơn so với nước thải là do hợp
chất này không chuyển thành khí trong hệ thống lọc
thoáng khí và xảy ra quá trình kết tủa, lắng đọng
trong môi trường lọc đệm cacbonat nên hàm lượng
PO4
3- của nước sau khi lọc sẽ cao.
Bảng 2. Kết quả quan trắc các muối dinh dưỡng
của nước nuôi trước và sau khi qua hệ thống lọc sinh học
Thông số Nước thải Nước sau khi lọc Ngưỡng cho phép
N-NH4
+ (mg/l) 0,35±0,081 0,26±0,047 < 0,5
N-NO2
- (mg/l) 0,22±0,065 0,17±0,069 < 0,5
N-NO3- (mg/l) 3,98±1,158 4,29±1,210 < 100
P-PO4
3- (mg/l) 0,24±0,077 0,26±0,078 < 1
2. Sinh trưởng và tỷ lệ sống
Kết quả theo dõi sinh trưởng cả về chiều dài
và khối lượng của cá ở hai hình thức nuôi (bảng 3)
cho thấy, cá nuôi trong hệ thống tuần hoàn nước sử
dụng hệ thống lọc sinh học sinh trưởng tốt hơn so
với cá nuôi theo hình thức thay nước bình thường,
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về
mặt thống kê. Cụ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối
về chiều dài của cá nuôi trong hệ thống nuôi thay
nước bình thường và trong hệ thống tuần hoàn
nước lần lượt là 0,48 và 0,51%/ngày. Tương tự, tỷ
lệ sống của cá nuôi ở hai hình thức này cũng không
có sự khác biệt có ý nghĩa mặt dù cá nuôi trong
mô hình tuần hoàn nước có tỷ lệ sống trung bình
cao hơn. Với tỷ lệ sống trung bình thu được khi kết
thúc thí nghiệm là 83% và khối lượng trung bình
của cá khi kết thúc thí nghiệm là 1,744 g/con, sinh
khối thu được trên một 1 m3 nước nuôi là 145 g,
tương đương với 652,5 g/3 bể. Kết quả của nghiên
cứu này cũng cho thấy với mức lọc 20% thể tích
nước nuôi của 3 bể mỗi ngày, tương đương với
900 l nước nuôi, hệ thống lọc sinh học hoạt động
bình thường và cho kết quả tốt thể hiện qua các
thông số chất lượng nước sau khi xử lý cũng như
đảm bảo sự sinh trưởng phát triển bình thường của
cá so với hình thức nuôi thay nước thông thường.
Ngoài ra, tỷ lệ sống của cá ở nghiên cứu này cũng
cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Từ Thị Tuyết
Nga và ctv [4] khi ứng dụng chế phẩm men vi sinh
trương ương nuôi cá ngựa đen.
Bảng 3. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen nuôi ở hai hình thức khác nhau
Thông số Nuôi thay nước Nuôi tuần hoàn
Chiều dài cuối 81,83±2.397a 83,63±1,097a
SGRL(%/ngày) 0,48±0,035
a 0,51±0,006a
Khối lượng cuối (g) 1,706±54,4a 1,744±58,3a
Tỷ lệ sống 81±3,3a 83±2,2a
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ±
độ lệch chuẩn, số liệu trong cùng một hàng có các
ký tự phụ phía trên khác nhau sai khác có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với thể tích thiết kết là 10 m3/3 bể (thể tích hoạt
động thực tế của hệ thống lọc), hệ thống lọc sinh học
có thể lọc được 900 lít nước mỗi ngày, đảm bảo
sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá
nuôi ở mật độ là 100 con/m3, sinh khối thu được
145g/m3 tương đương 652,5 g cho 3 bể nuôi. Tỷ lệ
sống đạt trung bình 83%, khối lượng trung bình đạt
1,744 g/con.
Các thông số môi trường của nước nuôi sau khi
được xử lý bởi hệ thống lọc sinh học đều cho kết
quả tốt hơn so với ban đầu và nằm trong ngưỡng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 189
thích hợp cho phát triên của cá ngựa đen. Trung
bình nhiệt độ nước nuôi 300C; pH 8,03 - 8,11; DO
4,99 mg/l; BOD5 1,07 mg/l; COD 2,65 mg/l; N-NH4
+
0,26 mg/l; N-NO2
- 0,17 mg/l; N-NO3
- 4,29 mg/l;
P-PO4
3- 0,26 mg/l.
Không có sự khác bi ệt có ý nghĩa thống kê về
sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá nuôi trong hệ thống
tuần hoàn nước sử dụng hệ thống lọc sinh học và
cá nuôi theo hình thức thay nước bình thường. Hoạt
động của hệ thống lọc sinh học ổn định, đảm bảo
tính ổn định của hệ thống nuôi tuần hoàn.
Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy có
thể sử dụng hệ thống lọc sinh học trong ương nuôi
cá ngựa đen nhằm làm giảm áp lực lên nhu cầu sử
dụng nước trong nuôi cá ngựa.
2. Kiến nghị
Nghiên cứu này mới chỉ tiến hành thử nghiệm
ở một mật độ nuôi là 100 cá thể/m3 và tỷ lệ lọc
nước là 20% thể tích nước của các bể nuôi. Vì
vậy, để hoàn thiện hệ thống lọc sinh học, tối ưu
hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống, tối ưu hóa
các thông số thiết kế và đặc biệt để xác định mật
độ nuôi tối ưu, tỷ lệ lọc tối ưu cần tiến hành các
nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra cần có các nghiên
cứu khác để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế
và tác động môi trường của hình thức nuôi tuần
hoàn nước sử dụng hệ thống lọc sinh học so với
các hình thức nuôi thay nước truyền thống khác.
Từ đó đưa ra định hướng ứng dụng trong thực
tiễn sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Cự, 2005. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ lọc sinh học phục vụ ương nuôi cá biển. Báo cáo tổng kết
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển.
2. Trương Sỹ Kỳ, Nguyễn Cho, Đào Xuân Lộc, Nguyễn Thanh Tùng và Dương Thị Thơm, 1993. Đặc điểm sinh học và khả
năng nuôi trồng loài cá ngựa đen Hippocampus kuda ở vùng biển Khánh Hòa. Hội nghị Sinh học biển toàn quốc lần thứ III:
156-163.
3. Trương Sỹ Kỳ, Đoàn Thị Kim Loan, 1994. Đặc điể m sinh sản của loài cá ngựa đen Hippocampus kuda sống ở vùng cửa sông
Cửa Bé Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập V: 111-120.
4. Từ Thị Tuyết Nga, Thượng Đình Tâm và Hoàng Tùng, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên khả năng sinh
trưởng, tỷ lệ sống, sự xuất hiện bệnh của cá ngựa đen Hippocampus kuda nuôi trong bể và chất lượng nước. Báo cáo Hội nghị
sinh viên và cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học ngành Nuôi trồng thủy sản toàn quốc năm 2009.
5. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
6. Thomas M.L., Michael P.M., James E.R., 1992. Recirculating aquaculture tank production systems: management of reciculating
systems. SRAC Publication, No. 452, 12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_truong_va_ty_le_song_cua_ca_ngua_den_hipocampus_kuda_bl.pdf