1. Kết luận
- Hồ Tây và hồ Đăk R’Tang là 2 hồ chứa nhỏ có
nhiệm vụ chính là bảo đảm cảnh quan môi trường
khu vực và cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp.
Bên cạnh đó hồ Tây còn có nhiêmh vụ cung cấp
nước sinh hoạt cho thị trấn Đăk Mil.
- Hiện nay khai thác thủy sản vẫn là sinh kế
quan trọng đối với một số hộ ở hai khu vực.
- Hoạt động khai thác bằng các công cụ bị cấm
và khai thác vào mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra ở
cả hai hồ.
- Nguồn lợi thủy sản ở hai hồ đang giảm sút
đáng kể do thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ.
2. Kiến nghị
- Thiết lập cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng và
tuyên truyền cho người dân địa phương về việc bảo
vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản vùng hồ Tây và
hồ Đăk R’Tang.
- Tập huấn và phát triển các mô hình nuôi thủy
sản để tận dụng mặt nước, đa dạng hóa sinh kế,
giải quyết việc làm cho lao động địa phương và
giảm áp lực đối với hoạt động khai thác nguồn lợi
tại 2 hồ kể trên.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh kế cộng đồng và hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây và hồ Đăk R’tang, tỉnh Đăk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
SINH KẾ CỘNG ĐỒNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI
THỦY SẢN TẠI HỒ TÂY VÀ HỒ ĐĂK R’TANG, TỈNH ĐĂK NÔNG
GENERAL LIVELIHOODS OF COMMUNITIES AND FISHING ACTIVITIES
AT TAY AND DAK R’TANG RESERVOIRS, DAK NONG PROVINCE
Trần Văn Phước1, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi2, Lê Việt Phương3
Ngày nhận bài: 27/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/09/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Áp dụng phương pháp điều tra xã hội, nghiên cứu được thực hiện tại hồ Tây và hồ Đăk R’Tang tỉnh Đăk Nông từ
1/2014 đến 6/2014. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn lợi thủy sản tại hai hồ không được quan tâm đúng mức.
Sinh kế chính của cộng đồng cư dân ven hồ Tây và hồ Đăk R’Tang là canh tác rẫy café, lần lượt chiếm tỷ lệ 55% và 70,1%
số hộ. Chỉ có 6,7% số hộ ở cộng đồng ven hồ Tây và 4,5% số hộ ở cộng đồng ven hồ Đăk R’Tang có sinh kế chính là khai
thác thủy sản. Hoạt động khai thác thủy sản tại hai hồ bao gồm nhiều phương thức như đâm lao, câu giăng, thả ống trúm,
thả lưới (lưới bén), rọ tôm, vó đènvới sản lượng và thu nhập không cao. Việc khai thác bằng các công cụ bị cấm và khai
thác vào mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra. Hiện tại, nguồn lợi thủy sản ở cả hai hồ đã giảm sút đáng kể do thiếu cơ chế
quản lý phù hợp.
Từ khóa: Hồ chứa, sinh kế, nguồn lợi thủy sản
ABSTRACT
Applying social survey method, this study was conducted at Tay and Dak R’Tang reservoirs, Dak Nong province from
January to June 2014. The study results showed that fi sh resources at two reservoirs was not paid enough attention. Main
livelihood of resident communities around Tay and Dak R’Tang reservoirs was coffee plantation, taking ratio of 55% and
70,1% of households respectively. Fishing was main livelihood for only 6.7% of households around Tay reservoir and 4.5%
of households bordering Dak R’Tang one. Fishing activities at two reservoirs included many measures such as spearing,
long-line fi shing, eel-pod placing, netting (gill net), shrimp caging, light lift netting getting low yield and income. Fishing
using forbidden gears and fi shing in time of reproduction still occurred. At the present, fi sh resource at two reservoirs has
been decreased considerably due to lack of suitable management mechanism.
Keywords: Reservoir, livelihoods, fi sh resource
1 ThS. Trần Văn Phước, 2 ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
3 Lê Việt Phương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2013 - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong bối cảnh suy thoái môi trường
và nguồn tài nguyên sinh vật nói chung, thủy sinh
vật nói riêng, quan hệ qua lại giữa nguồn lợi thủy
sinh vật đối với cộng đồng ngày càng được chú
trọng. Bên cạnh giá trị đối với hệ sinh thái và cảnh
quan - môi trường, nguồn lợi thủy sinh vật còn góp
phần tạo công việc cho cư dân địa phương, tăng
thu nhập cho các hộ và cộng đồng. Do đó, phát triển
kinh tế địa phương đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo
tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản là những vấn đề
luôn được các quốc gia đang phát triển quan tâm.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy nhiều nghiên
cứu tập trung cụ thể vào vấn đề liên quan giữa nuôi
trồng và bảo tồn nguồn lợi thủy sản với sinh kế cộng
đồng dân cư khu vực quanh các hồ chứa.
Ở phạm vi quốc tế, theo khía cạnh nuôi trồng và
quản lý nguồn lợi thủy sản, công bố của Phounsavath
năm 1998 về một nghiên cứu điển hình đối với hai
cộng đồng nghề cá tại hồ chứa Nam Ngum, Lao
P.D.R nhấn mạnh đến vai trò quản lý dựa trên cộng
đồng đối với nghề cá hồ chứa. Chuyên khảo của
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Mạng lưới trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á -
Thái Bình dương (Network of Aquaculture Centres
in Asia-Pacifi c - NACA) về tình trạng nghề cá hồ
chứa tại 5 quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc,
Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan (De Silva
and Amarasinghe, 2009) cũng phần nào cho thấy
ý nghĩa của vấn đề kinh tế - xã hội (bao gồm thu
nhập và sinh kế) trong việc quản lý và khai thác các
nguồn lợi của hồ chứa.
Ở Việt Nam, không nhiều công trình nghiên
cứu tập trung vào vấn đề này, đặc biệt ở khu vực
Tây Nguyên. Gần đây, một công bố của Lê Ngọc
Châu và cộng sự (2011) về hiện trạng khai thác cá
ở một số hồ chứa nhỏ (<1.000 ha) thuộc tỉnh Đồng
Nai và Bình Phước đề cập đến công cụ và năng
suất khai thác giữa hai nhóm hồ có và không có tổ
chức quản lý khai thác. Tập trung cho khía cạnh
sinh kế, đặc biệt sinh kế cộng đồng nghèo vùng
nông thôn, có công bố của Ho Manh Tuan và cộng
sự năm 2008 về một nghiên cứu điển hình ở hai
hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Bình Phước. Ngoài công
bố trên, gần như không tìm thấy nghiên cứu nào
đề cập đến sinh kế của những cộng đồng sống lân
cận các hồ chứa.
Trong bối cảnh hiện nay, để xây dựng chiến
lược bảo vệ môi trường và khai thác bền vững tài
nguyên thiên nhiên, cần thiết phải hiểu rõ hiện trạng
kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là sinh kế của
cộng đồng. Theo đó, việc nghiên cứu sinh kế cộng
đồng ven hồ Tây và hồ Đăk R’Tang có thể coi như
là trường hợp điển hình mô tả hoạt động kinh tế của
người dân ven hồ chứa và mối liên quan đến nguồn
lợi thủy sản vùng hồ. Các kết quả của nghiên cứu
sẽ giúp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo
tồn nguồn lợi thủy sản địa phương.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 2014 tại hồ Tây, huyện Đăk Mil và hồ
Đắk R’Tang, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông theo
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA -
Rapid Rural Appraisal) và phương pháp điều tra xã
hội sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc.
Số liệu được tổng hợp dựa trên quá trình phỏng
vấn các hộ dân địa phương thông qua bộ câu hỏi
điều tra. Các hộ được phỏng vấn ngẫu nhiên tập
trung vào các hộ sống lân cận vùng hồ với số mẫu
được tính theo công thức:
n = N/(1 + N.e2)
Với:
- n: kích cỡ mẫu
- N: tổng số hộ
- e: xác suất có khả năng gặp sai số loại 2
(thông thường 10%) (Bhujel, 2007)
Dựa theo công thức, tỷ lệ phân bố ở các tổ/
thôn, số hộ được điều tra được trình bày qua bảng
1. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn hiện trạng kinh tế – xã
hội, tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên ở địa
phương, các cán bộ quản lý cấp huyện, thị trấn, xã
và tổ dân phố cũng như cán bộ quản lý hồ chứa
được phỏng vấn với tính chất là người am hiểu (key
informant).
Hình 1. Bản đồ 2 hồ nghiên cứu
(Nguồn: truy cập ngày 11/9/2014)
Ghi chú: Hồ Đăk Mil trong hình phía trên bên phải là hồ Tây
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51
Số liệu được tổng hợp, phân tích và thống kê
bằng phần mềm Microsoft Excel (Version 2007).
Thông tin được xử lý theo từng nội dung dựa trên
phiếu điều tra.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Khái quát về hồ Tây và hồ Đăk R’Tang
1.1. Hồ Tây
Hồ Tây thuộc địa bàn hành chính huyện Đăk
Mil, tỉnh Đăk Nông, dọc theo quốc lộ 14 về phía Nam
cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 65 km. Theo các cán
bộ huyện Đăk Mil, hồ Tây nằm trên địa bàn 3 xã/thị
trấn Thuận An, Đăk Lao và Đăk Mil có diện tích 116
ha chia làm 3 ngăn. Theo các cán bộ của Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác các
công trình thủy lợi tỉnh Đăk Nông - Chi nhánh Đăk
Mil, hồ Tây hiện nay được xây dựng năm 1982 theo
sự mở rộng hồ có trước năm 1975 với độ sâu tối
đa 15 m, trung bình khoảng 6 m và lưu vực ước
tính khoảng 5 - 7km2. Riêng phần hồ Tây thuộc
thị trấn Đăk Mil có diện tích 80 ha với lưu lượng
nước khoảng 6,5 triệu m3/năm. Hồ Tây có 3 chức
năng chính là bảo đảm cảnh quang - môi trường,
cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Đăk Mil (20.000 m3/
tháng) và phục vụ nước sản xuất nông nghiệp cho
một số hộ dân cư thuộc thị trấn Đăk Mil, xã Đức
Minh, xã Thuận An và 2 công ty café Đức Minh (57,3
ha - xã Đức Minh) và Đức Lập (126 ha - xã Thuận
An) với lượng nước 3 triệu m3/năm. Chỉ riêng về
sản xuất nông nghiệp, có khoảng 800 hộ phụ thuộc
vào nguồn nước hồ Tây. Trước đây, hồ Tây thuộc
sự quản lý của Công ty thủy sản huyện Đăk Lăk
(đã giải thể). Khoảng những năm 1995 - 1997 trở
lại đây, nguồn lợi thủy sản hồ được khai thác tự do
(cấm sử dụng chất nổ). Hiện nay, cùng với Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác các
công trình thủy lợi tỉnh Đăk Nông - Chi nhánh Đăk
Mil chịu trách nhiệm quản lý về mặt thủy lợi, các cơ
quan có trách nhiệm liên quan là Ủy ban Nhân dân
thị trấn Đăk Mil, Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Mil với
các phòng ban trực thuộc. Do vậy, khía cạnh thủy
sản không được quan tâm nhiều. Xem xét về khả
năng nuôi trồng thủy sản, ý kiến khảo sát chỉ ra rằng
các dự án thí điểm trước đây không hiệu quả có thể
do mô hình nuôi và phương thức quản lý không phù
hợp với điều kiện thực tế.
1.2. Hồ Đăk R’Tang
Hồ nằm ở khu vực tiếp giáp giữa thị trấn Kiến
Đức và xã Kiến Thành, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh
Đăk Nông, dọc theo quốc lộ 26 cách thị xã Gia
Nghĩa khoảng 25km. Theo Giám đốc Chi nhánh
Đăk R’Lấp thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi
tỉnh Đăk Nông, hồ Đăk R’Tang được xây dựng
năm 1992 và nâng cấp năm 2002 với mục đích trữ
nước phục vụ tưới tiêu và phát điện. Tuy nhiên,
hiện nay hồ chỉ có chức năng phục vụ tưới tiêu
cho khoảng 180 ha café với 133 hộ phụ thuộc. Hồ
Đăk R’Tang là một hồ nhỏ có diện tích 46ha với độ
sâu tối đa từ 7 - 9m, trung bình 5m và lưu lượng
nước khoảng 1,4m3 triệu/năm.
Theo văn bản, Ủy ban Nhân dân xã Kiến Thành
và Phòng Nông nghiệp huyện Đăk R’Lấp là các cơ
quan liên quan đến việc quản lý hồ bên cạnh Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác
các công trình thủy lợi tỉnh Đăk Nông - Chí nhánh
Đăk R’Lấp chịu trách nhiệm quản lý đập. Tương tự
trường hợp hồ Tây, huyện Đăk Mil, công ty chỉ có
trách nhiệm vận hành, duy tu và bảo dưỡng đập
để bảo đảm việc cấp nước. Theo đó, vấn đề thủy
sản vẫn chưa được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, theo
các ý kiến khảo sát, hồ Đăk R’Tang có tiềm năng để
Bảng 1. Số phiếu điều tra
Hồ chứa Tổ dân phố/thôn Ước tính số hộ quanh hồ Số phiếu
Hồ Tây Tổ 5 – TT Dak-Mil 50 26
Tổ 7– TT Dak-Mil 25 9
Tổ 13– TT Dak-Mil 70 25
Tổng 145 60
Hồ Đăk R’Tang Tổ 2 – TT Kiến Đức 30 11
Tổ 3 – TT Kiến Đức 50 28
Tổ 5 – TT Kiến Đức 50 9
Thôn 5 – xã Kiến Thành 15 8
Thôn 8 – xã Kiến Thành 20 11
Tổng 165 67
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng cần có mô hình
nuôi phù hợp.
2. Khái quát về sinh kế cộng đồng cư dân ven hồ
Tây và hồ Đak R’Tang
Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 2 và
3 chỉ ra rằng hoạt động sinh kế của cả hai cộng đồng
cư dân ven hồ Tây và hồ Đăk R’Tang khá đa dạng
với nhiều nguồn thu khác nhau. Tuy nhiên, nguồn
thu từ canh tác rẫy vẫn là nguồn thu quan trọng nhất
đối với đa số hộ ở cả hai cộng đồng, chiếm tỷ lệ 55%
số hộ (33 hộ) ở cộng đồng ven hồ Tây và 70,1% số
hộ (47 hộ) khu vực ven hồ Đăk R’Tang.
Đối với cộng đồng cư dân ven hồ Tây, chỉ có
6,7% số hộ (4 hộ) có sinh kế chính là khai thác
thủy sản trong đó 3,3% (2 hộ) có thêm nguồn thu
nhập thứ hai là làm rẫy. Trong số 40% tổng số hộ
có nguồn thu nhập thứ hai (24 trường hợp), chỉ có
37,5% số này (9 hộ) hoạt động khai thác thủy sản.
Gần 6,7% tổng số hộ (4 hộ) xem khai thác thủy sản
là nguồn thu nhập thứ ba. Xem xét theo khía cạnh
nhân lực, trong tổng số 162 lao động, chỉ có 2,5% (4
lao động) xem khai thác thủy sản là nguồn thu nhập
chính, 6,2% (10 trường hợp) xem là nguồn thu nhập
phụ thứ nhất và 2,5% (4 lao động) cân nhắc khai
thác thủy sản là nguồn thu nhập thứ ba.
Mức độ đầu tư của người khai thác cũng khác
nhau, thay đổi trong khoảng 2,5-14 triệu/năm. Với
giá bán sản phẩm khai thác thay đổi từ 50.000-
100.000 đồng/kg tùy theo đối tượng, hoạt động
này có thể đem lại cho người lao động thu nhập
từ 50.000 đến 200.000 đồng/ngày, phổ biến trong
khoảng 75.000-100.000 đồng/ngày.
Bảng 2. Các hoạt động tạo thu nhập và số nhân lực tham gia (% tổng dân số)
của cộng đồng ven hồ Tây
Hoạt động Nguồn thu thập chính
Nguồn thu thập
phụ I
Nguồn thu thập
phụ II Ghi chú
Làm rẫy 60 (23,8%) 6 (2,4%) - Chủ yếu là café, ngoài ra còn có cacao, ngô (bắp)
Nguồn thu ổn định 25 (9,9%) - -
Giáo viên, Công An, nhân viên
các công ty hoặc cán bộ các cơ
quan Nhà nước và lương hưu
Kinh doanh - buôn bán 16 (6,3%) 1 (0,4%) -
Phụ gia đình 13 (5,2%) - - Không có việc làm chính thức
Trồng rau 7 (2,8%) 7 (2,8%) 1 (0,4%)
Khai thác thủy sản 4 (1,6%) 10 (4,0%) 4 (1,6%)
Lao động tự do 4 (1,6%) 2 (0,8%) - Thu nhập không ổn định
Đi làm xa nhà 3 (1,2%) - - (tại thành phố Hồ Chí Minh)
Làm bánh 2 (0,8%) - -
Hoạt động nhà nghỉ 2 (0,8%) 1 (0,4%) -
Tài xế 1 (0,4%) - -
Thợ may 1 (0,4%) - -
Thợ cơ khí 1 (0,4%) - -
Thợ hồ - 1 (0,4%) -
Làm đậu khuôn - 2 (0,8%) -
Chăn nuôi (heo, gà) - 2 (0,8%) 1 (0,4%)
Tổng 136 (54,0%) 32 (12,7%) 6 (2,4%)
Ghi chú: Phụ gia đình trong các hoạt động sinh kế được xem là hoạt động tạo thu nhập
-: Không có trường hợp nào (tỷ lệ 0%)
Tương tự trường hợp cộng đồng cư dân ven
hồ Tây, liên quan đến nguồn lợi thủy sản hồ Đăk
R’Tang, kết quả khảo sát cho thấy có gần 9%
số hộ (6 hộ) có hoạt động sinh kế gắn liền với
nguồn lợi này. Trong đó, gần 3% số hộ (2 hộ) xem
khai thác thủy sản là nguồn thu nhập chính, xấp
xỉ 3% (2 hộ) xem là nguồn thu nhập thứ hai và
gần 3% còn lại (2 hộ) cân nhắc khai thác thủy
sản là nguồn thu nhập thứ ba. Trong tổng số 184
lao động của cộng đồng, chỉ có 1,6% số lao động
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53
(3 lao động) xem khai thác thủy sản là nguồn thu
nhập chính, gần 1,1% lao động (2 trường hợp)
xem là nguồn thu nhập phụ thứ nhất và 1,1% lao
động (2 trường hợp) xem là nguồn thu nhập phụ
thứ hai. Với mức đầu tư thay đổi từ 1 triệu đến 5
triệu/năm, hoạt động này mang lại thu nhập trung
bình 100.000 đồng/ngày/người, cá biệt có thể lên
đến 500.000 đồng/ngày.
Bảng 3. Các hoạt động tạo thu nhập và số nhân lực tham gia (% tổng dân số)
của cộng đồng ven hồ Đăk R’Tang
Hoạt động Nguồn thu thập chính
Nguồn thu thập
phụ I
Nguồn thu thập
phụ II Ghi chú
Làm rẫy 91 (34,5%) 18 (6,8%) - Chủ yếu là café, ngoài ra còn có cao su, điều và tiêu )
Nguồn thu ổn định 38 (14,4%) 5 (1,9%) 2 (0,8%)
Giáo viên, công an, bộ đội, nhân
viên các công ty hoặc cán bộ các
cơ quan Nhà nước hoặc lương hưu
Kinh doanh - buôn bán 20 (7,6%) 3 (1,1%) 1 (0,4%)
Phụ gia đình 11 (4,2%) 3 (1,1%) - Không có việc làm chính thức
Thợ gia công cơ khí,
nhôm-kính, cắt đá . 4 (1,5%) 2 (0,8%) -
Khai thác thủy sản 3 (1,1%) 2 (0,8%) 2 (0,8%)
Giữ trẻ tại gia 1 (0,4%) - - Thu nhập không ổn định
Đi làm xa nhà (tại thành
phố Hồ Chí Minh) 1 (0,4%) - -
Tãi xế - 1 (0,4%) -
Làm bánh, nấu rượu - 1 (0,4%) 1 (0,4%)
Lao động tự do - 5 (1,9%) -
Bảo vệ - 2 (0,8%) -
Làm đậu khuôn 1(0,4%) - -
Chăn nuôi (heo, gà) 1 (0,4%) 4 (1,5%) -
Cho thuê nhà trọ - 2 (0,8%) -
Phụ cấp công tác - - 2 (0,8%) Phụ cấp trưởng thôn, phụ cấp cộng tác viên khuyến nông
Tổng 171 (64,8%) 48 (18,1%) 8 (3,0%)
Ghi chú: Phụ gia đình trong các hoạt động sinh kế được xem là hoạt động tạo thu nhập
-: Không có trường hợp nào (tỷ lệ 0%)
Tương tự với những kết quả nghiên cứu của
Tuan và cộng sự (2008) tại hai hồ chứa nhỏ tỉnh
Bình Phước, những kết quả nêu trên cho thấy, dù
chiếm tỷ lệ không lớn, khai thác thủy sản vẫn là sinh
kế quan trọng đối với một bộ phận của cộng đồng
cư dân ven hai hồ Tây và Đăk R’Tang. Theo đó, việc
bảo tồn và phát triển nguồn lợi hai hồ là việc làm
không những cần thiết về sinh thái - mặt môi trường,
đa dạng sinh học mà còn có ý nghĩa về mặt sinh kế
cộng đồng.
3. Hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản hồ
Tây và hồ Đak R’Tang
3.1. Hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây
Theo những người am hiểu, nguồn lợi thủy sản
hồ Tây gồm 3 nguồn là các loài cá bản địa (rô, lúi,
trê, lóc, lươn...), cá từ các “ao cá Bác Hồ” của bộ đội
được nuôi trước năm 1990, cá được thả bởi Công ty
thủy sản Đăk Lăk khoảng những năm 1980 - 1985
(mè, trôi, trắm, chép, rô phi...) và gần đây là cá thả
phóng sinh hàng năm của cư dân địa phương (lăng
đuôi đỏ, chép đỏ...). Để bổ sung nguồn lợi, trong
giai đoạn những năm 1990, bộ phận phụ trách thủy
sản huyện Đăk Mil cũng thường xuyên thả cá giống
vào hồ.
Theo khía cạnh khai thác, một ý kiến đánh giá
rằng trong giai đoạn từ 1976 đến 1980, khai thác
thủy sản là sinh kế chính của cư dân quanh khu
vực hồ Tây. Trong giai đoạn tiếp theo đến trước
những năm 1995 - 1997, Công ty thủy sản tỉnh Đăk
Lăk quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản hồ Tây.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tuy nhiên, sau đó hồ được khai thác tự do (cấm sử
dụng chất nổ). Một cư dân địa phương cho biết vào
khoảng những năm 1997 - 2000, khai thác là nguồn
thu nhập hàng ngày của nhiều hộ dân ven hồ. Những
kết quả này cho thấy, trong quá khứ, nguồn lợi thủy
sản hồ luôn đóng vai trò quan trọng đối với cộng
đồng cả về sinh kế lẫn thực phẩm. Hiện nay, đánh
giá về số lượng người tham gia khai thác nguồn lợi
thủy sản hồ Tây không thống nhất, tập trung nhiều
nhất trong khoảng 15 đến 20 người. Kết quả khảo
sát bắt gặp 11,1% tổng số lao động của cộng đồng
(9 lao động ở tổ dân phố 5 và 9 trường hợp ở tổ
dân phố 13) thực hiện khai thác thủy sản tại hồ Tây
(bảng 2). Bên cạnh đó, còn có 1,9% (3 trường hợp)
đã ngưng khai thác do không có thời gian và sản
lượng khai thác giảm sút. Rõ ràng rằng bên cạnh
sự thay đổi cơ cấu sinh kế, suy giảm nguồn lợi cũng
là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện tại, hoạt động
khai thác thủy sản hồ Tây bao gồm nhiều phương
thức như đâm lao, câu giăng, thả ống trúm, thả lưới
(lưới bén), rọ tôm, vó đèn... Trong đó, các hình thức
bắt gặp nhiều nhất là lưới bén (52,9% số hộ tham
gia khai thác), vó đèn (47,1%) và rọ tôm (35,3%).
Phạm vi hoạt động của người khai thác thay đổi tùy
theo phương thức, phổ biến trong khoảng 500 m
dọc theo hồ thuộc khu vực cư trú với phương tiện
là thuyền chèo tay. Số ngày khai thác cũng thay đổi,
từ khoảng 150 đến 320 ngày/năm tùy theo phương
thức khai thác. Đối tượng được khai thác tại hồ Tây
trước đây là các loài cá nước ngọt như mè, trắm,
lúi, trôi, lóc, lươn, tép rong Hiện nay, đối tượng
khai thác chủ yếu bao gồm cá rô-phi, tôm nước ngọt
và tép rong. Sự thu hẹp đối tượng khai thác chỉ ra
rằng trữ lượng các đối tượng truyền thống đã bị suy
giảm. Kết quả khảo sát đã chứng minh điều này với
một thống nhất chung của tất cả các ý kiến rằng
nguồn lợi thủy sản hồ Tây đã giảm sút đáng kể, lên
đến 70% đến 80%, so với 5 năm trước đây. Đánh
giá về vấn đề này, nguyên nhân được chỉ ra là do
khai thác quá mức (sử dụng vó đèn với mắt lưới quá
nhỏ) hay khai thác bằng phương thức hủy diệt (kích
điện) được nhận định xảy ra thường xuyên. Nguyên
nhân sâu xa của vấn đề này được thống nhất là do
quản lý không chặt chẽ.
3.2. Hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ
Đăk R’Tang
Tương tự trường hợp hồ Tây, theo các cư dân
địa phương, nguồn lợi thủy sản hồ Đăk R’Tang bao
gồm nguồn cá tự nhiên (không đáng kể) và nguồn cá
được thả bởi đơn vị hợp đồng nuôi thủy sản trước
đây (trắm, chép, mè, thác lác, rô phi, lóc, lươn...).
Trong thời gian gần đây, theo một số ý kiến khảo sát,
nguồn lợi thủy sản của hồ còn được bổ sung bởi các
đợt thả cá giống từ một số đơn vị.
Đối với cộng đồng cư dân ven hồ Đăk R’Tang,
khai thác thủy sản là một nguồn thu nhập quan
trọng của nhiều hộ trong giai đoạn 1995 - 2000. Tuy
nhiên số liệu điều tra chỉ ra rằng hiện nay khai thác
thủy sản đã không còn là sinh kế quan trọng đối
với cộng đồng địa phương chỉ với 3,8% tổng số lao
động tham gia vào hoạt động này như đã trình bày
trên đây (bảng 3). Khảo sát cho thấy sản lượng khai
thác không đáng kể, thay đổi từ 1-2 kg, cá biệt đến
10 kg/ngày tùy theo quy mô, đối tượng khai thác...
Trong thực tế, tương tự trường hợp hồ Tây, hoạt
động này được thực hiện với nhiều phương thức và
công cụ khác nhau như câu cắm, câu giăng, đâm
lao, chích điện, vó đèn, rọ tôm... với tỷ lệ bắt gặp
không lớn. Trong đó hai hình thức khai thác bắt gặp
cao nhất là rọ tôm (50% số hộ tham gia khai thác),
lưới bén (66,7%). Phạm vi khai thác thay đổi trong
khoảng 0,5 - 1 km gần nhà cũng với xuồng chèo
tay. Các đối tượng khai thác chủ yếu là cá lóc, rô
phi, tôm tép nước ngọt với số ngày khai thác thay
đổi từ 150 đến 300 ngày/năm. Theo ý kiến đánh giá
chung của cư dân địa phương và cán bộ quản lý,
số lượng lao động tham gia khai thác hiện nay chỉ
khoảng từ 10 - 15 người và nguồn lợi thủy sản hồ
đã giảm từ 50% đến 80% cùng với môi trường vùng
hồ đã bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm do rác thải và
nước tưới tiêu chảy tràn tùy theo khu vực. Kết quả
này chỉ ra rằng suy giảm nguồn lợi thủy sản hồ Đăk
R’Tang là một vấn đề cần được xem xét. Đa số ý
kiến khảo sát cho thấy thỉnh thoảng cũng còn bắt
gặp hình thức khai thác hủy diệt là chích điện. Tuy
nhiên, vẫn có một ý kiến cho rằng chích điện xảy ra
thường xuyên. Theo đánh giá chung của cả cán bộ
quản lý hồ và cư dân địa phương, nguyên nhân của
vấn đề này được thống nhất là thiếu cơ chế quản
lý phù hợp.
Nhìn chung, tình hình khai thác thủy sản tại hồ
Tây và hồ Đăk R’Tang tương tự tình khai thác tại
một số hồ chứa không nuôi cá và không được quản
lý thuộc tỉnh Bình Phước trong những năm trước
đây với nhiều loại ngư cụ thô sơ bao gồm cả các
ngư cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi cao, khai thác
tất cả cả các loài có giá trị kinh tế (Châu và cộng
sự, 2011).
Xem xét theo khía cạnh nguồn lợi, kết quả khảo
sát ở cả hai hồ đều bắt gặp cá con và cá mang
trứng trong sản phẩm khai thác đã lý giải phần nào
hiện trạng nêu trên. Kết quả này cho thấy vấn đề
bảo vệ nguồn lợi theo Công văn số 291/SNN-TS
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
tỉnh Đăk Nông tại hồ Tây và hồ Đăk R’Tang không
được thực hiện triệt để. Khảo sát chỉ ra rằng người
tham gia khai thác không nắm rõ về các ngư cụ,
thời gian khai thác và kích thước tối thiểu đối với
các đối tượng được cho phép đánh bắt theo phụ lục
kèm theo Công văn nêu trên. Về vấn đề nuôi trồng
thủy sản, đối với nhiều hộ dân ở cả hai khu vực, hạn
chế lớn nhất là kỹ thuật nuôi. Theo đó, chính quyền
và các phòng ban chức năng địa phương cần có
chiến lược phát triển nuôi trồng và biện pháp bảo vệ
nguồn lợi thủy sản vùng hồ.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dựa trên các kết quả khảo sát, có thể đưa đến
các kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
- Hồ Tây và hồ Đăk R’Tang là 2 hồ chứa nhỏ có
nhiệm vụ chính là bảo đảm cảnh quan môi trường
khu vực và cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp.
Bên cạnh đó hồ Tây còn có nhiêmh vụ cung cấp
nước sinh hoạt cho thị trấn Đăk Mil.
- Hiện nay khai thác thủy sản vẫn là sinh kế
quan trọng đối với một số hộ ở hai khu vực.
- Hoạt động khai thác bằng các công cụ bị cấm
và khai thác vào mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra ở
cả hai hồ.
- Nguồn lợi thủy sản ở hai hồ đang giảm sút
đáng kể do thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ.
2. Kiến nghị
- Thiết lập cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng và
tuyên truyền cho người dân địa phương về việc bảo
vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản vùng hồ Tây và
hồ Đăk R’Tang.
- Tập huấn và phát triển các mô hình nuôi thủy
sản để tận dụng mặt nước, đa dạng hóa sinh kế,
giải quyết việc làm cho lao động địa phương và
giảm áp lực đối với hoạt động khai thác nguồn lợi
tại 2 hồ kể trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Ngọc Châu, Nguyễn Phú Hòa, Lê Thanh Hùng, Vũ Cẩm Lương; 2011. Hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ thuộc
tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. (fi le/40;
truy cập ngày 27/04/2013)
2. Dự án IMOLA-Huế (dịch), 2006. Cẩm nang: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phân tích sinh kế bền vững (Mạng
lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á - Thái Bình Dương - NACA). UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, 2013. Phụ lục 2, 3, 4 và 5 (Công văn số 291/SNN-TS), 27/03/2013.
Tiếng Anh
4. Ram C.Bhujel, 2007. Statistics for aquaculture, Asian Institure of Technology (AIT). Wiley-Blackwell.
5. De Silva, S.S. and Amarasinghe, U.S. (eds.); 2009. Status of reservoir fi sheries in fi ve Asian countries. NACA Monograph
No. 2. Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacifi c, Bangkok, Thailand.
6. Sommano Phounsavath, 1998. Community-based fi sheries management as an approach to participatory management of
reservoir fi sheries – A case study of two fi shing villages at the Nam Ngum reservoir, Lao P.D.R.
7. A thesis submitted in partial fulfi llment of the requirements for the degree of Master of Science. Asian Institute of Technology.
8. Ho Manh Tuan, Harvey Demain and Amararatne Yakupitiyage, 2008. Strategies to improveove livelihood of the rural
poor: A case study in two small reservoirs in Binh Phuoc province, Viet Nam. Aquaculture Asia Magazine Vol. XIII, No. 1
January-March.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_ke_cong_dong_va_hoat_dong_khai_thac_nguon_loi_thuy_san.pdf