Sinh học - Chỉ thị sinh học môi trường nước phần ba – Tổng hợp kết quả nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị

Chất lượng môi trường nước hầu hết các hồ ở thành phố Đà Nẵng đều đang ở mức “Nước bẩn vừa α” trong tất cả các mùa trong năm, chỉ có hồ Đò Xu vào mùa Đông ít ô nhiễm hơn, ở mức “Nước bẩn vừa β”. Riêng ở hồ Đò Xu vào mùa Xuân và hồ Xuân Hòa vào mùa Đông có mức độ ô nhiễm nặng hơn ở mức “Nước rất bẩn”. Đặc biệt hồ Đầm Rong vào mùa Đông và mùa Xuân mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng nước ở mức “Nước cực kỳ bẩn”.

pdf35 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh học - Chỉ thị sinh học môi trường nước phần ba – Tổng hợp kết quả nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 3. CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHẦN BA – TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG SINH VẬT CHỈ THỊ Nguyễn Thế Nhã 0912.202.305 nhanguyenthe@gmail.com HỆ SINH VẬT CỦA THỦY VỰC NƯỚC NGỌT • Có thể chia theo dạng sống của SV như sau: 1. SV đáy (Benthos): sống bám, nằm trên, vùi dưới đáy bùn trầm tích. Chia làm loài ăn lọc (thân mềm hai mảnh vỏ; loài ăn bùn (thân mềm chân bụng) 2. SV phụ sinh: động thực vật sống bám vào cành, lá thực vật bậc cao hoặc các bền mặt nhô của nền đáy 3. SV nổi (Plankton): bơi lội, trôi nổi hoặc di chuyển nhờ dòng chảy (có loài là chủ động) 4. SV tự bơi (Nekton): bơi lội và di chuyển tự do. Cá, lưỡng cư, côn trùng cở lớn 5. SV mặt nước (Neuston): bất động hoặc bơi lội trên mặt nước HỆ SINH VẬT CỦA THỦY VỰC NƯỚC NGỌT • Có thể phân theo nơi chiếm cứ như sau: 1. Vùng ven bờ: ánh sáng mặt trời xuyên được đến tận đáy. Chủ yếu thực vật bậc cao mọc ở đáy 2. Vùng thềm: Tầng nước đạt đến độ sâu mà ánh sáng xuyên đến được. Vùng này qúa trình hô hấp cân bằng với quá trình quang hợp. Gồm các SV nổi, SV mặt nước, SV tự bơi 3. Vùng trước nền đáy: nơi không có ánh sáng xuyên đến. Chia làm 2 loại: 1. Vùng chảy: dòng chảy mạnh, đáy không có bùn và các vật nhỏ, bền mặt đáy cứng. Đại diện các SV đáy, cây phụ sinh bám chặt vào nền cứng và các SV bơi lội giỏi như cá. 2. Vùng sâu: dòng chảy chậm, có nền bùn đáy. Thích hợp cho các dạng SV sống vùi hoặc đào bới đáy 2 ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ SINH THÁI THỦY VỰC 1. Hệ sinh thái suối 2. Hệ sinh thái sông 3. Hệ sinh thái cửa sông 4. Hệ sinh thái kênh rạch 5. Hệ sinh thái Hồ, ao 6. Hệ sinh thái đầm lầy, đầm phá ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ SINH THÁI THỦY VỰC  Hệ sinh thái thủy vực nước ngọt rất phong phú và đa dạng  Tùy thuộc vào loại hình thủy vực mà có các kiểu hệ sinh thái đặc trưng với các nơi cư trú của các loài.  Các nơi cư trú trong quần xã động thực vật nước ngọt được phân biệt dựa trên các đặc điểm tự nhiên như địa hình, địa mạo, nền đáy và chế độ thủy văn Hệ sinh thái suối • Đặc trưng bởi sự thay đổi theo đai độ cao với hàm lượng DO cao, nhiệt độ thấp, nước chảy, nền đáy (đá tảng, sỏi, cát) • Thành phần HST suối gồm: thực vật thủy sinh, ấu trùng, các loại ốc kích thước nhỏ, cá kích thước nhỏ • Do độ trong lớn nên các loại tảo bám đá nhiều và cơ sở thức ăn cho cá và động vật không xương sống • Theo nhiều tác giả, khu hệ thủy sinh vật HST suối có tỷ lệ các loài đặc hữu cao và còn khá nhiều loài chưa được phát hiện. 3 Hệ sinh thái sông • Đây là nơi cư trú quan trọng của các quần thể cá. Đặc trưng bởi DO thấp (so với suối), nhiệt độ cao hơn, độ đục cao, dinh dưỡng cao, nền đáy bùn. • HST động vật đáy gồm nhóm tôm, cua, trai, ốcvào mùa lụt thường suất hiện nhiều loài cá sông (có tập tính đẻ trứng vào mùa lụt) • Việt Nam với mật độ sông và kênh trung bình là 0,6 km/km², sông Hồng 0,45 km/km², sông Cửu Long là 0,68 km/km². • Cứ khoảng 23 km bờ biển có một cửa sông. • Có 112 con sông đổ ra biển. Mê kông the Mekong near Lanping 4 sông Đáy. Đoạn qua huyện Quốc Oai Huyện Đan Phượng Thùng phuy cầu Mai Lĩnh Hệ sinh thái cửa sông • Đây là vùng phức hợp do sự tương tác giữa sông và biển. Do vậy quần xã sinh vật mang tính hỗn hợp giữa nhóm sinh thái nước ngọt, nước lợ và mặn. • HST cửa sông vừa là nơi cư trú, nơi nuôi dưỡng vừa là bãi đẻ trứng của nhiều loài cá biển và nhiều loài động vật không xương sống. • Vùng cửa sông thường có rừng ngập mặn phát triển nên cũng là nơi cư trú và nuôi dưỡng nhiều loài đặc trưng của rừng ngập mặn. 5 Cửa Sông Hồng? VQG Xuân Thủy Đồng bằng sông Cửu Long. 6 Nước thải của Vedan VN ra sông Thị Vải. Hệ sinh thái kênh rạch • Môi trường nước, đặc biệt pH, độ mặn thường thay đổi theo mùa khí hậu. • Vào mùa mưa, pH thấp do rửa trôi phèn; vào mùa khô, do ảnh hưởng triều nên độ mặn cao. • Khu hệ thủy sinh vật khá phong phú, gồm các loài phân bố rộng và không/ít loài đặc trưng. 7 hệ sinh thái hồ, ao • Mối đe dọa HST hồ là sự di nhập các loài cá lạ, sự ô nhiễm, phú dưỡng và sự thay đổi mực nước. • Quần thể sinh vật trong hồ khá phong phú và nhạy cảm với những biến đổi môi trường. Đặc trưng của HST hồ là các loài cá ăn nổi. • HST ao hẹp, cạn, nền đáy bùn, lượng dinh dưỡng cao nên nhóm sinh vật nổi phát triển mạnh, sinh vật đáy chủ yếu là nhóm giun ít tơ. • Nếu ao có hệ thực vật thủy sinh bậc cao phát triển (bèo) thì hệ động vật phong phú hơn. hệ sinh thái hồ chứa nhân tạo • Thành phần loài kém phong phú hơn và phụ thuộc rất lớn đến độ phong phú của sông, suối cung cấp nước vào hồ. • Trong giai đoạn đầu mới ngập nước thường phải trải qua giai đoạn yếm khí và dễ bị nhiễm độc do qúa trình phân hủy thảm thực vật bị ngập nước. Dẫn liệu về HST hồ Việt Nam Chỉ tiêu Hồ Lắc Hồ Tây Hồ Hòa Bình Hồ Thác Mơ Mật độ Thực vật nổi (TB/l) 7.000 – 300.000 3.000.000- 249.000.000 6.000- 403.000 10.000 – 400.000 Động vật nổi (con/m3) 3.000 – 15.000 169.000- 310.000 4.000 – 100.000 3.000 – 300.000 Động vật đáy (con/m2) 40 - 300 640- 3.149 - - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) 8 Hồ Lắk (nhìn từ biệt điện Bảo Đại) Hồ Lắk (Đắc Lắk) 9 Thác Mơ kỳ quan của thiên nhiên (H.Phước Long), Hệ sinh thái đầm lầy, đầm phá • Về mặt chức năng và hình thái, đầm phá có nét đặc trưng của hồ chứa ven biển và vùng cửa sông. Do sự pha trộn giữa nước ngọt, lợ, mặn nên khu hệ thủy sinh vật rất phong phú gồm các loài nước ngọt, lợ, mặn. • Cấu trúc quần xã đầm phá thay đổi theo mùa. Cũng là loại hình hồ chứa nhưng đầm phá thường nông nên hệ sinh vật đáy rất phát triển. • Đầm lầy thường có nhiệt độ cao, DO thấp, năng suất sinh học cao. Quần xã thực vật nước phát triển là cơ sở để động vật không xương sống phát triển. • Hầu hết các loài cá trong HST đầm lầy là nhóm phát triển hệ thở không khí khí quyển (cá đen da trơn, cá trê) Sen và Nghễ trong vùng đầm lầy ở VQG Tràm Chim 10 Phân bố số lượng sinh vật theo thủy vực • Mật độ số lượng sinh vật nổi thường thấp ở các thủy vực nước chảy, cao ở thủy vực nước đứng. • Trong thủy vực nước đứng, nông, kích thước nhỏ thường có mật độ sinh vật nổi cao hơn. • Thủy vực vùng đồng bằng thường có mật độ sinh vật nổi cao hơn vùng núi • Các thủy vật tiếp nhận nhiều chất thải (chưa tới mức ô nhiễm trầm trọng) thường có mật độ sinh vật nổi cao hơn, nhóm sinh vật đáy cỡ nhỏ phát triển mạnh. Phân bố số lượng sinh vật theo thủy vực • Các thuỷ vực nước đứng, nền đáy mềm (bùn; bùn-cát) là cơ sở để các loài thực vật ngập nước và sinh vật đáy phát triển. • Các thủy vực nước đứng, dạng hồ rộng vùng núi sâu có độ trong lớn thì vùng ven bờ hồ với nền đáy mềm các nhóm rong và động vật đáy thân mềm, tôm, cua rất phát triển. • Trong thủy vực nước chảy, vùng thượng lưu có mật độ sinh vật nổi thấp hơn vùng đồng bằng. Phân bố số lượng sinh vật theo thủy vực • Sinh vật đáy sông vùng núi cũng kém phát triển hơn so với sông vùng đồng bằng (nền đáy mềm) • Các thủy vực bị ô nhiễm hữu cơ nặng thì thường có số sinh vật nước thấp. Phân bố số lượng sinh vật theo không gian • Phân loại tiểu vùng theo chiều thẳng đứng: Sinh cảnh tầng nước trên Vùng được chiều sáng bởi bức xạ mặt trời. Đây là vùng sản sinh dinh dưỡng với năng suất quang tự dưỡng lớn Vùng ít hoặc không được chiếu sáng. Đây là vùng phân giải chất dinh dưỡng Sinh cảnh tầng đáy Vùng đáy ven bờ Vùng đáy sâu 11 Phân bố số lượng sinh vật theo không gian • Bức xạ mặt trời là yếu tố ảnh hưởng đến phân bố số lượng sinh vật nổi theo chiều thẳng đứng. Với thực vật nổi, ánh sáng mặt trời cần thiết cho sự quang hợp, đối với động vật nổi, bên cạnh tính hướng quang còn có đặc tính ăn thực vật nổi. Vì vậy vùng chiếu sáng tầng mặt thường có mật độ sinh vật nổi cao. • Các thủy vực nước có độ sâu lớn, sự phân tầng hoặc sự tuần hòan giữa các khối nước liên quan đến lượng dinh dưỡng, nhiệt độ, khí đều là những nguyên nhân gây biến động phân bố số lượng sinh vật nổi theo chiều thẳng đứng. Phân bố số lượng sinh vật theo không gian • Phân bố theo bề mặt rộng: • Trong thủy vực, sự phân bố số lượng theo mặt rộng chủ yếu phụ thuộc vào hình thái thủy vực, chế độ thủy học và đặc tính dinh dưỡng. • Tại các eo, ngách của hồ chứa thường có mật độ sinh vật nổi cao. • Phân bố theo bề mặt rộng cũng được quyết định do độ mặn (sông, cửa sông). Quần xã sinh vật mặn thường phong phú hơn quần xã ngọt. Mật độ sinh khối sinh vật nổi cao dần từ sâu trong cửa sông ra đến cửa sông. Phân bố sinh vật theo mùa, ngày đêm Theo mùa: Tính phân bố phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ và chế độ thủy văn. Đối với khu hệ thủy vực ở vĩ độ thấp, thì biến động thủy sinh vật có tính đa chu kỳ, do vậy nhiệt độ chỉ ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhóm loài trong thủy vực. Chế độ thủy văn, chủ yếu là phân bố lượng mưa là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phân bố thủy sinh vật Phân bố sinh vật theo mùa, ngày đêm Theo ngày đêm: Tính phân bố chủ yếu phụ thuộc vào bức xạ mặt trời. Thực vật nổi ban ngày có mật độ cao hơn ban đêm do nhu cầu quang hợp. Động vật nổi lại có xu hướng ngược lại. 12 SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Ví dụ về ĐVKXS ở nước Tại sao thu thập mẫu ĐVKXS nước 1. Chúng có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn vì - sự phong phú của chúng - đa dạng loài và đa dạng sinh thái Vai trò bao gồm: • Ăn tảo • Tiêu thụ vi khuẩn và nấm • Ăn chất hữu cơ vụn (Detritivores): cành lá • Bắt mồi ăn thịt (Predators) • Con mồi (Prey) Tại sao thu thập mẫu ĐVKXS nước ? 2. Rất mẫn cảm với ô nhiễm nước  sinh vật chỉ thị cho tình trạng của môi trường 3. Dữ liệu sinh học cho thông tin dài hạn hơn dữ liệu phân tích hóa học 4. Mẫu động vật đáy có ý nghĩa hơn nhiều giám sát hóa học 5. Tương đối dễ thu thập được mẫu 13 Ví dụ biện pháp thu thập mẫu an toàn là trên hết 1. Chuẩn bị tốt phương pháp thu mẫu và phương pháp đánh giá. Chú ý tới vấn đề an toàn và sức khỏe khi thực hiện. 2. Kiểm tra điện thoại di động, bỏ vào áo trong phao. 3. Xem xét kỹ đặc điểm bờ sông, bao gồm: Độ dốc, thảm thực vật, tình trạng khu vực dưới chân, các chướng ngại vật hoặc mối nguy hiểm đặc biệt nào đó. 4. Xem xét kỹ đặc điểm nước bao gồm: Độ sâu, độ đục, đặc điểm dòng chảy, chất nền, độ dốc của lòng sông, thảm thực vật, chướng ngại vật hoặc mối nguy hiểm đặc biệt nào đó. Ví dụ biện pháp thu thập mẫu 14 5. Cùng với người điều tra thứ 2 xác định các điểm xuống sông và điểm lên. 6. Dùng sào thử xác định đặc điểm chất nền sông và chuẩn bị dụng cụ chống đỡ 7. Di chuyển chậm 8. Nguyên tắc chính: Không lội xuống sông nếu có gì đó không an toàn Ví dụ biện pháp thu thập mẫu Ví dụ biện pháp thu thập mẫu 4 – phút thu thập mẫu – 30 giây thu mẫu côn trùng hoạt động trên mặt nước – 3 phút sục vét (kéo vợt sục) – 30 giây thu thập mẫu ĐV đáy KXS trong hốc đá, dưới thân cành , lốp xe, và các đồ dụng khác. Điểm mấu chốt: Vấn đề phân chia thời gian theo các thành phần của sinh cảnh là rất quan trọng, cần tương xứng với các bộ phận này. Ví dụ: Vùng nước thoáng, vùng phủ kín thực vật , vùng nước có thực vật nổi, vùng lộ rõ nền sông, vùng thực vật lơ lửng, rừng ngập nước .... 15 Bảo quản mẫu vật Quá trình 3 bước bảo quản mẫu: • Bước 1: dùng thuốc bảo quản tạm, thường là 4% formaldehyde hoặc dùng cồn 90% • Bước 2: phân loại mẫu theo đơn vị phân loại. • Bước 3: Bảo quản mẫu phân loại trong dụng cụ riêng, thường với cồn 70% Phân loại mẫu vật • Rửa sạch mẫu đã bảo quản tạm bằng dung dịch cồn hoặc formaldehyde • Chuyển mẫu sang hộp nhựa/chậu nhựa chứa nước sạch • Cẩn thận gắp mẫu ra Một số nhóm động vật không xương sống Giáp xác (Crustacea) – Water Fleas 16 Giáp xác (Crustacea) – Freshwater Shrimp Giun det/Sán (Platyhelminthes) - Flatworms Đỉa (Annelida – Hirudinea – Leeches) Thân mềm (Mollusca – Gastropoda – Snails) 17 Côn trùng – Bộ Cánh nửa cứng – Bọ xít Insecta – Hemiptera – Water Bugs Côn trùng – Bộ Cánh cứng - Insecta – Coleoptera – Water Beetles Côn trùng – Bộ Hai cánh Insecta – Diptera – True Flies Côn trùng – Bộ Cánh rộng Insecta – Megaloptera - Alderflies 18 Côn trùng - Bướm đá Insecta – Tricoptera – Caseless Caddis Flies Côn trùng – Bướm đá có túi kén Insecta – Tricoptera – Cased Caddis Flies Bướm đá Insecta – Tricoptera - Adult Caddis Fly Côn trùng – Bộ Cánh úp Insecta – Plecoptera – Stone-flies 19 Côn trùng – Bộ Phù du Insecta – Ephemeroptera - Mayflies Phù du trưởng thành Insecta – Ephemeroptera – Adult Mayfly Côn trùng – Bộ Chuồn chuồn - Insecta – Odonata – Dragonflies & Damselflies Khóa phân loại động vật KXS cỡ lớn Bộ chỉ thị sinh học quan trắc Sông Nhuệ 20 Diễn giải dữ liệu Tính các loại điểm sinh học • Tính đa dạng Taxon hoặc đa dạng loài, Số liệu đơn giản nhất của đa dạng sinh học • Tổng điểm số BMWP; the Biological Monitoring Working Party score • Điểm trung bình ASPT index value; the Average Score Per Taxon Tổng điểm BMWP Phân hạng Interpretation 0-10 Rất xấu Very poor Ô nhiễm nặng Heavily polluted 11-40 Xấu Poor Ô nhiễm Polluted or impacted 41-70 Trung bình Moderate Mới chớm ô nhiễm Moderately impacted 71-100 Tốt Good Sạch nhưng đã bị ảnh hưởng Clean but slightly impacted >100 Rất tốt Very good Rất sạch, không bị ÔN Diễn giải bằng tổng điểm BMWP Diễn giải số liệu • So sánh các điểm lấy mẫu, ví dụ điểm ở phía trên và dưới điểm xả chất ô nhiễm • So sánh với số liệu lưu trữ đã có • So sánh với số liệu của cơ quan chuyên trách về môi trường 21 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CHÍNH ở Việt Nam 1996 – XEM TOÀN VĂN 22 Toàn văn tài liệu 2002 23 24 25 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN 4 HỆ THỐNG KÊNH CHÍNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thanh Cảnh , Ngô Thị Trâm Anh Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM 2006 – Xem toàn văn Khu vực nghiên cứu là bốn hệ thống kênh và sông chính trong thành phố 1. Kênh Tham Lương – Vàm Thuật 2. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 3. Kênh Đôi – Tẻ – Tàu Hủ – Bến Nghé 4. Hệ thống sông ở khu vực Nam Sài Gòn. 1. Hầu hết các kênh chính tại TP. Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nặng, nhất là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 2. Nghiên cứu đã phát hiện có 28 họ ĐVKXS cỡ lớn: 19 họ thuộc 08 bộ của ngành Chân khớp (Arthropoda), 7 họ thuộc 02 lớp của ngành Thân mềm (Mollusca), 1 họ thuộc phân lớp Đỉa (Hirudinea) và 1 họ thuộc ngành Giun dẹp (Platythelminthes). 26 3. Sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước cho thấy hầu hết các hệ thống kênh chính của Tp.Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm từ trung bình đến rất bẩn. Đánh giá này trùng hợp với phương pháp đánh giá bằng các tiêu chuẩn lý hoá. 4. Nghiên cứu cho thấy có thể dùng chỉ thị sinh học ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá mức đô ô nhiễm của các nguồn nước mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm góp phần đa dạng hoá các phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nước mặt. Đánh giá mức độ nhiễm bẩn môi trường nước bằng phương pháp sinh học thông qua các sinh vật chỉ thị Hoàng Thị Ty, Lê Thị Hưng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I Toàn văn Sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường nước có nhiều ưu điểm so với phương pháp lý học, hoá học: • Sinh vật có thể trả lời cho các ô nhiễm mang tính gián đoạn mà nhiều khi phân tích hoá học không phát hiện ra. • Có thể xác định nhanh chất lượng môi trường, ít tốn kém, đơn giản, không dùng hóa chất nên không gây thêm ô nhiễm môi trường. Sử dụng chỉ số Margalef D (1958)) và phương pháp sinh học môi trường (phương pháp BMWP - ASPT): 27 IV. Địa điểm thu mẫu 1. Tỉnh Hoà Bình (sông Đà). 2. Tỉnh Nghệ An (các điểm thu: cầu Lạch Cờn, sông Diễn Kim, sông Bùng, cửa Lạch Quèn, cửa sông Quỳnh Bảng). 3. Tỉnh Quảng Ninh (đầm Hoàng Tân, sông Tân An), sông Chanh. 4. Tỉnh Hải Phòng (sông Vạn úc, kênh Đình Vũ, sông Thái bình). Bảng 1: Kết quả tính chỉ số đa dạng sinh học (D) tại Hoà Bình- Nghệ An - Quảng Ninh Địa điểm Tháng 09/2002 Tháng 11/2001 Hòa Bình Sông Đà 0,132 Nghệ An 1. Sông Diễn Kim 0,071 2. Sông Bùng 0,047 3. Cửa Lạch Quèn 0,09 4. Cửa sông Quỳnh Bảng 0,042 5. Cầu Lạch Cờn 0,068 Bảng 1: Kết quả tính chỉ số đa dạng sinh học (D) tại Hoà Bình- Nghệ An - Quảng Ninh (tiếp) Địa điểm Tháng 09/2002 Tháng 11/2001 Quảng Ninh 1. Đầm Hoàng Tân 0,057 0,085 2. Sông Tân An 0,013 0,158 So kết quả trong bảng 1 với tiêu chuẩn đánh giá cho thấy giá trị D đều nhỏ hơn 1 như vậy các thuỷ vực trên đều ở tình trạng ô nhiễm. Kết quả phân tích mẫu động vật đáy với chỉ số ASPT phù hợp với kết quả phân tích hoá học (kim loại nặng): • Điểm thu tại sông Thái Bình: ASPT 1-2,9- môi trường nước rất bẩn. • Điểm thu tại kênh Đình Vũ, Sông Chanh: ASPT trong giới hạn: 3-4,9- Thể hiện môi trường nước bẩn vừa. • Điểm thu tại sông Vạn úc: ASPT 6-7,9- môi trường nước ít bẩn. 28 HIỆN TRẠNG THỦY SINH VẬT Ở MỘT SỐ NHÁNH SÔNG TRONG LƯU VỰC SÔNG CẦU Phan Thị Anh Đào1 , Đỗ Thị Thanh Bình2 Phan Văn Mạch2 , Trần Thị Thanh Bình3 , Lê Xuân Tuấn3 1 Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường 2 Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật 3 Khoa Sinh-KTNN, Đại học Sư phạm Hà Nội 2006 XEM TOÀN VĂN  Phương pháp thu mẫu dựa theo Mary Ann H. Franson (1995).  Thu mẫu sinh vật nổi bằng lưới vớt hình chóp nón, đường kính miệng lưới 25 cm, chiều dài lưới 90 cm.  Vải lưới vớt thực vật nổi cỡ 75 (75 sợi/cm), vải lưới vớt động vật nổi cỡ 49 (49 sợi/cm).  Thu mẫu định tính và định lượng sinh vật đáy bằng lưới kéo đáy, vợt cầm tay. • Thu mẫu côn trùng nước bằng vợt cầm tay và lưới Suber sampler kích thước 50 x 50 cm. • Thu mẫu thực vật thuỷ sinh bao gồm cả hoa, lá, cành và quan sát phân bố của chúng trong thuỷ vực.. • Thu mẫu cá và phỏng vấn trên sông qua dân đánh cá, tại các khu vực dân cư ven sông, các chợ trong khu vực. • Mẫu sinh vật nổi, sinh vật đáy và mẫu cá được cố định trong dung dịch formalin 5%. Mẫu thực vật thuỷ sinh được ngâm trong formol hoặc phơi, ép khô đưa về phòng phân tích. 29 Đo đạc thực tế một số yếu tố môi trường bằng máy kiểm tra chất lượng nước do Nhật Bản sản xuất (Máy WQC 22 A - Water quality cheker). • Phân tích định lượng thực vật nổi bằng buồng đếm Goriaev với dung tích 0.0009 ml. • Phân tích định lượng động vật nổi bằng buồng đếm Bogorov với dung tích 10 ml. • Phân tích mẫu sinh vật đáy bằng đếm cá thể trên diện tích thu mẫu nhất định. Macrophyta_thực vật lớn thủy sinh: • Trên sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Công, nơi nước chảy mạnh và ở những nơi các hoạt động giao thông diễn ra với cường độ cao, thực vật thuỷ sinh không phát triển nhiều. • Ven sông chỉ thấy một vài nhóm sống thành đám như cây Nghể nước Polygonum hydropiper tại khu vực gần ngã ba sông Công, sông Cầu. Thực vật nổi (Phytoplankton): 113 loài thuộc 6 ngành tảo là 1. Tảo Silic (Bacillariophyta), 2. Tảo Lục (Chlorophyta), 3. Tảo lam (Cyanophyta), 4. Tảo Mắt (Euglenophyta), 5. Tảo Vàng ánh (Chrysophyta) và 6. Tảo Giáp (Pyrrophyta). • Các chi Straurastrum, Pinnularia, Surirella, Cocconeis nhạy cảm với ô nhiễm nước. • Các chi Euglena, Oscillatoria, Scenedesmus, Chlorella, Nitzschia là những chỉ thị thường xuyên được sử dụng để chỉ thị sự ô nhiễm nước cũng thấy xuất hiện. • Các chi Euglena, Scenedesmus, Oscillatoria, Nitzschia là những nhóm thường có mặt trong các thuỷ vực ô nhiễm hữu cơ và được đánh giá là có khả năng chịu đựng ô nhiễm cao. 30  Tại khu vực không ô nhiễm, số lượng loài thường cao nhưng mật độ cá thể trong một loài lại thấp.  Ngược lại, quần xã tảo tại nơi ô nhiễm được đặc trưng bởi số lượng loài ít nhưng mật độ cá thể lại cao hơn hẳn. Động vật nổi (zooplankton)  Ấu trùng côn trùng không nhiều chứng tỏ khu vực này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hoạt động của con người.  Trùng bánh xe Rotatoria là nhóm thường có mặt trong thủy vực giàu dinh dưỡng.  Các trạm càng về phía hạ lưu, thành phần loài càng phong phú hơn và mật độ cũng cao hơn. Động vật đáy (zoobenthos) 31  Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, môi trường ở khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm.  Thành phần thuỷ sinh vật có dấu hiệu bị suy giảm so với các khu vực môi trường sạch hơn, xuất hiện một số nhóm sinh vật chỉ thị cho thủy vực bị nhiễm bẩn hữu cơ.  Các nhóm thực vật nổi, động vật nổi bị suy giảm gián tiếp gây ảnh hưởng đến các nhóm tôm, cua, cá.  Về phía hạ lưu, thành phần thuỷ sinh vật phong phú hơn, chứng tỏ nước ô nhiễm đã được pha loãng và khả năng tự làm sạch của sông đã phát huy được một phần nhỏ. SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỀ MẶT TẠI CÁNH ĐỒNG XUÂN THIỀU, PHƯỜNG HÒA HIỆP, QUẬN LIÊN CHIỂU, TP. ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN KHÁNH PHẠM VĂN HIỆP, PHAN THỊ MAI, LÊ THỊ QUẾ Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 2006 – 2007 xem toàn văn pdf PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Chọn 15 điểm thu mẫu nằm dọc theo các kênh mương ở cánh đồng Xuân Thiều, phường Hoà Hiệp, thuộc 5 khu vực: 1. Khu vực I: Hồ Bàu Tràm (điểm 1, 2, 3); 2. Khu vực II: Cống Bà Lụa (điểm 4, 5, 6); 3. Khu vực III: Đập Tràn (điểm 7, 8, 9); 4. Khu vực IV: Cầu Liên Hiệp (điểm 10, 11, 12); 5. Khu vực V: Cầu Đình (điểm 13, 14, 15). Mẫu được thu vào mùa Thu, mùa Đông và mùa Xuân. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU • Qua 3 đợt thu mẫu ở 15 điểm của 5 khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 9 bộ với 33 họ ĐVKXS cỡ lớn, trong đó có 26 họ nằm trong hệ thống điểm BMWPVIET • Chiếm ưu thế là bộ Hemiptera với 8 họ chiếm 30,77%; bộ Coleoptera với 5 họ chiếm 19,23%; bộ Mesogastropoda và Decapoda với 3 họ chiếm 11,53%; các bộ còn lại có số lượng từ 1 - 2 họ. 32 Chất lượng nước bề mặt ở cánh đồng Xuân Thiều chịu sự tác động mạnh mẽ và thường xuyên do hoạt động xả thải của khu công nghiệp Hòa Khánh 33 KẾT LUẬN 1. Điều kiện môi trường nước tại các khu vực nghiên cứu: DO thấp dao động trong khoảng 0,19 - 7,57 mg/l, riêng khu vực II là thấp nhất qua cả 3 mùa, dao động trong khoảng 0,19 - 0,82 mg/l thấp hơn TCVN nước loại B. pH dao động từ 5,60 - 7,83. 2. Xác định được 33 họ ĐVKXS cỡ lớn, trong đó có 26 họ nằm trong hệ thống điểm BMWPVIET tập trung trong 9 bộ. Hầu hết các họ đều nằm trong nhóm có điểm số BMWPVIET thấp. KẾT LUẬN (tiếp) 3. Chỉ số BMWPVIET trung bình giữa các mùa có sự khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05: mùa Thu 23,33; mùa Đông 20,40; mùa Xuân 11,93. Chỉ số ASPT không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các mùa trong năm (α = 0,05): mùa Thu 4,11; mùa Đông 4,08; mùa Xuân 3,50. 4. Nước bề mặt ở 4 khu vực nghiên cứu I, III, IV và V đều bị ô nhiễm ở mức Nước bẩn vừa α, riêng khu vực II là khu vực ô nhiễm nặng nhất ở mức Nước rất bẩn. KẾT LUẬN (tiếp) 5. Chỉ số ASPT và chỉ số BMWPVIET có tương quan thuận với DO và pH của môi trường. BMWPVIET và ASPT phản ánh được hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại Xuân Thiều. 34 SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG PHÚ LỘC, TP. ĐÀ NẴNG Nguyễn Văn Khánh, Trần Duy Vinh, Dương Công Vinh, Ưng Văn Thạch Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 2007 – 2008 Xem toàn văn pdf • Mẫu động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn được thu từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008 tại sông Phú Lộc ở TP. Đà Nẵng. • Phát hiện được 16 họ ĐVKXS cỡ lớn và dưới lớp Oligochaeta có trong bảng điểm BMWPVIET • Chỉ số sinh học ASPT được tính toán dựa vào hệ thống điểm BMWPVIET cho thấy nước sông Phú Lộc ở mức ô nhiễm trung bình α (α- mesosaprobe), nhưng tất cả điểm số ASPT đều thấp từ 3,6 đến 4,61. Bởi vậy có thể kết luận chất lượng nước của sông Phú Lộc đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. SỬ DỤNG CHỈ THỊ SINH HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Ở CÁC HỒ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Văn Khánh, Phạm Thị Hồng Hà Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Lê Trọng Sơn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2007 - 2008 Xem PDF 35 1. Kết quả đã xác định được 11 bộ, với 19 họ ĐVKXS cỡ lớn nằm trong hệ thống điểm BMWPVIET. Chiếm ưu thế là bộ Heteroptera với 5 họ; các bộ Odonata, Basommatophora, Veneroida và Decapoda có 2 họ; các bộ còn lại chỉ có 1 họ. 2. Chất lượng môi trường nước hầu hết các hồ ở thành phố Đà Nẵng đều đang ở mức “Nước bẩn vừa α” trong tất cả các mùa trong năm, chỉ có hồ Đò Xu vào mùa Đông ít ô nhiễm hơn, ở mức “Nước bẩn vừa β”. Riêng ở hồ Đò Xu vào mùa Xuân và hồ Xuân Hòa vào mùa Đông có mức độ ô nhiễm nặng hơn ở mức “Nước rất bẩn”. Đặc biệt hồ Đầm Rong vào mùa Đông và mùa Xuân mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng nước ở mức “Nước cực kỳ bẩn”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchithisinhhocmoitruongchuong_03_bai_05_sinhvatchithi_mt_nuoc_phan_ba_csddsh_bmwp_8184.pdf
Tài liệu liên quan