Sình ca - Lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi - Phạm Thị Phương Thái

Hành trình làm dâu đầy thử thách, gian truân và cũng nhiều hạnh phúc của người con gái Sán Chỉ bắt đầu khi những lời hát Sình ca cuối cùng được cất lên tại nhà trai. Đến đây, Sình ca đã làm tròn nhiệm vụ dẫn đường cho hạnh phúc đôi lứa. Đó cũng là lúc người con dâu thể hiện những phẩm chất của một cô gái đảm đang, khỏe mạnh và một tình yêu tha thiết, gắn bó với chàng trai bên những khúc hát Sình ca vốn là sợi tơ hồng cột chặt họ từ bấy lâu nay. Đã từ lâu trong văn hóa sinh hoạt cộng đồng của người Sán Chỉ không thể thiếu những làn điệu Sình ca. Sình ca đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, dù đến thời điểm hiện tại có nhiều thứ đã thay đổi trong văn hóa của người Sán Chỉ nhưng Sình ca thì mãi trường tồn. Điều đáng nói là lạc giữa biển cả mênh mông của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Sình ca hiện lên với một vẻ đẹp riêng – vẻ lấp lánh bất tận của một viên ngọc quý. Với vai trò gắn kết các giá trị trong văn hóa cưới hỏi của tộc người Sán Chỉ, Sình ca đã bồi đắp tâm hồn của tộc người này một cách hồn nhiên và hiệu quả. Đâu đó trong mỗi nếp nhà, ngả nương nơi miền sơn cước phía Bắc, Sình ca vẫn hiện diện, dung dưỡng những giá trị mộc mạc và lắng sâu trong tâm hồn của con người nơi đây. Nó xứng đáng trở thành niềm ao ước và hy vọng về một nền văn hóa hiện đại văn minh của những người vẫn hàng ngày thiết tha gìn giữ những câu hát cổ. Cuộc sống hiện đại đã làm Sình ca ít nhiều bị mai một. Không còn nhiều cô gái, chàng trai Sán Chỉ sử dụng Sình ca làm câu ướm hỏi, thử tài nhau, không còn lấy câu hát Sình ca thay cho những tâm tình trong lòng để thầm kín tỏ bày thế nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, Sình ca luôn có vị trí lớn lao trong đời sống tinh thần của người Sán Chỉ. Trong ý thức sâu thẳm, người Sán Chỉ hẳn muốn lưu giữ mãi vẻ đẹp, hồn nhiên, thuần phác, giản dị và sâu lắng, thiết tha của Sình ca như một nét đẹp đặc trưng trong đời sống tâm hồn của họ./

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sình ca - Lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi - Phạm Thị Phương Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SÌNH CA - LỜI DẪN ĐƯỜNG HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI Phạm Thị Phương Thái *, Ngô Thị Ngọc Ánh Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vốn được xem như một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của người Sán Chỉ, Sình ca mang chức năng chứng kiến những giai đoạn quan trọng trong chu kỳ đời người. Đối với các lễ thức trong giai đoạn trưởng thành, Sình ca là lá thư tình giao duyên và lời dẫn đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của người Sán Chỉ. Sự hiện diện của những khúc hát Sình ca như một sự giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong tiên tổ phù hộ cho hạnh phúc của đôi uyên ương. Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, người Sán Chỉ đã biết đến những giai điệu mới mẻ hơn nhưng vẫn không quên Sình ca bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó. Từ khóa: Sình ca, đám cưới, chức năng, nghi lễ, hạnh phúc Khi nói đến đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian, dân ca luôn là mảng đề tài được yêu thích nhất. Bởi dân ca không chỉ đậm đà chất thơ, chất nhạc mà còn thể hiện một cách tự nhiên, chân thành, đằm thắm tình cảm con người và hồn cốt mỗi dân tộc. Nhắc đến người Tày là nhắc đến Sli, Slượn, nói đến văn nghệ dân gian người Kinh Bắc là nhớ đến làn điệu quan họ mượt mà, còn với người Sán Chỉ, đó là những khúc hát Sình ca mộc mạc mà ngọt ngào.* Bao đời nay, Sình ca (Xình ca, Soọng cô), đã gắn bó người Sán Chỉ nói riêng và những tộc người có chung hoặc gần nguồn gốc như Sán Chay, Sán Dìu, Dao như một thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Sình ca có mặt ở nhiều không gian khác nhau: trong nhà ngoài ngõ, trên nương ngoài ruộng, đám hiếu đám hỉ Tuy nhiên, phổ biến nhất, quen thuộc nhất và làm say đắm lòng người nhất, có lẽ là những khúc hát giao duyên. Chẳng thế mà, nhiều người, trong đó có nghệ nhân Sầm Dừn – một người đặc biệt có tâm huyết với những câu hát Sình ca đã định nghĩa Sình ca như một lối hát đối đáp giao duyên dành cho những người chưa chồng, chưa vợ [5]. Trong bài viết này, chúng tôi xin có đôi lời góp bàn về một khía cạnh nhỏ của Sình ca: Chức năng dẫn đường hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của tộc người Sán Chỉ. * Tel: 091335494; Email: phamphuongthai@gmail.com Được coi là một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, Sình ca hồn nhiên góp mặt vào đời sống tâm tư, tình cảm và đời sống tâm linh của người Sán Chỉ. Sình ca có vai trò đặc biệt quan trọng trong đám cưới. Thịt lợn có thể thiếu vài cân, rượu có thể không uống vài ngụm đến say nhưng đám cưới người Sán Chỉ không thể thiếu những câu hát Sình ca. Người ta không say vì rượu nhưng lại chuếnh choáng trong thứ men dịu ngọt, du dương của Sình ca. Sình ca là lá thư tình giao duyên của người dân Sán Chỉ. Từ xưa, trong truyền thống của người Sán Chỉ, muốn lấy vợ lấy chồng bắt buộc phải biết hát Sình ca. Có quen được nhau cũng là qua những lời ca tiếng hát trong buổi giao duyên. Nếu không biết Sình ca trong những buổi hát giao duyên, những trái tim yêu đương dù cháy bỏng cũng không thể đến được với nhau, không thể kết duyên đôi lứa. Không có Sình ca, việc giao tiếp giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tâm linh sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do đó, tính cố kết cộng đồng trong sinh hoạt thôn bản của tộc người này không còn được đảm bảo. Bảy bài Sình ca (hát đám cưới) bắt buộc có vừa có giá trị như lời dẫn nhập, xin phép thần linh, tổ tiên chứng giám mối lương duyên của đôi vợ chồng trẻ, vừa là cơ hội để xe kết cho những chàng trai cô gái khác đến tham dự đám cưới. Phải chăng vì thế, Sình ca như một phần tâm hồn của người Sán Chỉ, là viên gạch nền xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Ý thức được điều đó, Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trong số hành trang chuẩn bị bước vào hành trình chọn tìm và xây đắp cuộc sống mới, các chàng trai, cô gái Sán Chỉ không quên trang bị cho mình những khúc hát Sình ca. Khi hoa mận, hoa mơ nở trắng triền núi, khi tiếng chim quenqui da diết gọi bạn cũng là thời điểm các chàng trai cô gái người Sán Chỉ học, luyện lại những bài Sình ca. Ngay từ khi tìm hiểu nhau, các chàng trai cô gái đã sử dụng Sình ca như một thứ ngôn ngữ vừa sâu sắc vừa tế nhị của tình cảm mà không thể tìm thấy ở bất cứ một câu tỏ tình nào của con người thời buổi hiện đại. Sình ca có thể ghi lại những khoảnh khắc của tình yêu, những rung động đầu đời của những chàng trai cô gái trong những tình huống sinh hoạt ngày thường mà vẫn không kém phần đặc sắc: Xưng lênh với sú sao tỉm chỉ cáng căn cơi Cáng tắc căn cơi nhịt lặc lệch Slam sỉnh văn slênh mí sính tơi Dịch nghĩa: Lên núi bẻ lá ngồi nói chuyện Chuyện đang nồng mặt trời đã lặn Chia tay về lòng nhớ chẳng nguôi [1] Sình ca là những lời hát đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi, câu chuyện tình của người Sán Chỉ có lẽ được chứng giám nhờ những câu hát ấy. Dù buồn dù vui, yêu hay không yêu họ đều gửi gắm lòng mình một cách thành thực nhất trong câu hát Sình ca: Sính chực minh nhâm sinh lênh mung Mung kín tai san tai lênh tau Sái tai lênh tau tu hón líu Mí kín van tinh nơi ná chau Dịch nghĩa: Nhớ nhau lên núi mà coi Chỉ thấy rừng già với núi cao Bao núi rừng tôi đã coi hết Chẳng thấy tình ta ở chỗ nào [1]. Những kẻ thầm thương trộm nhớ nhau cũng mượn điệu Sình ca êm đềm, tha thiết, ý nhị trong những đêm hội xuân để giãi bày lòng mình: “Chàng đến muộn, em mong đợi chàng. Con ngựa chân ngắn chàng đến muộn. Bao nhiêu hoa đẹp người hái tất. Chàng đến muộn hoa đẹp không còn. Phượng hoàng bay qua đỉnh đầu rừng. Trăng lặn phía tây sao mọc lại, Có phúc mới gặp người đồng hương. Khác nào gặp tiên nữ ra ca hát”. Cô gái trách khéo chàng trai sao đến muộn để cô phải đợi. Chàng có việc nên quên hội hát, hay vì con ngựa của chàng “chân ngắn” ? Chàng đến muộn, nhiều “cơ hội” đành bỏ lỡ “Bao nhiêu hoa đẹp người hái tất”. Nhưng, thật may mắn cho chàng vẫn còn một cơ hội cuối cùng: “Trăng lặn phía tây sao mọc lại, Có phúc mới gặp người đồng hương. Khác nào gặp tiên nữ ra ca hát. “Bông hoa đẹp” ấy - chẳng khác nào tiên nữ vẫn còn dành đợi chàng. Bởi nó đã tự nguyện thuộc về chàng. Mỗi câu hát là tâm tình, trang trải tấm lòng mình với bạn hát. Từ trong những câu hát, họ tìm thấy nhau, trao gửi trái tim qua những câu hát dung dị, tự nhiên, tha thiết, sâu lắng. Và đâu đó đã có những đôi má ửng hồng như bông chuối rừng giữa mùa hạ, những ánh lửa tình đắm đuối Có thể nói hát Sình ca là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự hài hòa giữa tính nghi lễ và tính sinh hoạt trong đám cưới của người Sán Chỉ. Sau những lần đối đáp giao duyên bên sườn núi, trong những lễ hội hay ngày cưới trong thôn bản, từ những câu Sình ca đằm thắm, những mối tình đã được nhen nhóm hình thành và đơm hoa kết trái. Đám cưới là điểm đến hạnh phúc đầu tiên của các cặp trai gái người Sán Chỉ khi đã trải qua một giai đoạn tình yêu trong sáng, chân thành ấy. Đó chính là cơ sở cho một gia đình hạnh phúc sau này. Thực tế cho thấy, các cặp vợ chồng Sán Chỉ rất hiếm trường hợp li hôn. Họ sống với nhau rất hòa thuận. Đã quen nhau bằng câu hát Sình ca, đã hiểu nhau bằng những lời giao duyên mặn mà, vậy là đã hát cả đời với nhau, thế thì bỏ nhau làm Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sao được - người Sán Chỉ thường trả lời như thế, mỗi khi được hỏi về chuyện hạnh phúc hôn nhân. Là một hình thức thơ ca vừa mang tính nghi lễ vừa mang tính sinh hoạt, Sình ca là lời dẫn đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi. Đám cưới của người Sán Chỉ không thể tiến hành được nếu thiếu Sình ca. Sình ca chính là bản tình ca đầu tiên của hạnh phúc đôi lứa. Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch của đồng bào Sán Chỉ là dù hai gia đình nhà trai, nhà gái đã chuẩn bị đám cưới chu đáo trong vài ba năm, nhưng nếu không nhờ được người biết hát Sình ca làm đại diện (quan lang) thì đám cưới có thể bị lùi lại vào một dịp khác để cho họ tìm được người hát và xem lại ngày lành. Đám cưới của người Sán Chỉ diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên là công tác chuẩn bị, từ ngày thứ hai trở đi bắt đầu vào lễ chính và cũng từ lúc này những làn điệu Sình ca được cất lên và không bao giờ kết thúc cho đến khi đón được cô dâu về nhà báo với tổ tiên bên trai. Người Sán Chỉ có một sự thử thách trong hôn nhân rất khắc nghiệt. Con trai, con gái muốn gặp gỡ nhau cũng phải tế nhị, ướm lời hỏi cho phải phép: “Con gái trong nhà, con trai không chê thì em đây sẽ tiếp khách với nhau”. Thời gian thử thách cho tình yêu đôi lứa cũng rất dài. Đáng chú ý nhất là vào hai ngày chính diễn ra đám cưới. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ của một đoàn rước dâu, phần lớn được quyết định bởi những người tham gia hát Sình ca, đó là hai người phụ nữ bên phía nhà trai (túng tỉn) và hai người đàn ông bên phía nhà gái (phúng tỉn). Họ chính là người thay mặt cho hai gia đình cô dâu, chú rể cất lên câu hát Sình ca như để báo với bà con trong bản và thần linh. Họ hát liên tục và vẫn hát theo hình thức đối đáp, bối cảnh chuyển từ sân khấu ngoài trời vào sân khấu nhà sàn và khi vào đến nhà thì họ sẽ hát thâu đêm suốt sáng. Bên nam bên nữ thay nhau cất lên những khúc ca dài như để ôn lại câu chuyện tình của đôi vợ chồng trẻ, cũng là để mời nhau bữa cơm thân mật, chén rượu nhạt và làm các thủ tục để có thể rước dâu vào ngày hôm sau. Sau những khúc ca dài, họ hát một đoạn để mời nhau ăn bữa cơm khuya đồng thời bày tỏ tình cảm của mình. Sân khấu chính là nơi bàn tiệc của nhà gái, những chàng trai cất tiếng hát mời hai cô gái của nhà trai bằng cách nói lịch sự, nhã nhặn và khiêm tốn. Nhà trai cũng theo đó mà đáp lại, bày tỏ mong muốn ở lại và rất vui, trân trọng với tình cảm của nhà gái: Cháu pu chún siu nhan ngo on Tín slun slỉn đằng dza lo tong song Bẩy lo toong sỏng bu mặt hin Đai măn hỏng sảng noi vái slỉn Nhuy vái thính han dzăm lun hin Văn pong tín nhột mau văn dzả Luy cỏng ỏn slỉn kia lanh nhột Slam cảng slui loong mung sỉn slẩy Hai bên tiền sân hậu sân gặp nhau hôm nay Chúng ta cùng nhau ngồi trên bàn Mọi người đến đây dùng bữa cơm đạm bạc Và có bài ca bài hát cùng nhau đối đáp Các anh chị ở xa có dịp đến đây Gặp nhau như mặt trời trên biển đông Các bạn yên tâm ngồi thư thả Anh em gặp nhau như dòng suối chảy Nhà gái đáp lại: Bong sâu hung toong sẳm slả tin Nhuy slỏ dzi sẳm pui ỏn sloong Goanh pan nong dzảng mui đau man Dzăm pây chau sấu kja hung ẳn Dzắt tập cỏng toong heng khu lâu Slin tong hung đanh ỏn noi sloong Hảnh noi băn phảng toong kjang kjăn Mong ẳn cam trại tay đanh ẳn Kính thưa tất cả mọi người có mặt hôm nay Anh em chúng tôi đến đây không muốn đi đâu Mọi người hát và chúc tụng nhau rất vui vẻ Không biết nói lời nào hay hơn cho các bạn Chúng tôi đến đây tất cả mọi chuyện đều thuận lợi Mong muốn các quan cho chỗ ngồi Bao nhiêu rượu ngon uống không hết Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mong muốn cho các quan cho đôi lứa hợp duyên Sình ca đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người Sán Chỉ. Đặc biệt nó gắn chặt với đời sống tâm linh của họ, cho nên dù có trải qua quá trình sinh tồn và tiếp biến văn hóa, cho đến tận thời điểm này, người Sán Chỉ vẫn luôn trân trọng những giá trị tinh thần do cha ông để lại. Từ ngàn đời, một trong nguyên tắc bất di bất dịch trong lễ cưới của người Sán Chỉ là phải có 7 khúc đoạn Sình ca. Mỗi khúc đoạn sẽ gắn với nghi thức trong diễn trình đám cưới. Họ thực hiện quy định ấy với một niềm tin tâm linh và trọng thị tự hào truyền thống văn hóa dân tộc mình. Hạnh phúc hôn nhân của họ được kết xây bằng một thứ tôn giáo nghệ thuật, hàng ngày vẫn được ủ nước men tình tứ qua những câu hát Sình ca. Vào chính thời điểm ấy, cô dâu bước chân về nhà chồng theo tiếng ca ngọt ngào của hai Dìn cẩư (thiếu nữ chưa chồng) và Túng tỉn (phụ nữ có chồng): Đậu cúng coi trâu toi tam kéo Nhau dza xăng goang mên dzăm meng Củng then goa sin slao choạng chấy Phai ki pay hang môi đoi goảng Tinh thăm lu noi phan hung khéo Tủ toi củng trẹn noong tỉn văn Nâng triếu dzăng đanh trâu lo đan Nhẳm pu ti gây lan sắng lan Hôm nay đám cưới đã tan rồi Lòng chúng ta luôn hướng về nhau không muốn chia xa Chúng tôi chuẩn bị mang của cải về nhà Chúng ta luôn nhớ đến nhau như cá nhớ nước Theo đường người xưa mà đi Được cây hoa (con dâu) về nhà chồng rất vui mừng Đến dự giờ này lễ hội tan rồi Chia tay nhau sau này sẽ nhớ đến nhau Đáp lại: Cháu pu sin trả xăng goang va Sâu chun dzu gu nhay năm mủn Củng thoảng thoi toong chun choảng kja Y phan sín trả păn xăng goang Phan cấu coi tủ tiu tam kjéo Lu noi slu tải păn trja ning Nảng kjéo dzẳng goang ti gây dzu Pung kjú sặt kjeng phủn sinh trả Cảm ơn bên thông gia đã cùng nhau bàn chuyện trọng đại Cùng nhau tổ chức đám cưới xong thấy nuối tiếc Vụ đông thu hoạch xong rồi Hai bên thông gia bàn chuyện với nhau Tục lệ từ đời xưa đã có Người xưa tạo ra nên mình phải theo Đến giờ phút này chia tay nhau Cho cây hoa (con dâu) này về bên nhà trai. Hành trình làm dâu đầy thử thách, gian truân và cũng nhiều hạnh phúc của người con gái Sán Chỉ bắt đầu khi những lời hát Sình ca cuối cùng được cất lên tại nhà trai. Đến đây, Sình ca đã làm tròn nhiệm vụ dẫn đường cho hạnh phúc đôi lứa. Đó cũng là lúc người con dâu thể hiện những phẩm chất của một cô gái đảm đang, khỏe mạnh và một tình yêu tha thiết, gắn bó với chàng trai bên những khúc hát Sình ca vốn là sợi tơ hồng cột chặt họ từ bấy lâu nay. Đã từ lâu trong văn hóa sinh hoạt cộng đồng của người Sán Chỉ không thể thiếu những làn điệu Sình ca. Sình ca đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, dù đến thời điểm hiện tại có nhiều thứ đã thay đổi trong văn hóa của người Sán Chỉ nhưng Sình ca thì mãi trường tồn. Điều đáng nói là lạc giữa biển cả mênh mông của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Sình ca hiện lên với một vẻ đẹp riêng – vẻ lấp lánh bất tận của một viên ngọc quý. Với vai trò gắn kết các giá trị trong văn hóa cưới hỏi của tộc người Sán Chỉ, Sình ca đã bồi đắp tâm hồn của tộc người này một cách hồn nhiên và hiệu quả. Đâu đó trong mỗi nếp nhà, ngả nương nơi miền sơn cước phía Bắc, Sình ca vẫn hiện diện, dung dưỡng những giá trị mộc mạc và lắng sâu trong tâm hồn của con người nơi đây. Nó xứng đáng trở thành niềm ao ước và hy vọng về một nền văn hóa hiện đại văn minh của những người vẫn hàng ngày thiết tha Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên gìn giữ những câu hát cổ. Cuộc sống hiện đại đã làm Sình ca ít nhiều bị mai một. Không còn nhiều cô gái, chàng trai Sán Chỉ sử dụng Sình ca làm câu ướm hỏi, thử tài nhau, không còn lấy câu hát Sình ca thay cho những tâm tình trong lòng để thầm kín tỏ bày thế nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, Sình ca luôn có vị trí lớn lao trong đời sống tinh thần của người Sán Chỉ. Trong ý thức sâu thẳm, người Sán Chỉ hẳn muốn lưu giữ mãi vẻ đẹp, hồn nhiên, thuần phác, giản dị và sâu lắng, thiết tha của Sình ca như một nét đẹp đặc trưng trong đời sống tâm hồn của họ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Khổng Diễn (chủ biên) (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [2]. Tô Hiếu, Giới thiệu dân ca dân tộc Sán Chỉ, [3]. Triệu Thị Linh (2008), Ngôn từ nghệ thuật trong Xình ca Cao Lan, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. [4]. Bùi Xuân Mĩ - Phạm Xuân Thảo (2003), Tục cưới hỏi của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, H. [5]. Quỳnh Nga, Xã Kim Phú - Tuyên Quang bảo tồn và quảng bá những câu hát Sình Ca, [6]. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. [7]. Lê Quân, Giữ khúc dân ca cho người Sán Chỉ, 30 [8]. Trần Quốc Vượng (2001), Văn hoá Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội SUMMARY SINH CA - A GUIDE OF LOVE Pham Thi Phuong Thai * , Ngo Thi Ngoc Anh College of Sciences - TNU Sinh ca is seemed to be a treasures in foklore of San Chi ethnic minority. It plays an essential role in human’s life. Sinh Ca is not only like a love letter but also a guide of love for San Chi human. It appearance is the way to communicate with spiritual world. It is the * Tel: 091335494; Email: phamphuongthai@gmail.com wish of San Chi people for the happiness of the new couples. Although San Chi people’s life changes and they have other melodies, they have never forgotten Sinh Ca because of its scared meaning. Key words: Sinh Ca, weeding, function, ceremony, happi Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32403_35857_382012145755sinhcaloidanduonghanhphuc_7701_2052850.pdf