SUMMARY
With 28 samples of foliage and sapwood of Hevea brasiliensis collected from Ho Chi Minh city, Binh
Phuoc province, Binh Duong province (Vietnam), we isolated and screened endophytes antagonistic to
Corynespora cassiicola Berk. & Curt, the agent of Corynespora Leaf Fall disease. As a result, 21 strains of
endophytic bacteria, 14 strains of endophytic fungi and Corynespora cassiicola pathogenic fungus were
isolated. Through resistance testing by dual testing method between endophytes and C. cassiicola, the results
showed that T9 and T16 strains have inhibited C. cassiicola. In the C. cassiicola-inhibited concentration
testing by bacterial filtrate, T9 and T16 strains inhibited C. cassiicola at the rate of 100% at the concentration
of 1:1. In the testing of ability to kill C. cassiicola, T9 and T16 strains killed C. cassiicola after 3 times of
spraying bacterial filtrate. T9 and T6 strains were identified by biochemical methods, having similar
characteristics to Bacillus thuringiensis.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sàng lọc vi sinh vật nội sinh cây cao su có khả năng kiểm soát sinh học vi nấm corynespora cassiicola - Nguyễn Văn Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 173-179
173
SÀNG LỌC VI SINH VẬT NỘI SINH CÂY CAO SU
CÓ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT SINH HỌC VI NẤM Corynespora cassiicola
Nguyễn Văn Minh1*, Mai Hữu Phúc1, Võ Ngọc Yến Nhi1,
Dương Nhật Linh1, Nguyễn Anh Nghĩa2
1Trường Đại học Mở tp. Hồ Chí Minh, *nguyenminhou@gmail.com
2Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam
TÓM TẮT: Từ 28 mẫu cành lá và mô gỗ của cây cao su (Hevea brasiliensis) được thu thập từ thành phố
Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã tiến hành phân lập và sàng lọc vi sinh
vật nội sinh đối kháng với vi nấm Corynespora cassiicola, tác nhân gây bệnh rụng lá Corynespora trên
cây cao su, kết quả đã phân lập được 21 chủng vi khuẩn nội sinh, 14 chủng vi nấm nội sinh. Qua thử
nghiệm đối kháng bằng phương pháp thử nghiệm kép giữa vi sinh vật nội sinh và C. casiicola, đã xác định
chủng T9 và T16 có kết quả đối kháng với nấm C. cassiicola. Ở thử nghiệm nồng độ ức chế nấm C.
cassiicola bằng dịch lọc vi khuẩn, chủng T9 và T16 ở nồng độ 1:1 ức chế 100% nấm C. cassiicola. Còn
thử nghiệm khả năng tiêu diệt nấm C. cassiicola, sau 3 lần phun dịch nuôi cấy, chủng T9 và T16 đã tiêu
diệt được nấm bệnh C. cassiicola. Các chủng T9 và T6 đã được định danh bằng phương pháp sinh hóa có
đặc điểm tương tự như vi khuẩn Bacillus thuringiensis.
Từ khóa: Bacillus thuringiensis, Corynespora cassiicola, bệnh rụng lá Corynespora, biện pháp sinh học,
cây cao su, vi khuẩn nội sinh.
MỞ ĐẦU
Bệnh rụng lá do vi nấm Corynespora
cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây ra trên cây
cao su (Hevea brasiliensis), bệnh được biết đến
lần đầu tiên vào năm 1936 ở cộng hòa Sierra
Leone [25]. Ban đầu, C. cassiicola được coi là
một tác nhân gây bệnh không đáng kể trên cây
cao su. Tuy nhiên, bệnh này ngày càng trở nên
nghiêm trọng và trở thành đại dịch ở nhiều quốc
gia. Sau đó, bệnh tiếp tục được ghi nhận ở Ấn
Độ vào năm 1961 [19], Malaysia (1961) [14],
Indonesia (1983) [23], Sri Lanka và Cameroon
(1986) [12], Thái Lan (1987) [17], Banglade
(1988) [18], Việt Nam (1999) [4] và ở Trung
Quốc (2007) [9].
Bệnh rụng lá gây ra hậu quả nghiêm trọng,
làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất
cho mủ của cây cao su. Việc sử dụng quá nhiều
thuốc trừ bệnh có nguồn gốc hóa học có thể dẫn
đến suy thoái đất và hiện tượng kháng thuốc. Để
đối phó với vấn đề này, việc kiểm soát sâu bệnh
bằng biện pháp sinh học ngày càng được chú ý
đến và đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện
trong thời gian gần đây [15]. Vi sinh vật nội sinh
được xem là một trong những đối tượng quan
trọng, được phân lập và sàng lọc để làm chế
phẩm sinh học dùng cho việc phòng trừ các loại
nấm bệnh. Lợi dụng đặc tính vi sinh vật sống nội
sinh trong tế bào mô thực vật đã rút ngắn được
thời gian thích nghi của chế phẩm sinh học. Vi
sinh vật nội sinh có thể tạo nhiều chất kháng sinh
đối với nấm bệnh, kích thích sự sinh trưởng cho
cây và đồng thời không ảnh hưởng đến môi
trường, sức khỏe cộng đồng [11, 22].
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra
những vi sinh vật nội sinh có khả năng kiểm
soát sinh học vi nấm C. cassiicola.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vi sinh vật nội sinh được phân lập từ 28
mẫu cây cao su khỏe mạnh, được thu thập từ
các vườn cao su tại huyện Củ Chi, tp. Hồ Chí
Minh; huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; huyện
Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình
Phước.
Vi nấm Corynespora cassiicola được phân
lập từ 5 mẫu lá của cây cao su bị bệnh, được thu
thập từ các vườn cao su tại 3 địa phương nói
trên.
Phân lập vi sinh vật nội sinh
Vi sinh vật nội sinh được tiến hành phân lập
từ các lá và mô thân sống của cây cao su khỏe
mạnh, không sâu bệnh. Mẫu được tiến hành
Nguyen Van Minh et al.
174
phân lập trong vòng 6 giờ sau khi được thu
thập. Mẫu được rửa sạch phần mô và lá dưới vòi
nước mạnh, cắt thành các đoạn nhỏ 2-4 cm để
dễ thao tác, sau đó được khử trùng bề mặt mẫu,
thực hiện lần lượt theo từng bước sau: ethanol
70% (5 phút), dung dịch sodium hypochlorite
2% (5 phút) và ethanol 70% (30 giây). Rửa lại
5 lần với nước cất vô trùng. Sau khi khử trùng
bề mặt mẫu, tiến hành dùng dụng cụ đã khử
trùng cắt nhỏ hay nghiền lá, mô và phân lập trên
TSA ủ 37oC trong vài ngày để cho vi khuẩn nội
sinh phát triển, trên môi trường PDA có bổ sung
kháng sinh Chloramphenicol 0,05% và bọc kín
parafilm ủ ở 27±2oC từ vài ngày cho đến 2
tháng để cho vi nấm nội sinh phát triển [6, 7,
11].
Phân lập vi nấm gây bệnh
Các mẫu thu thập được rửa sạch bằng nước,
sau đó tiến hành khử trùng bề mặt mẫu qua các
bước: rửa nhanh mô bệnh bằng ethanol 70%,
ngâm trong hỗn hợp dung dịch natri
hypochlorite 1% và ethanol 10% (1-5 phút), rửa
lại mô bệnh với nước cất. Cắt nhỏ mô bệnh 2×2
mm sau đó đặt lên môi trường PDA ủ ở nhiệt độ
27±2oC trong vài ngày để cho nấm bệnh phát
triển [2, 3].
Thử nghiệm đối kháng giữa vi sinh vật nội sinh
và nấm bệnh
Sử dụng phương pháp thử nghiệm kép, nấm
bệnh và vi sinh vật nội sinh được nuôi cách
nhau 3 cm trên đĩa môi trường PDA (đường
kính 90 mm) ở 27oC trong 6 ngày. Nếu vi sinh
vật nội sinh có có khả năng ức chế nấm bệnh sẽ
thấy vùng xung quanh khuẩn lạc vi sinh vật nội
sinh, sợi nấm bệnh không sinh trưởng hoặc sinh
trưởng yếu. Còn nếu vi sinh vật nội sinh không
có khả năng ức chế sự phát triển của nấm bệnh
sẽ thấy nấm bệnh phát triển bình thường [8].
Thử nghiệm tỷ lệ ức chế của dịch lọc vi khuẩn
nội sinh với nấm bệnh
Vi khuẩn được nuôi tăng sinh trong 50 mL
môi trường PD (Potato Dextrose Broth), lắc ở
150 vòng/phút ở 37oC trong 48 giờ. Dịch nuôi
cấy sẽ được ly tâm 9.000 vòng/phút trong 15
phút ở 4oC. Sau đó đem lọc qua màng lọc 0,2
µm. Dịch khuẩn đã chuẩn bị được pha với môi
trường PGA (45oC) theo các tỷ lệ: 1:1, 1:2, 1:4,
1:8, 1:16 và được đổ lên đĩa petri (đường kính
90 mm). Hút 20 µL dịch nấm bệnh có nồng 106
CFU/mL bơm vào giữa đĩa petri đã chuẩn bị ở
trên. Nuôi ủ ở nhiệt độ phòng trong 6 ngày và
xác định tỷ lệ ức chế theo công thức: I(%)=(C-
E)/C100%, trong đó: I là tỷ lệ ức chế (%), C là
đường kính nấm mốc trên đĩa đối chứng (mm),
E là đường kính nấm mốc trên đĩa chứa dịch lọc
vi khuẩn (mm). Vi khuẩn xem như có khả năng
ức chế nấm khi I≥20%. Nếu I<20%, vi khuẩn
không có giá trị trong khả năng kháng nấm mốc
[3].
Thử nghiệm khả năng ức chế nấm bệnh của
dịch lọc vi sinh vật nội sinh
Quá trình nuôi cấy tăng sinh chuẩn bị dịch
lọc vi khuẩn được thực hiện tương tự như mục
thử tỷ lệ ức chế nấm bệnh. Dịch khuẩn phun thử
nghiệm được pha với nước cất theo các nồng độ
sau: 1 (dịch nguyên), 1:2, 1:4, 1:8 và 1:16. Tiến
hành phun các nồng độ dịch khuẩn lên các đĩa
nấm rụng lá đã được nuôi cấy trên môi trường
PDA trong thời gian 4 ngày. Thể tích dịch khuẩn
được phun là 2 mL. Đánh giá khóm nấm bệnh
sau 2 ngày phun. Quá trình trình phun dịch
khuẩn được tiến hành 3 lần. Mỗi lần cách nhau 2
ngày.
Sau lần đọc kết quả thứ 3, nấm từ các đĩa
được phun dịch khuẩn được cấy sang môi
trường PDA ủ ở 27±2oC trong 5 ngày để kiểm
tra khả năng sống sót của nấm bệnh. Nếu nấm
bệnh không mọc chứng tỏ dịch vi khuẩn có khả
năng tiêu diệt nấm bệnh.
Định danh
Những chủng có hoạt tính ức chế và tiêu diệt
nấm C. cassiicola được định danh bằng phương
pháp sinh hóa theo khóa phân loại Cowan &
Steel [1].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân lập vi sinh vật nội sinh
Từ 28 mẫu cành lá và mô gỗ cây cao su thu
thập được, chúng tôi phân lập được 21 chủng vi
khuẩn nội sinh và 14 chủng vi nấm nội sinh (dữ
liệu không trình bày ở đây).
Phân lập nấm bệnh
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 173-179
175
Từ những mẫu bệnh thu thập được, chúng
tôi tiến hành phân lập và nhận thấy, nấm bệnh
phân lập từ mẫu thu thập tại Bình Phước có
những đặc điểm tương tự như nấm
C. cassiicola (Berk. & Curt.) Wei, được mô tả
trước đây bởi các tác giả Kwon et al. (2001)
[11], Vallad (2011) [24], Jayasuriya &
Thennakoon (2007) [8]. Chủng nấm phân lập đã
được gửi đến bộ môn Bảo vệ thực vật thuộc
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam định danh
và được kết luận là nấm C. cassiicola gây bệnh
rụng lá trên cây cao su (hình 1&2).
Thử đối kháng giữa vi sinh vật nội sinh và
nấm C. cassiicola
Trong 21 chủng vi khuẩn nội sinh và 14
chủng vi nấm nội sinh, các chủng T9 và T16 có
khả năng kháng được nấm C. cassiicola. Các
chủng còn lại không thấy dấu hiệu kháng.
Nghiên cứu của Philip (2004) [16] cũng cho
thấy các chủng vi khuẩn phân lập từ cây cao su
cũng cho kết quả kháng được vi nấm
C. cassiicola.
Tỷ lệ ức chế nấm C. cassiicola của vi sinh vật
nội sinh
Sau 6 ngày thử nghiệm, tỷ lệ ức chế nấm C.
casiicola theo nồng độ dịch khuẩn: 1:1, 1:2,
1:4, 1:8 và 1:16 của chủng T9 lần lượt là
100,00±0,00%, 96,01±1,81%, 68,13±3,29%,
64,35±0,76%, 57,47±2,19%; của chủng T16 lần
lượt là: 100,00±0,00%, 84,32±1,39%,
72,12±1,90%, 54,06±1,84%, 45,31±2,34%.
Qua thử nghiệm nhận thấy, nồng độ dịch khuẩn
giảm dần, khả năng ức chế nấm giảm dần
(hình 2, 3).
Hình 1. Đặc điểm đại thể (a) và vi thể × 40 (b) của nấm C. cassiicola trên PDA
Nồng độ 1:1 Đối chứng Hình 2. Tỷ lệ ức chế nấm C. cassiicola của
các chủng T9 và T16 ở các dạng nồng độ Hình 3. Nồng độ ức chế nấm C. cassiicola
Phun dịch nuôi cấy vi sinh vật nội sinh ức
chế nấm bệnh
Sau 10 ngày thử nghiệm, kết hợp với quan
sát và đo đường kính tăng trưởng của nấm bệnh,
chúng tôi thu được kết quả (bảng 1, 2), ở cả 2
chủng T9 và T16 nồng độ nguyên và nồng độ
1:2, sợi nấm khô và không có dấu hiệu tăng
trưởng. Các nồng độ còn lại 1:4, 1:8, 1:16 đều có
dấu hiệu tăng trưởng nhưng hạn chế (bảng 1, 2
và hình 4).
a b
Nguyen Van Minh et al.
176
Kiểm tra sự sống sót của nấm bệnh, sau 5
ngày thu được kết quả như sau: sợi nấm cấy từ
các đĩa phun dịch của 2 chủng T9 và T16 ở các
nồng độ 1:1 không phát triển. Nồng độ 1:2, sợi
nấm phát triển trở lại nhưng chậm hơn so với
mẫu nấm đối chứng. Từ kết quả đó, chúng tôi có
thể kết luận rằng: ở nồng độ dịch nguyên của 2
chủng vi khuẩn T9 và T16 có khả năng tiêu diệt
được nấm C. salmonicolor. Nồng độ dịch khuẩn
giảm dần (nồng độ 1:2, 1:4, 1:8 và 1:16), khả
năng ức chế nấm C. cassiicola giảm dần.
Bảng 1. Kết quả thử nghiệm phun dịch khuẩn tiêu diệt nấm C. cassiicola của chủng vi khuẩn T9
Nồng độ pha loãng 1 1:2 1:4 1:8 1:16 Đối chứng
Trước
phun
(ngày 4)
48,33±0,67 50,67±0,67 46,33±1,67 51,67±0,88 47,00±1,52 56,00±2,31
Lần 1
(ngày 6) 50,67±0,67 58,67±0,67 59,00±1,00 65,67±0,66 58,00±3,46 73,00±1,15
ĐK 2,34±0,00e 8,00±0,00d 12,67±0,67bc 14,00±0,22b 11,00±1,94c 17,00±1,16a
Lần 2
(ngày 8) 51,67±0,33 60,33±0,33 61,67±1,33 69,00±1,00 61,33±2,96 81,33±1,67
ĐK 1,00±0,34c 1,66±0,34c 2,67±0,33b 3,33±0,78b 3,33±0,50b 8,33±0,52a
Lần 3
(ngày 10) 52,00±0,00 60,67±0,33 62,33±1,20 70,03±1,67 64,00±2,64 88,67±0,33
Kết
quả
đường
kính
nấm
(mm)
ĐK 0,33±0,33c 0,34±0,00c 0,66±0,87c 1,03±0,67bc 2,67±2,14b 7,34±0,19a
ĐK. Đường kính tăng trưởng; trong cùng một cột, các giá trị trung bình với chữ cái giống nhau không có sự
khác biệt ở mức 95%.
Bảng 2. Kết quả thử nghiệm phun dịch khuẩn tiêu diệt nấm C. cassiicola của chủng vi khuẩn T16
Nồng độ pha loãng 1 1:2 1:4 1:8 1:16 Đối chứng
Trước
phun
(ngày 4)
46,00±1,00 46,67±0,67 43,67±1,86 45,33±1,45 52,00±4,36 56,00±2,31
Lần 1
(ngày 6) 52,33±0,88 56,00±3,06 55,00±2,31 55,33±2,19 63,00±4,58 73,00±1,15
ĐK 6,33±0,12c 9,33±2,39b 11,33±0,45b 10,00±0,74b 11,00±0,22b 17.00±1,16a
Lần 2
(ngày 8) 57,67±0,67 56,67±2,40 57,00±1,73 56,67±2,40 64,33±4,91 81,33±1,67
ĐK 0,00±0,00e 0,67±0,01d 2,00±0,58b 1,34±0,21c 1,33±0,33c 8,33±0,52a
Lần 3
(ngày 10) 57,67±0,67 57,00±2,64 57,33±2,02 57,33±2,91 65,33±4,84 88,67±0,33
Kết
quả
đường
kính
nấm
(mm)
ĐK 0,00±0,00d 0,33±0,24cd 0,33±0,29cd 0,66±0,51bc 1,00±0,07b 7,34±0,19a
ĐK. Đường kính tăng trưởng; trong cùng một cột, các giá trị trung bình với chữ cái giống nhau không có sự
khác biệt ở mức 95%.
Định danh
Dựa vào khóa định loại của Cowan và Steel,
các chủng T9 và T16 có đặc điểm tương tự như
loài Bacillus thuringiensis với hệ số tương đồng
là 85,18% (23/27 thử nghiệm sinh hóa). Do điều
kiện phòng thí nghiệm, 4 thử nghiệm nhận biết
vỏ capsule, kết tinh tinh thể độc, ONPG, tách
chiết phage Y không được thực hiện. Trong
nghiên cứu của Suzuki et al. (2008) [22], vi
khuẩn Bacillus thuringiensis là vi sinh vật nội
sinh phân lập được từ cây mía, còn theo Reyes-
Ramírez et al. (2004) [20], vi khuẩn Bacillus
thuringiensis cũng được xem là đối tượng kiểm
soát sinh học nấm bệnh.
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 173-179
177
Hình 4. Kết quả phun dịch khuẩn ở nồng độ 1:1 của chủng T9 trên nấm C. cassiicola
Bảng 3. Kết quả quan sát đại thể vi thể của 2 chủng B. thuringiensis T9 và T16
STT Mã chủng
Hình dạng, màu sắc,
bề mặt Cách bắt màu Hình dạng Cách sắp xếp
9 T9 Tròn, tâm nhô, trắng đục,
ứớc nhày, nhăn nheo
Tím, Gram (+) Trực,có bào
tử
Riêng lẻ
16 T16 Tròn, viền răng cưa ,
trắng đục, khô xù xì
Tím, Gram (+) Trực,có bào
tử
Riêng lẻ
Hình 5. Đặc điểm đại thể (a) và vi thể (b)
của B. thuringiensis T9
Hình 6. Đặc điểm đại thể (a) và vi thể (b)
của B. thuringiensis T16
Đặc điểm của 2 chủng B. thuringiensis T9 và
T16 nội sinh
Đặc điểm đại thể và vi thể của chủng
B. thuringiensis T9 và T16 được trình bày trong
bảng 3, hình 5 và 6.
KẾT LUẬN
Với những kết quả thực nghiệm đã trình bày
trên, chúng tôi đã phân lập được 21 chủng vi
khuẩn nội sinh và 14 chủng vi nấm nội sinh từ
cây cao su. Các chủng T9 và T16 có khả năng
ức chế và tiêu diệt được vi nấm Corynespora
cassiicola ở nồng độ dịch nguyên. Kết quả
định danh cho thấy, 2 chủng T9 và T16 có
những đặc điểm tương tự như loài Bacillus
thuringiensis.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barrow G. I., Feltham R. K. A., 1993.
Cowan and Steel's manual for the
identification of medical bacteria.
Cambridge University Press.
2. Burgess L. W., Knight T. E., Tesoriero L.,
Phan H. T., 2008. Diagnostic manual for
plant diseases in Vietnam. ACIAR
Monograph, 129. ACIAR: Canberra.
3. Chang W. T., Chen Y. C., Jao C. L., 2007.
Antifungal activity and enhancement of
plant growtn by Bacillus cereus grown on
shellfish chitin wastes. Bioresour. Technol.,
98(6): 1224-1230.
4. Dung P. T., Hoan N. T., 1999. Corynespora
a b a b
Nguyen Van Minh et al.
178
leaf fall on rubber in Vietnam, a new record.
In: Proceeding of IRRDB Symposium,
October 1999, HaiKou, Hainan, China.
Hainan Publishing House, 273-275.
5. Gazis R., Chaverri P., 2010. Diversity of
fungal endophytes in leaves and stems of
wild rubber trees (Hevea brasiliensis) in
Peru. Fungal Ecology, 3: 240-254.
6. Gazis R., Miadlikowska J., Lutzoni F.,
Arnold A. E., Chaverri P., 2012. Culture-
based study of endophytes associated with
rubber trees in Peru reveals a new class of
Pezizomycotina: Xylonomycetes. Molecular
Phylogenetics and Evolution, 65: 294-304.
7. Gong M., Wang J. D., Zhang J., Yang H.,
Lu X. F., Pei Y., Cheng J. Q., 2006. Study
of the Antifungal Ability of Bacillus subtilis
Strain PY-1 in Vitro and Identification of its
Antifungal Substance (Iturin A). Acta
Biochimica et Biophysica Sinica, 38(4):
233-240.
8. Jayasuriya K. E., Thennakoon B. I., 2007.
First report of Corynespora cassiicola on
Codiaeum variegatum (Croton) in Sri
Lanka, Cey. J. Sci. (Bio. Sci.), 36(2): 138-
141.
9. Jinji P., Xin Z., Yangxian Q., Yixian X.,
Huiqiang Z., He Z., 2007. First record of
Corynespora leaf fall disease of Hevea
rubber tree in China. Australian Plant
Disease Notes, 2: 35-36.
10. Khan R., 2007. Isolation, identification and
cultivation of endophytic fungi from
medicinal plants for the production and
characterization of bioactive fugal
metabolites, department of microbiology.
University of Karachi, Pakistan.
11. Kwon J. H., Kang S. W., Kim J. S., Park
C. S., 2001. First report of Corynespora leaf
spot in pepper caused by Corynespora
cassicola in Korea. Plant Pathology Journal,
17(3): 180-183.
12. Liyanage A. S., Jayasinghe C. K., Liyanage
N. I. S., Jayaratne A. H. R., 1986.
Corynespora leaf spot disease of rubber
(Hevea brasiliensis): a new record. Journal
of the Rubber Research Institute of Sri
Lanka, 65: 47-50.
13. Narayanan C., Mydin K. K, 2012. Breeding
for disease resistance in Hevea spp. - Status,
potential threats and possible strategies.
General Technical report PSW-GTR-240.
14. Newsam S., 1961. Pathology division
report. Rubber Research Institute of
Malaysia, 63-70.
15. Nguyen N. A., Kadir J., Sunderasan E.,
2008. Morphological and inter simple
seqquencerepeat (ISSR), markers analyses
of Corynespora cassiicola isolatesfrom
Rubber plantions in Malaysia,
Mycopathologia, 166(4): 189-201.
16. Philip M., 2004. Association of microflora
with rubber (Hevea brasiliensis) and their
beneficial roles, Plant Pathology Division,
Rubber Research Institute of India.
17. Pongthep K., 1987. Corynespora disease of
Hevea in Thailand. In: Proceeding of
IRRDB symposium on pathology of Hevea
brasiliensis, The International Rubber
Research and Development Board, 1-5.
18. Rahman M. A., 1988. Diseases of Hevea
brasiliensis in Bangladesh. Bano Biggyyan
Patrika, 17: 73-79.
19. Ramakrishnan T. S., Pillay R., 1961. Leaf
spot of rubber caused by Corynespora
cassiicola (Berk. & Curt.) Wei. Rubber
Board Bulletin, 5: 32-35.
20. Reyes R. A., Escudero A. B. I., Aguilar U.
G., Hayward J. P. M., Eleazarbaraboza C. J.,
2004. Antifungal activity of Bacillus
thuringiensis chitinase and its potential for
the biocontrol of phytopathogenic fungi in
soybean seeds. Journal of Food Science,
69(5): 131-134.
21. Shivas R., Beasley D., 2005. Management
of plant pathogen collections,
Commonwealth.
22. Suzuki M. T., Hernández R. C. S., de
Araújo W. L., Ferré J., 2008.
Characterization of an endophytic Bacillus
thuringiensis strain isolated from sugar
cane. Abstract of 41st annual meeting of the
society for invertebrate pathology and 9th
international conference on Bacillus
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 173-179
179
thuringiensis. University of Warwick,
Coventry, UK.
23. Teoh C. H., 1983. Corynespora leaf fall of
Hevea in West Java. Malaysian Plant
Protection Society, Newsletter, 7(2): 12-13.
24. Vallad G., 2011. Initial Characterization of
Corynespora cassiicola affecting Florida
Tomatoes, Tomato Disease Workshop,
Ithaca, New York.
25. Wei C. T., 1950. Notes on Corynespora.
CMI Kew, Surrey, London, UK.
Mycological paper, 34.
SCREENING OF ENDOPHYTES FROM RUBBER TREES (Hevea brasiliensis)
FOR BIOLOGICAL CONTROL OF Corynespora cassiicola
Nguyen Van Minh1, Mai Huu Phuc1, Vo Ngoc Yen Nhi1,
Duong Nhat Linh1, Nguyen Anh Nghia1
1Open University, Ho Chi Minh City
2 Rubber research institute of Vietnam
SUMMARY
With 28 samples of foliage and sapwood of Hevea brasiliensis collected from Ho Chi Minh city, Binh
Phuoc province, Binh Duong province (Vietnam), we isolated and screened endophytes antagonistic to
Corynespora cassiicola Berk. & Curt, the agent of Corynespora Leaf Fall disease. As a result, 21 strains of
endophytic bacteria, 14 strains of endophytic fungi and Corynespora cassiicola pathogenic fungus were
isolated. Through resistance testing by dual testing method between endophytes and C. cassiicola, the results
showed that T9 and T16 strains have inhibited C. cassiicola. In the C. cassiicola-inhibited concentration
testing by bacterial filtrate, T9 and T16 strains inhibited C. cassiicola at the rate of 100% at the concentration
of 1:1. In the testing of ability to kill C. cassiicola, T9 and T16 strains killed C. cassiicola after 3 times of
spraying bacterial filtrate. T9 and T6 strains were identified by biochemical methods, having similar
characteristics to Bacillus thuringiensis.
Keywords: Bacillus thuringiensis, Corynespora cassiicola, Hevea brasiliensis, biological control,
corynespora leaf fall, endophtytes.
Ngày nhận bài: 15-7-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4390_15672_1_pb_7002_1388_2017904.pdf