Sàng lọc vi khuẩn lactic có hoạt tính giảm cholesterol - Dương Nhật Linh

SUMMARY Hypercholesterolemia increases the risk of cardiovascular diseases; therefore controlling blood cholesterol levels is a critical measure to prevent cardiovascular diseases. In recent years, there have been many studies on cholesterol-lowering effect of lactic acid bacteria. In this work, we have screened lactic acid bacteria isolated from breast milk, new-born’s faeces, fermented vegetables and naturally fermented milk for bile salt deconjugation activity, bile salt hydrolase (BSH) production and ability of cholesterol absorption via binding with cell surface. We have identified 32 strains with BSH producing and cholesterol absorption activities. Among these, strain VN2.2 showed the highest BSH activity of 5.061 U/mg and strain YK1.1 showed the highest cholesterol absorption activity of 79.921%. These strains can be developed further for probiotic application.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sàng lọc vi khuẩn lactic có hoạt tính giảm cholesterol - Dương Nhật Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 47-53 47 SÀNG LỌC VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH GIẢM CHOLESTEROL Dương Nhật Linh1*, Lê Thị Anh Thiện1, Phạm Trần Phương Dung1, Phạm Thị Minh Trang1, Nguyễn Văn Minh1, Trần Cát Đông2 1Trường Đại học Mở tp Hồ Chí Minh, *duongnhatlinh@gmail.com 2Trường Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, do đó việc kiểm soát cholesterol máu là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn lactic có tác dụng làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của chúng tôi trình bày kết quả sàng lọc hoạt tính khử liên hợp muối mật, khả năng sinh enzyme thủy phân muối mật (bile salt hydrolaza-BSH) và khả năng hấp thu cholesterol qua liên kết với bề mặt tế bào của các chủng vi khuẩn lactic phân lập từ sữa mẹ, phân su em bé, rau quả muối chua và sữa chua lên men tự nhiên. Kết quả thu được 32 chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh enzyme BSH và hấp thu cholesterol. Trong đó, chủng VN2.2 cho hoạt tính riêng của enzyme BSH cao nhất đạt 5,061 U/mg, chủng YK1.1 có khả năng hấp thu cholesterol qua liên kết với bề mặt tế bào cao nhất đạt 79,921%. Các chủng này cần được nghiên cứu thêm để ứng dụng làm probiotic. Từ khóa: Enzyme bile salt hydrolaza, cholesterol, khử liên hợp mật, muối natri taurocholate, vi khuẩn lactic. MỞ ĐẦU Cholesterol tăng làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quị. Trên toàn cầu, một phần ba bệnh tim thiếu máu cục bộ là do cholesterol cao. Nhìn chung, cholesterol tăng được ước tính gây ra 2,6 triệu ca tử vong (4,5% của tổng số) và 29,7 triệu người khuyết tật năm sống điều chỉnh (DALYs), hoặc 2,0% tổng DALYs. Tăng cholesterol là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở cả các nước phát triển và đang phát triển như là một yếu tố nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quị. Giảm 10% hàm lượng cholesterol huyết thanh ở nam giới trong độ tuổi 40 đã được báo cáo là giảm 50% bệnh tim trong vòng 5 năm, giảm cholesterol huyết thanh tương tự cho những người đàn ông từ 70 tuổi có thể dẫn đến giảm trung bình 20% trong bệnh tim xảy ra trong vòng 5 năm tới [14]. Việc giảm cholesterol là vấn đề rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch [5]. Trong những năm gần đây, đã có nhiều báo cáo cho thấy rằng enzyme bile salt hydrolaza (BSH) từ vi khuẩn (Lactobacillus, Bifidobacterium, Enterococcus) có tác dụng làm giảm cholesterol [6, 8]. Ngoài ra, vi khuẩn lactic còn có khả năng giảm cholesterol bằng cách kết dính trực tiếp lên bề mặt tế bào [13]. Giảm cholesterol bởi vi khuẩn lactic là vấn đề đang được các nhà khoa học ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, các nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá khả năng giảm cholesterol của các chủng vi khuẩn lactic nhưng chỉ ở điều kiện in vitro và chưa có sản phẩm ứng dụng. Nghiên cứu của Hoàng Quốc Khánh & Phạm Thị Lan Thanh (2011) [4] đã phân lập và xác định 15 chủng Lactobacillus. Trong đó, có 11 chủng có khả năng khử mức cholesterol huyết thanh in vitro đáng kể 10-33,34%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn lactic từ sữa mẹ, phân su em bé, các thực phẩm dành cho người và đánh giá in vitro hoạt tính làm giảm cholesterol để tạo nguồn chủng cho đánh gía in vivo. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn phân lập: rau quả lên men tự nhiên và sữa chua lên men tự nhiên được mua tại Thủ Dầu Một, Bình Dương; phân su em bé và sữa mẹ được lấy từ Khoa Hậu phẫu-Hậu sản B, bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Phân lập vi khuẩn lactic Mẫu được pha loãng trong đệm PBS (phosphate buffered saline) với độ pha loãng Duong Nhat Linh et al. 48 10-1 đến 10-3. Tiến hành trải đều 100 µL dung dịch ở mỗi độ pha loãng lên đĩa thạch MRS Agar (de Man, Rogosa & Sharpe) có bổ sung 1 % CaCO3. Ủ các đĩa ở 35oC/5% CO2 trong 24- 48 giờ. Chọn những khuẩn lạc có vòng tan CaCO3 xung quanh, làm thuần chủng [8]. Một số thử nghiệm được thực hiện như sau: khảo sát đại thể, vi thể, catalase, oxidase, định tính acid lactic bằng thuốc thử Uffelmann. Chủng thu đuợc nuôi trên môi trường MRS dịch thể cho các thí nghiệm tiếp theo. Thử nghiệm khả năng chịu đựng muối mật Chủng vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường canh MRS bổ sung 0,3% muối mật. Sau 8 giờ nuôi cấy ở 37oC/5% CO2, tiến hành đo OD dịch nuôi cấy ở bước sóng 625 nm. Thí nghiệm đối chứng được nuôi cấy trong môi trường canh MRS không bổ sung muối mật. Chủng vi khuẩn được ghi nhận có khả năng chịu đựng muối mật khi giá trị OD625 tăng lên 0,3 đơn vị [7]. Thử nghiệm khả năng chịu đựng liên hợp muối mật Chủng vi khuẩn được pha loãng đạt nồng độ 106 tế bào/mL. Chủng vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường MRS agar bổ sung muối natri taurocholate có nồng độ: 0,125%; 0,25%; 0,5%; 0,75%, 1%; 1,25%; 1,5%, 2%, 5%, 10% ở 37oC/5% CO2. Sau 24 giờ, chúng tôi quan sát sự phát triển của các chủng vi khuẩn trên môi trường có bổ sung muối natri taurocholate ghi nhận chủng có khả năng chịu đựng muối mật liên hợp [10]. Định tính khả năng sinh bile salt hydrolaza (BSH) Thí nghiệm được tiến hành với mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng. Mẫu thí nghiệm: môi trường MRS agar bổ sung 0,5% muối natri taurocholate. Mẫu đối chứng: môi trường MRS agar. Dịch vi khuẩn được tẩm bằng giấy lọc chuyên biệt và đặt trên môi trường, ủ ở 37oC/5% CO2. Sau 72 giờ, xuất hiện kết tủa xung quanh vòng vi khuẩn ghi nhận kết quả dương tính [10]. Cách thu dịch enzyme từ dịch nuôi cấy vi khuẩn Chủng vi khuẩn dương tính với khả năng sinh enzyme bile salt hydrolaza được nuôi cấy trong 5 mL môi trường MRS ở 37oC/5% CO2/24 giờ. Dịch nuôi cấy được ly tâm 9600 vòng/10 phút ở 4oC thu cặn tế bào, rửa trong NaCl 0,9% và ly tâm 9600 vòng/10 phút/4oC. Sau đó, đệm phosphate 0,1 M pH 6,8 được thêm vào mẫu để đạt giá trị OD600 bằng 1. DTT 0,1 M được thêm vào mẫu đến nồng độ cuối cùng 10 mM và mẫu được giữ ở nhiệt độ 0-5oC. Tế bào được phá vỡ bằng phương pháp tán sóng siêu âm ở điều kiện nhiệt độ không đổi. Mẫu được tiến hành ly tâm ở 9600 vòng/10 phút/4oC, thu dịch nổi chứa enzyme BSH [12]. Xác định hoạt tính bile salt hydrolaza Hoạt tính enzyme BSH được xác định thông qua định lượng lượng acid amin giải phóng từ cơ chất muối mật liên hợp theo phương pháp của Tanaka et al. (1999) [11]. Theo đó, acid amin được định lượng với thuốc thử ninhydrin, sử dụng taurin chuẩn xây dựng đường chuẩn. Hàm lượng protein tổng được xác định bằng phương pháp Bradford, sử dụng bovine serum albumin (BSA) xây dựng đường chuẩn theo mô tả của Bradford (1976) [2]. Tính toán kết quả hoạt tính chung và hoạt tính riêng. Một đơn vị hoạt tính enzyme (U) được định nghĩa là lượng enzyme cần thiết để giải phóng 1 µmol aicd amin từ cơ chất trong 1 phút [7]. Khả năng loại bỏ cholesterol qua liên kết với bề mặt tế bào Chúng tôi tiến hành chuẩn bị môi trường MRS bổ sung 0,3% muối mật. Dung dịch cholesterol khử trùng (10 mg/mL trong ethanol) được thêm vào môi trường đạt nồng độ cuối cùng là 100 µg/mL và bổ sung 1% dịch vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy ở 37oC/5% CO2. Sau 24 giờ, tế bào vi khuẩn được loại khỏi dịch nuôi cấy bằng phương pháp ly tâm ở 9600 vòng/10 phút/4oC và xác định các nồng độ cholesterol còn lại trong môi trường bằng phương pháp so màu của Rudel và Morris (1973): mỗi mL dịch môi trường còn lại bổ sung thêm 1 mL dung dịch KOH 33% (khối lượng/thể tích) và 2 mL ethanol 95o, trộn đều trong 1 phút và đặt vào bể ổn nhiệt ở 60oC trong 15 phút. Sau khi làm mát, 3 mL hexane và 2 mL nước cất được thêm vào, trộn đều trong 1 phút và để yên 15 phút, hút 1 mL lớp hexane chuyển vào ống nghiệm và làm bay hơi bằng áp suất TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 47-53 49 thấp. Phần còn lại được ngay lập tức hòa tan trong 2 mL thuốc thử o-phthaladehyde có nồng độ 0,5 mg/mL, trộn đều, để yên 10 phút. Sau đó, 0,5 mL H2SO4 đậm đặc được thêm vào và hỗn hợp được trộn đều trong 1 phút. Độ hấp phụ được đọc ở bước sóng 550 nm sau 10 phút [7]. Xử lý kết quả Kết quả được xử lý thống kê ANOVA của phần mềm Excel với độ tin cậy P<0,05. Kết quả trình bày gồm giá trị trung bình  sai số chuẩn. Phương pháp định danh Tiến hành định danh trực khuẩn lactic bằng phương pháp sinh hóa theo mô tả của Martin & Stanley (2006) [9]. Cầu khuẩn lactic được định danh theo khóa phân loại của Bergey (1994) [3]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phân lập vi khuẩn lactic Chúng tôi đã phân lập được 188 chủng từ các mẫu thực phẩm lên men, sữa chua, phân su, sữa mẹ và sàng lọc được 114 chủng vi khuẩn có dạng trực khuẩn, không sinh bào tử, catalase âm, oxidase âm, sinh acid lactic. Thử nghiệm khả năng chịu đựng muối mật Vi khuẩn lactic chịu đựng được muối mật ở nồng độ cao làm tăng khả năng tồn tại của chúng trong đường tiêu hóa [10]. Sàng lọc khả năng chịu đựng muối mật là một sàng lọc bước đầu đơn giản để tuyển chọn những chủng có khả năng sinh enzyme BSH. Từ 114 chủng vi khuẩn lactic phân lập, chúng tôi thu được 72 chủng vi khuẩn lactic có khả năng chịu đựng được muối mật 0,3%. Al-Saleh et al. (2006) [1] ghi nhận 3 chủng L. acidophilus, 2 chủng Bifidobacteria và Streptococcus thermophilus DSM 20.617 có khả năng phát triển trong môi trường có bổ sung 0,3% muối mật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu trên. Thử nghiệm khả năng chịu đựng muối mật liên hợp Thử nghiệm khả năng chịu đựng muối mật liên hợp tiếp tục sàng lọc sâu hơn những chủng vi khuẩn lactic có tiềm năng cao về khả năng sinh enzyme BSH. Trong 72 chủng có khả năng chịu đựng muối mật, tiến hành kiểm tra khả năng chịu đựng muối mật liên hợp. Kết quả cho 69 chủng có khả năng chịu đựng muối mật liên hợp dao động từ 0,125-10%. Theo nghiên cứu của Noriega et al. (2005) [10], tác giả ghi nhận nồng độ muối mật liên hợp ức chế tối thiểu đối với sự phát triển của vi khuẩn lactic với khoảng dao động từ 0,125-2%. Kết quả thí nghiệm cho thấy các chủng vi khuẩn lactic của chúng tôi có khả năng chịu đựng muối mật liên hợp cao hơn dao động 0,125- 10%. Định tính khả năng sinh bile salt hydrolaza Từ 69 chủng vi khuẩn lactic cho khả năng chịu đựng muối mật liên hợp, tiến hành kiểm tra khả năng sinh enzyme BSH trên môi trường thạch đĩa 0,5% muối mật liên hợp natri taurocholate. Kết quả có 32 chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh enzyme BSH tạo vòng kết tủa xung quanh khuẩn lạc. Kết quả định tính khả năng sinh enzyme BSH của một số chủng vi khuẩn lactic được trình bày ở hình 1. Hình 1. Định tính khả năng sinh enzyme bile salt hydrolaza Thí nghiệm của Noriega et al. (2005) [10] khảo sát hoạt động thủy phân muối mật của 13 chủng Bifidobacteria. Kết quả thu được có 12 chủng vi khuẩn thử nghiệm cho kết quả định tính enzyme BSH dương tính khi môi trường bổ sung 0,5% muối mật liên hợp (taurodeoxycholate và glycodeoxycholate), ngoại trừ chủng B. animalis IPLA 658 không có khả năng phát triển trong bất kì loại muối mật nào. Xác định hoạt tính bile salt hydrolaza Đã xác định hoạt tính enzyme của 32 chủng có khả năng sinh enzyme BSH (hình 2). Duong Nhat Linh et al. 50 Kết quả ở hình 2 cho thấy, 32 chủng cho hoạt tính chung dao động trong khoảng từ 0,032-0,092 U/mL và hoạt tính riêng dao động trong khoảng 0,748-5,061 U/mg. Trong đó có chủng vi khuẩn lactic VN2.2 có hoạt tính riêng cao nhất đạt 5,061 U/mg. So sánh với nghiên cứu của Liong et al. (2005) [6], tác giả xác định hoạt tính chung và hoạt tính riêng của các chủng Lactobacillus, cho thấy hoạt tính riêng của chủng vi khuẩn lactic VN2.2 (5,061 U/mg) cao gấp 2,6 lần so với hoạt tính riêng của của chủng L. casei ASCC 1520 (1,93 U/mg). Khả năng loại bỏ cholesterol qua liên kết với bề mặt tế bào Khả năng loại bỏ cholesterol qua liên kết với bề mặt tế bào là một trong hai cơ chế làm giảm cholesterol của các chủng vi khuẩn lactic. Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng loại bỏ cholesterol của 72 chủng vi khuẩn lactic có khả năng chịu đựng muối mật 0,3%, có 69 chủng có khả năng giảm cholesterol trong môi trường nuôi cấy. Kết quả khả năng giảm cholesterol của 69 chủng vi khuẩn lactic được trình bày ở bảng 1. Hình 2. Hoạt tính chung và hoạt tính riêng của các chủng vi khuẩn lactic Bảng 1. Khả năng giảm cholesterol sau 24 giờ và 48 giờ Mã chủng Mức độ giảm cholesterol sau 24 giờ (%) Mức độ giảm cholesterol sau 48 giờ (%) Mã chủng Mức độ giảm cholesterol sau 24 giờ (%) Mức độ giảm cholesterol sau 48 giờ (%) S1.12 47,16±1,93 35,55±1,64 NT1.7.2 54,338±3,787 24,050±9,342 S3.1 41,17±2,06 28,11±1,49 NH1 55,245±1,571 51,073±1,995 S3.2 37,36±1,70 29,38±2,26 NH2 61,774±2,739 47,446±4,183 S4.1 56,23±1,64 39,72±2,03 CM1.2 63,225±8,194 32,574±3,668 S4.2 50,78±2,93 39,72±1,94 CM1.3 64,676±3,083 32,211±2,969 S6.1 39,72±1,75 13,60±1,07 CM2.4 65,220±3,300 47,083±6,180 S9.1 38,09±1,56 51,15±1,23 CM2.6 51,436±4,937 51,618±6,666 S10.1 41,35±2,68 27,39±1,82 CM2.7 55,789±2,792 67,759±5,359 S12.1 8,89±1,36 34,28±2,77 CM3.2 54,519±7,824 41,280±2,558 S15.1 19,77±1,69 35,91±1,03 CM3.3 58,872±4,051 51,436±0,314 S16.1 29,20±2,31 23,94±1,73 CM3.4 65,764±4,002 59,416±2,816 S16.2 35,01±1,26 30,29±1,85 CM3.5.2 54,519±3,573 48,353±3,224 S17.1 42,26±2,12 39,00±2,31 CM3.6.1 46,358±7,722 47,809±4,218 S19.2 15,42±1,58 12,33±0,80 CM3.6.2 50,529±1,550 19,516±5,117 S20.1 28,84±3,32 29,93±1,37 DC1.2 44,182±7,261 19,516±0,960 S21.2 16,50±2,01 35,73±2,60 DC2.1 74,288±2,739 30,579±7,722 S23.2 21,58±2,14 31,92±2,49 DC2.3 54,882±3,774 22,962±2,635 TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 47-53 51 S23.3 6,53±1,70 36,64±2,30 DC3.3 60,323±3,978 36,746±2,199 S25.4 40,08±2,50 11,25±2,31 DC3.6 76,828±5,278 8,271±0,843 S28.1 48,79±2,27 8,34±2,53 KC1.1 63,951±4,937 31,486±4,556 S28.3 24,12±2,85 16,32±2,64 KC1.3 77,734±2,273 32,574±4,446 S29.1 38,63±1,29 19,04±3,04 KC2.1 70,661±4,183 14,982±2,684 S29.2 44,07±1,96 18,86±4,07 KC2.3 54,519±3,019 14,800±3,953 E3.1 50,97±1,92 37,73±0,92 VN2.2 63,769±2,092 3,555±0,649 E6.1 26,12±2,31 17,59±2,07 VN2.3 55,426±2,379 14,256±1,103 E8.1 33,19±2,39 22,85±2,62 VK1 78,460±4,334 24,957±2,520 E12.1 40,81±3,54 22,67±4,71 BT1 75,195±3,147 21,873±5,343 E15.1 57,50±2,48 21,76±1,08 BT2 49,623±2,539 46,539±2,265 E16.1 57,31±3,46 24,67±1,18 SC2 79,548±4,512 26,589±0,791 E16.2 9,25±1,89 17,05±1,24 YK1.1 75,921±11,708 25,138±2,539 NT1.1 62,318±7,617 58,691±4,100 YK1.2 49,985±3,903 38,559±1,786 NT1.2 71,931±2,919 42,549±5,269 MC1.2 68,122±2,206 11,536±2,229 NT1.4 58,510±1,962 48,534±1,786 MC1.3 62,318±1,133 22,055±4,454 NT1.5 59,416±3,573 38,922±4,628 MC1.5 73,744±1,749 10,991±0,960 NT1.7.1 50,348±6,275 39,647±6,166 Kết quả ở bảng 1 cho thấy, khảo sát ở 24 giờ, kết quả cho 6 chủng vi khuẩn lactic có khả năng giảm cholesterol dưới 20%, 23 chủng vi khuẩn lactic có khả năng giảm cholesterol từ 20-50%, 30 chủng vi khuẩn lactic có khả năng giảm cholesterol trên 50%, 10 chủng vi khuẩn lactic có khả năng giảm cholesterol cao từ 70,661-79,548%. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Lim et al. (2004) [6], tác giả phân lập được 7 chủng Streptococcus, 11 chủng Lactobacillus, 7 chủng Bifidobacteria từ đường ruột người cho hiệu quả giảm cholesterol tương ứng 61,1%, 71,8% và 27,9%. Định danh Kết quả định danh 23 trực khuẩn lactic theo mô tả của Martin & Stanley (2006) [9] được trình bày ở bảng 2. Các chủng đều cho mức độ tương đồng 100%. Có 9 cầu khuẩn lactic được định danh theo khóa phân loại của Bergey theo mô tả của Holt et al. (1994) [3] được trình bày trong bảng 3. Bảng 2. Kết quả định danh trực khuẩn lactic Mã chủng Tên chủng Mã chủng Tên chủng Mã chủng Tên chủng S6.1 L. rhamnosus DC2.3; VN2.2; MC1.5 L. vaginalis NH2 L. crispatus S21.2 L. coryniformis subsp. torquens DC3.6; MC1.3; NT1.7.2 L. diolivorans CM3.5.2 L. maninotivorans S28.1; E6.1; KC2.1 L. paraplantarum SC2 L. malefermentants YK1.1 L. nagelii E12.1 L. paracasei subsp. paracasei E16.2; NH1; VK1 L. acidophilus S23.3 L. brevis NT1.5; CM2.6 L. paracasei subsp. tolerans BT2 L. casei Duong Nhat Linh et al. 52 Bảng 3. Kết quả định danh cầu khuẩn lactic Mã chủng Tên chủng S3.2; S9.1; S16.2; S15.1; S19.2 Enterococcus faecium S29.2; E3.1; E8.1; E16.1 Pediococcus inopinatus KẾT LUẬN Qua các kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên, chúng tôi thu được 32 chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh enzyme BSH và khả năng loại bỏ cholesterol qua liên kết với bề mặt tế bào. Trong đó, chủng vi khuẩn lactic VN2.2 cho hoạt tính riêng của enzyme BSH cao nhất là 5,061 U/mg. Chủng vi khuẩn lactic YK1.1 có khả năng loại bỏ cholesterol trong môi trường nuôi cấy cao nhất đạt 79,921%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Saleh A. A., Metwalli A. A. M., Abu- Tarboush H. M., 2006. Bile salts and acid tolerance and cholesterol removal from media by some lactic acid bacteria and Bifidobacteria. J. Saudi Soc. for Food and Nutrition, 1(1): 1-17. 2. Bradford M. M., 1976. A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram quantities of protein utilizing the principle of protein-dye binding. Anal. Biochem., 72: 248-254. 3. Holt J. G., Krieg N. R., Sneath P. H. A., Staley J. T., Williams S. T., 1994. Bergey’s manual of determinative bacteriology 9th edition chapper V: 178-222. 4. Hoàng Quốc Khánh, Phạm Thị Lan Thanh, 2011. Phân lập, định danh và xác định các chủng Lactobacillus có tiềm năng probiotic từ con người. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 14(6): 62-76. 5. Lim H. J., Kim S. Y., Lee W. K., 2004. Isolation of cholesterol-lowering lactic acid bacteria from human intestine for probiotic use. J. Vet. Sci., 5(4): 391-395. 6. Liong M. T., Shah N. P., 2005. Bile salt deconjugation ability, bile salt hydrolaza activity and cholesterol co-precipitation ability of lactobacilli strains. Int. Dairy J., 15: 391-398. 7. Liong M. T., Shah N. P., 2005. Acid and bile tolerance and cholesterol removal ability of Lactobacilli strains. J. Dalry Scl., 88(1): 55-66. 8. Maragkoudakis P. A., Zoumpopoulou G., Miaris C., Kalantzopoulos G., Pot B., Tsakalidou E., 2006. Probiotic potential of Lactobacillus strains isolated from dairy products. Int. Dairy J., 16(3): 189-199. 9. Martin D., Stanley F., 2006. The Prokaryotes-A Handbook on the Biology of Bacteria. Springer: 320-372. 10. Noriega L., Cuevas I., Margolles A., Clara G. de los Reyes-Gavilán, 2005. Deconjugation and bile salts hydrolaza activity by Bifidobacterium strains with acquired resistance to bile. Int. Dairy J., 16: 850-855. 11. Tanaka H., Doesburg K., Iwasaki T., 1999. Screening of lactic acid bacteria for bile salt hydrolaza activity. J. Dairy Sci., 82: 2530- 2535. 12. Nguyễn Minh Thái, Vương Văn Sơn, Dương Nhật Linh, Trần Cát Đông, 2012. Khảo sát tính khử liên hợp muối mật và khả năng làm giảm colesterol của một số chủng Lactobacillus. Y học tp. Hồ Chí Minh, 16: 254-259. 13. Ziarno M., Sekul E., Lafraya A. A., 2007. Cholesterol assimilation by commercial yoghurt starter cultures. Acta Sci. Pol., Technol. Aliment., 6(1): 83-94. 14. WHO, 2013. Raised cholesterol. olesterol_text/en/index.html. Tra cứu 05/06/2013. TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 47-53 53 A STUDY ON SCREENING OF CHOLESTEROL-LOWERING LACTIC ACID BACTERIA Duong Nhat Linh1, Le Thi Anh Thien1, Pham Tran Phuong Dung1, Pham Thi Minh Trang1, Nguyen Van Minh1, Tran Cat Dong2 1HCMC Open University 2University of Medicine & Pharmacy at HCMC SUMMARY Hypercholesterolemia increases the risk of cardiovascular diseases; therefore controlling blood cholesterol levels is a critical measure to prevent cardiovascular diseases. In recent years, there have been many studies on cholesterol-lowering effect of lactic acid bacteria. In this work, we have screened lactic acid bacteria isolated from breast milk, new-born’s faeces, fermented vegetables and naturally fermented milk for bile salt deconjugation activity, bile salt hydrolase (BSH) production and ability of cholesterol absorption via binding with cell surface. We have identified 32 strains with BSH producing and cholesterol absorption activities. Among these, strain VN2.2 showed the highest BSH activity of 5.061 U/mg and strain YK1.1 showed the highest cholesterol absorption activity of 79.921%. These strains can be developed further for probiotic application. Keywords: Bile salt hydrolase, cholesterol, bile salt deconjugation, natri taurocholate, lactic acid bacteria. Ngày nhận bài: 15-7-2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4361_15570_1_pb_5539_0149_2017886.pdf