Hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế hiện đại đầu tiên được thiết lập ở thành quốc Venice vào giữa thế kỷ thứ XV nhằm khuyến khích sáng tạo. Quy chế năm 1474 đã giải thích rằng “Xung quanh chúng ta có nhiều thiên tài, có khả năng sáng tạo và nghĩ ra những thiết bị tinh xảo Bây giờ, nếu đặt ra các quy định về các tác phẩm và thiết bị do những người đó tạo ra, để người khác khi thấy những thứ đó không thể bắt chước
và lấy đi vinh dự của tác giả sáng chế, thì nhiều người sẽ phát huy tài năng của mình hơn, sẽ nghĩ ra và làm ra các thiết bị vô cùng hữu ích và có lợi cho Khối thịnh vượng chung của chúng ta”.
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng chế và mẫu hữu ích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua ít nhất hai hành động liên quan nếu mối quan hệ giữa các loại tài liệu hoặc
các hành động đạt tới mức độ mà người có trình độ trong lĩnh vực tương ứng cho rằng
đó là một nguồn thông tin duy nhất.
(g) Tính mới và Quy trình thẩm định sáng chế
Nhiệm vụ của đại diện sáng chế là thuyết phục Phòng thẩm định Sáng chế về tính mới
của sáng chế. Cách tiếp cận thực tế mà thẩm định viên thực hiện sẽ được sử dụng để
kiểm tra tính mới của sáng chế được yêu cầu bảo hộ dựa trên các nội dung cơ bản của
sáng chế đã được bộc lộ trong báo cáo tra cứu về tình trạng kỹ thuật. Sáng chế hoặc
yêu cầu bảo hộ sáng chế có tính mới nếu các thông số cơ bản chưa được bộc lộ trong
tình trạng kỹ thuật đã biết.
Để xác định xem liệu một điểm yêu cầu bảo hộ có tính mới so với tình trạng kỹ thuật
hay không, thẩm định viên phải:
(a) lập báo cáo tra cứu trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan có thể được xem xét để
phản đối do thiếu tính mới;
b) giải thích báo cáo tra cứu để xác định những gì đã được bộc lộ cho công chúng
vào ngày công bố;
c) xác định xem liệu báo cáo tra cứu có bộc lộ tất cả các dấu hiệu được yêu cầu
bảo hộ không;
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
14
d) khẳng định liệu có sự khác biệt nào giữa các dấu hiệu của sáng chế được yêu
cầu bảo hộ với những gì đã được bộc lộ trong báo cáo tra cứu không;
(e) phân tích bản mô tả và yêu cầu bảo hộ này và xác định xem các nội dung đó có
phải là cơ bản (không cơ bản) của sáng chế hay không;
e) xác định xem liệu báo cáo tra cứu có bộc lộ tất cả các nội dung cơ bản của sáng
chế được yêu cầu bảo hộ không.
Nếu các nội dung cơ bản của sáng chế không được bộc lộ trong báo cáo tra cứu về tình
trạng kỹ thuật, yêu cầu bảo hộ đó sẽ được xem là có tính mới và sau đó thẩm định viên
sẽ xem xét liệu sáng chế có trình độ sáng tạo hay không.
Khi phân tích báo cáo tra cứu, thẩm định viên phải đọc và giải thích báo cáo tra cứu từ
góc độ của một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật đó vào ngày công
bố. Do đó, thẩm định viên được khuyến khích là nhìn từ góc độ của công chúng. Báo
cáo tra cứu sẽ được đọc với trình độ hiểu biết trung bình đã được biết đến vào ngày lập
báo cáo.
Trình độ hiểu biết trung bình bao gồm sự hiểu biết có được do đào tạo, kinh nghiệm,
quan sát và đọc tài liệu và sẽ được xác định dựa trên các căn cứ của người có trình độ
trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Các từ và cụm từ được sử dụng trong tài liệu này sẽ được hiểu theo nghĩa mà một
người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hiểu tại thời điểm có liên quan.
Tòa án đã chấp nhận mức độ bộc lộ dưới dạng phi ngôn ngữ nhất định, bằng cách bao
gồm những dạng thí nghiệm, thử nghiệm, loại thử sai số, mà có thể được thể hiện dưới
dạng văn bản.
Để dự đoán trước yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế,
tài liệu công bố trước phải gồm các nội dung rõ ràng và không thể nhầm lẫn để thực
hiện những gì mà người nộp đơn tuyên bố đã sáng tạo ra. Do đó, thông tin bất kỳ liên
quan đến sáng chế có liên quan được đề cập trong tài liệu công bố trước đều phải vì
các lợi ích thực tế, tương ứng với những gì sáng chế sẽ mang lại sau đó. Việc bộc lộ
này phải đầy đủ đến mức mà người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có
thể thực hiện được sáng chế.
Câu hỏi tự đánh giá
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
15
Câu hỏi 10. Khi yêu cầu bảo hộ đối với một hợp chất hóa học, trong đó không chỉ ra
độ nguyên chất, thì độ nguyên chất nào được đề cập đến trong bản mô
tả.
Trả lời Nếu toàn bộ bản mô tả và bản chất của vấn đề so với giải pháp kỹ thuật
đã biết hướng tới độ nguyên chất, thì đó chính là dấu hiệu được yêu cầu
bảo hộ. Nếu không thì độ nguyên chất không phải là một dấu hiệu của
yêu cầu bảo hộ.
Trình độ sáng tạo – tính không hiển nhiên
(a) Tổng quan
Để được bảo hộ, một cải tiến về công nghệ phải có trình độ sáng tạo, xét về phương
diện hành vi sáng tạo thì là không hiển nhiên đối người có trình độ trung bình trong
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Nói cách khác, không có sự khác biệt về ý nghĩa giữa
tính hiển nhiên và việc thiếu trình độ sáng tạo.
Trình độ sáng tạo có thể liên quan đến giải pháp cho một vấn đề đã có từ lâu hoặc thỏa
mãn một nhu cầu đã có trong thời gian dài. Sự đơn giản của sáng chế được xem như
không có sự phản đối về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Sáng chế có thể
tồn tại ở dạng ý tưởng, thậm chí trong đó phương pháp thực hiện ý tưởng rõ ràng. Mặt
khác, sáng chế có thể là một sự nhận thức về các phương pháp mới để thực hiện một ý
tưởng đã có trong thực tế. Hoặc đó có thể là sự kết hợp giữa hai yếu tố này. Do vậy,
một sáng chế có thể nằm trong việc bộc lộ một hóa chất mới, miễn là việc khám phá
không liên quan đến chu trình hóa học thông thường. Một hợp chất mới để được cấp
bằng độc quyền sáng chế phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dấu hiệu độc lập
được kết hợp để tạo ra kết quả mong muốn.
Người ta cho rằng sẽ là không có trình độ sáng tạo khi áp dụng một cơ chế hoặc kỹ
thuật đã biết cho một mục đích tương tự, nhưng nếu cách thức sử dụng kéo theo việc
sử dụng các đặc tính chưa hề được biết của một chất hoặc cơ chế phổ biến thì đó cũng
có trình trình độ sáng tạo.
Khi một sáng chế trước đó yêu cầu bảo hộ một số chất hoặc sản phẩm, thì tác giả sáng
chế được lựa chọn trong số các sáng chế này do ưu thế hiển nhiên mà chúng có được
trong nhóm đầu tiên. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, sự lựa chọn này phải
mang lại những ưu thế vượt trội có tính cá biệt đối với nhóm được chọn.
Tri thức liên quan làm căn cứ để đánh giá tính hiển nhiên là những tri thức của những
người thợ lành nghề có đầy đủ kỹ năng theo giả thuyết trong bản công bố về tình trạng
kỹ thuật tồn tại vào ngày ưu tiên của sáng chế. Chúng ta thường gặp một câu hỏi hóc
búa về mức độ thông thái của người thợ lành nghề trong việc đánh giá tri thức. Một số
tòa án viện dẫn đến tri thức của nhà nghiên cứu thông thái, trong khi một số khác lại
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
16
tập trung vào tri thức của người công nhân có kỹ năng nhưng không có khả năng sáng
tạo.
Một vấn đề khác biệt giữa các nước là liệu tri thức mà người thợ lành nghề có kỹ năng
theo giả thuyết có tồn tại tại nước của tác giả sáng chế hay không, hoặc là tri thức đó
có thể tồn tại ở nơi bất kỳ trên thế giới hay không.
Xem xét vấn đề về tính hiển nhiên, báo cáo tra cứu không chỉ là tri thức được công bố
mà còn là tri thức về các vật chất và máy móc đã được công khai sử dụng. Những đối
tượng bị loại trừ ra khỏi việc xem xét này có thể đang được sử dụng bí mật hoặc đang
trong giai đoạn thử nghiệm.
(b) Đánh giá trình độ sáng tạo
Các tòa án thường miễn cưỡng đánh giá một cách tổng thể về tính hiển nhiên hoặc
trình độ sáng tạo khi xem xét tất cả các khía cạnh trong từng trường hợp cụ thể.
Tòa phúc thẩm Vương quốc Anh đã đưa ra phương pháp sau để đánh giá trình độ sáng
tạo trong vụ Windsurfing kiện Tabur Marine [năm 1985] RPC 59:
(i) Xác định ý tưởng sáng tạo của sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế;
(ii) Giả thiết về trình độ tri thức của người có trình độ kỹ thuật, nhưng người đó lại
không có thật, người đó phải tự cho là có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh
vực kỹ thuật tương ứng và người đó phải được giả định là đã đọc kỹ tài liệu,
bao gồm các bản mô tả sáng chế có liên quan đã được công bố;
(iii) Xác định, nếu có thể, những khác biệt tồn tại giữa các đối tượng đã biết hoặc đã
được sử dụng và sáng chế đó; và
(iv) Quyết định, không cần kiến thức về sáng chế đó, liệu những khác biệt đó có tạo
thành mức độ hiển nhiên đối với người có trình độ hoặc liệu chúng có cần đến
trình độ sáng chế hay không.
Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) thông qua “phương pháp và giải pháp tiếp cận” gồm
ba giai đoạn sau:
1. xác định tình trạng kỹ thuật;
2. xác định vấn đề kỹ thuật cần được giải quyết; và
3. cân nhắc xem liệu sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, khởi
đầu từ trình độ kỹ thuật gần nhất, và vấn đề kỹ thuật có là hiển nhiên đối với
người có trình độ kỹ thuật hay không.
Giải pháp kỹ thuật gần nhất được công bố là sự kết hợp các dấu hiệu nảy sinh từ một
nguồn tham khảo duy nhất là cơ sở tốt nhất để đánh giá tính hiển nhiên. Trong giai
đoạn thứ hai, vấn đề kỹ thuật được lý giải như mục đích và nhiệm vụ cải tiến hoặc làm
thích ứng giải pháp kỹ thuật gần nhất nhằm đánh giá các ảnh hưởng kỹ thuật mà sáng
chế tác động đến giải pháp kỹ thuật gần nhất. Điều này bao gồm việc đánh giá khách
quan trình độ kỹ thuật đã biết, có thể khác với giải pháp kỹ thuật mà người nộp đơn
trên thực tế biết được khi nộp đơn.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
17
Trong giai đoạn thứ ba, vấn đề cần được giải quyết là liệu có chỉ dẫn nào trong giải
pháp kỹ thuật đã biết sẽ (trái với có thể) khiến cho người có trình độ phải .kỹ thuật đối
mặt với vấn đề kỹ thuật, để cải tiến hoặc làm thích ứnggiải pháp kỹ thuật gần nhất, khi
xem xét chi dẫn này thì tìm được điều gì đó trong thời hạn yêu cầu bảo hộ và đạt đuợc
những gì mà sáng chế đạt được.
(c) Phương pháp tiếp cận của thẩm định sáng chế
Đối với đại diện sáng chế, rõ ràng là sẽ rất hữu ích khi biết được các phương pháp luận
mà thẩm định viên sáng chế sẽ áp dụng để giải quyết vấn đề liên quan đến trình độ
sáng tạo. Dưới đây là các bước thông thường mà một thẩm định viên thường tuân thủ
khi áp dụng phương pháp vấn đề - giải pháp thông tiếp cận:
a) hiểu được bản mô tả trong quá trình thẩm định và xác định vấn đề mà sáng chế
được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế giải quyết;
b) xác định tình trạng kỹ thuật cơ bản;
c) xác định người có tình độ kỹ thuật trong lĩnh vực có vấn đề cần giải quyết;
d) xác định xem liệu, trong phạm vi của vấn đề, người có trình độ kỹ thuật có thể xác
định được, hiểu được và được xem là có liên quan đến tài liệu trích dẫn nêu trong
báo cáo tra cứu hay không;
e) xác định xem liệu, trong phạm vi của vấn đế, sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc
quyền sáng chế là một trong số các trường hợp sau:
- giải pháp kỹ thuật tương đương của tài liệu trích dẫn trong báo cáo tra cứu;
- sự cải tiến kỹ thuật so của tài liệu trích dẫn đó
- một tập hợp rõ ràng hoặc một sự quy nạp đặc biệt; hoặc
- một sự kết hợp rõ ràng các dấu hiệu của kiến thức chung thông thường
f) xem xét xem liệu yêu cầu bảo hộ có bao gồm:
- giải pháp nêu trong tài liệu trích dẫn của báo cáo tra cứu đó khác với giải pháp
- những khó khăn thực tế cần giải quyết khi tìm kiếm giải pháp đó;
- xác định “bản chất thực” của vấn đề;
g) nếu có liên quan, xem xem liệu có nhu cầu nhận biết được trước đó khi sử dụng các
thử nghiệm về:
- nhu cầu đã có từ lâu
- sự thất bại của người khác
- sao chép sáng chế có dựa vào tình trạng kỹ thuật
- thành công thương mại
(d) Xác định cơ sở của tình trạng kỹ thuật
Trong quá trình xác định cơ sở tình trạng kỹ thuật để đánh giá trình độ sáng tạo, kiến
thức chung thông thường vào ngày ưu tiên của yêu cầu bảo hộ được coi là chuẩn mực.
Trong quá trình đánh giá tính mới, báo cáo về tình trạng kỹ thuật được diễn giải như
tại thời điểm công bố nó ngoại trừ các thông tin được phát hiện ra sau đó. Liên quan
đến trình độ sáng tạo, báo cáo tra cứu được diễn giải bởi người có trình độ kỹ thuật
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
18
trong lĩnh vực tương ứng khi cố gắng giải quyết vấn đề – nghĩa là, vào ngày ưu tiên
của đơn đang được thẩm định. Điều này có nghĩa là, đối với trình độ sáng tạo, việc bộc
lộ báo cáo tra cứu có thể được mở rộng một cách có hiệu quả thông qua việc xem xét
các kiến thức chung thông thường có được trong giai đoạn giữa thời điểm công bố báo
cáo tra cứu và ngày ưu tiên của yêu cầu bảo hộ đang được xem xét.
Khái niệm về kiến thức chung thông thường được hiểu là việc sử dụng những điều đã
biết hoặc từng được sử dụng trong hoạt động thương mại có liên quan. Kiến thức này
bao gồm cả kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sẵn có đối với mọi người trong hoạt động
thương mại khi cân nhắc việc tạo ra các sản phẩm mới hoặc những cải tiến trong quá
khứ, và nó phải được xem như đang được một cá nhân sử dụng tương tự như một thể
nhân chung về kiến thức.
Các chứng cứ bằng văn bản phải được nêu ra cho thẩm định viên để xác định kiến thức
thông thường bao gồm những gì trong từng lĩnh vực cụ thể. Do vậy, tài liệu tham khảo
sẽ bao gồm:
các sách giáo khoa và sách tham khảo chuẩn;
các từ điển ngôn ngữ chuẩn;
các từ điển kỹ thuật có liên quan;
các trao đổi liên quan đến sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền đang được thẩm
định;
các tạp chí hoặc các ấn phẩm trong lĩnh vực cụ thể; và
các bản mô tả sáng chế.
Chứng cứ cần cung cấp cho thẩm định viên sẽ cũng được chấp nhận là những tài liệu
được bộc lộ trong các ấn phẩm được chấp nhận một cách rộng rãi bởi những người
trực tiếp tham gia vào hiện trạng kỹ thuật liên quan đến việc bộc lộ.
Nhìn chung, trong thực tiễn quốc gia, nếu ấn phẩm in ấn ở nước ngoài dựa trên chỉ dẫn
về kiến thức chung thông thường, chứng tỏ rằng ấn phẩm đã được biết đến một cách
rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng ở nước sở tại.
Một điều bắt buộc chung đối với các thẩm định viên là phải dựa vào các bản mô tả
sáng chế riêng lẻ và nội dung của chúng như một phần của kiến thức chung thông
thường, trừ khi nó là một điều thông thường đối với mọi người trong một lĩnh vực cụ
thể phải dựa vào. Ngoài ra, nếu một số bản mô tả được nộp bởi những người nộp đơn
khác nhau, đề cập đến một khía cạnh kiến thức thì có thể được xem như là kiến thức
chung.
(e) Phương pháp tiếp cận vấn đề/giải pháp đối với trình độ sáng tạo
Điểm khởi đầu của phương pháp tiếp cận vấn đề/giải pháp đối với trình độ sáng tạo là
xác định vấn đề mà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền giải quyết. Vấn đề này
sẽ là trọng tâm việc phân tích và đưa ra bối cảnh để:
a) xác định người có trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực có liên quan;
b) xác định kiến thức chung thông thường có liên quan;
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
19
c) xác định xem liệu thông tin nêu trong báo cáo tra cứu có phải là thông tin mà người
có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật có thể, trước ngày ưu tiên của điểm yêu
cầu bảo hộ sẽ biết được, hiểu được và được coi là có liên quan đến công việc trong
lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến sáng chế; và
d) đánh giá sự liên quan của tài liệu trích dẫn nêu trong báo cáo tra cứu và xem xét liệu
sáng chế có giải quyết được vấn đề đặt ra hay không.
Vấn đề mà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền giải quyết sẽ được xác định
thông qua việc đọc hiểu bản mô tả. Những bản mô tả bàn về tình trạng kỹ thuật có thể
nêu các khó khăn mà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sẽ phải giải quyết và
qua đó, trực tiếp tìm ra vấn đề mà sáng chế sẽ giải quyết. Tuyên bố về "mục đích của
sáng chế" cũng chỉ ra vấn đề cần được giải quyết bởi sáng chế.
Nếu không có sự tham khảo cụ thể nào về tình trạng kỹ thuật hoặc mục đích của sáng
chế, vấn đề sẽ phải được tìm ra từ các điểm yêu cầu bảo hộ, thường là từ các dấu hiệu
quan trọng của điểm yêu cầu bảo hộ độc lập rộng nhất.
Khi đã xác định được vấn đề, thẩm định viên sẽ tìm hiểu từ bản mô tả các dấu hiệu cần
thiết để giải quyết vấn đề. Sau đó, thẩm định viên phải kiểm tra xem yêu cầu bảo hộ
được phân tích có xác định tất cả các dấu hiệu này hay không. Nếu không đúng, vấn
đề sẽ phải được thay đổi cho đúng với vấn đề mà điểm yêu cầu bảo hộ đó giải quyết.
(f) Xác định người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó(PSA)
Người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật đó phải được xác định theo vấn
đề mà sáng chế định giải quyết mà không theo giải pháp kỹ thuật được yêu cầu cấp
bằng độc quyền sáng chế. Các quy tắc cơ bản để xác định ai là người có trình độ trong
lĩnh vực kỹ thuật đó cũng tương tự như các quy tắc xác định đối tượng mà bản mô tả
hướng đến. Như vậy, đó là người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó, đó là, người
lao động có kỹ năng nhưng không có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ có
liên quan ở nộp đơn với những kiến thức chung thông thường về lĩnh vực kỹ thuật đó.
Câu hỏi tự đánh giá (SAQ)
Câu hỏi 11 Thông tin nào sẽ được thẩm định viên xem xét để được người có trình
độ kỹ thuật phát hiện ra trong một tài liệu trích dẫn của báo cáo về tình
trạng kỹ thuật?
Trả lời.
a. thông tin đã được bộc lộ trong báo cáo tra cứu các tài liệu sáng chế, gồm các
bản mô tả sáng chế của các nước có số lượng đơn nộp lớn;
b. thông tin có trong tài liệu bất kỳ khi tra cứu để đánh giá tính mới;
c. thông tin trong báo cáo liên quan đến giải pháp của vấn đề kỹ thuật được bộc lộ
trong yêu cầu bảo hộ.
(g) Đánh giá trình độ sáng tạo
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
20
Do sự phản đối về việc thiếu trình độ sáng tạo chỉ phát sinh nếu nó chỉ ra rằng một
người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó khi giải quyết vấn để sẽ thực hiện các
bước cần thiết để tạo ra sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, nên thẩm
định viên sẽ phải kiểm tra liệu sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền có thuộc
một trong số các trường hợp sau:
a) giải pháp kỹ thuật tương đương nêu trong tài liệu trích dẫn của báo cáo tra cứu;
b) sự cải tiến kỹ thuật so với giải pháp kỹ thuật đó;
c) một tập hợp rõ ràng hoặc một sự quy nạp đặc biệt; hoặc
d) một sự kết hợp rõ ràng các dấu hiệu của kiến thức chung thông thường
Trong trường giải pháp kỹ thuật tương đương, nó phải là một phần của kiến thức
chung thông thường và phải không có các khó khăn thực tế khi thực hiện giải pháp
được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Giải pháp kỹ thuật tương đương xuất hiện
khi các điểm yêu cầu bảo hộ được thay thế bởi một hay nhiều dấu hiệu, và:
a) các dấu hiệu thay thế là một phần của kiến thức chung thông thường của người có
trình độ kỹ thuật và tạo ra cùng một chức năng trong phạm vi của vấn đề đó;
b) việc thay thế bởi các dấu hiệu đósẽ được người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật
đó ngay lập tức nghĩ ra;
c) toàn bộ sự kết hợp đóvẫn có được cùng một chức năng trong phạm vi của vấn đề;
và
d) không có vướng mắc hoặc khó khăn gì cần được giải quyết khi thực hiện thay thế.
Do đó, sự thay thế một dấu hiệu trong tổng thể kết hợp với một giải pháp kỹ thuật
tương đương sẽ không làm phát sinh trình độ tạo trừ khi tạo ra sự kết hợp mới. Việc
kiểm tra để xác định xem liệu có tạo ra một sự kết hợp mới hay không, và từ đó, có
trình độ sáng tạo hay không, chính là việc xem xét xem liệu đặc tính cơ bản của sản
phẩm đã được thay đổi hay không.
Nếu giải pháp được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế là một sự cải tiến kỹ thuật
so với giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn để phản đối, tài liệu trích
dẫn nêu trong báo cáo tra cứu phải chứa đựng một vấn đề nữa mà:
- dễ thấy (cả về hình thức hay về thực hiện giải pháp kỹ thuật đã biếtnêu trong tài liệu
trích dẫn);
- được chỉnh sửa thông qua việc áp dụng các kiến thức chung thông thường; và
- không có khó khăn nào khi chỉnh sửa.
Điều này có thể xảy ra khi giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn :
a) giải quyết triệt để vấn đề được xác định;
b) không đưa ra giải pháp cho vấn đề được xác định, theo nghĩa là giải pháp ngay lập
tức gợi ý giải pháp đó cho người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật này; hoặc
c) giải quyết vấn đề tương tự trong lĩnh vực công nghệ có liên quan, và người có trình
độ kỹ thuật công nhận giải pháp đó có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề đó mà
không gặp trở ngại thực tế nào nào khi thực hiện triển khai giải pháp đó.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
21
Trường hợp sáng chế thuộc lĩnh vực trong đó giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài
liệu trích dẫn cho thấy chỉ có một giải pháp hiển nhiên để giải quyết vấn đề, thì việc
phản đối về trình độ sáng tạo chỉ có thể được áp dụng nếu:
a) vấn đề đó sẽ được giải quyết khi sử dụng kiến thức chung thông thường
b) không có chỉ dẫn khác với giải pháp đó thông qua giải pháp kỹ thuật đã biết nêu
trong tài liệu trích dẫn cũng như kiến thức chung thông thường; và
c) không có trở ngại nào trong khi thực hiện giải pháp được yêu cầu cấp bằng độc
quyền sáng chế.
Để kiến thức chung thông thường độc lập trở thành cơ sở cho việc phản đối về trình
độ sáng tạo thì tất cả các dấu hiệu phải là kiến thức chung thông thường; giải pháp
phải là sự kết hợp các dấu hiệu đó; và tập hợp các dấu hiệu được kết hợp phải rõ ràng.
Theo tác giả Blanco White, việc đánh giá tính hiển nhiên có thể được tiến hành theo
cách thức sau “liệu giải pháp đó hiển nhiên đối với nhà hoá học có trình độ trung bình
bất kỳhay không, trong mặt bằng kiến thức về hoá học hiện có vào thời điểm nộp đơn
yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, rằng chất bất kỳ trong yêu cầu bảo hộ sẽ là
bước cải tiến cơ bản so với các chất đã được tạo ra trước đây để biện hộ cho những chi
phí (về thời gian và tiền bạc) cần thiết cho việc tìm kiếm chúng? Nếu điều này là
không hiển nhiên, sáng chế sẽ phải được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu nó được
yêu cầu bảo hộ một cách hợp lý".
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 12 Khi xem xét vấn đề về trình độ sáng tạo, có hợp lý không khi thẩm định
viên đặt ra câu hỏi “liệu có là hiển nhiên đối với người được giả sử lựa chọn
trước đó cho các bản mô tả đã biết mà các dấu hiệu của chúng có thể được kết
hợp để tạo ra quy trình hoặc sản phẩm mới.”
A. Đúng hơn là, dù nó là hiển nhiên đối với người có kỹ năng nhưng không có
trình độ sáng tạo, nên lựa chọn từ một phạm vi rộng rãi các ấn phẩm để có
được một tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật từ các ấn phẩm lựa chọn được. Trường
hợp một bằng độc quyền sáng chế cấp cho sự kết hợp, thì sáng chế sẽ nằm ở
sự lựa chọn các dấu hiệu kỹ thuật, một quy trình cần thiết phản đối các dấu
hiệu kỹ thuật có thể khác. Việc tồn tại trước đó của các ấn phẩm bộc lộ các dấu
hiệu kỹ thuật này, như các nội dung riêng biệt, và các dấu hiệu kỹ thuật có thể
khác tự chúng sẽ không làm cho các sáng chế trở thành hiển nhiên. Đó là sự
lựa chọn các dấu hiệu kỹ thuật vượt quá giới hạn của nhiều khả năng mà có thể
trở thành hiển nhiên.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 13 Nếu giải pháp kỹ thuật đã biệt nêu trong tài liệu trích dẫn hoặc kiến thức
chung thông thường khác với giải pháp được yêu cầu bảo hộ, thì yêu cầu
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
22
bảo hộ có trình độ sáng tạo hay không so với giải pháp kỹ thuật đã biết
nêu trong tài liệu trích dẫn đó?
Trả lời Không, chi chỉ dẫn trong giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu
trích dẫn dựa trên một số vấn đề mà người có trình độ trong lĩnh vực kỹ
thuật thừa nhận là sai và có thể sửa chữa.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 14 Một giải pháp giải quyết vấn đề sẽ đươc coi là không có trình độ sáng tạo
hay không nếu nó có thể là một lộ trình rõ ràng để làm theo, nhưng có
những trở ngại thực tế trong việc đưa giải pháp đó thành hiện thực mà cần
phải có sự khéo léo sáng tạo mới vượt qua được?
A. Không, nếu chứng cứ cho thấy rằng người bất kỳ người có trình độ trong
lĩnh vực kỹ thuật có liên quan cũng đều thừa nhận rằng giải pháp đề xuất
là rất đáng để thử nghiệm và rằng vấn đề bất kỳ nảy sinh thì giải pháp đó
sẽ cũng được dễ dàng giải quyết bởi người bất kỳ có trình độ trong lĩnh
vực kỹ thuật.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 15 Một giải pháp giải quyết vấn đề có được coi là có trình độ sáng tạo hay
không nếu trước đây nó chưa từng là một giải pháp?
A. Không nhất thiết, việc không rhừa nhận một giải pháp rõ ràng cho vấn đề cơ khí
hoặc kỹ thuật khác có thể nảy sinh từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ, sự tồn tại của vấn
đề có thể đã không được thừa nhận, hoặc không có nhu cầu thương mại bức xúc
đối là giải pháp cho vấn đề đó. Mặt khác, nếu yêu cầu bảo hộ nhằm giải quyết một
nhu cầu đã có trong một thời gian dài thì thường được giả định rằng yêu cầu bảo
hộ là không hiển nhiên. Tương tự, nếu các tác giả sáng chế khác cố gắng giải
quyết vấn đề mà không thành công thì yêu cầu bảo hộ có lẽ sẽ không có trình độ
sáng tạo. Điều này được nhấn mạnh trong trường hợp người khác sao chép sáng
chế, chứ không phải là giải pháp kỹ thuật đã biết.
Khả năng áp dụng công nghiệp - tính hữu ích
Yêu cầu này có thể phát sinh trong luật cũ, theo đó cho rằng các sáng chế phải liên
quan đến phương thức sản xuất. Yêu cầu này được quy định tại Công ước Strasbourg
1963 nhằm mở rộng phạm vi các đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế, bao
gồm lĩnh vực nông nghiệp và loại trừ các phương pháp chữa bệnh cho người và động
vật. Thuật ngữ công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, bao gồm hầu hết
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
23
các hình thức hoạt động có đặc tính kỹ thuật của con người. Yêu cầu này phân biệt các
ngành kỹ thuật ứng dụng và kỹ thuật thực hành, so với thẩm mỹ và mỹ thuật. Cho đến
nay, yêu cầu về áp dụng công nghiệp không phải là một trở ngại thực tế quan trọng đối
với khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, do các chi phí và nỗ lực để tuân thủ
quy trình đăng ký sáng chế dường như không được thực hiện mà không có khả năng
thu hồi những chi phí nghiên cứu và phát triển đó. Tuy nhiên, các văn kiện pháp lý
như Chỉ thị về Đa dạng sinh học của châu Âu yêu cầu một cách cụ thể phải có một
tuyên bố về áp dụng công nghiệp của các trình tự hoặc các bộ phận của trình tự gen
liên quan đến sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.
Yêu cầu này là cần thiết nhằm ngăn ngừa hệ thống bảo hộ sáng chế ứng dụng các
thông tin khoa học mà ứng dụng thực tiễn này còn chưa được tìm hiểu một cách chắc
chắn, ví dụ cấu trúc gen, mà chưa có kiến thức nào về ứng dụng chức năng của nó.
Tác giả sáng chế
Quyền nộp đơn và nhận được bằng độc quyền sáng chế nhìn chung được trao cho tác
giả sáng chế hoặc các đồng tác giả sáng chế hoặc cho người bất kỳ có yêu cầu theo
thoả thuận giữa các tác giả sáng chế hoặc cho người kế thừa hợp pháp bất kỳ. Luật
sáng chế của Hoa Kỳ yêu cầu rằng bằng độc quyền sáng chế phải được yêu cầu cấp
với danh nghĩa (các) tác giả thực tế. Việc cố ý không xác định tất cả các tác giả sáng
chế thực thụ trong đơn yêu cầu cấp sáng chế có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc
huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế. Trong hầu hết các luật sáng chế, tác giả sáng chế
hoặc đồng tác giả sáng chế có quyền được nêu tên trong văn bằng bảo hộ bất kỳ được
cấp cho sáng chế đó.
Một "sáng chế" bao gồm cả "ý tưởng" và "việc áp dụng thực tiễn". Ý tưởng được cho
là liên quan đến việc trình bày suy nghĩ và việc tác giả sáng chế bộc lộ một ý tưởng
hoàn chỉnh về một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Những gợi ý đơn thuần về cách
thức thực hiện ý tưởng sẽ là không đầy đủ. Do đó, người thực hiện công việc đơn giản
theo chỉ dẫn sẽ không được coi là tác giả sáng chế. Điều này không phụ thuộc vào việc
cần có bao nhiêu kỹ năng và nỗ lực, có bao nhiêu tài trợ cho hoạt động hay không, có
phối hợp hay sở hữu các phương tiện sử dụng cho nghiên cứu hay không, có công bố
tác phẩm có liên quan trước đó hay không, hay có tham gia đóng góp cho công việc
chung và sự trợ giúp chung hay không.
Để là tác giả sáng chế, một cá nhân phải có tham gia đóng góp về khởi nguồn và ý
tưởng và nguồn cho ít nhất là một trong các điểm yêu cầu bảo hộ hoặc các dấu hiệu
cấu thành. Để là tác giả duy nhất, cần chịu trách nhiệm về ý tưởng sáng chế như được
mô tả trong tất cả các điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế. Một minh chứng về khái niệm tác
giả sáng chế là vụ Tập đoàn Englehard Minerals và Chem. kiện Tập đoàn Anglo-
American Clays. 233 USPQ 755, 762 (M.D. Ga. 1984). Trong vụ đó, có ý kiến là sáng
chế phải bị huỷ bỏ vì người nộp đơn không ghi đúng tên tác giả sáng chế. Sáng chế bị
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
24
kiện liên quan đến một chất màu được sử dụng cùng với giấy. Chất màu được yêu cầu
bảo hộ dựa trên việc sử dụng kao-lanh đất sét. Bị đơn yêu cầu rằng người triển khai
thực tế các thí nghiệm mới là tác giả thực tế. Tuy nhiên, toà án, với chứng cứ về tác
giả sáng chế thật sự đã được đề cập, tuyên bố rằng các thí nghiệm được thực hiện theo
chỉ đạo của người đứng tên là tác giả sáng chế bởi một người không nhận thức được
rằng việc nung kaolanh sẽ diễn ra trong quá trình sản xuất giấy. Do đó, một người chỉ
đơn thuần làm theo sự chỉ dẫn của người khác để thực hiện các thí nghiệm thì không
phải là tác giả sáng chế.
Một thông tin được tạo ra mà cho phép một người thợ cơ khí bình thường không cần
thực hiện sự khéo léo hoặc kỹ năng đặc biệt bất kỳ trong lĩnh vực của mình, có thể xây
dựng và thực hiện thành công sự cải tiến thì sẽ không được xem là tác giả sáng chế.
"Việc áp dụng thực tế" liên quan đến việc tiến hành trình diễn thử nghiệm mà sáng chế
có thể hoạt động được trong môi trường giả định. Đó cũng có thể là việc áp dụng có
tính xây dựng trong thực tế, xuất hiện khi một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế của Mỹ với việc bộc lộ đầy đủ được nộp cho một sáng chế.
Ý tưởng về sáng chế được yêu cầu bảo hộ, chứ không phải việc áp dụng sáng chế vào
thực tế, tạo thành quyền tác giả sáng chế.
Có thể chỉ có một tác giả sáng chế, điều này xảy ra khi chỉ có một người nghĩ ra toàn
bộ sáng chế. Nếu sáng chế là kết quả của một quá trình hợp tác, liên quan đến hai hay
nhiều người, thì mỗi người đều được coi là đồng tác giả. Các đồng tác giả không cần
thiết phải làm việc cùng nhau trong việc tạo ra sáng chế. Sẽ cần có một sự hợp tác nào
đó, tuy nhiên, các tác giả sáng chế phải làm việc về cùng một đối tượng và phải có
những đóng góp về ý tưởng đối với sáng chế như được yêu cầu bảo hộ trong bằng độc
quyền sáng chế. Tất cả các đồng tác giả sáng chế không phải là tác giả của mọi điểm
yêu cầu bảo hộ, nhưng nếu một cá nhân đóng góp một ý tưởng cho thậm chí chỉ một
điểm yêu cầu bảo hộ trong sáng chế, cá nhân đó vẫn là tác giả sáng chế.
Đồng tác giả sáng chế đòi hỏi phải có sự liên hệ (theo một số hình thức) giữa các tác
giả sáng chế. Tuy nhiên, các tác giả sáng chế không nhất thiết phải làm việc cùng nhau
để các ý tưởng nảy sinh cùng một lúc với hai tác giả sáng chế, mỗi tác giả sáng chế
nghĩ ra một phần tương tự của sáng chế cuối cùng hoặc có những đóng góp như nhau,
hoặc các đóng góp có tầm quan trọng như nhau. Một hệ thống bảo hộ sáng chế không
cố đánh giá hoặc xếp hạng các đóng góp tương đối của cá nhân đồng tác giả sáng chế,
mỗi đồng tác giả sáng chế có lợi ích pháp lý như nhau đối với sáng chế chung.
Một cá nhân không có đóng góp về ý tưởng đối với sáng chế sẽ không được nêu trong
bằng độc quyền sáng chế là tác giả sáng chế ở Mỹ. Việc nêu tên những người như tác
giả sáng chế trong bằng độc quyền sáng chế, với nhận biết rằng người đó không phải
là tác giả sáng chế, có thể dẫn đến việc huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế đó.
Quyền sở hữu
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
25
Nếu không có hợp đồng thoả thuận hoặc nhiệm vụ nhằm chuyển giao bằng độc quyền
sáng chế, thì tác giả sáng chế được nêu tên sẽ là chủ sở hữu của bằng độc quyền sáng
chế đó. Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền ngăn cản người khác chế tạo,
sử dụng, bán, chào bán hoặc nhập khẩu sáng chế được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng
chế đó.
Mặc dù tác giả sáng chế là chủ sở hữu đầu tiên của sáng chế, trong hầu hết trường hợp,
quyền sở hữu các quyền của sáng chế sẽ chuyển từ (các) tác giả sáng chế sang (những)
người thuê việc tương ứng theo thoả thuận lao động. Trường hợp này xảy ra khi thực
hiện bình thường các nhiệm vụ của một người làm thuê tạo ra sáng chế hoặc khi hợp
đồng lao động có quy định như vậy.
Nếu người lao động làm một bộ phận của một công ty tạo ra sáng chế, thì điều quan
trọng là phải tìm hiểu chắc chắn liệu người lao động có liên quan trong thực tế là có
phải là người lao động của công ty nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hay
không, ví dụ, công ty trực thuộc hoặc công ty dịch vụ.
Nếu một phần hay toàn bộ công việc nghiên cứu được thực hiện bởi một viện nghiên
cứu hoặc trường đại học, thì có thể một số trong các tác giả sáng chế (ví dụ, nghiên
cứu sinh tiến sỹ hoặc các nhà khoa học thỉnh giảng), trên thực tế có thể không phải là
người làm thuê. Cũng có khả năng là các nhà nghiên cứu này bị ràng buộc bởi các
nghĩa vụ về sở hữu trí tụê trong hợp đồng làm việc với viện nghiên cứu hoặc trường
đại học đó.
Quyền sở hữu cũng sẽ được xác định thông qua hợp đồng trong trường hợp nghiên cứu
sáng tạo được thực hiện bởi một nhà thầu phụ hoặc thông qua một người tư vấn.
Một minh họa về tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến quyền tác giả sáng chế
và quyền sở hữu đối với sáng chế xảy gần đây trong vụ Công ty Ethicon kiện Tập đoàn
United States Surgical 135 F.3d 1456, 45 U.S.P.Q.2d 1545 (Tòa án khu vực liên bang
1998). Vụ việc này liên quan đến việc chuyển giao cho Ethicon bằng độc quyền sáng
chế, bởi tác giả sáng chế duy nhất là Tiến sỹ In Bae Yoon thực hiện yêu cầu bảo hộ
sáng chế về dùi chọc hút (một dụng cụ phẫu thuật được sử dụng để tạo ra các vết rạch
nhỏ trên cơ thể nhằm sử dụng thiết bị nội soi) được trang bị thiết bị an toàn nhằm ngăn
chặn chấn thương đối với các bộ phận của cơ thể. Trong quá trình thiết kế dùi học hút
an toàn, Tiến sỹ Yoon đã cộng tác với ông Young Jae Choi, một kỹ thuật viên điện tử.
Ông Choi đã không được thanh toán tiền cho công việc của mình và không được nêu
tên là tác giả sáng chế trong Bằng độc quyền sáng chế. Ethicon, là công ty được li-
xăng độc quyền, đệ đơn kiện US Surgical về việc xâm phạm các điểm yêu cầu bảo hộ
số 34 và 50 của bằng độc quyền sáng chế đó. Trong khi vụ kiện bị đình trệ, US
Surgical biết được về sự tham gia của ông Choi và đạt được một li-xăng “hồi tố” từ
ông Choi cho việc sử dụng sáng chế đó. Sau đó, họ gửi một bản kiến nghị nhằm điều
chỉnh về chủ sở hữu của bằng độc quyền sáng chế để bổ sung ông Choi vào làm đồng
tác giả sáng chế. Bản kiến nghị được phép khi tòa án thấy rằng ông Choi có đóng góp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
26
cho sáng chế trong các điểm yêu cầu bảo hộ số 33 và 47. Khi ông Choi đã được xác
nhận là đồng tác giả sáng chế, US Surgical bỏ qua việc kiện tụng của Ethicon trên cơ
sở có được li-xăng từ ông Choi. Tòa án quận cho phép thực hiện kiến nghị nhằm kết
thúc vụ việc và Tòa Phúc thẩm khu vực liên bang cũng tán thành quyết định này.
Quyết định của tòa án chống lại Ethicon được dựa trên thực tế là, vì ông Choi là đồng
tác giả, ông ta có quyền cấp li-xăng cho US Surgical trong phạm vi toàn bộ sáng chế,
thậm chí không cần có sự đồng ý của Tiến sỹ Yoon hoặc Ethicon. Điều này có thể xảy
ra ngay cả khi Choi không phải là tác giả sáng chế của toàn bộ yêu cầu bảo hộ và thậm
chí không phải là tác giả sáng chế của các điểm yêu cầu bảo hộ bị cho là xâm phạm.
Tòa án cũng cho rằng Ethicon không thể kiện US Surgical về việc xâm phạm sáng chế,
thậm chí đối với các hành vi xảy ra trước ngày có li-xăng của Choi. Vì một hành vi
xâm phạm cần phải có các nguyên đơn là tất cả các đồng chủ sở hữu của sáng chế đã
được cấp bằng độc quyền sáng chế. Vì ông Choi sẽ không đồng ý với việc kiện chống
lại US Surgical, nên vụ kiện của Ethicon đối với hành vi xâm phạm diễn ra trước khi
có li-xăng của ông Choi bị hủy bỏ.
Câi hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 15 Công ty A có một dự án nghiên cứu để tìm ra chất ức chế proteaza mới
của các enzym chủ yếu trong huyết áp người nhằm điều chỉnh hệ tuần
hoàn máu. Ông B, là một nhà nghiên cứu, làm thuê cho Công ty A, cho
rằng việc gắn các nhóm lấy chọn lọc vào các nhóm a-xít amino nhất định
có thể làm gia tăng hiệu lực và giảm tác dụng phụ. Dựa trên các phương
pháp tổng hợp đã biết, ông B giải thích cho đồng nghiệp, nhà nghiên cứu
C về quy trình gắn các nhóm đó vào các “phân tử chính” của chúng.
Ông C sau khi bắt đầu tổng hợp, thấy rằng với nhiệt độ cao hơn và một
dung môi thơm khác sẽ cho các lần phản ứng được cải thiện hơn, và sản
phẩm khá khác biệt so với giải pháp ban đầu.
B và C gửi các mẫu hợp chất mới đi thử nghiệm về hoạt tính enzym bởi
D, một đồng nghiệp là người làm thuê, người đã thiết kế quy trình thử
nghiệm khi còn làm thuê tại Công ty E cũ của mình.
Các hợp chất có đặc tính sinh học và B đã trình đề xuất về sáng chế đối
với bộ phận sáng chế của Công ty. Các điểm yêu cầu bảo hộ được đề
xuất sẽ bao gồm các điểm yêu cầu bảo hộ đối với các chế phẩm mới.
Ai là tác giả sáng chế/ đồng tác giả sáng chế?
Trả lời B là tác giả sáng chế duy nhất vì B đã thể hiện ý tưởng cấu trúc,
bao gồm cách tiếp cận tổng hợp có căn cứ và khuyến nghị về việc sử
dụng các hợp chất được đề xuất. Quy trình cải tiến của C không liên
quan đến quyền tác giả sáng chế vì quy trình này không có trong các yêu
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
27
cầu bảo hộ được nêu ra. D không phải là tác giả sáng chế vì D chẳng làm
gì ngoài việc làm theo các chỉ dẫn của B và áp dụng biện pháp đã biết.
Sự việc Công ty E đã phát triển phương pháp trước đó là không có liên
quan.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 16 Trong câu hỏi 15, giả sử E, một nhà hóa sinh khác làm thuê khác cho
Công ty A đề xuất rằng các hợp chất cũng có thể hoạt động như các tác
nhân kháng vi-rút và E nhận thấy rằng chúng có hoạt tính đó. E có phải
là tác giả sáng chế không?
Trả lời Nếu đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đầu tiên đã được nộp, E
có thể nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử
dụng hợp chất với như các tác nhân kháng vi rút. Nếu ý tưởng được tạo
ra trong quá trình Blàm việc, đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế
đầu tiên có thể được mở rộng nhằm bao hàm cả tác dụng phụ, với E là
đồng tác giả sáng chế.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 17 Trong câu hỏi 16, hãy cho biết lý do lý do tại sao Công ty A lại có thể
muốn chia sáng chế của E làm 2 trường hợp.
Trả lời 17 Ví dụ, (i) Công ty A có thể hợp tác nghiên cứu với một đối tác nhằm
phát triển các chế phẩm mới với tác dụng của các chất gây ức chế của
proteaza đối với các enzym được chọn, khi đó bằng độc quyền sáng chế
bất kỳ dựa trên công việc sẽ được coi là sở hữu chung. Do vậy, tất cả các
đơn khác đều có thể thuộc về mình công ty A; (ii) Công ty A có thể
quyết định khai thác quy trình kháng vi rút với bên thứ ba; hoặc Công ty
A có thể quyết định tiến hành riêng biệt tại Hoa Kỳ và thành lập các mối
quan hệ đối tác khác để phát triển quy trình kháng vi rút ở thị trường
nước ngoài.
2. Mẫu hữu ích
Tổng quan
Ở nhiều nước, việc bảo hộ có thể được dành cho "mẫu hữu ích" hoặc các “sáng chế
nhỏ”. Hình thức bảo hộ này được dành cho sáng chế, thường là trong lĩnh vực cơ khí.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
28
Ý tưởng hình thành loại bảo hộ này là nhằm làm giảm khoảng cách giữa luật sáng chế
và luật kiểu dáng. Đó cũng là sự khuyến khích quan trọng đối với hoạt động sáng tạo,
đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi hoạt động sáng tạo ban đầu luôn đóng góp nhỏ
bé cho công nghệ hiện tại. Con số thống kê sở hữu công nghiệp cho thấy ở những
nước có quy định bảo hộ đối với mẫu hữu ích thì phần lớn người nộp đơn là công dân
và cư dân nước đó.
So sánh bảo hộ mẫu hữu ích với bảo hộ sáng chế
Mẫu hữu ích khác với sáng chế, theo đó bằng độc quyền được cấp cho mẫu hữu ích
chủ yếu thông qua ba khía cạnh:
1) Tiêu chuẩn tính mới thấp hơn nhiều so với sáng chế, ví dụ tình trạng kỹ thuật
được xem xét chỉ trong phạm vi nước nộp đơn;
2) Yêu cầu về tiến bộ công nghệ thấp hơn so với tiến bộ công nghệ (“trình độ sáng
tạo ") được yêu cầu đối với bằng độc quyền cấp cho sáng chế;
3) Thứ hai, thời hạn bảo hộ tối đa quy định trong luật nhìn chung là ngắn hơn
nhiều so với thời hạn bảo hộ quy định trong luật đối với bằng độc quyền cấp
cho sáng chế. Văn bằng mà tác giả sáng chế nhận được có thể được gọi là “mẫu
hữu ích” hoặc “sáng chế nhỏ” hoặc “bằng độc quyền giải pháp hữu ích."
4) Nhìn chung, sự bảo hộ đối với mẫu hữu ích không được cấp cho các quy trình.
5) Do thiếu sự thẩm định về tính mới và trình độ sáng tạo, việc đăng ký sẽ nhanh
hơn và đơn giản hơn (trung bình là 6 tháng). Mặt khác, một bằng độc quyền
sáng chế cần 4 năm để xử lý. Việc đăng ký nhanh này cũng cho phép việc khai
thác thương mại nhanh hơn đối với sáng chế, kể cả việc thông qua li-xăng hoặc
sử dụng trực tiếp.
6) Nếu sáng chế là đối tượng được bảo hộ cả dưới dạng mẫu hữu ích và độc quyền
sáng chế, nó có thể rút ngắn thời gian cấp bằng độc quyền sáng chế thông qua
một mẫu hữu ích được nộp song song.
7) Hơn thế nữa, mẫu hữu ích tiết kiệm chi phí hơn, vì đối với mẫu hữu ích, trái với
bằng độc quyền sáng chế, sẽ không phải thẩm định tính mới và trình độ sáng
tạo. Vấn đề chi phí sẽ là quan trọng đối với sáng chế khi sự thành công về kinh
tế khó đánh giá được.
Giải pháp có khả năng được đăng ký
Nhìn chung, hầu hết luật mẫu hữu ích đều không bảo hộ các giải pháp bị luật sáng chế
loại trừ, đó là: phát minh, lý thuyết khoa học và phương pháp toán học, các sáng tạo
mang tính mỹ thuật, các kế hoạch, các quy luật và phương pháp thực hiện hoạt động
tinh thần hoặc trò chơi; và sự thể hiện thông tin. Các sáng chế liên quan đến vấn đề
sinh học, đến các chất hoặc quy trình hóa học hoặc dược phẩm và đến chương trình
máy tính thường cũng bị loại trừ.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
29
Tính mới
Để được cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích, tính mới tuyệt đối là điều bắt buộc, ví dụ:
giải pháp được yêu cầu bảo hộ dưới dạng mẫu hữu ích phải mới so với tình trạng kỹ
thuật, bao gồm điều bất kỳ được công bố công khai cho công chúng thông qua các bản
viết hoặc lời nói, bằng cách sử dụng hoặc theo các cách khác, trước ngày nộp đơn yêu
cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích. Ngoài ra, nội dung của các đơn yêu cầu cấp
bằng độc quyền mẫu hữu ích sớm hơn chưa được công bố cũng được coi là một phần
của tình trạng kỹ thuật đối với tính mới. Tuy nhiên, hầu hết các nước đánh giá tính mới
chỉ thông qua việc tham khảo tình trạng kỹ thuật của quốc gia đó.
Trình độ sáng tạo
Việc kiểm tra trình độ sáng tạo đối với mẫu hữu ích sẽ phần nào thấp hơn so với việc
đánh giá trình độ sáng tạo đối với sáng chế. Mẫu hữu ích sẽ chỉ được coi là có trình độ
sáng tạo nếu mẫu hữu ích đó:
(a) có hiệu quả đặc biệt trong việc áp dụng hoặc sử dụng; hoặc
(b) có lợi ích thực tế hoặc công nghiệp.
Khả năng áp dụng công nghiệp
Cũng như bảo hộ sáng chế, việc bằng độc quyền mẫu hữu ích không được cấp cho các
giải pháp mà không có “khả năng áp dụng công nghiệp". Điều này có thể bao gồm các
sáng chế liên quan đến các phương pháp hoặc quy trình phẫu thuật hoặc chữa bệnh cho
người hoặc cho các bộ phận của động vật và quy trình chẩn đoán được tiến hành trên
cơ thể người và động vật.
Các yêu cầu về hình thức đối với đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu
ích
Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích tương tự như đơn yêu cầu cấp bằng độc
quyền sáng chế, theo đó, sẽ bao gồm bản mô tả sáng chế, một hay nhiều yêu cầu bảo
hộ, hình vẽ (nếu có) và bản tóm tắt. Đơn cũng phải chỉ ra tác giả mẫu hữu ích. Đơn chỉ
được liên quan đến một giải pháp duy nhất hoặc một nhóm giải pháp tạo thành một ý
tưởng sáng tạo duy nhất. Bản mô tả phải bộc lộ giải pháp một cách rõ ràng và đầy đủ
nhất mà căn cứ vào đó người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật có thể thực hiện được.
Không giống như sáng chế, đó là số lượng điểm yêu cầu bảo hộ sẽ bị hạn chế đến mức
cần thiết để thấy được nội dung của giải pháp.
Thẩm định đơn đăng ký mẫu hữu ích
Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích được thẩm định để đảm bảo rằng chúng
đáp ứng các yêu cầu về hình thức (ví dụ: tất cả các đơn phải có bản tóm tắt). Thông
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
30
thường, người nộp đơn sẽ được tạo cơ hội để sửa chữa thiếu sót bất kỳ trong đơn.
Việc tra cứu thường không được tiến hành và không có các thủ tục tương tự như thẩm
địinh nội dung đơn sáng chế.
Quyền được cấp
Quyền được cấp cho mẫu hữu ích rộng tương đương với quyền được cấp cho sáng chế.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 18 Hãy giải thích các quy tắc liên quan đến đăng ký mẫu hữu ích đã hoàn
thành được các mục tiêu chính sách của hình thức bảo hộ này như thế
nào.
Trả lời Việc bảo hộ mẫu hữu ích được coi là đặc biệt quan trọng đối với các
ngành công nghiệp, như - công nghiệp đồ chơi, công nghiệp chế tạo
đồng hồ, ngành quang học, công nghệ vi mô và vi cơ học – và đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Nhu cầu này tồn tại vì
việc bảo hộ sáng chế không phù hợp đối với một số loại hình sáng chế cụ
thể, ví dụ, các sáng chế kỹ thuật có tính sáng tạo thấp hơn. Các tác giả
sáng chế và các SMEs cũng quan ngại các vấn đề về nội dung quản lý và
chi phí cao như hậu quả của các hệ thống bảo hộ quốc gia khác nhau.
Điều này hạn chế hoạt động đổi mới của các công ty. Sự linh hoạt trong
các tiêu chuẩn về tính mới và trình độ sáng tạo cho phép có được sự bảo
hộ dựa trên cơ sở đổi mới nhiều hơn về nội dung.
Các điều ước quốc tế về sáng chế
Ban đầu, các cuộc đàm phán trong Liên minh Paris mong muốn thiết lập một hệ thống
đăng ký sáng chế toàn cầu, theo đó, một đơn đăng ký sáng chế có thể nộp cho tất cả
các nước trong Liên minh Paris. Các cuộc thảo luận này sa lầy trên sự khác biệt của hệ
thống sáng chế quốc gia, đặc biệt là sự khác biệt giữa hệ thống “cấp bằng độc quyền
sáng chế cho người tạo ra sáng chế” (first-to-invent) của Hoa Kỳ với hệ thống “cấp
bằng độc quyền sáng chế cho người nộp đơn trước” (first-to-file) của phần còn lại của
thế giới. Hiệp ước Hợp tác sáng chế 1970 (PCT), thể hiện một sự thỏa hiệp, theo đó
một đơn đăng ký sáng chế nộp cho nhiều nước sẽ được nộp cho WIPO và sau khi tra
cứu quốc tế, đôi khi sau giai đoạn thẩm định quốc tế, đơn sẽ được xử lý bởi cơ quan
quốc gia của các nước được chỉ định. Sau sự khởi đầu chậm chạp, hệ thống PCT đã trở
thành một hệ thống rất quan trọng.
Theo Thỏa ước Strasbourg về Phân loại quốc tế năm 1971, một hệ thống quốc tế về
phân loại công nghệ dành cho các cơ quan sáng chế đã được xây dựng. Hệ thống này
là đặc biệt hữu ích cho cả việc tra cứu và truy vấn thông tin về các tài liệu sáng chế.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
31
Mục tiêu ban đầu của IPC là một công cụ tra cứu hữu hiệu đối với việc truy vấn thông
tin sáng chế cho các cơ quan sở hữu công nghiệp và người sử dụng khác nhằm thiết
lập tính mới và đánh giá trình độ sáng tạo (bao gồm việc đánh giá trình độ công nghệ
và các kết quả hữu ích hoặc tính hữu ích) của đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế.
Nhằm giảm chi phí và sự phức tạp gia tăng trong việc bộc lộ thông tin sáng chế liên
quan đến chủnh vi sinh thông qua việc nộp lưu chủng vi sinh ở mỗi quốc gia mà sáng
chế muốn được bảo hộ tại đó, Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế về nộp lưu
chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế năm 1977 đã quy định về việc
nộp lưu tập trung.
Hiệp ước Luật sáng chế (PLT) năm 2000 giới thiệu quá trình hài hòa hóa một số thủ
tục của cơ quan sáng chế quốc gia trong quá trình xử lý đơn yêu cầu cấp bằng độc
quyền sáng chế và việc hài hòa hóa này có tính đến các thủ tục của PCT.
Hiệp ước Luật sáng chế nội dung (SPLT) hiện tại đang được thảo luận tại WIPO, cố
gắng hài hòa hóa các nguyên tắc nội dung của luật sáng chế mà hiện đang khác nhau
giữa các quốc gia. Các nội dung chính của luật sáng chế nội dung, liên quan đến thực
tiễn y học, là cách tiếp cận của Hoa Kỳ nhằm cho phép bảo hộ sáng chế “bất kỳ cái gì
tồn tại dưới ánh nắng mặt trời”, bao gồm cả phương pháp kinh doanh và có thể cả
phương pháp y học. Ngoài ra, phạm vi ngoại lệ đối với nghiên cứu, điều mà gần đây bị
thu hẹp tại Hoa Kỳ, loại trừ các nghiên cứu của trường đại học với việc áp dụng
thương mại sẽ có tác động đến nghiên cứu y học ở nước đó. Cuối cùng, cần phải đạt
được thỏa thuận về việc liệu các nước nguồn tài nguyên sẽ được ghi nhận trong đơn
yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế liên quan đến vật liệu di truyền hay không.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
32
Tài liệu tham khảo
Patent Cooperation Treaty (PCT)
International Bureau of WIPO, Patent Cooperation Treaty (PCT) and Regulations
under the
PCT, WIPO Pub. No. 274, 2004
International Bureau of WIPO, Basic Facts about the Patent Cooperation Treaty,
WIPO Pub.
No. 433 (updated periodically)
Patent Law Treaty
What is the PLT (Patent Law Treaty)? WIPO Pub. No. L450PLT, 2000 (leaflet)
International Bureau of WIPO, Patent Law Treaty (PLT), and Regulations under the
Patent Law
Treaty, WIPO Pub. No. 258
Treaty on Classification
International Bureau of WIPO, Strasbourg Agreement Concerning the International
Patent
Classification 1971, as amended up to September 1979, WIPO Pub. No. 275
International Bureau of WIPO, General Information on the Seventh Edition of the
International
Patent Classification, WIPO Pub. No. 409, 1998
Budapest Treaty on the International Recognition of the Deposit of Microorganisms
for the Purposes of Patent Procedure and Regulations
nternational Bureau of WIPO, Budapest Treaty on the International Recognition of the
Deposit of Microorganisms for the Purposes of Patent Procedure and Regulations
1977, as amended up to January 1981, WIPO Pub. No. 277
International Bureau of WIPO, Guide to the Deposit of Microorganisms under the
Budapest
Treaty, WIPO Pub. No. 661 (updating service)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sáng chế và mẫu hữu ích.pdf