KẾT LUẬN
Như vậy, SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp
tìm ra các phương thức sử dụng nguyên, nhiên
vật liệu và năng lượng một cách tối ưu, đồng thời
giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô
nhiễm môi trường. Áp dụng SXSH đã giúp
doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng tái sử dụng vật liệu bán thành
phẩm, tạo cho các doanh nghiệp 1 hình ảnh tốt
hơn trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường. Đây chính là điều kiện để các doanh
nghiệp xâm nhập được các thị trường mới để mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là
yêu cầu cấp thiết hiện nay, bởi đây chính là cơ
sở phát triển công nghiệp bền vững. Để làm
được điều này, các doanh nghiệp cần có sự đầu
tư tổng thể công nghệ sản xuất sạch, thực hiện
các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải
bảo đảm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm
công nghiệp không chỉ là thách thức với Thái
Nguyên mà còn là trở ngại của nhiều địa phương
trong cả nước trong việc phát triển nền công
nghiệp bền vững. Vì vậy, cần có sự quan tâm và
đầu tư, hỗ trợ kinh phí để sản xuất đạt hiệu quả
và mang lại sự phát triển bền vững trong công
nghiệp. Việc áp dụng SXSH tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đã tạo ra
hướng mở hiệu quả để các doanh nghiệp triển
khai áp dụng. Đó chính là một phần đáp án để
giải quyết bài toán khó về môi trường hiện đang
gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các doanh
nghiệp, chính quyền và nhân dân trong tỉnh hiện
nay.
5 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất sạch hơn - Hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hằng và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC &
CÔNG NGHỆ
87(11): 169 - 173
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169
SẢN XUẤT SẠCH HƠN - HƢỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TẠI THÁI NGUYÊN THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nguyễn Thị Hằng*, Nguyễn Văn Huân
Trường Đại học CNTT và Truyền thông – ĐH Thái Nguyen
TÓM TẮT
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, sản xuất kinh tế cần phải gắn liền với các hoạt động bảo vệ
môi trường. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ,
tạo đà tăng trưởng để trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại trước năm 2020. Tuy nhiên, cùng với sự
gia tăng của sản xuất, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang đặt ra cho Thái Nguyên nhiều vấn đề cần
giải quyết. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý
hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Từ khoá: Sản xuất sạch hơn, bền vững, môi trường, công nghiệp, ô nhiễm.
MỞ ĐẦU
Đi đôi với phát triển kinh tế, nhiệm vụ bảo vệ
môi trường đang là vấn đề đặt ra nhiều thách
thức đối với cả nước nói chung và Thái Nguyên
nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn
đề bảo vệ môi trường đối với phát triển bền
vững, trong những năm qua, Thái Nguyên đã chú
trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt là 3 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của
hợp phần Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công
nghiệp của CPI (Consumer Price Index: Chỉ số
giá tiêu dùng), gồm các chương trình hợp tác
phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch về bảo vệ
môi trường giai đoạn 2005 - 2010, Sở Công
thương Thái Nguyên đã phối hợp triển khai với
các doanh nghiệp trên địa bàn và đã thu được
những kết quả khả quan, tạo nền tảng vững chắc
trong công tác bảo vệ môi trường theo hướng bền
vững. Những mô hình đầu tiên áp dụng Sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp ở Thái Nguyên có ý
nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện
làm việc cho người lao động.
Quan niệm về Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn (Cleanner Production - CP) là
việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất công
nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài
Tel: 0987 118 078,Email: nthang100483@gmail.com
nguyên thiên nhiên, phòng ngừa tại nguồn ô
nhiễm không khí, nước và đất, giảm phát sinh
chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con
người và môi trường. SXSH bao gồm tiết kiệm
nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên
liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải
trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với
sản phẩm, SXSH làm giảm ảnh hưởng trong toàn
bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Hợp phần SXSH trong công nghiệp ra đời nhằm
mục đích xây dựng chiến lược Quốc gia về sản
xuất sạch trong công nghiệp; tổ chức đào tạo về
sản xuất sạch cho các đối tượng cán bộ quản lý,
doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn; xây dựng
hướng dẫn sản xuất sạch cho các ngành công
nghiệp; tiến hành các dự án trình diễn về SXSH
tại các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam,
Phú Thọ và Bến Tre.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách
sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng
lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có
nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ
nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành
phẩm.
Sản xuất sạch hơn chú trọng đến việc thay đổi
nhận thức, cải tiến công nghệ và phương thức
quản lý cũng như áp dụng các phương pháp sản
xuất (know - how) để sản xuất đạt hiệu quả cao.
Nguyễn Thị Hằng và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC &
CÔNG NGHỆ
87(11): 169 - 173
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 170
Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp
Áp dụng Sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp
giảm thiểu các chi phí về nguyên vật liệu, năng
lượng và nguồn nước, giúp họ tiết kiệm tối đa
nguồn nguyên liệu đầu vào. Không những thế, nó
còn giúp giảm các chi phí liên quan đến thải bỏ
và xử lý rác thải. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp
nâng cao năng suất, doanh thu và chất lượng sản
phẩm. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao năng
suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc,
đảm bảo an toàn sức khỏe trong sản xuất. Vì vậy,
uy tín của doanh nghiệp và mối quan hệ với cộng
đồng xã hội được nâng cao.
SXSH có thể đạt được thông qua việc quản lý nội
vi tốt, thu hồi tái chế và tái sử dụng các phế phẩm
tại chỗ, thay thế các nguyên vật liệu đầu vào
bằng các loại thân thiện với môi trường cùng với
việc thay đổi công nghệ, thiết bị nhằm giúp quy
trình sản xuất có hiệu quả hơn, giảm thiểu rác
thải gây ô nhiễm.
Ðối với quá trình sản xuất: SXSH bảo toàn
nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên
liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất
cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Ðối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các
ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản
phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Ðối với dịch vụ: SXSH dựa vào các yếu tố về
môi trường trong thiết kế và phát triển các dịch
vụ.
Thực trạng môi trường nảy sinh từ
hoạt động công nghiệp tại Thái Nguyên
Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã góp
phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra
hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị
lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu
hạ tầng trên toàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, số lượng doanh
nghiệp công nghiệp tại Thái Nguyên tăng lên rất
nhanh, từ chỗ 200 - 300 doanh nghiệp, đến nay
đã tăng lên hơn 2.000 doanh nghiệp. Việc phát
triển các cơ sở sản xuất nhanh chóng đã tạo sức
ép lên môi trường. Nhiều doanh nghiệp không
thực hiện các biện pháp xử lý gây ô nhiễm. Theo
báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh
Thái Nguyên, tổng lượng nước thải của ngành
luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc
khoảng 16.000 m3/ngày. Trong đó, nước thải của
khu công nghiệp (KCN) gang thép Thái Nguyên
có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông
Cầu, bởi nước thải tại đây qua hai mương dẫn rồi
chảy thẳng vào sông Cầu với lưu lượng ước tính
lên tới 1,3 triệu m3/năm. Hoạt động sản xuất
gang thép phát sinh nước thải có chứa nhiều chất
ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua từ
quá trình cốc hóa. Tại khu công nghiệp Sông
Công (nằm trên thị xã Sông Công với các nhà
máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực), mặc
dù hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay mới
chỉ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường mà
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Mặt khác, trang thiết bị đầu tư vào ngành công
nghiệp của tỉnh không đồng bộ, dễ xảy ra sự cố
môi trường liên quan đến khí thải. Điển hình là
nhà máy kẽm điện phân của Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái
Nguyên: thường xuyên để rò rỉ khí lưu huỳnh
dioxit ra môi trường (có nồng độ đến
1,98mg/m
3, vượt tiêu chuẩn môi trường cho
phép hơn 2 lần), gây thiệt hại phần lớn diện
tích cây trồng của nhân dân quanh khu vực.
Ngoài ra, sự phát triển của các ngành sản xuất,
việc hình thành và phát triển các khu công
nghiệp còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết,
đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Tính đến
nay, theo quy hoạch, toàn tỉnh Thái Nguyên có
28 khu, cụm công nghiệp, trong đó KCN Sông
Công 1 thu hút được 32 dự án đầu tư, 1 số khu,
cụm công nghiệp đã kết thúc giai đoạn đầu tư và
bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong tổng
số các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch chỉ
có duy nhất KCN Sông Công thực hiện lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường, còn lại đều
không có báo cáo đánh giá tác động môi trường,
Nguyễn Thị Hằng và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC &
CÔNG NGHỆ
87(11): 169 - 173
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 171
chưa xây dựng chương trình quản lý chất thải và
giám sát chất lượng môi trường.
Thái Nguyên là một trong số 5 tỉnh trên toàn
quốc được chọn thí điểm triển khai chương trình
thúc đẩy SXSH trong công nghiệp. Đây là hợp
phần thuộc Bộ Công thương. Đến nay, Thái
Nguyên đã có 03 doanh nghiệp được các chuyên
gia tư vấn của hợp phần hướng dẫn triển khai
đánh giá và áp dụng các nhóm giải pháp SXSH
trong công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây,
sáng kiến SXSH do Sở Công thương triển khai
về sản xuất công nghiệp đã mang lại kết quả khả
quan trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho các doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho
người lao động. Hợp phần SXSH trong công
nghiệp thực hiện trên địa bàn Thái Nguyên từ
năm 2006, sau khi khảo sát 9 doanh nghiệp, năm
2007 đã lựa chọn 3 doanh nghiệp để thử nghiệm
mô hình này. Tổng mức vốn hỗ trợ cho 3 mô
hình là 3,860 tỉ đồng, tại 3 công ty: Công ty cổ
phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, nhà máy Xi
măng Lưu Xá, Công ty TNHH nhà nước 1 thành
viên Kim loại màu Thái Nguyên. 3 dự án trình
diễn nói trên đã đưa vào vận hành, khai thác sử
dụng từ tháng 6 năm 2008 và thu được hiệu quả
thiết thực.
Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên:
Công ty đi vào hoạt động từ năm 1993 với công
suất 4000 tấn/năm, sản xuất mặt hàng chính là
giấy vàng mã xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài
Loan. 2 vấn đề lớn về môi trường của Công ty
trước đây là nước thải do dây chuyền sản xuất
thải ra, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và điều
kiện làm việc của công nhân và các hộ dân cư lân
cận. Công ty đã áp dụng các quy trình SXSH
trong sản xuất. Các chuyên gia CPI đã hỗ trợ, tư
vấn và cùng với doanh nghiệp đưa ra 21 giải
pháp sát với tiêu chí của CPI. Đến nay, hai giải
pháp chính được sử dụng ở công ty là thu hồi bột
giấy, tuần hoàn nước sau xeo và hệ thống hút bụi
khử mùi ở các phân xưởng sản xuất. Trong quá
trình thực hiện các dự án, công ty đã lắp đặt hệ
thống tuần hoàn để tái sử dụng nước thải và thu
hồi bột giấy trong nước lắng cặn. Nước thải qua
dây chuyền sản xuất sẽ được đưa vào bể chứa có
dung tích 150m
3. Sử dụng biện pháp lắng cơ học,
bột giấy sẽ thu hồi khoảng 80%, sau đó nước thải
ở bể số 1 sẽ được đưa sang bể số 2 với dung tích
60m
3, kết hợp với nước trợ lắng sẽ thu được toàn
bộ số bột giấy còn sót lại. Do đó, số lượng bột
giấy thu được trong nước thải 1 năm của công ty
lên tới 200 tấn, tương đương với 300 triệu
đồng/năm. Vì thế, vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa
giảm thiểu được ô nhiễm nước thải - vấn đề mà
bấy lâu nay công ty phải băn khoăn, trăn trở và
hầu như bế tắc trong hướng giải quyết. Đây là ví
dụ điển hình về tính thực tế của sáng kiến sản
xuất sạch. Công ty triển khai dự án từ cuối tháng
12/2007 - tháng 6/2008 hoàn thành và đưa vào sử
dụng. Sau 1 năm áp dụng mô hình sản xuất sạch,
sản phẩm xuất khẩu tăng từ 3000 - 4000 tấn/năm,
kim ngạch xuất khẩu đạt 2 triệu USD, mức lương
của công nhân được cải thiện đáng kể, đạt trên
1500000 đồng/người/năm. Tình trạng ô nhiễm
môi trường cũng từ đó được giảm thiểu, cải thiện
điều kiện làm việc cho người lao động, giảm
được 50% các bệnh tật của công nhân liên quan
đến hô hấp,..
Nhà máy Xi măng Luu Xá: công suất 100.000
tấn/năm. Trước đây, nhà máy phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do
nước thải, khí thải rắn và chất thải trong quá trình
sản xuất gây ra. Sau khi tham gia các hội thảo về
SXSH, nhà máy đã thấy được lợi ích kinh tế của
việc áp dụng mô hình này và đã tiến hành các
giải pháp với tổng mức kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.
Sau 1 năm thực hiện các dự án, nhà máy đã thực
hiện việc tối ưu hóa khâu nung xi măng thay thế
hệ thống dập vụn nước bằng hệ thống lọc bụi
thay áo có hiệu suất cao. Vì thế, nhà máy đã thu
về 1 năm trên 400 triệu đồng do việc giảm sử
dụng tài nguyên, giảm xả thải, từ đó cải thiện
điều kiện làm việc cho công nhân. Từ năm 2008 -
nay, nhà máy tiếp tục triển khai dự án giai đoạn
2, tập trung chủ yếu vào cải tiến hệ thống sấy
nguyên liệu với mục tiêu nâng cao hiệu quả công
suất của quá trình sấy, xử lý triệt để bụi, bùn thải,
không để phát tán ra môi trường. Cùng nằm trong
mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, nhà máy đã
Nguyễn Thị Hằng và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC &
CÔNG NGHỆ
87(11): 169 - 173
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 172
tiến hành đầu tư hệ thống lọc bụi khói lò với giá
trị đầu tư 3,43 tỷ đồng. Sau khi đi vào sản xuất,
hệ thống lọc bụi khói lò nung clanhke đã giảm từ
305 mg/m
3
xuống còn 42 mg/m3, tiêu hao than
giảm từ 0,241 kg clanhke xuống còn 0,233 kg,
tiết kiệm 390 triệu đồng tiền điện/năm. Sau 3
năm đầu tư cho các hoạt động sản xuất sạch hơn,
nhà máy đã tiết kiệm được chi phí sản xuất trên 1
tỷ đồng, giảm phát thải 178,5 tấn bụi/năm. Từ đó,
tiêu hao nguyên liệu giảm, giảm các sự cố phát
sinh, thời gian hoạt động của máy tốt hơn, cải
thiện điều kiện làm việc, điều kiện mội trường.
Công ty trách nhiệm 1 thành viên Kim loại màu
Thái Nguyên: có dây chuyền chế biến sâu các
loại quặng, thiếc, chì, kẽm. Bụi, nước thải của
nhà máy kẽm điện phân chưa được xử lý hết, ảnh
hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân và
môi trường làm việc xung quanh. Sau khi áp
dụng chương trình SXSH, công ty đã đề xuất các
giải pháp: cải tạo, nâng cấp lò quay số 1, thay đổi
công nghệ, thu hồi sản phẩm của lò này, thay đổi
hệ thống khói bụi thủ công bằng cơ khí, đầu tư
nâng cấp khu vực chứa nhiên liệu như quặng,
than, đá vôi, cải tiến thiết bị xử lý, chuẩn bị
nguyên liệu trước khi đưa vào lò. Theo đó, xí
nghiệp có 3 dây chuyền sản xuất, 3 lò quay này
có đặc điểm tương tự nhau, với 15 giải pháp sản
xuất sạch được thực hiện, chi phí đầu tư trên 3 tỷ
đồng. Nhờ đó, mỗi năm nhà máy đã tiết kiệm
được 925 triệu đồng, chỉ sau gần 4 năm là thu hồi
được vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án đã nâng
cao chất lượng môi trường làm việc cho người
lao động, lao động không phải tiếp xúc trực tiếp
với nóng, bụi, giảm được đáng kể bụi thải ra môi
trường, giảm được lao động thủ công và góp
phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường.
Nhờ vậy, công ty đã giảm chi phí sản xuất
xuống 5%, tiêu thụ điện và than giảm khoảng
7%, giảm tiêu thụ quặng cho 1 tấn sản phẩm từ
4 - 5%, mỗi năm công ty tiết kiệm được 15%
quặng bôxit kẽm, 160.000 kw/h điện, công suất
được cải tạo tăng từ 3000 - 4000 tấn/năm.
Không những thế, việc áp dụng SXSH còn là
giải pháp quan trọng để công ty tận thu triệt để
tài nguyên khoáng sản, mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Hạn chế
Việc triển khai chương trình SXSH vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, do nhận thức về SXSH của các
doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Điều đáng nói đó
là sự hỗ trợ về vốn đầu tư thực hiện giải pháp của
chương trình này ít hơn rất nhiều so với sự đầu tư
của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Thái Nguyên, các
doanh nghiệp sản xuất thép, vật liệu chịu lửa...
cũng đang triển khai các dự án SXSH như Công
ty cổ phần (CP) Cơ điện Luyện kim, Công ty CP
Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, Công ty CP
Luyện cán thép Gia Sàng, Nhà máy luyện Gang,
Nhà máy luyện Thép Lưu Xá (Công ty Gang thép
Thái Nguyên)... Các doanh nghiệp này đã có
nhiều cố gắng trong quá trình triển khai nhưng
một phần do nguồn vốn đến với doanh nghiệp
chậm nên các đơn vị vẫn chưa hoàn thiện dự án.
Vì vậy, bên cạnh sự cố gắng triển khai Hợp phần
SXSH của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn
phát triển công nghiệp Thái Nguyên, doanh
nghiệp rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước về
vốn vay mà cụ thể là hỗ trợ của dự án cho các
doanh nghiệp. Có như vậy, các giải pháp SXSH
mới được thực hiện đồng bộ và việc bảo vệ môi
trường sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
Để SXSH trở nên có hiệu quả và bền vững, cần
phải xây dựng và đưa vào áp dụng một tiếp cận
có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với một số
phần cơ bản có thể sẽ hấp dẫn vì nó đem lại ngay
các lợi ích. Dù sao, mối quan tâm này cũng sẽ
nhanh chóng giảm đi nếu như không có các lợi
ích bền vững, lâu dài. Chính vì vậy, cần phải có
thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp cận
được thực hiện là có hệ thống và có tổ chức.
KẾT LUẬN
Như vậy, SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp
tìm ra các phương thức sử dụng nguyên, nhiên
vật liệu và năng lượng một cách tối ưu, đồng thời
giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô
nhiễm môi trường. Áp dụng SXSH đã giúp
doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sản xuất thông
Nguyễn Thị Hằng và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC &
CÔNG NGHỆ
87(11): 169 - 173
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 173
qua việc sử dụng tái sử dụng vật liệu bán thành
phẩm, tạo cho các doanh nghiệp 1 hình ảnh tốt
hơn trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường. Đây chính là điều kiện để các doanh
nghiệp xâm nhập được các thị trường mới để mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là
yêu cầu cấp thiết hiện nay, bởi đây chính là cơ
sở phát triển công nghiệp bền vững. Để làm
được điều này, các doanh nghiệp cần có sự đầu
tư tổng thể công nghệ sản xuất sạch, thực hiện
các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải
bảo đảm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm
công nghiệp không chỉ là thách thức với Thái
Nguyên mà còn là trở ngại của nhiều địa phương
trong cả nước trong việc phát triển nền công
nghiệp bền vững. Vì vậy, cần có sự quan tâm và
đầu tư, hỗ trợ kinh phí để sản xuất đạt hiệu quả
và mang lại sự phát triển bền vững trong công
nghiệp. Việc áp dụng SXSH tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đã tạo ra
hướng mở hiệu quả để các doanh nghiệp triển
khai áp dụng. Đó chính là một phần đáp án để
giải quyết bài toán khó về môi trường hiện đang
gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các doanh
nghiệp, chính quyền và nhân dân trong tỉnh hiện
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anton Blazej (1998), Nguyên lý và sự thực hiện
sản xuất sạch hơn, Brastislava-Oslo.
[2]. Võ Đại Lược (1998), Chính sách phát triển công
nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb
Khoa học - xã hội.
[3]. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005),
Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
[4]. Tran Van Nhan, Heinz Leuenberger(2003), SXSH
và kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, àm xanh hóa các
nền kinh tế đang chuyển đổi ở châu Á, Arthur P.J.
Mol & Joost C.L. van Buuren, Lexington Books.
[5]. Prasad Modak, V. Visvanathan, Mandar Parasnis,
Kiểm toán sản xuất sạch hơn, Environmental
Reviews, ENSIC, AIT.
[6]. Trần Đình Thiên (2002), CNH, HĐH ở Việt Nam,
phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2001),
Chính sách công nghiệp và các công cụ chính 2.
UNEP, Sản xuất sạch hơn trên thế giới, Tập II, 1995
[8]. UNEP/NIEM (1998), Các vấn đề sản xuất sạch
hơn cho ngành công nghiệp giấy, bột giấy.
SUMMARY
CLEANER PRODUCTION – A NEW DIRECTION OF INDUSTRY SECTOR IN THAI NGUYEN
TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT
Nguyen Thi Hang
, Nguyen Van Huan
College of Information and Communication Technology - TNU
To ensure sustainable development, production should be associated with the environment protection
cectivities. In the past years, the economy of thainguyen province has developed strongly, it makes
Thainguyen to become the modern industrial province before 2020. Along with the increasing of production
processes, environmental pollution is the big issue for Thainguyen to resolve. The application of CP (Cleanner
Production) in industries already becomes an efficient management tool; and creates the social and
environment benefit for industrial firms/ enterprises which are operating in Thainguyen.
Key words: Cleaner Production, Sustainability, Environment, Industrial, Pollution.
Tel: 0987 118 078,Email: nthang100483@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32973_36803_2782012104720sanxuatsachhon_0897_2052594.pdf