Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thuỷ
lợi, điện, thông tin liên lạc có vai trò rất to
lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông
thôn và đảm bảo an toàn lương thực tại huyện.
Quy hoạch và hoàn thiện vùng chuyên canh
trên ruộng bậc thang
Tiếp tục công tác giao quyền sử dụng đất lâu
dài cho người dân để họ yên tâm sản xuất.
Cần có chính sách hỗ trợ khai phá, đảm bảo
người có công khi phá được khai thác mảnh
đất đó trong một thời gian nhất định
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái,
Mù Cang Chải còn gặp nhiều khó khăn trong
việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do
địa hình núi cao và bị chia cắt, đất đai canh
tác của huyện chủ yếu là đất dốc, có độ dốc
tương đối cao. Việc này dẫn đến những khó
khăn trong lựa cọn phương thức canh tác phù
hợp và phát triển kinh tế cho đồng bào dân
tộc của huyện. Với mục đích nghiên cứu là
tìm ra phương thức canh tác trên đất dốc có
hiệu quả nhất nhằm giúp cho và con dân tộc
thiểu sổ của huyện nâng cao cuộc sống cũng
như các điều kiện kinh tế xã hội khác của
vùng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này
để có được những kết luận, cũng như các kiến
nghị với các cơ quan chức năng liên quan
khắc phục những hạn chế khó khăn cũng như
tìm ra mô hình phù hợp để nhân rộng ra
những nơi có điều kiện tương tự.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ruộng bậc thang, một phương thức canh tác đặc trưng tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Lê Duy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 56 - 60
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
RUỘNG BẬC THANG, MỘT PHƢƠNG THỨC CANH TÁC ĐẶC TRƢNG
TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
Trần Lê Duy *, Dƣơng Thu Phƣơng
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên.
TÓM TẮT
Với diện tích đất nơi đây đa phần là đồi núi, có độ dốc cao. Bà con huyện Mù Cang Chải (hầu hết
là bà con dân tộc Mông) canh tác chủ yếu một loại cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực đó là lúa
nƣớc ruộng bậc thang. Hiện nay Mù Cang Chải đã có 2.276 ha lúa ruộng, trong đó có gần 600 ha lúa
cấy 2 vụ/năm. Nguồn thu từ lúa bậc thang của hộ nơi đây trung bình là 7,5 triệu đồng/hộ/năm. Bình
quân mỗi hộ có số vốn từ 7.300.000 đến 9.700.000 đồng/hộ. Với diện tích canh tác của các hộ có
dƣới 1 ha thì bình quân giá trị sản xuất tạo ra là 341.252,584 đồng/sào và với các hộ có diện tích trên
1 ha thì giá trị sản xuất tạo ra là 418.445 đồng/sào. Lúa ruộng bậc thang mang lại nguồn thu cao nhất
so với các loại cây trồng khác trên đất dốc. Vì vậy, việc canh tác lúa nƣớc trên ruộng bậc thang tại
Mù Cang Chải nên giữ gìn, phát triển và nhân rộng kết hợp với nâng cao trình độ canh tác.
Từ khóa: Ruộng bậc thang, đất dốc, phương thức canh tác, Mù Cang Chải, Yên bái.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Việt Nam với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi
núi, việc sử dụng đất đồi núi, đặc biệt là đất
dốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là một
việc không thể thiếu đƣợc trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp hiện nay ở nƣớc ta. Do thiếu
đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải
canh tác trên đất có độ dốc cao, dẫn đến việc
đất bị xói mòn rất mạnh, đất bị thoái hóa, năng
suất cây trồng giảm làm cho cuộc sống của
nông dân trở nên bấp bênh.
Là một huyện miền núi khó khăn, hẻo lánh của
tỉnh Yên Bái, với đại bộ phận dân chúng là
ngƣời Mông, Mù Cang Chải là huyện đi đầu
trong trong khu vực về phát triển ruộng bậc
thang và có nhiều kinh nghiệm phát triển trong
phƣơng thức canh tác này.
Phƣơng thức ruộng bậc thang
Là phƣơng thức canh tác xây dựng đồng ruộng
trồng lúa nƣớc vùng đồi núi, đất ở sƣờn đồi,
núi đƣợc san ủi thành các vạt đất có cùng độ
dốc theo đƣờng đồng mức, tiếp nối nhau từ
trên xuống theo kiểu bậc thang. Mỗi ruộng bậc
thang (RBT) có bờ giữ nƣớc và chắn đất khỏi
bị xói mòn, bờ giữ làm bằng đất, xếp bằng đá
hộc hoặc trồng bằng cây cỏ. RBT thƣờng đƣợc
làm để trồng lúa vì khả năng giữ nƣớc của
ruộng khá tốt. Ở các tỉnh đồi núi phía bắc Việt
Nam, RBT thƣờng đƣợc xây dựng ở chân đồi
Tel: 0912 710 017, Email:
núi với độ dốc < 10o, tuy nhiên ở vùng đồi núi
cao, ngƣời Mông làm RMT trồng lúa trên cả
sƣờn núi cao dốc > 25o và trên độ cao 1.500 m.
Đồng thời với việc khai ruộng là làm mƣơng
để “dẫn thuỷ nhập điền”. Hầu hết các dân tộc ở
miền núi đều biết khai phá và làm RBT. Đặc
biệt có những dân tộc nhƣ Hà Nhì, một số
nhóm Nùng và Mông... có truyền thống khai
phá và làm RBT rất giỏi trong những điều kiện
địa hình cực kì khó khăn.[4]
Kinh nghiệm canh tác trên ruộng bậc
thang tại các quốc gia trên thế giới
Qua nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp trên
đất dốc, các nhà nghiên cứu cho biết: du canh
vẫn còn là hệ thống canh tác cạn chiếm ƣu thế
ở nhiều vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi,
Châu Mỹ (RAPA, 1991). Đây là biện pháp sử
dụng đất có thể chấp nhận đƣợc khi mật độ dân
số không lớn vì thời gian bỏ hoá có thể kéo dài
từ 10 đến 30 năm.
Theo nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống
canh tác trên đất dốc của Intosh J.L.Mc.(1980),
ở Indonesia và nhiều nơi khác những vùng đất
nông nghiệp rộng lớn chỉ thích hợp cho hoa
màu cạn, tài nguyên đất dốc chƣa đƣợc sử
dụng đúng mức và trong nhiều trƣờng hợp còn
bị lãng phí. Ở Indonesia có khoảng 15 - 20
triệu ha đất dốc địa hình lƣợn sóng nhẹ có thể
trồng hoa màu nhƣng chƣa đƣợc khai thác sử
dụng có hiệu quả.
Intosh J.L.Mc (1980) [7] cũng đã chỉ ra những
nhân tố kiềm chế sự phát triển sản xuất hoa
Trần Lê Duy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 56 - 60
57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
màu trên đất dốc. Đất dốc Đông Nam Á khác
nhau rất nhiều về địa hình, độ phì tự nhiên,
tính chất lý hoá và sinh học. Sự mất độ phì
nhanh chóng là biểu hiện rõ nhất, thƣờng đất
khai hoang đƣa vào sản xuất sau 2 - 3 năm thì
mất độ phì vốn có và khả năng sản xuất.
“ Sử dụng, quản lý đất dốc Châu Á” là tên gọi
một mạng lƣới của Tổ chức quốc tế về nghiên
cứu và quản lý đất dốc (IBSRAM) (Bell L.C
and Edwards D.G 1986) [6]. Tổ chức này đã
thực hiện nghiên cứu, quản lý đất dốc để phát
triển nông nghiệp ở 7 nƣớc Châu Á:
Indonesia, Malaisia, Philippines, Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam. Thực trạng chung
của các nƣớc này là canh tác trên đất dốc
không hợp lý làm cho đất bị xói mòn rửa trôi
dẫn đến thoái hoá. Các nƣớc Anh, Pháp, Bỉ,
Hà Lan (Chu Đình Hoàng, 1962) [2] đã đƣa
cây cỏ 3 lá vào cơ cấu cây trồng mở ra một
cuộc cách mạng xanh vào thế kỉ 18 và đã làm
năng suất của lúa mì tăng lên
hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trên
thế giới về hệ thống nông nghiệp trên đất dốc
đều hƣớng vào đánh giá lợi ích kinh tế của
mô hình cây trồng mang lại, kết hợp với đánh
giá lợi ích về môi trƣờng do hệ thống cây
trồng đó tác động nhƣ: chống xói mòn, bảo vệ
và cải thiện độ phì đất; bảo vệ và duy trì
nguồn nƣớc; lợi dụng tối đa điều kiện tự
nhiên nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, lƣợng mƣa
Canh tác trên RBT tại Việt Nam
Diện tích đất dốc ở nƣớc ta là 25,265 triệu ha
chiếm 76,6% diện tích đất tự nhiên. Trong đó
đất có độ dốc dƣới 150 (chiếm 21,9%) đã
đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc
nông lâm kết hợp, diện tích đất có độ dốc từ
15
0
đến 250 chiếm khoảng 16,4%, còn lại là
đất có độ dốc > 250 (chiếm 61,7%) [3].
Theo Lê Thái Bạt (1996) [1] đất nông nghiệp
vùng Tây Bắc có nhiều hạn chế và sử dụng
chƣa hiệu quả, cây hàng năm chiếm đến
67,4% trong cơ cấu cây trồng nên lƣợng đất
bị xói mòn, rửa trôi rất lớn. Theo các nhà thổ
nhƣỡng, hàng năm trên đất rẫy trồng lúa và
ngô lƣợng đất mất đi từ 119 – 276 tấn/ha;
Canh tác trên đất dốc có nhiều hạn chế, mà
hầu hết những hạn chế này là kết quả của quá
trình canh tác bất hợp lý. Bùi Quang Toản
(1991) [5] đã chỉ ra hạn chế lớn là: xói mòn
rửa trôi, cỏ dại và khô hạn đất.
Ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải
Huyện Mù Cang Chải với diện tích đất canh
tác đa phần là đất dốc. Trên đất dốc này bà
con (hầu hết là bà con dân tộc Mông) canh tác
chủ yếu một số loại cây trồng đem lại hiệu
quả thiết thực cho bà con, đó là: Lúa nƣớc
ruộng bậc thang, Lúa nƣơng và Ngô nƣơng.
Diện tích lúa nói chung năm 2005 là 3943 ha,
năm 2006 tăng lên là 4085 ha, mức tăng 142
ha, tốc độ tăng tƣơng ứng 3,6%. Năm 2007
diện tích cây lúa tăng lên 4267,3 ha. Hiện nay
Mù Cang Chải đã có 2.276 ha lúa RBT, trong
đó có gần 600 ha lúa cấy 2 vụ/năm.
Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải bà con
nông dân sản xuất nông nghiệp phần lớn vẫn
dựa vào các kinh nghiệm từ xƣa để lại, hầu
hết bà con không đƣợc học qua các lớp đào
tạo, các kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc
là chủ yếu, bà con chƣa biết áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do đó hiệu
quả sản xuất, năng suất lao động thấp.
Một vài năm gần đây bà con Huyện Mù Cang
Chải cũng đã áp dụng một số công nghệ sử
dụng đất dốc bền vững của nƣớc ngoài theo
hƣớng nông lâm và lâm – nông kết hợp đã
bƣớc đầu áp dụng thành công ở nƣớc ta. Đó là
kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc viết tắt
là SALT.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu
Tại sao nghiên cứu canh tác trên RBT?
RBT có ý nghĩa thế nào đối với những vùng
canh tác trên đất dốc?
Hiệu quả canh tác trên lRBT tại huyện Mù
Cang Chải – tỉnh Yên Bái nhƣ thế nào?
Các giải pháp để nâng cao hiệu quả canh tác
trên trên RBT tại huyện Mù Cang Chải – tỉnh
Yên Bái là gì?
Phƣơng pháp nghiên cứu
Áp dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin
sơ cấp và thứ cấp, phƣơng pháp đánh giá
nhanh nông thôn (PRA), phƣơng pháp
SWOT, phƣơng pháp điều tra chọn mẫu,
Phƣơng pháp xử lý số liệu và phƣơng pháp
phân tích số liệu thống kê (nhƣ phân tích
tƣơng quan, phân tích hồi quy).
Trần Lê Duy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 56 - 60
58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình chung của các hộ canh tác trên
đất dốc theo phƣơng thức ruộng bậc thang
tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
cho thấy nhƣng điều kiện chung của các hộ
canh tác trên ruộng bậc thang huyện Mù Cang
Chải nhƣ sau:
Đối với cây lúa ruộng bậc thang: Đây là cây
trồng chính của các đồng bào dân tộc huyện
MCC, với đặc điểm canh tác trên đất dốc và
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Nguồn thu từ lúa bậc thang của nhóm hộ
trung bình 7.793.750 đồng/hộ/năm.
Về vốn: Bình quân mỗi hộ nghèo1 có số vốn
là 7.288.846 đồng/hộ, còn nhóm hộ trung
bình
2
có số vốn bình quân là 9.709.804
đồng/hộ. Nhƣ vậy lƣợng vốn bình quân của
nhóm hộ trung bình cao gấp 1.33 lần lƣợng
vốn bình quân của nhóm hộ nghèo. Với lƣợng
vốn lớn hơn thì khả năng đầu tƣ cho sản xuất
của nhóm hộ trung bình cũng sẽ cao hơn so
với nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ vốn tự có bình
quân của hộ trung bình là 3.133.333
đồng/hộ/năm, tỷ lệ vốn tự có bình quân của
hộ nghèo là 2.415.000 đồng/hộ/năm. Tỷ lệ
vốn tự có của hộ trung bình cao gấp 1,3 lần so
với hộ nghèo, điều này chứng tỏ khả năng
tích luỹ của hộ trung bình cao hơn.
Về thu nhập của các hộ: Kết quả nghiên cứu
cho thấy có khoảng cách lớn giữa tổng thu
trung bình cuả 2 nhóm hộ: tổng thu trung bình
của nhóm hộ trung bình lớn hơn gấp đôi tổng
thu của nhóm hộ nghèo. Thu bình quân/ngƣời
của nhóm hộ trung bình cao gấp 2,44 lần so
với nhóm hộ nghèo.Thu bình quân/lao động
của nhóm hộ nghèo nhỏ hơn 2,18 lần so với
thu bình quân của nhóm hộ trung bình.
Bảng thu nhập bình quân
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
nghèo
Nhóm hộ
trung bình
Bình quân/nhân
khẩu/năm
1.653.362 4.029.387
1 Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân dƣới
200.000đ/tháng (theo QĐ 170/2005/QĐ-TTg)
2 Hộ trung bình là hộ có thu nhập bình quân trên
200.000đ/tháng (theo QĐ 170/2005/QĐ-TTg)
Bình quân/nhân
khẩu/tháng
137.780 335.782
Bình quân/lao
động/năm
4.223.818 9.207.540
Bình quân/lao
động/tháng
351.985 767.295
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2008)
Kết quả sản xuất canh tác trên đất dốc của
nhóm hộ.
Trong 3 loại cây trồng lúa nƣơng, ngô nƣơng
và lúa nƣớc thì lúa nƣớc ruộng bậc thang là
mang lại hiệu quả nhất khi năng suất, sản
lƣợng và số tiền đem lại của lúa ruộng bậc
thang cao hơn nhiều so với các loại cây trồng
còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức
độ chênh lệch khi so sánh bằng tiền các loại
cây trồng trên đất dốc của hai nhóm hộ, rõ
ràng đối với nhóm hộ trung bình thì thu bằng
tiền cao hơn so với nhóm hộ nghèo.
Đa phần bà con nơi đây vẫn tận dụng những
giống lúa có sẵn tại địa phƣơng nên chi phí
bình quân của một hộ về giống là tƣơng đối
nhỏ so với tổng chi phí. Trung bình 1 sào Bắc
Bộ canh tác sẽ cần từ 4-5kg giống. Bình quân
mỗi hộ ở nhóm hộ trung bình sử dụng
620.000đ giống trong khi nhóm hộ nghèo chỉ
sử dụng có 391.000đ.
Lúa ruộng bậc thang mang lại nguồn thu cao
nhất so với các loại cây trồng khác trên đất
dốc. Vì vậy, việc canh tác lúa nƣớc trên ruộng
bậc thang ở Mù Cang Chải nên giữ gìn, phát
triển và nhân rộng kết hợp với nâng cao trình
độ canh tác, thâm canh để cây trồng này ngày
càng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trở
thành cây trồng chủ lực với bà con nơi đây.
Hiệu quả kinh tế trên RBT của nhóm hộ
phân theo diện tích canh tác (tính cho một
sào canh tác)
Hầu hết số diện tích canh tác đều đƣợc sử dụng
để canh tác RBT. Nhóm hộ có diện tích canh
tác dƣới 1ha thì bình quân mỗi hộ có diện tích
lúa ruộng bậc thang là 12,19 sào/hộ; giá trị sản
xuất tạo ra là 341.252,584 đồng/sào, với chi
phí sản xuất là 38.919,002 đồng/sào và giá trị
gia tăng tạo ra đƣợc là 302.233,582 đồng/sào
Chỉ
tiêu
ĐVT
Nhóm hộ có diện
tích dƣới 1ha đất
canh tác
Nhóm hộ có diện
tích trên 1ha đất
canh tác
GO Đồng 341.252,584 418.445,085
Trần Lê Duy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 56 - 60
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
IC Đồng 38.919,002 43.940,798
VA Đồng 302.333,582 374.504,287
TGO/IC Lần 8,768 9,523
TVA/IC Lần 7,768 8,523
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2008)
Còn nhóm hộ có diện tích canh đất dốc trên
1ha thì bình quân mỗi hộ có diện tích ruộng
bậc thang là 34,818 sào; giá trị sản xuất đƣợc
tạo ra cao hơn nhóm hộ có diện tích dƣới 1ha
22,62% tức là ở mức 418.445 đồng/sào với
mức chi phí đầu tƣ cho canh tác cũng lớn hơn
ở mức 43.940 đồng/sào.
Những thách thức đối với canh tác trên
ruộng bậc thang.
Nguồn nƣớc khan hiếm, độ xói mòn đất cao,
Trình độ canh tác lạc hậu, sự manh mún đặc
trƣng của canh tác trên ruộng bậc thang.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận rút ra từ thực tế
Qua số liệu phân tích ta thấy phƣơng thức
canh tác của ngƣời dân còn lạc hậu, sự ảnh
hƣởng của các yếu tố nhƣ năng suất, chi phí,
học vấn, lao động, mức vay, lãi suất vay tới
hiệu quả canh tác trên RBT còn chƣa nhiều.
Nhƣ vậy với mức tổng thu trung bình của hộ
trên RBT là 7,8 triệu đồng/năm cho thấy mức
sống của ngƣời dân nơi đây là quá thấp, hiệu
quả canh tác kém. Sản lƣợng quy
thóc/ngƣời/năm của hộ là: 378,63
kg/ngƣời/năm trong khi sản lƣợng này của cả
nƣớc là 465 kg/ngƣời/năm. Nhƣ vậy sản
lƣợng quy thóc bình quân của các hộ ở đây
cũng thấp hơn của cả nuớc. Dự kiến mức tiêu
thụ gạo làm lƣơng thực cho ngƣời đến năm
2010 của cả nƣớc khoảng 130 kg
gạo/ngƣời/năm (tƣơng đƣơng 220 kg thóc),
đến năm 2015 khoảng 120 kg gạo/ngƣời/năm
(tƣơng đƣơng 200 kg thóc). Khi mức thu nhập
tăng lên, nhu cầu về các loại lƣơng thực thực
phẩm khác ngoài lúa gạo tăng cao, do đó
lƣợng thóc trên ngƣời trên năm giảm. Với
mức thu nhập nhƣ vậy thì cuộc sống ngƣời
dân nơi đây chƣa đƣợc đảm bảo. Cần có
những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả
canh tác trên RBT, nâng cao năng suất, mở
rộng diện tích .v.v từ đó nâng cao thu
nhập cho ngƣời dân, cải thiện đời sống vật
chất lẫn tinh thần.
Các giải pháp đề xuất
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Thực hiện các biện pháp khoa học công nghệ để
bảo vệ đất tốt nhất; Đa dạng hoá hệ canh tác
trên đất dốc, phát triển lúa nƣớc ruộng bậc
thang; Lựa chọn cây trồng, sử dụng đất có hiệu
quả, phát huy các hệ thống canh tác truyền
thống, kiến thức bản địa. Xây dựng các mô hình
canh tác bền vững trên đất dốc kiểu SALT1,
SALT2 và các mô hình nông lâm kết hợp, phát
triển các mô hình kinh tế hộ theo kiểu VCR,
VACR, VAC phù hợp với điều kiện từng vùng.
Đào tạo nguồn lực
Đối với ngƣời dân ở đây, việc học tập và
đƣợc đào tạo về các phƣơng thức sản xuất
tiên tiến là chƣa từng có. Việc đào tạo nguồn
lực phát triển nông nghiệp ở huyện Mù
Cang Chải là điều hết sức cần thiết, đặc biệt
là đối với cán bộ khuyến nông của huyện.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Cần chú trọng phát triển chăn nuôi, nhất là
chăn nuôi đại gia súc nhƣ trâu, bò, dê. Bởi vì
đây là khu vực có ít diện tích đất sản xuất
nông nghiệp trong khi diện tích đất đồi núi,
đất rừng còn nhiều là điều kiện thuận lợi về
diện tích chăn thả; Cần xây dựng các chính
sách cho phát triển nghề rừng. Rừng là tài
nguyên quan trọng đối với quốc gia nói chung
và Mù Cang Chải nói riêng.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ giao thông, thuỷ
lợi, điện, thông tin liên lạc có vai trò rất to
lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông
thôn và đảm bảo an toàn lƣơng thực tại huyện.
Quy hoạch và hoàn thiện vùng chuyên canh
trên ruộng bậc thang
Tiếp tục công tác giao quyền sử dụng đất lâu
dài cho ngƣời dân để họ yên tâm sản xuất.
Cần có chính sách hỗ trợ khai phá, đảm bảo
ngƣời có công khi phá đƣợc khai thác mảnh
đất đó trong một thời gian nhất định
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái,
Mù Cang Chải còn gặp nhiều khó khăn trong
việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do
địa hình núi cao và bị chia cắt, đất đai canh
tác của huyện chủ yếu là đất dốc, có độ dốc
tƣơng đối cao. Việc này dẫn đến những khó
khăn trong lựa cọn phƣơng thức canh tác phù
Trần Lê Duy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 56 - 60
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hợp và phát triển kinh tế cho đồng bào dân
tộc của huyện. Với mục đích nghiên cứu là
tìm ra phƣơng thức canh tác trên đất dốc có
hiệu quả nhất nhằm giúp cho và con dân tộc
thiểu sổ của huyện nâng cao cuộc sống cũng
nhƣ các điều kiện kinh tế xã hội khác của
vùng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này
để có đƣợc những kết luận, cũng nhƣ các kiến
nghị với các cơ quan chức năng liên quan
khắc phục những hạn chế khó khăn cũng nhƣ
tìm ra mô hình phù hợp để nhân rộng ra
những nơi có điều kiện tƣơng tự.
Từ nghiên cứu điều tra thực tiễn, cây trồng
chính đƣợc canh tác trên đất dốc tại địa bàn
nghiên cứu là lúa nƣớc ruộng bậc thang, ngô
nƣớc và lúa nƣơng. Với điều kiện về khí hậu,
nguồn nƣớc, tập quán canh tác của bà con dân
tộc Mông nơi đây thì chủ yếu tập trung vào
cây lúa nƣớc ruộng bậc thang vẫn là một
hƣớng đi đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thái Bạt (1996), “Đánh giá và đề xuất sử
dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu
bền vùng Tây Bắc”, Hội thảo "Đánh giá và quy
hoạch sử dụng đất", Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp
[2]. Chu Đình Hoàng (1962), “Chống xói mòn
bằng biện pháp canh tác”, Tạp chí Khoa học và Kỹ
thuật số 18, Hà Nội
[3]. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh
tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam
[4]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó
(2006)- Hiện tượng xói mòn đất và biện pháp
phòng chống - Nxb Lao động
[5]. Bùi Quang Toản (1991). Một số vấn đề về đất
nương rẫy ở Tây Bắc và phương hướng sử dụng.
Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam
[6]. Bell L.C and Edwards D.G (1986), The role of
aluminum in acid soil infertility, Soil management
under humid conditions in Asia and Pacific,
IBSRAM proceedings, No 5
[7]. Itosh I.L.Mc (1990), Croping systems and soil
classification for Agrotechnology development
and transfer, Bogo, Indonesia
[8]. Trần Lê Duy (2009) Luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ kinh tế nông nghiệp “Đánh giá hiệu quả canh
tác trên ruộng bậc thang tại Huyện Mù Cang Chải,
Tỉnh Yên Bái”, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
SUMMARY
TERRACED FIELD, A TYPICAL MODE OF CULTIVATION AT
MU CANG CHAI DISTRICT, YEN BAI PROVINCE
Tran Le Duy
, Duong Thu Phuong
College of Economics and Technology - Thai Nguyen University
Most of area under cultivation are hills and mountains, has high slope. People in Mu Cang Chai,
almost ethnic Mong, cultivate a good crop plant is rice on the terraced field. At present Mu Cang
Chai has 2.276 ha of rice on the terraced fields, 600 ha among them are field grown with two rice
crops a year. Average yield from terraced fields is about 7.500.000 VNĐ/household/year. Capital
of household is from 7.300.000 VNĐ to 9.700.000 VNĐ. Households who have below 1ha of rice
on the terraced field, the gross output (GO) is 341.252,584 VNĐ/sao (1 Sao = 360m2) and
households who have over 1ha of rice on the terraced field, the gross operate is 418.445 VNĐ/sao.
Rice on the terraced field bring the highest income in crop of plants at Mu Cang Chai, so
Administration of Mu Cang Chai district and people should conserve, develop and spread this
mode of cultivation out.
Key words:Terrace field, sloping land, Cropping method, Mu Cang Chai, Yen Bai
Tel:0912710017 , Email:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ruong_bac_thang_mot_phuong_thuc_canh_tac_dac_trung_tai_huyen.pdf